Thanh Trúc
PHƯƠNG PHÁP
NGHỊ LUẬN
Luận đề phổ thông và luân lý
Phương pháp nghị luận
MỤC LỤC
Chương I: TÌM HIỂU ĐỀ TÀI 4
Chương II: PHƯƠNG PHÁP TÌM Ý 9
Chương III: PHƯƠNG PHÁP LÀM DÀN BÀI 15
Chương IV: PHƯƠNG PHÁP HÀNH VĂN 40
Chương V: PHƯƠNG PHÁP SUY TƯ 56
Chương VI: PHƯƠNG PHÁP LÝ LUẬN 61
2
Phương Pháp Nghị Luận
ĐẠI CƯƠNG VỀ PHƯƠNG PHÁP NGHỊ LUẬN
Theo định nghĩa, văn nghị luận là loại văn dùng lí lẽ và dẫn chứng để
bàn luận, giải quyết một vấn đề làm cho người đọc, người nghe hiểu vấn đề
đó để họ có nhận thức đúng, có thái độ đúng và có hành vi đúng.
Như thế, văn nghị luận có đặc tính khác hẳn văn miêu tả và thuật
chuyện:
Văn miêu tả chỉ ghi lại những điều mắt thấy tai nghe, trình bày lại
những điều giác quan đã ghi lại được.
Văn thuật chuyện chỉ kể ra những ý kiến của mình về một đề mục nào
đó cho người khác nghe và tùy người nghe muốn nhận định ra sao cũng
được.
Văn nghị luận không thế. Nghị luận cần suy nghĩ để bày tỏ ý kiến nhằm
mục đích thuyết phục người khác tin ý kiến của ta là xác đáng. Công việc
này không mấy dễ dàng vì mỗi người thường chủ quan, chỉ tin lẽ phải của
mình, thường nghi ngờ và đánh giá thấp các lí lẽ của người khác. Tuy
nhiên, ít ra cũng có một lẽ phải chung hợp với các khuôn khổ suy luận
thông thường được đa số công nhận.
Để có thể đạt tới phần nào lẽ phải chung đó, khi làm bài văn nghị luận,
chúng ta nên dựa vào phương pháp nghị luận được trình bày qua các bước
tiến như sau:
3
Phương pháp nghị luận
Chương I: TÌM HIỂU ĐỀ TÀI
Tìm hiểu đề tài là việc rất quan trọng vì nó giúp ta khỏi lạc đề, xa đề hay
trả lời thiếu sót những điều đề yêu cầu. Muốn tìm hiểu đề, chúng ta sẽ phân
biệt các loại đề.
Bài nghị luận luân lý thường đề cập đến bổn phận mỗi người đối với
bản thân, gia đình, học đường, tổ quốc, xã hội, nhân loại.
Bài nghị luận phổ thông hoặc tổng quát thường bàn đến những tri thức
tổng quát như lao động, nghề nghiệp, du lịch hoặc những khái niệm thông
thường như tự do công bằng, nhân ái…
Tuy nhiên phạm vi hai loại bài này có nhiều khu vực xâm nhập nhau và
có nhiều điểm tương đồng hơn dị biệt. Do đó chúng ta có thể ghép chúng
vào đối tượng của phương pháp nghị luận này.
Về hình thức hay về công việc làm bài, chúng ta có thể chia chúng thành
bốn loại đề căn bản sau đây: giải thích, bình luận, trình bày và so sánh.
Chúng có thể ví như bốn phép tính gốc: cộng, trừ, nhân, chia trong số
học. Nắm vững phương pháp và giả quyết thành thạo bốn loại đề này rồi,
chúng ta mới có thể giải quyết những loại đề khác, thường chỉ là tổng hợp
những loại đề trên, giống như người đã làm thông thạo bốn phép tính gốc,
mới đủ sức giải những bài toán đố khó khăn.
A. LOẠI ĐỀ GIẢI THÍCH
1. Khi nào đề ra thuộc loại giải thích?
Khi nghĩa câu nói tương đối đúng, không có phần sai lầm quá đáng hoặc
thiếu sót một cách rõ rệt, thì đề sẽ thuộc loại giải thích.
Ví dụ: Có công mài sắt có ngày nên kim.
Quốc gia nào cũng cần có bàn tay đen và lương tâm trong trắng.
Làm trai quyết chi tu thân.
Công danh chờ đợi, nợ nần chớ lo.
2. Giải thích là gì?
4
Phương Pháp Nghị Luận
Theo sát nguyên nghĩa: giải thích là đào sâu cho rõ nghĩa (thích) và
mở rộng cho đủ nghĩa (giải)
Yêu cầu: loại đề này chỉ cần ta tìm ý nghĩa câu nói mà không hỏi ý
kiến riêng của ta phê phán vấn đề ấy.
3. Làm thế nào biết đề ra thuộc loại giải thích?
Loại đề này đòi hỏi ta ý nghĩa câu nói, nên thường có các dạng thức sau
đây:
Giải thích câu…
Giải nghĩa câu…
Cắt nghĩa câu…
Câu này có ý nói gì…
Ý nghĩa câu ấy thế nào?
Làm sáng tỏ ý nghĩa câu nói ấy…
B. LOẠI ĐỀ BÌNH LUẬN
1. Khi nào đề ra thuộc loại bình luận?
Khi ý nghĩa của câu nói tuy có phần đúng, nhưng cũng có phần sai lầm
đáng chỉ trích, phần thiếu sót cần bổ túc, hoặc phần quá đáng cần giới hạn
thì đề ra sẽ thuộc loại bình luận.
