Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh ký sinh trùng đường máu (leucocytozoon SPP) trên gà đẻ tại tỉnh bắc ninh và đề xuất phác đồ điều trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.66 MB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI




ðỖ VĂN HUY




NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ðẶC ðIỂM BỆNH LÝ CỦA BỆHH
KÝ SINH TRÙNG ðƯỜNG MÁU (LEUCOCYTOZOON SPP.)
TRÊN GÀ ðẺ TẠI TỈNH BẮC NINH VÀ ðỀ XUẤT
PHÁC ðỒ ðIỀU TRỊ




LUẬN VĂN THẠC SĨ






HÀ NỘI – 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI





ðỖ VĂN HUY


NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ðẶC ðIỂM BỆNH LÝ CỦA BỆHH
KÝ SINH TRÙNG ðƯỜNG MÁU (LEUCOCYTOZOON SPP.)
TRÊN GÀ ðẺ TẠI TỈNH BẮC NINH VÀ ðỀ XUẤT
PHÁC ðỒ ðIỀU TRỊ



CHUYÊN NGÀNH : THÚ Y
MÃ SỐ : 60.64.01.01



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN HỮU NAM



HÀ NỘI – 2013



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

i


LỜI CAM ðOAN

-
Tôi xin cam ñoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.

- Tôi xin cam ñoan rằng, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn
ñã ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược chỉ rõ
nguồn gốc./.

Hà Nội, ngày 20 tháng 8 năm 2013
Tác giả luận văn




ðỗ Văn Huy



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

ii

LỜI CẢM ƠN

Sau quá trình nỗ lực học tập và rèn luyện trong trường ðại học Nông
Nghiệp Hà Nội, bản thân cá nhân tôi cũng như nhiều các bạn học viên khác
ñã nhận ñược sự chỉ bảo, dạy dỗ và giúp ñỡ rất nhiệt tình của các Thầy, Cô
giáo trong trường, ñặc biệt là các thầy cô trong khoa Thú Y- ðại học Nông

Nghiệp HN ñã giúp ñỡ tôi học hỏi, tích lũy ñược kiến thức cơ bản của nghề
nghiệp cũng như tư cách, ñạo ñức của người cán bộ khoa học kỹ thuật. ðến
nay tôi ñã hoàn thành ñề tài tốt nghiệp của mình.
ðồng thời tôi cũng xin chân thành bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu
sắc tới Ban Giám hiệu trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội, Ban chủ nhiệm
khoa Thú Y, cùng toàn thể các thầy cô trong khoa ñã dạy bảo tận tình, giúp ñỡ
tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, học tập trong trường, thời gian thực tập và
hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. ðặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS.
Nguyễn Hữu Nam – Bộ môn Bệnh lý Thú y ñã nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn,
giúp ñỡ.
Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 20 tháng 8 năm 2013
Tác giả luận văn



ðỗ Văn Huy



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

iii


MỤC LỤC


LỜI CAM ðOAN i

LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC HÌNH vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ix
MỞ ðẦU 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ðỀ TÀI 1
2. MỤC TIÊU CỦA ðỀ TÀI 2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI 3
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC 5
1.3. MỘT SỐ ðẶC ðIỂM CỦA LEUCOCYTOZOON 9
1.3.1. ðặc ñiểm hình thái: 9
1.3.2. Phân loại 9
1.3.3. Vòng ñời: 10
1.4. NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ ðẶC ðIỂM BỆNH LÝ DO
LEUCOCYTOZOON GÂY RA 12
1.4.1. Các loài gây bệnh trên gà ñã ñược nghiên cứu 12
1.4.2. ðặc ñiểm dịch tễ học 13
1.4.3. Triệu chứng lâm sàng 14
1.4.4. Bệnh tích 17
1.4.5. Các phương pháp chẩn ñoán bệnh Leucocytozoon: 18
1.4.6. Phòng và trị bệnh do ñơn bào Leucocytozoon bằng thuốc 19



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

iv


CHƯƠNG 2. ðỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN
CỨU
22
2.1. ðỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 22
2.2. NỘI DUNG 23
2.2.1. ðánh giá tình hình nhiễm Leucocytozoon trên gà 23
2.2.2. Xác ñịnh tỷ lệ nhiễm Leucocytozoon ở gà bằng pp làm tiêu bản máu.23
2.2.3. Xác ñịnh ñặc ñiểm bệnh lý của gà mắc bệnh tự nhiên 23
2.2.4. Xác ñịnh một số chỉ tiêu huyết học của gà Ai Cập nhiễm ñơn bào
Leucocytozoon 23
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu 23
2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu 28
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 29
3.1. KẾT QUẢ KHẢO SÁT TỶ LỆ NHIỄM ðƠN BÀO
LEUCOCYTOZOON Ở GÀ
29
3.1.1. Tỷ lệ nhiễm ñơn bào Leucocytozoon ở gà tại một số xã thuộc huyện
Yên Phong – Bắc Ninh.
29
3.1.2. Tỷ lệ nhiễm ñơn bào Leucocytozoon theo tuổi của gà. 31
3.1.3. Tỷ lệ nhiễm ñơn bào Leucocytozoon theo phương thức chăn nuôi 32
3.1.4. Tỷ lệ nhiễm Leucocytozoon theo tình trạng vệ sinh thú y 34
3.2. KẾT QUẢ TỶ LỆ NHIỄM LEUCOCYTOZOON THEO TIÊU BẢN
MÁU 35
3.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ðẶC ðIỂM BỆNH LÝ CHỦ YẾU
TRÊN GÀ NHIỄM LEUCOCYTOZOON
36

