Ứng dụng mạng xã hội - Blog vào Đào Tạo
LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tồn thể cán bộ, giáo viên khoa Cơng
nghệ tin học – Viện đại học Mở Hà Nội đã giảng dạy nhiệt tình cho chúng em trong
suốt thời gian học tại khoa. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới thầy
giáo GS – Thái Thanh Sơn, người đã trực tiếp hướng dẫn em thực hiện đồ án tốt
nghiệp này. Sự hướng dẫn tận tình của thầy đã giúp em hiểu biết thêm được nhiều
kiến thức để hoàn thành đồ án này.
Tuy nhiên do thời gian hạn hẹp cùng với kiến thức còn chưa sâu rộng, mặc dù
đã nỗ lực hết mình song chắc chắn rằng đồ án khơng tránh khỏi những thiếu sót. Em
rất mong nhận được sự thông cảm và chỉ bảo của các thầy cô và các bạn.
Hà Nội, tháng 7 năm 2010
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Thu Hiền
Trần Thị Thu Hiền - Lớp 06B6
1
Ứng dụng mạng xã hội - Blog vào Đào Tạo
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1
Giới thiệu đề tài
Ngày nay công nghệ thông tin đang ngày càng phát triển ở mọi lĩnh vực và
ngày càng có nhiều tiện ích phục vụ người dùng. Blog ra đời – đầu tiên dạng một
tập san cá nhân trực tuyến hay một bản tin trực tuyến dựa trên nền web - chỉ trong
thời gian ngắn đã phổ biến rộng rãi khắp nơi và được ứng dụng có hiệu quả trong
rất nhiều lĩnh vực và ngày càng trở nên quen thuộc với nhiều cộng đồng xã hội nhất
là thế hệ trẻ.
Chúng ta cùng xem xét các khả năng mạnh mẽ blog cung cấp cho giáo dục.
Viết blog có lợi cho quá trình giảng dạy - học tập ?
Thực tế đã cho thấy Blog là một công cụ lý tưởng hỗ trợ đắc lực cho giáo viên
và học viên trong quá trình giảng dạy -học tập.
Lợi thế lớn nhất của blog là có thể hỗ trợ người học khả năng thu thập các kiến
thức, thông tin. Blogger – giáo viên dễ dàng cung cấp tài liệu học tập quan trọng và
thú vị cho người học. Những người học khơng có kinh nghiệm khơng phải mất
nhiều thời gian để tìm kiếm.: Blog của giáo viên cung cấp một chức năng chọn lọc
có giá trị cao cho độc giả của họ.
Một lợi thế đặc biệt nữa là blog còn cho phép người học có thể trao đổi, đóng
góp ý kiến cho các bài viết. Các weblog thường chỉ cung cấp những bài viết chính các entry – ngắn gọn và khuyến khích người đọc/học tham gia trao đổi, bình luận
để người chủ blog – blogger giáo viên - nắm được thômg tin phản hồi – feedback –
từ người đọc
Thơng thường một khó khăn lớn đối với người học – nhất là khi tự học - là
tâm lý cơ đơn trong hồn cảnh học tập do khoảng cách truyền thông địa lý. Khả
năng gửi bài / đọc lời bình ngay và nhận thong tin phản hồi nhanh chóng khi tạo ra
cho người học một bầu khơng khí học tập theo nhóm. Đăng nhập vào blog đào tạo,
tham gia vào cuộc đàm thoại ảo thơng qua các blog bình luận, học viên có thể qn
hồn tồn tình trạng học đơn độc của họ.
Trong tập thể các giáo viên - ở nhiều trường. nhiều địa phương rất xa nhau
-thông qua các blog cá nhân, các giáo viên dễ dàng trao đổi ý kiến của mình, trao
đổi phương pháp giảng dạy và chia sẻ kinh nghiệm. Đây cũng là một lợi thế lớn để
Trần Thị Thu Hiền - Lớp 06B6
2
Ứng dụng mạng xã hội - Blog vào Đào Tạo
những giáo viên có thể học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước.
Sinh viên, học sinh cũng có thể xây dựng blog riêng về học tập, blog cá nhân
hoặc nhóm các blog để tranh luận, trao đổi ý kiến của mình với giáo viên và bạn
học của mình trong quá trình giảng dạy, học tập. Blog này sẽ cung cấp cơ hội thuận
lợi để học, mở rộng kiến thức không chỉ trong phạm vi địa phương mà là cả cộng
đồng và thậm chí là quốc tế.
Sau khi bước đầu tìm hiểu về những lợi ích mà blog đem lại cho giáo dục đào
tạo, em đã đề xuất và được Khoa và Thầy hướng dẫn chấp nhận ý tưởng nghiên cứu
xây dựng một website hướng dẫn tạo, sử dụng blog, làm cho blog đã dễ sử dụng lại
càng dễ dàng hơn đối với tất cả mọi người, kể cả những người chỉ có hiểu biết rất
hạn chế về cơng nghệ thơng tin – đối tượng này chính là tuyệt đại đa số trong môi
trường giáo viên các môn học, nhất là các môn học xã hội và nhân văn ở các bậc
học thấp. Bắt nguồn từ ý tưởng này, trong thời gian hạn hẹp với những gợi ý của
GS-TS Thái Thanh Sơn, em đã cố gắng hoàn thành đồ án:
“ỨNG DỤNG MẠNG XÃ HỘI – BLOG VÀO ĐÀO TẠO”.
Nội dung đồ án được chia thành 5 phần
Chương 1: Mở đầu
Chương 2: Nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và đạo tạo
hiện nay ở Việt Nam.
Chương 3: Mạng xã hội- Blog và việc ứng dụng vào đào tạo hiện nay.
Chương 4: Xây dựng Website hướng dẫn sử dụng dịch vụ Blog
1.2 Phạm vi đề tài
Đối tượng sử dụng những nghiên cứu theo đề tài của em là giáo viên, học sinh,
sinh viên hay những người có tâm huyết với nghề dạy học, mong muốn truyền tải
kiến thức của mình tới học sinh thân yêu. Kết quả đồ án đặc biệt có ích cho những
người thầy giáo, cơ giáo khơng chun về tin học, khơng có hoặc có rất ít kiến thức
về cơng nghệ thơng tin cũng có thể sử dụng ứng dụng một cách dễ dàng.
Kết quả này có thể phục vụ phần nào cho sự phát triển ứng dụng công nghệ
thông tin trong giáo dục và đào tạo trong nước cũng như triển vọng liên kết quốc tế.
Trần Thị Thu Hiền - Lớp 06B6
3
Ứng dụng mạng xã hội - Blog vào Đào Tạo
CHƯƠNG 2
NHU CẦU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HIỆN NAY Ở VIỆT NAM
2.1 Nhu cầu học tập suốt đời trong xã hội hiện nay.
Trong tác phẩm Học tập – kho tàng tiềm ẩn (Learning – The Treasure within) –
Cương lĩnh giáo dục thế ký XXI của UNESSCO, các tác giả đã phân tích như sau: Trước
khi có sự bùng nổ thơng tin trên tồn thế giới, cuộc đời của mỗi con người có thể phân chia
làm 3 giai đoạn khá rõ rệt.
• Tuổi ấu thơ và vị thành niên: dành cho học tập, gắn với nhà trường
• Tuổi trưởng thành: lao động
• Tuổi già: dành cho nghỉ ngơi
Trong xã hội thơng tin tồn cầu hóa ngày nay, học tập khơng chỉ cịn hạn chế
trong một phần cuộc đời, không phải chỉ là học tập trong Nhà trường mà là việc cần
làm trong suốt cuộc đời. Không chỉ để đứng vững trong thị trường việc làm đầy
cạnh tranh mà còn giúp nâng cao kiến thức của mỗi người để có thể chung sống và
tồn tại trong xã hội thông tin. Trong [1], Jacque Delors đã mô tả 4 cột trụ của “Ngôi
nhà tri thức” của con người trong thế kỉ XXI là: Học để biết, Học để làm, Học để
tồn tại, Học để chung sống cùng nhau.
Thế kỉ XXI đang chứng kiến những thay dổi mạnh mẽ về sự đa dạng văn hóa,
bùng nổ thơng tin, kiến thức và công nghệ cao… Những tiến bộ xã hội đó đã và đang
mang lại những cơ hội đi kèm những thách thức, tạo ra sức ép cho hệ thống giáo dục
nói chung, phải có sự thay đổi trong việc đào tạo và cung cấp cho xã hội những con
người có khả năng làm việc: làm việc theo nhóm, năng động, sang tạo, lãnh đạo… phù
hợp với yêu cầu của xã hội hiện đại.
