Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

mot so vd ma tran de kt HK tu 6-9 nam 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (758.76 KB, 22 trang )

II. VÍ DỤ MINH HỌA
Ví dụ 1. Xây dựng ma trận đề kiểm tra học kì I Địa lí 6
1. Xác định mục tiêu kiểm tra
- Đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm điều chỉnh nội dung, phương pháp
dạy học và giúp đỡ học sinh một cách kịp thời.
- Đánh giá về kiến thức, kĩ năng ở 3 mức độ nhận thức: biết, hiểu và vận dụng
của học sinh sau khi học 3 nội dung của chủ đề Trái Đất (1. Trái Đất trong hệ Mặt
Trời. Hình dạng Trái Đất và cách thể hiện bề mặt Trái Đất trên bản đồ; 2. Các chuyển
động của Trái Đất và hệ quả; 3. Cấu tạo của Trái Đất) và 1 nội dung của chủ đề Các
thành phần tự nhiên của Trái Đất (1. Địa hình).
2. Xác định hình thức kiểm tra
Hình thức kiểm tra tự luận
3. Xây dựng ma trận đề kiểm tra
Ở đề kiểm tra học kì I, Địa lí 6, các chủ đề và nội dung kiểm tra với số tiết là: 14
tiết (bằng 100%), phân phối cho các chủ đề và nội dung như sau: 1. Trái Đất trong hệ
Mặt Trời. Hình dạng Trái Đất và cách thể hiện bề mặt Trái Đất trên bản đồ, 6 tiết
(43%); 2. Các chuyển động của Trái Đất và hệ quả, 3 tiết (21,5%); 3. Cấu tạo của Trái
Đất, 2 tiết (14%) và 1 nội dung của chủ đề Các thành phần tự nhiên của Trái Đất (1.
Địa hình, 3 tiết (21,5%). Trên cơ sở phân phối số tiết như trên, kết hợp với việc xác
định chuẩn quan trọng ta xây dựng ma trận đề kiểm tra như sau:
Chủ đề (nội
dung,
chương)/Mức
độ nhận thức
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cấp
độ thấp
Vận dụng
cấp độ cao
Trái Đất trong
hệ Mặt Trời.
Hình dạng Trái


Đất và cách thể
hiện bề mặt
Trái Đất trên
bản đồ
- Biết vị trí của
Trái Đất trong
hệ Mặt Trời;
hình dạng và
kích thước của
Trái Đất.
- Biết quy ước
về KT gốc, VT
gốc, KT Đông,
KT Tây ; VT
Bắc, VT Nam ;
nửa cầu Đông,
nửa cầu Tây,
nửa cầu Bắc,
nửa cầu Nam.
Dựa vào tỉ lệ
bản đồ tính
được khoảng
cách trên thực
tế và ngược
lại.
30% TSĐ = 3
điểm
67% TSĐ = 2
điểm;
% TSĐ

= điểm;
33% TSĐ = 1
điểm;
% TSĐ
= điểm;
Các chuyển
động của Trái
Đất và hệ quả
- Trình bày được
chuyển động tự
quay quanh trục
và quay quanh
Mặt Trời của
Trái Đất và hệ
quả các chuyển
động của Trái
Đất
Sử dụng hình
vẽ để mô tả
chuyển động
tự quay của
Trái Đất và
chuyển động
của Trái Đất
quanh Mặt
Trời.
30% TSĐ = 3
điểm
TSĐ =
điểm;

67% TSĐ = 2
điểm;
33% TSĐ = 1
điểm;
% TSĐ
= điểm;
Cấu tạo của
Trái Đất
- Trình bày được
cấu tạo và vai trò
của lớp vỏ Trái
Đất.
20% TSĐ = 2
điểm
% TSĐ
= điểm;
100% TSĐ =
2điểm;
% TSĐ
= điểm;
% TSĐ
= điểm;
Địa hình bề
mặt Trái Đất
- Nêu được khái
niệm nội lực,
ngoại lực và
biết được tác
động của chúng
đến địa hình

trên bề mặt Trái
Đất.
20% TSĐ = 2
điểm
100% TSĐ =2
điểm;
% TSĐ
= điểm;
% TSĐ
= điểm;
% TSĐ
= điểm;
TSĐ 10
Tổng số câu 04
4điểm=40%
TSĐ;
4điểm=40%
TSĐ
2điểm=20%
TSĐ
điểm; %
TSĐ
Ma trận có thể xoay lại như sau, tuy nhiên việc xoay lại ma trận như dưới đây sẽ
khó hơn khi cần theo dõi các mức độ nhận thức cần đánh giá của các chủ đề
Chủ đề (nội
dung,
chương)/Mức
độ nhận thức
Nội dung kiểm tra
(theo chuẩn KT-

KN)
Nhận
biết
Thông
hiểu
Vận
dụng
cấp độ
thấp
Vận
dụng
cấp
độ cao
Cộng
Trái Đất trong
hệ Mặt Trời.
Hình dạng Trái
Đất và cách thể
KT:
- Biết vị trí của Trái
Đất trong hệ Mặt
Trời; hình dạng và
kích thước của Trái
Đất.
33,3%
(1,0đ)
33,3%
(1,0đ)
30%
tổng