Ví dụ:
Cha nào con nấy.
Thất bại là mẹ thành công.
Có tiền mua tiên cũng được.
2. Bình luận là gì?
Bình luận theo sát nguyên nghĩa là: suy nghĩ cho hiểu thấu, nói ra cho
rõ, (luận) rồi mới cho biết ý kiến (bình) để chỉ trích phần sai lầm, bổ túc
phần thiếu sót, hoặc hạn chế phần quá đáng tùy theo ý nghĩa câu nói.
Yêu cầu: loại đề này không những buộc ta phải làm sáng tỏ ý nghĩa, mà
còn đòi hỏi ta phải cho biết ý kiến phê bình câu nói ấy.
3. Làm thế nào để biết đề ra thuộc loại bình luận?
5
Phương pháp nghị luận
Loại đề này đòi hỏi ta giải thích và phê bình câu nói, nên thường ra các
dạng thức sau:
Bình luận câu…
Bình giải câu…
Phê bình câu…
Nhận xét giá trị câu…
Câu ấy có đúng không?
Cho biết ý kiến về…
Bạn nghĩ sao…
Bạn có đồng ý với câu nói ấy không?
C. LOẠI ĐỀ TRÌNH BÀY
1. Khi nào đề ra loại trình bày?
Khi chủ đề còn nguyên vẹn là một vấn đề chưa qua nhận xét của một ai,
chưa thành một câu nói hàm xúc, bóng bẩy thì đề ra sẽ thuộc loại trình bày.
Ví dụ: Sự đọc sách, sự làm việc, tiến bộ khoa học.
2. Trình bày là gì?
Trình bày theo nguyên nghĩa phô diễn ra cho rõ (bày) tất cả những
kiến thức của ta về vấn đề nêu ra cho người đọc biết (trình).
Yêu cầu: loại đề này không bắt ta giải nghĩa hay phê bình vấn đề
mà chỉ đòi ta nói thẳng, nói thật và nói hết những điều hiểu biết của ta về
vấn đề ấy.
Dĩ nhiên đề thuộc loại này vẫn có những từ ngữ quan trọng mà ta cần
xác định ý nghĩa cho rõ, trước khi trình bày kiến thức của ta.
3. Làm thế nào biết đề ra thuộc loại trình bày?
Loại đề này buộc ta kể rõ những kiến thức của ta, nên thường ra dưới
dạng thức sau:
Trình bày các tai hại của…
Kể rõ các ích lợi của…
6
Phương Pháp Nghị Luận
Cho biết rõ những lợi hại của…
Vạch rõ những lý do của…
…. Đem lại những lợi ích gì?
Thế nào là
Tại sao phải…
Sau này bạn sẽ chọn nghề gì? Tại sao?
D. LOẠI ĐỀ SO SÁNH
1. Khi nào đề ra thuộc loại so sánh
Khi hai vấn đề có những điểm giống nhau, khác nhau, nhưng liên quan
mật thiết với nhau hoặc hơn kém bổ túc cho nhau thì đề sẽ ra thuộc loại so
sánh.
Ví dụ:
Công bằng và bác ái.
Cần bất như chuyên.
Tài đức kiệm toàn.
2. So sánh là gì?
So sánh theo sát nguyên ngữ, là đối chiếu hai vấn đề để làm nổi bật
điểm tương đồng, dị biệt và tương quan nhằm mục đích xác định địa vị hơn
kém hay bổ túc lẫn nhau của chúng.
Dĩ nhiên chúng ta phải nắm vững ý nghĩa từ quan trọng trong vấn
đề và nêu rõ ý nghĩa ấy trước khi so sánh.
3. Làm thể nào biết đề ra từng loại so sánh
Loại đề này bắt ta phải cân nhắc hai vấn đề nên thường ra những dạng
thức sau đây:
Thế nào là A? Thế nào là B? A và B liên quan đến nhau như thế
nào?
A là gì? B là gì? A và B giống nhau khác nhau và liên quan đến
nhau như thế nào?
Hai vấn đề A và B có những điểm tương đồng, dị biệt và tương
quan như thế nào?
Tại sao A không bằng B.
7
Phương pháp nghị luận
Tại sao lại cần A lẫn B.
Bạn nghĩ sao vấn đề A và B.
E. CÁC LOẠI ĐỀ TỔNG HỢP
Ngoài bốn loại đề căn bản nói trên những đề tài khác thường ra dưới
hình thức tổng hợp giữa các loại đề ấy với nhau hoặc thường dùng bốn loại
đề căn bản kèm theo một câu hỏi:
Ví dụ:
1. Giải thích và bình luận câu sau đây: “Người quân tử cầu ở mình,
kẻ tiểu nhân cầu ở người.” Hãy ứng nghiệm câu đó vào cách lập chí của
người thanh niên ở đời. (Đề thi tú tài 1951)
2. Một văn hào Đức nói: “Tôi là người nghĩa là một kẻ chiến đấu.”
Đời có phải là một trường tranh đấu không? Giá trị của chí phấn đấu.
(Loại đề giải thích và trình bày)
8
Phương Pháp Nghị Luận
Chương II: PHƯƠNG PHÁP TÌM Ý
Nếu ví việc làm bài văn nghị luận như xây một ngôi nhà, thì việc tìm ý
được sánh với việc mua sắm vật liệu cần thiết. Vật liệu càng nhiều càng tốt
thì chúng ta càng có hy vọng xây được ngôi nhà cao rộng bền chắc.
Mục đích của chương trình này giúp chúng ta tìm được ý chính của đề
tài và từ đó dùng phương pháp làm nảy sinh những ý phụ dồi dào khác
nữa.