3.3.1. Triệu chứng lâm sàng chủ yếu ở gà do nhiễm Leucocytozoon 36
3.3.2. Kết quả nghiên cứu bệnh tích ñại thể chủ yếu do nhiễm Leucocytozoon
ở gà.
38
3.3.3. Kết quả nghiên cứu bệnh tích vi thể chủ yếu do Leucocytozoon ở gà. 40



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

v

3.4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ TIÊU HUYẾT HỌC CỦA GÀ
AI CẬP (13 TUẦN TUỔI) NHIỄM LEUCOCYTOZOON SPP.
48
3.4.1. Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu hồng cầu 48
3.4.2. Kết qủa nghiên cứu một số chỉ tiêu hệ bạch cầu 51
3.4.3. ðề xuất phác ñồ ñiều trị 52
KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 54
1. KẾT LUẬN 54
2. ðỀ NGHỊ 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO 56



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

vi

DANH MỤC BẢNG


STT Tên bảng Trang

Bảng 3.1. Tỷ lệ nhiễm và tỷ lệ chết ở gà do nhiễm Leucocytozoon ở gà tại một
số xã thuộc huyện Yên Phong – Bắc Ninh.
29
Bảng 3.2. Tỷ lệ nhiễm ñơn bào Leucocytozoon theo lứa tuổi ở gà tại một số xã
thuộc huyện Yên Phong – Bắc Ninh
31
Bảng 3.3. Tỷ lệ nhiễm ñơn bào Leucocytozoon theo phương thức

chăn nuôi 33
Bảng 3.4 . Tỷ lệ nhiễm Leucocytozoon ở gà theo tình trạng vệ sinh thú y 34
Bảng 3.5. Kết quả xét nghiệm tiêu bản máu gà phết kính 35
Bảng 3.6. Các triệu chứng lâm sàng chủ yếu ở gà nhiễm Leucocytozoon 37
Bảng 3.7. Các bệnh tích ñại thể chủ yếu ở gà nhiễm Leucocytozoon 39
Bảng 3.8. Bệnh tích vi thể ở một số cơ quan của gà nhiễm Leucocytozoon 41
Bảng 3.9. Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu hệ hồng cầu của gà Ai Cập (13
tuần tuổi) nhiễm ñơn bào Leucocytozoon.
49
Bảng 3.10. Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu hệ bạch cầu của gà Ai Cập (13
tuần tuổi) nhiễm ñơn bào Leucocytozoon 51




Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

vii


DANH MỤC HÌNH

STT Tên hình Trang

Hình 3.1. ðàn gà nhiễm Leucocytozoon 42
Hình 3.2. Gà bị tụt mào, mào nhợt 42
Hình 3.3. Cơ ñùi bị xuất huyết 42
Hình 3.4. Cơ ức bị nhạt màu và xuất huyết 42
Hình 3.5. Gan sưng to xuất huyết 43
Hình 3.6. Phổi sưng, xuất huyết, sung huyết 43
Hình 3.7. Lách sưng to, xuất huyết 43
Hình 3.8. Thận sưng to, xuất huyết 43
Hình 3.9. Phân gà nhiễm Leucocytozoon 43
Hình 3.10.Phổi gà sung huyết, hồng cầu tràn ngập trong các mạch quản
H.E 10x
44
Hình 3.11.Phổi gà xuất huyết huyết, hồng cầu tràn ng
ập trong các phế
nang H.E 10X 44
Hình 3.12 Phổi gà xuất huyết, hồng cầu tràn ngập trong các phế nang H.E 20x 44
Hình 3.13 Tế bào viêm thâm nhập vùng kẽ thận, các ống thận bị thoái hóa hạt
H.E 20x
44
Hình 3.14 Xuất huyết kẽ thận, Hồng cầu ép các tế bào nhu mô, các ống thận
bị thoái hóa hạt. H.E 40x
44
Hình 3.15 Tế bào gan bị thoái hóa mỡ

H.E 20x 44
Hình 3.16 Tế bào gan bị hoại tử bắt màu hồng ñều, không nhận rõ nhân tế

bàoH.E 20x 45
Hình 3.17 Tế bào xơ xâm nhập

vùng gan bị hoại tử

H.E 20x 45
Hình 3.18 Sung huyết gan, hồng cầu tràn ngập trong các vi quản xuyên tâm45
tế bào xơ thay thế cho tế bào gan ñã bị thoái hóa, hoại tử. H.E 20x 45



