Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 tại công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn giai đoạn 2008 – 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (449.54 KB, 77 trang )

Khóa luận tốt nghiệp Khoa Bảo Hiểm
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của mình.
Trong bài luận văn tốt nghiệp, các số liệu là trung thực và xuất phát
từ tình hình thực tế của của công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn.

Tác giả bài khoá luận tốt nghiệp.
(Ký và ghi rõ họ tên)
Hoàng Văn Hưng
Sinh viên: Hoàng văn Hưng Lớp: Đ3BH4
1
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Bảo Hiểm
CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT:
- GMIC Công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn
- BH: Bảo hiểm
- HĐBH: Hợp đồng bảo hiểm.
- BHTNDS: Bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
- TNDS: Trách nhiệm dân sự.
- KTV: Khai thác viên.
- GĐV: Giám định viên.
- CSGT: Cảnh sát giao thông.
- KT-TK: Kế toán – Thống kê.
- GCNBH: Giấy chứng nhận bảo hiểm.
- GYCBH: Giấy yêu cầu bảo hiểm.
- ĐPHCTT: Đề phòng hạn chế tổn thất.
- Ban PHH: Ban phi hàng hải.
- ĐKBS: Điều Khoản bổ sung.
- TNDSHH: Trách nhiệm dân sự hàng hóa.
Sinh viên: Hoàng văn Hưng Lớp: Đ3BH4
2
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Bảo Hiểm


LỜI MỞ ĐẦU
Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa của nước ta đang đẩy nhanh tốc độ phát triển. Cùng với đó, giao
thông vận tải đang giữ một vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển
kinh tế quốc gia. Số lượng xe cơ giới tham gia vào hoạt động giao thông
đường bộ ở nước ta ngày càng lớn và có vai trò rất quan trọng đối với sự
phát triển kinh tế, xã hội đất nước. Tuy nhiên, xe cơ giới cũng gây ra rất
nhiều vụ tai nạn giao thông, làm thiệt hại rất lớn về người và của. Ngày
nay, không ai còn nghi ngờ tính chất nghiêm trọng của tai nạn xe cơ giới.
Để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, số lượng xe cơ giới sẽ còn
tăng lên rất lớn, điều này đặt con người phải đối mặt với rủi ro tai nạn giao
thông càng lớn. Đứng trước những rủi ro tai nạn giao thông, con người đã
sử dụng rất nhiều các biện pháp khác nhau để đối phó. Và người ta nhận
thấy rằng, một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn tới tai nạn giao thông
là trách nhiệm của chủ phương tiện khi tham gia giao thông, nếu mỗi
người tham gia giao thông đều có ý thức và trách nhiệm với chính bản thân
và với mọi người thì sẽ hạn chế được tình trạng tai nạn giao thông. Để giải
quyết bài toán về trách nhiệm của chủ phương tiện khi tham gia giao thông,
chính phủ đã ban hành các quy định về bảo hiểm TNDS bắt buộc của chủ
xe cơ giới. Từ đó, bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba
được sử dụng như là một trong những biện pháp quan trọng nhất để đối phó
với tai nạn giao thông ở nước ta. Biện pháp này có tác dụng rất to lớn trong
việc đề phòng, hạn chế tổn thất, khắc phục nhanh chóng những hậu quả do
tai nạn giao thông gây ra, tạo tâm lý an tâm cho chủ xe và người tham gia...
Ngày nay nhìn chung BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba đã
đi vào thực tế cuộc sống của toàn xã hội và nó đã phát huy được tính ưu
việt của mình làm nổi bật bản chất tốt đẹp của bảo hiểm nói chung và bảo
hiểm TNDS nói riêng. Tuy nhiên, công tác triển khai nghiệp vụ bảo hiểm
TNDS của các công ty bảo hiểm bên cạnh những thành công thì cũng còn
gặp phải không ít những khó khăn. Vì thế các nhà kế hoạch và mỗi chúng

ta cần phải tìm hiểu rõ về vấn đề này để phát huy một cách hiệu quả vai trò
tốt đẹp của bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3.
Với mục đích tìm hiểu, trao đổi, nghiên cứu sâu hơn về nghiệp vụ
bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba, đánh giá về
phương thức triển khai nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối
với người thứ 3. Trong quá trình thực tập tại công ty cổ phần bảo hiểm
Sinh viên: Hoàng văn Hưng Lớp: Đ3BH4
3
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Bảo Hiểm
Thái Sơn, em mạnh rạn chọn đề tài: “ Thực trạng triển khai nghiệp vụ
bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 tại công ty cổ
phần bảo hiểm Thái Sơn giai đoạn 2008 – 2010 ”. Làm đề tài khóa luận
tốt nghiệp của mình.
Với những ý kiến tham khảo và đánh giá dựa trên những biện pháp
tiến hành và các thành quả đã đạt được của công ty cổ phần bảo hiểm Thái
Sơn, em hy vọng sẽ đóng góp một phần cho công tác triển khai nghiệp vụ
bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 cho các doanh
nghiệp bảo hiểm nói chung và cho công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn nói
riêng.
Ngoài phần lời mở đầu và kết luận bài khóa luận của em bao gồm 3
chương.
Chương 1: Lý luận chung về bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ
xe cơ giới đối với người thứ ba.
Chương 2 : Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ
xe cơ giới đối với người thứ 3 tại công ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn.
Chương 3: Một số giải pháp và khuyến nghị nhằm triển khai tốt hơn
nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 tại công
ty cổ phần bảo hiểm Thái Sơn.
Em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Hữu Ái giảng viên khoa
Bảo Hiểm trường Đại học Lao Động Xã Hội đã nhiệt tình hướng dẫn em

thực hiện đề tài này.
Sinh viên: Hoàng văn Hưng Lớp: Đ3BH4
4
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Bảo Hiểm
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM
DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ 3.
1.1 Khái niệm và vai trò của bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới
đối với người thứ 3.
1.1.1 Một số khái niệm:
Khái niệm Bảo hiểm:
Bảo hiểm là một hoạt động dịch vụ tài chính, thông qua đó một cá
nhân hay một tổ chức có quyền được hưởng bồi thường hoặc chi trả tiền
bảo hiểm nếu rủi ro hay sự kiện bảo hiểm xảy ra nhờ vào khoản đóng góp
phí bảo hiểm cho mình hay cho người thứ ba. Khoản tiền bồi thường hoặc
chi trả này do một tổ chức đảm nhận, tổ chức này có trách nhiệm trước rủi
ro hay sự kiện bảo hiểm và bù trừ chúng theo quy luật thống kê.
Khái niệm Kinh doanh Bảo hiểm:
Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm
(DNBH) nhằm mục đích sinh lợi, theo đó DNBH chấp nhận rủi ro của bên
mua bảo hiểm, trên cơ sở bên mua đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp trả
tiền cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho bên mua bảo hiểm khi có
các sự kiện bảo hiểm xảy ra. (theo luật kinh doanh bảo hiểm 2000).
Khái niệm hợp đồng bảo hiểm:
Hợp đồng bảo hiểm theo quy tắc là thỏa thuận giữa người được bảo
hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm quy định rõ trách nhiệm và quyền lợi của
mỗi bên.
Khái niệm mức trách nhiệm bảo hiểm:
Mức trách nhiệm bảo hiểm là số tiền cao nhất mà doanh nghiệp bảo hiểm có
thể phải trả cho mỗi vụ tai nạn xảy ra thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm.
Khái niệm xe cơ giới:

Xe cơ giới là một loại xe chạy trên đường bộ, bằng chính động cơ của nó
và có ít nhất một chỗ ngồi. Xe cơ giới bao gồm rất nhiều loại xe khác nhau: Xe
mô tô 2 bánh, 3 bánh, xe ô tô chở người, chở hang hóa…và các loại xe chuyên
dung khác.
Khái niệm bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là một loại hình bảo hiểm mà nguời
bảo hiểm cam kết bồi thường phần trách nhiệm dân sự của người bảo hiểm
theo cách thức và hạn mức đã được hai bên thỏa thuận trong hợp đồng với
điều kiện người tham gia bảo hiểm phải đóng một khoản phí tương ứng.
Sinh viên: Hoàng văn Hưng Lớp: Đ3BH4
5
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Bảo Hiểm
Mục đích của người tham gia chính là chuyển giao phần trách nhiệm dân
sự của mình mà chủ yếu là trách nhiệm bồi thường.
Khái niệm về bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ
ba.
Bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba là loại bảo
hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của chủ xe nên khái
niệm người thứ ba không bao gồm tất cả các nạn nhân bị thiệt hại về tài sản
hoặc tính mạng sức khỏe trong các vụ tai nạn do việc sử dụng xe gây ra.
( nguồn: wwwbaohiem24g.net).
Khái niệm người thứ ba.
Khái niệm người thứ ba chỉ bao gồm các nạn nhân mà trách nhiệm
bồi thường của chủ xe đối với thiệt hại của họ là loại trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Theo quy tắc bảo hiểm bắt buộc TNDS chủ xe cơ giới: bên thứ ba là
những người bị thiệt hại về thân thể hoặc tài sản do việc sử dụng xe cơ giới
gây ra, trừ những người sau:
Lái xe, phụ xe trên chính chiếc xe đó; Người trên xe và hành khách
trên chính chiếc xe đó Chủ sở hữu xe trừ trường hợp chủ sở hữu đã giao

cho người khác chiếm hữu sử dụng chiếc xe đó.
1.1.2 Sơ lược về hoạt động giao thông đường bộ ở Việt Nam.
Trong những năm vừa qua, để đáp ứng những nhu cầu phát triển
kinh tế của đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã đầu tư rất lớn cho cơ sở hạ
tầng giao thông đường bộ, thông qua nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước và
sự hỗ trợ của vốn ODA. Nguồn vốn này được dùng cho việc: Nâng cấp
đường quốc lộ số 1, đường 5, làm mới đường cao tốc Thăng Long – Nội
Bài, đường cao tốc Láng – Hoà Lạc...Do đó, cơ sở hạ tầng giao thông vận
tải đường bộ cũng đang được cải tạo để phù hợp với điều kiện phát triển
kinh tế.
Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều vấn đề cần giải quyết và khắc phục:
- Giao thông đường bộ bị hạn chế bởi địa hình với 3/4 là đồi núi. Từ
Bắc vào Nam, từ miền xuôi đến miền ngược có nhiều đèo cao, vực sâu
quanh co hiểm trở, như: Đèo Ngang, đèo Hải Vân, đèo Cù Mông...
- Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ở nước ta còn yếu kém, có
nhiều đường không đạt tiêu chuẩn, cường độ mặt đường trên các quốc lộ
Sinh viên: Hoàng văn Hưng Lớp: Đ3BH4
6
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Bảo Hiểm
chỉ đảm bảo 50 -70 % so với yêu cầu, nhiều con đường xuống cấp nghiêm
trọng.
- Cùng với thực trạng mạng lưới giao thông đường bộ còn nhiều hạn
chế thì hoạt động của xe cơ giới tham gia vào giao thông cũng còn nhiều
nan giải.
- Số lượng xe tham gia giao thông tăng nhưng tỷ lệ xe đã đăng kiểm
so với tổng số xe còn ở mức cao. Vì vậy nguy cơ tiềm ẩn những rủi ro về
giao thông là rất cao.
1.1.3 Vai trò của bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối
với người thứ ba.
1.1.3.1 Bảo hiểm xe cơ giới góp phần ổn định tài chính, khắc phục

hậu quả khi rủi ro xảy ra cho người tham gia bảo hiểm.
Hoạt động của xe cơ giới là hoạt động tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm, tai
nạn rất dễ xảy ra. Khi rủi ro hay tai nạn bất ngờ xảy ra đều gây ra thiệt hại về
kinh tế, ảnh hưởng tới thu nhập, đời sống, sản xuất kinh doanh của các cá nhân,
doanh nghiệp tham gia bảo hiểm, Thậm chí gây thiệt hại cả tính mạng. Hoạt
động bảo hiểm trước hết là nhằm khắc phục hậu quả của rủi ro và các nghiệp
vụ bảo hiểm xe cơ giới sẽ đảm bảo cho người tham gia bảo hiểm được trợ cấp
hoặc bồi thường về vật chất, tài chính để khắc phục hậu quả, ổn định đời sống,
sản xuất kinh doanh. Từ đó khôi phục và phát triển các hoạt động khác.
BHTNDS của chủ xe cơ không chỉ có vai trò to lớn đối với người bị
thiệt hại mà còn cả xã hội, nó là tấm lá chắn vững chắc cho các chủ xe khi
tham gia giao thông.
- Tạo tâm lý yên tâm, thoải mái, tự tin, khi điểu khiển các phương
tiện tham gia giao thông.
- Bồi thường chủ động, kịp thời cho chủ xe khi phát sinh TNDS,
trong đó có lỗi của chủ xe thì công ty bảo hiểm nơi mả chủ xe tham g ia ký
kết bảo hiểm tiến hành bồi thường nhanh chóng để các chủ xe phục
hồi lại tinh thần, ổn định sản xuất., phát huy quyền tự chủ về tài chính,
tránh thiệt hại về kinh tế cho chủ xe.
- Có tác dụng giúp cho chủ xe có ý thức trong việc đề ra các biện
pháp hạn chế, ngăn ngừa tai nạn băng cách thông qua bảo hiểm TNDS của
chủ xe.
- Góp phần xoa dịu, làm giảm bớt căng thẳng giữa chủ xe và người
bị nạn. Đây là mục đích cao cả trong nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ
xe đối với người thứ ba.
Sinh viên: Hoàng văn Hưng Lớp: Đ3BH4
7
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Bảo Hiểm
1.1.3.2 Bảo hiểm xe cơ giới góp phần đề phòng và hạn chế tổn thất,
giúp cho cuộc sống của con người an toàn hơn, xã hội trật tự hơn, giảm

