Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Ảnh hưởng các chất xử lý và phương thức gieo hạt đến khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây trạch tả tại yên khánh, ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.9 MB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI





ðINH THỊ HỒNG LIÊN



ẢNH HƯỞNG CÁC CHẤT XỬ LÝ VÀ PHƯƠNG THỨC GIEO
HẠT ðẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG
SUẤT CỦA CÂY TRẠCH TẢ TẠI YÊN KHÁNH, NINH BÌNH


LUẬN VĂN THẠC SĨ







HÀ NỘI - 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI






ðINH THỊ HỒNG LIÊN


ẢNH HƯỞNG CÁC CHẤT XỬ LÝ VÀ PHƯƠNG THỨC GIEO
HẠT ðẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG
SUẤT CỦA CÂY TRẠCH TẢ TẠI YÊN KHÁNH, NINH BÌNH


CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ SỐ: 60.62.01.10



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN MAI THƠM





HÀ NỘI - 2013
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận v n thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

i

LỜI CAM ðOAN






- Tôi xin cam ñoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
là trung thực và chưa từng ñược ai công bố.
- Tôi xin cam ñoan rằng, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn
này ñã ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñã ñược chỉ rõ
nguồn gốc.

Tác giả luận văn




ðinh Thị Hồng Liên
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận v n thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

ii

LỜI CẢM ƠN



Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành ñối với TS. Nguyễn Mai Thơm
ñã tận tình hướng dẫn và tạo mọi ñiều kiện ñể tôi hoàn thành công trình
nghiên cứu này.
Tôi xin cảm ơn Khoa Nông học ñặc biệt là Bộ môn Bộ môn Canh tác
học - Trường ðại học Nông nghiệp - Hà Nội ñã giúp ñỡ tôi rất nhiều cho việc
hoàn thành báo cáo này.
Tôi xin chân thành cảm ơn HTX nông nghiệp ðồng Xuân Tiến, Lãnh ñạo
UBND xã Khánh Thành huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình, cùng toàn thể các
hộ gia ñình ñã giúp ñỡ tôi trong quá trình triển khai và thực hiện ñề tài.

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tất cả những bạn bè ñồng nghiệp,
người thân và gia ñình ñã tạo ñiều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình hoàn
thiện luận văn.
Luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận ñược
những ý kiến ñóng góp của ñồng nghiệp, bạn ñọc và xin trân trọng cảm ơn.

Ninh Bình, ngày tháng năm 2013
Tác giả luận văn



ðinh Thị Hồng Liên

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận v n thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

iii

MỤC LỤC
Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục bảng vi
Danh mục hình viii
PHẦN I MỞ ðẦU 1
1.1 ðặt vấn ñề 1
1.2 Mục ñích và yêu cầu 3
1.2.1 Mục ñích 3
1.2.2 Yêu cầu 3
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài 3
1.3.1 Ý nghĩa khoa học 3

1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn 3
1.4 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.4.1 ðối tượng nghiên cứu 3
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 4
PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA
ðỀ TÀI
5
2.1 Cơ sở khoa học của ñề tài 5
2.1.1 Sự nảy mầm của hạt 5
2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng ñến sự nảy mầm của hạt 6
2.1.3 Ảnh hưởng của các chất kích thích sinh trưởng ñến sự nảy mầm
của hạt
8
2.2 Tình hình nghiên cứu và sản xuất cây thuốc ở Việt Nam 13
2.2.1 Tình hình nghiên cứu cây thuốc ở Việt Nam 13
2.2.2 Tình hình sản xuất cây thuốc ở Việt Nam 16
2.3 Nguồn gốc thực vật học của cây trạch tả 19
2.3.1 Phân loại thực vật 19
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận v n thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

iv

2.3.2 ðặc ñiểm sinh vật học bộ, họ trạch tả và loài trạch tả 20
2.4 Thu hái hạt, gieo hạt và hướng sử dụng trong trồng trọt 22
2.5 Tác dụng dược lý 23
2.5.1 Tác dụng lợi tiểu 23
2.5.2 Ảnh hưởng ñối với chuyển hóa mỡ 24
2.5.3 Tác dụng chống viêm 24
2.5.4 Các tác dụng khác 25
PHẦN III NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27

3.1 Vật liệu nghiên cứu 27
3.2 ðịa ñiểm và thời gian nghiên cứu 27
3.3 Nội dung nghiên cứu 27
3.3.1 Nội dung 1 27
3.3.2 Nội dung 2 27
3.4 Phương pháp nghiên cứu 27
3.4.1 Thiết kế thí nghiệm 27
3.4.2 Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc trạch tả 29
3.4.3 Các chỉ tiêu theo dõi 30
3.4.4 Phương pháp lấy mẫu và phân tích dữ liệu 31
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 32
4.1 Ảnh hưởng các chất xử lý hạt ñến khả năng nảy mầm và thời
gian sinh trưởng của cây trạch tả
32
4.2 Ảnh hưởng các chất xử lý hạt ñến tốc ñộ ra lá của cây trạch tả. 35
4.3 Ảnh hưởng các chất xử lý hạt ñến chiều cao cây của cây trạch tả. 37
4.4 Ảnh hưởng các chất xử lý hạt ñến khả năng ra nhánh của cây
trạch tả. 39
4.5 Ảnh hưởng các chất xử lý hạt ñến tỷ lệ ra ngồng hoa của cây
trạch tả.
41
4.6 Ảnh hưởng các chất xử lý hạt ñến diện tích lá (LA-m2 lá/cây) và
chỉ số diện tích lá (LAI-m2 lá/m2 ñất) cây trạch tả.
42
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận v n thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

v

4.7 Ảnh hưởng các chất xử lý hạt ñến các khả năng tích lũy chất khô
của cây trạch tả.