điểm
(3đ)
hiện bề mặt
Trái Đất trên
bản đồ
30% TSĐ = 3
điểm
- Biết quy ước về
KT gốc, VT gốc,
KT Đông, KT Tây ;
VT Bắc, VT Nam ;
nửa cầu Đông, nửa
cầu Tây, nửa cầu
Bắc, nửa cầu Nam.
01câu
(3 ý)
KN
Dựa vào tỉ lệ bản đồ
tính được khoảng
cách trên thực tế và
ngược lại.
33,3%
(1,0đ)
Các chuyển
động của Trái
Đất và hệ quả
30% TSĐ = 3
điểm
KT:
- Trình bày được

chuyển động tự
quay quanh trục và
quay quanh Mặt
Trời của Trái Đất và
hệ quả các chuyển
động của Trái Đất
67%
(2đ) 30%
tổng
điểm
(3đ)
01câu
(2 ý)
KN:
Sử dụng hình vẽ để
mô tả chuyển động
tự quay của Trái Đất
và chuyển động của
Trái Đất quanh Mặt
Trời.
33,3%
(1,0đ)
Cấu tạo của
Trái Đất
20% TSĐ = 2
điểm
KT:
- Trình bày được
cấu tạo và vai trò
của lớp vỏ Trái Đất.

100%
(2,0đ)
20%
TSĐ =
2 điểm
01câu
KN:
Địa hình bề
mặt Trái Đất
20% TSĐ = 2
điểm
KT:
- Nêu được khái
niệm nội lực, ngoại
lực và biết được tác
động của chúng đến
địa hình trên bề mặt
Trái Đất.
100%
(2,0đ) 20%
TSĐ =
2 điểm
01câu
KN:
Tổng số: 10
điểm
4,0đ
40%
4,0đ
40%

2,0đ
20%
10đ
(100%)
4. Viết đề kiểm tra từ ma trận
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - ĐỊA LÍ 6
Câu 1 (3,0 điểm).
Em hãy:
a) Cho biết vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời; hình dạng và kích thước của
Trái Đất.
b) Dựa vào hình vẽ dưới đây cho biết:
- Những kinh tuyến (KT) nằm ở vị trí nào so với KT gốc gọi là những KT Đông,
KT Tây?
- Những vĩ tuyến (VT) nằm từ đâu đến đâu được gọi là những VT Bắc, VT
Nam?
Các đường KT, VT trên quả Địa Cầu
c) Dựa vào số ghi tỉ lệ của các tờ bản đồ sau đây:
- Tờ bản đồ A có tỉ lệ 1: 200.000, cho biết 5cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu
km trên thực địa?
- Tờ bản đồ B có tỉ lệ 1: 1.000.000, cho biết 15cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu
km trên thực địa?
- Tờ bản đồ C có tỉ lệ 1: 2.000.000, cho biết 1cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu
km trên thực địa?
- Tờ bản đồ D có tỉ lệ 1: 300.000, cho biết 4cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu
km trên thực địa?
Câu 2 (3,0 điểm)
Dựa vào hình vẽ dưới đây hãy:
Hướng tự quay của Trái Đất Sự vận động của Trái Đất quanh Mặt
Trời và các mùa ở Bắc bán cầu
a) Hãy vẽ sơ đồ hệ quả chuyển động của Trái Đất.

b) Cho biết hướng và độ nghiêng của trục Trái Đất khi chuyển động trên quỹ
đạo.
Câu 3 (2,0 điểm)
Nêu cấu tạo và vai trò của lớp vỏ Trái Đất đối với đời sống và hoạt động của con
người.
Câu 4 (2,0 điểm)
Nêu khái niệm nội lực, ngoại lực; cho biết tác động của chúng đến địa hình trên
bề mặt Trái Đất.
5. Xây dựng hướng dẫn chấm và biểu điểm
- Điểm toàn bài kiểm tra tính theo thang điểm 10, làm tròn số đến 0,5 điểm.
- Hướng dẫn chấm:
+ Cho điểm tối đa khi học sinh trình bày đủ các ý và bài làm sạch đẹp.
+ Ghi chú:
• Học sinh có thể không trình bày các ý theo thứ tự như hướng dẫn trả lời nhưng
đủ ý và hợp lí, sạch đẹp vẫn cho điểm tối đa.
• Trường hợp thiếu ý hoặc sai sẽ không cho điểm.
Hướng dẫn trả lời
Câu 1. (3,0 điểm)
a) (1,0 điểm)
- Trái Đất đứng thứ 3 trong hệ Mặt Trời. (0,5đ)
- Trái Đất có dạng hình cầu và kích thước rất lớn. (0,5đ)
b) (1,0 điểm)
HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG CỦA
TRÁI ĐẤT
Chuyển động tự quay
- Hiện tượng ngày và đêm kế tiếp (0,5đ)
- Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể
(0,5đ)
Chuyển động quanh Mặt Trời
- Hiện tượng các mùa (0,5đ)

- Hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo
mùa (0,5đ)
- Những KT nằm bên phải KT gốc là KT Đông, những KT nằm bên trái KT gốc
là KT Tây. (0,5đ)
- Những VT nằm từ xích đạo đến cực Bắc là những VT Bắc, những VT nằm từ
xích đạo đến cực Nam là những VT Nam. (0,5đ)
c) Khoảng cách trên thực địa (1,0 điểm)
- Tờ bản đồ A có khoảng cách trên thực địa là 10km. (0,25đ)
- Tờ bản đồ B có khoảng cách trên thực địa là 150km. (0,25đ)
- Tờ bản đồ C có khoảng cách trên thực địa là 20km. (0,25đ)
- Tờ bản đồ D có khoảng cách trên thực địa là 12km. (0,25đ)
Câu 2. (3,0 điểm)
a) Sơ đồ hệ quả chuyển động của Trái Đất. (2,0 điểm)
b) (1,0 điểm)
Hướng và độ nghiêng của trục Trái Đất không đổi trong khi chuyển động trên
quỹ đạo.
Câu 3. (2,0 điểm)
- Cấu tạo bên trong của lớp vỏ Trái Đất bao gồm lớp vỏ, lớp trung gian và lõi
Trái Đất. (0,5đ)
- Lớp vỏ Trái Đất được cấu tạo do một số địa mảng nằm kề nhau. Các mảng di
chuyển rất chậm. Hai địa mảng có thể tách xa nhau hoặc xô vào nhau. (0,5đ)
- Vỏ Trái Đất là lớp mỏng nhất, nhưng lại rất quan trọng vì nó là nơi tồn tại của
các thành phần tự nhiên khác (không khí, nước, sinh vật…) và là nơi sinh sống, hoạt
động của xã hội loài người. (1,0đ)
Câu 4. (2,0 điểm)
- Khái niệm: Nội lực là những lực sinh ra bên trong Trái Đất ; Ngoại lực là
những lực sinh ra bên ngoài bề mặt Trái Đất (1,0đ)
- Do tác động của nội, ngoại lực nên địa hình trên Trái Đất có nơi cao, nơi thấp,
có nơi bằng phẳng, có nơi gồ ghề. (1,0đ)
6. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra

Sau khi biên soạn xong đề kiểm tra cần xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra,
gồm các bước sau:
1) Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm, phát hiện những
sai sót hoặc thiếu chính xác của đề và đáp án. Sửa các từ ngữ, nội dung nếu thấy cần
thiết để đảm bảo tính khoa học và chính xác.
2) Đối chiếu từng câu hỏi với ma trận đề, xem xét câu hỏi có phù hợp với chuẩn
cần đánh giá không? Có phù hợp với cấp độ nhận thức cần đánh giá không? Số điểm
có thích hợp không? Thời gian dự kiến có phù hợp không?
3) Thử đề kiểm tra để tiếp tục điều chỉnh đề cho phù hợp với mục tiêu, chuẩn
chương trình và đối tượng học sinh (nếu có điều kiện).
4) Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm.
Ví dụ 2. Xây dựng đề kiểm tra học kì I, Địa lí 7
1. Xác định mục tiêu kiểm tra
- Đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm điều chỉnh nội dung, phương pháp
dạy học và giúp đỡ học sinh một cách kịp thời.
- Kiểm tra kiến thức, kĩ năng cơ bản ở những nội dung môi trường (MT) đới
nóng; MT đới ôn hoà; MT đới lạnh; MT hoang mạc và hoạt động kinh tế (HĐKT) của
con người ở các MT đó và một phần về đặc điểm tự nhiên, đô thị hóa ở châu Phi.
- Kiểm tra ở cả 3 cấp độ nhận thức: biết, hiểu và vận dụng.
2. Xác định hình thức kiểm tra
Hình thức kiểm tra tự luận kết hợp với trắc nghiệm khách quan
3. Xây dựng ma trận đề kiểm tra
- Ở đề kiểm tra học kì I, Địa lí 7, các chủ đề và nội dung kiểm tra với số tiết là:
27 tiết (bằng 100%), phân phối cho các chủ đề và nội dung như sau:
+ Môi trường (MT) đới nóng, 8 tiết (30%)
+ MT đới ôn hoà, 6 tiết (22%)
+ MT đới lạnh, 2 tiết (7%)
+ MT hoang mạc, 2 tiết (7%)
+ Châu Phi, 4 tiết (14%)
- Trên cơ sở phân phối số tiết như trên, kết hợp với việc xác định chuẩn quan

trọng ta xây dựng ma trận đề kiểm tra như sau:
Chủ đề (nội
dung,
chương)/Mức
độ nhận thức
Nội dung kiểm tra
(theo Chuẩn KT, KN)
Nhận biết Thông hiểu
cấp độ thấp
TN TL TN TL
MT đới nóng và
HĐKT của con
người ở đới nóng
KT:
- Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản một
số đặc điểm tự nhiên cơ bản của MT nhiệt đới
gió mùa.
- Phân tích được mối quan hệ giữa dân số với tài
nguyên môi trường ở đới nóng.
60%
(1,5đ)
KN:
MT đới ôn hoà
và HĐKT của
KT: Hiểu đặc điểm của ngành kinh tế nông
nghiệp ở đới ôn hoà.
50%
(0,5đ)
con người ở đới
ôn hoà

