Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng tin học dành cho thcs

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (430.76 KB, 51 trang )

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG TIN HỌC
DÀNH CHO THCS QUYỂN 1

I. Chương trình, chuẩn KTKN Tin học dành cho THCS quyển 1
A) Chương trình
1. Một số khái niệm cơ bản của Tin học
2. Hệ điều hành.
 Khái niệm Hệ điều hành
 Tệp và Thư mục
3. Soạn thảo văn bản
 Phần mềm soạn thảo văn bản
 Soạn thảo văn bản tiếng Việt
 Bảng
 Tìm kiếm và thay thế
 Vẽ hình trong văn bản
 Chèn một đối tượng vào văn bản
4. Khai thác phần mềm học tập
B) Chuẩn KTKN
CHỦ ĐỀ
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ
Một số khái
niệm cơ bản
của Tin học
Kiến thức
•Biết khái niệm ban đầu về thông
tin và dữ liệu
•Biết sơ lược về cấu trúc của máy
tính điện tử
•Biết được Tin học là một khoa
học xử lí thông tin bằng máy tính
điện tử.


- Giới thiệu các dạng thông tin,
dữ liệu.
- Giới thiệu cấu trúc MTĐT:
thiết bị ngoại vi và một số chức
năng của các bộ phận chính của
MTĐT. Điểm qua một số đặc
thù của MTĐT.
- Giới thiệu các ứng dụng của
MTĐT
- Giới thiệu các thiết bị ngoại vi
thông dụng và cách sử dụng tại
phòng máy.
Hệ điều hành
1. Khái niệm về
hệ điều hành
Kiến thức
•Biết được chức năng của hệ điều
hành.
•Biết được qui trình làm việc với
hệ điều hành, vào/ra hệ điều hành
Kỹ năng
- Sử dụng một hệ điều hành cụ
thể, thông dụng.
- HS cần đạt: thực hiện được
một số lệnh chủ yếu qua bảng
chọn; biết trả lời một số yêu cầu
của hệ điều hành.
10
CHỦ ĐỀ
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ

•Giao tiếp được với hệ điều hành
2. Tệp và thư
mục
Kiến thức
•Hiểu được khái niệm tệp, thư
mục và đường dẫn.
•Hiểu một số thao tác liên quan
đến tệp và thư mục
Kĩ năng
•Thực hiện được xem nội dung
của thư mục và tệp.
•Thực hiện được việc sao chép
tệp; xóa tệp; tạo thư mục mới, xóa
thư mục; di chuyển tệp.
- Sử dụng công cụ của hệ điều
hành để xem cấu trúc của thư
mục và sao chép, xoá tệp.
- Các thao tác liên quan đến tệp
và thư mục: sao chép tệp; xóa
tệp; tạo thư mục mới; xóa thư
mục; di chuyển tệp; xem nội
dung của thư mục và tệp.
Soạn thảo văn
bản
1. Phần mềm
soạn thảo văn
bản
Kiến thức
•Biết một số chức năng cơ bản
của phần mềm soạn thảo văn bản.

•Biết một số khái niệm định dạng
văn bản như: lề, phông chữ, kiểu
chữ, cỡ chữ, dãn dòng, tiêu đề đầu
trang, cuối trang.
- Nêu được tính năng ưu việt của
soạn thảo văn bản bằng máy tính
2. Soạn thảo
văn bản tiếng
Việt
Kiến thức
•Biết gõ văn bản và văn bản tiếng
Việt.
•Biết cách định dạng trang văn
bản như căn lề, phông chữ, kiểu
chữ, cỡ chữ.
•Biết cách sao chép, cắt dán đoạn
văn bản
•Biết cách ghi văn bản thành tệp
•Biết cách mở tệp cũ.
•Biết cách in văn bản.
Kĩ năng
•Soạn được một vài văn bản như
bài báo tường, đơn xin phép, bản
báo cáo,
- Sử dụng một hệ soạn thảo cụ
thể để minh họa
- Có thể sử dụng phần mềm gõ
tiếng Việt như VietKey và
phông UNICODE.
- Cần xây dựng các bài thực

hành và tổ chức thực hiện tại
phòng máy để học sinh đạt được
những kĩ năng theo yêu cầu
3. Bảng
Kiến thức
•Biết cách tạo bảng; chỉnh độ
11
CHỦ ĐỀ
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ
rộng của hàng, cột.
•Biết cách: chèn, xoá, tách, gộp
các ô, hàng và cột.
•Biết cách gõ văn bản trong bảng
Kĩ năng
•Thực hiện được tạo bảng như:
lập danh sách lớp, tổ, lập thời khoa
biểu,
- Chưa đặt ra yêu cầu trang trí
bảng.
4. Tìm kiếm và
thay thế
Kiến thức
•Biết cách tìm kiếm, thay thế .
Kĩ năng
•Thực hiện được thao tác tìm
kiếm và thay thế đơn giản.
- Tìm kiếm và thay thế từ, cụm
từ
- Chú ý đến ý nghĩa sử dụng của
tìm kiếm và thay thế.

5. Vẽ hình
trong văn bản
Kiến thức
•Biết cách vẽ hình trực tiếp trên
một trang văn bản.
Kĩ năng
•Vẽ được hình và thực hiện được
các thao tác sao chép, cắt, dán hình
bằng công cụ vẽ .
- Sử dụng công cụ vẽ của hệ soạn
thảo.
6. Chèn một
đối tượng vào
văn bản
Kiến thức
•Biết cách chèn một đối tượng
vào văn bản.
Kĩ năng
• Chèn được đồ thị, hình vẽ, ảnh,
vào văn bản. Bố cục bức tranh
tương đối hợp lý.
- Nên cho học sinh làm một bài
báo tường có tranh, ảnh minh
hoạ.
Khai thác
phần mềm
HT
Kiến thức
•Biết cách sử dụng phần mềm học
tập đã lựa chọn

Kĩ năng
•Thực hiện được các công việc
khởi động/ra khỏi, sử dụng bảng
chọn , các thao tác tương tác với
phần mềm.
- Lựa chọn phần mềm học tập
theo hướng dẫn thực hiện
chương trình.
II. SGK thể hiện Chương trình, Chuẩn KTKN
12
Sách giáo khoa gồm 4 chương tương ứng với 4 chủ đề của Chương trình tin học
dành cho THCS quyển 1, cụ thể:
Chủ để trong Chương trình Chương trong SGK Số bài
Một số khái niệm cơ bản của
Tin học
Chương 1. Làm quen với Tin
học và máy tính điện tử
4 LT + 1 TH (*)
Khai thác phần mềm học tập Chương 2. Phần mềm học tập 0 LT + 04 TH
Hệ điều hành Chương 3. Hệ điều hành 4 LT + 3 TH
Soạn thảo văn bản Chương 4. Soạn thảo văn bản 9 LT + 6 TH
* Lưu ý:
- Cách viết 4 LT + 1 TH được hiểu là 4 bài lí thuyết và 1 bài thực hành.
- Các bài ở chương 2 (Phần mềm học tập) là các bài lý thuyết kết hợp
với thực hành.
- Việc phân bổ thời lượng dạy học thực hiện theo hướng dẫn của Bộ
GD&ĐT.
- Các phần mềm cụ thể được sử dụng chỉ để minh họa yêu cầu về
KTKN. Khi sử dụng phần mềm khác để dạy học, điều quan trọng là
đảm bảo các KTKN tương đương. Thực hiện việc sử dụng các phần

mềm miễn phí, mã nguồn mở để dạy học theo hướng dẫn của Bộ
GD&ĐT.

