Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

nghiên cứu ảnh hưởng của một số thông số công nghệ đến độ nhám bề mặt và năng suất gia công trong gia công cắt dây tia lửa điện thép 9crsi sau khi tôi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.39 MB, 103 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP





LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY




NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ THÔNG
SỐ CÔNG NGHỆ ĐẾN ĐỘ NHÁM BỀ MẶT VÀ NĂNG
SUẤT GIA CÔNG TRONG GIA CÔNG CẮT DÂY TIA
LỬA ĐIỆN THÉP 9CrSi SAU KHI TÔI






LƢU ANH TÙNG











THÁI NGUYÊN, 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

2
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP





LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY




NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ THÔNG
SỐ CÔNG NGHỆ ĐẾN ĐỘ NHÁM BỀ MẶT VÀ NĂNG
SUẤT GIA CÔNG TRONG GIA CÔNG CẮT DÂY TIA
LỬA ĐIỆN THÉP 9CrSi SAU KHI TÔI






Học viên: Lƣu Anh Tùng
Hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Quốc Tuấn









THÁI NGUYÊN, 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

3
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP



LƢU ANH TÙNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ THÔNG
SỐ CÔNG NGHỆ ĐẾN ĐỘ NHÁM BỀ MẶT VÀ NĂNG
SUẤT GIA CÔNG TRONG GIA CÔNG CẮT DÂY TIA

LỬA ĐIỆN THÉP 9CrSi SAU KHI TÔI

CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY



LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT


















Thái Nguyên, 2011
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC





PGS.TS Nguyễn Quốc Tuấn
HỌC VIÊN




Lƣu Ang Tùng
KHOA ĐÀO TẠO SĐH





BGH TRƯỜNG ĐHKTCN






Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

4
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nêu trong Luận văn là trung thực
và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Trừ các
phần tham khảo đã được nêu rõ trong Luận văn.


Tác giả


LƢU ANH TÙNG




















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

5
LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin chân thành cảm ơn Thầy giáo – PGS.TS Nguyễn Quốc Tuấn,

người đã hướng dẫn và giúp đỡ tận tình từ định hướng đề tài, tổ chức thực nghiệm
đến quá trình viết và hoàn chỉnh Luận văn.
Tác giả cũng chân thành cảm ơn KS Hoàng Anh Toàn – Trung tâm thí nghiệm
- Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp đã giúp đỡ tận tình tác giả trong quá trình
thực hiện thí nghiệm.
Tác giả bày tỏ lòng biết ơn đối với các thầy, cô giáo và các bạn bè đồng nghiệp
– khoa Cơ khí - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi để
tác giả hoàn thành Luận văn này.
Do năng lực bản thân còn nhiều hạn chế nên Luận văn không tránh khỏi sai
sót, tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các Thầy, Cô giáo, các nhà
khoa học và các bạn đồng nghiệp.

Tác giả


Lƣu Anh Tùng











Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

6

MỤC LỤC
Nội dung
Trang
Lời cam đoan
4
Lời cảm ơn
5
Danh mục các bảng biểu
10
Danh mục các đồ thị, hình vẽ
10
Mở đầu
12
I. Tính cấp thiết của đề tài
12
II. Mục đích và đối tượng và phương pháp nghiên cứu
12
III. Ý nghĩa của đề tài
13
IV. Nội dung của đề tài
13
CHƢƠNG I
TỔNG QUAN VỀ GIA CÔNG TIA LỬA ĐIỆN

15
1.1 Đặc điểm của phương pháp gia công tia lửa điện
15
1.1.1 Các đặc điểm chính của phương pháp gia công tia lửa điện
15
1.1.2 Khả năng công nghệ của phương pháp gia công tia lửa điện

15
1.2 Các phương pháp gia công tia lửa điện
16
1.2.1 Phương pháp gia công xung định hình
16
1.2.2 Phương pháp gia công cắt dây tia lửa điện
16
1.2.3 Các phương pháp khác
16
1.3 Cơ sở của phương pháp gia công tia lửa điện
18
1.3.1 Bản chất vật lý
18
1.3.2 Cơ chế bóc tách vật liệu
23
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình gia công tia lửa điện
23
1.4.1 Các đặc tính về điện của sự phóng tia lửa điện
24
1.4.2 Dòng điện và bước của dòng điện
28
1.4.3 Ảnh hưởng của khe hở phóng điện δ
28
1.4.4 Ảnh hưởng của điện dung C
31
1.4.5 Ảnh hưởng của diện tích vùng gia công
32

