Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

TIỂU LUẬN MÔN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VĂN HÓA PHONG BÌ TRONG BỆNH VIỆN Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.78 KB, 19 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
-----š›&š›-----

TIỂU LUẬN
MƠN: VĂN HĨA DOANH NGHIỆP
Đề tài:

VĂN HĨA PHONG BÌ
TRONG BỆNH VIỆN Ở VIỆT NAM

GVHD
NTH

:

TS. HUỲNH THANH TÚ

: NHÓM 2 - Đ3QTKD - K21

Tp Hồ Chí Minh, 03/2013


DANH SÁCH NHĨM

Số thứ tự

Họ và tên

Ngày sinh



1

Trịnh Trung Thành

21/12/1981

2

Hồng Minh Thắng

01/04/1987

3

Trần Thị Phương Thảo

23/12/1987

4

Hoàng Thị Hương Thảo

06/11/1987

5

Nguyễn Hương Thảo

17/07/1987


6

Văn Nữ Phương Thảo

05/12/1987

7

Nguyễn Đan Thi

11/08/1986

8

Trần Thị Thúy

24/04/1984

Điểm quá trình


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU..........................................................................................................................1
NỘI DUNG......................................................................................................................2
PHẦN 1: CHỦ THỂ - BÁC SĨ.................................................................................................................2
PHẦN 2: KHÁCH THỂ - BỆNH NHÂN....................................................................................................6
PHẦN 3: CƠ QUAN QUẢN LÝ – BỆNH VIỆN.......................................................................................11


KẾT LUẬN....................................................................................................................16


MỞ ĐẦU
Phong bì đã xuất hiện ở nhiều lĩnh vực trong xã hội Việt Nam, thậm chí cịn
được coi như một loại “văn hóa”, nhưng phong bì trong bệnh viện có vẻ gây phản cảm
hơn vì khơng ít trường hợp đưa phong bì, người bệnh đang ở lằn ranh giữa sự sống và
cái chết.
Người Việt Nam vốn giàu tình cảm gia đình, họ sẵn sàng bán nhà cửa, bán
ruộng vườn để chạy chữa cho người thân. Nhưng vì bệnh viện quá tải, vì thiếu thầy
thuốc, thiếu giường nằm, vì lương thầy thuốc cịn thấp, vì nhiều người muốn được
nhận dịch vụ tốt hơn... dần dần đã nảy sinh “văn hóa” phong bì ở nơi cần tình người
nhất. Người giàu phong bì, người nghèo phong bì, ai ai cũng phong bì, khiến trên diễn
đàn Quốc hội một đại biểu đã phải than thở không tưởng tượng được bệnh nhân ăn
cơm từ thiện để dành tiền cho vào phong bì gửi bác sĩ.
Khảo sát Cơng bố giữa năm 2011 của Cơng đồn y tế VN tại năm bệnh viện
lớn ở Hà Nội cho thấy khoảng 45% bệnh nhân và người nhà không hài lòng với dịch
vụ y tế và các thủ tục hành chính. Đây là căn nguyên của cuộc vận động thực hiện y
đức, trong đó có mục “nói khơng với phong bì” mà sau này báo giới gọi là cuộc vận
động nói khơng với phong bì. Nhưng chưa đầy một năm sau, cuộc vận động này đã
chết yểu bởi những người có trách nhiệm nhất như lãnh đạo các vụ, cục thuộc Bộ Y tế
đều khơng đồng tình.
Vì vậy, nhóm 2 quyết định chọn đề tài “Văn hóa phong bì trong bệnh viện ở
Việt Nam” làm chủ đề cho bài thuyết trình mơn Văn hóa doanh nghiệp của nhóm để
làm rõ hơn vấn đề qua góc nhìn từ các bên liên quan.

1


NỘI DUNG

PHẦN 1: CHỦ THỂ - BÁC SĨ
Tiểu nhóm 1:
Nguyễn Hương Thảo
Trịnh Trung Thành
Hồng Minh Thắng
I.

THỰC TRẠNG
-

Theo cơng bố của hội thảo về chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính cơng cấp
tỉnh (PAPI), có 31% người tham gia khảo sát cho biết đưa hối lộ là cần thiết
khi đi khám chữa bệnh trong khu vực nhà nước.

-

Việc đưa phong bì trở thành phong trào và gần như “một bệnh xã hội”

-

Khẩu hiệu “Nói khơng với phong bì” đang được tuyên truyền khắp nơi hiện
nay nhưng không hiệu quả.

II.

Cách đối xử chưa tích cực của các nhân viên y tế đối với bệnh nhân

NGUYÊN NHÂN
-


Khi nhu cầu khám chữa bệnh quá lớn, dẫn đến sự quá tải trong công việc đối
với các nhân viên y tế, mà bệnh nhân ai cũng muốn được việc mình trước nên
nghĩ rằng phong bì chính là cách để họ nhận được sự ưu tiên từ bác sĩ.

