Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Đồ án tốt nghiệp kỹ thuật bờ biển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 117 trang )

Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Chuyên ngành: Kỹ thuật Bờ Biển
SVTH: Vũ Thị Hiền Lớp: 46B
- 1 -


MỤC LỤC
Mục lục - 1 -
Lời cảm ơn - 4 -
Phần 1: Mở đầu - 7 -
Chương 1: Giới thiệu chung về đồ án - 8 -
1.1 Tính cấp thiết của đồ án - 8 -
1.2. Mục tiêu của đồ án - 9 -
1.3. Phạm vi đồ án……………………………………………………………………… - 9 -
1.4. Các phương pháp nghiên cứu đồ án……………………………………… - 9 -
1.5. Kết cấu đồ án………………………………………………………………………. - 9 -
Chương 2: Giới thiệu chung huyện Kim Sơn - 11 -
2.1. Điều kiện tự nhiên - 11 -
2.1.1. Vị trí địa lý - 11 -
2.1.2. Đặc điểm địa hình - 12 -
2.1.3. Đặc điểm địa chất - 12 -
2.1.4. Điều kiện khí hậu- khí tượng - 13 -
2.1.5. Đặc điểm chế độ thuỷ văn - 16 -
2.1.6. Đặc điểm hải văn - 17 -
2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Kim Sơn - 19 -
2.2.1. Đặc điểm xã hội - 19 -
2.2.2. Đặc điểm kinh tế huyện Kim Sơn - 19 -
Phần 2: Thiết kế đoạn đê Bình Minh 3 - 22 -
Chương 3: Phân tích lựa chọn mặt cắt đê hợp lý - 23 -
3.1 Nhiệm vụ của công trình - 23 -
3.2 Xác định cấp công trình - 23 -
3.3 Xác định tuyến công trình - 24 -


3.4 Lựa chọn mặt cắt ngang hợp lý - 24 -
3.4.1. Đê biển mái nghiêng - 25 -
3.4.2. Đê biển kiểu tường đứng - 26 -
3.4.3. Đê kiểu hỗn hợp - 27 -
Chương 4: Tính toán điều kiện biên thiết kế - 29 -
4.1 Xác định mực nước thiết kế ( MNTK ) - 29 -
4.1.1. Tính mực nước trung bình và biên độ triều cực trị - 30 -
4.1.2. Tính chiều cao nước dâng trong bão……………………………… - 31 -
4.2 Tính toán sóng thiết kế…………………………………………………………… 31 -
4.2.1. Tính toán các tham số sóng nước sâu - 31 -
4.2.2. Tính truyền sóng - 37 -
4.2.3. Tính sóng thiết kế - 43 -
Chương 5: Thiết kế đoạn đê biển Bình Minh 3 - 44 -
5.1 Cao trình đỉnh đê - 44 -
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Chuyên ngành: Kỹ thuật Bờ Biển
SVTH: Vũ Thị Hiền Lớp: 46B
- 2 -


5.1.1. Xác định tiêu chuẩn thiết kế - 44 -
5.1.2. Tính toán cao trình đỉnh đê - 45 -
5.2 Chiều rộng và kết cấu đỉnh đê: - 49 -
5.3 Kết cấu đỉnh đê: - 50 -
5.3.1. Mặt đỉnh đê - 50 -
5.3.2. Tường chắn sóng đỉnh đê: - 50 -
5.4 Mái đê: - 58 -
5.4.1. Độ dốc mái đê: - 58 -
5.4.2. Gia cố mái đê phía biển - 59 -
5.4.3. Gia cố mái đê phía đồng - 62 -
5.5. Kết cấu chân khay - 63 -

5.5.1. Lựa chọn kết cấu chân khay bảo vệ mái phía biển - 63 -
5.5.2. Tính toán kết cấu chân khay - 65 -
5.6. Thân đê - 66 -
5.7. Hệ thống thoát nước mặt - 69 -
5.8. Xây dựng các cống trên đê ……. - 69 -
Chương 6: Tính ổn định - 71 -
6.1 Tính ổn định mái đê bằng phần mềm Geoslope V.6 - 71 -
6.1.1. Giới thiệu về phần mềm Geoslope V.6 sử dụng để tính ổn định tổng thể cho
công trình - 71 -
6.1.2. Kết quả tính ổn định mái đê theo phần mềm Geo - Slope/W V.6 - 73 -
6.2 Tính toán áp lực sóng lên mái nghiêng - 74 -
6.2.1. Tính áp lực sóng lớn nhất - 74 -
6.2.2. Tính tung độ điểm đặt các áp lực - 75 -
6.2.3. Tính ổn định cục bộ cấu kiện lát mái khi chịu áp lực sóng lớn nhất: - 76 -
6.2.4. Tính ổn định lớp gia cố bờ khi có sử dụng geotextile - 77 -
Chương 7: Trình tự và phương pháp thi công - 82 -
7.1 Thời gian thi công - 74 -
7.2 Trình tự thi công - 71 -
7.3 Phương pháp thi công - 71 -
Phần 3: Chuyên đề Bước đầu nghiên cứu đề xuất phương án phát triể kinh tế vùng bãi
bồi huyện Kim Sơn - 80 -
Giới thiệu về chuyên đề - 81 -
Chương 8: Quá trình thành tạo và phát triển bãi bồi huyện Kim Sơn - 82 -
8.1 Lịch sử thành tạo và phát triển - 82 -
8.2 Quy luật thành tạo và phát triển vùng bãi bồi Kim Sơn - 83 -
8.3 Xu thế biến động bãi bồi ven biển Kim Sơn - 84 -
8.3.1. Vận động bùn cát khu vực cửa sông - 85 -
8.3.2. Diễn biến xói bồi - 88 -
8.3.3. Xu thế biến động đất bồi cửa sông Đáy - 88 -
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Chuyên ngành: Kỹ thuật Bờ Biển

SVTH: Vũ Thị Hiền Lớp: 46B
- 3 -


Chương 9: Tiềm năng và hiện trạng sử dụng các loại hình tài nguyên thiên nhiên bãi
bồi ven biển Kim Sơn - 90 -
9.1 Tiềm năng các loại hình tài nguyên thiên nhiên bãi bồi ven biển Kim Sơn - 90 -
9.1.1. Tài nguyên khí hậu - 90 -
9.1.2. Tài nguyên đất - 90 -
9.1.3. Tài nguyên khoáng sản - 91 -
9.1.4. Tài nguyên nước mặt - 91 -
9.1.5. Tài nguyên nước ngầm - 95 -
9.1.6. Tài nguyên sinh vật - 96 -
9.2. Hiện trạng khai thác sử dụng các dạng tài nguyên - 96 -
9.2.1. Sử dụng tài nguyên khí hậu - 96 -
9.2.2. Sử dụng tài nguyên đất - 98 -
9.2.3. Sử dụng tài nguyên nước - 99 -
9.2.4. Sử dụng tài nguyên sinh vật - 101 -
Chương 10: Một số giải pháp khai thác sử dụng hợp lý bãi bồi huyện Kim Sơn - 103 -
10.1. Những quan điểm và nguyên tắc định hướng khai thác sử dụng hợp lý bãi bồi ven
biển cửa sông Kim Sơn - 103 -
10.2. Những thuận lợi và khó khăn trong việc khai thác và sử dụng hợp lý bãi bồi ven biển
Kim Sơn - 104 -
10.2.1. Những thuận lợi - 104 -
10.2.2. Những khó khăn : - 105 -
10.3. Một số giải pháp cơ bản sử dụng hợp lý đất bãi bồi ven biển Kim Sơn - 105 -
10.4. Đề xuất một số mô hình khai thác sử dụng đất bãi bồi ven biển Kim Sơn - 109 -
10.5. Bước đầu lựa chọn phương án phát triển kinh tế và lập quy hoạch…………… 111 -
Kết luận đồ án - 113 -
Phụ lục - 114 -