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


7
1.4.6 Ảnh hưởng của sự ăn mòn điện cực
32
1.5 Lượng hớt vật liệu khi gia công tia lửa điện
33
1.6 Chất lượng bề mặt
34
1.6.1 Độ nhám bề mặt
34
1.6.2 Vết nứt tế vi và các ảnh hưởng về nhiệt
35
1.7 Độ chính xác tạo hình khi gia công tia lửa điện
36
1.8 Các hiện tượng xấu khi gia công tia lửa điện
37
1.8.1 Hồ quang
37
1.8.2 Ngắn mạch, sụt áp
38
1.8.3 Xung mạch hở, không có dòng điện
39
1.8.4 Sự quá nhiệt của chất điện môi
39
1.9 Các yếu tố không điều khiển được
39
1.9.1 Nhiễu hệ thống
40
1.9.2 Nhiễu ngẫu nhiên
40
1.10 Dung dịch chất điện môi trong gia công tia lửa điện

40
1.10.1 Nhiệm vụ của dung dịch chất điện môi
40
1.10.2 Các loại chất điện môi
42
1.10.3 Các tiêu chuẩn đánh giá chất điện môi
42
1.10.4 Các loại dòng chảy của chất điện môi
44
1.10.5 Hệ thống lọc chất điện môi
46
CHƢƠNG II
MÁY CẮT DÂY VÀ CÁC THÔNG SỐ ĐIỀU
CHỈNH TRONG QUÁ TRÌNH GIA CÔNG
49

2.1 Sơ bộ về máy cắt dây tia lửa điện
49
2.1.1 Công dụng của máy cắt dây tia lửa điện
50
2.1.2 Ưu nhược điểm của phương pháp gia công cắt dây tia lửa điện
50
2.1.2.1 Ưu điểm
50
2.1.2.2 Nhược điểm
50
2.2 Độ chính xác khi gia công tia lửa điện
51

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


8
2.3 Điện cực và vật liệu điện cực
54
2.3.1 Yêu cầu của vật liệu làm điện cực
54
2.3.2 Các loại dây điện cực
55
2.4 Sự thoát phoi trong cắt dây tia lửa điện
55
2.5 Nhám bề mặt khi cắt dây
56
2.6 Các thông số về điện trong điều khiển máy cắt dây tia lửa điện
57
2.6.1 Dòng phóng tia lửa điện Ie và bước của dòng điện
57
2.6.2 Độ kéo dài xung ti
57
2.6.3 Khoảng cách xung t
0

57
2.6.4 Điện áp đánh lửa U
i

58
2.6.5 Khe hở phóng điện
58
2.7 Lập trình gia công trên máy cắt dây
59

2.7.1 Các trục điều khiển và hệ tọa độ
59
2.7.2 Các chức năng “G”
60
CHƢƠNG III
THỰC NGHIỆM NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ
THÔNG SỐ CÔNG NGHỆ ĐẾN ĐỘ NHÁM BỀ MẶT VÀ NĂNG
SUẤT GIA CÔNG TRONG GIA CÔNG CẮT DÂY TIA LỬA ĐIỆN
THÉP 90CrSi SAU KHI TÔI.




71
3.1 Thiết kế thí nghiệm
71
3.1.1 Các giả thiết của thí nghiệm
71
3.1.2 Điều kiện thực hiện thí nghiệm.
71
3.1.2.1 Thiết bị thí nghiệm.
71
3.1.2.2 Vật liệu gia công
73
3.1.2.3 Các dụng cụ đo kiểm
74
3.2 Xây dựng hàm mục tiêu tối ưu hóa một số thông số công nghệ trong gia
công cắt dây tia lửa điện thép 9CrSi sau khi tôi.
75
3.2.1 Mô hình định tính quá trình cắt dây tia lửa điện.

75

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

9
3.2.2 Các thông số đầu vào của thí nghiệm
79
3.3 Ảnh hưởng của các thông số gia công đến nhám bề mặt.
80
3.4 Ảnh hưởng của các thông số gia công đến năng suất gia công.
88
3.5 Tối ưu hóa đa mục tiêu
93
3.6 Gia công cắt thử kiểm nghiệm kết quả
95
CHƢƠNG IV
KẾT LUẬN CHUNG VÀ KHUYẾN NGHỊ.
97
TÀI LIỆU THAM KHẢO
99
PHỤ LỤC
101






















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

10


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Danh mục các mã G
Bảng 2.2 Danh mục các mã M
Bảng 3.1 Các thông số kỹ thuật của máy cắt dây CW322S
Bảng 3.2 Thành phần hóa học các nguyên tố mác thép 9CrSi
Bảng 3.3 Chế độ nhiệt luyện thép 9CrSi
Bảng 3.4 Phạm vi khảo sát các biến thực nghiệm T
on
, T
off
, U.