Mơ hình trường học theo kiểu xưởng máy của thế kỉ trước khơng cịn phù hợp
nữa, việc học tập của học sinh, sinh viên không thể là thụ động tiếp thu bài giảng
mà phải tham gia tích cực vào bài giảng, hoạt động cụ thể để có thể tham gia một
cách hiệu quả vào các hoạt động nghề nghiệp và hoạt động xã hội sau này. Thông
tin mới xuất hiện nhiều và nhanh, con người luôn có nhu cầu cập nhật thơng tin
thường xun: từ khi bắt đầu cơng việc cho đến suốt q trình làm việc, người ta
phải luôn học tập và đổi mới kiến thức để đáp ứng nhu cầu khách quan của công
Trần Thị Thu Hiền - Lớp 06B6
4
Ứng dụng mạng xã hội - Blog vào Đào Tạo
việc. Ngay đến khi già, muốn tồn tại được trong một xã hội thơng tin biến động
nhanh chóng, cũng phải thường xun học tập, cập nhật thơng tin thì mới khỏi lạc
lõng. Việc học hiện nay khơng thể gói gọn trong thời gian học ở nhà trường mà phải
diễn ra trong suốt cuộc đời mỗi con người.
2.2 Các tương tác trong quá trình Dạy và Học
Theo quan điểm của Lý thuyết thông tin và Lý thuyết hệ thống “Dạy và Học”
là một quá trình phức tạp của sự chuyển giao, tiếp nhận, trao đổi, xử lý, và tích lũy
thơng tin nhằm tạo ra một cơ sở chi thức cho người học.
Có thể mơ tả q trình Dạy và Học trong sơ đồ sau đây:
Tri thức cũ đã
tích lũy
Thơng tin
đầu vào
Tri thức
đầu ra
Xử lý
Hình 2.1 Biểu đồ mơ tả q trình dạy và học
Trong quá trình học tập truyền thống chúng ta có thể kể ra 3 tương tác đóng
vai trị hết sức quan trọng:
-
Thầy < ------ > Trò
-
Trò < ----- > Bạn
-
Trị < ----- > Mơi trường
Các tương tác đó được biểu hiện trong tam giác giao tiếp của quá trình
Dạy và Học:
Mơi trường
Trị
Thầy
Bạn
Hình 2.2 Biểu đồ giao tiếp trong q trình Dạy và Học
Trần Thị Thu Hiền - Lớp 06B6
5
Ứng dụng mạng xã hội - Blog vào Đào Tạo
Trong sơ đồ tương tác đó “người học” đóng vai trị trung tâm. Cho đến nay
hầu hết các nhà nghiên cứu giáo dục đều thống nhất với nhận định đó: người học
quyết định hiệu quả của mọi quá trình giáo dục - đào tạo – quá trình Dạy và Học.
Người học tiếp thu thông tin mới từ nhiều nguồn mang lại, đối chiếu với thơng tin
đã được tích lũy từ trước của mình để xử lý và tạo ra tri thức mới.
Tuy nhiên như đã chỉ ra trong sơ đồ tam giác giao tiếp, vai trị của Thầy, Bạn, Mơi
trường cũng hết sức quan trọng, góp phần khơng nhỏ vào kết quả Dạy và Học.
Xưa kia hầu như tồn bộ thơng tin mới là do Thầy mang lại cho người học.
Mô hình dạy và học dạng : “Thầy nói trị nghe, Thầy giảng Trò chép” đã thành phổ
biến và gần như duy nhất, ngự trị trên toàn thế giới trong hàng chục thế kỉ. Vì vậy
trong nhân dân ta thường có câu:” Khơng thầy đố mày làm nên” nói lên vai trị quan
trọng của người thầy.
Bên cạnh đó để bổ sung và chủ yếu là củng cố, phát triển nguồn thông tin do Thầy
mang lại, chủ yếu để giúp đỡ nhau tìm hiểu kỹ hơn, sâu săc hơn những thơng tin đó,
người học cần có bạn bè trao đổi, tranh luận và cùng nhau thực tập, thực hành…Bạn cịn
có tác động to lớn về mặt tinh thần, kích thích tạo khơng khí, nâng cao hiệu quả học tập.
Vai trị của bạn trong học tập cũng được nhân dân ta đánh giá rất cao qua câu nói quen
thuộc: “Học thầy khơng tày học bạn”.
Thế nhưng ngày nay với sự phát triển quá nhanh của tri thức loài người,
ngoài nguồn tin tương đối hạn chế do thầy và bạn mang lại, người học cịn phải thu
thập thơng tin từ rất nhiều nguồn khác trong môi trường xung quanh qua các
phương tiện truyền thông: sách vở, báo chí, phát thanh, truyền hình, giao lưu câu lạc
bộ …và đặc biệt là bằng GIAO TIẾP ẢO trên Internet
Cơng nghệ giáo dục chính là cơng nghệ nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục và
thay thế một phần vai trị của Thầy, Bạn, Mơi trường để hỗ trợ cho người học thu
được kết quả cao nhất trong quá trình học tập của mình.
Nhiều cơng trình nghiên cứu từ trước cho đến nay về phương pháp luận và
các biện pháp thực hành trong GD&ĐT đều nhằm mục tiêu tìm cách bù đắp cho
những thiếu sót nói trên của học viên đơn đọc bằng những biện pháp tổ chức.
Trần Thị Thu Hiền - Lớp 06B6
6
Ứng dụng mạng xã hội - Blog vào Đào Tạo
Những nghiên cứu đó cũng có tác dụng tăng cường hiệu quả trong việc tự học đối
với học viên trong loại hình đào tạo truyền thống.
Đăc biệt những năm gần đây với sự bùng nổ của Công nghệ thông tin hầu như
người ta đã có thế đạt đến việc tạo lập những tương tác cơ bản trong quá trình Dạy và
Học đối với các học viên đơn độc do việc sử dụng những thành tựu mới của CNTT.
2.2.1 Tương tác giữa thầy và trò (Thầy - Trò)
Phương pháp học truyền thống là những cách học quen thuộc được truyền từ
lâu đời và được bảo tồn, duy trì qua nhiều thế hệ. Về cơ bản phương pháp dạy học
này lấy hoạt động của người thầy làm trung tâm. Fire – nhà xã hội, nhà giáo dục
học nổi tiếng của Braxin đã gọi phương pháp dạy học này là “Hệ thống ban phát
kiến thức” là q trình chuyển tải thơng tin từ đầu thầy sang đầu trò. Thực hiện lối
dạy này, giáo viên là người thuyết trình, diễn giảng, là kho “Tri thức sống”, học
sinh là người nghe, ghi chép, suy nghĩ theo. Với phương pháp dạy hoch truyền
thống, giáo viên là chủ thể, là tâm điểm, học sinh là khách thể, là những phần tử
xoay vòng quanh quỹ đạo tâm điểm là thầy. Giáo án dạy theo phương pháp này
được thiết kế theo kiểu đường thẳng theo hướng từ trên xuống. Do đặc điểm hàn
lâm của kiến thức nên nội dung bài dạy theo phương pháp truyền thống có tính hệ
thống, tính logic cao. Song do quá đề cao người dạy nên nhược điểm của phương
pháp giáo dục truyền thống là học sinh thụ động tiếp thu kiến thức, giờ dạy dễ bị
đơn điệu, buồn tẻ, kiến thứ thiên về lý luận, ít chú ý đến kĩ năng thực hành của
người học. Do đó kỹ năng thực hành vận dụng vào đời sống thức tế bị hạn chế rất
nhiều.
Phương pháp dạy học hiện đại ở các nước phương Tây (Mỹ, Pháp…) từ đầu thế
kỷ XX và được phát triển mạnh mẽ từ nửa sau thế kỷ, có ảnh hưởng sâu rộng tới các
nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đó là cách thức dạy học theo lối phát huy
tính tích cực, chủ động của học sinh. Vì thế thường gọi phương pháp này là phương
pháp dạy học tích cực. Ở đó giáo viên là người giữ vai trị hướng dẫn, gợi ý, tổ chức,
giúp cho người học tự tìm kiếm, khám phá những tri thức mới theo kiểu tranh luận, hội
thảo theo nhóm. Người thầy có vai trị là trọng tài, cố vấn điều khiển tiến trình giờ dạy.