I. PHƯƠNG PHÁP TÌM Ý
1. Đối với những đề tài đơn giản
Ta chỉ cần đọc kĩ đề tài là ý chính đã hiện ra.
Ví dụ: Giải thích câu: “Có chí thì nên.”
Ý chính: Đề cao vai trò ý chí trong việc thành đạt ở đời.
2. Đối với những đề tài phức tạp
Ví dụ: Giải thích câu: “Chúng ta là kẻ thừa hưởng di sản của người quá
cố, kẻ đồng lao cộng tác với người đương thời, kẻ nâng đỡ bảo hộ thế hệ
tương lai.”
Ngoài việc đọc kĩ đề, chúng ta còn phải:
a. Phân tích đề thành nhiều phần nhỏ và dễ hiểu để tìm từng
chủ điểm
Chúng ta là kẻ thừa hưởng di sản người quá cố.
Chúng ta là kẻ đồng lao cộng tác với người đương thời.
Chúng ta là kẻ nâng đỡ bảo hộ thế hệ tương lai.
Ta nhận thấy đề tài gồm 3 chủ điểm nằm trong 3 mệnh đề.
b. Gạch dưới những chỗ quan trọng và chú ý để hiểu rõ ý
nghĩa của chúng
Giải thích: để phân biệt với bình luận…
Chúng ta: quan trọng nhưng không cần tìm ý nghĩa.
Thừa hưởng: tiếp nhận và sử dụng.
Di sản: các của cải để lại
9
Phương pháp nghị luận
Người quá cố: người đã chết.
Đồng lao: cùng chịu vất vả.
Cộng tác: chung sức làm việc.
Người đương thời: người đang sống với ta.
Nâng đỡ: dìu dắt, giúp đùm.
Bảo hộ; che chở; gìn giữ.
Thế hệ tương lai: lớp người đến sau ta.
c. Đề tài trên có 3 chủ điểm.
Chủ đề là tổng số các chủ điểm hợp lại:
Chủ điểm 1: Liên hệ giữa thế hệ hiện tại vói quá khứ
Chủ điểm 2: Liên hệ giựa thế hệ hiện tại với nhau
Chủ điểm 3: Liên hệ giữa thế hệ hiện tại với tương lai
Chủ điểm 4: Liên hệ giữa các thế hệ
Ý chính của bài: Bổn phận của chúng ta đối với các thế hệ
3. Một số trường hợp đặc biệt
a. Đối với những đề tài có vẻ bao quát, ta nên tự giới hạn
Ví dụ: Bình luận tư tưởng sau: “Quyển sách là một người bạn.” Quá
trình suy tư tìm ra ý chính:
Đề tài nêu lên một tỉ lệ: coi quyển sách như một người bạn. Trọng tâm
bài này ở hai chữ “người bạn.” Chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều ý tưởng,
đạt được rất nhiều vấn đề liên quan đến vật chất, có khi vì lợi ích tinh thần,
có khi vì ham mê thú vui, có khi vì lí tưởng đạo lý…
Có nhiều vấn đề liên quan đến “bạn” như: chọn bạn, xử sự với bạn, học
bạn, giúp bạn, chỉ dẫn cho bạn, bắt chước bạn, lấy bạn làm gương cho
mình, lừa phản bạn, nói xấu bạn…
Để khỏi lạc trong rừng ý tưởng đó, chúng ta không nên quá tham lam
mà cần tự giới hạn vấn đề. Ví dụ: kết thân với bạn thường vì lí do tâm tình
và học hỏi. Đọc sách cũng thường vì lí do giải buồn và tìm hiểu. Bạn có
người xấu người tốt, chúng ta phải chọn bạn mà chơi. Sách cũng có cuốn
xấu cuốn tốt, phải chọn sách mà đọc.
10
Phương Pháp Nghị Luận
b. Đối với những đề tài có tính cách ám tỷ
So sánh gián tiếp một ý nghĩa trừu tượng với một vật cụ thể hay so sánh
hai ý niệm trừu tượng. Trong các trường hợp này ta phải tìm được những
điểm giống nhau giữa hai vật hay hai ý niệm. Đó sẽ là ý chính của đề tài:
Ví dụ: Bình luận câu ca dao sau đây:
“Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Ý chính của đề tài diễn nhiên không phải là ở điểm trồng trọt loại thảo
mộc. Từ hình ảnh cụ thể đó, chúng ta có bổn phận suy ra những ý niệm
trừu tượng như: một cây trồng riêng sẽ biểu tượng cho sự đơn độc chia rẽ.
Ba cây trồng chụm lại biểu tượng cho sự biết nhờ cậy lẫn nhau, biết gom
công góp sức để chuyển thế yếu thành thế mạnh. Từ đó chúng ta nhận thấy:
câu ca dao cho biết sự thiệt hại của chia rẽ và lợi ích của đoàn kết.
c. Đối với những đề tài có vẻ nghịch ngôn hay mâu thuẫn
Ta nên phân biệt phương diện hình thức và phương diện nội dung của
các câu nói để thấy chúng không có gì là trái ngược luân lí, mà chỉ có sự
nhấn mạnh vào vấn đề nêu lên hay tính cách bổ khuyết lẫn nhau giữa hai ý
niệm tưởng chừng như mâu thuẫn ở đề tài.
Ví dụ: Người ta thường nói: “Có bột mới gột nên hồ”, ca dao lại có câu
“Nước lã mà vã nên hồ, tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.”
Hãy giải nghĩa hai câu ấy và xem chúng có mâu thuẫn với nhau không?