-

Nguyên nhân thứ hai là do lương y tế quá thấp, đứng thứ 16/18 ngành nghề,
không đủ đảm bảo cho cuộc sống thì rất khó có thể yêu cầu các nhân viên y tế
yên tâm làm việc với thái độ tích cực mà khơng nhận tiền lót tay từ bệnh nhân,
trong khi họ phải mất nhiều thời gian đào tạo và công việc chịu sức ép rất lớn.

-

Vì nguồn nhân lực y tế khơng đủ đáp ứng cho nhu cầu khám chữa bệnh của
người dân với mức độ gia tăng dân số cao như ngày nay.

2


-

Bên cạnh đó, cơ chế tự chủ của các bệnh viện hiện nay - trong đó thầy thuốc
can dự trực tiếp vào thu tiền của người bệnh, thông qua viện phí - đang góp
phần ni dưỡng nạn “phong bì bệnh viện”.
Trong khi đó, chúng ta lại chưa làm tốt cách thức người bệnh trả tiền thông qua
bảo hiểm y tế, nhìn chung chúng ta thích cách thu tiền trực tiếp từ người bệnh
(mà quen gọi là viện phí). Nên nhớ viện phí là tiền trực tiếp mà người bệnh tự
trả sau khi đã được khám chữa bệnh. Đồng thời nó cũng đẩy người thầy thuốc
vào mối quan hệ trực tiếp với bệnh nhân thông qua đồng tiền.


III.

Ý KIẾN NGƯỜI TRONG CUỘC
-

Nói đến vấn đề phong bì trong ngành y cần nhìn cả hai mặt, chứ khơng chỉ có
lỗi của người thầy thuốc.

-

Đừng chê tất cả cho người thầy thuốc. Không phải cái phong bì nào cũng là tội
lỗi. Sau khi cứu chữa cho bệnh nhân, để tỏ lòng biết ơn, bệnh nhân đưa phong
bì với tinh thần hết sức chân thành. Nhưng những tấm lòng chân thành ấy khác
xa với ý định dùng phong bì để đẩy người thầy thuốc vào vị trí làm thuê, làm
mướn và thậm chí để sai khiến.

-

Cần khẳng định là không phải tất cả người thầy thuốc đều nhận phong bì. Và
khơng phải người thầy thuốc nào cũng thích cái phong bì ấy. Có khi cịn cảm
thấy có gì xúc phạm đến bản thân.

-

Tự chủ trong quản lý bệnh viện là cần thiết, tự chủ để nâng cao tính năng động
trong quản lý. Nhưng tổ chức để thực hiện tự chủ mà người thầy thuốc phải
liên quan trực tiếp đến việc thu tiền, thậm chí để họ hiểu rằng có thu nhiều thì
phúc lợi mới nhiều và lương của họ mới được tăng. Làm như thế chẳng khác
nào đã đẩy người thầy thuốc vào sự tự mưu sinh, tự kiếm lương để sống. Thế
thì dứt khoát người thầy thuốc phải coi bệnh nhân là đối tượng thu. Khơng có

cách nào khác được. Và đương nhiên là dẫn đến tiêu cực.

-

Sống giữa những áp lực nặng nề:

3


• Lời tâm sự của 1 bác sĩ: “Mỗi ngày tôi khám 100 bệnh nhân, bạn thử
tưởng tượng mà xem, nếu khám 100 bệnh nhân/ngày mà tôi chỉ phải làm
khoảng 2-3 ngày như thế thì tơi cố chịu được. Nhưng thực tế là nó lặp đi
lặp lại triền miên, có tài thánh thì tơi cũng khó có thể vui vẻ”
• Áp lực phải khám được nhiều bệnh nhân nhất có thể, áp lực phải làm
đúng chuyên môn trong điều kiện thời gian chỉ có 5-7 phút/người, áp lực
phải tươi cười với người bệnh và người bệnh nào cũng lo lắng, sợ sệt,
muốn hỏi rất nhiều nhưng bác sĩ không thể có đủ thời gian để trả lời
từng người một. Do đó khiến bệnh nhân cảm thấy chưa được đối xử một
cách tích cực.
• Các bác sĩ phải sống giữa những áp lực của cả xã hội khi ngành y, bác sĩ
ln nằm trong tâm điểm chỉ trích của báo chí, của dư luận.
• Hầu như các anh chị nhà báo ln đứng về phía bệnh nhân – điều đó
khơng sai. Nhưng đã ai đặt địa vị vào một bác sỹ để hiểu những nỗi vất
vả của họ?
-

Những đồng tiền cay đắng:
• Mỗi bác sĩ học hành vất vả hơn hẳn các ngành khác. Khi ra trường phải
tiếp tục học mới được làm việc, tựu chung mất khoảng 10 năm để có thể
hành nghề. Đi làm cịn liên tục trực đêm với thù lao rẻ mạt.

• Trong khi đó lương bổng của họ khơng khác gì cơng chức Nhà nước
bình thường.
• Cũng có khơng ít trường hợp bệnh nhân đưa phong bì một cách sỗ sàng
khiến bác sĩ bị xúc phạm.

IV.