Tài liệu tham khảo - 117 -
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Chuyên ngành: Kỹ thuật Bờ Biển
SVTH: Vũ Thị Hiền Lớp: 46B
- 4 -


LỜI CẢM ƠN
Sau 14 tuần làm đồ án tốt nghiệp, với sự cố gắng nỗ lực của bản thân và được sự
hướng dẫn tận tình của Th.S Nguyễn Thị Thế Nguyên và Th.S Nguyễn Quang Lương,
cùng các thầy cô giáo trong khoa Kỹ thuật Biển - trường Đại học Thủy lợi, em đã hoàn
thành đồ án tốt nghiệp, với đề tài:

Thiết kế đê Bình Minh 3, huyện Kim Sơn – tỉnh
Ninh Bình”.
Qúa trình làm đồ án tốt nghiệp, đã giúp em hệ thống lại kiến thức đã được học và
giúp em biết cách áp dụng lí thuyết vào thực tế, làm quen với công việc của một kỹ sư
thiết kế công trình biển. Đây là đồ án tốt nghiệp sử dụng tài liệu thực tế công trình
thủy lợi và vận dụng tổng hợp các kiến thức đã học. Mặc dù đã cố gắng nhưng trong
đồ án em chưa giải quyết hết các trường hợp có thể xảy ra, giới hạn nghiên cứu còn
hạn hẹp. Bên cạnh đó trong quá trình tính toán và lựa chọn phương án thiết kế, do còn
hạn chế về kiến thức và hiểu biết thực tế nên trong đồ này không tránh khỏi những sai
sót.
Em kính mong nhận được sự chỉ bảo, hướng dẫn, của các thầy cô giáo, giúp cho
đồ án của em được hoàn chỉnh hơn, từ đó kiến thức chuyên môn cũng được hoàn thiện
và nâng cao.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Kỹ thuật Biển, Cán bộ
Chi cục Quản lý Đê điều và Phòng chống lụt bão tỉnh Ninh Bình, Cán bộ, nhân dân hai
xã Kim Đông, Kim Trung nơi em về thực tế trong thời gian thực tập tốt nghiệp, đặc
biệt là Th.S Nguyễn Thị Thế Nguyên và Th.S Nguyễn Quang Lương đã giúp đỡ,
hướng dẫn tận tình, tạo điều kiện cho em hoàn thành đồ án này.

Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 8 tháng 05 năm 2009
Sinh viên thực hiện


Vũ Thị Hiền

Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Chuyên ngành: Kỹ thuật Bờ Biển
SVTH: Vũ Thị Hiền Lớp: 46B
- 5 -




DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU

Ký hiệu Ý nghĩa Đơn vị
MNTK Mực nước thiết kế m
MNTB Mực nước trung bình m
A
tr.Max
Biên độ triều max m
a
Góc nghiêng giữa mái đê và đường nằm ngang Độ
b
Góc giữa đường bờ với hướng sóng tới Độ
g, g
B

Trọng lượng riêng của nước, của vật liệu T/m

3

r, r
b

Khối lượng riêng của nước, của vật liệu KG/m
3

d
d

Chiều dày lớp gia cố bằng đá hộc m
d
b

Chiều dày lớp gia cố bằng bê tông m
g Gia tốc trọng trường m/s
2

m
Hệ số mái dốc m =cotga

T Chu kỳ sóng s
P Tần suất m
d Chiều sâu nước m
Q Lưu lượng dòng chảy m
3
/s.m
V Vận tốc dòng chảy m/s
R

u2%
Chiều cao sóng leo m
h
nd
Chiều cao nước dâng m
H
s
Chiều cao sóng trước chân công trình m
H
s1%
Chiều cao sóng có tần suất tích luỹ là 1% m
L
0
Chiều dài sóng nước sâu m
T
p
Chu kỳ đỉnh phổ sóng s
H
0
Chiều cao sóng nước sâu m
Z
đđ
Cao trình đỉnh đê m
B Bề rộng mặt đê m
H
b
Chiều cao sóng vỡ m
d
b
Độ sâu sóng vỡ m

g
b

Hế số chiết giảm do hướng sóng tác dụng lên mái
n
g
Hệ số ảnh hưởng do tường đứng trên mái đê
f
g

Hệ số ảnh hưởng do độ nhám mái đê
b
g
Hệ số ảnh hưởng của cơ
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Chuyên ngành: Kỹ thuật Bờ Biển
SVTH: Vũ Thị Hiền Lớp: 46B
- 6 -


a
qd

Góc nghiêng quy đổi của mái công trình
q Lưu lượng tràn trung bình trên mỗi mét chiều dài công trình

m
3
/s/m
0
x

Chỉ số đồng dạng sóng vỡ
G Trọng lượng của cấu kiện bảo vệ mái kg
P Áp lực KN/m
2

K Các hệ số an toàn (trong tính toán ổn định công trình)










Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Chuyên ngành: Kỹ thuật Bờ Biển
SVTH: Vũ Thị Hiền Lớp: 46B
- 7 -










PHẦN 1

MỞ ĐẦU
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Chuyên ngành: Kỹ thuật Bờ Biển
SVTH: Vũ Thị Hiền Lớp: 46B
- 8 -


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỒ ÁN
Chương 1 nêu ra tính cấp thiết của đồ án, từ đó xác định mục tiêu và phạm vi nghiên
cứu, xác định các phương pháp, công cụ cần sử dụng tới khi làm đồ án. Trong chương
này, cũng tóm lược lại kết cấu của đồ án.
1.1 . Tính cấp thiết của đồ án
Bãi bồi Kim Sơn dài khoảng 15 km tính từ cửa sông Đáy ở phía Đông huyện Kim
Sơn đến cửa sông Càn ở phía Tây, đây là vùng bãi bồi có chiều rộng lớn nhất nước ta,
trung bình hàng năm bãi bồi Kim Sơn lấn ra biển từ 80 đến 100m độ bồi cao trung
bình từ 6 đến 8cm/năm. Vùng bãi bồi giữa đê Bình Minh 2 và Bình Minh 3 có diện
tích 1450 ha có độ cao từ 0.00 trở lên đến +1.00. Đây là vùng bãi bồi có tiềm năng
kinh tế rất cao của huyện Kim Sơn nói riêng và của tỉnh Ninh Bình nói chung, nếu
được đầu tư khai thác đúng hướng.
Vùng ven biển Kim Sơn, nằm trong hệ thống phòng thủ chiến lược quân sự của
tỉnh Ninh Bình nói riêng và của khu vực nói chung. Thực trạng hiện nay ở vùng kinh
tế ven biển này, mật độ dân cư còn thưa thớt, dân số công giáo tập trung đông nhất
tỉnh, chiếm trên 70% dân công giáo toàn tỉnh. Vị trí lại xa trung tâm đầu não của tỉnh,
việc huy động nhanh lực lượng và phương tiện tác chiến tại chỗ gặp nhiều khó khăn
trở ngại nếu có sự cố xảy ra. Do đó việc phát triển kinh tế xã hội vùng này đòi hỏi phải
phối hợp chặt chẽ với an ninh quốc phòng, với công tác phòng chống lụt bão cứu hộ đê
điều khi có sự cố xảy ra.
Tuy nhiên ở thời điểm trước đây do cao độ bãi bồi đoạn trực biển nằm giữa đê
Bình Minh 2 và Bình Minh 3 (phía Đông 680 ha, phía Tây 155 ha đã được khép kín đê
bao bảo vệ) đang được nuôi trồng thuỷ sản (chủ yếu là nuôi tôm sú) áp dụng công