Bảng 3.5 Kế hoạch thí nghiệm tối ưu hóa nhám bề mặt theo T
on
, T
off
, U
Bảng 3.6. Kết quả thí nghiệm nghiệm tối ưu hóa nhám bề mặt theo T
on
, T
off
, U
Bảng 3.7. Ma trận thí nghiệm và kết quả thí nghiệm ảnh hưởng T
on
, T
off
, U đến
năng suất cắt V


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ

Hình 1.1. Sơ đồ nguyên lý gia công tia lửa điện
Hình 1.2. Pha đánh lửa
Hình 1.3. Sự hình thành kênh phóng điện
Hình 1.4. Sự hình thành và bốc hơi vật liệu
Hình 1.5. Đồ thị điện áp và dòng điện trong một xung phóng điện.
Hình 1.6. Mối quan hệ giữa V
w
và t
i
[1]

Hình 1.7. Mối quan hệ giữa θ và t
i
[1]
Hình 1.8. Mối quan hệ giữa Rmax và ti (với t
i
= t
d
+ t
e
). [1]
Hình 1.9- Ảnh hưởng của ti và t
0
đến năng suất gia công [1]
Hình 1.10- Ảnh hưởng của khe hở phóng điện δ
Hình 1.11. Quan hệ giữa η và ap [1]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

11
Hình 1.12. Ảnh hưởng của điện dung C [1]
Hình 1.13. ảnh hưởng của diện tích vùng gia công F [1]
Hình 1.14. Các thông số ảnh hưởng đến năng suất khi gia công EDM
Hình 1.15. Vùng ảnh hưởng nhiệt của bề mặt phôi
Hình 1.16. Hiện tượng hồ quang điện [1]
Hình 1.17. Hiện tượng ngắn mạch sụt áp [1]
Hình 1.18. Hiện tượng xung mạch hở [1]
Hình 1.19. Dòng chảy bên ngoài
Hình 1.20. Dòng chảy áp lực
Hình 2.1. Sơ đồ máy cắt dây tia lửa điện
Hình 2.2. Sự cân bằng về lực khi cắt thẳng và sai số hình học khi cắt góc.

Hình 2.3. Các trường hợp khó gia công đối với dòng chảy đồng trục
Hình 2.4. Khe hở phóng điện trong gia công cắt dây tia lửa điện
Hình 2.5. Các lệnh dịch chuyển đường kính dây G41/G42
Hình 3.1.1 Máy cắt dây CW322S
Hình 3.1.2 Ảnh máy đo tọa độ 3 chiều Beyond Crysta C544
Hình 3.2 Mô hình hóa quá trình gia công tia lửa điện
Hình 3.3 Khai báo biến thí nghiệm cho thiết kế Box-Behnken
Hình 3.4 Phân tích kết quả thí nghiệm tối ưu nhám bề mặt theo T
on
, T
off
, U
Hình 3.5 Tinh chỉnh phân tích kết quả thí nghiệm tối ưu Ra theo T
on
, T
off
, U
Hình 3.6. Các hệ số hồi quy dạng thực (không mã hóa)
Hình 3.7 Đồ thị quan hệ nhám bề mặt phụ thuộc T
on
và T
off
khi U=45v
Hình 3.8 Đồ thị đường mức nhám bề mặt phụ thuộc T
on
và T
0ff
khi U=45v
Hình 3.9. Phân tích hồi quy-phương sai
Hình 3.10. Các hệ số hồi quy dạng thực (không mã hóa)

Hình 3.11. Đồ thị quan hệ năng suất cắt phụ thuộc T
on
và T
off
khi U=45v
Hình 3.12. Đồ thị đường mức năng suất cắt phụ thuộc T
on
và T
0ff
khi U=45v
Hình 3.13. Tối ưu hóa theo đồng thời chỉ tiêu Nhám bề mặt và năng suất cắt