Hai câu nói trên không có gì mâu thuẫn:
Câu “Có bột mới gột nên hồ” xác nhận một sự thực thường thấy
trong xã hội: Muốn có hồ phải cần có bột, muốn tạo nên một công nghiệp
lớn lao phải cần có đạo đức, có thời thế, có cơ hội.
Trái lại, câu “Nước lã mà vã nên hồ” không phải là xác nhận sự
thực thường thấy trong xã hội, một việc ai cũng có thể làm được. Đó chỉ là
một trường hợp đặc biệt, một lời khen, một lời khuyến khích đối với những
ai có tài trí hơn người, những bậc anh hùng tạo thời thế.
II. CÁCH TÌM Ý PHỤ TỪ Ý CHÍNH
11
Phương pháp nghị luận
1. Đặt ý chính trong nhiều phạm vi khác nhau
Ví dụ: Ý chính là tình đoàn kết, từ đó có thể có những ý phụ như sau:
Tình tương thân tương trợ trong phạm vi gia đình hay học đường.
Tinh thần đoàn kết của toàn dân trong phạm vi quốc gia.
Tình hữu nghị giữa các quốc gia trong phạm vi quốc tế.
2. Đặt ý chính trong một quá trình suy luận
Ví dụ: Ý chính là sự nói thật, từ đó có những ý phụ như sau:
Ích lợi của sự nói thật về hai phương diện đạo đức và mưu sinh lập
nghiệp.
Tai hại của sự dối trá về hai phương diện nói trên.
Những nguyên nhân nào làm cho người ta hay nói dối.
Những trường hợp ngoại lệ không nên nói sự thật: đối với bệnh
nhân, những bí mật quốc phòng.
3. Xét ý chính về nhiều phương diện khác nhau
Ví dụ: Ý chính là sự xã giao thù tạc, chúng ta có những ý phụ như sau:
Sự xã giao thù tạc về phương diện nội dung: Tình cảm của những
người giao dịch với nhau, sự chân thật hay giả dối.
Sự xã giao thù tạc về phương diện hình thức: Những nghi thức và
tập quán xã giao như thăm viếng, thư từ, quà tặng.
4. Xét ý chính trong nhiều không gian và thời gian khác nhau
Ví dụ: Ý chính là sự học hỏi, chúng ta có thể có những ý phụ như sau:
Những phương tiện học hỏi, nghiên cứu ngày xưa và ngày nay khác
nhau như thế nào?
Những tổ chức nghiên cứu khoa học trong phạm vi quốc tế, những
tổ chức văn hoá quốc tế.
Những tinh thần học hỏi, phương pháp học hỏi ở Đông phương và
Tây phương giống và khác nhau ở điểm nào?
5. Xét ý chính qua nhiều quan niệm hay học thuyết khác nhau
Ví dụ: Ý chính là sự liên lạc giữa thầy và trò, chúng ta có thể có những
ý phụ như sau:
12
Phương Pháp Nghị Luận
Sự liên lạc giữa thầy và trò theo quan niệm cũ chịu ảnh hưởng của nho
giáo.
Sự liên lạc giữa thầy và trò theo quan niệm mới chịu ảnh hưởng tư
tưởng tự do và bình đẳng của Tây phương.
Đại để như trên, chúng ta có thể từ một ý chính suy ra nhiều ý phụ khác
để chọn lựa thích hợp với từng đề tài. Hơn nữa, cũng bằng cách tương tự,
từ những ý phụ vừa tìm thấy và sau khi đã chọn lựa kỹ càng, chúng ta có
thể tìm ra những ý phụ khác tỉ mỉ, chi tiết hơn để có đủ TÀI LIỆU xây
dựng một dàn bài.
BÀI TẬP
1. Bình giải câu: “Tu là cõi phúc”
2. Giải thích và bình luận câu: “Ôi gia đình là một học đường rất
tốt.”
3. Bình luận câu: “Học đường là một gia đình”
4. Aristote, một triết gia Hy Lạp đã nói:
“Một hành vi nhân đức không đủ làm thành đức, cũng như một con
én không dủ làm thành mùa xuân.” Hãy giải thích câu nói trên.
5. Giải nghĩa câu: “Tập quán ban đầu là khách qua đường, sau trở
nên một người bạn thân ở chung nhà, và kết cục biến thành một ông
chủ nhà khó tính.”
Ý chính của mỗi đề tài là:
1. Ai sửa đổi sẽ trở nên hoàn thiện.
2. Gia đình là nơi dạy bài học căn bản.
3. Tình thân trong học đườn.
4. Nhân dức là tập quán tốt, phải lặp lại suốt đời.
5. Quá trình hình thành tập quán.
Bài tập
Tìm ý chính của các đề tài sau đây:
13
Phương pháp nghị luận
1. Bình giải câu
“Trăm năm bia đã thì mòn,
Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.”
2. Giải thích tư tưởng cổ nhân: “Chớ thấy điều thiện nhỏ mà không
làm, chớ thấy điều ác nhỏ mà làm”.
3. Giải thích câu châm ngôn: “Lòng ham muốn không nên quá tự do,
vui thú không nên đến cực độ.”
14
Phương Pháp Nghị Luận
Chương III: PHƯƠNG PHÁP LÀM DÀN BÀI
Trong việc xây ngôi nhà luận văn, lập dàn bài được so sánh với việc vẽ
hoạ đồ. Hoạ đồ càng tỉ mỉ, các nhân công càng dễ thực hiện và ngôi nhà
càng chóng hoàn thành. Việc làm dàn bài giúp cúng ta:
Bố cục chặc chẽ.