nghệ kỹ thuật, hình thức nuôi tiên tiến để nâng cao năng suẩt đạt hiệu quả kinh tế và
nâng cao đời sống nhân dân. Vùng chưa được khép kín đã được bồi lắng tương đối
nhiều, cao trình bãi khoảng (-0.20) đến (+0.30); với cao trình bãi như thế rất phù hợp
để tạo mặt thoáng nuôi tôm. Hơn nữa đến nay nhu cầu về diện tích ao đầm nuôi trồng
thuỷ sản tăng cao, nhân dân đã đầu tư thâm canh trên diện tích lớn ở khu vực phía
Đông và phía Tây giữa hai đê Bình Minh 2 và Bình Minh 3 với nguồn kinh phí và
công sức rất lớn. Vì vậy việc đầu tư xây dựng đê Bình Minh 3, là rất cần thiết và cấp
bách.
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Chuyên ngành: Kỹ thuật Bờ Biển
SVTH: Vũ Thị Hiền Lớp: 46B
- 9 -


1.2. Mục tiêu của đồ án
Do đặc điểm của vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn đang tiến ra biển với tốc
độ nhanh. Vì vậy việc bảo vệ mở rộng vùng đất bồi từ đó có kế hoạch khai thác phát
triển dân sinh kinh tế của vùng đang vấn đề được chính quyền địa phương quan tâm.
Dựa trên tình hình đó đồ án gồm có 2 mục tiêu chính:
- Thiết kế đoạn đê Bình Minh từ Km7 + 630 đến Km12 + 123, dài 4,493 km
- Bước đầu nghiên cứu phương án sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lý và phát
triển kinh tế bên vững vùng bãi bồi .
1.3. Phạm vi đồ án
- Đồ án xét trong phạm vi huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình chi tiết hơn là hai xã Kim
Đông, Kim Trung khu vực xây dựng đoạn đê.
- Bước đầu nghiên cứu phương án phát triển kinh tế vùng bãi bồi
1.4. Các phương pháp thực hiện đồ án
- Kế thừa từ các đồ án đã thực hiện.
- Thống kê, tham khảo từ các tài liệu có trước.
- Nghiên cứu hiện trường
- Sử dụng phần mềm: Excel, Excel là công cụ tính toán rất hữu ích và được sử dụng

nhiều trong đồ án, giúp giảm khối lượng tính toán khi tính lặp, tính toán vẽ đồ thị….
1.5. Kết cấu đồ án
Với hai mục tiêu thực hiện đồ án như trên mục 2 của chương này, đồ án được xây
dựng gồm 3 phần:
Phần 1: Mở đầu – gồm 2 chương
Chương 1: Giới thiệu chung về đồ án.
Chương 2: Giới thiệu chung về huyện Kim Sơn.
Phần 2: Thiết kế đoạn đê biển Bình Minh 3 từ Km7 + 630 đến Km12 + 123 – gồm 3
chương
Chương 3: Phân tích lựa chọn sơ bộ mặt cắt đê bao gồm chọn tuyến đê, cấp công
trình và lựa chọn sơ bộ mặt cắt ngang.
Chương 4: Tính toán điều kiện biên. Trong chương này lần lượt tính toán xác định
Mực nước thiểt kế (MNTK), Thuỷ triều thiên văn cực trị, Nước dâng, Sóng thiết kế.
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Chuyên ngành: Kỹ thuật Bờ Biển
SVTH: Vũ Thị Hiền Lớp: 46B
- 10 -


Kết quả tính toán trong chương 4 là các thông số đầu vào dùng để tính toán thiết kế đê
trong các chương tiếp theo.
Chương 5: Thiết kế đoạn đê Bình Minh 3 từ Km7 + 630 đến Km12 + 123 (gọi tắt
là đê Bình Minh 3)
Chương 6: Kiểm tra ổn định đê theo phương án thiết kế
Chương 7: Trình tự và phương pháp thi công.
Phần 3: Chuyên đề: Bước đầu nghiên cứu phương án phát triển kinh tế vùng đất bồi
huyện Kim Sơn
Chương 8: Quá trình thành tạo, phát triển bãi bồi huyện Kim Sơn
Chương 9: Tiềm năng và hiện trạng khai thác sử dụng các loại hình tài nguyên
thiên nhiên bãi bồi ven biển Kim Sơn.
Chương 10: Một số giải pháp khai thác sử dụng hợp lý vùng bãi bồi ven biển Kim

Sơn .















Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Chuyên ngành: Kỹ thuật Bờ Biển
SVTH: Vũ Thị Hiền Lớp: 46B
- 11 -


CHƯƠNG 2
GIỚI THIỆU CHUNG HUYỆN KIM SƠN
Kim Sơn là một huyện ven biển có điều kiện tự nhiên, xã hội thuận lợi cho phát triển
kinh tế vùng biển. Trong chương này sẽ giới thiệu điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh
tế xã hội của huyện, đây là cơ sở cho những phân tích chọn lựa giải pháp công trình
cũng như việc đề xuất phương án phát triển kinh tế vùng bãi bồi trong phần chuyên đề
của đồ án.
2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1 Vị trí địa lý


Hình 2.1: Bản đồ vị trí vùng dự án đê Bình Minh 3
Vùng dự án Bình Minh 3 nằm ở phía Đông Nam huyện Kim Sơn (vị trí đánh dấu
số “2” trên bản đồ, cách trung tâm thị xã Ninh Bình 60 km về phía Đông Nam. Vùng
này nằm trong toạ độ địa lý như sau:
106,1
0
~ 106,7
0
kinh độ Đông
19,36
0
~ 19,0
0
vĩ Bắc
Giới hạn :
- Phía Bắc giáp đê Bình Minh 2 từ cửa sông Đáy đến cửa sông Càn
- Phía Đông giáp cửa sông Đáy
- Phía Nam giáp biển
- Phía Tây giáp cửa sông Càn.
Tổng diện tích tự nhiên tính từ cao độ (-1,00) trở lên khoảng 3750 ha
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Chuyên ngành: Kỹ thuật Bờ Biển
SVTH: Vũ Thị Hiền Lớp: 46B
- 12 -