KN:
- Nhận biết các MT ở đới ôn hoà qua biểu đồ
khí hậu.
50%
(0,5đ)
MT đới lạnh và
HĐKT của con
người ở đới lạnh
KT
KN:
- Quan sát tranh ảnh để nhận xét về một số cảnh
quan ở đới lạnh.
100%
(0,5đ)
MT hoang mạc
và HĐKT của
con người ở MT
hoang mạc
KT
- Biết được sự thích nghi của thực vật và động
vật ở MT hoang mạc.
67%
(1,0đ)
33%
(0,5đ)
KN
MT vùng núi và
HĐKT của con
người ở MT vùng
núi

KT
KN
- Đọc sơ đồ phân tầng thực vật theo độ cao ở
vùng núi.
CHÂU PHI KT:
- Biết được vị trí địa lí, giới hạn của châu Phi
trên bản đồ thế giới.
- Biết được châu Phi có tốc độ đô thị hoá khá
nhanh.
- Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản đặc
điểm của thiên nhiên châu Phi.
20%
(0,5đ)
20%
(0,5đ)
60%
(1,5đ)
KN:
Cộng:
10 điểm 2,0 đ
20%
1,0đ
10%
1,0đ
10%

30%
4. Viết đề kiểm tra từ ma trận
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I, ĐỊA LÍ 7
1. TRẮC NGHIỆM (3,0 ĐIỂM)

Câu 1. Mưa tập trung vào thu đông, mùa hạ khô nóng là đặc điểm của loại môi
trường
A. ôn đới lục địa. B. ôn đới hải dương.
C. ôn đới lục địa lạnh. D. Địa trung hải.
Câu 2. Ngành chăn nuôi gia súc lớn ở đới ôn hòa phát triển mạnh từ lâu chủ yếu nhờ
A. có cơ sở chế biến thịt, sữa. B. có nhiều đồng cỏ núi cao.
C. có nhiều thảo nguyên rộng lớn. D. thị trường tiêu thụ rộng lớn.
Câu 3. Sự độc đáo của thế giới thực, động vật ở đới hoang mạc thể hiện ở cách
A. thích nghi với điều kiện khô hạn.
B. thay đổi nơi cư trú theo mùa.
C. thay đổi cảnh sắc theo mùa.
D. thích nghi với môi trường nóng ẩm.
Câu 4. Sự đa dạng trong HĐKT cổ truyền ở miền núi chủ yếu do sự đa dạng của
A. tập quán sản xuất. B. nếp sống của địa phương.
C. khí hậu, đất đai. D. phong tục tập quán.
Câu 5. Châu Phi có khí hậu nóng quanh năm là do đại bộ phận lãnh thổ
A. nằm giữa chí tuyến Bắc và xích đạo. B. là cao nguyên rất rộng lớn.
C. nằm dọc theo đường xích đạo. D. nằm giữa hai chí tuyến Bắc và Nam.
Câu 6: Nguyên nhân cơ bản nào sau đây làm cho tốc độ đô thị hóa ở châu Phi tăng
khá nhanh?
A. Xung đột biên giới
B. Xung đột giữa các tộc người
C. Gia tăng dân số tự nhiên cao
D. Di dân ồ ạt từ nông thôn ra thành thị
2. TỰ LUẬN (7,0 ĐIỂM)
Câu 1. (2,5 điểm) Hãy nêu đặc điểm cơ bản về khí hậu của môi trường nhiệt đới
gió mùa. Tại sao môi trường nhiệt đới gió mùa là nơi dân cư tập trung đông nhất thế
giới?
Câu 2. (2,0 điểm) Dựa vào Lát cắt phân tầng độ cao núi An-pơ hãy cho biết sự
khác nhau về phân bố các vành đai thực vật giữa sườn đón nắng và sườn khuất nắng.

Giải thích?
Câu 3 (1,5 điểm) Nêu đặc điểm khí hậu châu Phi và giải thích nguyên nhân. Các
môi trường tự nhiên của châu Phi có gì đặc biệt?
Câu 4. (1,0 điểm) Động thực vật ở môi trường hoang mạc đã thích nghi với môi
trường sống như thế nào?.
5. Xây dựng hướng dẫn chấm và biểu điểm
- Điểm toàn bài tính theo thang điểm 10, làm tròn số đến 0,5 điểm.
- Cho điểm tối đa khi học sinh trình bày đủ các ý và bài làm sạch đẹp.
- Ghi chú: học sinh có thể không trình bày các ý theo thứ tự như hướng dẫn trả
lời nhưng đủ ý và hợp lí, sạch đẹp vẫn cho điểm tối đa. Thiếu ý nào sẽ không cho
điểm ý đó.
Hướng dẫn trả lời
1. TRẮC NGHIỆM (3,0 ĐIỂM)
(mỗi câu đúng cho 0,5 điểm)
Câu 1 2 3 4 5 6
Đáp án D B A C D C
2. TỰ LUẬN (7,0 ĐIỂM)
Câu 1. (2,5 điểm)
- Đặc điểm cơ bản về khí hậu của môi trường nhiệt đới gió mùa.
+ Nhiệt độ, lượng mưa và gió thay đổi theo mùa. (0,5 điểm)
+ Khí hậu, thời tiết diễn biến thất thường:
• Mùa mưa có năm đến sớm, có năm đến muộn. Lượng mưa tuy nhiều
nhưng phân bố không đều giữa các năm. (0,5 điểm)
• Gió mùa mùa đông có năm đến sớm, có năm đến muộn, có năm rét nhiều,
có năm rét ít. (0,5 điểm)
- MT nhiệt đới gió mùa là nơi dân cư tập trung đông nhất thế giới vì:
+ Là nơi thích hợp với nhiều loại cây lương thực và cây công nghiệp nhiệt đới.
(0,5 điểm)
+ Là nơi phát triển cây lúa nước. Lúa nước vừa có khả năng nuôi sống được
nhiều người, vừa có khả năng thu hút nhiều lao động so với các cây lương thực khác.

