Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

Tìm hiểu về mainboard

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.48 MB, 78 trang )

Trang chủ » Mainboard
/>Mainboard: Sơ đồ khối
20-12-2008 | lqv77 | 18 phản hồi »
I. CHỨC NĂNG CỦA MAINBOARD:
Trong một hệ thống máy tính có khoảng 10 thiết bị khác nhau như:
- CPU
- RAM
- Card Video
- Card Sound
- Card LAN
- HDD
- CDROM
- FDD
- Keyboard
- Mouse
* Các thiết bị này có tốc độ chạy rất khác nhau:
- Ví dụ: Tốc độ ra vào qua chân CPU là 800MHz nhưng tốc độ qua chân RAM là
400MHz và tốc độ qua Card Sound chỉ có 66MHz
- Ngoài ra số đường mạch (số BUS) cũng khác nhau, vì vậy cmà các thiết bị trên không
thể kết nối trực tiếp với nhau được.
- Mainboard chính là thiết bị đóng vai trò trung gian để kết nối tất cả các thiết bị trên hệ
thống máy tính liên kết lại với nhau thành một bộ máy thống nhất, vì vậy Mainboard có
những chức năng sau:
* Các chức năng của Mainboard:
Gắn kết các thành phần trên một hệ thống máy tính lại với nhau
Điều khiển thay đổi tố độ BUS cho phụ hợp với các thành phần khác nhau
Quản lý nguồn cấp cho các thành phần trên Main
Cung cấp xung nhịp chủ (xung Clock) để đồng bộ sự hoạt động của toàn hệ thống
Chính vì những chức năng quan trọng trên mà khi Main có sự cố thì máy tính không thể
hoạt động được.
Hệ thống máy tính với các thiết bị gắn trên nó, Mainboard có các thành phần chính là


North Bridge (Chipset bắc), Sourth Bridge (Chipset nam), IC SIO (IC điều khiển các
cổng). Ba thành phần chính của Mainboard đóng vai trò trung gian để gắn kết các thiết
bị của hệ thống máy tính lại thành một bộ máy thống nhất.
II. SƠ ĐỒ KHỐI CỦA MAINBOARD:
2.1 Các thành phần chính của Mainboard:
• Soket (đế cắm CPU)
Có nhiều loại đế cắm cho CPU tuỳ theo chủng loại Mainboard
- Socket 370 trên các Mainboard Pentium 3
- Socket 478 trên các Mainboard Pentium 4
- Socket 478 trên các Mainboard Pentium 4
Các chân Socket do Chipset bắc điều khiển.
• North Bridge (Chipset bắc)
- Chipset bắc có nhiệm vụ điều khiển các thành phần có tốc độ cao như CPU,
RAM và Card Video
- Chipset điều khiển về tốc độ BUS và điều khiển chuyển mạch dữ liệu, đảm bảo
cho dữ liệu qua lại giữa các thành phần được thông suốt và liên tục, khai thác hết
được tốc độ của CPU và bộ nhớ RAM
- Có thể ví Chipset giống như một nút giao thông ở một ngã tư, điều khiển chuyển
mạch như các đèn xanh đèn đỏ cho phép từng luồng dữ liệu đi qua trong một
khoảng thời gian nhất định, còn điều khiển tốc độ BUS là mỗi hướng của ngã tư
khác nhau thì các phương tiện phải chạy theo một tốc độ quy định.
• Sourth Bridge (Chipset nam)
- Chức năng của chipset nam tương tụ như chipset bắc, nhưng chipset nam điều
khiển các thành phần có tốc độ chậm như: Card Sound, Card Net, ổ cứng, ổ CD
ROM, các cổng USB, IC SIO và BIOS v v…
• ROM BIOS (Read Olly Memory – Basic In Out System)
- ROM là IC nhớ chỉ đọc, BIOS là chương trình nạp trong ROM do nhà sản xuất
Mainboard nạp vào, chương trình BIOS có các chức năng chính sau đây:
- Khởi động máy tính, duy trì sự hoạt động của CPU
- Kiểm tra lỗi của bộ nhớ RAM và Card Video