bớt nỗi lo cho mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp.
Hoạt động bảo hiểm không chỉ nhằm mục đích bồi thường thiệt hại mà
các doanh nghiệp bảo hiểm còn góp phần tích cực trong công tác đề phòng và
hạn chế tổn thất cho các đơn vị tham gia bảo hiểm. Hàng năm các doanh
nghiệp bảo hiểm đã chi một lượng kinh phí khá lớn cho công tác đề phòng hạn
chế tổn thất.
1.1.3.3 Bảo hiểm xe cơ giới góp phần ổn định chi tiêu cho ngân sách
nhà nước.
Với quỹ bảo hiểm do các thành viên tham gia đóng góp, cơ quan, công
ty bảo hiểm sẽ trợ cấp hoặc bồi thường tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm cho
người tham gia để họ khôi phục đời sống, sản xuất kinh doanh. Như vậy ngân
sách nhà nước không phải chi trả cho các thành viên, các doanh nghiệp khi gặp
rủi ro trừ trường hợp tổn thất mang tính thảm họa, mang tính xã hội rộng lớn.
1.1.3.4 Bảo hiểm xe cơ giới góp phần huy động vốn để đầu tư phát
triển kinh tế xã hội.
Với việc thu phí theo “ nguyên tắc ứng trước”, các công ty bảo hiểm sở
hữu một quỹ tiền tệ rất lớn thể hiện sự cam kết của nhà bảo hiểm với khách
hang nhưng tạm thời là quỹ nhàn rỗi. Do vậy các công ty bảo hiểm đã trở thành
các nhà đầu tư lớn, quan trọng cho các hoạt động kinh tế khác trong nền kinh tế
quốc dân.
1.2 Nội dung của bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
đối với người thứ ba.
1.2.1 Đối tượng bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới với người thứ ba.
* Đối tượng được bảo hiểm.
Người tham gia bảo hiểm thông thường là chủ xe, có thể là cá nhân
hay đại diện cho một tập thể. Người bảo hiểm chỉ nhận bảo hiểm cho một
phần trách nhiệm dân sự của chủ xe phát sinh do sự hoạt động và điều
khiển xe cơ giới của người lái xe. Như vậy đối tượng được bảo hiểm là
TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 là trách nhiệm hay nghiã vụ
bồi thường ngoài hợp đồng của chủ xe hay lái xe cho người thứ 3 do việc l-

ưu hành gây tai nạn. Đối tượng được bảo hiểm không được xác định trước,
chỉ khi nào việc lưu hành xe gây ra tai nạn có phát sinh TNDS của chủ xe
đối với người thứ 3 thì đối tượng này mới được xác định cụ thể.
Sinh viên: Hoàng văn Hưng Lớp: Đ3BH4
8
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Bảo Hiểm
Bên thứ 3: là người bị thiệt hại về thân thể, tài sản do xe cơ giới gây
ra loại trừ người trên xe, lái phụ xe và hành khách trên chính chiếc xe đó.
TNDS là trách nhiệm được tính bằng tiền theo quy định của pháp
luật và sự phán quyết của toà án mà chủ xe phải gánh chịu do việc lưu hành
xe của mình gây thiệt hại cho bên bên thứ 3.
* Các điều kiện phát sinh TNDS của chủ xe đối với người thứ 3:
- Có thiệt hại về tài sản, tính mạng hoặc sức khoẻ của bên thứ 3.
- Chủ xe (lái xe) phải có hành vi pháp luật. Có thể do vô tình hay cố
ý mà lái xe vi phạm luật giao thông đường bộ, hoặc vi phạm các quy định
khác của Nhà nước...
- Phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật của chủ
xe (lái xe) với những thiệt hại của người thứ 3. Hành vi trái pháp luật phải
là nguyên nhân trực tiếp có ý thức quyết định dẫn đến thiệt hại thực tế xảy
ra, đó là kết quả tất yếu. Nếu không xác định được mối quan hệ này thì
không có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp đó có những
hành vi trái pháp luật là nguyên nhân chính gây ra thiệt hại, nhưng không
có mối quan hệ nhân quả không có trách nhiệm bội thường.
- Chủ xe phải có lỗi. Lỗi do trạng thái tâm lý của chủ xe nhận thức
được hành vi của mình và hậu quả của hành vi đó. Lỗi biểu hiện dưới hình
thức vô tình hay cố ý. Việc xác định hình thức và mức lỗi là căn cứ vào
diễn biến cụ thể của sự việc về thời gian, địa điểm, những điều kiện khách
quan và trình độ nhận thức của người gây thiệt hại. Lỗi là cơ sở để tính
toán trách nhiệm bồi thường của chủ xe khi gây ra tai nạn cho người thứ 3,
tuy nhiên không phải bất kỳ vụ tai nạn nào người lái xe cũng có lỗi. Thực

tế những vụ tai nạn xẩy ra không do lỗi của ai mà nguyên nhân do sự hoạt
động của nguồn nguy hiểm cao độ như: xe đang chạy bị nổ nồi hơi gây tai
nạn, xe bị nổ lốp, xe không điều khiển được tay lái gây ra tai nạn, xe đứt
phanh khi đang xuống dốc..., trong trường hợp này, TNDS vẫn có thể phát
sinh nếu có đủ 3 điều kiện đầu.
Nếu thiếu 1 trong 3 điều kiện đầu tiên TNDS của chủ xe không phát
sinh và do đó không phát sinh trách nhiệm của bảo hiểm. điều kiện 4 có thể
có hoặc không, vì nhiều khi tai nạn xẩy ra là do tính nguy hiểm cao độ của
xe cơ giới mà không hoàn toàn do lỗi của chủ xe.
Sinh viên: Hoàng văn Hưng Lớp: Đ3BH4
9
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Bảo Hiểm
1.2.2 Phạm vi bảo hiểm.
* Rủi ro được bảo hiểm.
Người bảo hiểm nhận bảo đảm cho các rủi ro bất ngờ không lường
trước được gây ra tai nạn và làm phỏt sinh TNDS của chủ xe. Bảo hiểm có
trách nhiệm bồi thường phần TNDS của chủ xe phát sinh đối với người thứ
ba đối với các thiệt hại sau:
- Thiệt hại về tính mạng và tình trạng sức khoẻ của bên thứ 3.
- Thiệt hại về tài sản, hàng hoá... của bên thứ 3.
- Thiệt hại tài sản làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh hoặc giảm
thu nhập.
- Các chi phí cần thiết và hợp lý để thực hiện các biện pháp đề xuất
của cơ quan bảo hiểm (kể cả biện pháp không mang lại hiệu quả).
- Những thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ của những người tham gia
cứu chữa ngăn ngừa tai nạn, chi phí cấp cứu và chăm sóc nạn nhân.
* Rủi ro loại trừ.
Người bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong
các vụ tai nạn mặc dù có phát sinh TNDS trong các trường hợp sau:
- Hành động cố ý của chủ xe, lái xe và người bị thiệt hại.

- Xe không đủ điều kiện kỹ thuật và thiết bị an toàn để tham gia giao
thông theo quy định của điều lệ trật tự an toàn giao thông đường bộ.
- Chủ xe hoặc lái xe vi phạm nghiêm trọng trật tự an toàn giao thông
đường bộ như:
- Xe không có giấy phép lưu hành, giấy chứng nhận kiểm định an
toàn kỹ thuật và môi trường.
- Lái xe không có bằng lái hoặc bị tịch thu , bằng không hợp lệ.
- Lái xe bị ảnh hưởng của các chất kích thích như: rượu, bia,ma tuý...
- Xe chở chất cháy, chất nổ trái phép.
- Xe sử dụng để tập lái, đua thể thao, đua xe trái phép, chạy thử sau
khi sửa chữa.
- Xe đi vào đường cấm, đi đêm không có đèn, hoặc chỉ có đèn bên
phải.
- Thiệt hại do chiến tranh, bạo động.
- Thiệt hại gián tiếp do tai nạn như giảm giá trị thương mại, làm đình
trệ sản xuất kinh doanh.
- Thiệt hại đối với tài sản bị cướp, mất cắp trong tai nạn.
- Tai nạn xảy ra ngoài lãnh thổ quốc gia, trừ khi có thoả thuận khác.
Sinh viên: Hoàng văn Hưng Lớp: Đ3BH4
10
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Bảo Hiểm
- Ngoài ra, người bảo hiểm cũng không chịu trách nhiệm đối với tài
sản đặc biệt như vàng bạc, đá quý, tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài,
hài cốt.
- Tham gia bảo hiểm là giới hạn rủi ro được bảo hiểm và giới hạn
trách nhiệm của công ty bảo hiểm. Việc phân định các rủi ro được bảo
hiểm và các rủi ro loại trừ một mặt nhằm nâng cao ý thức trỏch nhiệm của
cỏc chủ phương tiện, mặt khác giúp công ty bảo hiểm giảm các vụ khiếu
lại.
1.2.3 Số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm.