KIẾN NGHỊ
-

Điều chỉnh cơ chế quản lý: Vấn đề đặt ra là phải tổ chức tự chủ bệnh viện thế
nào? Có để người thầy thuốc phải can dự và quan tâm trực tiếp đến đồng tiền
của từng bệnh nhân khơng? Đó cũng chính là một bài tốn để giải quyết vấn đề

4


y đức cũng như nạn phong bì. Đừng để thầy thuốc can dự trực tiếp vào thu tiền
của người bệnh càng nhiều càng tốt.
-

Nhân viên y tế cần rèn luyện nâng cao y đức không chỉ là cư xử nhã nhặn, thân
thiện với bệnh nhân mà còn bao gồm cả việc nâng cao trình độ chun mơn để
giúp bệnh nhân điều trị khỏi bệnh tật, giảm tải để giúp bệnh nhân cảm thấy
thoải mái khi điều trị tại bệnh viện.

-

Thu nhập của nhân viên y tế được nâng lên thì sẽ hạn chế tình trạng thiếu y đức
do cơ chế thị trường.


-

Tăng cường y tế cơ sở tuyến dưới.

-

Cần giảm nhu cầu khám chữa bệnh. Muốn vậy, hãy phát động tinh thần tập thể
dục, lối sống lành mạnh (bỏ bia rượu, thuốc lá)... - những thứ dễ khiến người ta
phải vào viện nhiều.

-

Cần tiến hướng tới bảo hiểm y tế tồn dân để việc khám chữa bệnh sẽ cơng
bằng, văn minh, khơng có chỗ cho phong bì chen vào.

V.

KẾT LUẬN
Khắc phục vấn nạn này trong bệnh viện không dễ nhưng nếu chúng ta có một
chiến lược phát triển tổng thể (giáo dục, đào tạo, đời sống cho người thầy thuốc, cơ
chế hoạt động, cơ chế tài chính... ) và tồn xã hội quan tâm (trong đó có cả người nhà
bệnh nhân) thì chúng ta hồn tồn có thể giải quyết được.
Thứ nữa là việc thực thi pháp luật phải nghiêm hơn. Mọi người đều phải bình
đẳng trước pháp luật, pháp luật dành cho mọi công dân, ai vi phạm cũng phải xử đúng
người đúng tội. Cuối cùng điều quan trọng nhất phải giải quyết là mọi “công bộc” của
dân phải đủ sống bằng đồng lương của mình chứ khơng thể như hiện nay “lương là
phụ, phong bì là chính”.

5



PHẦN 2: KHÁCH THỂ - BỆNH NHÂN
Tiểu nhóm 2:
Trần Thị Phương Thảo
Văn Nữ Phương Thảo
Trần Thị Thúy
“Văn hóa phong bì” là một thuật ngữ dùng để ám chỉ hành vi nhận tiền “bồi
dưỡng” của bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân điều trị tại các bệnh viện ở Việt
Nam. “Văn hóa phong bì” tồn tại và được chấp nhận như một “luật bất thành văn” tại
hầu hết bệnh viện ở Việt Nam. Hẳn là chẳng ai trong chúng ta còn lấy làm lạ về
“chuyện thường ngày ở bệnh viện” này nữa, ngày ngày chúng ta vẫn kể cho nhau
nghe về việc đưa phong bì cho bác sĩ để được vào phòng khám nhanh hơn, được khám
kỹ hơn, được điều trị tốt hơn, đưa phong bì cho y tá, điều dưỡng để được chích thuốc
nhẹ nhàng hơn, được rửa vết thương kỹ hơn và ít đau hơn,… Đường đi của những
chiếc phong bì này dường như thật thênh thang và êm ái bởi lẽ được trải thảm bởi sự
đồng tình của Ban Quản lý bệnh viện, sự thờ ơ của Bộ Y tế hay “sự tình nguyện đầy
cam chịu” của bệnh nhân?
Chúng tơi xin đưa ra một số ví dụ điển hình về vấn nạn trên và tin chắc rằng
mọi người đều khơng nghi ngờ về tính xác thực của chúng, bởi lẽ chúng ta đã biết đến
rất nhiều:
Ví dụ 1:
Chuyện xảy ra tại bệnh viện phụ sản Từ Dũ, Tp.HCM. Một thai phụ được siêu
âm và cho biết là nhau thai quấn cổ, có thắt nút. Vì thế thai phụ này và gia đình rất lo
lắng và mong đến ngày thai nhi đủ lớn để có thể mổ lấy em bé ra, tránh gây nguy
hiểm cho bà mẹ và em bé càng sớm càng tốt. Đến ngày thai phụ chuyển dạ được đưa
đến bệnh viện và yêu cầu được sinh mổ nhưng bác sĩ từ chối mổ và bảo phải chờ vì
không có phòng mổ. Quá sốt ruột, gia đình bệnh nhân đã đưa cho bác sĩ 2.000.000