- Quản lý trình điều khiển cho chipset bắc, chipset nam, IC-SIO và card video
onboard
- Cung cấp bản cài đặt CMOS SETUP mặc định để máy có thể hoạt động ta chưa
thiết lập CMOS
• IC SIO (Super In Out) – IC điều khiển các cổng vào ra dữ liệu
- SIO điều khiển các thiết bị trên cổng Parallel như máy In, máy Scaner, điều
khiển ổ mềm, các cổng Serial như cổng COM, cổng PS/2
- Ngoài ra SIO còn thực hiện giám sát các bộ phận khác trên Main hoạt động để
cung cấp tín hiệu báo sự cố
- Tích hợp mạch điều khiển tắt mở nguồn, tạo tín hiệu Reset hệ thống.
• Clockgen (Clocking) – Mạch tạo xung Clock
- Mạch tạo xung Clock có vai trò quan trọng trên Main, chúng tạo xung nhịp cung
cấp cho các thành phần trên Main hoạt động đồng thời đồng bộ sự hoạt động của
toàn hệ thống máy tính, nếu mạch Clock bị hỏng thì các thành phần trên Main
không thể hoạt động được, mạch Clocking hoạt động đầu tiên sau khi Main có
nguồn chính cung cấp.
• VRM (Vol Regu Module) – Modul ổn áp.
- Đây là mạch điều khiển nguồn VCORE cấp cho CPU, mạch có nhiệm vụ biến
đổi điện áp 12V/2A thành điện áp khoảng 1,5V và cho dòng lên tới 10A để cấp
cho CPU, mạch bao gồm các linh kiện như đèn Mosfet, IC dao động, các mạch
lọc L,C
• Khe AGP hoặc PCI Express
Khe AGP và PCI Express dùng để gắn Card video, khe AGP hoặc PCI Express
do Chipset bắc điều khiển.
• Khe RAM
- Khe RAM do Chipset bắc điều khiển dùng để gắn bộ nhớ RAM, đây là bộ nhớ
trung gian không thể thiếu được trong một hệ thống máy tính.
• Khe PCI
- Khe PCI do Chipset nam điều khiển dùng để gắn các Card mở rộng như Card
sound, Card Net …

• Cổng IDE
- Cổng IDE do Chipset nam điều khiển, cổng IDE dùng để gắn các ổ đĩa như
HDD, CDROM, DVD …
Các thành phần trên Mainboard và trên sơ đồ khối của Mainboard
2.2 – Sơ đồ khối của Mainboard
Sơ đồ khối của Mainboard
III – POST (POWER ON SELF TEST) QUÁ TRÌNH KHỞI ĐỘNG VÀ KIỂM
TRA CỦA MÁY TÍNH
• Quá trình khởi động và kiểm tra của máy tính diễn ra ngay sau khi bạn bấm công
tắc mở nguồn, khi mà màn hình chưa có gì cả là lúc một loạt quá trình đã đựơc
thực hiện bởi chương trình POST máy do BIOS thực hiện.
• Hầu hết các hư hỏng của Mainboard đều biểu hiện ở lúc khởi động, vì vậy nếu
bạn nắm chắc được quá trình khởi động của máy thì bạn có thể dễ dàng xác định
được nguyên nhân của mỗi sự cố.
Các bước trong quá trình khởi động máy tính (sau khi bật công tắc)
1. Bật công tắc, nguồn chính hoạt động cung cấp cho Mainboard các điện áp chính
12V, 5V và 3.3V
2. Mạch VRM cấp nguồn VCORE cho CPU đồng thời báo tín hiệu VRM_GD
(VRM_Good) đến Chipset nam
3. Mạch tạo xung Clock (Clocking) hoạt động, cung cấp cho các thành phần trên
Main xung Clock để hoạt động
4. Khi có Vcc, có xung Clock IC-SIO hoạt động.
5. IC-SIO tạo tín hiệu Reset để khởi động Chipset nam
6. Chipset nam hoạt động
7. Nếu có tín hiệu VRM_GD thì Chipset nam tạo tín hiệu Reset hệ thống.
8. Chipset bắc hoạt động
9. Chipset bắc tạo ra tín hiệu Reset CPU
10. CPU hoạt động
11. CPU phát tín hiệu truy cập ROM để nạp chương trình BIOS
12. Chương trình BIOS kiểm tra bộ nhớ RAM

13. Chương trình BIOS kiểm tra Card Video
14. BIOS cho nạp bản lưu cấu hình máy trong RAM CMOS
15. Kiểm tra các cổng và các ổ đĩa theo thiết lập trong CMOS
16. Khởi động ổ cứng và nạp hệ điều hành từ ổ cứng lên RAM
Quá trình khởi động máy tính sau khi bật công tắc
Mainboard: Mạch quản lý nguồn
24-12-2008 | lqv77 | 1 phản hồi »
Các mạch ổn áp trên Mainboard.
3.1 – Các điện áp cấp trực tiếp đến linh kiện (không qua ổn áp)
Trên Mainboard có một số linh kiện sử dụng trực tiếp nguồn điện từ nguồn ATX tới mà
không qua mạch ổn áp, đó là các linh kiện:
- IC Clock gen (tạo xung Clock) sử dụng trực tiếp nguồn 3,3V
- Chipset nam sử dụng trực tiếp các điện áp 3,3V , 5V và 5V STB
- IC-SIO sử dụng trực tiếp nguồn 3,3V và 5V STB
(Các linh kiện sử dụng trực tiếp nguồn điện từ nguồn ATX hay bị sự cố khi ta sử dụng
nguồn ATX kém chất lượng)
3.2 – Các mạch ổn áp:
- Các linh kiện như CPU, RAM, Card Video và Chipset bắc chúng thường chạy ở các
mức điện áp thấp vì vậy chúng thường có các mạch ổn áp riêng để hạ áp từ các nguồn
3.3V, 5V hoặc 12V xuống các mức điện áp thấp từ 1,3V đến 2,5V.
a) Mạch VRM (Vol Regu Module – Modun ổn áp): – VRM là mạch ổn áp nguồn cho
CPU, mạch này có chức năng biến đổi điện áp 12V xuống khoảng 1,5V và tăng dòng
điện từ khoảng 2A lên đến 10A để cung cấp cho CPU
- Trên các Mainboard Pen3 thì mạch VRM biến đổi điện áp từ 5V xuống khoảng 1,7V
cấp cho CPU
b) Mạch Regu_Chipset (mạch ổn áp cho chipset)
- Là mạch ổn áp nguồn cấp cho các Chipset, các Chipset nam và bắc của Intel thường sử
dụng điện áp chính là 1,5V các Chepset VIA thường sử dụng điện áp khoảng 3V
c) Mạch Regu_RAM (mạch ổn áp cho RAM)
- Với thanh SDRAM trên hệ thống Pentium 3 sử dụng 3,3V thì không cần ổn áp