44
4.8 Ảnh hưởng các chất xử lý hạt ñến khả năng chống chịu sâu bệnh
của cây trạch tả.
46
4.9 Ảnh hưởng các chất xử lý hạt ñến các yếu tố cấu thành năng suất
và năng suất của cây trạch tả.
49
4.10 Hiệu quả kinh tế của các chế chất xử lý hạt ñối với cây trạch tả. 52
4.11 Ảnh hưởng các phương pháp gieo hạt ñến khả năng mọc của cây
trạch tả.
53
4.13 Ảnh hưởng các phương pháp gieo ñến chiều cao cây của cây
trạch tả.
56
4.14 Ảnh hưởng các phương pháp gieo hạt ñến khả năng ra nhánh của
cây trạch tả.
58
4.15 Ảnh hưởng các phương pháp gieo hạt ñến tỷ lệ ra ngồng hoa của
cây trạch tả.
60
4.16 Ảnh hưởng các phương thức gieo hạt ñến diện tích lá (LA-m2
lá/cây) và chỉ số diện tích lá (LAI-m2 lá/m2 ñất).
60
4.17 Ảnh hưởng các phương pháp gieo hạt ñến các khả năng tích lũy
chất khô của cây trạch tả.
62
4.18 Ảnh hưởng các phương pháp gieo hạt ñến khả năng chống chịu
sâu bệnh của cây trạch tả.
64
4.19 Ảnh hưởng các phương pháp gieo hạt ñến các yếu tố cấu thành

năng suất và năng suất củ của cây trạch tả.
65
4.20 Hiệu quả kinh tế của các phương pháp gieo ñối với cây trạch tả. 67
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 69
5.1 Kết luận: 69
5.2 ðề nghị 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
PHỤ LỤC 73
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận v n thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

vi

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

Bảng 4.1. Ảnh hưởng của các chất xử lý hạt ñến khả năng nảy mầm và
thời gian sinh trưởng của cây trạch tả
32
Bảng: 4.2: Ảnh hưởng các chất xử lý ñến tốc ñộ ra lá của cây trạch tả. 35
Bảng 4.3. Ảnh hưởng các chất xử lý hạt ñến tăng trưởng chiều cao
của cây trạch tả 37
Bảng 4.4:
Ảnh hưởng các chất xử lý hạt ñến khả năng ra nhánh của
cây trạch tả
40
Bảng 4.5:
Ảnh hưởng các chất xử lý hạt ñến tỷ lệ ra ngồng hoa của cây
trạch tả.
41

Bảng 4.6:
Ảnh hưởng các chất xử lý hạt ñến diện tích lá và chỉ số diện
tích lá của cây trạch tả.
42
Bảng 4.7:
Ảnh hưởng các chất xử lý hạt ñến khả năng tích lũy chất
khô của cây trạch tả
45
Bảng 4.8: Ảnh hưởng các chất xử lý hạt ñến khả năng chống chịu sâu
bệnh của cây trạch tả.
47
Bảng 4.9: Ảnh hưởng các chất xử lý hạt ñến các yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất của cây trạch tả.
49
Bảng 4.10: Hiệu quả kinh tế của các chất xử lý hạt ñối với cây trạch tả. 52
Bảng 4.11: Ảnh hưởng các phương pháp gieo ñến tỷ lệ mọc và thời
gian sinh trưởng của cây trạch tả.
53
Bảng 4.12: Ảnh hưởng các phương pháp gieo hạt ñến ñộng thái ra lá
của cây trạch tả.
55
Bảng 4.13: Ảnh hưởng các phương pháp gieo ñến chiều cao cây của
cây trạch tả.
57
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận v n thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

vii

Bảng 4.14: Ảnh hưởng các phương pháp gieo hạt ñến khả năng ra
nhánh của cây trạch tả.

58
Bảng 4.15: Ảnh hưởng các phương pháp gieo hạt ñến tỷ lệ ra ngồng
hoa của cây trạch tả.
60
Bảng 4.16:
Ảnh hưởng các chất xử lý hạt ñến diện tích lá và chỉ số diện
tích lá của cây trạch tả.
61
Bảng 4.17:
Ảnh hưởng các chất xử lý hạt ñến khả năng tích lũy chất
khô của cây trạch tả.
62
Bảng 4.18: Ảnh hưởng các chất xử lý hạt ñến khả năng chống chịu sâu
bệnh của cây trạch tả.
64
Bảng 4.19: Ảnh hưởng các phương pháp gieo hạt ñến các yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất củ của cây trạch tả.
65
Bảng 4.20: Hiệu quả kinh tế của các phương pháp gieo hạt ñối với cây
trạch tả
67
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận v n thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

viii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Từ viết tắt
Atonik Atonik 1.8DD
CCCC Chiều cao cuối cùng

CT Công thức
ð/C ðối chứng
NSLT Năng suất lý thuyết
NSTT
NSSVH
Năng suất thực thu
Năng suất sinh vật học
SLCC Số lá cuối cùng
SNCC Số nhánh cuối cùng
NXB Nhà xuất bản













Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận v n thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

ix

DANH MỤC HÌNH

STT Tên hình Trang


Hình 4.1: Ảnh hưởng các chất xử lý ñến tốc ñộ ra lá của cây trạch tả. 36
Hình 4.2: Ảnh hưởng các chất xử lý hạt ñến tăng trưởng chiều cao
của cây trạch tả
38
Hình 4.3. Chỉ số diện tích lá 43
Hình 4.4: Ảnh hưởng các chất xử lý hạt ñến khả năng tích lũy chất
khô của cây trạch tả
45
Hình 4.5: NS lý thuyết và NS thực thu 50
Hình 4.6: Ảnh hưởng các phương pháp gieo ñến chiều cao cây của
cây trạch tả
57
Hình 4.7: Ảnh hưởng các chất xử lý hạt ñến diện tích lá và chỉ số diện
tích lá của cây trạch tả
61
Hình 4.8: Ảnh hưởng các chất xử lý hạt ñến khả năng tích lũy chất
khô của cây trạch tả
63




Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận v n thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

1

PHẦN I
MỞ ðẦU


1.1. ðặt vấn ñề
Việt Nam nằm trong vành ñai khí hậu nhiệt ñới gió mùa nóng và ẩm ở
châu Á, ñặc biệt với 3/4 lãnh thổ là ñồi núi ñã tạo nên tính ña dạng sinh học
cao. Việt Nam ñược xếp thứ 16 trong 25 quốc gia có tính ña dạng sinh học
cao nhất thế giới [1]. Gần ñây, theo thống kê mới nhất của Viện Dược liệu
(2006), ở Việt Nam có 3.948 loài cây thuốc thuộc 307 họ thực vật và nấm,
chiếm khoảng 37% số loài ñã biết. Số loài cây thuốc ở Việt Nam chiếm
khoảng 19% so với 20.000 loài cây thuốc trên thế giới (IUCN, 1992) [7].
Trạch tả hay còn gọi là mã ñề nước có tên khoa học là Alisma plantago
- aquatica L var orientalis Samuelsson, họ Trạch tả (ALISMATACEAE). Cây
trạch tả mọc hoang ở vùng ẩm ướt nhiều nơi trong nước ta như Cao Bằng,
Lạng Sơn, ðiện Biên, Hà Nam, Ninh Bình [18] Trồng cây trạch tả vừa có
thể chữa một số bệnh như: Thuốc có tác dụng lợi tiểu, Phấn Trạch tả hòa tan
trong mỡ, Trạch tả cồn chiết xuất và cồn Trạch tả ñều có tác dụng hạ lipid
huyết thanh rõ, cồn chiết xuất phần Trạch tả hòa tan vào nước có tác dụng
giãn mạch vành rõ cải thiện chức năng chuyển hóa lipid của gan và chống gan
mỡ, cao cồn chiết xuất Trạch tả có tác dụng hạ áp nhẹ. Thuốc còn có tác dụng
chống ñông máu, hạ ñường huyết [20]. Gần ñây Trạch tả còn biết ñến như
một vị thuốc quý của Hoàng Thống Phong có tác dụng hỗ trợ ñiều trị bệnh
Gút: Nhằm giúp bệnh nhân thoát khỏi những ñợt gút cấp và hỗ trợ phục hồi
chức năng gan, thận, lưu thông máu; dễ dàng ñào thải axit uric qua thận và
ñường tiêu hoá, ngăn chặn lắng ñọng axit uric ở khớp, phòng ngừa tái phát
các cơn gút cấp, hỗ trợ ñiều trị bệnh gút.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận v n thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

2

Ninh Bình là một tỉnh thuần nông với gần 80% dân số sống bằng nghề
nông, từ xa xưa trong quá trình sản xuất nông nghiệp người nông dân Ninh Bình
ñã gắn liền với những cây lương thực như lúa, ngô và rau mầu các loại nhằm ñáp

ứng nhu cầu tiêu dùng và tăng thu nhập cho gia ñình. ðể góp phần tăng hiệu quả
kinh tế, tăng thu nhập cho người dân, tỉnh Ninh Bình ñã có những chủ trương,
chính sách chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong vụ ñông ñể tăng hệ số sử dụng ñất
cùng với một số cây trồng mới ñã ñược ñưa vào trồng như ñậu tương, ngô, khoai
tây, bí xanh, trong ñó cây trạch tả là cây dược liệu chữa bệnh cho con người
sinh trưởng phát triển tốt cho năng suất chất lượng cao, sản phẩm dễ tiêu thụ và
mang lại hiệu quả kinh tế cho người sản xuất.
Huyện Yên Khánh, nằm ở phía ðông của tỉnh Ninh Bình, với diện tích
ñất nông nghiệp trồng trọt trên 8000ha. Trong những năm trước ñây, huyện
Yên Khánh chỉ tập trung sản xuất lúa ở vụ Xuân và vụ Mùa, chưa thực sự chú
trọng ñến cây vụ ðông, dẫn ñến chưa khai thác hết tiềm năng của quỹ ñất
cũng như là nhân công lao ñộng trong những lúc nông nhàn. Huyện Yên
Khánh ñã chuyển dịch cơ cấu cây trồng và áp dụng nhiều chủng loại cây trên
các chân ñất khác nhau vào sản xuất ñể khai thác hết tiềm năng của quỹ ñất
như cây ñậu tương, ngô, khoai tây và rau mầu các loại trong ñó cây trạch tả
là loại cây dược liệu có khả năng sinh trưởng phát triển tốt trên ñất 2 vụ lúa,
thích hợp với thời tiết vụ ðông, cho năng suất cao, sản phẩm dễ tiêu thụ và
mang lại hiệu quả kinh tế cho người sản xuất.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu ñề tài “Ảnh hưởng các chất xử lý và phương thức gieo hạt ñến khả
năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây trạch tả tại Yên Khánh,
Ninh Bình”
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận v n thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

3

1.2. Mục ñích và yêu cầu
1.2.1. Mục ñích
Xác ñịnh ñược chất xử lý hạt giống trước khi gieo và phương thức gieo
hạt thích hợp nhằm tăng chất lượng cây giống và sinh trưởng, phát triển, năng

suất củ cây trạch tả.
1.2.2. Yêu cầu
- ðánh giá ảnh hưởng của các chất xử lý và phương thức gieo hạt ñến
chất lượng cây con trong giai ñoạn vườn ươm
- ðánh giá ảnh hưởng của các chất xử lý và phương thức gieo hạt ñến
sinh trưởng, phát triển và năng suất củ trạch tả.
- ðánh giá ảnh hưởng các chất xử lý hạt và phương thức gieo hạt ñến
hiệu quả kinh tế.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Xác ñịnh chất xử lý hạt làm tăng chất lượng cây con ñem lại hiệu quả nhất.
- Xác ñịnh kỹ thuật gieo hạt tốt nhất ở giai ñoạn vườn ươm nhằm hoàn
thiện quy trình thâm canh cây trạch tả làm tăng năng suất.
- Kết quả của ñề tài sẽ bổ sung tài liệu cho công tác nghiên cứu khoa
học ñối với cây trạch tả.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Xác ñịnh ñược chất xử lý hạt tốt nhất và kỹ thuật gieo hạt sẽ góp phần
tăng năng suất, hiệu quả kinh tế, mở rộng diện tích trồng cây trạch tả tại ñịa
phương, phát triển một nền nông nghiệp bền vững.
1. 4. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. ðối tượng nghiên cứu:
Chất lượng cây giống, khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất
của củ trạch tả.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận v n thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