6



đồng. Mười lăm phút sau, thai phụ được đưa vào phòng mổ!!! May mắn là mẹ tròn
con vuông. Chúng ta cần suy ngẫm giá trị hữu dụng của 2.000.000 đồng này.
Ví dụ 2:
TAND huyện Ea H’Leo (Đắk Lắk) từng tuyên phạt bị cáo Đỗ Văn Bảo (nguyên
trưởng khoa Ngoại của BV Đa khoa huyện Ea H’Leo) 20 tháng tù về tội nhận hối lộ.
Trước đó, ngày 2-5-2012, tại BV Đa khoa huyện Ea H’Leo, Bảo bị bắt quả tang đang
nhận hối lộ 2,8 triệu đồng của Phạm Duy Quyên và Nguyễn Xuân Thủy để giúp ghi
thêm thương tích vào giấy chứng thương của Thủy.
HĐXX nhận định hành vi của bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, đã lợi dụng chức
vụ, quyền hạn, nhận trên 2 triệu đồng để giúp Thủy nên cần có mức hình phạt tương
ứng.
Theo nghiên cứu của Sinh viên Trường Đại học Mở Tp.HCM - Trần Thị Mai
đề tài "Hiện tượng đưa phong bì tại bệnh viện ở TP.HCM" và đã đạt "Giải thưởng
sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka 2012". Tác giả phát ra 200 bảng hỏi cho người
nhà bệnh nhân tại bốn bệnh viện lớn ở TP.HCM. Trong 146 bảng hợp lệ thu lại, số
người nói có biết hiện tượng đưa phong bì cho nhân viên y tế chiếm 76%. Nghiên
cứu cũng cho biết Chi phí đưa phong bì cho nhân viên y tế như sau:
Chi phí đưa phong bì
20.000-50.000 đồng
100.000-200.000 đồng
300.000-500.000 đồng
600.000-1.000.000 đồng
Trên 1 triệu đồng
Tổng

Y tá
Người
%

47
43,9
49
45,8
8
7,5
3
2,8
107

100

Bác sĩ
Người
%
3
3,0
29
29,3
39
39,4
15
15,2
13
13,1
99
100

Đã có rất nhiều phản ứng từ công chúng dành cho Ngành Y tế để khắc phục
tình trạng lạm quyền ở các bệnh viện, lợi dụng tình trạng bệnh tật của bệnh nhân để

trục lợi cá nhân, và khơng hồn thành trách nhiệm của người làm nghề cứu người khi

7


không được “bồi dưỡng”. Tuy không phải tất cả mọi người làm ngành y đều như thế,
nhưng vấn nạn này đã ăn sâu tạo thành gốc rễ và lan tỏa trong các bệnh viện và cũng
khơng có dấu hiệu giảm tăng trưởng. Trong cuộc họp Quốc hội năm 2012, Đại biểu
Nguyễn Sỹ Thương (Ninh Thuận) phát biểu: “Ngành Y tế nói KHƠNG với phong
bì, nhưng hết đời Bộ Trưởng này đến Bộ Trưởng khác vấn nạn trên khơng
giảm?”.
Đứng ở khía cạnh là bệnh nhân, chúng tôi thực sự mong muốn Bộ Y tế, Ban
Quản lý của các bệnh viện có những biện pháp cứng rắn để loại trừ vấn nạn này góp
phần giữ vững sự thanh cao của những người làm nghề y và bảo vệ quyền lợi chính
đáng của bệnh nhân, đồng thời kêu gọi bệnh nhân cùng người nhà bệnh nhân đồng
lịng nói “KHƠNG” nạn tiêu cực này.
Tiểu nhóm chúng tơi xin nêu ra đây một số phân tích nhằm làm rõ mặt trái của
vấn đề này:
- Bệnh nhân khi đến bệnh viện để được tư vấn hoặc điều trị khi họ có vấn đề về
sức khỏe và rất cần sự giúp đỡ tận tình, chu đáo từ bác sĩ và bệnh viện. Đối với rất
nhiều người nghèo trong xã hội này, bệnh tật là một gánh nặng mà họ đã phải đeo
mang cùng với gánh nặng về tài chính khi “ghé thăm” bác sĩ. Các loại chi phí có thể
kể đến là: tiền thuốc, tiền phịng, tiền phẫu thuật, tiền ăn uống, tiền đi lại, chi phí cho
người chăm sóc bệnh nhân. Chưa kể nhiều bệnh nhân cịn phải có chế độ ăn uống đặc
biệt cũng như chăm sóc đặc biệt. Thế nhưng, cịn có thêm một loại chi phí chẳng bao
giờ được ghi trong hóa đơn điều tri, đó là “tiền bồi dưỡng” cho bác sĩ và điều
dưỡng. Chuyện bồi dưỡng cho bác sĩ 1.000.000 đồng sau ca phẫu thuật hay vài trăm
ngàn sau một đỡ đẻ, 50.000 đồng gửi chị hộ lý “uống cà phê” cho một lần tắm em bé
sơ sinh, hay 20.000 đồng coi như trả công cho cô điều dưỡng sau mỗi lần thay ga
giường… Thật nhức nhối khi ngoài hành lang các bệnh viện, mỗi ngày có hàng trăm