(0,5 điểm).
Câu 2 (2,0 điểm)
a) Sự khác nhau về phân bố các vành đai thực vật giữa sườn đón nắng và sườn
khuất nắng ở dãy núi An-pơ .
- Ở sườn núi đón nắng, các vành đai thực vật nằm cao hơn phía sườn khuất nắng.
(0,5 điểm)
- Nguyên nhân: Khí hậu ấm áp hơn. Ở những sườn đón gió có khí hậu ẩm hơn,
ấm hoặc mát hơn, thực vật đa dạng, phong phú hơn ở bên sườn khuất gió, vì bên sườn
khuất gió khô hơn, nóng hoặc lạnh hơn. (1,5 điểm)
Câu 3 (1,5 điểm)
- Khí hậu: châu Phi có khí hậu nóng, khô vào bậc nhất thế giới. (0,5 điểm)
- Nguyên nhân: Do phần lớn lãnh thổ nằm giữa hai chí tuyến, ít chịu ảnh hưởng
của biển. Hoang mạc chiếm diện tích lớn. (0,5 điểm)
- Do vị trí nằm cân xứng hai bên đường xích đạo nên các môi trường tự nhiên
của châu Phi nằm đối xứng qua xích đạo. (0,5 điểm)
Câu 4 (1,0 điểm)
Động thực vật ở môi trường hoang mạc đã thích nghi với môi trường sống bằng
cách:
- Hạn chế sự mất hơi nước, tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ
thể; (0,5 điểm)
- Một số loài cây rút ngắn chu kì sinh trưởng; một số khác lá biến thành gai hay
lá bọc sáp để hạn chế thoát hơi nước (0,5 điểm)
6. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra
Sau khi biên soạn xong đề kiểm tra cần xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra,
gồm các bước sau:
1) Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm, phát hiện những
sai sót hoặc thiếu chính xác của đề và đáp án. Sửa các từ ngữ, nội dung nếu thấy cần
thiết để đảm bảo tính khoa học và chính xác.
2) Đối chiếu từng câu hỏi với ma trận đề, xem xét câu hỏi có phù hợp với chuẩn
cần đánh giá không? Có phù hợp với cấp độ nhận thức cần đánh giá không? Số điểm

có thích hợp không? Thời gian dự kiến có phù hợp không?
3) Thử đề kiểm tra để tiếp tục điều chỉnh đề cho phù hợp với mục tiêu, chuẩn
chương trình và đối tượng học sinh (nếu có điều kiện).
4) Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm.
Ví dụ 3. Xây dựng đề kiểm tra 1 tiết, học kì I Địa lí 8
1. Xác định mục tiêu kiểm tra
- Đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm điều chỉnh nội dung, phương
pháp dạy học và giúp đỡ học sinh một cách kịp thời.
- Kiểm tra kiến thức, kĩ năng cơ bản về đặc điểm tự nhiên và một số đặc điểm
phát triển kinh tế của các nước ở châu Á.
- Kiểm tra ở cả 3 cấp độ nhận thức: biết, hiểu và vận dụng.
2. Xác định hình thức kiểm tra
Hình thức kiểm tra tự luận
3. Xây dựng ma trận đề kiểm tra
- Ở đề kiểm tra 1 tiết học kì I, Địa lí 8, nội dung kiểm tra ở chủ đề Thiên nhiên
và con người châu Á, với 14 tiết (bằng 100%).
- Trên cơ sở phân phối số tiết (như quy định trong PPCT ), kết hợp với việc xác
định chuẩn quan trọng ta xây dựng ma trận đề kiểm tra như sau:
Chủ đề (nội
dung,
chương)/Mức
độ nhận thức
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
cấp độ thấp
Vận dụng
cấp độ cao
Phần một :
THIÊN
NHIÊN VÀ
CON NGƯỜI

Ở CÁC
CHÂU LỤC
(tiếp theo)
CHÂU Á
- Biết được vị trí
địa lí, giới hạn của
châu Á trên
bản đồ.
100% TSĐ = 1,0
điểm;
% TSĐ
= điểm;
% TSĐ =
điểm;
% TSĐ
= điểm;
- Trình bày được
đặc điểm về địa
hình.
TSĐ = điểm; 100% TSĐ = 0,5
điểm;
% TSĐ =
điểm;
% TSĐ
= điểm;
- Trình bày được
đặc điểm khí hậu
của châu Á.
% TSĐ
= điểm;

100% TSĐ = 1,0
điểm;
% TSĐ
= điểm;
% TSĐ
= điểm;
- Trình bày
được đặc điểm
chung của sông
ngòi châu Á và
giải thích được
sự khác nhau
về chế độ nước
sông
% TSĐ
= điểm;
% TSĐ
= điểm;
100% TSĐ =
1,5điểm;
% TSĐ
= điểm;
- Trình bày
được các cảnh
quan tự nhiên
ở châu Á và
giải thích được
sự phân bố của
một số cảnh
quan.