Phương pháp dạy học này rất chú ý tới đối tượng học sinh, coi trọng việc nâng cao
người học. Giáo viên là người nêu tình huống, kích thích hứng thú, suy nghĩ và phân
xử các ý kiến đối lập của học sinh, từ đó hệ thống hóa các vấn đề, tổng kết bài giảng,
Trần Thị Thu Hiền - Lớp 06B6
7
Ứng dụng mạng xã hội - Blog vào Đào Tạo
khắc sâu những tri thức cần nắm vững. Giáo án dạy học theo phương pháp tích cực
được thiết kế theo kiểu chiều ngang theo hai hướng song song giữa hoạt động của thầy
và trò. Ưu điểm của phương pháp dạy học tích cực rất chú trọng kỹ năng thực hành,
vận dụng giải quyết các vấn đề thực tiễn, coi trọng rèn luyện và tự học. Đặc điểm của
dạy học theo phương pháp này là giảm bớt thuyết trình, diền giải, tang cường, dẫn dắt,
điều khiển, tổ chức, xử lý tình huống song nếu không tập trung cao học sinh sẽ không
hệ thống và logic. Yêu cầu của phương pháp dạy học tích cực cần có phương tiện dạy
học, học sinh chuẩn bị bài kỹ ở nhà trước khi đến lớp và phải mạnh dạn, tự tin bộc lộ ý
kiến, quan điểm. Giáo viên phải chuẩn bị kỹ bài giảng, thiết kế giờ dạy, lường trước
được các tình huống để chủ động tổ chức giờ dạy, có sự phối hợp nhịp nhang giữa hoạt
động của thầy với hoạt động của trò.
Nếu như trong hệ thống giáo dục từ trước, thước đo trình độ, tài năng của kẻ
sĩ là “thông kim bác cổ”, hiểu biết “thiên kim vạn quyển” thì ngày nay tài năng của
con người được khẳng định ở năng lực ra quyết định sang tạo trong những tình
huống khơng ngừng biến đổi của hồn cảnh. Bởi vì hơn một nửa tri thức về công
nghệ của nhân loại từ cuối thế kỷ XX đã trở nên lạc hậu trong vòng 5 đến 10 năm,
tri thức mới của nhân loại thế kỷ XXI không ngừng được bổ sung và lưu trưc trên
Internet, chỉ cần vài cú nhấp chuột thì những tri thức bạn cần lập tức hiển thị. Vấn
đề là bạn biết cách khai thác và có vốn kiến thức nền tảng để phát huy thế mạnh của
cơng nghệ.
Chính những u cầu đó của thực tiễn đòi hỏi người dạy và người học phải đổi
mới tư duy và phương pháp dạy học. Đối với bậc đại học, nơi đào tạo những kỹ sư,
bác sĩ, cử nhân, chuyên viên thành thạo đòi hỏi thầy và trị phải có ý thức và có
trách nhiệm về sản phẩm đào tạo. Ở đây chúng ta không bàn luận về việc chất
lượng sinh viên tốt nghiệp đại học không đáp ứng được nhu cầu công việc thuộc về
ai mà quan trọng hơn là những người đi học, sinh viên cần nhìn nhận vấn đề từ phía
bản than. Thực sự sinh viên đã nỗ lực học tập chưa? Nỗ lực đên mức nào và đã thực
hiện những phương pháp học tập hiệu quả chưa? Vấn đề đặt ra là làm sao để tăng
năng lực tự học cho sinh viên.
Đối với những học sinh bậc trung học và phổ thông, đây là những thế hệ
đang trau dồi kiến thức, thu thập kiến thức làm nền tảng cho sau này, việc dạy là
quan trọng và vấn đề phản hồi từ học sinh là vấn đề đáng quan tâm, làm sao biết
Trần Thị Thu Hiền - Lớp 06B6
8
Ứng dụng mạng xã hội - Blog vào Đào Tạo
được học sinh khơng hiểu phần nào? Khó khăn về kiến thức cũ hay kiến thức mới
quá mở? Điều này, nếu có cơng cụ để lắng nghe học sinh thắc mắc thì vấn đề truyền
thụ kiến thức khơng q khó.
Trong phương pháp giảng dạy ở các trường phổ thông hiện nay hình thức tác
động từ người dạy đến người học được sử dụng phổ biến. Nhưng đây lại là tác động
một chiều “thầy” - “trị”: người thầy có quyền đánh giá cho điểm học trị, học trị ít khi
hay nói cách khác là khơng dám có ý kiến phản hồi hay tranh luận với thầy dù đó có
thể là sự đánh giá chủ quan, khơng chính xác của thầy.
Trong xu hướng đổi mới phương pháp giảng dạy hiện nay theo hướng: “Lấy
học trị làm trung tâm” thì ngun tắc “tương tác đa chiều, đa đối tượng” tỏ rõ tính
ưu việt của nó. “Tương tác đa chiều, đa đối tượng” là sự tác động qua lại không chỉ
một chiều giữa thầy với trị mà cịn có sự tác động trở lại của trò với thầy và giữa
nhiều học trò với nhau trong q trình giáo dục nói chung và trong giảng dạy mơn
học cụ thể nói riêng.
2.2.2 Tương tác Người học – Bạn học
Người xưa có câu “Học thầy khơng tày học bạn”, câu nói này khơng có mục đích
hạ thấp vai trị của người thầy mà ý nói rằng học từ bạn bè dễ dàng hơn. Thậm chí “Thua
thầy một vạn không bằng kém bạn một ly”, như vậy bạn học có vai trị đáng kể trong
việc tiếp thu kiến thức. Mặt khác cần thầy rằng thầy không phải là một nguồn kiến thức
duy nhất cung cấp cho người học mà những kiến thức bổ sung được bạn bè mang đến
nhiều khi có giá trị rất đáng kể. Cũng cần lưu ý đến tính đồng đội trong học tập. Khơng
có ai thành công mà không nhờ đến sự giúp đỡ của người khác. Mặc dù xuất phát điểm
của các học sinh là như nhau nhưng trong cuộc đua tri thức lại không giống nhau, người
tiếp thu nhanh, người tiếp thu chậm, người giỏi môn này, người giỏi môn kia.
2.2.3 Tương tác Người học – Mơi trường
Xét về hình thức truyền tải thông tin giữa người dạy và người học, các học giả
trên thế giới phân chia thành 2 loại hình: giáo dục tập trung (face-to-face) và giáo
dục từ xa (distance education).
Giáo dục từ xa là loại hình mà trong đó người dạy và người học gián cách
nhau về không gian và thời gian trong phần lớn quá trình đào tạo. Vì vậy sự truyền
tải thơng tin giữa thầy và trị chủ yếu được truyền tải thông qua hệ thống học liệu
được biên soạn và chuẩn hóa. Đây là đặc trưng riêng đồng thời cũng là phương
Trần Thị Thu Hiền - Lớp 06B6
9
Ứng dụng mạng xã hội - Blog vào Đào Tạo
pháp luận của giáo dục từ xa.
Trong những năm gần đây, nhiều trường mới được thành lập, số lượng tăng
rất nhanh nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu cần được đào tạo. Nếu chỉ dựa
vào phương pháp đào tạo truyền thống giới hạn bởi khuôn viên nhà trường và
những lớp học thì khó có thể đáp ứng đươch đầy đủ nhu cầu đó.
Giáo dục từ xa ngày càng phổ biến và là một phương thức học tập cho tất cả
mọi bậc học từ một khóa học ngắn hạn chuyên nghiệp tới văn bằng tiến sĩ. Trong mơ
hình đào tạo này, người học không tham dự các lớp học trong nhà trường mà thay vào
đó, các lớp học được mang đến “từ xa” thông qua việc sử dụng công nghệ tiên tiến nhu
Internet, truyền hình vệ tinh, video hội nghị và các phương tiện điện tử khác.
2.3 Công nghệ thông tin hỗ trợ Dạy và Học
Thời gian gần đây phong trào thi đua soạn bài giảng điênh tử để đổi mới cách
dạy và học đã được nhiều giáo viên hưởng ứng tích cực. Đây chỉ được coi là bước
đầu tiên đơn giản nhất trên con đường dài nhắm đến mục tiêu nâng cao chất lượng
dạy học trong nhà trường.
