Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.74 KB, 10 trang )

CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn

: 6.280.688
Đề tài: Thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam.
I. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.
Trước bối cảnh đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế và những sự biến đổi
lớn của điều kiện kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay, việc ban hành Luật thuế
Thu nhập cá nhân ở nước ta là hết sức cần thiết và có vai trò quan trọng về
nhiều mặt; cụ thể như sau:
Góp phần xây dựng cơ cấu hệ thống chính sách thuế cân đối, đồng bộ và
hiện đại, đảm bảo tính ổn định, phụ hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện kinh
tế - xã hội nước ta.
Đảm bảo nguồn thu ổn định lâu dài cho ngân sách Nhà nước. Góp phần
thực hiện công bằng xã hội và có tác động tích cực trong điều tiết kinh tế vĩ
mô.
Có vai trò quan trọng trong việc nắm bắt thông tin và kiểm soát thu nhập
cá nhân phục vụ cho công tác hoạch định và điều hành các chính sách phát
triển kinh tế - xã hội.
Góp phần thúc đẩy cải cách hành chính và đẩy mạnh quá trình hiện đại
hóa hệ thống thuế ở nước ta.
Ban hành luật mới về thuế thu nhập cá nhân còn có tác dụng sửa lại
những điều chưa hợp lý, chưa nhất quán với tính cách là thuế đánh vào thu
nhập cá nhân tồn tại trong 3 luật thuế này. Đồng thời đưa sắc thuế mới lên
tầm bao quát và nhất quán trong việc đánh thuế vào các loại thu nhập cá nhân
trong điều kiện nước ta hiện nay, tạo ra mặt bằng mới, thực hiện công bằng xã
hội về quyền lợi và nghĩa vụ đối với mọi đối tượng có thu nhập cá nhân ở
mức độ và loại thu nhập chịu thuế.
Điều này sẽ góp phần tăng cường công tác kiểm soát, phân phối thu nhập
và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Hơn nữa, số người dân có thu nhập cao ngày
càng tăng lên, nhất là số người nước ngoài đầu tư và kinh doanh vào Việt
1


CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn

: 6.280.688
Nam ngày càng nhiều, cần phải đánh thuế thu nhập cá nhân để tăng nguồn thu
cho ngân sách Nhà nước.
Trên thế giới hơn 100 nước trong đó có nước phát triển, đang phát triển
và kém phát triển đã áp dụng sắc thuế thu nhập cá nhân, trong khi ở nước ta
tổng thu Ngân sách Nhà nước hàng năm có đến 97% là nguồn từ thuế thì việc
ban hành luật này ở thời điểm đầu năm 2009 là thoả đáng, góp phần tăng
thêm nguồn thu cho Nhà nước, giảm bớt bội chi ngân sách, huy động nguồn
thu nhập (thực chất là trung bình trở lên) là thoả đáng.
II. THỰC TRẠNG CỦA THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN Ở VIỆT
NAM.
1. Con đường của thuế thu nhập cá nhân trước đây.
Thuế thu nhập cá nhân là một loại thuế trực thu (đánh lên thu nhập) bao
giờ cũng công bằng hơn thuế gián thu (đánh lên tiêu dùng). Lý do đơn giản là
với sắc thuế này, người có thu nhập cao phải đóng thuế với tỉ lệ cao hơn
người có thu nhập thấp, chưa cần xét đến thu nhập đó sẽ dùng để làm gì.
Chính vì vậy, ở các nước tiên tiến, tỉ lệ thuế thu nhập cá nhân thường
chiếm từ 30% đến 50% tổng thu ngân sách của chính phủ.
Thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam (tên hiện tại là pháp lệnh thuế thu
nhập đối với người có thu nhập cao) đã được áp dụng từ năm 1991. Tuy
nhiên, trong suốt 16 năm, loại thuế này vẫn chỉ chiếm tỉ lệ quanh quẩn 2%
trong tổng thu ngân sách.
Cũng trong 16 năm qua, ngưỡng bắt đầu chịu thuế áp dụng cho người
Việt Nam đã được điều chỉnh 5 lần (chưa tính những lần Chính phủ đề xuất
nhưng không được Quốc hội thông qua), ngưỡng này tăng dần từ 500 ngàn
đồng/tháng (áp dụng từ năm 1991) đến 5 triệu đồng/tháng (áp dụng từ năm
2004).
Đồng thời, thuế suất tối đa áp dụng cho người Việt Nam cũng giảm dần

từ mức 80% xuống 72%, rồi 65%, rồi 40%, để còn lại mức 35% như trong dự
thảo luật thuế hiện tại.
2
CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn

: 6.280.688
2. Những điểm mới trong dự luật.
Những điểm mới trong dự luật
Điểm mới nữa trong dự luật thuế lần này so với luật hiện hành là điều
tiết thuế TNCN đối với thu nhập từ lợi tức cổ phần, lợi tức từ các hình thức
góp vốn kinh doanh, thu nhập từ chuyển nhượng vốn (bao gồm cả mua bán
chứng khoán). Hiện nay, mới chỉ điều tiết thu nhập này với các DN các cá
nhân tạm thời chưa thu do phát sinh chưa nhiều. Đến nay số người nắm giữ cổ
phần các DN ngày càng nhiều. Việc đưa thu nhập này vào diện chịu thuế
nhằm kiểm soát thu nhập cá nhân đồng thời đảm bảo quyền đánh thuế của
nước ta đối với các cá nhân nước ngoài có thu nhập này tại Việt Nam do nắm
giữ các cổ phần DN Việt Nam.
Biểu thuế luỹ tiến từng phần
Biều thuế này áp dụng đối với thu nhập từ kinh doanh, thunhập từ tiền
lương, tiền công:
- Bậc 1: 4 triệu đồng/tháng 0%
- Bậc 2: Trên 4 đến 6 triệu đồng/tháng: 5%
- Bậc 3: Trên 6 đến 9 triệu đồng: 10%
- Bậc 4: Trên 9 đến 14 triệu đồng/tháng: 15%
- Bậc 5: Trên 14 đến 24 triệu đồng/tháng: 20%
- Bậc 6: Trên 24 đến 44 triệu đồng/tháng: 25%
- Bậc 7: Trên 44 đến 84 triệu đồng/tháng: 30%
- Bậc 8: Trên 84 triệu đồng: 35%.

Điều tiết thu nhập từ lãi tiết kiệm trên mức 4 - 5 triệu đồng/tháng (tương

đương gửi tiết kiệm khoảng 700 triệu đồng trở lên để đảm bảo động viên công
bằng so với các cá nhân khác. Cụ thể, với mức giảm trừ gia cảnh là 4 triệu
đồng/tháng, một người có số tiền gửi tiết kiệm đến 600 triệu đồng, lãi 1 tháng
khoảng 3,9 triệu đồng sẽ chưa phải nộp thuế, nhưng nếu số tiền gửi tiết kiệm
3
CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn

: 6.280.688
đến 800 triệu đồng, lãi mỗi tháng là 5,2 triệu cũng chỉ nộp thuế có 60.000
đồng, số tiền lãi còn lại sau khi nộp thuế là 5.140.000 đồng.
Đưa thu nhập từ thừa kế và quà tặng hiện đang chưa thu vào diện chịu
thuế. Việc làm này theo Bộ Tài chính là cần thiết nhưng để phù hợp với điều
kiện nước ta dự kiến chủ đưa vào thu nhập chịu thuế đối với tài sản thừag kế,
quà tặng là cổ phiếu, trái phiếu, quyền sở hữu công ty, riêng đối với tài sản là
nhà đất chỉ đưa vào diện chịu thuế những trường hợp đã có nhà ở nhưng được
nhận thêm tài sản.
Các khoản thu nhập không thuộc diện chịu thuế, miễn thuế hoặc thu
nhập chưa thu thuế là: Miễn thuế đối với thu nhập từ sản xuất nông nghiệp
trong hạn điền của nông dân, thu nhập của diêm dân, ngư dân… không chịu
thuế đối với các khoản mang tính chất đãi ngộ, chính sách xã hội, các khoản
tiền thưởng, phát minh sáng chế, giải thưởng do Nhà nước phong tặng, quốc
gia, quốc tế…
Hai phương án cụ thể
Dự luật đưa ra hai phương án tính thuế căn cứ trên 2 mức khởi điểm tính
thuế là 4 triệu và 5 triệu đồng.
Phương án 4 triệu đồng/tháng được xây dựng trên số liệu thống kê của
Nhà nước và kết quả điều tra xã hội học về thu nhập, về chi tiêu được dự báo
đến năm 2009-2010.
Với mức giảm trừ 4 triệu đồng/tháng. Trường hợp người chịu thuế có 2
người phụ thuộc phải nuôi dưõng dưới 18 tuổi sẽ được giảm trừ 7,2 triệu

