TIN HỌC 11 - GIÁO ÁN
BÀI 14 + 15: KIỂU DỮ LIỆU TỆP.THAO TÁC VỚI TỆP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Biết được đặc điểm của kiểu dữ liệu tệp.
- Biết khái niệm về tệp có cấu trúc và tệp văn bản.
2. Kĩ năng:
- Khai báo đúng biến kiểu tệp.
- Thực hiện được thao tác xử lí tệp: Gán tên tệp, mở/đóng tệp, đọc/ghi tệp.
- Sử dụng được các thủ tục liên quan để đọc/ghi dữ liệu của tệp.
3. Thái độ:
- Thấy được sự cần thiết và tiện lợi của kiểu dữ liệu tệp.
- Có ý thức lưu trữ dữ liệu một cách khoa học.
- Giáo dục thêm về ý thức tôn trọng bản quyền, không sửa chữa, sao chép các
phần mềm chưa mua bản quyền.
II. Đổ dùng dạy học.
1. Chuẩn bị của giáo viên.
- Máy vi tính, máy chiếu Projector để giới thiệu ví dụ.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Sách giáo khoa.
III. Hoạt động dạy – học .
1. hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm của kiểu dữ liệu tệp. Phân loại kiểu tệp.
a. Mục tiêu:
- Học sinh biết được đặc điểm của kiểu tệp. Biết được hai loại tệp: Định có cấu
trúc và tệp văn bản.
b. Mở bài: Các kiểu dữ liệu đã học đều được lưu trữ ở bộ nhớ trong , do đó dữ
liệu sẽ bị mất khi tắt máy. Khi giải quyết các bài toán có dữ liệu cần được lưu lại
và xử lí nhiều lần cần có kiểu dữ liệu mới: kiểu tệp.
c. Nội dung:
- Đặc điểm của kiểu tệp:
+ Được lưu trữ lâu dài ở bộ nhớ ngoài, không bị mất khi mất điện.
+ Lượng thông tin lưu trữ trên có thể rất lớn.
- Có hai loại tệp:
+ Tệp có cấu trúc là loại tệp mà các thành phần của nó được tổ chức theo một
cấu trúc nhất định.
+ Tệp văn bản: Là tệp mà dữ liệu được ghi dưới dạng các kí tự theo mã ASCII.
Trong tệp văn bản, dãy kí tự kết thúc bởi kí tự xuống dòng hay kí tự kết thúc tệp
tạo thành một dòng.
c. Các bước tiến hành:
HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- Hỏi: Em hãy cho biết dữ liệu trong
các kiểu dữ liệu từ trước đến nay ta sử
dụng được lưu trữ ở loại bộ nhớ nào khi
thực hiện chương trình?
- Hỏi: Vì sao em biết được điều đó?
- Diễn giải: Để lưu trữ được dữ liệu,
ta phải lưu nó ở bộ nhớ ngoài thông qua
kiểu dữ liệu tệp. Mọi ngôn ngữ lập trình
đều có các thao tác: Khai báo biến tệp,
mở tệp, đọc/ghi dữ liệu, đóng tệp.
- Yêu cầu học sinh nghiên cứu sách
giáo khoa và hco biết đặc điểm cuat tên
tệp? Có mấy loại kiểu tệp?
- Yêu cầu học sinh trình bày khái niệm
tệp có cấu trúc và tệp văn bản.
- Bộ nhớ RAM.
- Mất dữ liệu khi mất điện.
- Không mất thông tin khi tắt máy.
- Dung lượng dữ liệu được lưu trữ
lớn.
- Có hai loại kiểu tệp: Tệp có cấu trúc
và tệp văn bản.
+ Tệp có cấu trúc là loại tệp mà các
thành phần của nó được tổ chức theo
một cấu trúc nhất định .
+ Tệp văn bản: Là tệp mà dữ liệu
được ghi dưới dạng các kí tự theo mã
ASCII.
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu các thao tác cơ bản xử lí tệp văn bản trong ngôn ngữ lập
trình Pascal.
a. Mục tiêu:
- Học sinh biết cách khai báo biến.
- Học sinh biết và sử dụng được các thủ tục xử lí với tệp.