Thế mạnh chủ yếu của cơng nghệ thơng tin là có thể hỗ trợ tạo ra những tương
tác ảo thay thế có hiệu quả cho 3 tương tác hết sức quan trọng đã nêu ở mục 2.2
trong quá trình dạy và học.
Về nội dung: công nghệ thông tin và truyên thông giúp giáo viên đề cập và
truy xuất được nhiều nội dung trong quá trình dạy học, hỗ trợ giáo trình, tài liệu cho
giáo viên, học sinh. Đưa nội dung ổn định và phong phú lên mạng truyền dữ liệu,
kết hợp tư liệu cần thiết với nội dung chính thống đã có trong giáo trình.
Về phương pháp: đối với giáo viên cơng nghệ thông tin tạo điều kiền cho giáo
viên tiếp cận nhiều phương pháp, cách thức đưa nội dung đến học sinh, sinh viên
như phát hiện vấn đề qua kết quả sử dụng mơ hình, bảng biểu, tính tốn, nhờ cơng
nghệ thơng tin. Việc sử dụng công nghệ dạy học theo chương trình chuẩn hóa hoặc
trung tâm học tập trực tuyến góp phần quan trong tạo môt trường giao tiếp giữa thầy
và trị, giữa trị và trị, hoạt động nhóm trong q trình dạy học.
Đối với sinh viên: cơng nghệ thơng tin góp phần cá nhân hóa người học (thích
hợp với nhịp độ tiến bộ của từng cá nhân), giúp cho việc học tập liên môn, xuyên
môn, học cá nhân trên cơ sở “cầu” chứ không phải trên cơ sở “cung”, theo hướng
lấy người học làm trung tâm chứ không phải lấy giáo làm trung tâm. Sử dụng công
Trần Thị Thu Hiền - Lớp 06B6
10
Ứng dụng mạng xã hội - Blog vào Đào Tạo
nghệ thông tin trong dạy học giúp sinh viên nắm được những lỹ năng làm việc trong
tương lai, cũng như sử dụng máy tính và các phương tiện truyền thơng khác trong
đời sống gia đình và xã hội (làm việc và học tập với máy tính, truy cập internet, sử
dụng hịm thư điện tử, tạo lập môi trường và trao đổi thông tin qua mạng).
Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy và học góp phần đổi mới phương
pháp dạy và học trên 3 lĩnh vực then chố: gia tăng đáng kể vai trò chủ động của
học sinh – sinh viên trong việc tiếp cận kiến thức và do đó nhấn mạnh phương
pháp học để chiếm lĩnh tri thức, áp dụng sư phạm phân hóa để đáp ứng thực
tiễn khơng đồng nhất của học sinh, sinh viên thông qua việc sinh viên tự học và
thực hiện liên môn, liên ngành về nội dung thơng qua việc thu thập thơng tin có
bản chất khác nhau và xử lý nó bằng sự hỗ trợ đa phương tiện.
Về thái độ: công nghệ thông tin góp phần gây hứng thú cho học sinh, sinh viên nhờ
các mơ hình, hình ảnh phong phú đa dạng, thể hiện trạng thái động của sự vật, hiện
tượng mà trong thực tế về điều kiên khơng gian, thời gian khó có thể diễn tả được.
Trần Thị Thu Hiền - Lớp 06B6
11
Ứng dụng mạng xã hội - Blog vào Đào Tạo
CHƯƠNG 3
MẠNG XÃ HỘI – BLOG VÀ VIỆC ỨNG DỤNG
VÀO DẠY VÀ HỌC
3.1 Sự ra đời của Blog và các mạng xã hội
3.1.1 Blog là gì?
“Blog” là một thuật ngữ có nguồn gốc từ cặp từ “Web Log” hay “Weblog”
dùng để chỉ một tập san cá nhân trực tuyến, một quyển nhật ký dựa trên nền web
hay một bản tin trực tuyến nhằm thông báo những sự kiện xảy ra hàng ngày về một
vấn đề nào đó.
Nội dung và chủ đề của blog thì rất đa dạng, nhưng thơng thường là những câu
chuyện cá nhân, bản tin, danh sách các liên kết web, những bài tường thuật, phê
bình về một bộ phim hay một tác phẩm văn học mới xuất bản và cuối cùng là những
sự kiện xảy ra trong một nhóm người nào đó.
Gần đây giới báo trí, truyền thơng, nhất là trong lĩnh vực tin học thường nói
nhiều về blog. Thậm chí, người ta gọi blog là một loại trang chủ của thế kỷ XXI.
Vậy thực ra blog là gì?
Thơng thường thì một blog sẽ được thiết kế dựa trên cách tổ chức như sau:
những tin mới nhất sẽ nằm trên cùng để người xem blog dễ theo dõi và cập nhật
thông tin. Mỗi bản tin (“entry”) sẽ gồm 3 thuộc tính chính: tiêu đề (“Title”) giống
như tựa đề của mỗi bài báo, cho biết chung về nội dung bản tin, thời điểm gửi bài
(“Date/Time”) cho biết ngày giờ bản tin được gửi hay cập nhật thông tin, và dĩ
nhiên không thể thiếu phần nội dung bản tin (“Main”) nói lên thơng tin muốn gửi
đến mọi người. Do tính chất cá nhân của blog nên những ý kiến, những câu chuyện
này thường được biết theo kiểu “Theo ý kiến của tơi” hay “Tơi thấy rằng...”. Ngồi
ra một phần nữa được xem là một dặc tính nổi bật của blog, đó là lời bình
(“comment”) mang những thơng tin phản hồi từ người đọc tin và kèm theo mỗi bản
tin. Có một câu hỏi được đặt ra là nếu cùng được một ai đó tạo ra để đưa thơng tin
cá nhân lên Internet, và người đọc cũng dùng trình duyệt và cũng phải gõ vào một
đường dẫn (“URL”) để có thể đọc chúng, thì đâu là điểm khác biệt giữa hai thuật
ngữ “Blog” và “Website cá nhân”?
Trần Thị Thu Hiền - Lớp 06B6
12
Ứng dụng mạng xã hội - Blog vào Đào Tạo
Điểm khác biệt đầu tiên và dễ dàng nhận thấy đó là Blog thường thay đổi nội
dung nhanh hơn Website cá nhân, sự thay đổi nội dung của Blog xảy ra ngay khi có
một bản tin mới với ngày cập nhật mới hơn bản tin trên cùng. Cịn Website cá nhân
thì ngược lại, thường được thiết kế theo định dạng, chậm thay đổi, và việc cập nhật
của Website cá nhân thường thay đổi cả trang chứ không phải là từng bản tin hoặc
có thể là từng phần của bản tin mới như trong Blog.
Thứ hai, dù rằng có rất nhiều cơng cụ trực quan để tạo web, nhưng người ta
xây dựng và cập nhật Website cá nhân vẫn còn phải hiểu biết nhiều về cơ sở lập
trình mạng, về các định dạng tập tin, khn mẫu. Trong khi đó có rất nhiều máy chủ
chứa những phần mềm định dạng hỗ trợ Blog. Các nhà cung cấp dịch vụ Blog cho
phép người tạo Blog cập nhật thông tin mà hầu như không cần kiến thức về lập
trình và mạng máy tính, đó là sự khác biệt lớn nhất giữa blog và website cá nhân.
Chỉ cần vào trang chủ của blog, gõ thông tin muốn cập nhật, sau đó bấm vào nút có
dang như “Đăng bài” hay “Publish” là mọi việc hoàn tất.
Điểm khác biệt thứ ba là vấn đề giao tiếp giữa người đưa tin và người đọc tin
trong Blog. Dù có rất nhiều trang web cá nhân vẫn duy trì tính năng gi sổ lưu niệm
hoặc tích hợp diễn đàn thì Blog khuyến khíc cao độ mối giao tiếp giữa người xem
tin và người đưa tin dựa trên cùng lúc nhiều chức năng như để lại lời bình, tin nhắn
(comment – short message).