Lập luận vững vàng.
Phân phối cân đối và hợp lý.
Một dàn bài gồm 3 phần: nhập đề, thần bài và kết luận.
I. PHƯƠNG PHÁP LÀM NHẬP ĐỀ
1. Nhập đề nghĩa là gì?
Nhập đề còn gọi là vào bài hay mở bài là phần đầu tiên của phần nghị
luận, có mục đích giới thiệu vấn đề với độc giả, làm sao cho người đọc
không cần đọc qua đầu bài cũng hiểu được đầu bài muốn nêu lên vấn đề gì.
Có hai cách nhập đề:
a. Nhập đề trực khởi là giới thiệu vấn đề một cách trực
tiếp.
Ví dụ: trong bài “Hàn nho phong vị phú”, Nguyễn Công Trứ đã nhập
đề:
“Chém cha cái khó,
Chém cha cái khó,
Khôn khéo mấy ai,
Xấu xa một nó”
Cách nhập đề này gây được hứng thú bất ngờ, thường áp dụng trong
việc diễn thuyết, nhưng trong bài luận văn thường khó làm hay được.
b. Nhập đề lung khởi là giới thiệu vấn đề một cách gián
tiếp và bao quát.
Ví dụ 1: Khi viết về “số mệnh”, nhà văn Dương Minh đã nhập đề như
sau:
15
Phương pháp nghị luận
Nhiều người không tin ở sự cố gắng của cá nhân, không cậy ở sức
liên hiệp của đoàn thể mà chỉ trông ngóng về trời đất.
Những người ấy quá tin ở số mệnh.
Vậy số mệnh là gì? Có số mệnh không? Và sự cố gắng của con
người có ảnh hưởng gì?
Ví dụ 2: Luận về lý thú văn chương, nhà văn Phan Kế Bình viết:
a. Phàm về các cuộc chơi của thiên hạ, cuộc nào cũng có một
lý thú riêng, như đánh cờ, uống rượu, gảy đàn, chơi cung cảnh… Tuy là
một cách tiêu khiển nhỏ nhặt, nhưng ngẫm ra thì cũng đều có một lý thú.
b. Văn chương cũng là một nghề chơi, mà nghề chơi lại thanh
nhã, lại hữu dụng, cho nên cái lý thú cũng to hơn các cuộc chơi khác.
c. Muốn biết cái lý thú của văn chương thì trước hết phải biết
cái hay của văn chương.
Đó là những đoạn nhập đề kiểu mẫu có đủ những phẩm tính cần thiết
đúng với cái trò của nó là: ngắn gọn, đủ ý, sát đề và bao quát, không vội đi
vào chi tiết của thân bài, nhất là không phê bình giá trị của vấn đề, nghĩa là
không vội cho đáp số trước khi làm bài giải (choán ý của kết luận).
Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ về cách nhập đề lung khởi này:
2. Cách nhập đề lung khởi
Một nhập đề lung khởi đúng nghĩa và đầy đủ gồm 3 phần:
a. Mào đề: Gồm một câu hay một ý liên quan đến chủ đề,
chuẩn bị giới thiệu chủ đề.
Có nhiều mào đề như chúng ta sẽ nói phần sau.
b. Nêu đề: Giới thiệu chủ đề.
Có 2 cách nêu đề:
Giới thiệu nguyên văn câu nói trong ngoặc kép.
Giới thiệu nguyên ý không dùng ngoặc kép.
c. Báo đề (hay chuyển đề): Báo cho người đọc biết công việc
sẽ làm ở phần thân bài. Báo đề cần:
16
Phương Pháp Nghị Luận
Dựa vào loại đề.
Dựa vào câu hỏi phụ nếu có.
Tuỳ theo mào đề thay đổi, chúng ta có nhiều cách nhập đề lung khởi
như sau.
1. Nhập đề kiểu tương đồng
Mào đề dựa vào ý chính của đề tài.
Ví dụ: (Giải thích) câu “Có công mài sắt có ngày nên kim.”
a. Mào đề: Trong cuộc đời tranh đấu, bền chí và cố gắng là
điều kiện cần thiết để đạt tới những kết quả tốt đẹp.
b. Nêu đề: Vì thế tục ngữ có câu: “Có công mài sắt có ngày
nên kim.”
c. Báo đề: Trong bài tiểu luận sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu
câu nói trên.
2. Nhập đề kiểu tương phản
Mào đề nói ngược lại với chủ đề để nhấn mạnh vấn đề chính sẽ giới
thiệu.
Ví dụ 1: Cùng với đề tài trên, nhập đề tương phản sẽ là:
a. Trong cuộc đời tranh đấu, nhiều người thiếu bền chí và cố
gắng đã phải bỏ việc nửa chừng.
b. Để khuyến khích những người nản chí ấy, tục ngữ có câu:
“Có công mài sắt có ngày nên kim.”
Ví dụ 2: Bình luận câu tục ngữ: “Trâu chết để da, người ta chết để
tiếng.”
Ý chính: Sau khi chết người ta vẫn để lại tiếng tốt hay tiếng xấu.
a. Người đời thường nói: “Chết là hết chuyện”: cửa cao nhà
rộng công danh phú quí thật chẳng khác gì giấc chiêm bao.
b. Nhưng chết có hết thật không vì tụ ngữ lại có câu: “Trâu ….
để tiếng.” Phải chăng sau khi chết, dư âm của đời người vẫn còn mãi?
17
Phương pháp nghị luận
c. Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu và đánh giá câu nói trên.