- Thanh DDR sử dụng điện áp 2,5V; thanh DDR2 sử dụng 1,8V và thanh DDR3 sử dụng
1,5V vì vậy chúng cần có mạch ổn áp để giảm áp xuống điện áp thích hợp.
Sơ đồ của mạch cấp nguồn trên
Mainboard
3.3 – Phân tích sơ đồ mạch cấp nguồn trên Mainboard
- Khi cắm điện, phần nguồn STANBY trên nguồn ATX hoạt động => cung cấp 5V STB
xuống Mainboard qua sợi dây mầu tím của rắc nguồn.
- Khi bấm công tắc => mạch khởi động trên Mainboard đưa ra lệnh P.ON = 0V điều
khiển cho nguồn chính hoạt động, nguồn chính chạy => cung cấp xuống Mainboard các
điện áp: 3,3V 5V và 12V, và một số nguồn phụ
như -5V và -12V
- Nguồn 3,3V cấp trực tiếp cho IC tạo xung Clock, Chipset nam, BIOS và IC-SIO – đồng
thời đi qua mạch ổn áp hạ xuống 1,5V cấp cho các Chipset (Intel) hoặc hạ xống 3V cấp
cho các chipset VIA.
- Nguồn 12V đi qua mạch ổn áp VRM hạ xuống điện áp khoảng 1,5V cấp cho CPU
- Nguồn 5V đi cấp cho Chipset và các Card mở rộng trên khe PCI, giảm áp xuống 2,5V
qua mạch ổn áp để cấp nguồn cho RAM
Hoạt động mở nguồn trên Mainboard
Quá trình điều khiển nguồn trên Mainboard
Chú thích quá trình điều khiển nguồn:
- Khi cắm điện, nguồn STANBY hoạt động trước cung cấp điện áp 5V STB cho mạch
khởi động trên Chipset nam và
IC- SIO
- Khi bật công tắc, từ Chipset nam đưa ra lệnh mở nguồn P.ON, lệnh này đưa qua IC-SIO
rồi đưa đến chân P.ON của rắc cấp nguồn cho Mainboard (qua dây mầu xanh lá) để lên
điều khiển cho nguồn chính Main Power hoạt động.
- Nguồn chính họat động cho ra các điện áp chính là:
* 3,3V – Cấp trực tiếp cho các IC như Chipset nam, SIO và Clock gen đồng thời đi qua
mạch ổn áp Regu để cấp
nguồn chính 1,5V cho hai Chipset

* 5V cấp trực tiếp đến Chipset nam, và cấp cho các Card mở rộng PCI
* 12V cấp cho mạch ổn áp VRM để giảm áp xuống khoảng 1,5V cấp nguồn cho CPU
- Nếu mạch VRM hoạt động tốt (không có sự cố) nó sẽ cho ra nguồn VCORE (1,5V) cấp
cho CPU đồng thời cho tín hiệu VRM_GD (VRM_Good) báo về Chipset nam, đây là tín
hiệu bảo vệ, nếu có tín hiệu này báo về, Chipset nam hiểu là CPU đã sẵn sàng hoạt động
và Chipset sẽ cho ra tín hiệu RESET để khởi động máy.
Chú thích các thành phần trên sơ đồ
Bạn kích chuột vào linh kiện trên sơ đồ để xem mạch thực tế
Bàn thảo của lqv77:
• Bài này riêng lqv77 tôi có 1 bài cùng chủ đề với tên “Mạch cấp nguồn cho CPU
trên mainboard” trước khi sưu tầm được từ hocnghe.com.vn – mọi người nên
tham khảo thêm để có một cách tiếp nhận khác.
• Nhiều người cho rằng viết BLOG là không nên copy. Quan điểm của tôi cho rằng
việc sưu tầm một số bài viết hay để tập hợp lại theo chủ đề, chia sẻ cho mọi người
một cách không vụ lợi và có trích dẫn nguồn gốc thì “cũng nên”.
• Tùy mọi người nghĩ sao thì nghĩ, riêng tôi ban đầu ý định của tôi chỉ là sưu tầm
các tài liệu hay để tham khảo. Chứ mỗi lần “đọc” phải đăng ký, đang nhập và lại
“tốn tiền” và không thể download về thì thiệt thòi cho mọi người quá.
Mainboard: Cách kiểm tra Mosfet
26-12-2008 | lqv77 | 39 phản hồi »
Chức năng của đèn Mosfet trên Mainboard
Trên Mainboard ta thường thấy đèn Mosfet được sử dụng rất nhiều, chúng được sử dụng
trong mạch điều khiển nguồn cấp cho CPU, cho Chipset và RAM
Cấu tạo của đèn Mofet
Đèn Mosfet được cấu tạo từ các chất bán dẫn N-P-N, chúng được cấu tạo bởi 3 cực:
• Cực nền (Drain) – D
• Cực nguồn (Source) – S
• Cực cổng (Gate) – G
Đặc điểm của Mosfet ngược (dùng trên Mainboard)
- Từ chân G sang chân S là cách điện