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

12


PHẦN MỞ ĐẦU
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
- Gia công bằng cắt dây tia lửa điện (gọi tắt là gia công cắt dây) là một trong
các phương pháp gia công tiên tiến được sử dụng khá rộng rãi. Phương pháp này
được dùng để gia công các khuôn mẫu, dụng cụ như khuôn đột, khuôn đùn, ép kim
loại, các loại cối định hình vv… . Phương pháp này đặc biệt hiệu quả khi gia công
các lỗ nhỏ và sâu, các lỗ, rãnh có thành rất mỏng trên vật liệu khó gia công (thép
khổng rỉ, thép đã tôi…). Chính vì thế việc xác định chế độ cắt dây tối ưu khi gia
công các loại vật liệu khác nhau là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết.
- Trong gia công cắt dây, có rất nhiều các thông số công nghệ ảnh hưởng đến
chất lượng bề mặt, năng suất gia công, độ chính xác gia công. Chất lượng bề mặt và
vận tốc cắt là hai thông số quan trọng nhất [1]. Do vậy, có khá nhiều nghiên cứu tập

trung vào xác định thông số tối ưu để nâng cao chất lượng bề mặt và vận tốc cắt [1-
5]. Các nghiên cứu về tối ưu đa số là ở dạng đơn mục tiêu (ví dụ trong [2, 3]). Tuy
nhiên, cũng đã có một số nghiên cứu trên cơ sở bài toán tối ưu đa mục tiêu như
trong [6, 7]. Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng tập trung vào việc xác định chế độ
cắt tối ưu cho các loại vật liệu khác nhau như chế độ tối ưu khi gia công hợp kim ti
tan Ti6Al4V [1, 5], thép không gỉ AISI 420 [3], hợp kim Ti-44.5Al-2Cr-2Nb0.3B
[4], ceramics [5], Inconel 718 [8], STD11 (hay X12M) [9] vv…
- Thép 9CrSi là loại thép hợp kim dụng cụ hiện được sử dụng rất phổ biến.
Trong trường hợp làm khuôn dập, khuôn ép, cối dập thuốc, các chi tiết có thành
mỏng …, một số bề mặt sử dụng thép 9CrSi khi đã tôi cứng, việc gia công các bề
mặt này bằng các phương pháp truyền thống là rất khó khăn và đôi khi không thể
thực hiện được. Do vậy việc tiến hành nghiên cứu “Nghiên cứu ảnh hƣởng của
một số thông số công nghệ đến độ nhám bề mặt và năng suất gia công trong gia
công cắt dây tia lửa điện thép 9CrSi sau khi tôi.” là rất cần thiết.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

13
II. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục đích của đề tài
Xác định ảnh hưởng của các thông số (Điện áp phóng điện U, thời gian đóng
xung T
on
, thời gian ngắt xung T
off
) khi cắt dây vật liệu 9CrSi sau khi tôi đến năng
suất gia công đảm bảo độ nhám theo yêu cầu.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Máy: máy cắt dây CW322S trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp.
Vật liệu gia công: thép 9CrSi sau khi tôi đạt độ cứng 5562HRC.

Dây: Dây đồng có đường kính 0,25mm.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu lý thuyết kết hợp với thực nghiệm
III. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
3.1. Ý nghĩa khoa học
Từ việc nghiên cứu cơ sở lý thuyết kết hợp với nghiên cứu thực nghiệm, đề
tài đã đưa ra hàm toán học mô tả mối quan hệ giữa nhám bề mặt và năng suất cắt
với các thông số của quá trình gia công với thời gian phóng điện T
on
, thời gian ngắt
xung T
off
, hiệu điện thế phóng điện U khi gia công thép 9CrSi sau khi tôi. Từ đó đưa
ra cơ sở cho việc tối ưu hóa quá trình gia công cũng như tiền đề cho các nghiên cứu
khác.
Đề tài góp phần hoàn thiện việc lựa chọn các thông số tối ưu cho quá trình
gia công trên máy cắt dây nói chung và gia công thép 9CrSi sau khi tôi trên máy cắt
dây nói riêng.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Gia công tia lửa điện bằng cắt dây ngày càng được sử dụng rộng rãi ở nhiều
nước trên thế giới. Vì vậy, đề tài này có ý nghĩa trong thực tiễn gia công các khuôn
dập, khuôn ép, cối dập thuốc….
IV. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Xuất phát từ đề tài nghiên cứu, ngoài phần mở đầu, kết luận chung và các
phụ lục luận văn này trình bày nội dung như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