BÀI TẬP
1. Làm nhập đề kiểu tương đồng
a. Trình bày những ích lợi của thú đọc sách.
b. Giải thích câu: “Thua thầy một vạn không bằng kém bạn
một ly.” Chúng ta phải áp dụng câu nói trên trong đời sống học sinh như
thế nào?
c. Giải thích câu: “Uống nước nhớ nguồn.”
2. Làm nhập đề kiểu tương phản
a. Giải thích câu: “Quốc gia nào cũng cần có nhiều bàn tay đen
và lương tâm trắng.”
b. “Biết trách mình là khôn, chỉ trách người là vụng”
3. Nhập đề kiểu suy diễn
Mào đề đi từ nguyên lý chung đến các trường hợp riêng trong cuộc
sống.
Ví dụ: Bình giải tư tưởng sau đây của Voltaire: “Sự làm việc xua đuổi
xa ta ba mối hoạ lớn: buồn nản, thói hư, và túng cực.”
a. Mào đề: Làm việc là định luật tự nhiên của con người trong
xã hội (nguyên lý chung): người làm việc, kẻ đi buôn, công chức đi làm,
học sinh đi học… ai cũng lo làm việc để mưu sinh và xây dựng tương lai.
b. Chuyển đề: Hơn nữa, theo đại văn hào Voltaire, sự làm
việc còn xua đuổi xa ta ba mối hoạ lớn là: buồn nản, thói hư và túng cực.
c. Báo đề: Tư tưởng trên đây có đúng không, và có giá trị thế
nào, chúng ta cùng nhau tìm hiểu
BÀI TẬP
Sau này bạn sẽ chọn nghề gì? Tại sao bạn lại chọn nghề ấy?
* * *
18
Phương Pháp Nghị Luận
4. Nhập đề kiểu qui nạp
Là đi từ những trường hợp riêng trong cuộc sống tới nguyên lý chung.
Ví dụ: Người ta thường giữ ảnh bạn bè hay người thân thuộc để là kỷ
niệm. Sự kiện đó đem lại những ích lợi gì?
a. Hai người bạn mới quen nhau thường rủ nhau đi chụp ảnh.
Hai người thân thuộc sắp xa nhau cũng rủ nhau đi chụp hình. Sống xa cách
nhau, bạn bè hay thân thuộc thường gửi cho nhau những tấm hình để tỏ
tình lưu luyến nhớ nhung (những trường hợp riêng).
b. Việc giữ ảnh bạn bè hay người thân thuộc để làm kỷ niệm
đã trở thành một sự kiện xã hội rõ rệt và ngày càng phát triển.
c. Vậy sự kiện đó đem lại những lợi ích gì?
BÀI TẬP
Sự trang điểm có làm tăng giá trị con người không, khi đi ra ngoài
chúng ta có bổn phận phải trang điểm không?
* * *
5. Nhập đề bằng định nghĩa
Thường áp dụng khi đề tài có những danh từ Hán Việt mà ý nghĩa của
chúng cần được xác định rõ trước khi bàn luận.
Ví dụ: Bình luận câu ca dao:
“Ở đời muôn sự của chung,
Hơn nhau một tiếng anh hùng mà thôi.”
a. “Anh hùng”, hai chữ đã làm cho bao người mơ tưởng! Theo
nghĩa đen, “anh” là thứ cỏ thơm; “hùng”là một loài thú dũng mãnh. Sách
Nho có câu: “Thảo trung chi anh, thú trung chi hùng”, ý nói: thứ cỏ thơm
trong các loài cỏ, thứ thú dũng mãnh trong các loài thú. Hai chữ anh hùng
họp lại để chỉ những bậc hơn hẳn các người đồng thời với mình.
b. Đề cao hai chữ anh hùng, ca dao có câu:
“Ở đời muôn sự của chung,
Hơn nhau một tiếng anh hùng mà thôi.”
19
Phương pháp nghị luận
c. Chúng ta hãy giải thích và phê bình câu trên để có thể rút ra
bài học trong cuộc sống hàng ngày.
Bài tập
Bình giảng câu: “Người quân tử dè dặt ở lời nói và nhanh nhẹn trong
việc làm.”
Bài làm
Sách vở thường nói đến người quân tử. Nhưng người quân tử là người
như thế nào? Theo nghĩa thông thường, quân tử là người có đức hạnh hơn
người khác, có lòng nhân từ bác ái, cư xử tử tế với hết mọi người. Thực ra
quân tử còn là người có tài năng và kiến thức hơn người khác, đồng thời
cũng thường giữ địa vị cao trong xã hội.
Nhận xét về người quân tử, cổ nhân có câu: “Người quân tử dè dặt ở lời
nói và nhanh nhẹn trong việc làm.” Câu ấy có nghĩa gì và chúng ta phải có
nhận định thế nào với tư tưởng ấy?
6. Nhập đề bằng cách giới thiệu nguồn gốc đề tài, giới thiệu tác
phẩm hay tác giả
Loại này thường được áp dụng khi gặp các đề tài văn chương văn học,
có liên quan đến một tác phẩm hay tác giả, hoặc các đề luân lý phổ thông,
giải nghĩa hay phê bình tư tưởng hoặc danh nhân nào.
Ta chỉ nên làm loại nhập đề này khi biết tường tận những điều muốn nói
về nguồn gốc đề tài, tác phẩm hay tác giả. Nếu còn hồ nghi, tốt hơn là nên
tìm cách nhập đề khác.
Ví dụ: Giải nghĩa tư tưởng của Nguyễn Bá Học: “Đường đi khó, không
khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông.”