4

1.4.2. Phạm vi nghiên cứu:
- ðề tài ñược tiến hành trên ñất có thành phần cơ giới nhẹ
- ðề tài chủ yếu tập trung chính vào 2 vấn ñề: Xác ñịnh ñược chất xử lý

hạt giống và phương thức gieo hạt tốt nhất.
- Thời gian thực hiện:
Ngâm ngày 15/08/2012, thu hoạch 15/1/2013
- ðịa ñiểm: HTX ðồng Xuân Tiến - Xã Khánh Thành, Huyện Yên
Khánh, Tỉnh Ninh Bình
- ðề tài ñược tiến hành từ tháng 4 năm 2012 tại huyện Yên Khánh, tỉnh
Ninh Bình.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận v n thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

5

PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ðỀ TÀI

2.1. Cơ sở khoa học của ñề tài
2.1.1. Sự nảy mầm của hạt
Quá trình nảy mầm của hạt có vai trò là một ñơn vị sinh sản, có vai trò
xây dựng và là sợi chỉ xuyên suốt sự sống của muôn loài. Sự nảy mầm của hạt
còn là chìa khoá của nền nông nghiệp hiện ñại [9]. Một hạt giống tốt mà
không có khả năng nảy mầm ñể duy trì ñặc ñiểm tốt cho thế hệ sau và tạo
thành một mùa vụ bội thu thì hiệu quả kinh tế sẽ kém. Vì vậy sự nảy mầm của
hạt là một tiêu chuẩn rất quan trọng ñể ñánh giá chất lượng hiệu quả kinh tế
mà cây trồng ñem lại.
Có rất nhiều ñịnh nghĩa về sự nảy mầm của hạt ñã ñược ñưa ra. Nhà
sinh lý ñịnh nghĩa “Sự nảy mầm ñược xác ñịnh khi rễ con nhú ra khỏi vỏ
hạt”. Nhà phân tích hạt “Sự nảy mầm là sự nhú và phát triển của các cấu trúc
cần thiết từ phôi hạt, các cấu trúc này yêu cầu sản sinh ra một cây bình
thường dưới một ñiều kiện thích hợp” AOSA,1981. ðịnh nghĩa khác: Nảy

mầm là sự tiếp tục các hoạt ñộng sinh trưởng của phôi khi vỏ hạt thoái hoá và
cây con nhú lên. ðây là ñịnh nghĩa tiếp tục sinh trưởng của hạt ñã ngủ nghỉ
sau khi hình thành và phát triển. Trong quá trình ngủ nghỉ hạt trong tình trạng
không hoạt ñộng và tỷ lệ trao ñổi thấp. [9]
Hạt khô có hàm lượng nước 12-14% thì hầu như ở trạng thái nghỉ,
không sinh trưởng. Thời gian ñể duy trì hạt ở trạng thái ngủ nghỉ rất khác nhau
tuỳ theo loài thực vật. Có những loại hạt kéo dài thời gian ngủ nghỉ ñến hàng
ngàn năm, hàng chục năm và thậm chí ñến hàng trăm năm sau mới nảy mầm.
Sự nảy mầm bắt ñầu bằng sự hấp thu nước nhờ cơ chế hút trương của hạt. Sau
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận v n thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

6

khi kết thúc sự ngủ nghỉ, trong hạt bắt ñầu tăng tính thuỷ hoá của keo nguyên
sinh chất, giảm tính ưu mỡ và ñộ nhớt của keo, dẫn ñến sự biến ñổi sâu sắc và
ñột ngột trong quá trình trao ñổi chất trong hạt liên quan ñến sự nảy mầm. ðặc
trưng nhất là mạnh mẽ hoạt tính của các enzym thuỷ phân phân giải
polysacarit, protein và các chất phức tạp khác thành các chất ñơn giản dẫn ñến
thay ñổi hoạt ñộng thẩm thấu. Các sản phẩm thuỷ phân này dùng làm nguyên
liệu cho quá trình hô hấp tăng lên mạnh mẽ của phôi hạt, vừa làm tăng áp suất
thẩm thấu trong hạt giúp quá trình hút nước vào hạt nhanh chóng.[13].
2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng ñến sự nảy mầm của hạt
2.1.2.1. Nước
Nước là yêu cầu cơ bản của sự nảy mầm, bởi vì nó cần thiết cho các
enzim hoạt ñộng, phá vỡ vỏ hạt và vận chuyển vật chất [13]. Giai ñoạn ñầu
của sự hấp thu nước trong quá trình nảy mầm là một quá trình hoàn toàn vật
lý. Tất cả các hạt khô, cho dù sống hay ñã chết, sẽ hấp thụ hơi ẩm. Quá trình
hấp thụ nước nhanh chóng ñược gọi là hút ẩm. Một số hạt có thể có một vỏ
thấm cần ñược vỡ trước khi có thể hấp thụ nước. Cho ñến khi các dấu hiệu
ñầu tiên có thể nhìn thấy của sự nảy mầm, khi rễ trồi ra từ hạt giống, nước vẫn