Chương 1. Làm quen với Tin học và máy tính điện tử
A) Nội dung trọng tâm của chương
• Khái niệm thông tin, các dạng thông tin phổ biến.
• Cấu trúc MTĐT: thiết bị ngoại vi và một số chức năng của các bộ phận
chính của MTĐT. Một số đặc thù của MTĐT.
• Một số ứng dụng của MTĐT.
B) Yêu cầu KTKN của chương
1. Kiến thức:
• Biết khái niệm ban đầu về thông tin và dữ liệu, các dạng thông tin phổ
biến.
• Biết máy tính là công cụ hỗ trợ hoạt động xử lí thông tin của con người
và tin học là ngành khoa học nghiên cứu các hoạt động xử lí thông tin tự
động bằng máy tính điện tử.
• Hiểu cấu trúc sơ lược của máy tính điện tử và các thành phần cơ bản nhất
của máy tính. Bước đầu biết khái niệm phần cứng và phần mềm máy
tính.
• Biết một số ứng dụng của tin học và máy tính điện tử.
2. Kĩ năng:
• Nhận biết được một số bộ phận cơ bản của máy tính cá nhân.
• Biết cách bật/tắt máy tính.
• Làm quen với bàn phím và chuột máy tính.
3. Thái độ
13
• Nhận thức được tầm quan trọng của môn học, có ý thức học tập bộ môn,
rèn luyện tính cần cù, ham thích tìm hiểu và tư duy khoa học.
C) KTKN và nội dung trong bài
§1. Thông tin và Tin học

1. Yêu cầu về KTKN
• Biết khái niệm về thông tin và hoạt động thông tin của con người
• Biết máy tính là công cụ hỗ trợ con người trong các hoạt động thông tin
• Biết khái niệm ban đầu về tin học và nhiệm vụ chính của tin học
2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính
• Biết thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung
quanh và về chính con người. Minh họa bằng ví dụ cụ thể.
• Biết hoạt động thông tin bao gồm: tiếp nhận, xử lý, lưu trữ và truyền
thông tin.
• Biết hoạt động thông tin của con người: Tiếp nhận thông tin qua các giác
quan, bộ não giúp con người xử lí, lưu trữ thông tin và truyền thông tin
thông qua hành động, lời nói, biểu cảm.
• Biết nhiệm vụ chính của tin học là nghiên cứu việc thực hiện các hoạt
động thông tin một cách tự động nhờ sự trợ giúp của máy tính điện tử.
§2. Thông tin và biểu diễn thông tin
1. Yêu cầu về KTKN
• Phân biệt được các dạng thông tin cơ bản
• Biết khái niệm biểu diễn thông tin và cách biểu diễn thông tin trong máy
tính
2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính
• Phân biệt được ba dạng thông tin cơ bản: Dạng văn bản, dạng hình ảnh,
dạng âm thanh.
• Biết biểu diễn thông tin là cách thể hiện thông tin. Biết thông tin có thể
được biểu diễn bằng nhiều cách khác nhau. Biết dữ liệu là thông tin được
lưu trữ trong máy tính.
• Biết trong máy tính thông tin được biểu diễn dưới dạng dãy bit chỉ gồm
số 0 và số 1. Tất cả thông tin đưa vào máy tính đều phải biểu diễn dưới
dạng dãy bit.
§3. Em có thể làm được những gì nhờ máy tính
1. Yêu cầu về KTKN

• Biết khả năng ưu việt của máy tính
• Biết tin học được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội
14
• Biết máy tính chỉ là công cụ thực hiện theo chỉ dẫn của con người
2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính
• Biết khả năng ưu việt của máy tính: Tính toán nhanh; Tính toán với độ
chính xác cao; Khả năng lưu trữ lớn; Khả năng làm việc không mệt mỏi.
• Kể tên, lấy ví dụ về một số ứng dụng của máy tính trong các lĩnh vực
như: Thực hiện các tính toán; Tự động hoá công việc văn phòng; Hỗ trợ
công tác quản lí; Công cụ học tập và giải trí; Điều khiển tự động và
robot; Liên lạc, tra cứu và mua bán trực tuyến.
• Biết tất cả những gì máy tính thực hiện đều do con người chỉ dẫn thông
qua câu lệnh, không có chỉ dẫn của con người máy tính không làm được
gì cả.
§4. Máy tính và phần mềm máy tính
1. Yêu cầu về KTKN
• Biết sơ lược về cấu trúc của máy tính điện tử
• Biết một số thành phần chính của máy tính cá nhân
• Biết khái niệm phần mềm máy tính và vai trò của phần mềm máy tính
• Biết máy tính hoạt động theo chương trình
• Có ý thức mong muốn hiểu biết về máy tính và ý thức rèn luyện tác
phong làm việc khoa học, chuẩn xác.
2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính
• Biết mô hình quá trình ba bước của hoạt động thông tin: Nhập → Xử lí
→ Xuất.
• Biết để có thể giúp con người trong hoạt động thông tin, máy tính cần
phải có các thành phần tương ứng để thực hiện các chức năng thu nhận
(nhập), xử lý và xuất thông tin.
• Biết (và nhận biết được, nếu có máy tính minh họa trên lớp học) cấu trúc
chung của máy tính điện tử bao gồm các thành phần: Thiết bị vào (bàn

phím, chuột), bộ xử lí trung tâm (CPU), thiết bị ra (màn hình, máy in).
• Biết máy tính hoạt động theo chương trình (chương trình bao gồm dãy
lệnh, mỗi lệnh chỉ dẫn cho máy tính thực hiện một thao tác). Chính điều
này đã làm cho quá trình xử lý thông tin trên máy tính được tiến hành
một cách tự động và máy tính trở thành công cụ tự động hoá cao nhất
trong tất cả các công cụ mà con người đã sáng tạo ra.
• Biết phần mềm máy tính là chương trình chỉ dẫn cho máy tính hoạt động.
Không có phần mềm máy tính không hoạt động được.
• Biết phần mềm máy tính có thể chia thành hai loại chính: Phần mềm hệ
thống và phần mềm ứng dụng.
Bài thực hành 1. Làm quen với một số thiết bị máy tính
1. Yêu cầu về KTKN
• Nhận biết được các bộ phận cơ bản của máy tính cá nhân
• Thực hiện được việc bật/tắt máy tính
• Thực hiện được một số thao tác với bàn phím
15
• Hiểu và thấy sự cần thiết phải tuân thủ nội quy phòng máy tính
2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính
• Hiểu nội quy và thấy được sự cần thiết phải thực hiện nội quy phòng
máy tính.
• Nhận biết được các bộ phận cơ bản của máy tính và liên hệ với cấu trúc
chung của máy tính như: Bàn phím, chuột (bộ phận nhập thông tin);
Thân máy tính (bộ phận xử lí, lưu trữ thông tin); Màn hình, máy in (bộ
phận xuất thông tin).
• Thực hiện được thao tác bật/tắt máy tính đúng qui trình (theo thực tế của
phòng máy đang sử dụng).
• Phân biệt được khu vực phím soạn thảo, phím số, phím chức năng, một
số phím thông dụng như Enter, Shift, Alt, Ctrl của bàn phím.
Chương 2. Phần mềm học tập
A) Nội dung trọng tâm của chương