- Từ chân G sang chân D là cách điện
- Từ chân D sang chân S (khi cấp dương vào D) thì còn phụ thuộc vào điện áp chân G
Nếu điện áp chân G > điện áp chân S thì đèn dẫn (khi cấp dương vào D, âm vào S)
Nếu điện áp chân G < = điện áp chân S thì đèn tắt
=> Như trên là đèn tốt.
Các trường hợp đèn hỏng
- Nếu đo từ chân G sang chân S mà có trở kháng thấp => là đèn chập G-S
- Nếu đo từ chân G sang chân D mà có trở kháng thấp => là đèn chập G-D
- Nếu điện áp chân G dương hơn chân S mà đèn không dẫn (khi cấp dương vào D, âm
vào S) => là đèn đứt D-S
- Nếu điện áp chân G nhỏ hơn hoặc bằng điện áp chân S mà đèn vẫn dẫn => là đèn bị
chập D-S
Nguyên lý hoạt động của đèn Mosfet
Phương pháp đo kiểm tra đèn Mosfet trên Mainboard
Đo xem đèn Mosfet có bị chập không ?
- Khi đo trực tiếp các đèn Mosfet trên Mainboard, bạn chỉ xác định được là đèn có bị
chập hay không chứ không xác định được chất lượng của đèn
- Cách đo như hình minh hoạ dưới đây.
Giải thích kết quả của phép đo như sau:
- Khi đo trực tiếp Mosfet trên Mainboard bạn để đồng hồ ở thang X1
- Đo vào cực D và cực S, đảo chiều que đo hai lần
=> Nếu hai chiều đo thấy:
- Một chiều kim chỉ lên một chút
- Một chiều lên gần hết thang đo
=> Là đèn có D – S không bị chập
=> Nếu cả hai chiều đo thấy kim lên bằng 0 Ω là Mosfet bị chập D – S
Như minh hoạ ở trên ta thấy rằng
- Đèn số 1 – không bị chập
- Đèn số 2 – bị chập D – S
4.2 – Đo kiểm tra chất lượng của đèn Mosfet

- Để kiểm tra được chất lượng của đèn, bạn cần tháo hai chân G và S ra khỏi mạch in, sau
đó chỉnh đồng hồ ở thang 1 KΩ và đo như sau:
Các trường hợp sau là đèn Mosfet bị hỏng
- Đo giữa G và S thấy có trở kháng thấp => Là đèn bị rò hoặc chập G-S
- Đo giữa G và D thấy có trở kháng thấp => Là đèn bị rò hoặc chập G-D
- Sau khi đã nạp dương cho G (để mở mosfet) mà đo ngược D-S đèn không dẫn => Là
đứt D-S
- Sau khi đã nạp âm cho G (để khoá mosfet) mà đo ngược D-S mosfet vẫn dẫn là chập D-
S
Lưu ý: Khi đo chất lượng mosfet chỉ cho kết quả chính xác khi bạn gỡ chân G và S ra
khỏi mạch in
Ứng dụng của Mosfet trên Mainboard
5.1 – Mosfet được sử dụng để khuếch đại dòng điện trong các mạch ổn áp
Ở trên là mạch ổn áp nguồn cho RAM, Mosfet đóng vai trò khuếch đại dòng điện, IC
khuếch đại thuật toán LMV358 thực hiện điều khiển điện áp ở chân G, mạch có tác dụng
cung cấp một điện áp ổn định với dòng điện tương đối lớn.
5.2 – Mosfet kết hợp với cuộn dây thực hiện đóng mở điện áp một chiều thành dạng
xung có rộng xung thay đổi được từ đó có thể tăng hay giảm điện áp đầu ra so với
điện áp đầu vào theo ý muốn.
Hoạt động ngắt mở của Mosfet trong mạch hạ áp
Mosfet trong mạch ổn áp nguồn cấp cho CPU (mạch VRM)
5.3 – Mosfet nhỏ được sử dụng thay cổng đảo
Các Mosfet nhỏ trên Mainboard được sử dụng để thay thế các cổng đảo, khi chân G có
điện (giá trị logic 1) thì Mosfet dẫn và chân D mất điện áp (cho giá trị logic 0) và ngược
lại
Đặc điểm của các Mosfet trên Mainboard
- Đặc điểm của Mainboard là sử dụng điện áp thấp nhưng dòng lớn
Ví dụ: các đường điện áp
• 12V có dòng tiêu thụ khoảng 2 đến 3A
• 5V có dòng tiêu thụ khoảng 1A