đồng/tháng (4 triệu cho bản thân và 3,2 triệu cho 2 người phụ thuộc). Trường
hợp có thêm người nuôi dưỡng thì mức trừ nhiều hơn.
Biểu thuế suất toàn phần
Áp dụng cho các loại thu nhập từ đầu tư, thu nhập chuyển chuyển
nhượng vốn, bất động sản và các thu nhập khác.
1. Thu nhập chịu thuế từ vốn đầu tư:
- Lãi cho vay, lợi tức cổ phần, lợi tức từ góp vốn kinh doanh: 5%
4
CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn

: 6.280.688
- Lãi tiết kiệm trên 5 triệu đồng/tháng: 5%
2. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn: 25%
3. Thu nhập từ chuyển đổi bất động sản: 25%
4. Các thu nhập khác:
- Thu nhập từ tiền bản quyền vượt 10 triệu đồng/lần: 5%
- Trúng sổ số, khuyến mãi quá 10 triệu đồng/giải thưởng: 10%
- Thu nhập từ thừa kế, quà tặng trên 10 triệu đồng/lần 10%.
Ví dụ, người có thu nhập 10 triệu đồng/tháng, nếu nuôi 2 người dưới 18
tuổi thì thu nhập tính thuế sẽ là 2,8 triệu đồng (10 triệu đồng - 7,2 triệu đồng)
với biểu thuế như dự kiến thì số thuế phải nộp là 180 nghìn đồng/tháng (Quy
định hiện hành là 500 nghìn đồng/tháng). Như vậy, phần để chi dùng của
người chịu thuế sau khi nộp thuế còn lại là 9,820 triệu đồng/tháng.
Phương án 5 triệu đồng/tháng: Theo phương án này, nếu người nộp thuế
có thu nhập 10 triệu đồng/tháng và nuôi 2 người phụ thuộc dưới 18 tuổi chỉ
nộp thuế có 50 nghìn đồng/tháng; thu nhập còn lại sau thuế là 9,950 triệu
đồng. Phương án này sẽ dễ tạo sự dồng thuận, nhưng số thu sẽ giảm nhiều và
mức trừ này cũng là cao hơn so với các nươc trên thế giới.
Về giảm trừ gia cảnh, dự luật quy định mức giảm trừ gia cảnh gồm hai
phần: đối với người nộp thuế và phần đối với người phụ thuộc mà người nộp

thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng. Phần đối người nộp thuế thực chất là
ngưỡng thu nhập tính thuế dự kiến là 4 hoặc 5 triệu đồng. Phần đối với người
phục thuộc là có tính đến gia cảnh cá nhân của người nộp thuế. Dự luật dự
kiến mức trừ cho người phục thuộc gồm 3 mức: 50% mức khởi điểm chịu
thuế đối với mỗi người phụ thuộc là tàn tật; 40% đối với mỗi người phụ thuộc
dưới 18 tuổi; 30% đối với mỗi người phụ thuộc khác.
Về người phụ thuộc, có ý kiến cho rằng nên khống chế tối đa số người
phụ thuộc được tính giảm trừ gia cảnh. Dự Luật dự kiến mức trừ cho những
người phụ thuộc không quá 10 triệu đồng/tháng, nghĩa là tương đương với
trường hợp người nộp thuế nuôi từ 5-7 người
5

×