Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

cách học ngữ pháp nhanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.07 KB, 11 trang )

CACH HOC NGU PHAP NHANH
Bạn đã bao giờ từng nghĩ mình có thể áp dụng kỹ năng ngữ pháp hoàn thiện để nói và
viết tiếng Anh? Có thể đấy! Để đạt được điều này, bạn có thể bắt đầu với 5 mẹo hữu ích
sau:
1. Biết về sự phù hợp của Chủ Ngữ- Động Từ
Sự không phù hợp giữa chủ ngữ và động từ là một lỗi ngữ pháp rất phổ biến. Khi viết
một câu văn, hãy chắc chắn rằng chủ ngữ và động từ phù hợp với nhau. Nếu chủ ngữ ở
dạng số ít, thì động từ phải ở dạng số ít. Nếu chủ ngữ ở số nhiều thì động từ cũng phải ở
dạng số nhiều. Bạn hãy xem 2 ví dụ sau minh họa cho cách sử dụng đúng:
Sự không phù hợp giữa chủ ngữ và động từ là một lỗi ngữ pháp rất phổ biến. Khi viết
một câu văn, hãy chắc chắn rằng chủ ngữ và động từ phù hợp với nhau. Nếu chủ ngữ ở
dạng số ít, thì động từ phải ở dạng số ít. Nếu chủ ngữ ở số nhiều thì động từ cũng phải ở
dạng số nhiều. Bạn hãy xem 2 ví dụ sau minh họa cho cách sử dụng đúng:
• The boy runs on the street.
• The boys run on the street.
2. Biết cách sử dụng những từ nghe có vẻ giống nhau
Người học tiếng Anh thường hay nhầm lẫn về cách sử dụng những từ nghe có vẻ giống
nhau như từ “there” – chỉ một địa điểm nào đó, thường được dùng trong văn cảnh của từ
“their”- dạng sở hữu cách của “they”. Một lỗi tương tự là từ “its” – dạng sở hữu cách của
“it” và “it’s” – viết tắt của “it is”. Cách tốt nhất để phân biệt và sử dụng đúng là tra cứu
trong từ điển.
3. Phân biệt tính từ và trạng từ
Bạn cần biết cách phân biệt giữa tính từ và trạng từ. Tính từ miêu tả danh từ, còn trạng từ
miêu tả động từ, tính từ và các trạng từ khác. Tính từ không dùng để miêu tả các từ chỉ
hành động.
4. Đọc, đọc và đọc
Cách tốt nhất để cải thiện ngữ pháp là đọc thật nhiều. Bằng việc đọc liên tục và thường
xuyên, bạn sẽ nhận biết được các cấu trúc câu đúng và cũng có thể làm giàu vốn từ vựng
cho mình.
5. Sử dụng các chương trình luyện ngữ pháp
Có rất nhiều công cụ luyện ngữ pháp hữu ích mà bạn có thể sử dụng để hoàn thiện kiến