1.2.3.1 Số tiền bảo hiểm.
Số tiền bảo hiểm của bảo hiểm trách nhiệm dân sự được xác định dựa
trên những căn cứ sau:
1.2.3.1.1 Thiệt hại của bên thứ ba:
Theo quy định của pháp luật việc xác định mức độ thiệt hại về tài
sản, tính mạng và sức khoẻ của con người trong tai nạn xe cơ giới căn cứ
vào nguyên tắc và cách thức xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng.
* Đối với thiệt hại về tài sản.
- Trường hợp thứ nhất: tài sản bị mất, bị hư hỏng hạc bị huỷ hoại mà
không thể sửa chữa đườc. Trong trường hợp này thiệt hại về tài sản được
xác định bằng giá mua của tài sản cùng loại tương đương trên thị trường tự
do hoặc chi phí hợp lý để làm lại tài sản đó.
- Trường hợp thứ hai: tài sản bị hư hỏng có thể sửa chữa được, thiệt
hại ở đây là chi phí thực tế hợp lý để sửa chữa tài sản đó, đưa nó về trạng
thái trước khi bị hỏng. Nếu trong quá trình sửa chữa tài sản đó, phải thay
mới một hoặc nhiều bộ phận thì phải trừ đi giá trị hao mòn của bộ phận
được thay thế. Thiệt hại về tài sản không tính đến những thiệt hại vê những
hư hỏng phát sinh trong quá trình sửa chữa mà không liên quan gì đến tai
nạn.
Tuy nhiên trong cả hai trường hợp trên thiệt hại còn phải tính đến lợi
ích của người thứ ba gắn liền với việc sử dụng , khai thác tài sản cùng với
những chi phí hợp lý để ngăn ngừa và khắc phục thiệt hại.
* Đối với thiệt hại về người.
- Trong trường hợp bị thương:
+ Các chi phí hựp lý cho công việc ứu chữa, bồi dưỡng phục hồi
sứcd khoẻ và chức năng bị mất hoặc giảm sút như: chi phí cấp cứu, tiền
Sinh viên: Hoàng văn Hưng Lớp: Đ3BH4
11
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Bảo Hiểm

hao phí vật chất và của chi phí y tế khác (thuốc men, dịch truyền, chi phí
chiếu chụp X quang).
+ Chi phí hợp lý và phần thu nhập bị mất của người chăm sóc bệnh
nhân ( nếu có theo yêu cầu của bác sĩ trong trường hợp bệnh nhân nguy
kịch) và khoản tiền cấp dưỡng cho người mà bệnh nhân có nghĩa vụ nuôi
thường.
+ Khoản thu nhập bị mất hoặc giảm sút của người đó. Thu nhập bị
mát được xác định trong trường hợp bệnh nhân điều trị nội trú do hậu quả
của tai nụn. Nếu không xác định được mức thu nhập này, sẽ căn cứ vào
mức lương tối thiểu hiện hành. Khoản thiệt hại về thu nhập này không bao
gồm những thu nhập do làm ăn phi pháp mà có.
+ Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần.
- Trong trường hợp nạn nhân bị chết.
+ Chi phí hợp lý cho việc chăm sóc, cứu chữa cho người thứ ba trước
khi chết (xác định tương tự như ở phần thiệt hại về sức khoẻ).
+ Chi phí hợp lý cho việc mai táng người thứ ba (những chi phí do
hủ tục sẽ không được thanh toán).
+ Tiền trợ cấp cho những người mà người thứ ba phải cung cấp nuôi
dưỡng (vợ, cồng, con cái... đặc biệt trong trường hợp người thứ ba là lao
động chính trong gia đình). Khoản tiền trợ cấp này được xác định tuỳ theo
quy định của mỗi quốc gia, tuy nhiên sẽ được tăng thêm nếu hoàn tcảnh gia
đình thực sự khó khăn.
+ Tiền bồi thường tổn thất về mặt tinh thần cho những người thân
thích gần gũi nhất của nạn nhân.
+ Khi tính thiệt hại của con người chỉ tính đến những chi phí thực tế,
hợp lý.
+ Thu nhập của nạn nhân làm căn cứ tính phải là thu nhập chính
đáng, có tính chất thường xuyên và ổn định. Trường hợp nạn nhân bị mất
hoàn toàn khả năng lao động this được hưởng bồi thường cho tới khi chết.
* Xác định trách nhiệm bồi thường theo luật của người gây thiệt hại.

Nguyên tắc:
Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời, mức bồi thường
và hình thức bồi thường do hai bên thỏa thuận với nhau trong biên bản hòa
giải hoặc do tòa án phán quyết. Mức bồi thường tùy theo mức độ lỗi của
người gây thiệt hại.
Sinh viên: Hoàng văn Hưng Lớp: Đ3BH4
12
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Bảo Hiểm
Khi mức bồi thường không phù hợp với thực tế thì hai bên có quyền
yêu cầu tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền thay đổi mức bồi
thường.
1.2.3.1.2 Tính toán mức bồi thường của người gây thiệt hại.
+ Mức độ lỗi của người gây thiệt hại.
+ Thiệt hại thực tế của bên thứ ba.
Trách nhiệm bồi thường = Lỗi của người gây thiệt hại x thiệt hại
của bên thứ ba.
Trường hợp cả hai bên đều gây thiệt hại và bên thiệt hại cùng có lỗi
thì bên gây thiệt hại vẫn phải bồi thường phù hợp với mức lỗi của họ. Nếu
hai xe đâm nhau với bên với mức lỗi ngang nhau thì bảo hiểm có trách
nhiệm bồi thường cho mỗi bên với mức bằng 50% thiệt hại của bên kia.
Trong trường hợp chủ xe còn có một bên thứ khác cùng có lỗi gây ra
tai nạn đó:
Số tiền bồi thường = (lỗi của chủ xe + lỗi của chủ xe khác) x thiệt hại
của bên thứ ba.
Việc bồi thường được tính theo thực tế thiệt hại bao nhiêu thì bồi
thường bấy nhiêu, nhưng số tiền bồi thường tối đa không vượt quá số tiền
bảo hiểm đã ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm.
- Nếu hai xe cùng một chủ đâm và nhau và hai xe đều bị thiệt hại
đồng thời gây thiệt hại cho người đi đường thì phần thiệt hại của hai xe
không phát sinh trách nhiệm bồi thường của bảo hiểm. Nhưng phần thiệt