bệnh nhân và người nhà bệnh nhân phải sống bằng những bát cơm từ thiện để chống
chọi với bệnh tật và để dành phần tiền nào đó để nhét vào chiếc phong bì trắng tinh
kia. Những chiếc phong bì đối với bác sĩ và điều dưỡng là một khoản thu ngoài lương
thật hấp dẫn nhưng chúng cũng làm nỗi lo của bệnh nhân/ người nhà bệnh nhân thêm
lớn hơn, có khi trở thành nỗi ám ảnh nếu phải “sống” ở bệnh viện lâu ngày. Vì vậy,
8


loại trừ “văn hóa phong bì” trước tiên là thể hiện tinh thần nhân đạo chăm lo cuộc
sống cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, làm nhẹ đi một phần nỗi lo tài chính của
họ, phải chăng đây cũng là một liều thuốc tinh thần quý báu dành cho bệnh nhân mà
bác sĩ không cần phải kê toa mà bác sĩ cũng cần phải học?
- Khi lên án việc nhận phong bì, e rằng chúng ta sẽ vấp phải sự biện hộ rằng
bệnh nhân và người nhà bệnh nhân tình nguyện đưa phong bì cho y bác sĩ, chứ họ
khơng hề u cầu. Có thể họ nói đúng, việc đưa phong bì thường diễn ra kín đáo, tế
nhị (nhưng cũng không thiếu các trường hợp công khai trước đông người). Người
bệnh và thân nhân cần sự chăm sóc tốt hơn, tận tình hơn hoặc họ khơng có thời gian
chờ đợi hoàn tất tất cả các thủ tục rườm rà ở bệnh viện vì tình trạng ở các bệnh viện
lớn hiện nay luôn quá tải. Bản thân người đưa phong bì chỉ muốn nhận được dịch vụ
tốt hơn nhưng bản thân người nhận phong bì đã xem trọng đồng tiền mà xem
thường những người bệnh nhân đang chờ đợi, hoặc đang cần một sự chăm sóc tốt
tương tự mà đáng lẽ họ phải được nhận cho dù không đưa phong bì, bởi lẽ đó là trách
nhiệm của những người làm công việc cứu người. Thiết nghĩ, nếu như các y bác sĩ đều
điều trị và chăm sóc cho các bệnh nhân đưa phong bì và khơng đưa phong bì bằng
cùng một thái độ mà mức độ trách nhiệm, thì vấn nạn đưa phong bì có cịn tồn tại và
có cơ hội để phát triển thành một thông lệ đáng lên án hay khơng? Nếu khơng đưa
phong bì mà bệnh nhân cũng nhận được một sự chăm sóc chu đáo, thái độ ân cần từ y
bác sĩ, thì các bệnh nhân khác cũng chẳng dại gì mà đưa phong bì, hoặc họ sẽ có cách
đền đáp đầy ân tình và người y bác sĩ sẽ đáng được trân trọng hơn.
- Tồi tệ hơn nếu như các y bác sĩ công khai địi hỏi “chi phí khơng hóa đơn”

này. Trường hợp này cũng không phải là hiếm. Năm 2011, kết quả khảo sát trên 6.000
độc giả của báo điện tử Dân Trí cho thấy có gần 3/4 bệnh nhân đưa phong bì do BS
hoặc y tá gợi ý.
- Hoặc như ví dụ 2 vừa nêu trên đây, chính thói quen nhận phong bì, cũng đồng
nghĩa là một hình thức nhận hối lộ, các y bác sĩ có thể tiếp tay cho tội phạm hoặc các
cá nhân phục vụ cho mục đích xấu, làm ảnh hưởng đến quyền lợi và công bằng và đạo
đức xã hội. Đây là những thành phần tha hóa cần phải nghiêm trị bằng biện pháp
mạnh để chấn chỉnh ngành y, trấn an công chúng.

9


Hành vi nhận phong bì của các người làm ngành y, dần dần đã tạo nên cái nhìn
khác của cơng chúng về cái nghề vốn được xem là cao quý trừ trước đến nay. Bản
chất ngành y là cao quý, nhưng khi những con người làm ngành y tiếp tay và liên quan
đến vấn nạn này đã làm lu mờ giá tri của y đức, tạo điều kiện cho y bác sĩ tầm
thường hóa sức khỏe và tính mạng con người nhưng làm trầm trọng hóa tiêu cực
xã hội.

10


PHẦN 3: CƠ QUAN QUẢN LÝ – BỆNH VIỆN
Tiểu nhóm 3:
Hoàng Thị Hương Thảo
Nguyễn Đan Thi