• Giới thiệu một số phần mềm học tập
• Thông qua phần mềm học tập rèn luyện một số KTKN cơ bản khai thác,
sử dụng phần mềm máy tính.
B) Yêu cầu KTKN của chương
1. Kiến thức:
• Nhận biết chuột và bàn phím, biết các thao tác cơ bản với chuột và bàn
phím
• Biết lợi ích của việc gõ mười ngón, tầm quan trọng của cách đặt đúng
các ngón tay trên bàn phím
• Biết quy tắc gõ các phím trên hàng phím
• Biết sử dụng các phần mềm đã lựa chọn để luyện tập sử dụng chuột và
bàn phím
• Biết sử dụng phần mềm học tập để mở rộng kiến thức
2. Kĩ năng:
• Thực hiện được các thao tác cơ bản với chuột
• Đặt ngón tay đúng vị trí tại hàng phím cơ sở
• Sử dụng cả mười ngón tay để gõ các phím trên các hàng cơ sở, hàng trên,
hàng dưới và hàng phím số, chỉ yêu cầu gõ đúng, chưa yêu cầu gõ nhanh,
chưa đòi hỏi gõ hoàn toàn chính xác.
• Sử dụng được phần mềm để luyện tập các thao tác với chuột và luyện gõ
bàn phím ở mức đơn giản
3. Thái độ
• Có thái độ nghiêm túc, kiên trì rèn luyện gõ bàn phím, thao tác với chuột.
• Có ý thức tự khám phá, sử dụng phần mềm.
C) KTKN và nội dung trong bài
16
Bài 5. Luyện tập chuột
1. Yêu cầu về KTKN
• Phân biệt các nút chuột
• Biết các thao tác cơ bản với chuột

• Thực hiện được các thao tác cơ bản với chuột
2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính
• Biết cách cầm chuột và thực hiện được việc cầm chuột đúng qui cách.
Nhận biết được trỏ chuột trên màn hình. Thấy được vai trò của chuột
trong việc điều khiển máy tính.
• Biết các thao tác cơ bản với chuột và thực hiện được đúng các thao tác:
di chuyển chuột, nháy chuột, nháy nút phải chuột, nháy đúp chuột và kéo
thả chuột
Bài 6. Học gõ mười ngón
1. Yêu cầu về KTKN
• Biết các khu vực phím trên bàn phím, các hàng phím trên bàn phím
• Hiểu được lợi ích của việc ngồi đúng tư thế và gõ bàn phím bằng mười
ngón
• Xác định được vị trí các phím trên bàn phím, phân biệt được các phím
soạn thảo và các phím chức năng.
• Biết và bước đầu thực hiện được việc ngồi đúng tư thế
• Biết quy tắc gõ mười ngón và bước đầu thực hiện được gõ mười ngón
• Có thái độ nghiêm túc trong việc rèn luyện gõ mười ngón, ngồi đúng tư
thế
2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính
• Nhận biết khu vực phím số, phím chức năng, phím điều khiển và phím
soạn thảo văn bản.
• Xác định được 5 hàng phím chính: hàng phím số, hàng phím trên, hàng
phím cơ sở, hàng phím dưới và hàng phím chứa phím dấu cách.
• Biết lợi ích của việc gõ mười ngón: ban đầu luyện tập tuy khó khăn và
chậm nhưng về sau tốc độ gõ sẽ nhanh hơn và chính xác hơn.
• Biết tư thế ngồi đúng tránh được các nguy cơ mắc các bệnh về mắt, cột
sống , tư thế ngồi đúng cho phép làm việc lâu hơn và hiệu quả hơn.
• Biết và bước đầu thực hiện được đặt tay và gõ phím đúng quy cách.
Chưa yêu cầu gõ nhanh, chỉ yêu cầu HS sử dụng đúng ngón tay khi gõ

phím.
Bài 7. Sử dụng phần mềm Mario để luyện gõ phím
1. Yêu cầu về KTKN
• Biết cách khởi động/thoát khỏi phần mềm. Biết sử dụng phần mềm để
luyện gõ mười ngón
17
• Thực hiện được việc khởi động/thoát khỏi phần mềm. Thực hiện được
đăng kí, thiết đặt tuỳ chọn, lựa chọn bài học phù hợp. Thực hiện được bài
gõ phím đơn giản nhất.
• Rèn luyện tính kiên trì trong học tập, rèn luyện
2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính
• Thực hiện được khởi động phần mềm thông qua biểu tượng trên màn
hình nền, thực hiện được việc thoát khỏi phần mềm.
• Thực hiện được việc thiết đặt các lựa chọn để luyện tập và lựa chọn bài
học, mức luyện gõ bàn phím.
• Thực hiện được bài luyện tập ở mức 1 - mức đơn giản nhất.
Bài 8. Quan sát trái đất và các vì sao trong hệ mặt trời
1. Yêu cầu về KTKN
• Biết cách khởi động/thoát khỏi phần mềm.
• Biết sử dụng chuột để điều khiển nút lệnh quan sát để tìm hiểu về Hệ mặt
trời
• Có ý thức tự khám phá phần mềm, vừa làm vừa quan sát, không sợ sai
2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính
• Thực hiện được việc sử dụng chuột để điều khiển các nút lệnh của phần
mềm để quan sát, khám phá Hệ mặt trời.
• Thực hiện được việc điều khiển khung nhìn để quan sát Hệ mặt trời;
chuyển động của Trái Đất và Mặt Trăng; hiện tượng nhật thực và nguyệt
thực.
• Biết cách khám phá và có ý thức tự khám phá phần mềm mới dựa trên
những kiến thức, kĩ năng và thông tin đã có như: phán đoán, thử và quan