2.1.2 Đặc điểm địa hình
Bãi bồi Bình Minh thuộc đồng bằng tích tụ delta ngầm chịu ảnh hưởng trực tiếp
của thuỷ triều. Đồng bằng ảnh hưởng thuỷ triều thường xuyên bề mặt địa hình thấp,
tích tụ sét hoặc bùn sét có độ cao bề mặt dưới 0,5 m so với mực nước biển, địa hình

hầu như bằng phẳng, độ dốc không quá 3
0
. Qua các nghiên cứu đã báo cáo (Dự án hạp
long đê Bình Minh 3) có thể tóm lược một số đặc điểm địa hình đặc trưng của vùng
này như sau:
- Địa hình vùng bãi bồi Bình Minh có hình vòng cung hướng lồi ra biển.
- Bề mặt toàn bãi có độ phẳng khá đồng đều ít lồi lõm.
- Thế đất: Có độ dốc thoải dẫn từ phía đất liền ra biển và từ phía cửa Đáy xuống
phía cửa Càn.
Do đặc điểm vùng biển Ninh Bình là biển thoái,tốc độ bồi lắng hàng năm khá lớn
( bồi xa 80÷100 m, bồi cao 6 ÷ 8 cm/năm ) cho nên địa hình vùng bãi này hàng năm
đều có sự thay đổi và ngày một phình to ra phía biển.
2.1.3 Đặc điểm địa chất
Khu vực khảo sát thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ là vùng trầm tích hiện đại, nằm
trên cánh Tây Nam của trũng địa hào Hà Nội. Cấu trúc trầm tích đệ tứ dầy từ 100 m
đến 200 m, trầm tích Haloxen dày 20 m đến 25m. Xuống sâu phía dưới lớp trầm tích
có thể gặp các đá biến chất Protezozoi hoặc các Trisaanizi thuộc hệ Đồng Giao. Cấu
trúc trầm tích của khu vực này mới hình thành, thời gian nén chặt mới bắt đầu còn để
lại một số di tích hữu cơ, thực vật đã bị mục nát vì vậy đất có độ rỗng lớn và xốp, kết
cấu của đất kém chặt, cường độ kháng cắt nhỏ, độ lún lớn và bão hoà nước.
Các chỉ tiêu cơ lý đất đắp, đất nền do công ty Tư vấn xây dựng Ninh Bình cung
cấp được trình bày ở bảng 2.1.
Bảng 2.1 - Các chỉ tiêu cơ lý của đất đắp và đất nền của tuyến đê lấn biển Kim Sơn
Lớp đất
Chiều dày
(m)
j

(độ)
Lực dính

đơn vị
(kN/m
2
)
Trọng
lượng riêng
(kN/m
3
)
Ghi chú
Lớp 1 0,7 Bùn loãng
Lớp 2 15,8 5 7 17,4 Sét pha màu nâu xám

Đất đắp 5,91 7 17,1 Sét pha màu nâu xám

Có thể thấy tuyến đê đi qua vùng đất bồi mới địa chất nền yếu, đất đắp đê là đất
tại chỗ có tính chất cơ lý thấp vì vậy cần có biện pháp đảm bảo ổn định cho đê, trong
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Chuyên ngành: Kỹ thuật Bờ Biển
SVTH: Vũ Thị Hiền Lớp: 46B
- 13 -


cả quá trình thi công và sử dụng. Trong quá trình thi công cần có thời gian để đất cố
kết.
2.1.4. Điều kiện khí hậu- khí tượng
Nằm trong miền khí hậu phía Bắc Việt Nam nên tính chất căn bản của huyện là
nhiệt đới gió mùa. Điều kiện khí hậu ở đây chịu sự chi phối của hai hệ thống gió mùa
Đông Bắc và Tây Nam đã biến tính khi thổi vào vịnh Bắc Bộ và tác động của biển.
a. Chế độ gió
Vùng ven biển huyện Kim Sơn chịu tác động của hai mùa gió chính phù hợp với

hướng hoàn lưu chung của khu vực.
Mùa gió Đông Bắc kéo dài từ tháng X đến tháng I. Trong các tháng X và XI là tín
phong Thái Bình Dương, đem lại thời tiết khô ráo mát mẻ; trong các tháng XII, I là gió
mùa lục địa, đem lại thời tiết lạnh và khô. Trên biển khơi, gió hướng Đông Bắc chiếm
ưu thế tuyệt đối, với tần suất khoảng 70%.
Từ tháng II đến tháng IV là thời kỳ suy thoái của gió mùa Đông Bắc, đồng thời
gió Đông phát triển mạnh và trở nên thống trị. Tần suất gió Đông trong các tháng này
lên đến 50%÷60%, hướng Bắc vẫn còn chiếm tỷ lệ khoảng 15%÷25%.
Từ tháng IV ÷ VII là thời kỳ thống trị của gió hướng Nam đến Đông Nam, thổi từ
biển vào đất liền đem lại thời tiết nóng ẩm ở dải ven bờ. Trong đó gió Nam chiếm ưu
thế lên đến 50%÷60%. Gió Tây Nam cũng thường xuất hiện với tần suất trên dưới
10%.
Từ tháng VIII đến tháng IX là thời kỳ chuyển đổi hướng gió, tần suất phân phối
cho nhiều hướng khác nhau. Trong tháng VIII ưu thế thuộc về các gió có thành phần
Nam, nhưng sang tháng IX ưu thế chuyển sang các hướng có thành phần Bắc.
Vận tốc gió trung bình tại đây nhìn chung lớn. Trị số này dao động trong khoảng
2 ÷ 4 m/s, cao nhất là ngoài đảo địa hình thoáng gió và có xu thế giảm dần từ vùng ven
bờ vào sâu đất liền . Ở vùng sát bờ biển vận tốc gió trung bình thường xuyên đạt trên 3
m/s. Vận tốc gió cực đại trong bão có thể đạt tới 30 ÷ 40 m/s thậm chí có thể đạt tới
51 m/s.
Do địa hình bằng phẳng nên phần trăm lặng gió ở đây nhỏ, chỉ đạt trên dưới 10%
tổng số lần quan trắc.
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Chuyên ngành: Kỹ thuật Bờ Biển
SVTH: Vũ Thị Hiền Lớp: 46B
- 14 -


Bảng 2.2 - Thống kê tốc độ gió và hướng gió
Tháng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm


TB m/s
2,2

2,0

1,7

1,9

2,0

1,9

2,1

1,6 2,0

2,2 2,1

2,1 2,0
V
max
m/s
14 16 16 20 32 34 40 40 45 40 18 18 35
Hướng
B B NH

B TN


T Đ NH

B TTB

TB

TB
(Nguyễn Văn Cư, Bãi bồi ven biển cửa sông Bắc Bộ Viêt Nam, Viện Khoa học và
công nghệ)
b. Nhiệt độ
Xét theo nhiệt độ trung bình năm đại bộ phận lãnh thổ của dải ven biển huyện
Kim Sơn có địa hình thấp và bằng phẳng nên nền nhiệt tương đối cao, thuộc chế độ
nhiệt nóng và có xu thế tăng dần từ Bắc xuống Nam. Ở đây nhiệt độ trung bình năm
dao động trong khoảng 22,2 ÷ 23,6
0
(Bảng 2.3). Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa
Đông Bắc, chế độ nhiệt ở đây phân hoá ra làm hai mùa nóng lạnh rõ rệt, mùa nóng kéo
dài từ 4 đến 5 tháng từ tháng V ÷ X. Tháng VII có nhiệt độ không khí cao nhất đạt trị
số 28,2 ÷ 29,4
0
. Mùa lạnh kéo dài 2 tháng ( I và II). Tháng I là tháng lạnh nhất có
nhiệt độ trung bình trong khoảng 14,3 ÷ 16,8
0