hại của người đi đường lại phát sinh trách nhiệm dân sự do đó bảo hiểm sẽ
bồi thường theo thiệt hại thực tế.
- Nếu hai hay nhiều xe cùng gây thiệt hại cho một hoặc một số người
thì các công ty bảo hiểm phải liên đới bồi thường cho nạn nhân theo mức
độ lỗi của họ gây ra.
Trách nhiệm bồi thường của mỗi bên = thiệt hại của nạn nhân x mức
độ lỗi của từng bên.
Trường hợp tai nạn xảy ra hoàn toàn do chất liệu, kết cấu, khuyết tật
của chủ xe hoặc lái xe gây ra vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ
thiệt hại cho dù họ không có lỗi.
1.2.3.2 Phí bảo hiểm.
* Khái niệm.
Phí bảo hiểm là khoản tiền mà người tham gia bảo hiểm đóng cho
người bảo hiểm (công ty bảo hiểm) trên cơ sở mức trách nhiệm đã hình
Sinh viên: Hoàng văn Hưng Lớp: Đ3BH4
13
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Bảo Hiểm
thành nên quỹ tiền tệ tập trung đủ lớn và quỹ này dùng để bồi thường thiệt
hại khi xảy ra tai nạn phát sinh TNDS của chủ xe.
* Cách tính phí.
Phí bảo hiểm được tính theo đầu phương tiện: Người tham gia bảo
hiểm đóng phí bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 theo số
lượng đầu phương tiện của mình. Mặt khác các phương tiện khác nhau về
chủng loại, về độ lớn có xác suất gây ra tai nạn khác nhau. Do đó, phí bảo
hiểm được tính riêng cho từng loại phương tiện (hoặc nhóm phương tiện).
Phí bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 căn cứ
vào các yếu tố sau:
- Xác suất số vụ tai nạn phát sinh TNDS.
- TNDS phát sinh bình quân mỗi vụ tai nạn.
- Số xe tham gia bảo hiểm.

Công thức tính phí cho mỗi đầu phương tiện đối với mỗi loại
phương tiện (thường tính theo năm) là:
P = f + d
Trong đó:
P: Phí bảo hiểm / đầu phương tiện
f: Phí thuần
d: phụ phí
Phí thuần được xác định theo công thức:
Trong đó:
Si: Số vụ tai nạn xảy ra có phát sinh TNDS của chủ xe được bảo
hiểm bồi thường trong năm i.
Ti: Số tiền bồi thường bình quân 1 vụ tai nạn trong năm i.
Ci: Số đầu phương tiện tham gia bảo hiểm trong năm i.
n: Số năm thống kê, thường từ 3-5 năm , (i=1,n)
Như vậy, thực chất là số tiền bồi thường bình quân trong thời kỳ n
năm cho mỗi đầu phương tiện tham gia bảo hiểm trong thời kỳ đó.
Để thấy rõ được cách tính phí bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới
đối với người thứ 3, ta xét ví dụ sau:
Sinh viên: Hoàng văn Hưng Lớp: Đ3BH4
14


=
=
=
n
i
n
i
Ci

SixTi
f
1
1
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Bảo Hiểm
Ví dụ: Có số liệu thống kê 5 năm về tình hình tai nạn giao thông có
phát sinh TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba, đối với xe có
trọng tải 3-5 tấn, như sau:
Năm
Số xe tham gia bảo
hiểm - Ci
(Chiếc)
Số vụ tai nạn- Si

(vụ)
Thiệt hại bình quân
1 vụ - Ti
(triệu đồng)
1 400.000 7000 5,1
2 700.000 10.200 5,4
3 650.000 9000 5,6
4 900.000 11.100 6,4
5 800.000 9. 250 6,9

Xác định phí bảo hiểm cho mỗi đầu xe trong năm thứ sáu, giả sử tỷ lệ phụ
phí là 20 %.
Trước hết ta tính phí thuần:
7000x5,1+10200x5,4+9000x5,6+11100x6,4+9250x6,9 276045
f = = =
34500000 34500000

= 0,080013 (triệu đồng/xe) = 80013 ( đồng/xe)
Do tỉ lệ phụ phí là 20% nên phí bảo hiểm năm thứ sáu bình quân mỗi
đầu xe là:
f 80013
P = = = 100016 ( đồng/xe )
0,8 0,8
Đây là cách tính phí bảo hiểm cho các phương tiện giao thông thông
dụng dựa trên quy luật số đông bù số ít. Còn đối với các trường hợp cụ thể
như sau:
Sinh viên: Hoàng văn Hưng Lớp: Đ3BH4
15
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Bảo Hiểm
- Đối với các phương tiện không thông dụng, mức độ rủi ro lớn hơn,
như xe kéo rơmooc, xe chở hàng nặng... thì tính thêm tỉ lệ phụ phí so với
phí cơ bản. ở Việt Nam hiện nay thường cộng thêm 30% mức phí cơ bản
( phí bảo hiểm bằng 130 % mức phí cơ bản ).
- Đối với xe có các thiết bị đặc biệt như thiết bị nâng bốc hàng, trộn
bê tông, xe chở xăng dầu... thì cộng thêm 20% mức phí cơ bản ( phí bảo
hiểm bằng 120 % mức phí cơ bản ) của xe có cùng trọng tải.
- Đối với xe vận chuyển hành khách:
Xe chở khách liên tỉnh : Phí = Phí cơ bản + 30% phí cơ bản.
Xe chở khách nội tỉnh: Phí = phí cơ bản + 15% phí cơ bản.
Xe tắc xi: Phí = Phí cơ bản + 30% phí cơ bản.
Đối với các phương tiện giao thông hoạt động ngắn hạn ( dưới một
năm), thời gian tham gia bảo hiểm được tính tròn tháng và phí bảo hiểm
được xác định như sau:
Hoặc phí ngắn hạn có thể được tính theo công thức:
P
ngắn hạn
= P

năm
x Tỷ lệ phí ngắn hạn

Trường hợp đã đóng phí cả năm nhưng vào một thời điểm nào đó
phương tiện không hoạt động nữa hoặc chuyển chủ sở hữu mà không
chuyển quyền bảo hiểm thì chủ phương tiện sẽ được hoàn lại phí bảo hiểm
tương ứng với số thời gian còn lại của của năm (làm tròn tháng) nếu trước
đó chủ phương tiện chưa có khiếu lại nào và chưa được bảo hiểm bồi
thường.
Số phí hoàn lại được xác định như sau:
P
năm
x Số tháng xe không hoạt động
P
hoàn lại
=
12 tháng
Sinh viên: Hoàng văn Hưng Lớp: Đ3BH4
16
P
ngắn hạn
P
năm.
x số tháng xe hoạt động
12 tháng
=
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Bảo Hiểm
Ví dụ: Một chủ xe tham gia bảo hiểm TNDS với mức phí năm là
800.000 đồng. Nhưng khi xe hoạt động được 4 tháng thì bị hỏng không thể
tiếp tục hoạt động được nữa và trong thời gian trước khi ngừng hoạt động,

