Tải bản đầy đủ (.ppt) (15 trang)

bài giảng lịch sử 12 bài 15 phong trào dân chủ 1936 - 1939

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (393.08 KB, 15 trang )

Bài 15: PHONG TRÀO DÂN CHỦ
1936 - 1939
I. TÌNH HÌNH THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC.
1. Tình hình thế giới.
- Đầu những năm 30 của thế kỉ XX, CNPX hình thành,
nguy cơ chiến tranh thế giới xuất hiện.
- Tháng 7.1935, Quốc tế Cộng sản tiến hành Đại hội lần
thứ VII, quyết định thành lập Mặt trận nhân dân chống
phát xít và nguy cơ chiến tranh.
- Tháng 6.1936, Chính phủ Mặt trận nhân dân lên nắm
quyền ở Pháp, tiến hành nhiều chính sách tiến bộ, mở
rộng 1 số quyền tự do dân chủ ở Việt Nam.
Đến thập niên 30 của thế kỉ XX,
thế giới có những thay đổi gì tác
động đến CM Việt Nam?
Bài 15: PHONG TRÀO DÂN CHỦ
1936 - 1939
2.Tình hình trong nước.
a. Chính trị:
- Chính phủ Pháp tiến
hành nhiều chính sách
tiến bộ ở Việt Nam.
- Ở Việt Nam có nhiều
đảng phái hoạt động, nổi
bật là Đảng Cộng sản
Việt Nam
Bài 15: PHONG TRÀO DÂN CHỦ
1936 - 1939
2.Tình hình trong nước.
a. Chính trị:


b. Kinh tế:
- Nông nghiệp: Tư bản Pháp chiếm đoạt ruộng đất của nông
dân lập các đồn điền cao su, cà phê…
- Công nghiệp: Đẩy mạnh khai thác mỏ, tăng cường sản
lượng ngành dệt, chế cất rượu…
- Thương nghiệp: Tăng cường bán thuốc phiện, rượu, muối…
để thu lợi nhuận cao. Xuất khẩu khoáng sản, nông sản…

Những năm 1936 – 1939, KT VN phục hồi và phát triển,
song vẫn lạc hậu và lệ thuộc vào Pháp.
Tầng lớp Đời sống
Công nhân Thất nghiệp số lượng lớn, lương
giảm súc
Nông dân Mất đất, địa tô cao, đói khổ, nợ
nần…
Tiểu tư sản Lương thấp, thất nghiệp, thuế cao,
giá cả sinh hoạt đắt đỏ.
TS dân tộc Ít vốn, bị tư sản Pháp chèn ép.
Bài 15: PHONG TRÀO DÂN CHỦ
1936 - 1939
2.Tình hình trong nước.
a. Chính trị:
b. Kinh tế:
c. Xã hội:

Đời sống nhân dân khó khăn, vì thế sản sàng đứng
lên đấu tranh đòi tự do, cơm áo.
Bài 15: PHONG TRÀO DÂN CHỦ
1936 - 1939
I. TÌNH HÌNH THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC.

II. PHONG TRÀO DÂN CHỦ 1936 – 1939.
1. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản
Đông Dương tháng 7.1936
a. Hoàn cảnh lịch sử:
Tháng 7.1936 Hội nghị BCH Trung ương Đảng CS Đông
Dương họp ở Thượng Hải (TQ) do đồng chí Lê Hồng Phong
chủ trì.
Đồng chí Lê Hồng Phong
Bài 15: PHONG TRÀO DÂN CHỦ
1936 - 1939
b. Nội dung Hội nghị:
Nhiệm vụ CM
- NV chiến lược: Chống đế quốc,
chống phong kiến.
- NV trực tiếp: Chống chế độ phản
động thuộc địa, chống phát xít, chống
chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân
chủ, cơm áo và hòa bình.
Phương pháp
đấu tranh
Kết hợp các hình thức công khai và
bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp
Chủ trương
Thành lập Mặt trận Thống nhất
Nhân dân phản đế Đông Dương.
So với chủ trương của
Đảng trong giai đoạn
1930 – 1931, chủ trương
của Đảng trong thời kỳ
1936 – 1939 có gì mới?