• 3,3V có dòng tiêu thu khoảng 4A
• CPU sử dụng điện áp khoảng 1,5V nhưng có dòng tiêu thụ lên đến 10A
=> Vì vậy các đèn Mosfet trên Mainboard thường có điện áp chịu đựng thấp nhưng dòng
tiêu thụ lớn, bạn không thể sử dụng các đèn Mosfet trên Monitor để thay thế vào
Mainboard được.
Ví dụ 1 : Một đèn Mosfet trên Mainboard có các thông số như sau:
• Điện áp chịu đựng giữa D – S chỉ có 30V
• Dòng đi qua mối D – S lên đến 42 A
Ví dụ 2 : Đèn Mosfet IRF-630 được sử dụng phổ biến trên mạch tăng áp của Monitor lại
có các thông số:
• Điện áp chịu đựng giữa D-S là 200V nhưng
• Dòng chịu đựng giữa D-S chỉ có 9A,
• Trở kháng D-S khi đèn dẫn nhỏ hơn 0,4Ω
Nhận biết các đèn Mosfet
Nhận biết các đèn Mosfet trên mainboard
Câu hỏi thường gặp
Câu hỏi 1 – Trên Mainboard đèn Mosfet thường được sử dụng để làm gì ?
Trả lời: Trên Mainboard đèn Mosfet thường được sử dụng trong các mạch ổn áp như
mạch ổn áp nguồn cho CPU (mạch VRM), mạch ổn áp nguồn cho Chipset, mạch ổn áp
nguồn cho RAM, mạch ổn áp cho Card Video.
Câu hỏi 2 – Đèn Mosfet trên Mainboard có hay bị hỏng không và thường hỏng ở
dạng gì ?
Trả lời: Đèn Mosfet trên Mainboard tương đối hay hỏng vì chúng làm việc ở dòng điện
lớn và thường hỏng khi các linh kiện tiêu thụ điện áp do Mosfet cung cấp mà bị chập.
Ví dụ: – Đèn Mosfet ổn áp nguồn cho RAM thường bị chập hay nổ khi RAM hoặc chân
RAM bị chập đường Vcc.
- Đèn Mosfet của mạch VRM (ổn áp nguồn cho CPU) có thể bị chập khi CPU bị chập
nguồn hoặc khi nguồn ATX dâng điện.
Câu hỏi 3 -Khi hỏng đèn Mosfet trên Mainboard thì thường sinh ra những bệnh gì ?
Trả lời: – Khi một trong các đèn Mosfet của mạch VRM (ổn áp cho RAM) mà bị chập =>

sẽ sinh hiện tượng: khi bật công tắc, quạt nguồn ATX quay khởi động (quạt lắc lư hoặc
quay được 1 – 2 vòng) rồi tắt.
- Khi đèn Mosfet cấp nguồn cho RAM bị nổ hoặc hỏng => sẽ gây mất nguồn Vcc cho
RAM dẫn đén hiện tượng máy có những tiếng Bíp dài báo lỗi RAM khi bật công tắc, thay
RAM khác vẫn không được.
- Khi đền Mosfet cấp cho RAM bị chập thì điện áp cấp cho RAM tăng lên và RAM sẽ bị
hỏng liên tục.
Nguồn: hocnghe.com.vn
Bàn thảo của lqv77:
- Bài này theo tôi là quan trọng nhất khi học sửa mainboard. Nếu căn bản điện tử vững thì
không bàn thêm. Không biết cách đo MOSFET nên quên đi chuyện “sửa mainboard”.
- Nhớ lại thời điểm năm 1997 khi tôi tự tay phá hư 1 cái mainboard 386 do táy máy tay
chân tháo rời từng linh kiện của bộ máy trị giá gần 4 tháng lương thời điểm đó của tôi.
Dẫu có ý đồ tự tháo lắp, ghi chú ra giấy từng chi tiết nhỏ nhưng sơ xuất duy nhất là cặp
cáp cắm nguồn lên main board (theo chuẩn AT) không thể cắm ngược được vì nó có chấu
phía sau và có ngàm chống cắm sai. Kết quả là tịt ngòi mainboard không chạy được sau
khi đã ráp lại hòan chỉnh và cắm điện bật nguồn lần đầu tiên. Từ đó tôi bắt đầu nghiên
cứu “sửa mainboard” sau khi tốn $20 cho bài học đầu tiên.
- Vào thời điểm trước năm 1999 “card test mainboard” phải mua từ nước ngòai về với giá
khoảng $150. Sau đó mới có hàng “Đài Loan” nhập qua giá rẻ hơn chừng $50 là có một
card lọai ISA & PCI như các card test main Trung Quốc hiện nay. Một anh đồng nghiệp
(dân thợ Nhật Tảo nhưng là sinh viên Bách Khoa) đã mày mò và chế ra “card test main”
made in Viet Nam với giá hữu nghị hơn chừng $15. Thì lúc này nhiều kỹ thuật viên trang
bị “card test main” cho mình hơn trong đó có tôi.
- Vào “Thời kỳ đồ đá” của bộ môn “sửa mainboard” này cả Tp. HCM chỉ có vài người
“biết sửa”. Do họ là dân điện tử nên mày mò sửa cũng rất bình thường. Lớp thứ 2 là “sửa
mò” cách “mò” cũng rất đơn giản đo tòan bộ MOSFET trên main con nào chập thì thay.
Chiêu thứ 2 là “nạp lại BIOS” hết. Chiêu “đo toàn bộ MOSFET” cũng khá thành công
vào thời điểm đó chiếm 60% – 70%
- Kể đến đây chắc mọi người hiểu tại sao tôi nói “bài này quan trọng nhất” rồi nhé. Tui