Cũng do ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa Đông Bắc, nên nhiệt độ không khí biến
thiên khá lớn trong năm. Gía trị biên độ nhiệt ở đây đạt 13,1 ÷ 13,3
o
. Bên cạnh đó, do
nằm sát biển nên nhiệt độ tương đối điều hoà trong ngày, trị số biên độ nhiệt ngày đêm
trung bình năm dao động trong khoảng từ 4,4÷6,9

0
(Bảng 2.4)
Bảng 2.3 - Thống kê nhiệt độ trung bình nhiều năm (
0
C )
Tháng

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 BQ năm

T
0
16,3

17,0

19,7

23,4

27,3

28,2

29,2

28,4

27,2

24,8


21,5

17,4

23,4
Max 16,8

19,6

22,2

26,5

31,0

32,4

32,7

31,6

30,1

27,9

24,6

21,7


26,4
Min 14,3

15,2

18,0

21,7

24,5

25,9

26,4

25,9

24,8

22,4

19,6

15,8

21,2
(Nguyễn Văn Cư, Bãi bồi ven biển cửa sông Bắc Bộ Viêt Nam, Viện Khoa học và công
nghệ)





Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Chuyên ngành: Kỹ thuật Bờ Biển
SVTH: Vũ Thị Hiền Lớp: 46B
- 15 -


Bảng 2.4 - Biên độ ngày trung bình của nhiệt độ không khí (
0
C )
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 BQ năm

∆T
0
5,0 4,4 4,2 4,8 6,5 6,5 6,3 5,7 5,3 5,5 4,9 5,4 5,4
(Nguyễn Văn Cư, Bãi bồi ven biển cửa sông Bắc Bộ Viêt Nam, Viện Khoa học và
công nghệ)
c. Độ ẩm không khí
Độ ẩm trung bình năm tương đối cao dao động trong khoảng 82÷85% (Bảng 2.5).
Thời kỳ nửa cuối mùa đông (II÷IV) do ảnh hưởng kiểu thời tiết mưa phùn ẩm ướt nên
có độ ẩm không khí cao, đạt 87÷92%, các tháng đầu mùa đông lại tương đối thấp
khoảng 76÷82% .
Bảng 2.5 - Thống kê độ ẩm không khí trung bình nhiều năm
Tháng

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm

TB% 85 88 91 89 84 83 81 85 85 83 82 83 85
(Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Ninh Bình, Thuyết minh dự án “Hàn khẩu đê
biển Bình Minh 3”, 2008).

d. Lượng mưa
Trong địa bàn huyện Kim Sơn có dãy núi Tam Điệp ở phía Tây, dãy núi này chắn
gió làm cho hơi nước từ biển Đông ngưng tụ nên lượng mưa hàng năm tại đây tương
đối lớn. Tuy nhiên lượng mưa phân phối không đều theo các tháng trong năm. Trong 6
tháng mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 lượng mưa chiếm tới 75% đến 85% lượng
mưa cả năm. .
Lượng mưa năm:
- Lượng mưa năm lớn nhất: 3.024 mm (1994)
- Lượng mưa năm nhỏ nhất: 1.100 mm (1957)
- Lượng mưa năm trung bình: 1.920 mm
Số lượng ngày mưa trong năm từ 125 – 135 ngày. Lượng mưa phân bố không đều
theo các tháng, cụ thể như sau :



Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Chuyên ngành: Kỹ thuật Bờ Biển
SVTH: Vũ Thị Hiền Lớp: 46B
- 16 -


Lượng mưa tháng:
Bảng 2.6 - Thống kê lượng mưa trung bình nhiều năm (mm)
Tháng

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
TB 27,7

32 50,2

87,3


155 255,5

230,8

318,2

407,3

265,3

63,3 27,7

Max 86 105,7

140 210 316,3

532,3

504,7

901,5

983,5

724,5

246,5

93,1


Min 0,8 6,2 23,3

26,2

57 65,9 35,5 109 90,7 4,8 0,4 0
(Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Ninh Bình, Thuyết minh dự án “Hàn khẩu đê
biển Bình Minh 3”, 2008).
e. Hiện tượng thời tiết đặc biệt
* Bão
Đa số các cơn bão ảnh hưởng tới Ninh Bình được hình thành từ biển Đông và Tây
Thái Bình Dương. Mùa mưa bão thường bắt đầu từ tháng 5 hoặc tháng 6 và kết thúc
vào tháng 10 và tháng 11 trong năm. Bình quân mỗi năm có từ 2 đến 3 trận bão có
nguy cơ đổ bộ vào Ninh Bình mà xã Kim Đông, Kim Trung huyện Kim Sơn là những
xã chịu ảnh hưởng trực tiếp.
Bão gây sóng to gió mạnh và mưa lớn trên diện rộng…Mỗi cơn bão gây ra mưa
kéo dài trong vài ngày, với tổng lượng mưa lên đến 200 ÷ 300 mm. Tính trung bình
lượng mưa bão chiếm khoảng 30% tổng lượng mưa toàn mùa mưa.
* Gió mùa Đông Bắc
Gió mùa Đông Bắc hoạt động chủ yếu trong thời kỳ từ tháng XI đến tháng IV
năm sau, với cường độ mạnh vào các tháng XII, I, II. Gío mùa Đông Bắc không phải
thổi liên tục mà thổi thành từng đợt, cách nhau 5 ÷ 6 ngày. Trung bình mỗi năm có
khoảng 20 ÷ 22 đợt gió tràn về. Mỗi khi có đợt gió tràn về làm cho tốc độ gió tăng lên
đột ngột khoảng 10 ÷ 15m/s tối đa có thể lên tới 25 m/s; và nhiệt độ giảm xuống dưới
15
0
, thậm chí dưới 10
0
. (Nguyễn Văn Cư, Bãi bồi ven biển cửa sông Bắc Bộ Viêt Nam,
Viện Khoa học và công nghệ)


2.1.5 Đặc điểm chế độ thuỷ văn
a. Sông Đáy
Sông Đáy chịu ảnh hưởng của thuỷ triều rất mạnh đồng thời chịu ảnh hưởng của
sông Hồng qua sông đào Nam Định và lũ từ thượng nguồn sông Hoàng Long dồn về.
- Về mùa cạn: Lưu lượng bản thân của sông Đáy nhỏ nhưng được bổ sung từ sông
Hồng qua sông Đào Nam Định sang.
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Chuyên ngành: Kỹ thuật Bờ Biển
SVTH: Vũ Thị Hiền Lớp: 46B
- 17 -