thức ngữ pháp của mình, đó là các bài tập trong các sách ngữ pháp hoặc sử dụng các bài
tập ngữ pháp trên mạng.
5 QUY TAC NOI TIENG ANH BAN CAN BIET
. Không học ngữ pháp
Qui tắc này có vẻ lạ với nhiều sinh viên ESL, nhưng nó là một trong những qui
tắc quan trọng nhất. Nếu bạn muốn vượt qua kỳ thi thì bạn học ngữ pháp.
Nhưng nếu bạn muốn trở nên thành thạo trong Tiếng Anh thì bạn nên cố gắng
học Tiếng Anh mà không học ngữ pháp. Học ngữ pháp sẽ chỉ làm cho bạn rối và
chậm chạp. Bạn sẽ suy nghĩ về các quy tắc khi tạo câu thay vì nói một câu một
cách tự nhiên như một người bản địa. Hãy nhớ rằng chỉ một phần nhỏ của
những người nói Tiếng Anh biết nhiều hơn 20% tất cả các quy tắc ngữ pháp.
Nhiều sinh viên ESL biết ngữ pháp hơn người bản ngữ. Với kinh nghiệm tôi có
thể tự tin nói điều này. Tôi là một người nói Tiếng Anh bản địa, chuyên ngành
Văn học Tiếng Anh, và đã dạy Tiếng Anh hơn 10 năm. Tuy nhiên, nhiều sinh viên
của tôi biết nhiều chi tiết về ngữ pháp Tiếng Anh hơn cả tôi. Tôi có thể dễ dàng
tìm định nghĩa và áp dụng nó, nhưng tôi không hề biết nó. Tôi thường hay hỏi
bạn bè bản xứ của tôi nhiều câu hỏi ngữ pháp, và chỉ một ít trong số họ biết câu
trả lời chính xác. Tuy nghiên, họ rất thông thạo Tiếng Anh và có thể đọc, nói,
nghe và giao tiếp rất hiệu quả. Bạn muốn mình có khả năng thuật lại định nghĩa
của một động từ nguyên nhân, hay là muốn có khả năng nói Tiếng Anh thông
thạo?
2. Tìm hiểu và nghiên cứu Cụm Từ
Nhiều sinh viên học từ vựng và cố gắng kết hợp nhiều từ với nhau để tạo thành
một câu có nghĩa. Tôi rất kinh ngạc khi có nhiều từ sinh viên của tôi biết, nhưng
chúng không tạo thành một câu có nghĩa được. Nguyên nhân là do họ không
học Cụm Từ. Khi trẻ con học ngôn ngữ, chúng học cả từ và Cụm từ với nhau.
Cũng vậy, bạn cần phải tìm hiểu và học các cụm từ. Nếu bạn biết 1000 từ, bạn
sẽ có khả năng nói 1 câu đúng. Nhưng nếu bạn biết 1 Cụm từ, bạn có thể làm
đúng hàng trăm câu. Nếu bạn biết 100 Cụm Từ, bạn sẽ rất ngạc nhiên khi biết có
bao nhiêu câu đúng mà bạn có thể nói. Cuối cùng, khi bạn biết chỉ 1000 Cụm từ

thôi, bạn sẽ gần như là một người nói Tiếng Anh bản địa. Vì thế đừng bỏ phí thời
gian học thật nhiều từ khác nhau. Thay vào hãy sử dụng thời gian đó để học
Cụm Từ và bạn sẽ gần hơn với thành thạo Tiếng Anh. Đừng dịch Khi bạn muốn
tạo ra một câu Tiếng Anh, đừng dịch các từ đó ra từ tiếng mẹ đẻ của bạn. Thứ tự
của các từ có thể khác nhau hoàn toàn và bạn sẽ bị chậm và sai nếu làm thế.
Thay vào đó, hãy học các Cụm Từ và câu nói vì thế bạn không phải suy nghĩ về
từ khi bạn nói. Nó sẽ tự động tuôn ra. Một vấn đề khác với việc dịch là bạn sẽ cố
gắn kết hợp chặt chẽ luật ngữ pháp mà bạn học. Dịch và suy nghĩ về ngữ pháp
để tạo thành câu Tiếng Anh là không được và bạn nên tránh làm điều này.
3. Đọc và Nghe là CHƯA ĐỦ.
Luyện tập Nói những gì bạn nghe! Đọc, Nghe và Nói gần như là những khía
cạnh quan trong nhất của tất cả các ngôn ngữ. Điều đó cũng đúng với Tiếng
Anh. Tuy nhiên, chỉ có Nói là yêu cầu để thành thạo Tiếng Anh. Điều đó rất bình
thường khi trẻ nhỏ học nói trước, trở nên thành thạo sau đó mới bắt đầu đọc và
viết. Vì vậy thứ tự tự nhiên là nghe, nói, đọc rồi mới viết. Vấn đề đầu tiên Bạn có
cảm thấy lạ khi các trường học trên thế giới dạy đọc trước, sau đó viết, sau đó
nghe và cuối cùng là nói? Mặc dù nó khác, nhưng nguyên nhân chính là bởi vì
khi bạn học một ngôn ngữ thứ 2, bạn cần phải đọc tài liệu để hiểu và học nó. Vì
vậy mặc dù thứ tự tự nhiên là nghe, nói, đọc rồi viết, thứ tự cho sinh viên ESL sẽ
là đọc, nghe, nói rồi viết. Vấn đề thứ hai Nguyên nhân nhiều người có thể đọc và
nghe bởi vì họ đều luyện tập. Nhưng để nói Tiếng Anh thông thạo thì bạn cần
phải luyện tập nói kia. Đừng dừng lại ở phần nghe, và khi bạn học, bạn không
nên chỉ nghe. Hãy nói to lên tài liệu mà bạn đang nghe và luyện tập những gì
bạn nghe. luyện tập nói thật to cho tới khi miệng của bạn và não của bạn có thể
nói chung mà không tốn sức. Bằng cách làm việc đó, bạn sẽ có khả năng nói
Tiếng Anh một cách lưu loát.
4. "Tiếng Anh hóa" bạn
Có khả năng nói một ngôn ngữ không liên quan gì tới việc bạn thông minh bao
nhiêu. Mọi người đều có thể học nói bất cứ ngôn ngữ nào. Điều này đã được
chứng minh bởi mọi người trên thế giới. Ai cũng có thể nói được ít nhất 1 ngôn