không x úi mọi người học cách sửa mò này. Nhưng pan chết MOSFET theo tôi chiếm
hơn 50% vì vậy biết đo MOSFET là sửa được trên 50% rồi đó.
Mainboard: Mạch nguồn CPU (VRM –
Vol Regu Module)
26-12-2008 | lqv77 | 13 phản hồi »
Vị trí của mạch VRM trên Mainboard
VRM là gì? – VRM là (Vol Regu Module – Modun ổn áp) – Mạch ổn áp nguồn cho
CPU
- Mạch VRM (ổn áp nguồn cho CPU) thường nằm bên cạnh Socket của CPU, mạch bao
gồm các thành phần:
- IC dao động (hay còn gọi là IC điều xung – lqv77)
- IC đảo pha (hay còn gọi là driver, lái xung – lqv77)
- Các đèn Mosfet
- Các cuộn dây (dễ nhận biết gồm các cuộn dây đồng to xung quanh socket gắn CPU –
lqv77)
- Các tụ lọc (to và nhiều xung quanh CPU – lqv77)
Chức năng của mạch VRM là điều khiển nguồn cấp cho CPU được ổn định với một
dòng điện tương đối lớn khoảng 8 đến 10A
Bạn đưa trỏ chuột vào sơ đồ để xem chú thích
Mạch VRM trên Mainboard ASUS Socket 478
Bạn đưa trỏ chuột vào sơ đồ để xem chú thích
Mạch VRM trên Mainboard GIGABYTE Socket 775
Mạch VRM trên Mainboard GIGABYTE Socket 478
1. Sơ đồ nguyên lý của mạch VRM trên Mainboard
2.1 – Các thành phần chính của mạch VRM
- IC dao động – có chức năng tạo dao động (tạo xung PWM – xung điều chế độ
rộng) để điều khiển các cặp đèn Mosfet hoạt động
- IC đảo pha – tách mỗi dao động ra thành 2 dao động có pha ngược nhau
- Các đèn Mosfet – Hoạt động đóng ngắt theo tín hiệu điều khiển của xung PWM,
khi xung PWM có pha dương thì Mosfet dẫn, khi xung PWM có pha âm thì

Mosfet ngắt.
- Cuộn dây – kết hợp với tụ điện để lọc điện áp xung thành áp một chiều DC
- Tụ điện – kết hợp với cuộn dây để lọc điện áp xung thành áp một chiều DC
2.2 – Nguyên lý hoạt động của mạch VRM:
- Khi có điện áp Vcc cung cấp cho IC dao động (ISL 6565A) đồng thời chân
PGOOD (chân báo sự cố nguồn ATX) có điện áp bình tuờng thì IC sẽ hoạt động,
nó tạo ra các xung PWM1, PWM2 và PWM3 để cấp cho 3 cặp đèn Mosfet
- Các xung PWM được tách ra làm hai xung có pha ngược nhau khi đi qua IC đảo
pha, sau đó hai xung ngược pha sẽ đưa đến điều khiển chân G của các đèn
Mosfet.
- Khi đèn Mosfet có xung dương điều khiển nó sẽ dẫn, có xung âm điều khiển nó
sẽ ngắt, vì vậy đèn Mosfet sẽ đóng ngắt liên tục theo nhịp dao động của xung
PWM
- Hai đèn Mosfet trên mỗi cặp sẽ đóng ngắt luân phiên, đèn này dẫn thì đèn kia
ngắt và ngược lại, tạo ra điện áp xung ở điểm giữa.
- Sau đó điện áp xung sẽ được mạch lọc L – C lọc thành điện áp một chiều bằng
phẳng để cấp cho CPU
2.3 – Đặc điểm của mạch VRM
- Mạch biến đổi được điện áp vào từ 12V xuống khoảng 1,5V và tăng dòng từ 2A
lên khoảng 8 đến 10A
- Bản thân mạch có công suất tổn hao nhỏ chỉ chiếm khoảng 20% công suất hiệu
dụng.
- Mạch có khả năng tự động điều chỉnh điện áp cấp cho CPU thông qua tín hiệu
Logic ở các chân VID0, VID1, VID2,
VID3, VID4 từ CPU báo về.
- Trên các Mainboard Pentium 4 khi không gắn CPU thì các chân VID có giá
trị logic 1 và mạch VRM đưa ra điện áp
mặc định bằng 0V (lưu ý rất qua trọng – lqv77)
- Điện áp đầu vào của mạch VRM trên các Mainboard Pen 4 là 12V, trên các
Mainboard Pen 3 là 5V