Nhập đề: Đọc văn Nôm bình luận của nước nhà chúng ta không thể
quên Nguyễn Bá Học. Tác giả có lời văn giản dị mà đanh thép, có khuynh
hướng đạo lý rõ rệt trong những tác phẩm để lại. Trong bài “Chí mạo
hiểm” trích trong tập “Lời khuyên học trò”, ông đã viết: “Đường đi khó…
ngại núi e sông.” Chúng ta hãy tìm hiểu tư tưởng này để biết cách ứng
dụng trong cuộc sống.
Bài tập: Bình giải hai câu thơ sau đây của Nguyễn Du:
20
Phương Pháp Nghị Luận
“Trăm năm trong cõi người ta,
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.”
Nhập đề: Ai đã đọc thi phẩm của Nguyễn Du đều biết đến “Đoạn
Trường Tân Thanh” một truyện dài bằng thơ tuyệt tác trong thi ca Việt
Nam. Để mở đầu cho tác phẩm, thi sĩ Tố Như đã viết:
“Trăm năm trong cõi người ta,
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.”
Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu và nhận xét câu nói trên.
CHÚ Ý: Để giúp chúng ta hiểu thật rõ các kiểu nhập đề vừa trình bày ở
trên, sau đây là một ví dụ khác: Một đề tài có thể nhập đề bằng nhiều cách
khác nhau: Ví dụ: Một thi sĩ Pháp đã viết: “Chết cho tổ quốc không phải là
một chuyện rủi ro mà tự nhiên làm cho mình thành bất tử bằng một cái chết
đẹp đẽ.” Hãy giải nghĩa và phê bình ý tưởng trên.
a. Nhập đề kiểu tương đồng
Nghĩ về các liệt sĩ hy sinh và đất nước, nhà thơ Tố Hữu của Việt Nam
đã ca ngợi: “Có những phút làm nên lịch sử, có những cái chết hoá thành
bất tử… ” cũng trong tâm tình thán phục ấy, một thi sĩ Pháp đã viết: “Chết
cho tổ quốc… ” Chúng ta cùng tìm hiểu và nhận định tư tưởng trên.
b. Nhập đề kiểu tương phản
Tục ngữ có câu: “Chết là hết”: giàu sang, danh vọng, tiền tài… lúc chết
cũng chẳng đem theo được. Thời gian sẽ xoá nhoà tất cả. Con người là một
vật hữu sinh, hữu tử, từ chỗ hư vô rồi lại trở về cõi hư vô. Tuy nhiên cũng
có hạng người bất tử, mà lại trở thành bất tử nhờ một cái chết, như một thi
sĩ Pháp đã viết: “Chết cho tổ quốc.”
c. Nhập đề kiểu suy diễn
Trường sinh bất tử vốn là cái mộng của loài người. Nhân loại đã tìm hết
cách để kéo dài đời sống. Ngày xưa bao người đã khổ luyện phép tu tiên,
ngày nay có người đã nhờ đến khoa học để tiếp hạch, nhờ bảo hiểm nhân
thọ để đề phòng bất trắc, cố gắng giữ vệ sinh để tránh bệnh tật… nhưng có
21
Phương pháp nghị luận
lẽ có một cái làm cho mình bất tử hiệu nghiệm hơn, đó là hy sinh tính
mạng cho tổ quốc, như lời một thi sĩ Pháp đã viết: “Chết cho tổ quốc… ”
d. Nhập đề kiểu qui nạp.
Một em bé vừa lọt lòng mẹ đã vội vã lìa đời. Chàng thanh niên kia mới
công thành danh toại, đã bị cơn gió độc đưa về chín suối. Cụ già nọ đang
hưởng nhàn bên đàn con cháu bỗng được tử thần mời về chầu tổ tiên. Cái
chết đã trở nên qui luật, muôn đời nhân loại không ai tránh nỗi. Nhưng có
những người khôn ngoan đã khéo đi tìm cái chết của mình một ý nghĩa, đã
dùng cái chết như cánh cửa mở vào cõi trường sinh bất tử, như một thi sĩ
người Pháp đã viết: “Chết cho tổ quốc ”
e. Nhập đề bằng định nghĩa
Người ta thường nói các bậc anh hùng, vĩ nhân, văn hào thi bá là những
người bất tử. Nhưng thế nào là bất tử? Bất tử đây phải chăng là không bao
giờ chết, là sống mãi trên dương gian? Không, bất tử ở đây chỉ có nghĩa là
được người đời nhớ ơn, nhắc nhớ tới luôn. Theo định nghĩa ấy một thi sĩ
Pháp đã viết: “Chết cho tổ quốc… ”
f. Nhập đề bằng cách giới thiệu tác phẩm, tác giả
Trong các thi sĩ cổ điển Pháp thế kỷ 17, có một vị đã nổi danh vì những
tác phẩm bi hùng kịch, vì những câu ca dao được phổ biến ở nước ta, đó là
Corneille, một nhà viết kịch trứ danh đã nêu lên trong những tác phẩm của
ông những tâm hồn cao thượng, đáng làm gương cho hậu thế noi theo.
Trong vở kịch “Le Cid” đã được dịch sang Việt ngữ là tuồng “Lôi xích”,
ông có viết: “Chết cho tổ quốc ”
CHÚ Ý: Ngoài sáu kiểu căn bản ta cũng có thể:
Nhập đề bằng một biến cố thời sự nổi tiếng
Ví dụ: Tìm hiểu các lợi hại của khoa học không gian.