luôn ñược hấp thu [17].
Hạt khô không khí có hàm lượng nước 10-14% thì không nảy mầm.
Nhờ lực hút trương của keo mà hạt giống hút nước và khi hàm lượng nước
50-70% thì các hoạt ñộng sống tăng lên mạnh mẽ và phôi phát ñộng sinh
trưởng, hạt nảy mầm. Khi ñộ ẩm tăng, cường ñộ hô hấp tăng lên mạnh nhất
tạo ñiều kiện cho sự nảy mầm nhanh chóng. Tuy nhiên, ảnh hưởng của nước
thường quan hệ với ảnh hưởng của nhiệt ñộ ñối với sự nảy mầm. Vì vậy trong
sản xuất, nước và nhiệt ñộ là hai yếu tố quan trọng nhất mà người ta dùng ñể
ñiều chỉnh sự nảy mầm của hạt bằng kỹ thuật ngâm ủ hạt giống [13].
2.1.2.2. Nhiệt ñộ
Sự nảy mầm của hạt là tổ hợp của các quá trình bao gồm nhiều phản
ứng và pha khác nhau, một trong những tác nhân là nhiệt ñộ. Ảnh hưởng của
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận v n thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

7

nhiệt ñộ có thể biểu diễn bằng một giới hạn từ ñiểm tối thiểu, tối ưu và tố ña
ñiểm mà sự nảy mầm có thể xảy ra.[9]
Tất cả các hạt có một nhiệt ñộ tối thiểu và tối ña ñể có thể nảy mầm.
Nhiệt ñộ tối ưu cho một loài ñặc biệt là nhiệt ñộ cho phép tất cả các hạt giống
nảy mầm trong thời gian ngắn nhất. Nhiều hạt chỉ nảy mầm nếu có sự thay
ñổi nhiệt ñộ hàng ngày. ðiều này thường xảy ra trên hoặc gần mặt ñất, như
ñất ấm lên vào ban ngày và lạnh vào ban ñêm. ðây là một ñặc ñiểm chung
giữa các loài hạt giống nhỏ cần ánh sáng ñể nảy mầm.[17]
Nhiệt ñộ tối thích cho sự nảy mầm cho ña số thực vật là từ 25-28
0
C, với
cây nhiệt ñới khoảng 30-35
0
C. Nhiệt ñộ tối thích này thường thấp hơn nhiệt

ñộ tối thích cho sự sinh trưởng. Nhiệt ñộ tối cao cho sự nảy mầm của thực vật
ôn ñới là 35-37
0
C, còn thực vật nhiệt ñới là 37-40
0
C.[13]
2.1.2.3. Không khí
Không khí là hỗn hợp 20% Oxy, 0,03% CO
2
và 80% nitơ. Nhiều thí
nghiệm khẳng ñịnh sự nảy mầm của hầu hết các loài ñều cần Oxy. Khi CO
2

cao hơn 0,03% làm chậm sự nảy mầm trong khi nitơ không ảnh hưởng.[9]
Giống một số cây thủy sinh có thể nảy mầm mà không cần oxy, nhưng
hầu hết các hạt giống nảy mầm tốt nhất khi oxy có sẵn. Thông thường, khả
năng nảy mầm sẽ giảm nếu lượng khí carbon dioxide ñược nâng lên cao hơn
mức khí quyển bình thường hoặc nếu oxy cạn kiệt.[17]
Một số hạt nảy mầm trong không khí, thậm chí nếu bị vùi sâu dưới ñất
sẽ ức chế nảy mầm (lúa mì), nhưng một số hạt có thể nảy mầm ngay trong
nước, như mầm lúa sinh trưởng tốt nhất khi hàm lượng ôxy trong môi trường
ñạt 0,2%
Vì vậy trong quá trình ngâm ủ hạt giống, ngoài việc xử lý nước ấm thì
cần thiết phải ñảo khối hạt ñể cung cấp oxy và tránh tích tụ nhiều CO
2
gây
nên hô hấp yếm khí sẽ giải phóng rượu gây ñộc cho hạt.[13]
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận v n thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

8


2.1.2.4. Ánh sáng
Phản ứng ánh sáng với sự nảy mầm là rất khác nhau tuỳ theo từng ñối
tượng thực vật. Ở một vài thực vật, hạt chỉ nảy mầm ngoài ánh sáng. Một số thực
vật khác thì ánh sáng kích thích nhanh sự nảy mầm còn một số có tác dụng ức chế
nảy mầm (hạt thuốc lá, hạt bí, xà lách, hạt cà rốt ). Ngược lại, sự nảy mầm một số
hạt bị ức chế bởi ánh sáng (Amaranthus rehoflexus ).[13]
Phản ứng của hạt hàng trăm loài ñã ñược nghiên cứu và xác ñịnh là sự
nảy mầm của chúng bị kích thích bởi quang chu kỳ (ánh sáng và tốt), 1/2 số
loài nghiên cứu và có phản ứng với ñiều kiển sự ra hoa, kéo dài thân và hình
thành sắc tố ở quả và lá. Cả cường ñộ ánh sáng và chất lượng ánh sáng ñều
ảnh hưởng ñến sự nảy mầm. Chất lượng ánh sáng tự nhiên là tổ hợp của ñộ
dài bước sóng và màu của ánh sáng.[9]
2.1.3. Ảnh hưởng của các chất kích thích sinh trưởng ñến sự nảy mầm của hạt
2.1.3.1. Ảnh hưởng của gibberellin
Sự có mặt của Gibberellines thực vật bậc cao ñược Radley phát hiện
năm 1956. Dùng Gibberellines chiết xuất từ cây ñậu bình thường tác ñộng lên
cây ñậu lùn làm tăng chiều cao của cây này. Ngày nay con người ñã biết
Gibberellines là thành phần thông thường trong cây xanh và trong hạt.
Gibberellines có vai trò ñặc biệt trong phát triển và trong quá trình nảy mầm
của hạt và sự khởi ñầu của ra hoa. Gibberellines ñược biết nhiều là axit
giberelin (GA3) mặc dù người ta ñã biết ñến 40 loại Gibberellines khác nhau.
Gibberellin ñược sản xuất thương mại hóa từ lên men nấm Gibberala spp. [6]
GA kích thích sự nảy mầm của hạt và củ, do ñó nó có tác dụng ñặc
trương trong việc phá bỏ trạng thái ngủ nghỉ của chúng. Trong trường hợp
này GA kích thích sự tổng hợp enzym amylaza và các enzym thuỷ phân khác
như proteaza, phosphataza và làm tăng hoạt tính của enzym này; chính vì
vậy mà xúc tiến quá trình phân huỷ tinh bột thành ñường cũng như các
pholymer thành monomer khác tạo ñiều kiện về nguyên liệu và năng lượng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận v n thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