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

viii

Hình 3.19 Tế bào viêm thâm nhiễm cao ñộ ở quãng cửa của gan, nhiều tế bào
Heterophile bắt màu ñỏ rõ

H.E 20x 45
Hình 3.20 Sung huyết gan, hồng cầu tràn ngập trong các vi quản xuyên tâm.
H.E 20x
45
Hình 3.21 Hoại tử tế bào

biểu mô ruột. H.E 20x 45






Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

ix

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Cs cộng sự
G gam
Hb Hemoglobin
HE Hematoxylin – Eosin
NXB Nhà xuất bản
SMKT Số mẫu kiểm tra
SMN Số mẫu nhiễm
STT Số thứ tự
TLN Tỷ lệ nhiễm
TN
TB
Thí nghiệm
Trung bình






Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

1

MỞ ðẦU


1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ðỀ TÀI
Chăn nuôi gia súc, gia cầm từ lâu ñã trở thành một vị trí quan trọng
trong ngành chăn nuôi của nước ta. Trong những năm gần ñây ngành chăn
nuôi ñã có những thay ñổi ñáng kể và góp phần không nhỏ trong quá trình
phát triển của ngành nông nghiệp Việt Nam, góp phần không nhỏ vào việc
nâng cao mức sống cho người nông dân ở nông thôn cũng như thành thị.
Chăn nuôi gà theo phương thức công nghiệp ở nước ta ngày càng phát
triển. Nó không chỉ cung cấp về thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày của mỗi gia
ñình mà còn mang tính chất hàng hóa phục vụ kinh doanh ñem lại nguồn thu
nhập ñáng kể cho người chăn nuôi. ðể chăn nuôi ñược thành công thì người
chăn nuôi cần phải hiểu rõ về quy trình chăm sóc và phòng chống bệnh xảy ra
trên gà.
Trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng người chăn
nuôi luôn quan tâm ñến tỉ lệ hao hụt trong ñàn khi nuôi. ðối với chăn nuôi gia
cầm từ nuôi quy mô công nghiệp cho ñến nuôi gia ñình nhỏ lẻ lúc nào cũng
xảy ra bệnh. Ngoài những bệnh nguy hiểm như cúm, Newcatstle gây thiệt
hại lớn ñến số lượng ñàn thì các bệnh do ký sinh trùng gây ra cũng gây thiệt
hại rất lớn. ðặc biệt ñối với gia cầm bệnh ký sinh trùng ñường máu cũng rất
phổ biến với những giống gây bệnh như: Leucocytozoon, Plasmodium,
Haemoproetus Trong ñó bệnh Leucocytozoonosis do Leucocytozoon gây ra ở
gia cầm cũng gây thiệt hại rất là lớn ñối với gia cầm (tỷ lệ chết 30 – 70%).
Ở nước ta vấn ñề bệnh do Leucocytozoon gây ra chưa ñược quan tâm
nghiên cứu nhiều, gần ñây một số trại chăn nuôi gà bị bệnh hàng loạt hay từng
trại, từng nhóm nhưng không tìm ñược nguyên nhân và người ta dùng thuốc
trị bệnh truyền nhiễm nhưng không giải quyết ñược tận gốc gây lúng túng
trong chẩn ñoán và xử lý của thú y cơ sở. (Hoàng Thạch, 2004).




Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

2

ðể nắm bắt rõ hơn về ñặc ñiểm của bệnh do Leucocytozoon gây ra tôi
ñã tiến hành nghiên cứu ñề tài: “Nghiên cứu một số ñặc ñiểm bệnh lý của
bệnh ký sinh trùng ñường máu (Leucocytozoon spp.) trên gà ñẻ tại tỉnh Bắc
Ninh và ñề xuất phác ñồ ñiều trị” và từ ñó có thể giúp ích cho việc phòng
cũng như ñiều trị khi dịch bệnh xảy ra.
2. MỤC TIÊU CỦA ðỀ TÀI
Làm rõ các ñặc ñiểm bệnh lý của bệnh ký sinh trùng ñường máu do
Leucocytozoon gây ra làm cơ sở nhằm ñưa ra các biện pháp phòng chống
bệnh có hiệu quả.





















Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI
Leucocytozoon thuộc lớp nguyên sinh ñộng vật ñơn bào (Protozoa), ký
sinh chủ yếu trong các tế bào máu (Haemosporoina) thuộc typ trùng roi –
Apicomplexa, họ Plasmodidae.
Bệnh ñược Ziemam phát hiện từ năm 1898, căn nguyên gây bệnh ñã
ñược Berestneff phân lập, phân loại và xếp hạng vào năm 1904, ñến năm
1908 ñược Sambon khẳng ñịnh lại.
ðến nay người ta ñã phát hiện ñược 91 loài Leucocytozoon spp ký sinh
và gây bệnh cho gà, gà tây, vịt, ngỗng (Nguyễn Hữu Hưng, 2008). Ở Châu
Mỹ (Mỹ, Canada, Braxin), Tây Âu (Pháp, ðức), Châu Phi (các nước ðông
Phi), ðông và ðông Nam Châu Á (Nhật Bản, Malaysia, Thái Lan, Indonesia).
Ở Mỹ, Canada và 1 số nước Châu Âu, vịt và ngỗng bị nhiễm kí sinh
trùng khoảng 20% so tổng ñàn.
Ở ðức, Pháp thì tỷ lệ nhiễm từ 30 – 50% và tỉ lệ chết khoảng 35% số
bị bệnh.
Ở vườn quốc gia Cumberland thuộc bang Virginia (Mỹ) gà tây hoang
và chim trời bị nhiễm Leucocytozoon spp với tỉ lệ rất cao 60 – 100% .
Tại Stewart Island, người ta ñã phát hiện một số gà con 9 – 20 ngày
tuổi có kết quả xét nghiệm dương tính với ñơn bào Leucocytozoon.
Trong 91 mẫu máu chim sẻ ñược xét nghiệm ở thung lũng Jordan
(Israel), người ta ñã xác ñịnh tỷ lệ nhiễm Leucocytozoon là 79%.