Người Việt Nam từ xưa đến nay lựa chọn con đường đức trị như kim chỉ nam
trong các hành động của mình. Đặc biệt là truyền thống trọng nghĩa tình và văn hóa
thể hiện lịng biết ơn đối với những người đã giúp đỡ mình trong cuộc sống. Văn hóa

này được người Việt cụ thể hóa bằng các hành động thiết thực như gửi đến lời cám
ơn, tặng quà, tặng hiện vật… Đây là văn hóa có thể nhận thấy được người Việt thể
hiện phổ biến trong hầu hết mọi lĩnh vực của xã hội và trong mọi hoạt động của đời
sống, đặc biệt là trong lĩnh vực y tế - thể hiện ở hành động tặng phong bì cho các nhân
viên trong bệnh viện.
Xuất phát điểm của hành động này chính là từ lịng biết ơn của bệnh nhân và
người nhà bệnh nhân đối với bác sĩ, người đã giúp họ vượt qua được nỗi khổ của bệnh
tật, tiếp tục phục hồi sức khỏe để tận hưởng cuộc sống mà ai cũng chỉ có một này. Bản
chất của hành động này vơ cùng có ý nghĩa đối với cả hai phía. Đối với bệnh nhân, họ
được thể hiện sự biết ơn đối với người đã đem lại sức khỏe quý giá cho họ, đúng với
truyền thống bao đời nay của dân tộc. Đối với các bác sĩ và nhân viên y tế, họ nhận
được sự khích lệ rất lớn về tinh thần để động viên họ tiếp tục sự nghiệp tuy vất vả
nhưng rất nhân văn của mình. Thế nhưng trong vài năm trở lại đây, những hành động
ý nghĩa như vậy lại bị xem là vấn nạn, là nỗi ám ảnh của bệnh nhân, là sự chua chát
của các nhân viên y tế, là vấn đề gây nhức nhối xã hội và đau đầu các nhà quản lý.
Vậy thì nguyên nhân thật sự là do đâu?
Đứng từ phía góc độ nhà quản lý, cụ thể là ban giám đốc bệnh viện, chúng tôi
đã cố gắng đi tìm nguyên nhân gốc rễ thật sự của hiện tượng này dựa trên cơ sở lắng

11


nghe ý kiến và quan điểm từ cả hai phía: bệnh nhân và nhân viên y tế ,để có được cái
nhìn khách quan và tổng thể nhất.
Ngành y tế là một ngành đặc biệt, dịch vụ ngành y tế cung cấp cũng vô cùng
đặc biệt, liên quan đến sinh mạng và sức khỏe con người và liên quan đến tất cả mọi
thành phần trong xã hội, không kể người giàu kẻ nghèo. Vì vậy thành phần đến khám
chữa bệnh rất đa dạng và phức tạp. Khi chúng tôi nhận được phản ánh của bệnh nhân
và người nhà bệnh nhân về việc phải đưa phong bì cho bác sĩ và các nhân viên y tế thì
mới nhận được sự chăm sóc y tế tốt hơn, chúng tơi nhận thấy rằng có thể đây chỉ là

nhận định chủ quan từ phía bệnh nhân về chất lượng dịch vụ thực sự mà họ nhận
được.
Khi đến khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế, người dân thường mong muốn nhận
được các dịch vụ y tế thỏa mãn với yêu cầu của mình, muốn nhận được sự quan tâm
chăm sóc tận tình của các y bác sĩ, và đặc biệt là tâm lý không muốn chờ đợi, muốn
được ưu tiên để nhanh chóng nhận được dịch vụ.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay nước ta ở trong thời kì đang phát triển, tình trạng
cơ sở vật chất hạ tầng vẫn còn rất yếu kém, chưa phát triển kịp để đáp ứng nhu cầu
cao về dịch vụ y tế ứng với tốc độ tăng dân số khá nhanh của nước ta. Tỷ lệ bác sĩ tại
Việt Nam hiện nay là 5,4/10.000 dân. Do đó, hiện trạng này dẫn đến sự quá tải trong
công việc của các nhân viên y tế và khiến cho môi trường làm việc của họ cực kỳ căng
thẳng và vất vả.
Từ sự đối nghịch giữa mong muốn của bệnh nhân và thực trạng hiện tại, bệnh
nhân nghĩ rằng đưa phịng bì chính là cách để họ nhận được sự ưu tiên từ bác sĩ.
Nhưng thực tế, khám chữa bệnh và chăm sóc y tế cho bệnh nhân là nhiệm vụ cũng
như công việc của các nhân viên y tế, họ có trách nhiệm phải hồn thành cơng việc vì
họ đã được trả lương để làm việc đó. Phong bì của bệnh nhân chỉ có thể giúp họ nhận
được một thái độ cung cấp dịch vụ có thể tích cực hơn, chứ chưa chắc là một dịch vụ
y tế tốt hơn. Do vậy, để tránh khơng đưa bản thân vào sự bất bình, bệnh nhân và người
nhà bệnh nhân không nên cổ súy cho hành động đưa phong bì mang tính chất hối lộ
để nhận được sự ưu tiên hơn của các bác sĩ.