14
Chƣơng 1. Tổng quan về gia công tia lửa điện

Nghiên cứu tổng quan về EDM.
Chƣơng 2. Máy cắt dây và các thông số điều chỉnh trong quá trình gia
công.
- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về quá trình cắt và các hiện tượng xảy ra trong
quá trình cắt.
- Nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố công nghệ đến quá trình cắt.
Chƣơng 3. Thực nghiệm nghiên cứu ảnh hƣởng của một số thong số
công nghệ đến độ nhám bề mặt và năng suất gia công trong gia công cắt dây tia
lửa điện thép 9CrSi s au khi tôi.
- Thiết lập thí nghiệm.
- Xây dựng hàm mục tiêu tối ưu hóa một số thông số công nghệ trong gia
công cắt dây tia lửa điện thép 9CrSi sau khi tôi.
- Nghiên cứu thực nghiệm xác định hàm toán học biểu diễn mối quan hệ giữa
một số thông số công nghệ với nhám bề mặt và năng suất gia công khi gia công cắt
dây thép 9CrSi sau khi tôi.
-Tối ưu hóa đa mục tiêu xác định chế độ gia công đảm bảo năng suất và
nhám bề mặt theo yêu cầu.
Chƣơng 4: Kết luận chung và khuyến nghị.











Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


15
CHƢƠNG I
TỔNG QUAN VỀ GIA CÔNG TIA LỬA ĐIỆN
Năm 1943, thông qua việc nghiên cứu tuổi bền của các thiết bị đóng điện, hai
vợ chồng người Nga Lazarenko đã tìm ra phương pháp gia công bằng tia lửa điện.
Họ sử dụng dòng tia lửa điện để làm một quá trình hớt đi một lớp kim loại mà
không phụ thuộc vào độ cứng của vật liệu đó. Khi các tia lửa điện phóng ra thì một
lớp một lớp vật liệu trên bề mặt phôi sẽ bị hớt đi bởi một quá trình điện - nhiệt
thông qua sự nóng chảy và bốc hơi kim loại. Từ đó đến nay quá trình hớt vật liệu
trong gia công tia lửa điện vẫn được coi là phức tạp liên đến khoảng cách khe hở
phóng điện, đến thông tin về kênh plasma, về sự hình thành của cầu phóng điện
giữa hai điện cực, sự ăn mòn của cả hai điện cực,… các nghiên cứu về hiện tượng
phóng điện có những phát triển lớn trong những năm gần đây và đã đưa ra thêm một
số phương pháp gia công dùng nguyên lý của phương pháp gia công tia lửa điện.
1.1. Đặc điểm của phƣơng pháp gia công tia lửa điện
Gia công tia lửa điện là phương pháp gia công bằng cách phóng điện ăn mòn
trên cơ sở tác dụng nhiệt của xung điện được tạo ra do sự phóng điện giữa hai điện
cực.
1.1.1. Các đặc điểm chính của phƣơng pháp gia công tia lửa điện
- Điện cực (đóng vai trò là dụng cụ cắt): Có độ cứng thấp hơn nhiều so với
vật liệu phôi. Vật liệu phôi thường là những vật liệu cứng và đã qua nhiệt luyện như
thép đã tôi, các hợp kim cứng. Vật liệu điện cực thường là đồng, grafit…
- Vật liệu dụng cụ cắt và vật liệu phôi đề phải có tính dẫn điện tốt.
- Môi trường gia công: Khi gia công phải sử dụng một chất lỏng điện môi
làm môi trường gia công. Đây là dung dịch không dẫn điện ở điều kiện làm việc
bình thường.
1.1.2. Khả năng công nghệ của phƣơng pháp gia công tia lửa điện.
Phương pháp gia công tia lửa điện có thể tạo được các mặt định hình là
đường thẳng, đường cong, các rãnh định hình, các bề mặt có profin phức tạp,… với

độ bóng tương đối cao (Ra = 1,6 ÷ 0,8 μm) và độ chính xác cao (IT5).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