- Về mùa lũ: Phần hạ lưu sông Đáy từ Độc Bộ trở xuống mực nước cao và lưu
lượng lớn. Riêng về lưu lượng ngoài việc tải nước của thượng nguồn sông Đáy còn
phải tải một lượng nước của sông Hồng qua sông Đào Nam Định chuyển sang.
b. Sông Càn, sông Tống
Những năm vừa qua dòng chảy sông Càn diễn biến phức tạp, cửa sông Càn có
hiện tượng bồi lắng lấn ra biển, hiện tượng này làm cho dòng chảy lũ bị nghẽn lại kết
hợp triều cường mực nước sông Càn dâng cao uy hiếp nghiêm trọng an toàn của vùng
dự án. Thống kê mực nước từ năm 1976 đến năm 1998 trên sông Càn ở một số vị trí
Mực nước lũ trong nhiều năm theo tần suất tại Cầu Hội – Chính Đại – Nga Điền .
Bảng 2.7 - Thống kê mực nước lũ.
Tần suất P%
H
max
(1976 – 1988) cm
1 1,5 2 3 5 10 20
Tại Cầu Hội 318 307 297 284 267 243 218
Tại Chính Đại 464 440 415 387 350 298 243
Tại Nga Điền 398 380 363 343 317 280 242

( Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Ninh Bình, Thuyết minh dự án “Hàn khẩu đê
biển Bình Minh 3”, 2008).
2.1.6 Đặc điểm hải văn
a. Chế độ sóng
Đặc điểm chế độ sóng của vùng phân bố theo mùa như sau:
* Mùa đông (Từ tháng XII đến tháng III) :
Vùng ven biển cửa sông của huyện chịu tác động mạnh mẽ nhất của các hướng
sóng do hệ thống gió mùa Đông Bắc gây ra, hướng sóng thịnh hành ngoài khơi là
Đông Bắc với tần suất khá cao và ổn định từ 51 đến 70%. Ngược lại trong bờ thịnh
hành các hướng sóng Đông, Đông Nam. Cấp độ cao sóng trung bình ngoài khơi 0,5 ÷
1,3 m và ven bờ 0,4 ÷ 0,9 m; độ cao sóng lớn nhất ngoài khơi 1,5 ÷ 6,0 m và ven bờ là
0,75 ÷ 3,0 m.
* Mùa hè (Từ tháng VI đến tháng IX)
Hướng sóng chủ đạo ngoài khơi là Nam với tần suất cao, ổn định từ 37 ÷ 60%, và
ven biển là các hướng sóng Đông Nam 24%, Nam 20%. Cấp độ sóng trung bình ngoài
khơi là 0,8 ÷ 1,3 m và ven bờ 0,7 ÷ 1,2 m; độ cao sóng lớn nhất ngoài khơi 4,0 ÷ 9,0 m
và ven bờ 2,6 ÷ 6,0 m. Nhìn chung trong mùa hè trị số độ cao sóng lớn hơn nhiều so
với mùa đông do thường xuyên chịu ảnh hưởng của các cơn bão, áp thấp nhiệt đới và
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Chuyên ngành: Kỹ thuật Bờ Biển
SVTH: Vũ Thị Hiền Lớp: 46B
- 18 -


giông lốc. Dưới tác động của sóng có độ cao lớn, tạo nên áp lực sóng có trị số cao gây
xói lở bờ, phá vỡ các tuyến đê xung yếu nhất là các tuyến đê quai ở các bãi bồi.
* Mùa chuyển tiếp (các tháng từ IV – V và X- XI)
Tương tự như trường gió, sóng ngoài khơi có các hướng sóng chính là Đông Bắc
và Nam, ngược lại với ven bờ là Đông và Đông Nam với cường độ có giảm nhiều so
với mùa chính. Tuy nhiên do nhiễu động thời tiết xảy ra muộn như gió mùa hoặc bão
sóng gió vẫn có tác động mạnh tới vùng bãi bồi của huyện.

Tóm lại: Vùng ven biển Kim Sơn – Ninh Bình, sóng có tác động khá mạnh tới sự
phân bố lại bùn cát trong sông. Song trong những ngày có gió mùa Đông Bắc thổi
mạnh kéo dài và bão hoạt động, sóng lớn cộng với nước dâng luôn đe dọa các đê kè
ven biển, nhất là những năm gần đây rừng ngập mặn - một tác nhân tích cực phòng hộ
bờ biển và dải đồng bằng ven biển bị chặt phá nghiêm trọng để xây dựng các đầm nuôi
thuỷ sản thì mức độ phá huỷ của sóng càng gia tăng. (Nguyễn Văn Cư, Bãi bồi ven
biển cửa sông Bắc Bộ Viêt Nam, Viện Khoa học và công nghệ)
b. Nước dâng
Bãi bồi Bình Minh – Kim Sơn thuộc bãi bồi vùng ven biển cửa sông Đồng bằng
sông Hồng, trong mùa đông dưới tác động của gió mùa Đông Bắc có tốc độ cao và
thổi ngoài khơi vịnh Bắc bộ, khu vực này thường xuyên xảy ra hiện tượng nước dâng.
Nhưng nhờ có địa hình bờ biển lồi nên cũng ít có khả năng nước dâng cao. Phân tích
các kết quả quan trắc mực nước cho thấy, trị số nước dâng do gió mùa Đông Bắc ở ven
biển cửa sông đồng bằng sông Hồng không cao, trung bình khoảng 25 ÷ 30 cm.
Nước dâng trong bão là mối nguy hiểm rất lớn đối với vùng ven biển Bình Minh,
nước dâng gây ngập úng và phá huỷ các công trình dân sinh kinh tế. Nhất là trong
những năm gần đây phong trào nuôi tôm phát triển mạnh tại khu vực giữa đê Bình
Minh 2 và Bình Minh 3. Các số liệu quan trắc mực nước trong hơn 30 năm qua trong
khu vực cho thấy, nướcdâng do bão có thể đạt và vượt 2,0 m. Tuy nhiên đó chưa phải
là giá trị cực đại bởi hầu hết các trường hợp nước dâng quan trắc được ở đây chưa xảy
ra vào thời điểm mực nước triều cường và bão mạnh nhất. (Nguyễn Văn Cư, Bãi bồi
ven biển cửa sông Bắc Bộ Viêt Nam, Viện Khoa học và công nghệ)
c. Chế độ thuỷ triều
Khu vực nghiên cứu là khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của thuỷ triều, chế độ
nhật triều khá thuần nhất. Biên độ dao động tối đa 3,0 ÷ 3,5 m, trung bình 1,7 ÷ 1,9 m
và tối thiểu 0,3 ÷ 0,5 m. Mực nước triều lớn nhất nhiều năm có thể đạt tới 4,0 m.
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Chuyên ngành: Kỹ thuật Bờ Biển
SVTH: Vũ Thị Hiền Lớp: 46B
- 19 -