sát hiệu ứng để tìm hiểu về chức năng các lệnh, các nút lệnh, thanh trượt.
Chương 3. Hệ điều hành
A) Nội dung trọng tâm của chương
• Giới thiệu vai trò, chức năng của hệ điều hành máy tính
• Cách tổ chức thông tin trong máy tính
• Một số thao tác cơ bản giao tiếp với hệ điều hành cụ thể
B) Yêu cầu KTKN của chương
1. Kiến thức:
• Biết vai trò, chức năng của hệ điều hành
• Biết cách tổ chức và quản lí thông tin trên đĩa của hệ điều hành
• Nhận biết được giao diện của hệ điều hành, màn hình nền và các đối
tượng chính trên màn hình nền
2. Kĩ năng:
• Thực hiện được giao tiếp được với hệ điều hành
• Thực hiện được việc xem thông tin trong các ổ đĩa, trong các thư mục
• Phân biệt được tên tệp, thư mục, đường dẫn.
18
• Thực hiện được thao tác với tệp và thư mục: tạo mới, xoá, đổi tên, sao
chép, di chuyển.
3. Thái độ
• Có ý thức bảo vệ, gìn giữ thông tin lưu trong máy
C) KTKN và nội dung trong bài
Bài 9. Vì sao cần có hệ điều hành
1. Yêu cầu về KTKN
• Biết vai trò của hệ điều hành
2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính
• Dựa trên các ý tưởng đưa ra trong hai quan sát trong SGK HS thấy được
vai trò điều khiển, điều hành. Từ đó biết hệ điều hành có vai trò rất quan
trọng, hệ điều hành điều khiển phần cứng và phần mềm máy tính tham
gia vào hoạt động thông tin.

Bài 10. Hệ điều hành làm những việc gì?
1. Yêu cầu về KTKN
• Biết chức năng của hệ điều hành
2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính
• Biết hệ điều hành là một phần mềm máy tính được cài đặt đầu tiên trong
máy tính (hệ điều hành điều khiển tất cả các tài nguyên và chương trình
có trong máy tính; Các phần mềm khác phải cài đặt trên nền của một hệ
điều hành đã có sẵn trong máy tính)
• Biết hai chức năng quan trọng của hệ điều hành:
 Điều khiển phần cứng và tổ chức thực hiện phần mềm khác
 Cung cấp môi trường giao tiếp giữa người và máy tính
• Biết máy tính không bị gắn cứng với một hệ điều hành cụ thể nào và tất
cả các hệ điều hành đều có chức năng chung.
• Biết có nhiều hệ điều hành, thấy sự cần thiết lựa chọn và sử dụng hệ điều
hành miễn phí.
Bài 11. Tổ chức thông tin trong máy tính
1. Yêu cầu về KTKN
• Bước đầu hiểu khái niệm tệp, thư mục, đĩa và đường dẫn
19
• Biết vài trò của hệ điều hành trong việc tạo ra, lưu trữ và quản lí thông
tin trên máy tính
• Hiểu cấu trúc cây thư mục
• Biết các thao tác chính với tệp, thư mục
2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính
• Biết tệp là đơn vị cơ bản để lưu trữ thông tin trên đĩa
• Biết thư mục có thể chứa các tệp và các thư mục con.
• Hiểu tổ chức phân cấp hình cây thư mục (HS chỉ ra được quan hệ mẹ-
con của thư mục)
• Biết tệp và thư mục đều phải được đặt tên. Qui tắc đặt tên tệp và thư mục
phụ thuộc vào từng hệ điều hành. Thông thường tên tệp, thư mục gồm

phần tên và phần mở không dài quá 255 kí tự, đặc biệt tên tệp không
chứa các kí tự sau: \ / : * ? " < > |. HS cần nhận biết được tên tệp, thư
mục đặt sai qui tắc, đặt được tên tệp, thư mục đúng qui tắc của hệ điều
hành cụ thể đang sử dụng.
• Hiểu khái niệm đường dẫn. Đường dẫn cho biết vị trí của tệp (hoặc thư
mục) được lưu trữ. Đường dẫn gồm tên các thư mục theo chiều từ thư
mục gốc đến tệp (hoặc thư mục) cần tìm. HS thực hiện được việc xác
định vị trí tên tệp, thư mục qua đường dẫn, viết được đường dẫn đúng
khi biết cấu trúc cây thư mục.
• Biết các thao tác chính có thể thực hiện với thư mục, tệp: Xem, tạo mới,
xoá, đổi tên, sao chép, di chuyển.
Bài 12. Hệ điều hành Windows
1. Yêu cầu về KTKN
• Nhận biết được một số biểu tượng chính trên màn hình nền của hệ
điều hành Windows
• Biết ý nghĩa của các khái niệm: màn hình nền, thanh công việc, nút
Start, các biểu tượng chương trình ứng dụng và khái niệm cửa sổ
trong hệ điều hành.
• Biết và hiểu được chức năng của các thành phần chính của một cửa
sổ trong Windows.
2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính
• Nhận biết và biết cách chạy một số chương trình ứng dụng đã được
cài đặt sẵn. Biết hai cách chạy chương trình hoặc nháy đúp chuột lên
20
biểu tượng của chương trình trên màn hình nền hoặc chọn biểu tượng
của chương trình trong bảng chọn Start.
• Biết trên Windows mỗi chương trình ứng dụng khi chạy sẽ được thể
hiện trong một cửa sổ riêng. Nhận biết một số thành phần chính của
cửa sổ: thanh tiêu đề, thanh bảng chọn, thanh công cụ, thanh cuốn
dọc, thanh cuốn ngang, các nút phóng to, thu nhỏ, đóng cửa sổ. Biết

các thao tác cơ bản với các cửa sổ ứng dụng này.
• Nhận biết được màn hình nền và các biểu tượng My Computer, My
Documents, Thùng rác, thanh công việc (Taskbar), nút Start. Phân
biệt được biểu tượng ổ đĩa với thư mục khác.
• Phân biệt được cửa sổ của một ứng dụng và cửa sổ hệ thống của
windows (ví dụ My Computer)
Bài thực hành 2. Làm quen với Windows
1. Yêu cầu về KTKN
• Rèn luyện kĩ năng sử dụng chuột
• Thực hiện các thao tác vào/ra hệ thống
• Bước đầu làm quen sử dụng bảng chọn Start
• Thực hiện các thao tác cơ bản với cửa sổ, biểu tượng, thanh bảng
chọn trong môi trường Windows.
2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính
• Thực hiện được việc sử dụng chuột mở bảng chọn Start và chạy
được chương trình có trong mục All Programs.
• Thực hiện được thao tác sử dụng chuột để chọn, kích hoạt biểu tượng
trên màn hình nền.
• Thực hiện được các thao tác phóng to, thu nhỏ, đóng cửa sổ, di
chuyển cửa sổ, sử dụng thanh trượt để xem nội dung cửa sổ và làm
quen với bảng chọn File, Edit, View.
Bài thực hành 3. Các thao tác với thư mục
1. Yêu cầu về KTKN
• Làm quen với hệ thống quản lý tệp trong Windows XP
21
• Thực hiện việc xem nội dung các thư mục qua sử dụng biểu tượng
My Computer
• Thực hiện được việc tạo thư mục mới, đổi tên và xoá thư mục đã có.
2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính
• Nhận biết được cách thể hiện cấu trúc cây thư mục trong cửa sổ - xác