Ở Liên Xô (cũ), Nikitin N. K. và Artemenko M. N. (1927) trong khi
kiểm tra máu chim trời ở Ucrain ñã tìm thấy Leucocytozoon ở 7% số chim
(Orlov F. M, 1975).



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

4

Huchzermeyer F. W và Sutherland B. (1978) lần ñầu tiên ñã phát hiện
ñược Leucocytozoon smithi ở phía Bắc Châu Phi và tác giả cho rằng Simulium
nigritarse là ký chủ trung gian của ký sinh trùng này.
Morii T. và cs (1984) ñã thử nghiệm lây nhiễm những thoi trùng
Leucocytozoon ñược chiết từ tuyến nước bọt của dĩn, kết quả nhận thấy: các
thoi trùng ñược phân lập vào ngày thứ 2 sau khi dĩn hút máu gia cầm bệnh thì
không lây nhiễm ñược cho gà. Các thoi trùng ñược phân lập vào ngày thứ 3
thì có khả năng gây nhiễm cho gà.
Morii T. và cs (1986) ñã phân lập các thoi trùng từ tuyến nước bọt của
Culicoides arakawa và gây bệnh cho gà. Kết quả thấy thoi trùng xuất hiện
trong ngoại vi máu gia cầm vào ngày thứ 15 và biến mất vào ngày thứ 26 sau
khi gây nhiễm. Kháng nguyên hòa tan ñược tìm thấy trong huyết thanh của
gà gây nhiễm trong khoảng 10 – 17 ngày và kháng thể tương ñồng xuất hiện
ở ngày thứ 17 sau gây nhiễm.
Nakamura K. và cs (2001) nghiên cứu ảnh hưởng của Leucocytozoon
trên gà ñẻ nhận thấy: Leucocytozoon ảnh hưởng nghiêm trọng ñến khả năng
sản xuất trứng của gà, thậm chí có thể ngừng ñẻ. Tím thấy một số lượng lớn
thể phân liệt thế hệ 2 trong buồng trứng và ống dẫn trứng. Gây phù và làm
giảm áp lực của các mô lân cận với các mô có ñơn bào ký sinh.
Steele E. J và cs (2001) cho biết: sự phát triển của Leucocytozoon

smithi có những nét tương ñồng với sự phát triển của các loài Plasmodium và
Haemoproteus trong ký chủ trung gian.
Bằng phương pháp sử dụng phản ứng chuỗi polimerasa (PCR) giao
thức là sự kết hợp của 3 chuỗi PCR riêng biệt của các loài Haemoproteus,
Plasmodium và Leucocytozoon, Hellgren O. và cs (2004) ñã tìm thấy 22 loài
ký sinh trùng khác nhau gồm có 4 loài Haemoproteus, 8 loài Plasmodium
và 10 loài Leucocytozoon trong 6 loài chim tước ñược nghiên cứu.



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

5

Omori S. và cs (2008) ñã phân tích bộ gen của Leucocytozoon
caulleryi. Kết quả ñã mô tả ñược bộ gen nhiễm sắc thể của L. Caulleryi với
chiều dài 5.959 bp.
Hoạt ñộng chăn nuôi vịt tại các bán ñảo phía Bắc của Michigan –
Seney ñã bị ngừng trệ do Leucocytozoon ñã làm chết một số lượng lớn vịt,
gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế cho người chăn nuôi.
Mullen G. R., Durden L. (2009) cho biết: gà ñồng cỏ Attwater ñang bị
ñe dọa tấn công bởi một loài ký sinh trùng ñường máu thuộc
giống Leucocytozoon, gây nhiều thiệt hại nghiêm trọng.
Omori S. và cs (2010) ñã sử phương pháp phân tích ñếm tế bào dòng
chảy, tách giao bào Leucocytozoon ñể xác ñịnh sự có mặt của ñơn bào trong
máu. Phương pháp này có thể xác ñịnh ñược những mẫu máu bị nhiễm ký
sinh trùng ñường máu mà các phương pháp thông thường khác không tìm
thấy ñược.
Hill A. G và cs (2010) sử dụng phương pháp PCR ñể kiểm tra 107 mẫu
máu chim cánh cụt mắt vàng từ 4 khu vực riêng biệt trên khu vực phía nam