ngữ. Dù bạn thông minh hay thiếu một ít chất xám, bạn vẫn có khả năng nói
được 1 ngôn ngữ. Điều này có thể làm được bằng cách luyện ngôn ngữ vào mọi
lúc. ở nước bạn, bạn nghe và nói ngôn ngữ của bạn ngay lập tức. Bạn sẽ chú ý
thấy rằng nhiều người nói Tiếng Anh giỏi là những người đã học ở một trường
luyện nói Tiếng Anh. Họ có thể nói Tiếng Anh không phải vì họ đến một trường
dạy nói Tiếng Anh, mà vì họ có một môi trường mà ở đó Tiếng Anh lúc nào cũng
được sử dụng bởi những người xung quanh. Cũng có nhiều người đi du học và
học được rất ít, bởi vì lúc họ đến trường dạy nói Tiếng Anh, nhưng họ chỉ gặp
được bạn bè từ đất nước của họ và họ không luyện tập Tiếng Anh. Bạn không
cần phải đi đâu dó để trở thành một người nói Tiếng Anh giỏi. Bạn chỉ cần làm
cho bạn bị bao phủ bởi Tiếng Anh. Bạn có thể làm được điều này bằng cách
thỏa thuận với bạn bè của bạn, rằng bạn sẽ chỉ nói Tiếng Anh. Bạn cũng có thể
mang theo một chiếc iPod và nghe các câu Tiếng Anh ngay lập tức. như bạn
thấy đấy, bạn có thể đạt được thành công bằng cách thay đổi môi trường xung
quanh bạn. "Tiếng Anh hóa" bạn và bạn sẽ học được nhanh hơn gấp nhiều lần.
5. Học đúng tài liệu
Một cụm từ không đúng là: "Practice makes perfect". Nó không đúng. Luyện tập
chỉ làm những gì mà bạn luyện tập trở nên vĩnh viễn. Nếu bạn luyện tập một câu
sai, bạn sẽ luôn luôn nói câu đó sai. Vì thế, rất là quan trọng để bạn học tài liệu
đúng và được sử dụng bởi hầu hết mọi người. Một vấn đề nữa đó là nhiều sinh
viên học thời sự. Tuy nhiên, cái ngôn ngữ mà họ nói đó trang trọng hơn và nội
dung chính trị hơn và ít dùng hơn so với thường ngày. Hiểu những gì người ta
đang nói là rất quan trọng, nhưng học những điều cơ bản của Tiếng Anh là quan
trọng hơn nhiều. Học Tiếng Anh với một người bạn không phải là người bản xứ
đều có mặt lợi và mặt hại. Bạn nên cân nhắc mặt lợi và hại khi luyện nói với
người không phải bản xứ. Luyện tập với người không bản xứ thì bạn sẽ được
luyện tập, đồng thời bạn có thể có thêm động lực và chỉ ra được những lỗi sai.
Nhưng có thể bắt chước những thói quen xấu từ người khác nếu bạn không
chắc câu nào là đúng và câu nào là sai. Vì thế sử dụng thời gian đó để luyện tập
những tài liệu đúng. Đừng học cách nói một câu. Tóm lại, học tài liệu Tiếng Anh