định được quan hệ thư mục mẹ, thư mục con. Thực hiện được việc
xem nội dung ổ đĩa, thư mục bằng chuột.
• Thực hiện được việc tạo thư mục mới, đổi tên thư mục và xoá thư
mục.
Bài thực hành 4. Các thao tác với tệp tin
1. Yêu cầu về KTKN
• Thực hiện được đổi tên, xóa, sao chép và di chuyển tệp tin
2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính
• Thực hiện được thao tác với tệp: đổi tên, xóa, sao chép và di chuyển
tệp tin.
• HS thực hiện đầy đủ các bước như mô tả trong SGK và tự hoàn
thành bài tập ở mục thực hành tổng hợp.
Chương 4. Soạn thảo văn bản
A) Nội dung trọng tâm của chương
• Một số kiến thức mở đầu về soạn thảo văn bản trên máy tính.
• Thực hiện được việc soạn thảo, trình bày văn bản đơn giản
B) Yêu cầu KTKN của chương
1. Kiến thức
• Biết một số chức năng cơ bản của phần mềm soạn thảo văn bản.
• Biết một số khái niệm định dạng văn bản như: lề, phông chữ, kiểu chữ,
cỡ chữ, dãn dòng, tiêu đề đầu trang, cuối trang.
• Biết gõ văn bản và văn bản tiếng Việt.
• Biết cách định dạng trang văn bản như căn lề, phông chữ, kiểu chữ, cỡ
chữ.
• Biết cách sao chép, cắt dán đoạn văn bản
• Biết cách ghi văn bản thành tệp
• Biết cách mở tệp cũ.
• Biết cách in văn bản.
• Biết cách tạo bảng; chỉnh độ rộng của hàng, cột.
• Biết cách: chèn, xoá, tách, gộp các ô, hàng và cột.

22
• Biết cách gõ văn bản trong bảng
• Biết cách tìm kiếm, thay thế.
• Biết cách chèn một đối tượng vào văn bản.
• Biết cách sử dụng phần mềm học tập đã lựa chọn
2. Kĩ năng
• Soạn được một vài văn bản như bài báo tường, đơn xin phép, bản báo
cáo,
• Thực hiện được tạo bảng như: lập danh sách lớp, tổ, lập thời khoa biểu,
• Thực hiện được thao tác tìm kiếm và thay thế đơn giản.
• Chèn được đồ thị, hình vẽ, ảnh, vào văn bản. Bố cục bức tranh tương đối
hợp lý.
• Thực hiện được các công việc khởi động/ra khỏi, sử dụng bảng chọn ,
các thao tác tương tác với phần mềm.
3. Thái độ
• Rèn luyện phong cách làm việc khoa học, có tổ chức.
* Lưu ý:
• Trong chuẩn KTKN, phần Soạn thảo văn bản có yêu cầu về KT: Biết
cách vẽ hình trực tiếp trên một trang văn bản; về KN: Vẽ được hình và
thực hiện được các thao tác sao chép, cắt, dán hình bằng công cụ vẽ.
Tuy nhiên trong SGK hiện hành không có nội dung đáp ứng yêu cầu này.
Vì vậy, KTKN này là không bắt buộc đối với HS.
C) KTKN và nội dung trong bài
Bài 13. Làm quen với soạn thảo văn bản
1. Yêu cầu về KTKN
• Biết vai trò của phần mềm soạn thảo văn bản. Biết có nhiều phần mềm
soạn thảo văn bản.
• Nhận biết được biểu tượng của word và biết cách thực hiện thao tác khởi
động word. Phân biệt được các thành phần cơ bản của màn hình làm việc
Word.

• Biết vai trò của các bảng chọn và các nút lệnh. Biết cách thực hiện lệnh
trong bảng chọn và trên thanh công cụ
• Biết cách tạo văn bản mới, mở văn bản đã có, lưu văn bản trên đĩa và kết
thúc phiên làm việc với Word.
2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính
• Biết phần mềm soạn thảo văn bản là phần mềm ứng dụng phục vụ công
việc soạn thảo trên máy vi tính, bao gồm: gõ văn bản, sửa đổi, trình bày,
lưu trữ và in văn bản.
• Biết các thành phần chính trên cửa sổ Word: Bảng chọn, thanh công cụ
chuẩn, thanh công cụ định dạng, thanh cuốn dọc, thanh cuốn ngang,
vùng soạn thảo và con trỏ soạn thảo.
23
• Biết hai cách để thực hiện một lệnh: mở bảng chọn rồi chọn lệnh tương
ứng hoặc nháy vào nút lệnh tương ứng trên thanh công cụ.
• Biết cách tạo một văn bản, nhập văn bản, mở một văn bản đã có, lưu văn
bản.
• Biết có nhiều phần mềm soạn thảo văn bản và thấy sự cần thiết phải sử
dụng phần mềm soạn thảo miễn phí, mã nguồn mở.
Bài 14. Soạn thảo văn bản đơn giản
1. Yêu cầu về KTKN
• Biết các thành phần cơ bản của một văn bản
• Nhận biết được con trỏ soạn thảo, vai trò của nó và cách di chuyển con
trỏ soạn thảo
• Biết quy tắc soạn thảo văn bản bằng Word
• Biết cách gõ văn bản chữ Việt.
2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính
• Biết các thành phần cơ bản của văn bản: kí tự, dòng, đoạn và trang văn
bản.
• Nhận biết được con trỏ soạn thảo (vạch đứng nhấp nháy trong vùng soạn
thảo), phân biệt với trỏ chuột. Con trỏ soạn thảo cho biết vị trí của kí tự

tiếp theo được gõ vào. Trong khi gõ con trỏ soạn thảo sẽ di chuyển từ trái
sang phải và tự động xuống dòng mới nếu đã hết dòng.
• Biết một số quy tắc gõ văn bản để phần mềm soạn thảo kiểm soát việc tự
động ngắt dòng, dàn trang.
• Biết quy tắc gõ chữ Việt theo kiểu Telex hoặc VNI.
Bài thực hành 5. Văn bản đầu tiên của em
1. Yêu cầu về KTKN
• Nhận biết được một số thành phần trong màn hình làm việc của Word:
bảng chọn, một số nút lệnh thông dụng.
• Bước đầu thực hiện được lệnh thông qua bảng chọn và thông qua nút
lệnh trên thanh công cụ.
• Gõ được chữ Việt bằng một trong hai kiểu Telex hoặc Vni
• Tạo được tệp văn bản đơn giản và lưu được tệp văn bản
2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính
• Thực hiện được khởi động/thoát khỏi Word.
• Nhận biết được các bảng chọn, thực hiện được việc mở bảng chọn và
chọn lệnh. Thực hiện được một số lệnh qua bảng chọn như: Mở, đóng,
lưu và mở tệp văn bản mới.
• Nhận biết được thanh công cụ định dạng và thanh công cụ chuẩn. Thực
hiện được các lệnh cơ bản (mở, đóng, lưu và mở tệp văn bản mới) thông
qua các nút lệnh tương ứng trên thanh công cụ.
24
• Soạn thảo văn bản đơn giản: gõ được chữ Việt có dấu (kiểu Telex hoặc
Vni), gõ được chữ hoa (sử dụng phím Shift). Thực hiện được việc di
chuyển được con trỏ soạn thảo bằng các phím mũi tên đến vị trí mong
muốn. Thực hiện được chỉnh sửa lỗi chính tả do gõ nhầm (bằng cách xóa
đi và gõ lại).
• Lưu được tệp văn bản vào đĩa.
Bài 15. Chỉnh sửa văn bản
1. Yêu cầu về KTKN