ñảo Oamaru. Kết quả kiểm tra thấy 83% số mẫu kiểm tra là dương tính với
Leucocytozoon.
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC
Ở nước ta, bệnh do Leucocytozoon gây ra ñã xuất hiện trên ñàn gà của
một số tỉnh ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam. ðã có một số công trình nghiên
cứu về bệnh.
Theo Hoàng Thạch, 2004 ñã báo cáo tỷ lệ nhiễm Leucocytozoon là
18,16% dựa trên việc xét kiểm tra 578 mẫu máu gà trong 2 năm 2002 và
2003. Nhưng sau ñó, bệnh ñã không ñược ñiều tra và nghiên cứu ñầy ñủ về
các lĩnh vực: dịch tễ học, bệnh học và các biện pháp phòng trị bệnh. Hiện nay
ở các tỉnh trung du, các tỉnh miền núi phía Bắc, các tỉnh Nam Trung Bộ và
Tây Nguyên có gia cầm bị bệnh và chết có biểu hiện lâm sàng giống như bệnh



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

6

Leucocytozoonosis ñó là: thiếu máu cấp, viêm ñường hô hấp, tiêu chảy phân
xanh vàng và chết với tỷ lệ cao mặc dù ñã dùng kháng sinh ñể trị. Bệnh có tỷ
lệ chết cao từ 30 – 70% (Hoàng Thạch, 2004). Thời ñiểm xuất hiện bệnh ở
các ñịa phương thường vào mùa hè và mùa thu khi các loài dĩn phát triển
mạnh. Dĩn (ruồi ñen) là vật chủ trung gian hút máu và truyền mầm bệnh. Tuy
nhiên việc chẩn ñoán chưa hướng vào việc tìm các ñơn bào Leucocytozoon
spp. Cần nói thêm rằng các chuyên gia ký sinh trùng trong và ngoài nước ñã
phát hiện ñược 11 loài Leucocytozoon ký sinh ở chim hoang dã các tỉnh phía
Bắc nước ta. Gần ñây bệnh còn phát hiện trên ñàn gà thả vườn tại thành phố
Hồ Chí Minh.
Theo Hoàng Thạch (2004), các cơ quan nội tạng nếu nhiễm

Leucocytozoon ở cường ñộ nhẹ thì chưa thấy biến ñổi gì, nhưng nếu nhiễm
vừa và nặng (3 - 6 ký sinh trùng trên 1 vi trường) thì xuất hiện sự thoái hoá,
biến màu, thậm chí hoại tử từng ñám nhỏ, nếu kéo dài thì tăng sinh, làm giảm
chức năng hoạt ñộng hoặc bị phá hoại, rõ nhất là gan và lách.
Lâm Thị Thu Hương và cs (2005), cho biết: tần suất xuất hiện các
nang Leucocytozoon trên một số cơ quan phủ tạng của gà tương ứng: cơ là
96,22%, phổi là 92,45%, thận là 86,80%, gan là 81,13%.
Lê ðức Quyết và cs (2009) cho biết: tỷ lệ nhiễm Leucocytozoon phụ
thuộc vào rất nhiều yếu tố như: tuổi gia cầm, giống, ñịa hình, vùng sinh thái,
phương thức chăn nuôi… Kết quả nghiên cứu của tác giả về Leucocytozoon ở
gà tại một số tỉnh Nam Trung Bộ như sau:
Tỷ lệ nhiễm Leucocytozoon chung là 13,29%, cụ thể ở Phú Yên tỷ lệ
nhiễm là 20%, Bình ðịnh 9,54%, Khánh Hoà 12,04%.
Tỷ lệ nhiễm Leucocytozoon cao ở vùng núi (27,34%) và thấp ở vùng
ñồng bằng (12,46%).
Tỷ lệ lưu hành Leucocytozoon ở gà ñịa phương cao hơn nhiều so
với gà ngoại.



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

7

Bằng phương pháp nhuộm Giemsa và ñịnh loại ñơn bào Leucocytozoon
ký sinh trên ñàn gà ở một số tỉnh Nam Trung Bộ (căn cứ vào hình thái, vị trí,
mầu sắc, kích thước của các giao tử gametocyte ký sinh trong máu gà), tác giả
cũng ñã xác ñịnh có 2 loài ký sinh trên ñàn gà là L. caullergyi và L. sabrazesi.
Khi khảo sát tình hình nhiễm ký sinh trùng ñường máu trên gà thịt tại
hai tỉnh Vĩnh Long và Sóc Trăng, Nguyễn Hữu Hưng (2011) cho biết: Gà