- Điện áp ra của mạch VRM trên các Mainboard Pen 3 khi không gắn CPU là
khoảng 1,6V
Sơ đồ nguyên lý mạch VRM (ổn áp nguồn cho CPU)
Chú thích các chân của IC dao động:
- VCC – Nguồn cung cấp cho IC
- PWM1, PWM2, PWM3 – Các chân xung điều chế độ rộng đưa đến để điều
khiển các cặp đèn Mosfet
- ISEN1, ISEN2, ISEN3 các chân cảm biến về dòng điện
- EN – Chân cho phép IC hoạt động
- ENLL (chân PGOOD) – Chân báo trạng thái nguồn ATX hoạt động tốt
- Các chân VID0, VID1, VID2, VID3, VID4 báo trạng thái Logic cho biết giá trị
điện áp mà CPU sử dụng
- PGOOD , OVP – báo tình trạng của mạch VRM về chipset nam
- VSEN – Chân cảm biến điện áp (chân hồi tiếp)
2. Mạch VRM trên Mainboard MSI
Mạch ổn áp VRM trên Mainboard MSI
3. Sự giống và khác nhau của mạch VRM giữa Mainboard Pentium 4 và
Petium 3
- Nguyên lý hoạt động của mạch VRM trên hai loại Mainboard là như nhau
- Điểm khác nhau cơ bản của mạch VRM giữa hai loại Main là điện áp đầu vào
của Mainboard Pen 3 sử dụng 5V còn điện áp đầu vào của Mainboard Pen 4 sử
dụng 12V
- Khi không gắn CPU thì mạch VRM của Mainboard Pen 3 ra điện áp mặc định là
1,6V còn mạch VRM của Mainboard Pen 4 ra mặc định sấp sỉ 0V
Mainboard Pentium 3 chỉ có một cặp đèn Mosfet trên mạch VRM
4. Mạch báo sự cố của mạch VRM về Chipset nam
- Khi mạch VRM hoạt động tốt sẽ cho tín hiệu VRM_GD báo về Chipset nam cho
biết tình trạng hoạt động của mạch ổn áp cho CPU đã tốt, CPU đã sẵn sàng họt
động.

- Tín hiệu VRM_GD đưa về Chipset là một điều kiện để Chipset nam đưa ra tín
hiệu Reset hệ thống, nếu mạch VRM không hoạt động hoặc có sự cố, tín hiệu
VRM_GD sẽ không có vì vậy mà Chipset sẽ không cho ra tín hiệu Reset để khởi
động máy.
5. Phương pháp kiểm tra mạch VRM – Kiểm tra nguồn cấp cho CPU
Khi kiểm tra điện áp cấp cho CPU, bạn cần lưu ý mấy điểm sau đây:
- Với Mainboard Pentium 3 bạn có thể đo kiểm tra điện áp VCORE cấp cho CPU
mà không cần gắn CPU vào Socket
- Với các Mainboard Pentium 4 để đo điện áp cấp cho CPU, bạn cần gắn CPU vào
Socket trước khi đo, nếu không có CPU thì mạch VRM của Main Pen 4 ra điện áp
mặc định bằng 0V.
- Trước khi gắn CPU vào Socket để kiểm tra điện áp, bạn cần đo điện áp VCORE
trước (khi không có CPU) để loại trừ trường hợp mạch VRM bị chập Mosfet làm
điện áp VCORE tăng cao gây hỏng CPU của bạn.
6.1 – Vị trí đo điện áp VCORE (VCORE là nguồn ra của VRM cấp cho CPU)
- Bạn hãy đo điện áp VCORE (điện áp cấp cho CPU) đo vào đầu các cuộn dây ra
bằng thang DC, bạn có thể đo vào cả hai đầu cuộn dây đều được, nếu đồng hồ báo
khoảng 1,5V DC là mạch VRM đã “OK”, nếu đồng hồ báo điện áp bằng 0 hoặc
dưới 1V DC là mạch VRM bị hỏng.
Đo điện áp cấp cho CPU ở đầu các cuộn dây ra hoặc đầu dương các tụ 6,3V
Khi đo điện áp cấp cho CPU trên Mainboard Pen 4 phải gắn CPU vào Socket thì
mới có điện áp ra
đo vào đầu các cuộn dây đầu ra (có từ 2 đến 4 cuộn dây đầu ra giống nhau về
kích thước)
6.2 – Các bước kiểm tra mạch VRM và điện áp VCORE trên Mainboard
Pentium 4
Bước 1 – Đo điện áp VCORE khi chưa gắn CPU phải có điện áp sấp sỉ bằng 0V,
nếu điện áp VCORE khi chưa gắn CPU đã có 12V là mạch VRM bị chập Mosfet
phía trên (Mosfet có chân D đấu vào 12V)
Bước 2 – Gắn CPU vào, cấp nguồn, bật công tắc và đo lại điện áp VCORE ở chân