- Học sinh biết xử lí đọc/ghi tệp văn bản.
b. Nội dung:
- Khai báo biến tệp văn bản: Var <tên_biên_tệp>: Text;
- Gán tên tệp: Assign(<tên_biến_tệp>,<tên_tệp>); <tên_tệp>: Là biến xâu
hoặc hằng xâu.
- Tạo tệp mới để ghi: Rewrite(>Tên_biến_tệp>);
- Mở tệp để đọc: Reset (>Tên_biến_tệp>);
- Đóng tệp : Close(>Tên_biến_tệp>);
- Đọc tệp văn bản Read(<tên biến tệp>, <Danh sách tên biến>);
Hoặc Readln(<tên biến tệp>, <Danh sách tên biến>);
- ghi tệp văn bản Write(<tên biến tệp>, <Danh sách kết quả>);
Hoặc Writeln(<tên biến tệp>, <Danh sách kết quả>);
c. Các bước tiến hành:
HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. giới thiệu cấu trúc chung của khai báo
biến tệp.
Var <Tên_biến_tệp>: Text;
- Yêu cầu học sinh tìm ví dụ cụ thể .
2. Giới thiệu các thao tác gán tên tệp,
tạo tệp mới để ghi, mở tệp để đọc, đóng
tệp.
Assign(<tên_biến_tệp>,<tên_tệp>);
Rewrite(<tên_biến_tệp>);
Close(>Tên_biến_tệp>);
- Yêu cầu: Lấy ví dụ minh hoạ mở tệp
để ghi thông tin và mở tệp để đọc thông
tin.
1. Quan sát cấu trúc và suy nghĩ trả
lời.
- Var f,g:text;
2. Quan sát và suy nghĩ để trả lời câu
hỏi.
Assign(f5,’B1.INP’);
Rewrite(f5);
Close(f5);
3. Chiếu sơ đồ làm việc với tệp lên
bảng, hình 16, trang 86, sách giáo khoa.
Yêu cầu học sinh giải thích ý nghĩa của
sơ đồ.
4. Giới thiệu cấu trúc chung của thủ
tục đọc/ghi dữ liệu tệp văn bản.
- Yêu cầu học sinh lấy ví dụ minh họa.
Assign(f5,’B1.OUT’);
Rewrite(f5);
Close(f5);
3. Quan sát sơ đồ và suy nghĩ để trả
lời.
- Ghi tệp: Gán tên tệp, tạo tệp mới,
ghi thông tin, đóng tệp.
- Đọc tệp: Gán tên tệp, mở tệp, đọc
thông tin, đóng tệp.
4. Quan sát cấu trúc chung.
- Readln(f,x1,x2); Đọc dữ liệu từ
biến tệp f, đặt giá trị vào hai biến x1 và
x2.
- Writeln(g, ‘tong la’, x1+x2); Ghi
vào biến tệp g hai tham số; dòng chữ
‘tong la’ và giá trị tổng x1+x2.
IV. ĐÁNH GIÁ CUỐI BÀI
1. Những nội dung đã học.
- Việc trao đổi dữ liệu với bộ nhớ ngoài được thực hiện thông qua kiểu dữ liệu
tệp. Có hai loại tệp: Tệp có cấu trúc và tệp văn bản.
- Để có thể làm việc với tệp, cần phải khai báo biến tệp: Var <Tên_biến_tệp>:
text;
- Mỗi ngôn ngữ lập trình đều có các hàm và thủ tục chuẩn để làm việc với tệp
như: Gán tên tệp, tạo tệp mới để ghi, mở tệp để đọc, đóng tệp.
- trong ngôn ngữ lập trình Pascal có các thủ tục tương ứng là:
Assign(<tên_biến_tệp>,<tên_tệp>);
Rewrite(>Tên_biến_tệp>);
Reset (>Tên_biến_tệp>);
Close(>Tên_biến_tệp>);
- Đọc/ghi tệp văn bản:
Read(<tên biên tệp>,<danh sách tên biến>);
Readln(<tên biên tệp>,<danh sách tên biến>);
Write(<tên biên tệp>,<danh sách tên biến>);
Writeln(<tên biên tệp>,<danh sách tên biến>);
2. Câu hỏi và bài tập về nhà.
- Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4, sách giáo khoa, trang 89.