nuôi theo kiểu chuồng hở tỷ lệ nhiễm cao hơn so với kiểu chuồng

kín.
Là một nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt ñới ẩm ðông Nam Á, Việt
Nam có thảm thực vật và hệ ñộng vật phong phú, ña dạng thích hợp cho các
loài kí sinh trùng phát triển, kí sinh và gây bệnh cho ñộng vật nuôi mà trước
hết phải kể ñến tác hại của nhóm ñơn bào kí sinh và bệnh do chúng gây ra ñối
với gia súc, gia cầm.
Cho ñến nay, theo kết quả ñiều tra của các nhà khoa học trong và ngoài
nước ở nước ta ñã phát hiện hơn 200 loài ñơn bào kí sinh, trong ñó có 73 loài
thường gây bệnh cho các loài vật nuôi. Phần lớn những bệnh ñơn bào phân bố
rộng ; xúc vật nhiễm với tỉ lệ cao; bệnh liên tục diễn ra thầm lặng làm giảm
năng suất và chất lượng ñàn gia súc, gia cầm gây rất nhiều thiệt hại về kinh tế
cho ngành chăn nuôi. ðặc biệt, một số bệnh ñơn bào cũng gây ra các ổ dịch
cấp tính làm cho vật nuôi chết nhanh với tỉ lệ cao không kém gì các bệnh
truyền nhiễm.










Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

8


Những ñơn bào kí sinh gây bệnh trên gia cầm ñược phát hiện tại Việt Nam

TT Tên loài Vật chủ Nơi kí sinh
1
Giống Entamoeba
Loài T.calmettei

Gà nhà

Dịch thể máu
2
Giống Leishmania
Loài Histomonas meleagridis

Gà, gà tây

Gan, manh tràng
3
Giống Trichomonas
Loài Trichomonas gallinas



Ruột
4
Giống Heamoproteus
Loài Heamoproteus columbae

Bồ câu


Hồng cầu
5
Giống Leucocytozoon
Loài L.caulleryi
Loài L.sabrazesi
Loai L.simondi


Gà, gà tây




Hồng cầu, bạch cầu
Hồng cầu, bạch cầu
Hồng cầu, bạch cầu
6
Giống Eimeia
Loài E.tenella
Loài E.mitis
Loài Eacerwulina
Loài maxima
Loài E.necatrix
Loài E.paecox
Loài E.brunetti
Loài E.hagani
Loài E.mivati
Loài E.truncata
Loài E.nocens
Loài E.pervula

Loài E.anatis
Loài E.anseris



Gà, bồ câu, vịt







Ngỗng, vịt
Ngỗng, vịt
Ngỗng, vịt
Vịt
Ngỗng


Phần trước của ruột non
Manh tràng
Phần trước của ruột non
Phần giữa và sau của ruột non
Ruột non, manh tràng
Một phần ba trên của ruột non
Manh tràng, trực tràng
Tá tràng và ruột non
Ruột non và trực tràng
Ruột, thận

Ruột
Ruột non, manh tràng
Ruột
Ruột





Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

9

1.3. MỘT SỐ ðẶC ðIỂM CỦA LEUCOCYTOZOON
1.3.1. ðặc ñiểm hình thái:
Các loài Leucocytozoon spp có nhiều hình dạng khác nhau trong quá
trình phát triển ở ký chủ cũng như ở ký chủ trung gian (các loài dĩn). Kích
thước thay ñổi tùy thuộc dạng ký sinh trùng và loại ký sinh trùng.
Trên vật chủ trung gian:
+ Dạng bào tử (Sporozoite): hình elip nhọn 2 ñầu. Kích thước: 10 –
15µm. Thể này thấy ở tuyến nước bọt.
Trên vật chủ:
+ Dạng tiểu thể (Merozoite): hình trứng, ñường kính 1 – 3µm,
Megaloschizont kích thước 30 – 45µm x 100 – 500µm.
+ Dạng bào tử (Schizont): hình elip nhỏ 2 ñầu, kích thướt 20 – 45 µm.
+ Dạng ñại giao tử (Macrogametocyte): hình ña giác, gần tròn, kích
thước 350 – 400µm.
+ Dạng tiểu phối tử (Microgametocyte): hình trứng, kích thước 20 – 25µm.
1.3.2. Phân loại
Nguyễn Hữu Hưng, 2008 ñã phân loại Leucocytozoon như sau:

Nhóm Protozoa
- Ngành Apicomplexa
- Lớp Sporozoasida
- Phân lớp Coccidiasina
- Bộ Eucoccidiorida
- Phân bộ Haemoporina
- Họ Plasmodiidae
- Giống Leucocytozoon



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

10

1.3.3. Vòng ñời:
Chu kỳ sinh học của cầu trùng rất phức tạp. Tuy nhiên, vòng ñời phát
triển của ñơn bào Leucocytozoon ñã ñược nhiều tác giả nghiên cứu, bao gồm
3 giai ñoạn: giai ñoạn sinh sản vô tính (Schizont), giai ñoạn sinh sản hữu tính
(Gametocyte) và giai ñoạn sinh sản bào tử (Sporozoite). Hai giai ñoạn ñầu
thực hiện trong tế bào nội mô mạch máu, còn giai ñoạn thứ ba diễn ra ở trong
cơ thể vật chủ trung gian.