% TSĐ =
điểm;
% TSĐ
= điểm;
100% TSĐ =
1,5điểm;
% TSĐ
= điểm;
- Trình bày và
giải thích ở mức
độ đơn giản một
số đặc điểm phát
triển kinh tế của
các nước ở châu
Á.
% TSĐ =
điểm;
100% TSĐ
=2,5điểm;
% TSĐ
= điểm;
% TSĐ
= điểm;
- Vẽ biểu đồ về
sự gia tăng dân
số khu vực thuộc
châu Á.
100% TSĐ =2
điểm;
% TSĐ

= điểm;
% TSĐ
= điểm;
% TSĐ
= điểm;
TSĐ 10
Tổng số câu
03
3,0 điểm
30%
4,0 điểm
40%
3,0 điểm
30 % TSĐ
% TSĐ
= điểm;
4. Viết đề kiểm tra từ ma trận
Đề kiểm tra 1 tiết, học kì I, Địa lí 8
Câu 1 (5,5 điểm)
Vị trí địa lí và đặc điểm địa hình có ảnh như thế nào tới khí hậu, sông ngòi và
cảnh quan thiên nhiên châu Á?
Câu 2 (2,5 điểm)
Hãy trình bày và giải thích một số đặc điểm phát triển kinh tế của các nước ở
châu Á.
Câu 3 (2,0 điểm)
Cho bảng số liệu sau:
Sự gia tăng dân số của châu Á
Năm 1800 1900 1950 1970 1990 2002 2005
Số dân (triệu người) 600 880 1402 2100 3110 3766
*

3920
* Chưa tính số dân của Liên Bang Nga thuộc châu Á
Vẽ biểu đồ gia tăng dân số châu Á thời kì 1800 – 2005.
5. Xây dựng hướng dẫn chấm và biểu điểm
- Điểm toàn bài tính theo thang điểm 10, làm tròn số đến 0,5 điểm.
- Cho điểm tối đa khi học sinh trình bày đủ các ý và bài làm sạch đẹp.
- Ghi chú:
+ Học sinh có thể không trình bày các ý theo thứ tự như hướng dẫn trả lời
nhưng đủ ý và hợp lí, sạch đẹp vẫn cho điểm tối đa.
+ Câu 3: nếu học sinh vẽ biểu đồ có khoảng cách năm như nhau trừ 0,5 điểm;
không có tên biểu đồ trừ 0,25 điểm; vẽ biểu đồ đường cho 1,0 điểm, các biểu đồ khác
không cho điểm.
Hướng dẫn trả lời
Câu 1 (5,5 điểm)
- Châu Á nằm ở nửa cầu Bắc, là một bộ phận của lục địa Á - Âu, kéo dài từ vùng
cực Bắc đến vùng xích đạo. Là châu lục rộng nhất thế giới. (0,5 đ)
- Có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao, đồ sộ tập trung ở trung tâm ; nhiều đồng
bằng rộng lớn (0,5 đ)
- Với vị trí địa lí và địa hình đã làm cho châu Á có:
+ Khí hậu mang tính chất phức tạp, đa dạng, phân hoá thành nhiều đới (5 đới),
nhiều kiểu khí hậu (9 kiểu) khác nhau (1,0 đ)
+ Các sông phân bố không đều và có chế động nước phức tạp
• Bắc Á: mùa đông nước đóng băng, mùa xuân có lũ do băng tan. (0,5 đ)
• Khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á sông có lượng nước lớn vào
mùa mưa. (0,5 đ)
• Tây Nam Á và Trung Á: nguồn nước ở các sông chủ yếu do tuyết, băng tan
từ núi cao cung cấp. (0,5 đ)
+ Cảnh quan thiên nhiên phân hóa rất đa dạng, bao gồm :
• Rừng lá kim, rừng nhiệt đới ẩm, thảo nguyên hoang mạc, cảnh quan núi
cao (1,0 đ)

