Tải bản đầy đủ (.ppt) (20 trang)

Kĩ năng tổ chức giờ SH lớp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (355.61 KB, 20 trang )


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THỪA THIÊN HUẾ
tháng 8 năm 2011
KĨ NĂNG TỔ CHỨC
GIỜ SINH HOẠT LỚP

MỤC TIÊU CỦA MODULE
Sau module này học viên sẽ:
♦ Trình bày và phân tích được những yêu cầu cơ
bản đối với giờ sinh hoạt lớp.
♦ Nêu được các hình thức tổ chức giờ sinh hoạt
lớp ở trường trung học.
♦ Xây dựng được một số giờ SH lớp với các hình
thức khác nhau theo hướng tăng cường sự tham
gia và nâng cao vai trò tự quản của HS.
♦ Điều chỉnh được tài liệu bồi dưỡng và áp dụng
tổ chức học tích cực cho người học trong các
khoá bồi dưỡng mà học viên sẽ đảm nhiệm ở địa
phương.

HOẠT ĐỘNG I:
Vai trò GD của giờ SH lớp đối với HS
Mục tiêu:
♦ Trình bày và phân tích được những tác
dụng giáo dục quan trọng mà giờ sinh hoạt
lớp có thể và cần phải mang lại cho HS.
♦ Phân tích chỉ ra những nguyên nhân làm
cho HS không thích thú với giờ sinh hoạt
lớp.


Hình 1 Hình 2
HOẠT ĐỘNG I:
Vai trò GD của giờ SH lớp đối với HS

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
1. Thầy/cô có nhận xét gì về giờ sinh hoạt lớp
thông qua 2 hình ảnh vừa xem?
2. Qua thực tế tổ chức giờ SH lớp, thầy/cô chia sẻ
những tác dụng giáo dục đối với HS?
3. Bằng kinh nghiệm của mình, thầy/cô chia sẻ:
- Những nguyên nhân làm cho HS không thích
giờ sinh hoạt?
- Những nguyên nhân làm cho HS thích giờ sinh
hoạt ?
HOẠT ĐỘNG I:
Vai trò GD của giờ SH lớp đối với HS

2. Tác dụng giáo dục của giờ sinh hoạt lớp
♦ Đây là dạng hoạt động GD tập thể, là một hình
thức tổ chức tự quản cho HS và là một trong
những biện pháp cơ bản góp phần xây dựng tập
thể học sinh đoàn kết.
♦ Đây cũng là dịp để HS làm quen với nhiều loại
hình hoạt động khác nhau, giúp các em phát triển
các kĩ năng cơ bản và cần thiết cho bản thân.
HOẠT ĐỘNG I:
Vai trò GD của giờ SH lớp đối với HS

3. Nguyên nhân chính làm cho HS không thích
giờ sinh hoạt lớp

♦ HS không được cùng nhau tổ chức, tham gia.
♦ Nội dung khô cứng, lập đi lập lai, không thực
sự gắn với nhu cầu của HS.
♦ Hình thức tổ chức giờ sinh hoạt lớp đơn điệu,
nhàm chán, không hứng thú với HS.
♦ GV quá nghiêm khắc, không gần gũi, thân
thiện, không đặt mình vào vị trí của HS để hiểu
các em……
HOẠT ĐỘNG 1:
Vai trò GD của giờ SH lớp đối với
HS

Kết luận hoạt động 1:
Mục tiêu
-
Phân tích được các yêu cầu cơ bản
đối với giờ sinh hoạt lớp.
- Thấy rõ sự cần thiết phải tổ chức giờ
sinh hoạt lớp đảm bảo các yêu cầu
GD.

HOẠT ĐỘNG 2: Xác định những yêu
cầu cơ bản đối với giờ sinh hoạt lớp

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
1. Mô tả giờ SH lớp : Thầy chủ nhiệm lớp tớ nghiêm có
tiếng, nên tiết sinh hoạt im phăng phắc, thầy chỉ định ai
phát biểu, kể lể tình hình, báo cáo gì thì mới được nêu ý
kiến, còn lại đừng ai nghĩ đến việc xung phong đứng lên
yêng hùng kiểu “Thưa thầy, con nghĩ khác cơ ạ!” – Có

bạn thừa nhận nhiều lúc muốn “có trời” với mấy kiểu áp
đặt của thầy chủ nhiệm đối với những hoạt động của lớp
lắm, nhưng rồi nghĩ “một cánh én nhỏ chẳng làm nên
mùa xuân” nên lại thôi ngay ý định. Điều tệ nhất là trong
lớp của Mạnh cũng có nhiều “cánh én” khác nghĩ thầm
trong đầu hệt như bạn ấy, và thế là cả một tập thể đã
“nối giáo” cho buổi sinh hoạt trở thành một chiều, vô
cùng thụ động và chẳng có tác dụng gì nhiều với những
vấn đề cần cả lớp cùng thảo luận.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 (t.t.)
2. Mô tả giờ SH lớp : “Với tớ và hội bạn ở lớp thì
tiết sinh hoạt lại nhẽ nhõm lắm, vì không phải là
tiết học môn gì cả, tha hồ xả hơi với cả tranh thủ
chép bài tập về nhà cho kịp các tiết sau. Cô
giáo vừa hiền ít nói lại chả mấy khi tham gia tiết
sinh hoạt, giao hết cho cán bộ lớp điều hành. Tụi
cán bộ lớp cũng chả muốn chơi nổi làm gì, nên
nói qua qua cho xong, rồi cũng yên phận về
chỗ.”…
Câu hỏi thảo luận phiếu học tập 2

KẾT LUẬN HOẠT ĐỘNG 2:
CÁC YÊU CẦU CƠ BẢN ĐỐI VỚI
GIỜ SH LỚP
♦ Đa dạng hoá về ND và hình thức tổ chức tiết
SH lớp.
♦ Thu hút tối đa sự tham gia của mọi HS dưới
sự hướng dẫn, giúp đỡ, cố vấn của GV nhằm
tăng cường vai trò tự quản của HS.