• Hiểu mục đích của thao tác chọn phần văn bản
• Biết cách thực hiện các thao tác biên tập văn bản đơn giản: xoá, sao chép
và di chuyển các phần văn bản.
2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính
• Sử dụng được phím Delete và Backspace trong tình huống phù hợp (kết
hợp với sử dụng phím mũi tên để di chuyển con trỏ soạn thảo).
• Trước khi thực hiện một thao tác với một phần văn bản nào đó cần phải
chọn phần văn bản đó. Biết cách thực hiện việc chọn phần văn bản nào
đó (nháy chuột tại vị trí bắt đầu, rồi kéo thả chuột đến cuối phần văn bản
cần chọn, phần văn bản được chọn sẽ được bôi đen).
• Biết cách thực hiện và biết sự khác nhau (về hiệu quả tác động trên văn
bản) giữa các thao tác: xoá, sao chép, di chuyển phần văn bản.
Bài thực hành 6. Em tập chỉnh sửa văn bản
1. Yêu cầu về KTKN
• Rèn luyện thao tác tạo văn bản mới, mở văn bản đã có.
• Luyện kĩ năng gõ văn bản chữ Việt
• Thực hiện được các thao tác cơ bản để chỉnh sửa nội dung văn bản.
• Thực hiện được các thao tác sao chép, di chuyển văn bản.
2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính
• Thực hiện được việc soạn thảo văn bản chữ Việt và rèn luyện sử dụng
các phím mũi tên, Delete, Backspace để chỉnh sửa lỗi chính tả do gõ
nhầm.
• Thực hiện được các thao tác chọn phần văn bản, thực hiện được việc sao
chép, di chuyển văn bản theo yêu cầu của bài thực hành (SGK).
Bài 16. Định dạng văn bản
1. Yêu cầu về KTKN
• Hiểu nội dung và mục tiêu của định dạng văn bản
• Hiểu các nội dung định dạng kí tự
• Biết cách thực hiện được các thao tác định dạng kí tự cơ bản
2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính

• Biết định dạng văn bản bao gồm trình bày kí tự, số, kí hiệu, hình ảnh
của văn bản để văn bản đẹp và để người đọc dễ nhớ nội dung trọng tâm.
25
• Biết cách sử dụng nút lệnh trên thanh công cụ để định dạng kí tự bao
gồm: phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ.
Bài 17. Định dạng đoạn văn bản
1. Yêu cầu về KTKN
• Biết nội dung và biết cách thực hiện định dạng đoạn văn bản
2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính
• Biết định dạng đoạn văn bản bao gồm thay đổi kiểu căn lề, vị trí của lề,
khoảng cách lề của dòng đầu tiên, khoảng cách đến đoạn văn bản trên
hoặc dưới và khoảng cách giữa các dòng trong đoạn văn bản.
• Biết cách sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ để thực hiện căn lề,
thay đổi vị trí của lề, khoảng cách dòng trong đoạn văn.
Bài thực hành 7. Em tập trình bày văn bản
1. Yêu cầu về KTKN
• Luyện tập các kĩ năng tạo văn bản mới, gõ văn bản chữ Việt và lưu trữ
văn bản.
• Thực hiện được các thao tác định dạng kí tự, định dạng đoạn văn bản
2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính
• Thực hiện được các thao tác thay đổi phông chữ, kiểu chữ, cỡ chữ.
• Thực hiện được căn lề hai bên, căn lề trái, căn lề phải và căn lề giữa.
Bài 18. Trình bày trang văn bản và in
1. Yêu cầu về KTKN
• Biết được một số khả năng trình bày văn bản của hệ soạn thảo văn bản.
• Biết cách đặt lề trang văn bản
• Biết cách thực hiện việc chọn hướng trang in, xem trước khi in và in văn
bản
2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính
• Biết trình bày trang gồm đặt hướng và các khoảng cách lề cho trang văn

bản. Biết cách đặt hướng giấy, đặt lề trang văn bản.
• Biết trước khi in ra giấy nên kiểm tra trước bố trí trang trên màn hình
bằng nút lệnh trên thanh công cụ.
• Biết cách in văn bản bằng nút lệnh trên thanh công cụ.
Bài 19. Tìm và thay thế
1. Yêu cầu về KTKN
• Biết được tác dụng và cách sử dụng các tính năng tìm và thay thế
• Biết cách thực hiện các thao tác tìm kiếm, thay thế đơn giản trong văn
bản
2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính
• Biết Tìm và thay thế là công cụ hỗ trợ tìm và thay thế nhanh các kí tự, từ,
câu, đoạn văn bản giúp nâng cao hiệu quả soạn thảo trên máy tính.
26
• Biết cách sử dụng công cụ Tìm và thay thế một từ (hoặc cụm từ). Không
cần đi sâu vào các tùy chọn của công cụ Tìm và thay thế.
Bài 20. Thêm hình ảnh để minh hoạ
1. Yêu cầu về KTKN
• Biết tác dụng minh hoạ của hình ảnh trong văn bản
• Biết cách thực hiện chèn hình ảnh vào văn bản và chỉnh sửa vị trí của
hình ảnh trên văn bản.
2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính
• Biết hình ảnh giúp cho văn bản trở nên trực quan, sinh động hơn, dễ hiểu
hơn.
• Biết cách sử dụng lệnh trong bảng chọn (hoặc nút lệnh trên thanh công
cụ) để chèn hình ảnh vào văn bản sử dụng.
• Biết hình ảnh được chèn vào có thể nằm trên dòng như một kí tự đặc biệt
hoặc nằm trên nền văn bản.
Bài thực hành 8. Em viết báo tường
1. Yêu cầu về KTKN
• Rèn luyện kĩ năng nhập văn bản, biên tập, định dạng và trình bày văn

bản
• Thực hành chèn hình ảnh từ một tệp có sẵn vào văn bản
2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính
• Thực hiện được nhập văn bản, biên tập và định dạng văn bản theo mẫu
văn bản có sẵn.
• Thực hiện được việc chèn thêm một hình ảnh sẵn có trong máy tính vào
văn bản.
• Thực hiện được việc thay đổi vị trí của hình ảnh để trình bày văn bản.
Bài 21. Trình bày cô đọng bằng bảng
1. Yêu cầu về KTKN
• Biết được lợi ích của việc trình bày thông tin dưới dạng bảng
• Biết cách tạo được bảng đơn giản, thêm hàng, cột, xoá hàng, cột.
• Biết cách nhập, định dạng văn bản trong bảng
2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính
• Biết cách sử dụng nút lệnh trên thanh công cụ (hoặc lệnh trong bảng
chọn) để tạo bảng với số hàng, số cột nhất định (chọn số hàng, số cột).
• Biết cách sử dụng lệnh trong bảng chọn để chèn thêm cột, chèn thêm
hàng, xóa hàng, xóa cột.
• Biết để di chuyển đến các ô có thể dùng chuột hay các phím mũi tên trên
bàn phím.
• Biết việc nhập văn bản vào ô, định dạng văn bản trong ô (giống như với
một trang văn bản bình thường).
27
Bài thực hành 9. Danh bạ riêng của em
1. Yêu cầu về KTKN
• Thực hiện được tạo bảng, nhập, biên tập, định dạng văn bản trong bảng
2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính
• Tạo được bảng với số hàng, số cột theo yêu cầu.
• Thực hiện được việc nhập văn bản, biên tập và định dạng văn bản trong
các ô của bảng.

