Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Một số cách ôn thi môn Toán hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.79 KB, 3 trang )

Một số cách ôn thi môn Toán hiệu quả - Th.s Nguyễn Anh
Tuấn
Kì thi tốt nghiệp THPT năm học 2010 - 2011, thi chuyển cấp và thi tuyển sinh đại học năm
2011 sắp tới gần. Môn Toán là môn thi tự luận của kì thi tốt nghiệp THPT, thi chuyển cấp
và thi đại học cho các khối A, B, D. Thi tự luận khác với thi trắc nghiệm, thi tự luận thì các
em học sinh phải trình bày lời giải một cách tường minh ra giấy, những suy nghĩ và khả
năng diễn đạt của học sinh sẽ lộ ra, người chấm thi có thể biết ngay được khả năng thực sự
của học sinh khi họ chấm bài, học sinh nào trình bày tốt, trình bày kém, trình bày sai là
người chấm thi biết ngay.

Với tấm lòng của một người thầy dạy Toán cũng khá lâu, tôi tâm sự với các em chuẩn bị bước
vào các kì thi một số cách ôn thi môn Toán hiệu quả.
Trước hết tôi vẫn muốn nói lại, dù có học giỏi đến mấy mà trình bày lời giải kém thì chắc chắn
không được điểm cao, tôi vẫn thường nói các em phải trình bày "Chặt chẽ, sạch sẽ, gọn gẽ và
đẹp đẽ". Lời giải một bài toán cũng có Mở bài, Thân bài và Kết luận. Ví dụ có bài toán thi vào
lớp 10 THPT "Trục căn thức ", có học sinh làm " " là xong, với bài toán "cho điểm"
này thì học sinh đó vẫn được điểm tối đa nhưng cách trình bày của học sinh này không tốt, sẽ bất
lợi về điểm số cho những bài toán còn lại. Lời giải tốt sẽ như sau:
"Ta có
.
Vậy ."
Ở đây Mở bài là "Ta có ", Kết luận là "Vậy .", phần còn lại của lời giải chính là
Thân bài. Hãy trình bày lời giải với quan niệm người chấm thi không hiểu gì về Toán, đừng để
người chấm thi khi chấm đặt câu hỏi tại sao?
Để học tốt môn Toán hay bất cứ môn khoa học nào thì người học sinh trước hết phải rèn luyện
Sức khỏe, Ý chí và phải có sự Đam mê, có sức khỏe, ý chí và đam mê thì mới tập trung học tập
tốt. Ở trên lớp cần tập trung nghe thầy cô giảng bài, ghi bài và suy nghĩ để có thể chủ động tích
cực tiếp thu kiến thức cơ bản chắc chắn và có hệ thống, chủ động nói với thầy cô chuyển chỗ
ngồi hợp lý hơn để bạn có học lực khá giỏi có thể giúp đỡ bạn có học lực trung bình. Ở nhà cần
có thời gian Tự học, tự học được càng nhiều càng tốt, cùng với việc học trên lớp, thời gian tự học
sẽ tạo điều kiện cho học sinh phát huy tính tự lực, tự giác, chủ động, sáng tạo trong việc tiếp cận