♦ Tăng cường những nội dung SH có liên quan
đến các công việc chung của lớp, phù hợp với
nhu cầu và sở thích của HS.
♦ Đảm bảo giao lưu dưới hình thức đối thoại.

Mục tiêu
♦ Nắm được một số hình thức tổ chức
giờ SH lớp.
♦ Biết cách khen chê HS như thế nào
trong giờ sinh hoạt lớp để có hiệu quả
giáo dục.
♦ Xây dựng được một số giờ sinh hoạt
lớp với các hình thức khác nhau theo
hướng tăng cường sự tham gia và
nâng cao vai trò tự quản của HS.
HOẠT ĐỘNG 3: Hình thức,
phương pháp tổ chức giờ sinh hoạt lớp

PHIẾU HỌC TẬP 3
ĐỌC MÔ TẢ GIỜ SINH HOẠT LỚP
VÀ THẢO LUẬN CÁC CÂU HỎI
Một số mô tả của HS THPT về giờ SH lớp được
đăng tải trên các diễn đàn của teen:
- Trong các buổi sinh hoạt lớp cô giáo chủ nhiệm
thường phê bình thẳng thắn những hiện tượng
lệch lạc của học sinh trong lớp. Cô chỉ đích danh
từng học sinh và từng khuyết điểm đã mắc phải và
dặn dò phải cố gắng sửa chữa trong tuần tiếp theo.
Một số học sinh nói nhỏ với bạn: Như thế này
không phải là sinh hoạt lớp.

HOẠT ĐỘNG 3: Hình thức,
phương pháp tổ chức giờ sinh hoạt lớp

PHIẾU HỌC TẬP 3
ĐỌC MÔ TẢ GIỜ SINH HOẠT LỚP
VÀ THẢO LUẬN CÁC CÂU HỎI
- Tất nhiên là chúng tớ bao giờ chả đoán được nội
dung của tiết sinh hoạt! Cô giáo chủ nhiệm với cả
mấy cán bộ lớp sẽ đều đều tổng kết lại tất cả - bằng
cách diễn tả một version khá dài dòng về những gì
trong sổ Nam tào (sổ ghi đầu bài) trong tuần trước
rồi blah blah phê bình kiểm điểm trước lớp. Cái mới
duy nhất của mỗi tiết phụ mà chính này là nín thở
chờ xem tuần này anh em nào của ta bị “lên thớt”
và xui tới đâu với mấy hình phạt.
HOẠT ĐỘNG 3: Hình thức,
phương pháp tổ chức giờ sinh hoạt lớp

CÂU HỎI THẢO LUẬN
(1) Xin thầy/cô cho một số lời bình luận về
những mô tả của HS về giờ sinh họat lớp ở
trên ? (THPT)
(2) Thầy/cô hãy chia sẻ trong nhóm về các
hình thức tổ chức giờ SH lớp mà mình
thường sử dụng?
(3) Theo Thầy/cô nên khen chê HS như thế
nào trong giờ sinh hoạt lớp để phát huy
hiệu quả giáo dục?

KẾT LUẬN HOẠT ĐỘNG 3:

Các hình thức tổ chức giờ sinh hoạt lớp:
1. Tổng kết, đánh giá thi đua và xây dựng kế
hoạch (tham khảo module về KN lập kế
hoạch)
2. Hình thức hỗn hợp: tổng kết thi đua và sinh
hoạt theo chủ đề.
3. Thảo luận chuyên đề/ chủ điểm.
4. Giao lưu- đối thoại với người trong cuộc
5. Tổ chức các hội thi (văn nghệ, hiểu biết
khoa học, HS thanh lịch )
6. …

(2) Hình thức hỗn hợp:
tổng kết thi đua và SH theo chủ đề
KẾT LUẬN HOẠT ĐỘNG 3:
- Đánh giá tình hình chung của lớp
trong tuần;
- Thông báo những công việc chính
trong tuần tới.
- Sinh hoạt theo chủ đề (thời gian
khoảng 35 phút).

- Khen ngợi phải cụ thể, gọi tên các phẩm
chất.
- Khen ngợi phải chân thật, gây được cảm
xúc tích cực nơi người khen.
- Cần khen ngay hành vi tích cực mới khi nó
vừa xuất hiện nhất là với những em hay mắc
khuyết điểm,những em học yếu, nhút nhát….
- Khi phê bình HS cũng cần lưu ý là phê bình

hành vi cụ thể chứ không khái quát hoá thành
phẩm chất nhân cách.
- Khi phê bình không được chì chiết, nhắc đi
nhắc lại những khuyết điểm đã xảy ra từ lâu ……
Khi khen chê HS cần lưu ý
một số vấn đề sau:

TRÂN TRỌNG
CÁM ƠN SỰ CHÚ Ý VÀ THAM GIA CHIA SẺ
TÍCH CỰC CỦA QUÝ THẦY/CÔ!

LÀM QUEN
LÀM QUEN
Vừa gặp nhau đây ta đã thấy quen
quen/ mê mê/ say say/ phê
phê/yêu yêu.
Thấy quen quen nhưng chưa phải
là quen
Cười lên đi, hát lên đi, hát lên đi
cho chúng mình quen nhau.

×