Bài thực hành tổng hợp. Du lịch ba miền
1. Yêu cầu về KTKN
• Rèn luyện các kĩ năng gõ chữ Việt, biên tập, định dạng văn bản
• Thực hiện được việc chèn hình ảnh minh hoạ vào văn bản
• Thực hiện được việc tạo bảng, nhập thông tin cho bảng
2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính
• Gõ được chữ Việt và định dạng được các kí tự theo văn bản mẫu.
• Chèn được hình ảnh vào văn bản và thực hiện được việc di chuyển hình
ảnh để văn bản được trang trí phù hợp.
• Tạo được văn bản, nhập được văn bản vào bảng và định dạng được văn
bản trong ô.
28
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG
TIN HỌC DÀNH CHO THCS QUYỂN 2
I. Chương trình, chuẩn KTKN Tin học dành cho THCS quyển 2
A) Chương trình
1. Bảng tính điện tử
 Khái niệm Bảng tính điện tử
 Làm việc với Bảng tính điện tử
 Tính toán trong Bảng tính điện tử
 Đồ thị
 Cơ sở dữ liệu
2. Khai thác phần mềm học tập
B) Chuẩn KTKN
CHỦ ĐỀ
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ
Bảng tính
điện tử
1. Khái
niệm bảng

tính điện tử
Kiến thức
•Hiểu khái niệm bảng tính điện tử và vai trò
của bảng tính trong cuộc sống và học tập.
•Biết cấu trúc của một bảng tính điện tử: dòng,
cột, địa chỉ của ô tính (địa chỉ tương đối và
tuyệt đối)
- Khi trình bày khái
niệm, nên so sánh
với các bảng mà học
sinh quen thuộc
trong cuộc sống.
2. Làm việc
với bảng
tính điện tử
Kiến thức
•Biết các chức năng chủ yếu của phần mềm
bảng tính
•Biết nhập dữ liệu, sử dụng lệnh COPY dữ liệu.
•Biết định dạng một trang bảng tính: dòng, cột,
ô
•Biết sửa cấu trúc trang bảng tính: chèn xoá
dòng, cột, ô
•Biết các thao tác: mở tệp bảng tính, đóng tệp,
tạo tệp mới, sửa tệp cũ, ghi tệp.
•Biết in một vùng, một trang bảng tính.
Kĩ năng
•Tạo được một bảng tính theo khuôn dạng cho
trước
- chọn phần mềm

bảng tính cụ thể để
dạy học
- Nên lấy ví dụ quen
thuộc, chẳng hạn
như bảng điểm của
lớp
- Cần xây dựng các
bài thực hành và tổ
chức thực hiện tại
phòng máy để học
sinh đạt được những
kỹ năng theo yêu
29
CHỦ ĐỀ
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ
cầu
3. Tính
toán trong
bảng tính
điện tử
Kiến thức
•Hiểu cách thực hiện một số phép toán thông
dụng.
•Hiểu một số hàm có sẵn để thực hiện phép
tính.
•Biết cách sử dụng lệnh COPY công thức.
Kĩ năng
•Viết đúng công thức tính một số phép toán.
• Sử dụng được một số hàm có sẵn.
- Giới hạn ở các hàm

tính tổng, trung
bình.
- Giới hạn công thức
chỉ chứa địa chỉ
tương đối.
4. Đồ thị
Kiến thức
•Biết một số thao tác chủ yếu vẽ đồ thị, trang trí
đồ thị dạng: LINE, BAR, PIE.
•Biết in đồ thị.
Kĩ năng
•Thực hiện vẽ và trang trí đồ thị.
5. Cơ sở dữ
liệu
Kiến thức
•Hiểu được khái niệm về cơ sở dữ liệu trong
bảng tính điện tử. Vai trò của Cơ sở dữ liệu
trong quản lí.
•Biết sắp xếp một trang tính (hay một vùng) dữ
liệu.
•Biết tìm kiếm bằng lệnh lọc (Filter) dữ liệu.
Kĩ năng
•Thực hiện được sắp xếp, tìm kiếm và lọc dữ
liệu.

- Nêu một số ví dụ
quản lí quen thuộc
trong trường
Khai thác
phần mềm

HT
Kiến thức
•Biết cách sử dụng phần mềm học tập đã lựa
chọn
Kĩ năng
•Thực hiện được các công việc khởi động/ra
khỏi, sử dụng bảng chọn, các thao tác tương tác
với phần mềm.
- Lựa chọn phần
mềm học tập theo
hướng dẫn thực hiện
chương trình.
II. SGK thể hiện Chương trình, Chuẩn KTKN
Sách giáo khoa gồm 2 phần tương ứng với 2 chủ đề của Chương trình tin học dành
cho THCS quyển 2, cụ thể:
30
Chủ để trong Chương trình Phần trong SGK Số bài
Bảng tính điện tử
Phần 1. Bảng tính điện tử 09 LT + 10 TH
Khai thác phần mềm học tập Phần 2. Phần mềm trò chơi 0 LT + 04 TH
* Lưu ý:
 Cách viết 09 LT + 10 TH được hiểu là 9 bài lí thuyết và 10 bài
thực hành.
 Các bài ở Phần 2 (Phần mềm trò chơi) là các bài lý thuyết kết hợp
với thực hành.
 Việc phân bổ thời lượng dạy học thực hiện theo hướng dẫn của Bộ
GD&ĐT.
 Các phần mềm cụ thể được sử dụng chỉ để minh họa yêu cầu về
KTKN. Khi sử dụng phần mềm khác để dạy học, điều quan trọng
là đảm bảo các KTKN tương đương. Thực hiện việc sử dụng các