mà bạn tin tưởng, thường được sử dụng và đúng.
LAM SAO NGHE DUOC TIENG ANH
Một trong những trở ngại lớn nhất của chúng ta khi học một ngoại ngữ ấy là
chúng ta quá… thông minh và có quá nhiều kinh nghiệm. Quá thông minh: vì
mình không thể nào chấp nhận nghe một câu mà mình không hiểu: cần phải hiểu
một câu nói gì trước khi nghe tiếp câu thứ hai, nếu không thì mình không buồn
nghe tiếp.
Quá kinh nghiệm: Cuộc đời đã dạy ta không nghe những gì người khác nói mà
chỉ hiểu những gì mà nội dung chuyển tải. Nếu không hiểu nội dung, chúng ta
không thể lặp lại lời người kia. Cũng vì thế mà - trong giai đoạn đầu học ngoại
ngữ - mỗi lần nghe một câu tiếng Anh thì trong đầu phải dịch ra được tiếng Việt
thì mới yên tâm, bằng không thì … câu ấy không có nghĩa
Thế nhưng, đấy là lối học sinh ngữ ngược chiều. Tôi biết được 6 ngôn ngữ,
trong đó có ba ngôn ngữ thành thạo nghe nói đọc viết: Việt - Anh - Pháp, và tôi
thấy rằng trong các ngôn ngữ tôi biết thì, một cách khách quan, nghe và nói tiếng
Việt là khó nhất (vì ở phương tây, không có ngôn ngữ nào mà mình đổi cao độ
của một từ thì ý nghĩa từ ấy lại thay đổi: ma - má - mà - mạ - mã - mả). Nhưng
các bạn ở forum này, cũng như tôi, đều không có vấn đề gì cả với cái sinh ngữ
khó vào bậc nhất ấy!
Thế nhưng những thầy cô dạy chúng ta nghe nói tiếng Việt chẳng phải là những
vị chuyên viên ngôn ngữ như các thầy ngoại ngữ mà ta học tại các trường. Thầy
dạy tiếng Việt chúng ta là tất cả những người quanh ta từ ngày ta ra đời: cha mẹ,
anh chị, hàng xóm, bạn bè… nghĩa là đại đa số những người chưa có một giờ
sư phạm nào cả, thậm chỉ không có một khái niệm nào về văn phạm tiếng Việt.
Thế mà ta nghe tiếng Việt thoải mái và nói như sáo. Còn tiếng Anh thì không thể
như thế được. Ấy là vì đối với tiếng Việt, chúng ta học theo tiến trình tự nhiên,
còn ngoại ngữ thì ta học theo tiến trình phản tự nhiên.
Từ lúc sinh ra chúng ta đã nghe mọi người nói tiếng Việt chung quanh (mà
chẳng bao giờ ta phản đối: "tôi chẳng hiểu gì cả, đừng nói nữa"! Mới sanh thì
biết gì mà hiểu và phản đối!). Sau một thời gian dài từ 9 tháng đến 1 năm, ta mới