16
1.2. Các phƣơng pháp gia công tia lửa điện
Ngày nay, trong gia công cơ khí trên thế giới có hai phương pháp gia công
tia lửa điện chủ yếu, được ứng dụng rộng rãi và đã có đóng góp đáng kể cho sự phát
triển về khoa học kỹ thuật của nhân loại đó là: phương pháp gia công xung định
hình và phương pháp gia công cắt dây bằng tia lửa điện WEDM.
1.2.1. Phƣơng pháp gia công xung định hình
Đây là phương pháp dùng các điện cực đã được tạo hình sẵn để in hình (âm
bản) của nó lên bề mặt phôi. Phương pháp này được dùng để chế tạo khuôn có hình
dạng phức tạp, các khuôn ép định hình, khuôn ép nhựa, khuôn đúc áp lực, lỗ không
thông…
1.2.2. Phƣơng pháp gia công cắt dây bằng tia lửa điện
Là phương pháp dùng một dây dẫn điện có đường kính nhỏ (0,1 - 0,3 mm)
cuốn liên tục và chạy theo một biên dạng định trước để tạo thành một vết cắt trên
phôi. Phương pháp này thường dùng để gia công các lỗ suốt có biên dạng phức tạp
như các lỗ trên khuôn dập, khuôn ép, khuôn đúc áp lực, chế tạo các điện cực dùng
cho gia công xung định hình, gia công các rãnh hẹp, gấp khúc, các dưỡng kiểm,…
1.2.3. Các phƣơng pháp khác:
Ngoài hai phương pháp gia công chủ yếu trên, ngày nay trên thế giới còn có
một số phương pháp gia công sử dụng nguyên lý gia công bằng cắt dây tia lửa điện
như sau:
- Gia công tia lửa điện dạng phay (Milling EDM): Là phương pháp sử dụng
một điện cực chuẩn, hình trụ quay để thực hiện ăn mòn tia lửa điện theo kiểu phay.
Sử dụng phương pháp này để gia công các hình dáng phức tạp do không phải chể
tạo điện cực phức tạp (để xung) mà sử dụng điện cực chuẩn sau đó điều khiển cho
điện cực cắt theo chương trình gia công.

- Phủ bằng tia lửa điện (EDD): Là phương pháp sử dụng hiệu quả của sự ăn
mòn tia lửa điện để phủ lên các bánh mài sau thời gian sử dụng nghiền cơ khí các
vật liệu rắn. Trong quá trình này, bánh mài phải có tính dẫn điện, bánh mài kim
cương liên kết kim loại thường được làm theo phương pháp này. Điện áp xung được

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

17
đặt vào giữa điện cực và bành mài, trong quá trình mài, tia lửa điện sinh ra sẽ bóc
tách các cạnh sắc trên bánh mài. Quá trình này cũng được sử dụng để chế tạo bánh
mài có hình dạng đặc biệt.
- Gia công EDM trợ giúp của siêu âm (Ultrasonic Aided EDM): Là phương
pháp hớt vật liệu bằng tia lửa điện kết hợp với việc rung điện cực dụng cụ với tần số
rung bằng tần số siêu âm. Rung điện cực với tần số siêu âm giúp nâng cao khả năng
công nghệ và tăng đáng kể tốc độ gia công các lỗ nhỏ và siêu nhỏ.
- Mài xung điện (Abrasive Electrical Discharge Grinding- AEDG): Là
phương pháp gia công trong đó vật liệu được bóc tách nhờ tác dụng kết hợp của ăn
mòn tia lửa điện và ăn mòn cơ khí.
- Gia công xung định hình siêu nhỏ (MEDM): Là một dạng xung định hình
đặc biệt trong đó điện cực được quay với tốc độ lớn (tới 10.000 vg/ph). Điện cực sử
dụng trong MEDM có kích thước nhỏ và được chế tạo bằng các phương pháp gia
công tia lửa điện khác. Phương pháp này dùng để gia công các lỗ siêu nhỏ với độ
chính xác rất cao.
- Cắt dây tia lửa điện siêu nhỏ (MWEDM): Là phương pháp cắt dây sử dụng
điện cực Wolfram có đường kính dây nhỏ dưới 10 μm. Phương pháp này dùng để
gia công cắt dây các lỗ siêu nhỏ có kích thước từ 0,1 ÷ 1 mm, các vật liệu khó gia
công, các chi tiết có chiều dày mỏng,… hoặc dùng trong công nghệ chế tạo các chi
tiết bán dẫn.
- Gia công tia lửa điện theo kiểu đê chắn (Mole EDM): Là một quá trình gia
công đặc biệt cho phép gia công các hốc, rãnh dạng đường cong hoặc đường xuyến.

Hình dáng điện cực được sử dụng trong phương pháp này giống như một thanh dẫn
có thể uốn cong và một hệ thống nhận dạng. Người ta sử dụng sóng siêu âm để
nhận dạng các đường hầm gia công trong chi tiết.
- Xung định hình với 2 điện cực quay: Là phương pháp sử dụng một điện cực
quay để ăn mòn một phôi quay. Khi phối hợp chuyển động của điện cực và phôi sẽ
tạo ra các hình dạng chi tiết khác nhau theo yêu cầu. Phương pháp này là phương
pháp gia công siêu chính xác và độ bóng siêu cao.
-->

×