Sơ ñồ vòng ñời của Leucocytozoon
Chim bệnh hay gia cầm bệnh
Các tiểu thể
(Mezozoite) Hút máu

Vật chủ trung gian Chim hay gia cầm khác
Vách dạ dày Bào tử trùng Tế bào nội mạch máu

Noãn nang (Ocyst) (Sporozoite) Sinh sản vô tính

Tử bào tử
(Schizont)
Mezozoite hồng cầu

Thể bào tử (Sporozoite)
Schizont thế hệ thứ 2

25 ngày Magaloshizont
Sinh sản hữu tính
Tuyến nước bọt Tiếp hợp
Giao tử thể (Gametocyte) ðại giao tử (Macrogametocyte)
Tiểu giao tử
(Microgametocyte)




Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

11

- Trên Dĩn: Theo Phạm Sỹ Lăng (2005), sau khi xâm nhập vào dĩn do
dĩn hút máu chim bệnh hay gà bệnh các tiểu thể (Merozoite) phát triển qua
một số giai ñoạn ở vách dạ dày thành noãn nang (Ocyst) ñể thành thể bào tử
(Sporozoite), chuyển lên tuyến nước bọt của dĩn sau khoảng thời gian
khoảng 25 ngày (ñối với L.simondi thì thời gian là 18 ngày, Wilfred T.
Springer, 1997).
- Trên gia cầm: Khi dĩn hút máu các loài vật chủ (gia cầm hay chim

hoang dã) sẽ truyền mầm bệnh vào máu, các bào tử trùng (Sporozoite) sẽ
ñược chuyển sang máu vật chủ và xâm nhập các tế bào nội mạc mạch máu
của các cơ quan ñể phát triển 2 giai ñoạn:
+ Sinh sản vô tính: Tạo túi liệt thực thể Schizont. Các bào tử xâm nhập
vào các tế bào nội quan như: gan, lách, phổi, thận, tổ chức cơ ñể trở thành tiểu
bào tử (Schizont). Các bào tử này bám vào hồng cầu và phát triển. Giai ñoạn
Schizont thế hệ thứ 2 có tính chất gây bệnh nhất vì các Schizont này chèn ép
các mô xung quanh gây xuất huyết, phù thũng, hư hại thành mạch, và có tên
là Magaloschizont, dưới kính hiển vi quang học hiện diện dưới dạng nang
ñược bao bọc bởi 1 lớp màng chứa 1 – 12 túi tròn, mỗi túi chứa nhiều ký sinh
trùng ở giai ñoạn liệt thực thể (Merozoite), (Lâm Thị Thu Hương, 2006).
+ Giai ñoạn sinh sản hữu tính: Tạo giao tử thể (Gametocyte) bằng tiếp
hợp giữa ñại giao tử (Macrogametocyte) và tiểu giao tử (Microgametocyte)
tạo tiểu thể Merozoite.
Dĩn hút máu gia cầm bệnh vào cơ thể, các thể trên ñây lại phát triển
thành noãn nang (Ocyst) rồi bào tử (Sporozoite) trong vách dạ dày dĩn và lập
lại vòng ñời như cũ. Theo Lâm Thị Thu Hương (2006), thì có thể phát hiện
Leucocytozoon vào ngày thứ 6 sau khi gây bệnh.



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

12

1.4. NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ ðẶC ðIỂM BỆNH LÝ DO
LEUCOCYTOZOON GÂY RA
1.4.1. Các loài gây bệnh trên gà ñã ñược nghiên cứu
Có nhiều tài liệu nghiên cứu về các loài Leucocytozoon gây bệnh ký
sinh ở hồng cầu và phủ tạng của các loài gia cầm và các loài chim hoang. Tuy

nhiên những nghiên cứu công bố về loài Leucocytozoon gây bệnh trên gia
cầm ñược ñề cập ñến nhiều nhất.
+ Leucocytozoon caulleryi Mathis et Leger, (1909)
- Ký sinh và gây bệnh cho gà nhà và gà rừng ở các nước thuộc ðông và
ðông Á: Nhật Bản, Thái Lan, Việt Nam
- Vật chủ trung gian: Các loài dĩn Culicoides arakava, C.circumscriptus,
C. odibillis
+ Leucocytozoon sabrazesi Mathis et Leger, (1910)
- Ký sinh và gây bệnh cho gà và chim hoang dã các nước ðông Nam Á:
Philippin, Thái Lan, Việt Nam
- Vật chủ trung gian: các loài Culicoides spp, Simulium spp.
- Gây tiêu chảy, chân yếu, sốt và bỏ ăn.
+ Leucocytozoon smithi Mathis et Leger, (1905)
- Ký sinh gây bệnh cho gà tây
- Vật chủ trung gian: các loài dĩn Simulium occidantale, S.aureum,
S.meridionale, S.slosonae.
+ Leucocytozoon simondi Mathis et Leger, (1910)
- Ký sinh gây bệnh chủ yếu cho các loài thủy cầm
- Vật chủ trung gian: các loài dĩn Simulium venusstum, S.croxtoni,
S.rugglesi,
Ngoài ra còn có Leucocytozoon andrewsi Atchley (1951), và
Leucocytozoon marchouxi Mathis et Leger (1910), ký sinh trên bồ câu.