• Nguyên nhân: do địa hình và khí hậu đa dạng (0,5 đ)
Câu 2 (2,5 điểm)
- Đặc điểm phát triển kinh tế các nước châu Á:
+ Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế các nước đều bị kiệt quệ, đời sống
nhân dân vô cùng cực khổ. (0,5 đ)
+ Nửa cuối thế kỉ XX, nền kinh tế các nước có sự biến đổi mạnh mẽ theo hướng
công nghiệp hoá, hiện đại hoá. (0,5 đ)
+ Tuy nhiên, trình độ phát triển kinh tế vẫn không đồng đều giữa các nước và
các vùng lãnh thổ. (0,5 đ)
- Nguyên nhân: Chế độ phong kiến và thực dân kìm hãm, nền kinh tế rơi vào
tình trạng chậm phát triển kéo dài. (1,0 đ)
Câu 3. (2,0 điểm)
Biểu đồ gia tăng dân số của châu Á.
6. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra
Sau khi biên soạn xong đề kiểm tra cần xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra,
gồm các bước sau:
1) Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm, phát hiện những
sai sót hoặc thiếu chính xác của đề và đáp án. Sửa các từ ngữ, nội dung nếu thấy cần
thiết để đảm bảo tính khoa học và chính xác.
600
880
1402
2100
3110
3766
3920
0
500
1000
1500

2000
2500
3000
3500
4000
4500
1800
1900
1950 1970 1990 20022005
Triệu người
N mă
2) Đối chiếu từng câu hỏi với ma trận đề, xem xét câu hỏi có phù hợp với chuẩn
cần đánh giá không? Có phù hợp với cấp độ nhận thức cần đánh giá không? Số điểm
có thích hợp không? Thời gian dự kiến có phù hợp không?
3) Thử đề kiểm tra để tiếp tục điều chỉnh đề cho phù hợp với mục tiêu, chuẩn
chương trình và đối tượng học sinh (nếu có điều kiện).
4) Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm.
Ví dụ 4. Xây dựng đề kiểm tra học kì II, Địa lí 9
1. Xác định mục tiêu kiểm tra
- Đánh giá kết quả học tập học kì II của học sinh.
- Kiểm tra kiến thức, kĩ năng cơ bản ở các chủ đề: vùng Đông Nam Bộ, vùng
Đồng bằng sông Cửu Long và Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi
trường biển, đảo.
- Kiểm tra ở cả 3 cấp độ nhận thức: biết, hiểu và vận dụng.
2. Xác định hình thức kiểm tra
Hình thức kiểm tra tự luận
3. Xây dựng ma trận đề kiểm tra
- Ở đề kiểm tra học kì II, Địa lí 9, các chủ đề và nội dung kiểm tra với số tiết là:
10 tiết (bằng 100%), phân phối cho các chủ đề và nội dung như sau: Vùng Đông Nam
Bộ, 4 tiết (40%); Đồng bằng sông Cửu Long, 3 tiết (30%); Phát triển tổng hợp kinh tế

và bảo vệ tài nguyên môi trường biển, đảo, 2 tiết (20%) ; Thực hành 1 tiết (10%).
- Trên cơ sở phân phối số tiết như trên, kết hợp với việc xác định chuẩn quan
trọng ta xây dựng ma trận đề kiểm tra như sau:
Ma trận đề kiểm tra học kì II, Địa lí 9
Chủ đề (nội
dung,
chương)/Mức
độ nhận thức
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cấp
độ thấp
Vận dụng
cấp độ cao
Vùng Đông
Nam Bộ
- Nhận biết vị trí
địa lí, giới hạn
lãnh thổ và nêu
ý nghĩa của
chúng đối với
việc phát triển
kinh tế - xã hội.
- Trình bày được
đặc điểm tự
nhiên, tài nguyên
thiên nhiên của
vùng ;
- Trình bày
được những
thuận lợi và
khó khăn của

đặc điểm tự
nhiên, tài
nguyên thiên
nhiên đối với
phát triển kinh
tế - xã hội.
40% TSĐ =
4điểm
25% TSĐ =
1điểm;
50 % TSĐ
=2điểm;
25% TSĐ =
1điểm;
% TSĐ
= điểm;
Vùng Đồng
bằng sông Cửu
Long
- Trình bày được
đặc điểm phát
triển kinh tế của
vùng : vùng
trọng điểm lương
thực thực phẩm
- Trình bày
được ý
nghĩa phát
triển công
nghiệp chế

biến lương
thực, thực
phẩm.
40% TSĐ =
4điểm
TSĐ =
điểm;
50% TSĐ =
2điểm;
% TSĐ =
điểm;
50% TSĐ
=2điểm;
Phát triển tổng
hợp kinh tế và
bảo vệ tài
nguyên môi
trường biển,
đảo
Kể tên và xác
định được vị trí
một số đảo và
quần đảo lớn từ
Bắc vào Nam.
20% TSĐ =
2điểm
100% TSĐ
=2điểm;
% TSĐ = điểm; % TSĐ
= điểm;