12


Về phía các bác sĩ, những người đã bỏ nhiều thời gian và công sức của bản
thân trong một thời gian dài để học tập và nghiên cứu thì việc họ mong muốn nhận
được sự đãi ngộ chính đáng từ các cơ quan quản lý là nguyện vọng cực kì chính đáng.
Ta có thể thấy, chỉ mới đây thơi trong xã hội chế độ cũ, lương bổng của một bác sĩ lúc
bấy giờ thuộc vào hàng cao nhất của xã hội, bác sĩ được xếp vào giới trí thức thượng

lưu và được xã hội rất kính trọng. Cuộc sống của họ và gia đình được bảo đảm và họ
có thể chuyên tâm vào việc nghiên cứu và khám chữa bệnh cho nhân dân. Còn trong
xã hội hiện nay, hệ thống đánh giá lương theo hệ số đánh đồng tất cả các ngành nghề,
kể cả ngành có tính chất nguy hiểm và vất vả cao như ngành y tế. Điều này dẫn đến
một sự thật là nhân viên ngành y tế cảm thấy sự không công bằng khi so sánh với các
ngành khác khi ngành này địi hỏi một trình độ chuyên môn nhất định, cường độ làm
việc cao, môi trường làm việc nhiều nguy cơ hơn hẳn nhưng lương chỉ đứng thứ 16/18
trong các ngành. Mặt khác, với tình hình kinh tế khó khăn hiện nay, khi mà lương
khơng theo kịp với tốc độ tăng giá, thì cuộc sống của các nhân viên y tế càng trở nên
khó khăn hơn. Một khi các nhu cầu căn bản của cuộc sống chưa được bảo đảm, rất
khó có thể yêu cầu các nhân viên y tế yên tâm làm việc với thái độ tích cực mà khơng
nhận tiền lót tay từ bệnh nhân. Do vậy, khẩu hiệu “Nói khơng với phong bì” đang
được tuyên truyền khắp nơi hiện nay khó có thể được thực hiện nếu như không giải
quyết được các vấn đề cơ bản trong mối quan hệ này.
Hơn nữa, không phải tất cả các y bác sĩ đều vòi vĩnh hoặc gây khó dễ để địi
bệnh nhân phải đưa phong bì. Vấn đề này thuộc về phạm trù đạo đức trong mỗi con
người. Nếu con người đã khơng có đạo đức thì khơng kể làm việc trong ngành nào,
bất cứ luật định nào cũng khơng có tác dụng.
Theo quan điểm của ban quản lý bệnh viện, vấn đề trên cần được nhìn nhận từ
nhiều góc độ và có cách giải quyết hợp lý để dung hịa lợi ích giữa bệnh nhân và bác
sĩ.
Có ý kiến cho rằng tình trạng này xảy ra là do lỗi của nhân viên y tế, vì vậy cần
có chế tài xử phạt nghiêm khắc, thậm chí là đuổi việc với các nhân viên nhận phong
bì. Tuy nhiên đây chỉ là giải pháp mang tính tạm thời, chỉ đem lại sự “hả dạ” cho một
bộ phận người dân mà không thể giải quyết vấn đề. Thực trạng vẫn cịn đó là tình
13


trạng quá tải của bệnh viện cũng như tâm lý muốn được ưu tiên của bệnh nhân có tiền
và tâm lý tự ti cho rằng mình bị đối xử ít chu đáo hơn của bệnh nhân khơng có tiền.

Đồng thời, chúng tôi thiết nghĩ cần phân biệt giữa hành động đưa phong bì theo
kiểu đút lót, hối lộ và hành động tặng quà, đưa phong bì thể hiện lời cảm ơn xuất phát
từ tấm lòng của bệnh nhân đến các nhân viên y tế. Loại hành động thứ nhất có thể
xem như là một cuộc trao đổi, mua bán, trong đó người đưa phong bì cần mua sự
nhanh chóng và tốt hơn trong dịch vụ (theo như đánh giá của họ) và người nhận
phong bì có nghĩa vụ bán dịch vụ theo yêu cầu của người mua. Nếu như hành động
này mang tính tự nguyện giữa hai bên và khơng vi phạm pháp luật, chúng tôi cho rằng
không thể áp dụng các hình thức xử phạt hành chính hay phạt tù đối với các nhân viên
y tế. Tuy nhiên hành động này cũng khơng được khuyến khích do tính chất đặc biệt
của ngành y là việc cứu người, là trách nhiệm của người thầy thuốc. Nếu hành động
này bị biến tướng khi mất sự tự nguyện của một trong hai bên thì sẽ trở thành hành
động vi phạm đạo đức và lương tâm và sẽ bị xử phạt theo quy định của tổ chức. Cịn
hành động đưa phong bì để cảm ơn các bác sĩ sau khi nhận được sự chăm sóc và chữa
trị tận tình của bệnh nhân và người nhà là điều rất đáng quý, thể hiện được truyền
thống tốt đẹp của người Việt Nam, chúng tôi cho rằng khơng có gì phải can thiệp.
Vì vậy, khi đưa vấn đề ra phân tích trong nhiều tình huống khác nhau, chúng
tôi cho rằng để giải quyết triệt để vấn đề, ta cần giải quyết từ các nguyên nhân đã phân
tích trên.
Thứ nhất, để giảm tải sự chen lấn và đông đúc tại các bệnh viện, cần giảm nhu
cầu khám chữa bệnh bằng cách tuyên truyền giáo dục sức khỏe và phổ biến lối sống
lành mạnh như tập thể dục, ăn uống hợp lý, không uống bia rượu… nhằm giúp người
dân nâng cao sức khỏe để không phải đến bệnh viện thường xuyên. Đồng thời tuyên
truyền vào thực hiện bảo hiểm y tế trong toàn dân để tất cả mọi người đều được khám
chữa bệnh giống nhau, khơng có chỗ cho sự ưu tiên.
Thứ hai, các nhân viên y tế cần rèn luyện các cách cư xử phù hợp với đạo đức
và thường xuyên cải thiện để phục vụ chuyên nghiệp hơn cho các bệnh nhân.