Bài 15: PHONG TRÀO DÂN CHỦ
1936 - 1939
a. Đấu tranh đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ:
2. Những phong trào đấu tranh tiêu biểu.
- Phong trào tiêu biểu:
- Hình thức đấu tranh:
+ Giữa năm 1936: Phong trào Đông
Dương Đại hội.
+ Đầu 1937: Phong trào “đón rước”
phái viên Gô-đa của Chính phủ Pháp.
+ Từ 1937 – 1939: Nhiều cuộc mit
tinh của các tầng lớp nhân dân.
Hội họp, thảo “dân quyền”, mít-tinh,
biểu tình đưa yêu sách về dân sinh,
dân chủ.

Đấu tranh công khai, hợp pháp.
Mít tinh kỉ niệm Ngày Quốc tế Lao Động 1.5.1938
Tại khu Đấu Xảo (Hà Nội)
Bài 15: PHONG TRÀO DÂN CHỦ
1936 - 1939
a. Đấu tranh đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ:
2. Những phong trào đấu tranh tiêu biểu.
- Kết quả:
- Ý nghĩa:
Thực dân Pháp tìm mọi cách ngăn chặn,
nhưng cũng giải quyết 1 số yêu sách của
nhân dân.
+ Thức tỉnh quần chúng lao động.
+ Giúp Đảng tích lũy kinh nghiệp, lãnh đạo

nhân dân đấu tranh hợp pháp, công khai.
Bài 15: PHONG TRÀO DÂN CHỦ
1936 - 1939
b. Đấu tranh nghị trường:
2. Những phong trào đấu tranh tiêu biểu.
- Khái niệm:
- Biện pháp:
Đưa người của Đảng và các mặt trận ra
tranh cử vào các cơ quan chính quyền
của thực dân.
- Đưa người của Đảng ra ứng cử.
-
Dùng báo chí tuyên truyền, vận động
nhân dân ủng hộ.
- Mục tiêu:
-
Mở rộng lực lượng của mặt trận.
-
Vạch trần âm mưu phản động của thực
dân Pháp.
Từ hình thức đấu tranh
mới (đấu tranh nghị
trường), em có nhận xét gì
về sự lãnh đạo của Đảng
ta?
Bài 15: PHONG TRÀO DÂN CHỦ
1936 - 1939
c. Đấu tranh trên lĩnh vực báo chí:
2. Những phong trào đấu tranh tiêu biểu.
- Đảng xuất bản nhiều tờ báo công khai như: Tiền

phong, Dân chúng, Lao động…

Tuyên truyền, vận
động dân sinh, dân chủ.
-
Xuất bản và cho lưu hành nhiều sách như: sách chính
trị - lí luận, thơ ca cách mạng…

Giác ngộ cho tầng lớp nhân dân về con đường cách
mạng của Đảng.
Bài 15: PHONG TRÀO DÂN CHỦ
1936 - 1939
3. Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của phong trào dân chủ
1936 – 1939.
- Cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 là phong trào
quần chúng rộng lớn, có tổ chức dưới sự lãnh đạo của
Đảng.
-
Buộc chính quyền thực dân nhượng bộ một số yêu
sách của nhân dân.

Là cuộc tập dượt lần 2, chuẩn bị cho thành công của
Cách mạng Tháng Tám.
-
Đông đảo quần chúng được giác ngộ tham gia vào mặt
trận, trở thành đội quân chính trị hùng hậu.
-
Đảng ta trưởng thành và tích lũy được nhiều kinh
nghiệm lãnh đạo.
Phong trào dân chủ 1936

– 1939 có ý nghĩa gì đối
với sự phát triển của Cách
mạng Việt Nam?
♥♥ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN NẮM VỮNG:
- Tình hình thế giới và trong nước trước Cuộc chiến
tranh thế giới thứ 2.
- Sự thay đổi và phát triển của Cách mạng Việt Nam
trong giai đoạn 1936 – 1939.
- Các cuộc đấu tranh tiêu biểu trong giai đoạn 1936 –
1939 Và ý nghĩa của các phong trào ấy.
♥♥ NHIỆM VỤ VỀ NHÀ:
Học bài cũ và xem trước nội dung tiếp theo.

×