Hàng tháng trung bình có hai kỳ nước lớn, mỗi kỳ kéo dài từ 11 đến 13 ngày với
biên độ dao động ngày đêm từ 1,5 đến 3,0 m và giữa chúng là các kỳ nước kém, mỗi
kỳ kéo dài 2 đến 3 ngày với biên độ dao động nhỏ từ 0,5 ÷ 0,8 m.
Do mạng lưới sông ngòi chằng chịt, độ dốc đáy sông nghiêng về phía biển nên
càng vào sâu trong sông, độ lớn thuỷ triều càng giảm. Tốc độ truyền triều trung bình
của vùng khoảng 15 ÷ 20 km/h, càng vào sâu tốc độ truyền càng giảm. (Nguyễn Văn
Cư, Bãi bồi ven biển cửa sông Bắc Bộ Viêt Nam, Viện Khoa học và công nghệ)
2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Kim Sơn
2.2.1 Đặc điểm xã hội
Kim Sơn là huyện đứng thứ nhất tỉnh Ninh Bình về dân số, và được đánh giá là
huyện có nguồn lao động dồi dào. Tính đến năm 2006 dân số của huyện là 172.399
người với mật độ 808 người/km
2
, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên lên tới 11,2%. Trong đó số
người tham gia lao động là 103.207 người (theo Niên giám thống kê huyện Kim Sơn
năm 2006. Cục thống kê Ninh Bình,tháng 8-2007). Tuy nhiên dân trí của huyện còn
thấp, vì vậy việc sắp xếp giải quyết việc làm cho lao động địa phương gặp nhiều khó
khăn. Trong những năm gần đây tỷ lệ thất nghiệp của huyện tăng, chủ yếu phải đi làm
tại các vùng miền xa trong nước.
2.2.2 Đặc điểm kinh tế huyện Kim Sơn
Nền kinh tế của huyện Kim Sơn có 3 thế mạnh:
- Kinh tế nông nghiệp giữ vị trí quan trọng, chiếm gần 1/3 tổng sản lượng lúa của
tỉnh Ninh Bình.
- Ngành thủ công nghiệp truyền thống sản xuất hàng chiếu cói, thảm đan, hàng mỹ
nghệ có giá trị hàng hóa lớn.
- Vùng kinh tế biển đã và đang được đầu tư khai thác, đây là một vùng có tiềm
năng để phát triển thành một vùng sản xuất hàng hóa phong phú và đa dạng
* Ngành nông nghiệp
Kim Sơn là một huyện nông nghiệp, cùng với Hải Hậu (Nam Định) và Tiền Hải

(Thái Bình) là những đơn vị đầu tiên đạt năng suất lúa 5 tấn/ha. Huyện có 12.933,7 ha
đất nông nghiệp. Giá trị sản xuất đạt 420.842 triệu đồng chiếm 28,65% cơ cấu kinh tế
trong năm 2008. Trong đó giá trị sản xuất của trồng trọt : 300.176 triệu đồng, chăn
nuôi: 103.659 triệu đồng, dịch vụ nông nghiệp: 16.171 triệu đồng.
Diện tích các loại cây trồng như sau:

Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Chuyên ngành: Kỹ thuật Bờ Biển
SVTH: Vũ Thị Hiền Lớp: 46B
- 20 -


Bảng 2.8 - Diện tích các loại cây trồng huyện Kim Sơn ( ha)
Cây hàng năm Cây lâu năm
Lúa Ngô Cây CN Cây hàng năm khác Cây ăn quả Cây lâu năm khác
16.284 149 871 1.117 123 9
(Cục thống kê Ninh Bình, Niên giám thống kê huyện Kim Sơn năm 2006, tháng 8-
2007)
Tổng hợp theo tài liệu thu được cho thấy diện tích trồng cây nông nghiệp trong
những năm gần đây đang có xu hướng giảm, nhưng năng suất tăng cao do đó sản
lượng các cây lương thực vẫn xu hướng tăng.
* Ngành nuôi trồng thuỷ sản
Huyện có đường bờ biển dài, điều kiện địa hình thuận lợi cho khai thác và nuôi
trồng thuỷ sản, đặc biệt trong những năm gần đây ngành nuôi trồng thuỷ sản đã và
đang được huyện chú trọng phát triển. Do vậy nuôi trồng thuỷ sản của huyện đang có
xu hướng tăng cả về diện tích và sản lượng. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản năm 2006
đạt 2.946 ha, với sản lượng nuôi trồng đạt 4.176 tấn, sản lượng khai thác đạt 2.270 tấn
chủ yếu là cá, tôm và các loại thuỷ sản khác. Doanh thu từ thuỷ sản đạt 14,95% kinh tế
huyện.
* Các ngành tiểu thủ công nghiệp
Kim Sơn là một trong những địa phương nổi tiếng với các làng nghề dệt cói, mây

tre đan xuất khẩu với nhiều doanh nghiệp tư giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao
động tại địa phương. Tuy nhiên từ năm 2005 tới nay số lượng và quy mô các doanh
nghiệp đang có xu hướng thu nhỏ, diện tích trồng cói giảm, lao động địa phương
chuyển sang các hoạt động kinh tế khác: dịch vụ, nông nghiệp, thuỷ sản và kết hợp
làm nghề tiểu thủ công nghiệp như 1 nghề phụ, tăng thêm thu nhập.
* Ngành công nghiệp
Công nghiệp của vùng chủ yếu gồm công nghiệp khai thác: khai thác than, khai
thác đá và công nghiệp chế biến. Sản phẩm công nghiệp chủ yếu: đá khai thác, xay sát
gạo, gạch đỏ, ngói xi măng, sản phẩm gỗ (giường, tủ, bàn ghế…)
Trong những năm gần đây giá trị sản xuất của công nghiệp huyện có xu hướng
phát triển, năm 2006 đạt 309.129 triệu đồng đóng góp 21.12% kinh tế huyện
* Ngành du lịch
Kim Sơn là một trong bảy trọng điểm du lịch thuộc quy hoạch Du lịch Ninh Bình
đến năm 2010. Đó là tuyến "Nhà thờ Phát Diệm và vùng ven biển Kim Sơn".Tuy
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Chuyên ngành: Kỹ thuật Bờ Biển
SVTH: Vũ Thị Hiền Lớp: 46B
- 21 -


nhiên hiện nay du lịch của huyện chủ yếu tập trung ở thị trấn Phát Diệm với kiến trúc
nhà thờ đá, du lịch vùng ven biển chưa phát triển.
Nói chung, Kim Sơn là huyện có đủ điều kiện về tự nhiên và xã hội để phát triển
kinh tế theo các ngành nông nghiệp và khai thác nuôi trồng thuỷ sản. Huyện cần có
những kế hoạch chính sách đầu tư phát triển kinh tế vùng ven biển, nơi dân cư còn
thưa thớt, nâng cao nhận thức của người dân tại đây. Đó là cơ sở đảm bảo an ninh
quốc phòng cũng như giữ ổn định môi trường biển.










Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Chuyên ngành: Kỹ thuật Bờ Biển
SVTH: Vũ Thị Hiền Lớp: 46B
- 22 -









PHẦN 2
THIẾT KẾ ĐOẠN ĐÊ BÌNH MINH 3

Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Chuyên ngành: Kỹ thuật Bờ Biển
SVTH: Vũ Thị Hiền Lớp: 46B
- 23 -