14



Thứ ba, cần đưa ra các quy định về việc nghiêm cấm các nhân viên y tế có các
hành động tiêu cực nhằm vòi tiền bệnh nhân và yêu cầu họ thực hiện đúng trách
nhiệm trong cơng việc của mình, đồng thời đưa ra các chế tài xử lý nếu như vi phạm.
Mặt khác, cần phải xem xét thật kĩ lưỡng tình huống xảy ra sự việc nhằm đánh giá
đúng bản chất, để tránh làm tổn thương mối quan hệ vốn rất nhạy cảm giữa bệnh nhân
và bác sĩ.
Thứ tư, khuyến khích các bác sĩ nâng cao tay nghề để họ có thể tăng thêm thu
nhập bằng các việc làm ngồi giờ trong khi nên kinh tế vĩ mơ chưa giải quyết được
hoàn toàn cơ chế lạc hậu đang đẩy ngành y vào thế kẹt.
Thứ năm, đề nghị Nhà nước xây dựng chính sách bồi dưỡng cho các nhân viên
làm trong ngành y tế để đưa ngành trở lại vị trí hết sức quan trọng trong xã hội.
Nhìn từ một góc độ khác, chúng ta có thể dễ nhận thấy, khơng phải ngẫu nhiên
mà hiện tượng phong bì phổ biến ở các bệnh viện phía Bắc nhiều hơn các bệnh viện
phía Nam. Một phần là do văn hóa vùng miền, tuy nhiên phần lớn chính là do các ứng
xử giữa các bên liên quan. Có thể lấy ví dụ ở bệnh viện Gia Định, nơi hầu như khơng
có phản ánh về hiện tượng phong bì từ bệnh nhân. Ban giám đốc bệnh viện đã thực
hiện việc phổ biến thường xuyên trong nhân viên về y đức và đề ra các quy định về
hành vi ứng xử phù hợp với truyền thống đạo đức. Đồng thời có chế độ khuyến khích
và động viên nhân viên trong trường hợp nhân viên nhận được lời cám ơn từ bệnh
nhân. Tất cả điều này đã tạo nên một môi trường y tế trong sạch và mang tính trách
nhiệm cao cũng như tạo dựng được niềm tin của bệnh nhân về lương tâm của người
thầy thuốc.
Như vậy, hành động tặng phong bì cho bác sĩ không hẳn là hành vi trái đạo đức
như dư luận đang lên án. Chúng ta cần có cái nhìn khách quan hơn để đánh giá đúng
vấn đề. Từ quan điểm của nhà quản lý, chúng tôi sẽ áp dụng kết hợp quan điểm đức trị
và pháp trị cần để giải quyết mối quan hệ giữa bệnh nhân và nhân viên y tế. Nhưng
đồng thời sẽ tiếp tục nghiên cứu và tìm ra các giải pháp khả thi và tốt nhất để giải
quyết các nguyên nhân căn bản gây ra hiện tượng này dưới góc độ tiêu cực.

15



KẾT LUẬN
Như vậy, sau khi đánh giá vấn đề văn hóa phong bì trong bệnh viện từ quan
điểm của ba chủ thể chính liên quan, nhóm thấy rằng đây khơng hẳn là một hành vi
trái đạo đức xã hội đáng bị lên án. Hành vi này chỉ mang tính tiêu cực và nảy sinh một
cách tất yếu từ thực trạng quá tải của bệnh viện và cơ chế lương thưởng chưa hợp lý
cho các nhân viên y tế. Còn trong một số hồn cảnh, phong bì đại diện cho thay cho
lời cảm ơn từ bệnh nhân đến các y bác sĩ – những người đã cứu chữa và đem lại sức
khỏe cho họ, thì hành vi này lại mang ý nghĩa rất tích cực, vừa thể hiện truyền thống
tốt đẹp của lòng biết ơn, vừa đem lại cho người thầy thuốc sự khích lệ tinh thần lớn
lao, giúp họ có thêm động lực trong sự nghiệp nghiên cứu khoa học và chữa bệnh cho
nhân dân. Do đó, vấn đề cần được giải quyết từ gốc rễ trên khía cạnh vĩ mô, từ việc
phân bổ nguồn lực phát triển ngành y tế và xem xét lại hệ thống đánh giá công việc
phù hợp hơn để đảm bảo lợi ích cho các bên liên quan, như vậy chắc chắn phong bì
trong bệnh viện sẽ khơng cịn mang ý nghĩa tiêu cực như trong thời gian vừa qua.

----------------HẾT----------------

XIN CHÂN THÀNH CÁM ƠN THẦY ĐÃ HƯỚNG DẪN CHÚNG EM
HOÀN THÀNH BÀI TIỂU LUẬN NÀY!

16



×