nói những tiếng nói đầu tiên (từng chữ một), mà không hiểu mình nói gì. Vài năm
sau vào lớp mẫu giáo mới học đọc, rồi vào lớp 1 (sáu năm sau khi bắt đầu nghe)
mới tập viết… Lúc bấy giờ, dù chưa biết viết thì mình đã nghe đưọc tất cả những
gì người lớn nói rồi (kể cả điều mình chưa hiểu). Như vậy, tiến trình học tiếng
Việt của chúng ta là Nghe - Nói - Đọc - Viết. Giai đoạn dài nhất là nghe và nói, rồi
sau đó từ vựng tự thêm vào mà ta không bao giờ bỏ thời gian học từ ngữ. Và
ngữ pháp (hay văn phạm) thì đến cấp 2 mới học qua loa, mà khi qua hết trung
học thì ta đã quên hết 90% rồi. Nhưng tiến trình ta học tiếng Anh (hay bất cứ
ngoại ngữ nào) thì hoàn toàn ngược lại.
Thử nhìn lại xem: Trước tiên là viết một số chữ và chua thêm nghĩa tiếng Việt
nếu cần. Và kể từ đó, học càng nhiều từ vựng càng tốt, kế đến là học văn phạm,
rồi lấy từ vựng ráp vào cho đúng với văn phạm mà VIẾT thành câu! Rồi loay
hoay sửa cho đúng luật! Sau đó thì tập đọc các chữ ấy trúng được chừng nào
hay chừng ấy, và nhiều khi lại đọc một âm tiếng Anh bằng một âm tiếng Việt! (ví
dụ fire, fight, five, file… đều được đọc là ‘phai’ ). Sau đó mới tới giai đoạn NÓI,
mà ‘nói’ đây có nghĩa là Đọc Lớn Tiếng những câu mình viết trong đầu mình, mà
không thắc mắc người đối thoại có hiểu 'message' của mình hay không vì mình
chỉ lo là nói có sai văn phạm hay không. Lúc bấy giờ mới khám phá rằng những
câu mình viết thì ai cũng hiểu, như khi mình nói thì chỉ có mình và … Thượng Đế
hiểu thôi, còn người bản xứ (tiếng Anh) thì ‘huh - huh’ dài cổ như cổ cò!
Sau thời gian dài thật dài, mình khám phá rằng mình từng biết tiếng Anh, và nói
ra thì người khác hiểu tàm tạm, nhưng khi họ nói thì mình không nghe được gì
cả (nghĩa là nghe không hiểu gì cả). Lúc bấy giờ mới tập nghe, và rồi đành bỏ
cuộc vì cố gắng mấy cũng không hiểu được những gì người ta nói.
Vấn đề là ở đó: chúng ta đã học tiếng Anh ngược với tiến trình tự nhiên, vì quá
thông minh và có quá nhiều kinh nghiệm. Tiến trình ấy là Viết - Đọc - Nói - Nghe!
Vì thế, muốn nghe và nói tiếng Anh, chuyện đầu tiên là phải quên đi kinh nghiệm
và trí thông minh, để trở lại trạng thái ‘sơ sinh và con nít’, và đừng sử dụng quá
nhiều chất xám để phân tích, lý luận, dịch thuật!
15 MEO GIUP HOC TOT MON TIENG ANH