Blog khơng nhất thiết phải mang tính cá nhân, khái niệm sai lệch lơn nhất về
Blog có lẽ đến từ những người viết Blog với nội dung riêng của họ,cụ thể hơn đó là
những người viết duy nhất một loại nội dung đó là: nội dung cá nhân. Nói cách
khác, những người này cho rằng Blog là nhật ký trực tuyến, nơi mọi người chia sẻ ý
kiến, kể chuyện... Điều này rất thường gặp ở các Blogger Việt Nam. Đó chỉ là một
trong vơ vàn những thứ bạn có thể làm với blog.
Ngày nay, Blog có thể được dùng trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Các cơng ty
có thể dùng blog để thăm dò và phản hồi ý kiến của khách hàng, hay những nhà đầu tư
có thể xem ý kiến của khách hàng, quảng bá thương hiệu, thu hút khách hàng (Blog
marketing). Các tờ báo hoặc blog thương mại của các cơng lớn có thể gắn blog vào
trang chủ của họ để tạo ra một kênh giao tiếp mới với các tác giả. Các cá nhân có thể
tạo blog để chia sẻ với thế giới những kinh nghiệm, hiểu biết của họ về một chủ đề nào
đó. Blog cịn có thể là một nơi giao lưu của các công đồng, câu lạc bộ...
Trần Thị Thu Hiền - Lớp 06B6
13
Ứng dụng mạng xã hội - Blog vào Đào Tạo
3.1.2 Lịch sử của Blog và các mạng xã hội
Trang tìm kiếm Technorati thống kê: trong những năm 2000 – 2005 mỗi ngày
có gần 175.000 blog ra đời, tức sau nửa giây lại có một blog mới. Đến cuối năm
2006, technorati “đếm” được có tống cộng 60 triệu blog trên tồn thế giới.
Trước khi blog trở nên phổ biến, công đồng ảo đã có nhiều hình thức kết nối
như Usenet, E-mail, Forum. Đầu những năm 1990, phần mềm diễn đàn (“forum”)
Internet như WebEx đã tạo các cuộc họp thoại trên mạng, với những luồng
(“thread”) (mỗi luồng mở một chủ đề tranh luận).
Khi ấy một số website cá nhân đã liên kết với nhau để tranh luận tạo nên “ngôi
nhà chung” trong cộng đồng ảo.
Thuật ngữ “Weblog” xuất hiện ngày 17/12/1997 khi John Barger, một trong
những số ít chủ nhân của website cá nhân thời đó gọi địa chỉ (“site”) của mình là
“Weblog”. “Weblog” được rút ngắn gọn hơn thành “Blog” khi một người viết blog
(“blogger”) có tên là Peter Merholz đã “nghịch ngợm” tách từ Weblog thành “We
Blog” – chúng ta làm blog, trên địa chỉ “Peterme.com” của anh hồi tháng 5/1999.
Từ đó thuật ngữ blog vừa đóng vai trị danh từ vừa là động từ. Blog tiếp tục phát
triển, năm 1997 mới chỉ có 100 blog, nhưng tới năm 2005 đã có trên 20 triệu blog.
Và năm 1999 là năm bùng nổ hiện tượng “Blog” .
Tháng 10/1998 địa chỉ Open Diary khia trương đã sớm phát triển thành hàng
nghìn trang nhật ký trực tuyến, tiền thân của blog.
Một người viết blog có tên Andrew Smales đã tạo địa chỉ “Pistas.com” vào
tháng 7/1999 như một phát kiến tạo trang mới nằm trong trang web. Diary land nối
tiếp Smales vào tháng 9/1999 tạo ra “công đồng nhật ký cá nhân”.
Tháng 8/1999 hai blogger có tên Evan Williams và Meg Hourihan đã tạo
“blogger.com” mà sau này vào tháng 2/2003, Google muốn sở hữu đã phải trả tiền
với lượng tiền rất lớn.
Năm 2001 blog đánh dấu ảnh hưởng ở Mỹ với địa chỉ “Politics1.com”.
“Political Wire.com” hay “AndrewSullivan.com”. Thương gia nổi tiếng Jerome
Armstrong cùng sở hữu “MyDD.com”.
Tất cả những blog này chủ yếu bàn về chính trị. Năm 2002, Jerome Armstrong
cùng người bạn lập blog “DailyKos” nói về kinh doanh, hàng triệu lượt người truy
cập blog này mỗi ngày, trở thành blog có số người truy cập nhiều nhất thời đó.
Trần Thị Thu Hiền - Lớp 06B6
14
Ứng dụng mạng xã hội - Blog vào Đào Tạo
Năm 2002, chiến tranh Irap lần thứ 2 lật đổ chế độ Saddam Hussein, chủ đề
này trở thành “cuộc chiến blog” đầu tiên. Những lính Mỹ tham chiến tại Irap đã trút
tâm sự khó nói của họ lên trên “thế giới của cá nhân”, khi ấy phong trào này cịn có
tên gọi với cái tên tiếng Anh “Warblog”.
Năm 2004 blog trở nên quan trọng không chỉ với công đồng mạng, mà cịn là
cơng cụ hữu hiệu thăm dị ý kiến cơng chúng trong cuộc vận động động tranh cử
(Obama’s Blog 2008).
Các chính trị gia như nghị sĩ Tom Watson của Cơng đảng Anh gọi blog bằng cái
tên “Nhà cố vấn chính trị”. Cũng năm 2004, từ điển Merriam-Webster long trọng xứng
danh blog là “Từ của năm”, là một trong 10 được thế giới tra cứu nhiều nhất.
Năm 2005, blog trở thành nơi chia sẻ nỗi niềm, quyên góp ủng hộ nạn nhân
sóng thần Tsunami tấn cơng châu Á tháng 12/2005. Thời điểm này blog đưa tin
nhanh hơn cả báo chí và “nối tình người” gần nhau hơn.
Năm 2006 – 2007 blog khơng cịn đơn giản là trang nhật ký trực tuyến nữa.
Nó trở thành bức tranh mn màu về cuộc sống tươi vui với những chi tiết hồn
tồn có thực.
3.1.3 Phân loại Blog
Có hai loại blog:
Loại thứ nhất: được ưu tiên trên máy chủ của nhà cung cấp.
Đây là loại mà mọi người thương sử dụng khi mới bắt đầu viết blog, đơn giản
vì chúng dễ sử dụng và rất rẻ (đa số thường miễn phí). Có thể kể ra một số blog
trong loại này như: Yahoo! 360 Plus, Blogger.com, Myspace.com... Blog loại này
thường được gọi là “Hosted Blog platform” vì họ lưu trữ blog dưới tên miền của
chính họ. Chỉ sau vài thao tác cài đặt đơn giản, họ sẽ cho bạn một địa chỉ (“URL”)
trong đó có sự kết hợp của địa chỉ (“URL”) của chính họ và tên blog của bạn.
Ưu điểm
Rất rẻ hoặc miễn phí: hầu hết Host của những loại này là miễn phí, chỉ có
TypePad blog là tính phí.
Cài đặt tương đối dễ dàng: Việc cài đặt đơn giản chỉ là điền vào các ô yêu cầu,
chọn lựa các tính năng và chọn lựa hình nền (“theme”) cho blog. Chỉ cần vài phút
bạn đã có thể thiết lập xong. Điều này quả là lý tưởng nếu như bạn khơng biết hoặc
biết rất ít về công nghệ thông tin.
Trần Thị Thu Hiền - Lớp 06B6
15
Ứng dụng mạng xã hội - Blog vào Đào Tạo
Tự động cập nhật: nếu như có những bản cập nhật thi blog loại này sẽ tự làm
cho bạn, thay vì bạn phải tự cập nhật bản mới lên máy chủ (“server”).
Nhược điểm
Bị giới hạn trong các thiết kế mặc định, kém tính tùy biến.
Có ít khả năng kiểm sốt hơn: do miền (“domain”) về mặt kỹ thuật là của phía
máy chủ (“server”).
Địa chỉ (“URL”) dùng chung: nếu như có một tên miền (“domain”) riêng của
ban thì sẽ tạo cảm giác rất chyên nghiệp và dễ nhớ.
Loại thứ hai: là loại blog mà nền tảng (“platform”) được lưu trữ trên máy
chủ và dưới tên miền của chính bạn. Blog loại này còn được gọi với cái tên tiếng
Anh là “Stand alone blog platform”.
Ưu điểm
Có tồn quyền kiểm sốt việc thiết kế: thiết kế đẹp và rất chuyên nghiệp
Miễn phí: blog loại này sử dụng phần mềm mã nguồn mở.