xe chưa gây ra tai nạn phát sinh TNDS. Chủ xe đã làm đơn yêu cầu công ty
bảo hiểm hoàn lại phí bảo hiểm cho những tháng mà xe ngừng hoạt động.
Công ty bảo hiểm hoàn lại phí bảo hiểm cho chủ xe với mức phí như sau:
800.000x(12 - 4)
P
hoàn lại
= = 533333 (đồng)
12
Nộp phí bảo hiểm là trách nhiệm của chủ phương tiện . Tuỳ theo số
lượng phương tiện, người bảo hiểm sẽ quy định thời gian, số lần nộp và
mức phí nộp tương ứng theo tỉ lệ tổn thất và giảm phí theo số lượng
phương tiện tham gia bảo hiểm ( mức giảm tối đa thường là 20%). Nếu
không thực hiện đúng quy định thì sẽ bị phạt. Ví dụ:
- Chậm từ 1 đến 2 tháng phải nộp thêm 100% mức phí cơ bản.
- Chậm từ 2 đến 4 tháng phải nộp 200% mức phớ cơ bản.
- Chậm từ 4 tháng trở lên nộp 300% phí cơ bản.
- Hoặc huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm.
1.2.4 Công tác giám định, bồi thường.
1.2.4.1 Công tác giám định tổn thất.
Giám định tổn thất phải được thực hiện theo một quy trình chặt chẽ.
Trình tự các bước như sau:
* Tiếp nhận và xử lý thông tin về tai nạn.
Ngay sau khi xảy ra tai nạn, chủ xe hoặc đại diện chủ xe cần thong
báo ngay cho cơ quan công an, công ty bảo hiểm hoặc đại diện công ty bảo
hiểm nơi gần nhất về tình hình tai nạn, đồng thời chủ xe và các lái xe phải
thực hiện các biện pháp nhằm hạn chế thiệt hại có thể gia tăng.
Sau khi nhận được thông báo của người được bảo hiểm, doanh
nghiệp bảo hiểm sẽ cử cán bộ đại diện của mình xuống dưới hiện trường
phối hợp với chủ xe để giải quyết hậu quả của vụ tai nạn. Nắm bắt những
thông tin ban đầu về xe tham gia bảo hiểm, thời gian và địa điểm xảy ra tai

nạn, sau đó tiến hành giám định tổn thất.
* Giám định tổn thất: bao gồm giám định sơ bộ và giám định chi
tiết.
Sinh viên: Hoàng văn Hưng Lớp: Đ3BH4
17
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Bảo Hiểm
Ngay sau khi xảy ra tai nạn, đại diện doanh nghiệp bảo hiểm sẽ cùng
với chủ xe hoặc đại diện chủ xe tiến hành điều tra sơ bộ về mức độ thiệt
hại. Việc giám định chi tiết sẽ được doanh nghiệp bảo hiểm và chủ xe tiến
hành trước khi đưa xe đi sửa chữa. Sau khi đã xác định được chi tiết những
thiệt hại xảy ra,hai bên sẽ xây dựng phương án khắc phục và bồi thường.
Trong quá trình giám định nhất thiết phải có mặt cả đại diện của
doanh nghiệp bảo hiểm và nguời được bảo hiểm. Nhân viên bảo hiểm phải
chụp ảnh hiện trường và phối hợp với cơ quan công an để thu thập tư liệu
và lập biên bản giám định.
1.2.4.2 Công tác bồi thường.
Quy trình Giải quyết bồi thường của công ty bảo hiểm.
* Tiếp nhận và hoàn chỉnh hồ sơ.
Khi xảy ra tai nạn thuộc trách nhiệm bồi thường của công ty, nhà bảo
hiểm phải hướng dẫn và giúp chủ xe hoàn chỉnh hồ sơ đòi bồi thường, đồng
thời chủ xe phải cung cấp cho nhà bảo hiểm giấy tờ liên quan đến vụ tai
nạn. Thông thường một bộ hồ sơ đòi bồi thường như sau:
- Tờ khai tai nạn của chủ xe.
- Giấy yêu cầu đòi bồi thường.
- Biên bản khám nghiệm xe.
- Bản kết luận điều tra tai nạn (nếu có).
- Biên bản khám.nghiệm hiện trường.
- Chứng từ hoá đơn liên quan đến trách nhiệm của người thứ ba.
- Chỉ rõ nhận dạng nạn nhân và xe của họ, cung cấp tên và địa chỉ
những nhân chứng (nếu có).

- Bản sao các giấy tờ (giấy chứng nhận bảo hiểm, giấy đăng ký xe,
giấy phép lái xe...).
Tất cả những tài liệu trên liên quan đến tổn thất, những khiếu nại của
nạn nhân như: các hoá đơn chứng từ viện phí, các chi phí y tế...
* Nhà bảo hiểm xác định số tiền bồi thường.
Căn cứ vào hồ sơ tai nạn đã được thu thập, căn cứ vào việc tính toán
trách nhiệm bồi thường của người được bảo hiểm, căn cứ vào hạn mức
trách nhiệm đã thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận
bảo hiểm, nhà bảo hiểm có thể tính toán bồi thường cho chủ xe theo yêu
cầu của họ bồi thường trực tiếp cho nạn nhân.
Số tiền bồi thườg = thiệt hại thực tế của bên thứ ba x lỗi của chủ xe.
Trường hợp tai nạn xảy ra do lỗi cua rmột người nào đó sau khi bồi
thường nhà bảo hiểm sẽ thay mătj chủ xe khiếu nại người có lỗi này. Nhà
Sinh viên: Hoàng văn Hưng Lớp: Đ3BH4
18
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Bảo Hiểm
bảo hiểm sẽ từ chối bồi thường nếu có bằng chứng chứng minh được sự
thông đồng gian lận giữa nạn nhân và người được bảo hiểm.
Việc bồi thường của nhà bảo hiểm được tiên shành trong một lần,
tuy nhiên óc những trường hợp để giảm bớt những khó khăn về tài chính
cho chủ xe, nhà bảo hiểm có thể cho chủ xe ứng trước một số tiền bồi
thường. Sau khi đã hoàn chỉnh hồ sơ, tính toán số tiền bồi thường cụ thể,
nhà bảo hiểm sẽ trừ đi số tiền mà chủ xe đã ứng trước đây.
Trường hợp bảo hiểm trùng, người được bảo hiểm có thể được quyền
lợi từ các hợp đồng đã ký, xong số tiền bồi thường không vượt quá mức
trách nhiệm bồi thường của người được bảo hiểm đối vơí người thứ ba.
Ngoài ra nhà bảo hiểm có thể bồi thường trợ cấp tối đa không vượt
quá 50% mức trách nhiệm chủ của xe đã tham gia đối với những trường
hợp xe không gây tai nạn có thể tham gia bảo hiểm nhưng không thuộc
phạm vi bảo hiểm như:

+ Lái xe không có bằng lái hợp lệ.
+ Xe chở quá trọng tải hoặc số hành khách quy định...
Nói chung, trách nhiệm của các công ty bảo hiểm là giúp đỡ các đơn
vị, chủ xe có tai nạn xảy ra, động viên thường xuyên có khen thưởng xứng
đáng đối với những đơn vị thực hiện tốt công tác phòng ngừa, hạn chế tổn
thất. Đồng thời công ty bảo hiểm là người đảm bảo thanh toán, bồi thường
chính xác đầy đủ, kịp thời. Bảo hiểm luôn phối hợp cùng với các cơ quan
chức năng thực hiện tuyên truyền giác ngộ người tham gia bảo hiểm cũng
như việc chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông, thực hiện.
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình triển khai nghiệp vụ bảo
hiểm TNDS bắt buộc của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3.
1.3.1 Các yếu tố chủ quan:
* Vốn của doanh nghiệp bảo hiểm: Vốn là một trong những điều
kiện tiền đề quan trọng của mọi hoạt động kinh doanh. Đối với công tác
triển khai nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ
3 của các doanh nghiệp bảo hiểm, vốn giữ một vai trò rất quan trọng. Khi
có tiềm lực về vốn, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ cải thiện hệ thống sản phẩm,
mở rộng phạm vi hoạt động, tăng chi đầu tư ban đầu cho các hoạt động
khai thác, ĐPHCTT, từ đó góp phần làm tăng doanh thu, giảm chi phí và
đồng thời làm tăng lợi nhuận cho công ty. Ngược lại, nếu không có đủ vốn
thì sản phẩm không được cải thiện, phạm vi hoạt động hẹp. Khả năng tài
chính thấp không đáp ứng được nhu cầu của lượng khách hàng tiềm năng
lớn như hiện nay sẽ dẫn tới nguy cơ thua lỗ.
Sinh viên: Hoàng văn Hưng Lớp: Đ3BH4
19
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Bảo Hiểm
* Công tác Marketing sản phẩm của nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của
chủ xe cơ giới đối với người thứ 3: Doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh về
nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 thì phải
có một quá trình tìm hiểu nhu cầu của thì trường về sản phẩm này. Từ đó

phân vùng hoạt động, ở nước ta các vùng trọng điểm có lượng xe tham gia
giao thông lớn như Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh,…Nếu như trong kinh
doanh nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3
mà công tác Marketing của doanh nghiệp bảo hiểm không được chú trọng
thì doanh nghiệp đó sẽ không có đủ thông tin về thị trường dẫn tới hiệu quả
kinh doanh không cao.
* Công tác đánh giá rủi ro của doanh nghiệp bảo hiểm: Đối với
nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3, công tác
đánh giá rủi ro có ảnh hưởng tới sự thành công hay thất bại của nó. Vì xe
cơ giới bao gồm rất nhiều loại xe khác nhau, trọng tải khác nhau, mục đích
sử dụng khác nhau. Với mỗi loại xe cần xác định mức xác suất xảy ra rủi ro
để đi đến đàm phán mức phí cho phù hợp. Nếu như đánh giá sai mức độ rủi
ro thì khi rủi ro xảy ra sẽ gây thua lỗ cho doanh nghiệp bảo hiểm, hoặc do
đánh giá sai rủi ro dẫn tới đề xuất mức phí quá cao và không thu hút được
khách hàng.
* Công tác quản lý hồ sơ: Nếu như công tác quản lý hồ sơ được thực
hiện một cách khoa học và hiệu quả sẽ hạn chế được sự thất thoát về hồ sơ
của khách hàng, đồng thời nếu việc tìm kiếm và xử lý hồ sơ khi khách hàng
gặp rủi ro diễn ra nhanh sẽ chiếm được niềm tin của khách hàng, tạo tiền đề
cho sự tăng doanh thu của kỳ sau. Nếu quản lý hồ sơ không tốt dẫn tới thất
lạc hồ sơ của khách hàng hoặc thời gian tìm kiếm chậm sẽ không tạo được
sự thu hút khách hàng, từ đó làm hạn chế về số lượng khách hàng tham gia
trong kỳ sau.
* Kỹ năng, kiến thức chuyên nghành bảo hiểm và đạo đức nghề
nghiệp của các nhân viên bảo hiểm là một trong những yếu tố góp phần tạo
lên sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp bảo hiểm trong công tác
triển khai nghiệp vụ bảo hiểm TNDS bắt buộc của chủ xe cơ giới đối với
người thứ 3. Nhân viên mà có trình độ, có sự nhiệt tình và đạo đức nghề
nghiệp thì sẽ tạo tiềm năng cho sự thành công của doanh nghiệp bảo hiểm.
Khi mà đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn, có khả năng thương

thuyết và giải quyết các thắc mắc của khách hàng, từ đó tạo niềm tin nơi
khách hàng và tạo tiền đề cho
Sinh viên: Hoàng văn Hưng Lớp: Đ3BH4
20
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Bảo Hiểm
* Dịch vụ chăm sóc khách hàng: Nếu như dịch vụ chăm sóc khách
hàng của các công ty bảo hiểm mà chu đáo thì sẽ chiếm lĩnh được niềm tin
của khách hàng và làm tăng uy tín cho công ty. Nghiệp vụ bảo hiểm TNDS
bắt buộc của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 là một nghiệp vụ mang tính
trừu tượng, vì vậy rất cần có sự tư vấn và chăm sóc của nhân viên chuyên
môn. Khi mà khách hàng còn chưa có được các thông tin cần thiết về sản
phẩm bảo hiểm thì họ sẽ chưa tham gia, khi đó nếu như các nhân viên
chăm sóc khách hàng cung cấp cho họ những thông tin cần thiết họ sẽ hiểu
và tham gia.
* Mạng lưới các đại lý, các địa điểm bán lẻ và các kênh phân phối về
bảo hiểm TNDS bắt buộc của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3: Nếu như
doanh nghiệp bảo hiểm triển khai một hệ thống đại lý và các kênh bán lẻ
lan rộng sẽ góp phần làm tăng hiệu quả của công tác khai thác và tăng
doanh thu cho doanh nghiệp bảo hiểm.
* Các quyết định của công ty ban hành có liên quan tới nghiệp vụ
bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới cũng có tác động không nhỏ tới tình
hình triển khai nghiệp vụ này của công ty. Nếu công ty ban hành các quy
đình nhằm đảm bảo các quyền lợi cho khách hàng thì họ sẽ nhiệt tình tham
gia bảo hiểm tại công ty. Công ty có chế độ đãi ngộ tốt với nhận viên thì sẽ
có được đội ngũ nhân viên trung thành và có trách nhiệm với công việc.
1.3.2 Các yếu tố khách quan:
* Bối cảnh nền kinh tế thế giới: Nó có tác động không nhỏ tới hoạt
động kinh doanh bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm kéo theo đó nó
cũng tác động tới hoạt động triển khai nghiệp vụ bảo hiểm TNDS bắt buộc
của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3. Khi mà nền kinh tế thế giới ổn định

và phát triển thì các chi phí cho các hoạt động kinh doanh không bị lạm
phát hoặc tụt hậu. Ngược lại, nếu nền kinh tế phát triển đi xuống thì nó sẽ
tác động tiêu cực tới các hoạt động kinh doanh. Công tác triển khai nghiệp
vụ bảo hiểm TNDS bắt buộc của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 là một
trong những hoạt động kinh doanh của các công ty bảo hiểm thương mại, vì
vậy công tác này chắc chắn sẽ chịu sự chi phối của bối cảnh nền kinh tế thế
giới.
* Các biện pháp nhằm kiềm chế lạm phát: Chính sách này cũng ảnh
hưởng không nhỏ tới doanh thu của nghiệp vụ này, nếu như biện pháp thắt
chặt tín dụng, kiềm chế tăng trưởng tính dụng dưới mức 20%. Tính tới thời
điểm hiện tại, lãi suất cho vay đang trở thành gánh nặng cho nhiều DN
cũng như các cá nhân. Lãi suất tăng cao lên hơn 20%/năm khiến các DN
Sinh viên: Hoàng văn Hưng Lớp: Đ3BH4
21
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Bảo Hiểm
phải gác lại kế hoạch mở rộng sản xuất. Và như vậy, các DN và người dân
sẽ có xu hướng cắt giảm các khoản chi tiêu, trong đó có khoản chi cho bảo
hiểm. Thêm vào đó, khi lạm phát có xu hướng tăng lên, giá trị quyền lợi
bảo hiểm sẽ có xu hướng giảm, ảnh hưởng nhất định tới tâm lý của khách
hàng mua bảo hiểm theo hướng giảm nhu cầu mua.
* Các quy định của nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm chi
phối không nhỏ tới tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm TNDS bắt buộc
của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 của các doanh nghiệp bảo hiểm. Các
quy định của pháp lý nhằm quản lý và định hướng cho hoạt động triển khai
các nghiệp vụ của các doanh nghiệp, hạn chế sự cạnh tranh không lành
mạnh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm.
* Nhận thức của người dân về nghiệp vụ bảo hiểm TNDS bắt buộc
của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 chi phối tới mức độ tin tưởng và
tham gia tại các doanh nghiệp bảo hiểm.
* Lượng tăng giảm của số lượng phương tiện tham gia giao thông