Thử áp dụng những mẹo nhỏ này trong khoảng 2-3 tháng, bạn sẽ biết ngay kết
quả học tập của mình.
1. Tích cực xem truyền hình, video, nghe đài, đọc báo chí tiếng Anh hoặc nói
chuyện với người bản ngữ bất cứ khi nào bạn có cơ hội.
2. Sử dụng tiếng Anh ở nhiều nơi chứ không phải chỉ trong lớp học
3. Chơi trò chơi và tập các bài hát tiếng Anh.
4. Khi nói chuyện bằng tiếng Anh, cố gắng diễn đạt bằng mọi cách có thể được
kể cả dùng điệu bộ.
5. Nên hỏi lại hoặc đề nghị ngườ nói nhắc lại nếu chưa hiểu rõ nghĩa.
6. Đừng bao giờ sợ mắc lỗi khi nói và viết tiếng Anh.
7. Áp dụng từ và cấu trúc mới học được trong nhiều tình huống khác nhau.
8. Đọc các bài viết khác nhau về cùng một chủ điểm. Tập nói và viết theo các
chủ điểm đó.
9. Cố gắng đoán nghĩa của từ, câu bằng cách cǎn cứ nội dung bài đọc, bài nghe
hoặc tình huống giao tiếp (không nên quá phụ thuộc vào từ điển).
10. So sánh để hiểu được sự khác nhau giữa tiếng Anh và tiếng Việt.
11. Tự chữa lỗi trước khi được bạn hoặc thầy chữa.
12. Học theo nhóm hoặc theo cặp là tốt nhất.
13. Học thuộc các quy tắc ngữ pháp, từ mới hay các đoạn hội thoại mẫu.
14. Nghe bǎng và tập viết chính tả thường xuyên.
15. Thử áp dụng các phương pháp trên trong khoảng 2-3 tháng, bạn sẽ biết
ngay kết quả học tập của mình.
DANH SACH CAC THUAT NGU VAN PHAM CO
BAN
Danh sách các thuật ngữ văn phạm
cơ bản
Một khi đã học tiếng Anh, bạn sẽ thường xuyên gặp những thuật ngữ
này. Để học tốt văn phạm tiếng Anh, chúng ta cần phải hiểu được
những khái niệm cơ bản này. Nếu bạn không thể nhớ hết một lần, hãy
thường xuyên xem lại trang này để đảm bảo mình có cơ sở vững chắc

trước khi tiến xa hơn. Danh sách này chỉ để bạn làm quen khái quát. Ở
phần khác sẽ có những bài đề cập chi tiết về từng mục cụ thể.

Adjective (viết tắt: adj) = Tính từ - là từ chỉ tính chất, dùng để bổ
nghĩa cho danh từ, đại từ. Thí dụ: cao, thấp, già, trẻ, mắc, rẻ…

Adverb (viết tắt: adv) = Trạng từ : dùng để bổ nghĩa cho động từ
hoặc cả câu. Thí dụ: một cách nhanh chóng, hôm qua, ngày mai

Article = Mạo từ : Đứng trước danh từ. Trong tiếng Việt không có từ
loại này nên bạn cần phải làm quen kỹ từ loại này vì chúng được dùng
rất rất rất nhiều và đa số người học tiếng Anh không phải đều biết
dùng đúng, ngay cả người học lâu năm. Mạo từ có hai loại: mạo từ xác
định và mạo từ bất định.
1. Indefinite article = Mạo từ bất định: có 2 từ là A và AN
2. Definite article = Mạo từ xác định: có duy nhất 1 từ THE

A đứng trước danh từ bắt đầu bằng phụ âm.
Thí dụ: A CAR (một chiếc xe hơi)

AN đứng trước danh từ bắt đầu bằng nguyên âm
Thí dụ: AN APPLE (một trái táo)

Nguyên âm: là âm bắt đầu với a, e, i, o, u

Phụ âm: là âm với chữ bắt đầu khác với những âm trên đây

Ngoại lệ: Có khi một chữ có chữ cái đứng đầu là phụ âm nhưng là phụ
âm câm nên chữ đó vẫn được coi là bắt đầu với âm nguyên âm. Thí dụ:
“Hour” có âm H câm đọc như “Our” vì vậy khi dùng mạo từ bất định

phải là: AN HOUR

Auxiliary verb = Trợ động từ: là những động từ gồm BE, DO, HAVE,
được dùng với một động từ chính để tạo ra những cấu trúc văn phạm
như: thì, bị động cách, thể nghi vấn, thể phủ định. BE, DO, HAVE sẽ có
thể thay đổi hình thức tùy theo chủ ngữ.