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

13

Trong ñó 2 loài chủ yếu gây bệnh trên gà là Leucocytozoon sabrazesi và

Leucocytozoon caulleryi.
1.4.2. ðặc ñiểm dịch tễ học
Leucocytozoonois có ở tất cả các nước trên thế giới. Bệnh xảy ra ở tất
cả các giống gà và ở mọi lứa tuổi. Bệnh thường bùng phát thành dịch tại một
số vùng núi và trung du thuộc các nước ðông Nam Á, vào mùa hè và mùa thu
nóng ẩm khi mà côn trùng môi giới phát triển và hoạt ñộng mạnh. Số lượng
chủng loại gia cầm thụ cảm Leucocytozoon lên ñến trên 100 loài.
Trên thế giới bệnh thường xảy ra theo chu kỳ 1, 2, 3 hoặc 4 năm một
lần vào các tháng 2, tháng 7.
Ở Việt Nam, bệnh ñã ñược một số nhà khoa học phát hiện và mô tả
nhưng bệnh không bùng phát rộng nên từ ñó ñến nay không ñược ai nhắc tới.
Tuy nhiên trong 3 năm 2009, 2010, 2011, theo ñiều tra của Lê Văn
Năm thì bệnh ñã xuất hiện trở lại và bùng phát thành dịch, phổ biến ở các ñịa
phương có chăn nuôi gà thả vườn như Bắc Giang, Lạng Sơn, Thái Nguyên,
Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Tây cũ (Hà Nội). Tại một số ñịa
phương này, bệnh ñược quan sát thấy ở hầu hết các ñàn gà nuôi thả vườn với
tỷ lệ chết dao ñộng 40 – 70% nếu không ñược ñiều trị gây thiệt hại rất lớn cho
người chăn nuôi.
Ở miền Bắc Việt Nam, Lê Văn Năm ñã ghi nhận trong suốt 3 năm qua
bệnh thường xuất hiện ngay sau tết Nguyên ñán, bệnh nặng dần lên trong các
tháng 3, 4, 5 dương lịch rồi giảm dần vào các tháng tiếp theo 6, 7, 8 và hầu
như ít xảy ra vào các tháng 9, 10, 11, 12 trong năm.
+ Tuổi gà: Mọi lứa tuổi gia cầm và thủy cầm ñều có thể bị nhiễm căn
nguyên, tuổi gia cầm càng cao thì bệnh xảy ra càng nặng, nhưng mức ñộ nặng
nhẹ của bệnh phụ thuộc vào chủng căn nguyên, số lượng căn nguyên xâm
nhập vào cơ thể ký chủ và ẩm ñộ của không khí hoặc của chuồng nuôi. Thời



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


14

gian ủ bệnh khác nhau tùy thuộc vào thể bệnh, kéo dài từ 7 – 11 ngày ở thể
quá cấp tính hoặc cấp tính, nhưng có thể kéo dài ñến 19 ngày hoặc dài hơn ở
thể dưới cấp và thể mạn tính.
+ ðường truyền bệnh: Bệnh lây qua ñường máu do một số loài dĩn
truyền mầm bệnh từ gà ốm sang gà khỏe khi chúng hút máu gà. Ở các nước
ðông Nam Á, trong ñó có Việt Nam, một số loài dĩn truyền bệnh ñã ñược xác
ñịnh: Culocoides, C.circumscrip, C.shultzei.
+ Mùa phát bệnh: Bệnh có tính mùa rõ rệt, liên quan chặt chẽ tới mùa
phát triển của muỗi, dĩn, mạt.
Trong tự nhiên, gà rừng, chim trĩ và các loài chim thuộc bộ gà
Galliformes ñều có thể bị bệnh. Bệnh từ gà nhà có thể lây sang gà rừng và
ngược lại.
1.4.3. Triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng lâm sàng của gà bị bệnh thay ñổi tùy thuộc vào ñộ tuổi
của gà. Tuổi gà càng cao thì bệnh xảy ra càng nặng, nhưng mức ñộ nặng nhẹ
của bệnh phụ thuộc vào chủng căn nguyên, số lượng căn nguyên xâm nhập
vào cơ thể ký chủ và ẩm ñộ không khí hoặc của chuồng nuôi.
Thời kỳ ủ bệnh khác nhau tùy thuộc vào thể bệnh, kéo dài từ 7 – 11
ngày ở thể quá cấp tính hoặc cấp tính, nhưng có thể kéo dài ñến 19 ngày hoặc
dài hơn ở thể dưới cấp và thể mạn tính…
- Thể quá cấp:
Trong suốt thời gian ủ bệnh, gia cầm bị sốt cao nhưng vẫn ăn uống
bình thường, nên người chăn nuôi hầu như không ñể ý hoặc quan sát thấy
ñiều bất thường
Bệnh ñột nhiên bùng phát lẻ tẻ khi gặp các yếu tố stress bất lợi với
các triệu chứng ñiển hình: ho và hắt hơi, mào tích tái nhợt, rồi ộc máu ra

×