9

cho quá trình nảy mầm. Trên cơ sở ñó, nếu xử lý GA ngoại sinh thì có thể phá
bỏ trạng thái ngủ nghỉ của hạt, củ, cành kể cả trạng thái nghỉ sâu. [9]
2.1.3.1. Ảnh hưởng của Xytokynins
Xytokynins là một hợp chất có trong hạt và có tác dụng như một hóc
môn. xytokynins ñược phát hiện ñầu tiên trong nước dừa (Van
Overbeck,1941) mười năm sau Kinetin ñược tính chế và cấu trúc hóa học
ñược xác ñịnh. Sicôtin cần thiết cho phát triển của tế bào và trong quá trình
phân bào, hạn chế sự già hóa của lá (Richmon và Sang) và ñiều tiết vận
chuyển nhựa trong mạch nhựa của cây (Mothes, 1950) [21].
Việc phát hiện ra xytokinin gắn liền với kỹ thuật nuôi cây mô tế bào
thực vật. Năm 1955 Miller và Skoog phát hiện và chiết xuất từ tinh dịch cá
thu một hợp chất có khả năng kích thích sự phân chia tế bào rất mạnh mẽ
trong nuôi cấy mô gọi là kinetin (6- furfuryl - aminopurin - C
10
H
9
N
5
O).
Letham và Miller (1963) lần ñầu tiên ñã tách ñược xytokinin tự nhiên ở dạng
kết tinh từ hạt ngô gọi là zeatin và có hoạt tính tương tự kinetin. Sau ñó người
ta ñã phát hiện xytokinin có ở trong tất cả các loại thực vật khác nhau và là
một nhóm phytohormone quan trọng ở trong cây. Trong các loại xytokinin thì
3 loại sau ñây là phổ biến nhất: Kinetin (6- furfuryl- aminopurin), 6-benzin-
aminopurin và hiện nay người ta ñã phát hiện ra nhiều loại xytokinin trong
các bộ phận ñang sinh trưởng của cây. Nhiều nghiên cứu khẳng ñịnh rằng
xytokinin ñược hình thành chủ yếu trong hệ thống rễ. Ngoài ra một số cơ

quan còn non ñang sinh trưởng mạnh cũng có khả năng tổng hợp xytokinin
như chồi, lá non, quả non, tầng phát sinh Người ta cũng ñã phát hiện ra
kinetin là loại xytokinin có nhiều ở trong nước dừa. Xytokinin ñược vận
chuyển trong cây không phân cực như auxin, có thể vận chuyển theo hướng
ngọn và hướng gốc. Xytokinin có thể ở dạng tự do và dạng liên kết tương tự
như các phytohormone khác. Ở trong cây chúng bị phân giải dưới tác dụng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận v n thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

10

của enzyme, tạo nên sản phẩm cuối cùng là urê. Các xytokinin tổng hợp ñược
sử dụng trong kỹ thuật nuôi cấy mô là kinetin và benzyladenin.[6]
+ Vai trò sinh lý của xytokinin:
Vai trò ñặc trưng của xytokinin là kích thích sự phân chia tế bào mạnh
mẽ. Vì vậy người ta xem chúng như là các chất hoạt hóa sự phân chia tế bào,
nguyên nhân là do xytokinin hoạt hóa mạnh mẽ quá trình tổng hợp axit
nucleic và protein dẫn ñến kích sự phân chia tế bào.
Xytokinin ảnh hưởng rõ rệt lên sự hình thành và phân hóa cơ quan của
thực vật, ñặc biệt là sự phân hóa chồi. Người ta ñã chứng minh rằng sự cân bằng
giữa tỷ lệ auxin (phân hóa rễ) và xytokinin (phân hóa chồi) có ý nghĩa rất quyết
ñịnh trong quá trình phát sinh hình thái của mô nuôi cấy in vitro cũng như trên
cây nguyên vẹn. Nếu tỷ lệ auxin cao hơn xytokinin thì kích thích sự ra rễ, còn tỷ
lệ xytokinin cao hơn auxin thì kích thích ra chồi. Ðể tăng hệ số nhân giống,
người ta thường tăng nồng ñộ xytokinin trong môi trường nuôi cấy ở giai ñoạn
tạo chồi. Ở trong cây rễ là cơ quan tổng hợp xytokinin chủ yếu nên rễ phát triển
mạnh thì hình thành nhiều xytokinin và kích thích chồi trên mặt ñất cũng hình
thành nhiều. Xytokinin kìm hãm quá trình già hóa của các cơ quan và của cây
nguyên vẹn. Nếu như lá tách rời ñược xử lý xytokinin thì duy trì ñược hàm
lượng protein và chlorophin trong thời gian lâu hơn và lá tồn tại màu xanh lâu
hơn. Hiệu quả kìm hãm sự già hóa, kéo dài tuổi thọ của các cơ quan có thể

chứng minh khi cành dâm ra rễ thì rễ tổng hợp xytokinin nội sinh và kéo dài thời
gian sống của lá lâu hơn. Hàm lượng xytokinin nhiều làm cho lá xanh lâu do nó
tăng quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng về nuôi lá. Trên cây nguyên vẹn khi
bộ rễ sinh trưởng tốt thì làm cho cây trẻ và sinh trưởng mạnh, nếu bộ rễ bị tổn
thương thì cơ quan trên mặt ñất chóng già. Xytokinin trong một số trường hợp
ảnh hưởng lên sự nảy mầm của hạt và của củ. Vì vậy nếu xử lý xytokinin có thể
phá bỏ trạng thái ngủ nghỉ của hạt, củ và chồi ngủ.
Ngoài ra xytokinin còn có mối quan hệ tương tác với auxin, xytokinin
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận v n thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