Ngày 4.10.1957, Liên xô phóng vệ tinh Spoutnik 1 vào quỹ đạo địa
cầu, làm cho cả thế giới kinh ngạc và phe Tư bản thực sự choáng váng,
Spoutnik 1 đã hé mở một thời đại không gian vô cùng hào hứng, với các
cuộc chạy đua ào ạt giữa hai khối Tư bản và Cộng sản.
22
Phương Pháp Nghị Luận
Cuộc tranh tài cao thấp đó đã diễn tiến ra sao và đã đem lại lợi hại
gì cho toàn thể nhân loại, sau đây chúng ta cần tìm hiểu.
Phối hợp các kiểu Nhập đề, chẳng hạn như: Quy nạp +
Tương đồng, Suy diễn + Tương phản…
Ví dụ: Muốn tiến bộ chúng ta cần phải học tập. Học ở nhà trường, học ở
trường đời cũng như học ở sách vở. Sách là kinh nghiệm của nhiều thế hệ
hun đúc lại. Một văn hào đã nói “Một cuốn sách hay là một người bạn tốt”,
nhưng Mạnh Tử lại bảo “Hoàn toàn tin sách thà chẳng có sách còn hơn”
(Tận tín ư thư bất vô thư). Vậy theo nhà hiền triết ấy, hoàn toàn tin sách là
gì? Điều đó có hại chi? Và ta phải có thái độ nào khi đọc sách? (kiểu Suy
diễn – Tương phản)
II. PHƯƠNG PHÁP LÀM DÀN Ý – THÂN BÀI
1. Thân bài là gì?
Thân bài hay còn gọi là “lung đề”hay diễn đề là phần mở rộng chủ đề
bằng những lời lẽ giảng giải, lập luận và dẫn chứng để làm sáng tỏ ý chính
của đề bài.
Là phần giữa của bài nghị luận, thân bài có nhiệm vụ tiếp theo ý của
phần nhập đề chuyển xuống và dọn đường cho việc chuyển ý xuống phần
kết luận.
2. Trên lý thuyết, thân bài phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
a. Thân bài phải sát đề nghĩa là những ý tưởng trình bày trong
phần thân bài phải liên quan đến ý chính của đề bài, không được lan man
nói xa đề hay lạc đề.
b. Thân bài phải có trật tự nghĩa là những ý tưởng trình bày ở
đây phải theo một thứ tự nào đó (Ví dụ: Từ trước đến sau, từ gần ra xa, từ
thấp lên cao, từ xưa đến nay…) nếu không thân bài sẽ lộn xộn thiếu mạch
lạc, việc lập luận dễ trở thành lỏng lẻo.
c. Thân bài phải có sự tăng mạnh dần về lí luận, những lí lẽ
nhẹ nhàng được trình bày trước, những lí lẽ vững chắc được trình bày sau.
Bài làm như vậy dễ gây hứng thú cho người đọc.
23
Phương pháp nghị luận
3. Trong thực hành ta phải làm những công việc gì?
a. Về hình thức
Chúng ta căn cứ vào mỗi loại đề, dùng một bố cục tổng quát
để đáp ứng chu cầu của đề ấy.
Loại đề giải thích
Giải nghĩa cho rõ (nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa hẹp, nghĩa rộng).
Lập luận cho vững.
Dẫn chứng cho đúng.
Loại đề bình luận
Phần đúng (còn gọi là chính đề hay chủ thuyết)
Giải nghĩa.
Lập luận.
Dẫn chứng.
Phần sai sót (còn gọi là phản đề hay khách thuyết)
Giải thích.
Lập luận.
Dẫn chứng.
Dung hòa (còn gọi là tổng đề hay hợp thuyết)
Gồm cả ba phần trên, phần này có thể đưa vào kết luận.
Loại đề trình bày
Trước hết vạch rõ những lý do thấp gần.
Tiếp theo nói đến những lí lẽ cao xa.
Sau hết tiến tới những lẽ cao xa hơn nữa.
Loại đề so sánh
Tìm những điểm giống nhau (tương đồng)
Tìm những điểm khác nhau (dị biệt)
Tìm những điểm liên quan với nhau (tương quan)
Chú ý:
24
Phương Pháp Nghị Luận
Nếu đề thuộc loại tổng hợp, ta phải phối hợp hai bố cục: Ví dụ: giải
thích và trình bày.
Nếu đề có hai hoặc ba chủ điểm thì chúng ta phải coi đó như hai
hoặc ba đề luận kết hợp lại.
Nếu đề có câu hỏi phụ, thì sau khi dùng bố cục đúng loại đề rồi,
chúng ta cần phải tìm cách trả lời thêm câu hỏi phụ ấy.
b. Về nội dung
Sau khi đã tìm được ý chính và các ý phụ (xem chương II), chúng ta có
thể lựa chọn một trong những mẫu sau để trình bày cho thứ tự.
Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Mẫu 4
Cá nhân
Gia đình
Tổ quốc
Xã hội
Thể chất
Tinh thần
Đạo đức
Quá khứ
Hiện tại
Tương lai
Chân
Thiện
Mỹ
Mẫu 5 Mẫu 6 Mẫu 7 Mẫu 8
Vật chất
Tinh thần
Lợi
Hại
Xưa
Nay
Đông
Tây
Cũng có thể phối hợp các mẫu ấy khi cần
Ví dụ đề ra: “Có nên chê trách các trò chơi thể thao không?”
Cách làm dàn ý phối hợp mẫu 2 và mẫu 6:
Lợi của thể thao
Về phương diện thể chất
Về phương diện tinh thần
Về phương diện đạo đức
Hại của thể thao
Về phương diện thể chất
25