trên địa bàn nước ta cũng ảnh hưởng tới kết quả hoạt động triển khai
nghiệp vụ bảo hiểm TNDS bắt buộc của chủ xe cơ giới đối với người thứ
ba. Nếu như số lượng xe tham gia giao thông trên địa bàn nước ta càng lớn
thì một điều chắc chắn là số lượng xe tham gia bảo hiểm cũng tăng lên và
làm tăng doanh thu cho các doanh nghiệp bảo hiểm. Ngược lại, nếu số
lượng xe tham gia giao thông mà ít thì số lượng khách hàng tham gia bảo
hiểm xe cơ giới cũng ít theo và kéo theo doanh thu phí nghiệp vụ bảo hiểm
xe cơ giới tại các công ty bảo hiểm cũng thấp.
* Mức độ cạnh tranh về nghiệp vụ bảo hiểm TNDS bắt buộc của chủ
xe cơ giới đối với người thứ 3 của các doanh nghiệp bảo hiểm trên thị
trường tác động tới kết quả triển khai nghiệp vụ bảo hiểm này trên thị
trường. Theo thống kê của hiệp hội bảo hiểm năm 2011 có 29 doanh
nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ do vậy công tác triển khai nghiệp vụ bảo
hiểm này cũng gặp không ít khó khăn do phải cạnh tranh với nhiều công ty
bảo hiểm. Vì vậy việc đề ra các biện pháp nhằm tăng khả năng cạnh tranh
cho sản phẩm bảo hiểm của mình là rất cần thiết.
* Sự liên kết giữa các công ty bảo hiểm thông qua hiệp hội bảo hiểm.
Nếu như các công ty bảo hiểm có sự tương trợ và chia sẻ lẫn nhau thì sẽ tạo
được một thị trường bảo hiểm lớn mạnh, các doanh nghiệp bảo hiểm có thể
kết hợp với nhau để đồng bảo hiểm hoặc tái bảo hiểm đối với nhứng hợp
Sinh viên: Hoàng văn Hưng Lớp: Đ3BH4
22
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Bảo Hiểm
đồng mang giá trị lớn. Thông qua đó sẽ xây dựng được một sân chơi lành
mạnh và cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp bảo hiểm.
1.4 Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá tình hình triển khai nghiệp vụ
bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3.
* Đối với công tác khai thác:
+) Các chỉ tiêu mức độ khai thác như: Số hợp đồng khai thác, Doanh
thu phí bảo hiểm của các loại xe cơ giới..

+) Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn mức độ khai thác.
Yi – Y(i-1)
Công thức : ai = x 100
Y(i-1)
Trong đó:
ai : Là tốc độ tăng giảm liên hoàn mức độ khai thác.
Yi: Mức độ khai thác năm thứ i.
Y(i-1): Mức độ khai thác khai thác năm thứ i-1.
+) Tỷ trọng Mức độ khai thác của từng loại xe so với tổng Mức độ
khai thác của bảo hiểm TNDS xe cơ giới.
Mức độ khai thác của từng loại xe
Tỷ trọng mức độ khai thác = x 100
Tổng Mức độ khai thác
+) Lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc của mức độ khai thác.
Công thức: Δ(Y) = Yi – Yo
Trong đó: - Δ(Y): Là lượng tăng giảm tuyệt đối định gốc mức độ
khai thác
- Yi : Mức độ khai thác năm thứ i.
- Yo : Mức độ khai thác năm gốc.
+ Chỉ số nhiệm vụ kế hoạch ( i
NK
)
y
k
i
NK
=
y
o


+ Chỉ số hoàn thành kế hoạch ( i
HK
)
y
1
Sinh viên: Hoàng văn Hưng Lớp: Đ3BH4
23
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Bảo Hiểm
i
HK
=
y
k
+ Chỉ số thực hiện ( i )
y
1
i =
y
o
Trong đó: y
1,
y
o,
y
k
là mức độ khai thác kỳ báo cáo, kỳ gốc và kỳ kế
hoạch. Các mức độ trên (y
1,
y
o,

y
k
)có thể là: số hợp dồng, số giấy chứng
nhận bảo hiểm, doanh thu phí bảo hiểm.
* Các chỉ tiêu đánh giá công tác đề phòng hạn chế tổn thất:
+) Chỉ tiêu tổng chi ĐPHCTT.
+) Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn chi ĐPHCTT.
Ti – T(i-1)
Công thức: bi = x 100
T(i-1)
Trong đó: - bi: Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn chi ĐPHCTT.
- Ti: Tổng chi ĐPHCTT năm thứ i.
- T(i-1): Tổng chi ĐPHCTT năm thứ i-1.
Tỷ lệ chi ĐPHCTT Tổng chi ĐPHCTT
+) So với chi bồi thường = x 100
Tổng chi bồi thường
Tỷ lệ chi ĐPHCTT Tổng chi ĐPHCTT
+) So với doanh thu = x 100
Tổng doanh thu
* Các chỉ tiêu đánh giá công tác giám định bồi thường:
+) Số vụ cần giám định phát sinh trong năm.
+) Số vụ cần giám định năm trước chuyển sang.
+) Số vụ đã giám định.
+) Số vụ còn tồn đọng.
+) Tổng chi phí giám định.
Số vụ đã giám định
Sinh viên: Hoàng văn Hưng Lớp: Đ3BH4
24
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Bảo Hiểm
+) Tỷ lệ giải quyết giám định = x 100

Số vụ cần giám định phát sinh trong năm

Số vụ còn tồn đọng
+) Tỷ lệ tồn đọng = x 100
Số vụ cần giám định phát sinh trong năm
+) Số vụ cần bồi thường phát sinh trong năm.
+) Số vụ cần bồi thường năm trước chuyển sang.
+) Số vụ đã bồi thường.
+) Số vụ còn tồn đọng.
Số vụ đã bồi thường
+) Tỷ lệ giải quyết bồi thường = x 100
Tổng số vụ cần bồi thường
Số vụ còn tồn đọng
+) Tỷ lệ tồn đọng = x 100
Tổng số vụ cần bồi thường
+) Tổng chi bồi thường.
+) Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn chi bồi thường ( ci)
Công thức:
Chi bồi thường năm i - Chi bồi thường năm i-1
ci = x 100
Chi bồi thường năm i-1
+) Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn chi bồi thường ( Ci).
Công thức:
Chi bồi thường năm i - Chi bồi thường năm gốc
Ci = x 100
Chi bồi thường năm gốc

Sinh viên: Hoàng văn Hưng Lớp: Đ3BH4
25

×