% TSĐ
= điểm;
TSĐ 10
Tổng số câu 03
3,0 điểm
30%;
4,0 điểm
40%
1,0 điểm
10%
2,0 điểm;
20% TSĐ
4. Viết đề kiểm tra từ ma trận
Đề kiểm tra học kì II, Địa lí 9
Câu 1. (4,0 điểm) Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ảnh
hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ ?
Câu 2. (4,0 điểm)
Trình bày hiện trạng sản xuất lương thực, thực phẩm ở Đồng bằng sông Cửu
Long. Phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có ý nghĩa như
thế nào đối với sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng này?
Câu 3. (2,0 điểm)
Hãy điền tên các đảo Cát Bà, Cái Bầu, Bạch Long Vĩ, Cồn Cỏ, Lý Sơn, Phú
Quý, Phú Quốc, Thổ Chu ; quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa lên lược đồ trống Việt
Nam và cho biết các đảo và quần đảo đó thuộc tỉnh/thành phố nào?
5. Xây dựng hướng dẫn chấm và biểu điểm
- Điểm toàn bài tính theo thang điểm 10, làm tròn số đến 0,5 điểm.
- Cho điểm tối đa khi học sinh trình bày đủ các ý và bài làm sạch đẹp.
- Ghi chú: Học sinh có thể không trình bày các ý theo thứ tự như hướng dẫn trả
lời nhưng đủ ý và hợp lí, sạch đẹp vẫn cho điểm tối đa.
Hướng dẫn trả lời

Câu 1. (4,0 điểm) Ảnh hưởng của vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên
thiên nhiên đến sự phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ
a) Thuận lợi
- Về vị trí địa lí
+ Giáp với Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu
Long là những vùng giàu nông, lâm, thủy sản. Phía tây giáp Campuchia, phía đông
giáp vùng biển giàu tiềm năng phát triển kinh tế. (0,5 điểm)
+ Thuận tiện cho giao lưu trên đất liền và biển, giao lưu với các vùng xung
quanh và với quốc tế. (0,5 điểm)
- Về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
+ Đông Nam Bộ có địa hình khá bằng phẳng, đất đất đai màu mỡ, khí hậu cận
xích đạo, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, nhất là cây công nghiệp lâu năm. (1,0
điểm)
+ Vùng biển ấm ngư trường rộng lớn, hải sản phong phú, gần đường hàng hải
quốc tế, thềm lục địa nông, giàu tiềm năng về dầu khí. (0,5 điểm)
+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc có tiềm năng lớn về thủy điện, phát triển giao
thông, cung cấp nước tưới cho cây công nghiệp, (0,5 điểm)
b) Khó khăn
+ Mùa khô kéo dài thiếu nước nghiêm trọng cho sản xuất, thậm chí cả sinh hoạt.
Trên đất liền nghèo khoáng sản. (0,5 điểm)
+ Diện tích rừng thấp, nguy cơ gây ô nhiễm do chất thải công nghiệp và sinh
hoạt cao, vấn đề bảo vệ môi trường luôn luôn phải quan tâm. (0,5 điểm)
Câu 2. (4,0 điểm)
a) Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất
nước ta.
- Diện tích và sản lượng lúa chiếm trên 50% của cả nước. Bình quân lương thực
đầu người gấp 2,3 lần cả nước (đạt 1066,3 kg/người, năm 2002). (0,5 điểm)
- Là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước với nhiều loại hoa quả nhiệt đới : xoài,
dừa, cam, bưởi, (0,5 điểm)
- Nghề chăn nuôi vịt cũng được phát triển mạnh. Vịt được nuôi nhiều nhất ở các

tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh. (0,5 điểm)
- Tổng sản lượng thuỷ sản của vùng chiếm hơn 50% của cả nước. Nghề nuôi
trồng thuỷ sản, đặc biệt là nghề nuôi tôm, cá xuất khẩu, đang được phát triển mạnh.
(0,5 điểm)
b) Phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có ý nghĩa quan
trọng đối với sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long
- Góp phần nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm (0,5 điểm), đồng thời giúp
sử dụng và bảo quản sản phẩm được lâu dài, đa dạng hoá sản phẩm lương thực, thực
phẩm. (0,5 điểm)
- Giúp cho sản phẩm lương thực, thực phẩm nước ta mở rộng ra thị trường quốc tế.
(0,5 điểm)
- Làm cho nền nông nghiệp của vùng dần tiến tới mô hình sản xuất liên kết nông,
công nghiệp. (0,5 điểm)
Câu 3. (2,0 điểm)
- Điền tương đối chính xác tên 5 đảo (quần đảo) ở đúng các tỉnh/ thành thì cho
1,0 điểm;
- Điền tương đối chính xác tên từ 6 đến 8 đảo (quần đảo) ở đúng các tỉnh/ thành
thì cho 1,5 điểm;
- Điền tương đối chính xác tên 9 đến 10 đảo (quần đảo) ở đúng các tỉnh/ thành
thì cho 2,0 điểm;
6. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra
Sau khi biên soạn xong đề kiểm tra cần xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra,
gồm các bước sau:
1) Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm, phát hiện những
sai sót hoặc thiếu chính xác của đề và đáp án. Sửa các từ ngữ, nội dung nếu thấy cần
thiết để đảm bảo tính khoa học và chính xác.
2) Đối chiếu từng câu hỏi với ma trận đề, xem xét câu hỏi có phù hợp với chuẩn
cần đánh giá không? Có phù hợp với cấp độ nhận thức cần đánh giá không? Số điểm
có thích hợp không? Thời gian dự kiến có phù hợp không?
3) Thử đề kiểm tra để tiếp tục điều chỉnh đề cho phù hợp với mục tiêu, chuẩn

chương trình và đối tượng học sinh (nếu có điều kiện).
4) Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm.

×