phần mềm miễn phí, mã nguồn mở để dạy học theo hướng dẫn của
Bộ GD&ĐT.
PHẦN 1. BẢNG TÍNH ĐIỆN TỬ
A) Nội dung trọng tâm của phần 1
• Vai trò và chức năng chung của chương trình bảng tính điện tử
• Tạo được một bảng tính với khuôn dạng cho trước. Thực hiện được tính
toán bằng công thức đơn giản và sử dụng được một số hàm thông dụng.
B) Yêu cầu KTKN của phần 1
1. Kiến thức:
• Biết khái niệm bảng tính điện tử và vai trò của bảng tính trong cuộc
sống và học tập.
• Biết cấu trúc của một bảng tính điện tử: dòng, cột, địa chỉ của ô tính (địa
chỉ tương đối và tuyệt đối)
• Biết các chức năng chủ yếu của phần mềm bảng tính
• Biết nhập dữ liệu, sử dụng lệnh COPY dữ liệu.
• Biết định dạng một trang bảng tính: dòng, cột, ô
• Biết sửa cấu trúc trang bảng tính: chèn xoá dòng, cột, ô
• Biết các thao tác: mở tệp bảng tính, đóng tệp, tạo tệp mới, sửa tệp cũ,
ghi tệp.
• Biết in một vùng, một trang bảng tính.
• Hiểu cách thực hiện một số phép toán thông dụng.
• Hiểu một số hàm có sẵn để thực hiện phép tính.
• Biết cách sử dụng lệnh COPY công thức.
• Biết một số thao tác chủ yếu vẽ đồ thị, trang trí đồ thị dạng: LINE, BAR,
PIE.
• Biết in đồ thị.
• Hiểu được khái niệm về cơ sở dữ liệu trong bảng tính điện tử. Vai trò của
Cơ sở dữ liệu trong quản lí.
• Biết sắp xếp một trang tính (hay một vùng) dữ liệu.
31

• Biết tìm kiếm bằng lệnh lọc (Filter) dữ liệu.
2. Kĩ năng:
• Tạo được một bảng tính theo khuôn dạng cho trước
• Viết đúng công thức tính một số phép toán.
• Sử dụng được một số hàm có sẵn.
• Thực hiện vẽ và trang trí đồ thị.
• Thực hiện được sắp xếp, tìm kiếm và lọc dữ liệu.
3. Thái độ:
• Rèn luyện đức tính cẩn thận, chính xác, tư duy khoa học trong công việc.
C) KTKN và nội dung trong bài
Bài 1. Chương trình bảng tính là gì?
1. Yêu cầu về KTKN
• Biết được nhu cầu sử dụng bảng tính trong đời sống và trong học tập
• Biết được các chức năng chung của chương trình bảng tính
• Nhận biết được các thành phần cơ bản của màn hình bảng tính
• Hiểu khái niệm hàng, cột, ô, địa chỉ ô tính
• Biết cách nhập, sửa, xoá, dữ liệu trên trang tính và cách di chuyển trên
trang tính
2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính
• Biết thông tin được thể hiện dưới dạng bảng thường tiện cho việc xử lí
như: theo dõi, so sánh, sắp xếp, tính toán.
• Biết chương trình bảng tính là phần mềm hỗ trợ việc xử lí thông tin dưới
dạng bảng.
• Nhận biết được đặc trưng của màn hình bảng tính: khu vực nhập dữ liệu
là một bảng gồm các dòng và các cột; thanh công thức.
• Biết khái niệm ô tính (giao giữa cột và dòng). Khái niệm địa chỉ ô tính
(địa chỉ của ô tính gồm là tên cột và tên dòng).
• Biết cách di chuyển đến ô tính mong muốn bằng chuột, bằng phím mũi
tên.
• Biết khái niệm và cách nhận biết ô tính được chọn hay ô tính được kích

hoạt.
• Biết cách nhập dữ liệu vào ô tính (kích hoạt ô tính, nhập dữ liệu và kết
thúc bằng cách nhấn phím enter).
32
• Biết cách sửa dữ liệu trong ô tính (kích hoạt ô tính, nhấn phím F2 hay
nháy đúp chuột, sửa dữ liệu và kết thúc sửa dữ liệu bằng cách nhấn
Enter).
Thực hành 1. Làm quen với bảng tính điện tử
1. Yêu cầu về KTKN
• Thực hiện được khởi động và kết thúc phần mềm bảng tính
• Nhận biết được màn hình làm việc của bảng tính
• Thực hiện được việc di chuyển trên trang tính và nhập dữ liệu vào trang
tính
• Thực hiện được thao tác lưu bảng tính
2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính
• Thực hiện được khởi động và kết thúc phần mềm bảng tính.
• Nhận biết được ô, hàng, cột trên bảng tính.
• Thực hiện được việc sử dụng chuột, bàn phím để di chuyển đến ô tính
(kích hoạt ô tính), nhận biết được ô tính đang được chọn (đang kích
hoạt).
• Thực hiện được: Nhập dữ liệu vào ô tính và kết thúc nhập dữ liệu cho ô
tính bằng cách nhấn phím Enter; Xoá dữ liệu của ô tính đang đang chọn
bằng phím Delete.
• Thực hiện được việc chỉnh sửa dữ liệu trong ô tính (sử dụng phím F2
hoặc nháy đúp chuột vào ô tính).
Bài 2. Thành phần chính và dữ liệu trên trang tính
1. Yêu cầu về KTKN
• Biết hộp tên, khối, thanh công thức
• Hiểu vai trò thanh công thức
• Biết cách chọn một ô, một hàng, một cột và một khối

• Phân biệt được kiểu dữ liệu số, kiểu dữ liệu kí tự
2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính
• Phân biệt được bảng tính và trang tính.
33
• Biết vị trí và vai trò của hộp tên: hộp tên ở góc trên, bên trái của trang
tính và hiển thị địa chỉ ô tính đang được kích hoạt.
• Biết khối bao gồm một nhóm các ô liền kề nhau tạo thành một hình chữ
nhật. Biết cách chọn một hàng, một cột, chọn một khối.
• Hiểu vai trò của thanh công thức (hiển thị nội dung ô đang được kích
hoạt).
• Phân biệt được dữ liệu số (căn thẳng lề phải), dữ liệu kí tự (căn thẳng lề
trái).
Bài thực hành 2. Làm quen với dữ liệu trên trang tính
1. Yêu cầu về KTKN
• Phân biệt được bảng tính, trang tính và nhận biết được các thành phần
chính của trang tính
• Thực hiện được mở và lưu bảng tính trên máy tính
• Thực hiện được việc chọn các đối tượng trên trang tính
• Phân biệt và nhập được một số dữ liệu khác nhau vào ô tính.
2. Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính
• Mở được bảng tính đã có bằng cách tìm đến thư mục chứa tệp và nháy
đúp chuột vào biểu tượng của tệp. Lưu được bảng tính vừa mở với một
tên khác.
• Nhận biết được hộp tên, thanh công thức trên màn hình trang tính.
• Quan sát và nhận xét được sự thay đổi của hộp tên tương ứng với ô được
kích hoạt.
• Nhận thấy được thanh công thức hiển thị nội dung của ô tính đang được
kích hoạt.
• Thực hiện được chọn hàng, cột và khối có các ô liền kề nhau.
• Nhập được dữ liệu dạng số, dạng kí tự vào bảng tính và nhận thấy sự

khác nhau giữa hai kiểu dữ liệu về căn lề.
Bài 3. Thực hiện tính toán trên trang tính
1. Yêu cầu về KTKN
• Biết cách nhập công thức vào ô tính
34

×