11

làm yếu hiện tượng ưu thế ngọn, làm phân cành nhiều. Xytokinin còn ảnh
hưởng lên các quá trình trao ñổi chất như quá trình tổng hợp axit nucleic,
protein, chlorophin và vì vậy ảnh hưởng ñến các quá trình sinh lý của cây.[22]
+ Cơ chế tác dụng của xytokinin:
Tác dụng chủ yếu của xytokinin là kích thích sự tổng hợp ADN, ARN
trong tế bào. Thông qua cơ chế di truyền xytokinin tác ñộng lên quá trình sinh
tổng hợp protein, từ ñó ảnh hưởng ñến sự tổng hợp protein enzyme cần thiết
cho sự phân chia và sinh trưởng của tế bào. Hiệu quả của xytokinin trong việc
ngăn chặn sự già hóa có liên quan nhiều ñến khả năng ngăn chặn sự phân hủy
protein, axit nucleic và chlorophin hơn là khả năng kích thích tổng hợp chúng.
Có lẽ xytokinin ngăn chặn sự tổng hợp mARN ñiều khiển sự tổng hợp nên
các enzyme thủy phân.[22]
2.1.3.1. Ảnh hưởng của Auxin
Năm 1880 Saclơ Ðacuyn (Darwin) ñã phát hiện ra rằng ở bao lá mầm của
cây họ hòa thảo rất nhạy cảm với ánh sáng. Nếu chiếu sáng một chiều thì gây quang
hướng ñộng, nhưng nếu che tối hoặc bỏ ñỉnh ngọn thì hiện tượng trên không xảy ra.
Ông cho rằng ngọn bao lá mầm là nơi tiếp nhận kích thích của ánh sáng [6].
Năm 1934 giáo sư hóa học Hà Lan Koc (Kogl) ñã tách ra một chất từ

dịch chiết nấm men có hoạt tính tương tự chất sinh trưởng và năm 1935
Thiman cũng tách ñược chất này từ nấm Rhyzopus. Sau ñó người ta chiết tách
ñược auxin từ các loại thực vật khác nhau (Hagen Smith, 1941, 1942, 1946 )
và ñã xác ñịnh bản chất hóa học của nó là Axit β-Indol Axetic (AIA). Người
ta ñã khẳng ñịnh rằng Axit β-Indol Axetic là dạng auxin chủ yếu, quan trọng
nhất của tất cả các loai thực vật, kể cả thực vật bậc thấp và thực vật bậc cao.
Wightman (1977) ñã phát hiện ra một chất auxin khác có hoạt tính kém hơn
nhiều so với Axit β -Indol Axetic là Axit Phenil Axetic (APA) [6]
- Sự trao ñổi chất của auxin
Sự tổng hợp AIA: Auxin ñược tổng hợp ở tất cả các thực vật bậc cao,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận v n thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

12

tảo, nấm và cả ở vi khuẩn. Ở thực vật bậc cao AIA ñược tổng hợp chủ yếu ở
ñỉnh chồi ngọn và từ ñó ñược vận chuyển xuống dưới với vận tốc 0,5 -
1,5cm/h. Sự vận chuyển của auxin trong cây có tính chất phân cực rất nghiêm
ngặt, tức là chỉ vận chuyển theo hướng gốc. Chính vì vậy mà càng xa ñỉnh
ngọn, hàm lượng auxin càng giảm dần tạo nên một gradien nồng ñộ giảm dần
của auxin từ ñỉnh ngọn xuống gốc của cây. Ngoài ñỉnh ngọn ra auxin còn
ñược tổng hợp ở các cơ quan còn non khác như lá non, quả non, phôi hạt ñang
sinh trưởng, mô phân sinh tầng phát sinh. Quá trình tổng hợp auxin xảy ra
thường xuyên và mạnh mẽ ở trong cây dưới xúc tác của các enzyme ñặc hiệu.
Axit β-Indol Axetic là loại auxin phổ biến trong cây, ñược tổng hợp từ
tryptophan bằng con ñường khử amin, cacboxyl và oxy hóa. Công thức tổng
quát của Axit β-Indol Axetic là C10H9O2N.
Sự phân hủy auxin: Sự phân hủy auxin cũng là một quá trình quan trọng
ñiều chỉnh hàm lượng auxin trong cây. Auxin sau khi tác dụng có thể bị phân
hủy làm mất hoạt tính hoặc trong trường hợp hàm lượng cao và dư thừa auxin có
thể bị phân hủy ñể giảm hàm lượng. Sự phân hủy auxin trong cây chủ yếu xảy ra

bằng con ñường enzyme AIA-oxidase. AIA-oxidase hoạt ñộng rất mạnh trong
cây, ñặc biệt trong hệ thống rễ. Dưới tác dụng xúc tác của AIAoxidase AIA bị
ôxyhóa và chuyển thành dạng mất hoạt tính là metilen oxindol.
Sơ ñồ sinh tổng hợp AIA trong cây

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận v n thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