3.2 Ưu việt của Blog
Một trong các công cụ của công nghệ thông tin và truyền thông được cá nhà
giáo dục khuyến khích sử dụng trong việc giảng dạy ngày nay đó là Blog. Đây là
một hình thức website được tổ chức theo trật tự thời gian và theo chủ đề, thông
thường người dùng chỉ cần đăng ký để được sử dụng một website như vậy. Không
cần phải lo lắng kỹ thuật tạo website, không cần lo lắng về các vấn đề máy chủ
(“server”). Tất cả những gì chúng ta cần quan tâm đó là: Nội dung của blog là gì?
Blog sẽ có giao diện như thế nào? Cần thêm bớt các tính năng gì cho blog?
Bạn khơng cần phải lo lắng về các kiến thức lập trình, khơng lo lắng về chi phí
cũng như về bảo dưỡng kỹ thuật, và nhất là đảm bảo an ninh chống xâm nhập.
Sử dụng Blog trong giảng dạy và học tập sẽ là một lựa chọn thông minh cho
tất cả thầy cô giáo và học sinh bởi Blog sẽ là:
3.2.1 Nơi chứa tài nguyên và bài giảng
Chúng ta có thể tạo ra các blog làm nơi chứa các tài liệu, hình ảnh, bài giảng,
thí nghiệm ảo... được sưu tầm và tích lũy trong q trình giảng dạy của mình. Sau
đó chọn lọc, sắp xếp các tài liệu này và đưa lên blog theo các chủ đề, định dạng
khác nhau. Lúc này blog sẽ thành một nơi lưu trữ để thầy cô và các em học sinh có
thể truy cập và tải tài liệu về sử dụng.
Trần Thị Thu Hiền - Lớp 06B6
16
Ứng dụng mạng xã hội - Blog vào Đào Tạo
Nếu muốn hạn chế dối tượng truy cập vào blog và tải tài liệu về, chúng ta có thể
đặt mật khẩu truy cập và cung cấp mật khẩu này cho các em học sinh ta đang dạy.
Tại Việt Nam trang web Violet.vn phát triển cộng đồng giáo viên theo hướng này.
3.2.2 Nơi tạo ra các cuộc thảo luận trực tuyến
Thông thường các giáo chỉ nghĩ đến việc đến lớp và dạy các kiến thức đã định
sẵn trong giáo án. Nếu trong quá trình giảng dạy xuất hiện một vấn đề cần thảo luận
thì giáo viên cũng thường phải bắt buộc giới hạn thời gian của cuộc thảo luận này.
Vậy thì tại sao các giáo viên không dùng blog để mở rộng thời gian, không gian cho
các cuộc thảo luận? Học sinh hay giáo vẫn có thể tiếp tục suy nghĩ về chủ đề đang
gây tranh cãi trong lớp va tiếp tục bày tỏ ý kiến hay suy nghĩ của mình ở blog của
giáo viên.
Các blog chính là cơng cụ tuyệt vời đề các giáo viên tạo ra các cuộc thảo luận
trực tuyến và khuyến khích học sinh của mình tham gia thảo luận.
Ngồi ra, người xem blog cũng có thể đăng ký nhận thơng báo qua thư điện tử
mỗi khi có một lời bình mới ở chủ đề mà họ quan tâm.
Đây chính là một cách đơn giản hóa hình thức diễn đàn (“forum”). Thay vì phải
khó khăn với việc tạo ra một diễn đàn thực sự, chúng ta chỉ đơn giản tạo ra một chủ
để cần thảo luận và để các em học sinh cùng tham gia nêu ý kiến.
3.2.3 Nơi tạo ra các ấn phẩm của lớp
Các tờ báo tường đủ màu sắc với các chủ đề về trường lớp, thầy cơ, bạn bè có
lẽ khơng q xa lạ với những ai từng đi học. Biết bao nhiêu “tài năng hội họa, thơ
ca” của các lớp cùng nhau đóng góp sức lực, niềm say mê, sự hứng khởi khi tạo ra
các tờ báo tường đó. Và giờ đây, cơng nghệ thông tin và truyền thông tiếp tục trao
vào tay các giáo viên, học sinh của họ một công cụ mới đó là blog.
Các học sinh có thể cùng cộng tác đề tạo ra một “tờ báo trực tuyến” dành cho
lớp, cho trường. Trên tờ báo trực tuyến này chúng ta có thể giới thiệu cách học tốt,
khen ngợi các thành viên có tiến bộ, hay viết về một kỉ niệm trong lớp,... Trong quá
trình cùng cộng tác và giúp đỡ lẫn nhau, các em sẽ học cách làm việc và chia sẻ với
người khác, tạo môi trường cho các em học sinh chủ động hơn, hăng hái hơn.
Trần Thị Thu Hiền - Lớp 06B6
17
Ứng dụng mạng xã hội - Blog vào Đào Tạo
3.2.4 Như là một bảng tin
Các giáo viên có thể hạn chế tiêu thụ giấy và sức lực của mình trong việc lặp
đi lặp lại mỗi khi có các thơng báo, lưu ý gửi đến học sinh. Đơn giản là hãy thử đưa
một tin tức lên blog của lớp. Hoặc giáo viên cũng có thể sử dụng blog để bày tỏ ý
kiến của mình, chia sẻ kinh nghiệm dạy và học, hoặc bày tỏ mối quan tâm đến một
vấn đề nào đó.
Tuy nhiên cần lưu ý rằng các thơng báo phải thật rõ ràng, chi tiết về nội dung
sự việc, địa điểm, thời gian diễn ra và thành phần tham gia.
Bên cạnh hình thức đưa thơng báo lên blog giáo viên cũng có thể sử dụng các
hình thức khác như gửi thư điện tử, bảng tin gửi qua email (“newletter”), hệ thống
email chung (“mailling list”)... để đưa thông tin đến học sinh và phụ huynh.
Nếu vẫn ngại gửi thông tin qua con đường điện tử, cách đươn giản nhất là hãy
thử nghiệm với lớp của mình hoặc với một nhóm nhỏ và rút ra kinh nghiệm.
3.2.5 Tích hợp đa phương tiện
Với blog, thông tin không chỉ đến từ kênh chữ, mà chúng ta cịn có thể sử
dụng các hình ảnh, đoạn phim, bài trình bày để dẫn dắt và giới thiệu về một nội
dung cụ thể.
Việc nhúng các video clip, hình ảnh, là hết sức dễ dàng, giáo viên không cần
hiểu biết về lập trình. Thao tác thơng thường chỉ là sao chép đường dẫn của tập tin
đa phương tiên từ các website dạng chia sẻ và dán vào blog.
3.2.6 Nhận phản hồi
Blog là một phương tiện tốt để giáo viên nhận các phản hồi của học sinh và phụ
huynh về các vấn đề giảng dạy, các câu hỏi liên quan đến đời sống học đường hay
các thắc mắc về xếp loại trong lớp.
Quá trình tiếp thu và xử lý phản hồi sẽ giúp ích cho q trình dạy và học, vì nó
giúp giải tỉa nhiều thắc mắc cản đường việc học của học sinh.
Một giáo viên càng sẵn sàng trao đổi và giải đáp thắc mắc của các học sinh va
phụ huynh, giáo vien đó sẽ càng nhận được sự quý mến và tin cậy của họ, đồng thời
nâng cao hình ảnh của mình trong mắt đồng nghiệp và ban giám hiệu.
Khơng thể phủ nhân vai trị của blog trong hỗ trợ giảng dạy. Tuy nhiên, blog có
sức mạnh truyền thơng rất lớn. Mỗi thơng tin gửi lên blog có hiệu ứng thơng tin trên
tồn cầu. Theo các giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong ứng dụng blog vào giảng
Trần Thị Thu Hiền - Lớp 06B6
18
Ứng dụng mạng xã hội - Blog vào Đào Tạo
dạy, hình thức và nội dung của blog cũng như con người thứ hai của giáo viên. Khi
đối tượng bạn đọc của mình là học sinh, giáo viên thì blog của giáo viên cũng cần
có tính sư phạm. Nếu muốn blog thực sự là cơng cụ tiện ích và hiệu quả trong dạy
và học, cần xây dựng “ngơi nhà” của mình như một lớp học. Đó là thơng điệp của
nhiều nhà giáo đã từng sử dụng blog làm công cụ dạy học.