Clause = Mệnh đề : là tổ hợp có đủ chủ ngữ và vị ngữ nhưng phải đi
kèm một mệnh đề khác phù hợp về nghĩa để tạo thành một câu có ý
nghĩa.

Conditional clause = Mệnh đề điều kiện: là mệnh đề bắt đầu bằng từ
NẾU, TRỪ KHI. Dùng để diễn đạt một sự kiện, tình trạng trong tường
lai, hiện tại hoặc quá khứ, có thể có thật hoặc có thể không có thật.


Infinitive = Động từ nguyên mẫu . Động từ nguyên mẫu không có TO
đằng trước gọi là BARE INFINITIVE, có TO đằng trước thì có khi gọi là
TO INFINITIVE. Nếu bạn có trong tay Bảng Động Từ Bất Quy Tắc (mua
ngoài nhà sách giá khoảng 5000đ), bạn sẽ thấy có 3 cột, đó là: Động
từ nguyên mẫu không có TO, dạng QUÁ KHỨ của động từ đó, dạng
QUÁ KHỨ HOÀN THÀNH của động từ đó. Khi học xâu hơn, bạn sẽ hiểu
về cột thứ 2 và 3. Mới bắt đầu, bạn chỉ cần học dạng nguyên mẫu của
từng động từ trước, sau đó, chúng ta sẽ bàn về cách biến đổi động từ
để đặt câu. Trong tiếng Việt, động từ không bao giờ thay đổi hình thức
của nó. Trong tiếng Anh, tùy theo chủ ngữ, tùy theo thời gian, tùy theo
cấu trúc…động từ phải thay đổi hình thức tương ứng. Tuy nhiên, tất cả
đều có quy luật hệ thống, do đó, bạn đừng quá lo, chúng ta sẽ đi từng
bước một.


Modal verb = Động từ khiếm khuyết: Gồm có tất cả là : CAN,
COULD, MAY, MIGHT, MUST, OUGHT TO, SHALL, SHOULD, WILL,
WOULD. Động từ khiếm khuyết luôn đứng trước động từ nguyên mẫu
không có TO để diễn tả một dạng ý nghĩa nhất định, như: KHẢ NĂNG,
CHO PHÉP/XIN PHÉP, BỔN PHẬN, KHẢ NĂNG hoặc TÍNH CHẮC CHẮN.

Noun = Danh từ: Từ chỉ tên gọi của sự vật, sự việc, tình trạng. Ta có
danh từ cụ thể, danh từ trừu tượng, danh từ số ít, danh từ số nhiều.
Cách xác định danh từ đếm được hay không trong tiếng Việt là ta hãy
thêm số trước nó và xem nó nghe có đúng không. Ví dụ: “một người”:
đúng nhưng “một tiền”: sai. Vậy “người” là danh từ đếm được và “tiền”
là danh từ không đếm được. Trong tiếng Anh cũng có thể áp dụng cách
này, trừ một số ngoại lệ sau này bạn sẽ biết.

Object = Tân ngữ: Là từ đi sau động từ, bổ nghĩa cho động từ. Một
câu thường có đủ 3 phần: CHỦ NGỮ + ĐỘNG TỪ + TÂN NGỮ. Thí dụ:
TÔI ĂN CƠM (“Tôi”: chủ ngữ, “ăn”: động từ và “cơm”: tân ngữ).

Active voice = Thể Chủ Động: Là cấu trúc văn phạm ta dùng thông
thường, khi chủ ngữ là tác nhân gây ra hành động. Thí dụ: Tôi cắn con
chó.