13

Sự biến ñổi thuận nghịch dạng tự do và dạng liên kết: AIA ở trong cây
có thể tồn tại dưới hai dạng là dạng tự do và dạng liên kết. AIA tự do là dạng
gây ra hoạt tính sinh lý ở trong cây. Tuy nhiên trong tế bào AIA tự do chiếm
một hàm lượng rất thấp so với dạng AIA liên kết. AIA liên kết ở trong cây là
dạng chủ yếu, nhưng chúng không có hoạt tính sinh lý hoặc có hoạt tính sinh lý
thấp. AIA liên kết chủ yếu với gluxit và với axit amin. Dạng liên kết của AIA
có ý nghĩa rất lớn trong việc dự trữ AIA, làm giảm hàm lượng AIA tự do, tránh
tác dụng của AIA-oxidase và cũng là dạng vận chuyển auxin trong cây.
Nhờ ba quá trình trao ñổi chất tiến hành ñồng thời của auxin ở trong
cây mà hàm lượng auxin trong cây tương ñối ổn ñịnh bảo ñảm sự sinh trưởng,
phát triển của các cơ quan và cơ thể cây hài hòa, không bị rối loạn.
Bằng con ñường tổng hợp hóa học, hàng loạt hợp chất có bản chất
tương tự auxin lần lượt ra ñời và có ý nghĩa quan trọng trong việc ñiều chỉnh
sinh trưởng của cây. Có nhiều chất quan trọng như: α-NAA; IAA; IBA; 2,4D;
2,4,5T [22]
2.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất cây thuốc ở Việt Nam
2.2.1. Tình hình nghiên cứu cây thuốc ở Việt Nam
Trong quá trình ñấu tranh với thiên nhiên ñể tìm thức ăn, tổ tiên ta ñã sớm
phát hiện ra những vị thuốc bằng cây cỏ, ñộng vật, khoáng vật. ðồng thời trong
sinh hoạt lao ñộng hàng ngày, ñấu tranh với bệnh tật tổ tiên ta cũng ñã sáng tạo
ra các phương pháp chữa bệnh như: xoa bóp, châm cứu, chích lề [1].

Thời Hồng Bàng và thời các vua Hùng (2900 năm TCN) ñó có tục ăn
trầu và tục nhuộm răng ñen bằng cánh kiến ñỏ, vỏ lựu, ngũ bội tử. Từ rất lâu,
nhân dân ta ñã biết dùng gừng, tỏi, ớt làm gia vị ăn hàng ngày vừa giúp cho
việc tiêu hóa tốt, vừa phũng các bệnh ñường ruột. Người dân miền núi có tục
ăn ý dĩ và uống nước củ Riềng ñể phòng chống ẩm thấp và phòng chống sốt
rét rừng. Cuối thế kỉ III TCN ở Giao Chỉ ñã phát hiện các cây thuốc như: Sắn
dây, Gừng, Riềng, ðậu khấu, Ích trớ, Lá lốt, Sả, Quế, Quan âm, ….[2]
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận v n thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

14

Trải qua hơn 1000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc ta ñã tích
lũy một kho tàng kinh nghiệm y học dân tộc vô cùng ñộc ñáo. Vào thời nhà
Lý, triều ñình ñó cú Ty thái y chăm lo và bảo vệ sức khỏe của nhà Vua. Ngoài
ra, phương pháp chữa bệnh bằng tâm lý liệu pháp ñược lương y Nguyễn Chí
Thành (hiệu Nguyễn Minh Không, Gia Viễn – Ninh Bình) áp dụng chữa trị
cho vua Lý Thần Tông vào năm 1136 [1].
Y học cổ truyền dưới triều nhà Trần (1224 – 1399) ñã có nhiều bước tiến
ñáng kể. Viện thái y dưới sự lãnh ñạo của Phạm Công Bổn (thế kỉ XIII) ñã tổ
chức ñi hái thuốc hoang ở núi An Tử (ðông Triều), tướng Phạm Ngũ Lão ñó
trồng thuốc ở Vạn An – Dược Sơn (xã Hưng ðạo – Chí Linh – Hải Dương) ñể
cung cấp cho quân y. Thời kì này xuất hiện nhiều danh y, nổi bật là Tuệ Tĩnh
(Phạm Bá Tĩnh) – một lương y nổi tiếng ñược suy tôn là “Thánh thuốc nam”,
ñã truyền bá y dược học cổ truyền cho nhân dân qua tác phẩm “Nam dược
thần hiệu” 11 quyển gồm bản thảo 499 vị thuốc Nam, 3873 phương thuốc dân
tộc ñiều trị 184 loại bệnh trong 10 khoa lâm sàng [5]. Bộ “Hồng nghĩa tư giác
thư” gồm các bài Hán Nôm viết về công dụng của 130 loài cây thuốc, 13 ñơn
thuốc và cách trị 37 chứng sốt khác nhau. Tuệ Tĩnh là người ñầu tiên ñặt nền
móng cho nền Y học cổ truyền một cách toàn diện, ụng ñó nêu cao khẩu hiệu
“Nam dược trị Nam nhân” nhằm mở rộng việc chữa bệnh cho nhân dân [1].

Thời kỳ Tây Sơn và nhà Nguyễn (1788 – 1802), Nguyễn Hoành ñã tổ
chức Nam dược cục nghiên cứu thuốc Nam và ñể lại tập “Nam dược” gồm
620 vị với các phương thuốc kinh nghiệm trong gia truyền bí phương và kinh
nghiệm lương phương. Cùng với các tác phẩm “Nam dược tập nghiệm quốc
âm” của Nguyễn Quang Lượng về phương thuốc dân gian, “Ngư tiều y thuật
vấn ñáp” của Nguyễn ðình Chiểu, “Nam Thiên Bảo toàn thư” của Lê ðức
Huệ gồm 511 vị thuốc Nam và bệnh học [10].
Sau cách mạng tháng 8 - 1945, y học cổ truyền ñược ðảng và Chính phủ
luôn quan tâm và giúp ñỡ, Hội ñông y thành lập ở khắp nơi, lĩnh vực nghiên

×