3.3
Ứng dụng Blog trong giáo dục – đào tạo ở Việt Nam
3.3.1 Vài nét về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở Việt Nam
Máy vi tính với các phần mềm phong phú đã trở thành một công cụ đa năng
ứng dụng trong mọi lĩnh vực của nghiên cứu, sản xuất và đời sống. Tuy nhiên nếu
như công dụng của máy là tính là có thể đo đếm được thì sự ra đời của mạng máy
tính tồn cầu (Internet) đem lại những hiệu quả vô cùng lớn, không thể đo đếm
được. Chính vì vậy ngày nay người ta thường nghe nói đến thuật ngữ cơng nghệ
thơng tin và truyền thơng (gọi tắt là ICT) thay vì cơng nghệ thơng tin (gọi tắt là IT).
Một máy tính nối mạng không chỉ giúp chúng ta đọc báo điện tử, gửi thư điện tử,
mà nó là kênh kết nối chúng ta với cả thế giới. Chúng ta có thể tiếp cận với tồn bộ tri
thức nhân loại, có thể làm quen, giao tiếp với nhau hoặc tham gia những tổ chức ở cách
xa nửa vịng trái đất. Mạng máy tính tồn cầu đã thực sự tạo ra một thế giới mới trong
đó cũng có gần như các hoạt động của thế giới thực: thương mại điện tử (Ecommerce),
giáo dục điện tử (Elearning), trò chơi trực tuyến (“game online”), các diễn đàn
(“forum”), các mạng xã hội (“social network”), các công dân mạng (“Netizen”).
Thông qua các diễn đàn, mạng xã hội, tất cả mọi người có thể trao đổi, chia sẻ
với nhau các tài nguyên số, cũng như các kinh nghiệm trong công việc, trong đời
sống hang ngày. Ví dụ mọi người có thể chia sẻ cho nhau những đoạn phin, bài hát,
các bài viết về các kiến thức khoa học, xã hội, những suy nghĩ của bản than về một
vấn đề nào đó v.v… Trong lĩnh vực giáo dục, các bậc phụ huynh trên cả nước có
thể chia sẻ kinh nghiệm ni dạy con cái, các giáo viên có thể chia sẻ tư liệu ảnh,
phim, các bài giảng và giáo án với nhau để xây dựng một kho tài nguyên khổng lồ
phục vụ cho việc giảng dạy của mỗi người. Học sinh cũng có thể thơng qua mạng
xã hội để trao đổi các kiến thức về học tập và thi cử.
Trần Thị Thu Hiền - Lớp 06B6
19
Ứng dụng mạng xã hội - Blog vào Đào Tạo
3.3.2 Các hình thức ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong dạy học ở
Việt Nam hiện nay
Hiện nay trên thế giới người ta phân biệt rõ rang 2 hình thức ứng dụng Cơng
nghệ thơng tin trong dạy và học, đó là dạy dựa vào máy tính (“Computer Base
Trainning” – gọi tắt là CBT) và học trực tuyến dựa vào mạng máy tính và Internet
(gọi là E-learning). Trong đó:
CBT là hình thức giáo viên sử dụng máy vi tính trên lớp, kèm theo các trang
thiết bị như máy chiếu (hoặc màn hình cỡ lớn) và các thiết bị đa phương tiện để
truyền tải kiến thức đến học sinh. Kết hợp với phát huy thế mạnh của các phần mềm
máy tính như hình ảnh, âm thanh sinh động, các tư liệu phim ảnh, sự tương tác
người và máy.
E-learning là hình thức học sinh sử dụng máy tính kết nối với internet để tự
học các bài giảng mà giáo viên đã soạn sẵn tải về máy tính cá nhân hoặc học trực
tuyến, hoặc xem các đoạn phim về các tiết dạy của giáo viên, hoặc có thể trao đổi
trực tuyến với giáo viên thơng qua internet. Điểm khác cơ bản của hình thức Elearning là lấy người học làm trung tâm, người học sẽ tự làm chủ quá trình học tập
của mình, người dạy chỉ đóng vai trị hỗ trợ việc học tập cho người học.
Như vậy có thể thấy CBT và E-learning là hai hình thức ứng dụng cơng nghẹ
thơng tin vào dạy và học khác nhau về mặt bản chất:
Một bên là hình thức hỗ trợ cho giáo viên, lấy người dạy làm trung tâm và cơ
bản vẫn dựa trên mơ hình lớp học cũ (CBT).
Một bên là hình thức hồn tồn mới, lấy người học làm trung tâm, trong khi
người dạy chỉ là hỗ trợ (E-learning).
3.3.3 Trao đổi chuyên môn, chia sẻ tài nguyên trên các mạng xã hội.
Khi kết nối mạng máy tính, các giáo viên khơng chỉ có thể tìm thấy ngay
những kiến thức, tài nguyên mình cần mà cịn có thể chia sẻ, trao đổi thơng tin với
nhau. Hình thức trao đổi, chia sẻ thơng tin với nhau đơn giản nhất và phổ biến nhất
là thông qua các diễn đàn (“forum”) trên mạng.
Diễn đàn lớn nhất Việt Nam về giáo dục là trang diễn đàn Mạng giáo dục của
Bộ Giáo Dục và Đào Tạo () trong đó trao đổi mọi vấn đề
liên quan đến giáo dục như giảng dạy, quản lý giáo dục, các cuộc vận động, các
chính sách mới của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. Ngoài ra cịn có diễn đàn giáo viên
Trần Thị Thu Hiền - Lớp 06B6
20
Ứng dụng mạng xã hội - Blog vào Đào Tạo
trong hệ thống thư viện trực tuyến của Violet () và cịn rất
nhiều blog giáo dục khác.
Một hình thức trao đổi, chia sẻ thông tin khác trên mạng là tham gia các mạng
xã hội. Ở các mạng xã hội này, mỗi người có thể xây dựng các blog (có thể coi đó là
những trang web cá nhân) cho mình. Với các blog được tạo, các giáo viên có thể:
lưu trữ các tài liệu, bài giảng, tài liệu tham khảo môn học, chia sẻ các kinh nghiệm
trong dạy học và trong cuộc sống. Bạn bè, đồng nghiệp có thể vào xem các blog của
nhau và gửi lên ý kiến của mình, tổ chức việc dạy học thông qua blog, tổ chức các
diễ đàn về một số chủ đề giáo dục. Ngoài ra, blog cũng là một nơi để giáo viên khắp
cả nước giao lưu với nhau.
Trong thực tế tuy còn nhiều điểm chưa tốt, chưa kiểm soát được đối với các
blog nhưng tùy theo từng mục đích sử dụng, các blog có thể phát huy tính tích cực
rất cao. Đặc biệt, các giáo viên nếu biết tận dụng những chức năng của blog thì
hồn tồn có thể sử dụng blog để làm tốt hơn cơng việc giảng dạy của mình. Hiện
tại đã có hàng ngàn giáo viên tạo wesite cá nhân được thừa kế bản quyền từ thư
viện Violet.vn. Ngoài ra các địa chỉ mạng xã hội khác để tạo blog được dung nhiều
nhất ở Việt Nam có thể kể đến như là các website ,
, , … Việc tạo
Blog hiện nay thủ tục rất đơn giản và rất dễ thực hiện đối với tất cả mọi người.
3.4 Một vài kinh nghiệm sử dụng blog trong dạy học
3.4.1 Một số lời khuyên
Tuy thực chất chưa phải là một hình thức e-learning như đúng nghĩa của nó
nhưng việc sử dụng website trong việc dạy học cũng là một bước khởi đầu quan
trọng cho việc phát triển hình thức e-learning trong thời gian tới – một xu thế tích
cực đàn phát triển mạnh mẽ trên thế giới và cần được phát triển ở nước ta. Ngày nay
các giáo viên và giảng viên hoàn tồn có thể tạo ra cho riêng mình những website cá
nhân để sử dụng cho mục đích đổi mới phương pháp dạy học.
Trước khi tạo website giáo viên cần có định hướng cho website của mình (về
nội dung, kết cấu các thư mục cần có) sao cho phù hợp với đặc điểm mơn học, mục
đích sử dụng của bản than và có thể duy trì sử dụng, phát triển lâu dài. Điều này cần
được cân nhắc, tính tốn kỹ lưỡng và nên có một thời gian nhất định cho cơng việc
chuẩn bị những điều kiện hình thành website.