CHƯƠNG 3
PHÂN TÍCH LỰA CHỌN MẶT CẮT ĐÊ HỢP LÝ
Trong phần 1 của đồ án đã giới thiệu về tính cấp thiết, mục đích của đồ án cũng như
giới thiệu về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội khu vực xây dựng đê. Từ
những phân tích đánh giá của phần trên, phần 2 sẽ đi vào phân tích lựa chọn, tính

toán thiết kế và tính ổn định đoạn đê Bình Minh 3.
Trong chương 3 này, dựa trên những phân tích về nhiệm vụ công trình và các điều
kiện kinh tế kỹ thuật của huyện, sẽ lựa chọn cấp đê, tuyến đê và mặt cắt sơ bộ hợp lý.
3.1 Nhiệm vụ của công trình
Tuyến đê Bình Minh 2 đã được nâng cấp, tạo điều kiện mở rộng diện tích đất canh
tác, nuôi trồng thuỷ hải sản, tạo việc làm cho nhân dân địa phương. Đến nay toàn bộ
diện tích 835 ha khu vực phía Tây và phía Đông Bình Minh 3 đã được khép kín đê bao
bảo vệ đang được nuôi trồng thuỷ sản (chủ yếu là nuôi tôm sú ) áp dụng công nghệ kỹ
thuật hình thức nuôi tiên tiến. Đê biển Bình Minh 3 có nhiệm vụ ngăn mặn, giữ ngọt,
chống lũ một cách chắc chắn lâu dài đảm bảo yêu cầu phục vụ khai thác tối đa tiềm
năng vùng đất bồi, chuyển đổi cơ cấu sản xuất tạo việc làm tăng thu nhập góp phần
xoá đói giảm nghèo, giữ vững bảo đảm an ninh chính trị, xã hội.
3.2 Xác định cấp công trình
Căn cứ vào dân số và diện tích vùng được bảo vệ, đê biển được chia thành 5 cấp,
theo bảng 3.1.
Bảng 3.1: Phân cấp công trình đê biển
Cấp công trình
của đê biển
Đặc biệt
(trên cấp 1)
I II III IV
Tính chất hoặc
diện tích được
đê bảo vệ (ha)
Vùng dân sinh
- kinh tế đặc
biệt quan trọng
Lớn hơn
hoặc bằng
10.000

Từ 5.000
đến dưới
10.000
Từ 3.000
đến dưới
5.000
Nhỏ hơn
3.000
Căn cứ tầm quan trọng về dân sinh, kinh tế, chính trị - xã hội của vùng được đê
bảo vệ, chiều sâu ngập lụt, mức độ thiệt hại, mức độ ảnh hưởng đến môi trường sinh
thái khi đê bị vỡ để có thể xét đề nghị nâng cấp hoặc hạ cấp của đê.
Hiện nay, ở khu vực giữa đê Bình Minh 2 và Bình Minh 3, dân cư thưa thớt, dựa
vào bảng phân cấp trên có thể chọn cấp công trình là cấp IV. Tuy nhiên, tính toán cho
Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Chuyên ngành: Kỹ thuật Bờ Biển
SVTH: Vũ Thị Hiền Lớp: 46B
- 24 -


tương lai vùng bãi bồi giữa hai tuyến đê trở thành khu kinh tế kiểu mẫu của huyện vì
vậy lựa chọn công trình cấp III là hợp lý.
Theo tiêu chuẩn ngành 14 TCN 130 – 2002, Hướng dẫn thiết kế đê biển với công
trình cấp 3 → Tần suất thiết kế P = 5%.
3.3 Xác định tuyến công trình
Tuyến đê biển cần đảm bảo nhưng yêu cầu như sau:
Thứ nhất về vị trí tuyến đê cần đảm bảo:
Cần chú ý đến các nhiệm vụ đặc trưng của tuyến đê như: Nuôi trồng thuỷ hải sản,
yêu cầu tiêu úng qua đê các công trình ngăn mặn, công trình tiêu úng, các cống dẫn
nước phục vụ cho yêu cầu nuôi thuỷ hải sản.
Tuyến đê phải nối tiếp chặt chẽ với vùng bờ biển ổn định chắc chắn. Nối tiếp với
các vị trí ổn định, tuyến đê cần trơn tru, đoạn đê nối với các đoạn lân cận thành đường

trơn không được gẫy khúc uốn cong gấp.
Thứ hai: Hình dạng tuyến cần
Bố trí đoạn đê đơn giản, tốt nhất là đường thẳng, tránh gẫy khúc, ít lồi lõm. Trong
trường hợp phải bố trí đoạn đê lõm, cần có các biện pháp giảm sóng hoặc tăng cường
sức chống đỡ của đê, thuận lợi trong việc giảm nhẹ tác dụng của sóng và dòng chảy
mạnh nhất trong khu vực.
Bên cạnh những yêu cầu chung đối với đoạn đê bảo vệ bờ biển, khi chọn tuyến đê
Bình Minh 3 cần chú ý tới những yêu cầu sau:
Tuyến đê Bình Minh 3 là tuyến đê bao lấn biển, vì vậy đoạn đê thiết kế nằm trên
vùng đất bồi, địa chất yếu. Xác định tuyến phải dựa trên quy luật bồi xói trong vùng
quai đê, các yếu tố ảnh hưởng khác như: điều kiện thủy thạch động lực học ở vùng nối
tiếp, sóng dâng, sự mất cân bằng tải cát ở vùng lân cận. Đoạn đê đi qua vùng có địa thế
không được quá thấp, địa chất nền không được quá yếu ảnh hưởng tới an toàn và ổn
định đê…
Từ những nghiên cứu khảo sát địa hình, địa chất bãi bồi và dân sinh kinh tế của
vùng, đoạn đê thiết kế được xác định như hình 3.1 và có tổng chiều dài 4,493 km.
3.4 Lựa chọn mặt cắt ngang hợp lý
Theo dạng hình học của mặt cắt đê biển có thể chia thành 3 loại: đê mái nghiêng,
đê tường đứng và đê kết hợp.


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư Chuyên ngành: Kỹ thuật Bờ Biển
SVTH: Vũ Thị Hiền Lớp: 46B
- 25 -


3.4.1 Đê biển mái nghiêng
Mặt cắt đê có dạng hình thang. Thân đê chủ yếu đắp bằng đất. Theo các nghiên
cứu đê biển Việt Nam, mái phía biển thường có hệ số mái dốc m = 3 đến 5, còn mái đê
phía đồng có hệ số mái dốc nhỏ hơn, thông thường m = 2 đến 3, phụ thuộc vào chiều

cao đê, địa chất đất nền và loại vật liệu đất đắp. Mái đê phía biển thường có lớp gia cố
bảo vệ. Lớp gia cố mái có thể là cỏ hoặc kết cấu kè bảo vệ mái. Các hình thức kè mái
đê biển phía biển thường là đá lát khan, đá xây, đá đổ, tấm bê tông đúc sẵn, bê tông đổ
tại chỗ, bê tông nhựa đường …Kết cấu và mức độ gia cố phụ thuộc vào điều kiện làm
việc, độ lớn các tác động của sóng, dòng chảy…Đối với mái đê phía đồng thường
được bảo vệ bằng trồng cỏ, hoặc đá lát khan trong khung đá xây.
Đê biển mái nghiêng có đáy rộng, ứng suất dưới đáy đê nhỏ, thích hợp ở vùng bãi
biển trầm tích, bãi bồi, thi công đơn giản, sử dụng vật liệu địa phương, dễ duy tu sửa
chữa, tuy nhiên lại có nhược điểm là mặt cắt đê lớn, khối lượng công trình lớn và
chiếm nhiều diện tích.
Sơ đồ mặt cắt ngang đê mái nghiêng có kè lát mái và tường đỉnh như hình 3.2

Hình 3.2 - Mặt cắt ngang đê biển mái nghiêng
Mái phía biển của đê mái nghiêng có thể là một mái dốc đơn như hình 5.1, hoặc
có thể làm mái gãy (có hai hoặc ba độ dốc khác nhau) như hình 3.3, hoặc nhằm giảm
chiều cao sóng leo có thể làm mái có cơ như hình 3.4

×