Passive voice = Thể Bị Động : Là cấu trúc văn phạm khi chủ ngữ là
đối tượng chịu ảnh hướng của hành động do tác nhân khác gây ra. Thí
dụ: Tôi bị chó cắn.

Preposition = Giới từ: Là từ giới thiệu thông tin về nơi chốn, thời gian,
phương hướng, kiểu cách. Thí dụ: trên, dưới, trong ngoài…Đôi khi giới
từ đi sau động từ để tạo nên một nghĩa mới và trong trường hợp như
vậy, ta phải học thuộc lòng vì không có quy tắc chung nào cả.


Pronoun = Đại từ: là từ có thể dùng để thay thế danh từ để không
phải lập lại danh từ nào đó. Tuy nhiên có 2 đại từ không thay thế ai
hết, đó là hai đại từ nhân xưng I và YOU. Đại từ có các loại: đại từ
nhân xưng (tôi, anh, chị ấy, cô ấy…), đại từ sở hữu và đại từ chỉ định.
Chỉ có hai loại đại từ sau cùng không có từ loại tương ứng trong tiếng
Việt. Do đó, bạn cần để ý làm quen với chúng từ nay về sau.

Relative clause = Mệnh đề quan hệ: Là mệnh đề bắt đầu bằng WHO,
WHERE, WHICH, WHOSE, hoặc THAT. Dùng để xác định hoặc để đưa
thêm thông tin. Mệnh đề này có dạng tương ứng trong tiếng Việt nhưng
không phải lúc nào cũng dùng được, trong khi ở tiếng Anh, dạng mệnh
đề này dùng thường xuyên. Thí dụ: Anh ấy là một người đàn ông mà
mọi cô gái đều muốn được lấy làm chồng. Mệnh đề “mà mọi cô gái đều
muốn được lấy làm chồng” đưa thêm thông tin về người đàn ông.

Subject = Chủ ngữ : Thường đứng ở đầu câu, có thể là danh từ, đại từ
hoặc cả một cụm từ. Chủ ngữ là trung tâm của sự chú ý trong một câu.

Tense = Thì: Là hình thức văn phạm không có trong tiếng Việt. Trong
tiếng Anh, một hành động được xảy ra ở lúc nào sẽ được đặt câu với thì
tương ứng. Hình thức của động từ không chỉ thay đổi tùy theo chủ ngữ
mà còn thay đổi tùy theo thời gian hành động xảy ra. Đây là khái niệm
xa lạ với tiếng Việt, do đó bạn cần chú ý. Ta có 9 thì:
<! [if !supportLists] >1. <! [endif] >Thì hiện tại đơn
<! [if !supportLists] >2. <! [endif] >Thì hiện tại tiếp diễn
<! [if !supportLists] >3. <! [endif] >Thì hiện tại hoàn thành
<! [if !supportLists] >4. <! [endif] >Thì quá khứ đơn
<! [if !supportLists] >5. <! [endif] >Thì quá khứ tiếp diễn
<! [if !supportLists] >6. <! [endif] >Thì quá khứ hoàn thành

<! [if !supportLists] >7. <! [endif] >Thì tương lai đơn
<! [if !supportLists] >8. <! [endif] >Thì tương lai tiếp diễn
<! [if !supportLists] >9. <! [endif] >Thì tương lai hoàn thành
Trong phần khác, từng thì sẽ được giải thích chi tiết.

Verb (viết tắt: V) = Động từ: Là từ chỉ hành động, hoặc tình trạng,
hoặc quá trình. Có 2 loại: nội động từ và ngoại động từ
1. Transitive = Ngoại động từ: là động từ có tân ngữ đi theo sau
2. Intransitive = Nội động từ: là động từ không có tân ngữ đi theo
sau
Để dễ nhớ, hãy nghĩ ngoại là bên ngoài, vậy ngoài động từ cần có một
tân ngữ bên ngoài đi kèm theo sau. Từ đó có thể suy ra ngược lại cho
nội động từ.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×