Trần Thị Thu Hiền - Lớp 06B6
21
Ứng dụng mạng xã hội - Blog vào Đào Tạo
Kiên trì, từng bước thực hiện vững chắc việc xây dựng theo hướng đã chọn.
Việc tạo ra một website khá dễ dàng nhưng việc duy trì, ni dưỡng và phát triển nó
thì hồn tồn khơng phải là một việc đơn giản. Giáo viên cần có một “chiến lược”
để duy trì, phát triển và sử dụng có hiệu quả website cá nhân của mình, ln ln
bám sát mục đích của website để phuc vụ cho việc dạy học.
Điều này có khác với mục đích dùng website để chia sẻ thơng tin đơn thuần
hay ghi nhật ký, tâm sự của bản thân …
Mỗi giáo viên có thể có một phong cách thiết kế website cá nhân khác nhau. Cần
tạo những thư mục riêng như tài liệu, bài giảng điện tử, giáo án, câu hỏi ôn tập và đề
thi, tài liệu tham khảo… Điều này cũng giúp cho học sinh, sinh viên thuận lợi cho việc
tìm kiếm, tham khảo những tài liệu phục vụ việc học tập, nghiên cứu môn học.
Mặt khác giáo viên và giảng viên có thể thiết lập liên kết đến những trang web
hoặc tài liệu có chất lượng cao, thiết thực cho môn học ở những trang web khác.
3.4.2 Dùng công cụ 5W1H để lên kế hoạch cho blog
Cần phải có một kế hoạch thật sự để nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy qua
blog. Để làm được việc này hãy đặt cho mình những câu hỏi theo mơ hình 5W1H
tức là: Ai(“Who”), cái gì(“what”), ở đâu(“where”), khi nào(“when”) và như thế
nào(“how”) và tìm cách giải đâp như sau:
• Tại sao (“Why”)
Tại sao tôi phải làm Blog?
Tại sao tôi chọn nền tảng blog này mà không chọn nền tảng blog khác? Để trả
lời câu hỏi này ta cần kết hợp với các câu hỏi khác ở phần What, How.
Tôi có cần kiểm duyệt nội dụng comment trước hay khơng? Tại sao? Vì đây là
blog giáo dục nên nếu trên blog của mình xuất hiện những nội dung khơng nghiêm
túc dù chỉ 1 phút, sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực.
• Ai (“Who”)
Đối tượng xem blog mà tơi muốn hướng đến là ai? Ban đầu, tơi chỉ có ý định
làm blog để sinh viên của mình lên tải tài liệu, lấy bài tập, xem điểm thi và trao đổi
các thắc mắc. Tuy nhiên hiện tại có nhiều đối tượng khác cùng truy cập nên tơi thay
đổi mục tiêu và có thêm có bài viết phù hợp với các đối tượng mới này.
Ai sẽ được quyền truy cập blog này? Do việc điều chỉnh đối tượng như trên
nên mọi đối tượng đều được quyền truy cập. Tuy nhiên vẫn có một số hạn chế
Trần Thị Thu Hiền - Lớp 06B6
22
Ứng dụng mạng xã hội - Blog vào Đào Tạo
người xem như nghiên cứu khoa học, điểm thi.
Ai sẽ phụ giúp mình trong việc viết bài và theo dõi lời bình? Trả lời câu hỏi
này sẽ giúp chúng ta đề ra câu hỏi when, where, how thích hợp.
• Cái gì (“What”)
Blog của tơi sẽ gồm những nội dung gì? Nội dung nào là chủ yếu trên blog của
mình? Blog cần có những chức năng gì? Việc đề ra các nội dung cần có của blog
giúp chúng ta quyết định chọn nền tảng nào để thiết kế. Nên thể hiện các nội dung
dưới dạng cây thư mục để dễ theo dõi, điều chỉnh là bổ sung sau này. Và đây là một
số nội dung của một blog giáo dục nên có:
- Lịch giảng dạy
- Những liên kết hữu ích để học sinh truy cập đến những trang có nội dung có
liên quan đến bài học.
- Những liên kết làm cho môn học sinh động hơn và vui vẻ hơn
- Thông tin để liên hệ như: họ tên, địa chỉ, email, mẫu liên hệ trực tiếp qua
email ngay trên blog… Những thông tin có thể giúp học sinh, phụ huynh có thể liên
lạc được với giáo viên.
- Các bài giảng, tài liệu học tập.
- Các hướng dẫn học tập môn học.
- Mục thảo luận liên quan đến môn học.
- Các bài tập về nhà
- Mô tả môn học: như yêu cầu của môn học, mục tiêu môn học, cách chấm
điểm, thời gian dự kiến hồn tất chương trình học, v.v…
- Các thơng tin dành cho phụ huynh: thông báo của nhà trường, của giáo viên,
những điều phụ huynh cần lưu tâm về việc học tập của con em.
• Ở đâu (“When”)
Khi nào thì cơng bố địa chỉ blog của mình? Hiện nay có rất nhiều blog mới
vừa được khởi tạo và có rất ít nội dung nhưng đã vội vàng cơng bố và liên kết.
Chính vì vậy, người dung sau khi ghé thăm sẽ nhanh chóng quên địa chỉ đó. Nên
chuẩn bị giao diên, thiết lập các chức năng và viết khoảng 10 bài như: hướng dẫn
phương pháo giải dạng toán này, bài tập kia, có một số bài giải mẫu, có thơng tin
liên hệ rõ rang, sau đó mới cơng bố. Việc này sẽ giúp người đọc yên tâm cũng nhe
dễ dàng để lại những vấn đề mà mình cần trao đổi.
Trần Thị Thu Hiền - Lớp 06B6
23
Ứng dụng mạng xã hội - Blog vào Đào Tạo
Khi nào ta sẽ cập nhật thông tin và bài viết? việc lập kế hoạch này nhằm giúp
chúng thu xếp được những cơng việc khác của mình, đồng thời giúp người xem
blog cảm nhận đc là mình có quan tâm hang ngày. Kế hoạch này được điều chỉnh
tùy thuộc công việc của mình.
• Như thế nào (“How”)
Tơi chia sẻ tài khoản thế nào để nhiều người cùng tham gia quản lý?
Giao diện blog của tôi phải như thế nào? Tùy từng tính chất cơng việc và nội dung
mơn học mà mình cần tạo một giao diện phù hợp với các yêu cầu được nêu ở trên.
Nếu chẳng may blog bị phá hết nội dung thì phải làm sao?
• Ở đâu (“Where”)
Để biết cách sử dụng hiệu quả nền tảng blog mà mình đã chọn, hoặc bổ sung
các chức năng cho blog, tơi phải tìm tài liệu ở đâu?
3.4.3 Những blog giáo dục đã có
Blog, website cá nhân của nhiều giáo viên đã thực sự trở thành công cụ giảng
dạy, hướng dẫn ôn thi, ngân hang đề thi đồ sộ… để học sinh tham khảo. Trong đó
phải kể đến blog của thầy Dương Quốc Tuấn – giáo viên mơn tốn trường trung học
phổ thông Lê Hồng Phong (http://blogtiengviet/QuocTuan2007).
Trần Thị Thu Hiền - Lớp 06B6
24
Ứng dụng mạng xã hội - Blog vào Đào Tạo
Hình 3.1 Blog của thầy Dương Quốc Tuấn
Nhờ những bài giảng trực tuyến của thầy Dương Quốc Tuấn mà nhiều học
sinh đã ôn tập và trúng tuyển vào đại học. Đã có khơng ít những lời khen, lời cảm
ơn của các em học sinh dành cho thầy. Blog của thầy thực sự trở thành nơi học tập
của các em học sinh.
Còn thầy Hồ Đức Nghĩa – giáo viên vật lý trường trung học phổ thông chuyên
Hùng Vương – Gia Lai () luôn cố gắng trả lời
tất cả thư của học sinh, đồng nghiệp gửi trong vòng 24h. Theo thầy việc lập website
giúp giáo viên trau dồi kiến thức và thể hiện sự nghiêm túc trong cơng việc của
mình. Qua website người thầy được va chạm và bồi dưỡng kiến thức liên tục nên
trình độ, tay nghề càng ngày càng nâng cao. Hình 3.2
Trần Thị Thu Hiền - Lớp 06B6
25