kiến thức. Biết phân chia thời gian hợp lý cho việc học từng môn để không học lệch mà mục đích
vẫn đạt được. Học ở nhà nhớ ôn lại lý thuyết, áp dụng làm bài tập ngay, có thể có bạn thân học
nhóm để cùng trao đổi, có thể hỏi thầy cô hoặc tự mình cùng bạn bè nghĩ ra cách để thuộc công
thức khi cần.
Muốn có kết quả cao nhất thì các em cần có một kế hoạch học tập hợp lý. Thu xếp học bài trong
thời gian sớm nhất sau khi nghe thầy cô giảng. Càng để cách lâu thì càng tốn nhiều thời gian và
sức lực hơn để đạt cùng một kết quả. Khi nghe thầy cô giảng, có những điều chưa hiểu kỹ, nếu
học sớm sẽ được khôi phục nhanh, để lâu sẽ quên dần, phần không hiểu sẽ tốn rất nhiều thời gian
mà chưa chắc đã nắm được bài. Ngày này qua ngày khác kiến thức không nhớ thì người ta gọi là
"Mất gốc".
Có nhiều học sinh do nhà có điều kiện, bố mẹ gây áp lực nên xin theo học hết thầy cô này đến
thầy cô khác mà vẫn không học khá lên được, bởi vì học sinh đó "đi học" nhưng "đi" là nhiều
chứ "học" chẳng được bao nhiêu vì bản thân không có thời gian tự học, như vậy là học trò lười
chứ không phải chăm. "Cần cù bù thông minh" hoặc các em nhà nghèo chỉ biết tập trung vào
học, nghe lời thầy cô, có thời gian tự học và đã học tốt, học đều các môn.
Các em hãy cố gắng học, hôm nay tự bản thân mình phải tiến bộ hơn mình ngày hôm qua, đừng
tự gây áp lực, không cần phải so sánh với bất cứ ai nhưng cũng nên lấy các bạn học giỏi hơn
mình để làm tấm gương phấn đấu. Hãy luôn cố gắng dành thời gian tự học, có gì khó khăn nên
hỏi trực tiếp thầy cô hoặc hỏi bạn giỏi hơn mình, chắc chắn các em sẽ được giúp đỡ nhiệt tình vì
khi mọi người hướng dẫn các em thì cũng chính là lúc mọi người tự học.
Đề thi Toán ở các cuộc thi đều có cấu trúc rõ ràng, các em nên tìm hiểu kỹ, ôn luyện các dạng có
trong cấu trúc, có nhiều bài toán có đáp số, phải học khả năng tính toán không nhầm, học khả
năng kiểm soát xem đáp số đó có đúng không, chớ phụ thuộc vào máy tính cầm tay (Lớp tôi dạy
tuyệt đối tôi không cho các em dùng máy tính mà chỉ dùng cái đầu thông minh và đôi bàn tay
khéo léo).
"Theo tôi, học Toán mà lệ thuộc vào máy tính như thế này là không tốt!".
Ảnh chỉ có tính chất minh họa. Nguồn: Internet
Ở nhà có thể tự mình hoặc một nhóm bạn giải đề thi rồi nhờ thầy cô chấm hoặc tự chấm chéo
cho nhau, chẳng hạn đề toán thi đại học thời gian là 180 phút, các em có thể làm liên tục trong
180 phút, 150 phút, 120 phút hoặc thậm chí chỉ 60 phút thôi. Quan trọng là trong khoảng thời

gian liên tục đó chớ có làm việc gì khác, các em đã làm được những gì, làm tốt hay còn có những
lỗi gì để rút kinh nghiệm cho khi thi thật.
Sau khi làm bài tập áp dụng cho từng tiết học, cuối mỗi chương các em cần làm bài tập ôn để
nhìn lại các bài toán có tính chất tổng hợp và đó cũng là dịp tập huy động kiến thức liên quan để
giải một bài toán. Việc làm này rất cần thiết vì các bài toán tổng hợp thường sẽ rất gần giống với
đề thi.
Các em cố gắng có thói quen đọc sách, có thể đọc trước bài thầy cô sẽ giảng xem mình có hiểu
được chút nào không, khi nghe thầy cô giảng sẽ thấy tự tin và chủ động tiếp thu hơn, đó cũng là
điều thú vị chứ đâu phải chỉ là những trò chơi vô bổ ngoài xã hội mới cuốn hút các em. Phải cố
gắng như vậy thì các em mới thấy tự hào về bản thân, không phụ lòng tin yêu của bố mẹ và thầy
cô và đúng như câu mà người xưa vẫn nói "Kém thầy một vạn không khổ bằng thua bạn một li".
Các em có thể đặt mua báo Toán học và tuổi trẻ, Toán tuổi thơ để đọc thêm, trong đó có nhiều
chuyên đề thiết thực để các em tìm hiểu và thêm yêu thích môn Toán.
Không nên học khi đã quá mệt vì học lúc mệt sẽ không mang lại kết quả tốt mà còn rất có hại
cho sức khỏe. Khi học nên tập trung cao độ để rút ngắn thời gian mà vẫn có kết quả cao, nhờ đó
giữ gìn tốt sức khỏe. Cần phân chia thời gian học tập sao cho việc học thật đều đặn, bền bỉ và
vừa sức. Gần đến ngày thi, các em nên giảm cường độ, chủ yếu là đọc lại để sắp xếp các kiến
thức đã học, chú ý các lỗi thường vấp, xem kỹ các công thức mà mình hay quên. Ngày trước tôi
rất thích học khuya, có người thì dậy thật sớm để học, đó là tùy sở thích của mỗi người.
Khi thi thật, còn 10 phút hết giờ thì các em nên xem lại bài để tránh sai sót và đạt được mục đích
"Bài được cho là dễ phải đạt điểm tối đa, bài được cho là khó thì không bị mất điểm", nếu vậy là
thành công. Tránh "Bài dễ thì sai, bài khó thì bỏ", nếu vậy có học Toán tốt đến mấy cũng bằng
không.
Chúc các em học sinh mạnh khỏe, may mắn và thành công trong những đợt thi tới!

×