cuộn dây ra
- Nếu có điện áp ra khoảng 1,5V là mạch VRM tốt
- Nếu không có điện áp ra hoặc ra thấp dưới 1V là mạch VRM hỏng
Giải thích các bước đo kiểm tra ở trên:
Bước 1 (Bật nguồn và đo khi chưa có CPU)
- Bạn cấp nguồn cho Mainboard, chỉnh đồng hồ ở thang 10V DC để chuẩn bị đo
điện áp VCORE ở đầu cuộn dây ra của mạch ổn áp VRM
- Gắn Card Test Main để quan sát trạng thái của nguồn
- Bật công tắc (chập hai chân PWR) để cho nguồn chính chạy, các đèn 3,3V, 5V
và 12V trên Card Test sáng lên là nguồn ATX tốt và Mainboard không bị chập
- Đo vào chân cuộn dây điện áp phải sấp sỉ bằng 0 V (vì chưa gắn CPU nên mạch
VRM cho ra điện áp mặc định = 0V)
=> Nếu chưa gắn CPU mà đo thấy áp ở đầu cuộn dây khoảng 5 đến 10V là mạch
VRM đang bị chập Mosfet, bạn cần kiểm tra kỹ các đèn Mosfet.
Bước 2 (Bật nguồn và đo khi đã gắn CPU vào Socket trên Main)
- Gắn CPU vào Socket trên Mainboard (Chắc chắn là CPU tốt)
- Bạn cấp nguồn cho Mainboard, chỉnh đồng hồ ở thang 10V DC để chuẩn bị đo
điện áp VCORE ở đầu cuộn dây ra của mạch ổn áp VRM
- Gắn Card Test Main để quan sát trạng thái của nguồn
- Bật công tắc (chập hai chân PWR) để cho nguồn chính chạy, các đèn 3,3V, 5V
và 12V trên Card Test sáng lên là nguồn ATX tốt và Mainboard không bị chập
- Đo vào chân cuộn dây điện áp phải lên khoảng 1,5V (vì khi đã gắn CPU =>
mạch VRM phải cho ra điện áp khoảng 1,5V hay bằng điện áp của CPU sử dụng)
=> Nếu đã gắn CPU mà đo thấy áp ở đầu cuộn dây (áp VCORE) vẫn bằng 0V là
mạch VRM không hoạt động
Bạn cần sửa chữa như sau:
- Khò lại chân IC dao động tạo xung PWM và IC đảo pha
- Kiểm tra xem có đèn Mosfet nào bị chập không ?
- Thay IC dao động tạo xung PWM
Bàn thảo của lqv77:

- Bài này đối với các bạn mới vào nghề thì cực kỳ khó khăn do không nắm rỏ “nguyên lý
họat động” của mạch. Nhưng đối với dân thợ “điện tử” thì nó khá đơn giản vì chỉ là mạch
“ổn áp điều xung” bình thường. Dạng ổn áp điều xung này nếu các bạn học qua Tivi hay
monitor thì nó phức tạp hơn nhiều. Trong Tivi hay Monitor CRT mạch “ổn áp điều xung”
nguồn chính phải lấy tính hiệu “phi hồi” từ “biến thế Cao áp” về… Nhưng trong mạch
này chỉ đơn giản có xung, có nguồn cấp là có điện áp ngỏ ra. Nếu CPU tốt sẽ có “hồi
tiếp” VID0, VID1, VID2, VID3, VID4 về mạch tiếp tục họat động, nếu CPU không tốt
(không tiếp xúc tốt hoặc CPU chết) thì ngưng cấp xung –> ngắt ngỏ ra.
- Nếu mất nguồn cấp cho CPU: kiểm tra ngược từ CPU (chắc rằng CPU tốt) tiếp xúc
CPU với socket tốt, các MOSFET tốt (không chạm, đứt, rò rĩ…) IC driver tốt (đo bằng
máy hiện sóng hoặc thay thử) IC điều xung tốt (đo bằng máy hiện sóng hoặc thay thử).
- Mạch này nếu dân “điện tử” có kinh nghiệm dể dàng khám phá ra bằng cách vào
để tra thông tinh về các IC điều xung là sẽ có một bài phân
tích nguyên lý hoạt động rất chi tiết. Dĩ nhiên là bằng tiếng anh rồi. Các bạn tự khám phá
thêm từ gợi ý này nhé. Dân phần cứng mà không biết xài thì
chỉ là dân “tháo lắp” thôi.
- Do mạch này họat động với dòng rất cao nên xác xuất hư hỏng ở khu vực này là rất lớn.
Nắm rỏ nguyên lý và sửa được mạch này là thành công 60-70%
- Sớm nhận thấy yếu tố quan trọng của mạch này nên riêng lqv77 tôi cũng đã có một bài
viết cùng chủ đề nhưng bằng cách tiếp nhận và trình bày khác hơn. Mọi người tham khảo
thêm.
* Nhắc lại: Bài viết này lqv77 tôi sưu tầm từ hocnghe.com tuy nhiên điểm khác biệt khi
bạn xem bài viết ở là không cần đăng ký, đăng nhập hay tốn bất kỳ chi
phí nào. Ngoài ra bạn cũng có thể download tài liệu toàn tập về để tiện tham khảo. Thêm
nữa, các thắc mắc liên quan bạn có thể comments và sẽ nhận được đáp hồi trong thời gian
sớm nhất có thể.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×