ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA: TÂM LÝ HỌC
TIỂU LUẬN
MÔN: TÂM LÝ HỌC XUYÊN VĂN HOÁ
Học viên : Nguyễn Tuấn Anh
Lớp : Cao học Tâm lý K14
Giảng viên: TS. Lê Văn Hảo
HÀ NỘI – 2012
ĐỀ BÀI
Bàn về tính cộng đồng và tính cá nhân như là một chiều cạnh văn hoá có ảnh
hưởng lớn đến hành vi xã hội của chúng ta, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đó là hai khái
niệm tương phản nhưng lại có thể cùng tồn tại trong các nền văn hoá, mỗi cá nhân.
1. Hãy cho biết ý kiến và đánh giá của bạn?
2. Hãy nêu và bàn luận về hệ quả của tính cá nhân và tính cộng đồng trong:
a. Xã hội hoá trẻ em.
b. Các hành vi xã hội.
c. Hỗ trợ xã hội và sức khoẻ.
2
Tính cộng đồng/tập thể và tính cá nhân là hai khái niệm rộng, được nhiều ngành
khoa học tiếp cận từ các cách khác nhau, và trên những cấp độ khác nhau. Từ những năm
80 của thế kỷ XX, chủ đề về tính cá nhân và tính cộng đồng đã thu hút được sự quan tâm
lớn trong giới tâm lý học, đặc biệt là tâm lý học xuyên văn hoá (Cross-Cultural
Psychology). Rất nhiều cuộc thảo luận cho đến ngày nay chứng tỏ tầm quan trọng rất lớn
của tính cá nhân và tính cộng đồng.
Tác giả Trần Ngọc Thêm
1
quan niệm tính cộng đồng là hiện tượng tâm lý – văn
hoá ở cấp độ nhóm lớn, mỗi người trong cộng đồng đều hướng đến người khác, vì người
khác trong cộng đồng.: “Tính cộng đồng là sự liên kết các thành viên trong làng lại với
nhau, mỗi người hướng tới những người khác – nó là đặc trưng dương tính, hướng
ngoại”.
Ở nước ngoài, các nhà nhân loại học, xã hội học và tâm lý học giống nhau khi
dung tính cá nhân (Ind) và tính cộng đồng/tập thể (Col) để giải thích sự khác nhau giữa
các nền văn hoá (Hofstede, 1980; Kluckholn & Strodbeck, 1961; Mead, 1967; Triandis,
1972). Ind/Col có liên quan đến mức độ khuyến khích, bồi dưỡng tạo điều kiện mở mang
những nhu cầu, mong muốn, những ước muốn và những giá trị của cá nhân có tính độc
lập qua nhóm. Những thành viên của văn hoá cá nhân nhìn nhận bản thân họ như là
những cá nhân độc lập và riêng rẽ; những thành viên của văn hoá tập thể bao giờ cũng
nhìn nhận bản thân họ có quan hệ chặt chẽ với các thành viên khác (Markus & Kitayama,
1991). Trong văn hoá cá nhân, những nhu cầu cá nhân và mục đích cá nhân được đề cao
hơn; trong văn hoá tập thể, cá nhân hy sinh vì lợi ích chung của nhóm.
Theo Hofstede. G (1998), tính cá nhân là một mô thức văn hoá theo đó người ta
đặt mình vào trung tâm của trường tri giác (nhận thức), ưu tiên cho các mục đích cá nhân
khi các mục đích này cạnh tranh với các mục đích của cộng đồng/tập thể, hành động theo
các thái độ của mình hơn là các chuẩn mực tập thể và chú ý tới cái được và mất rút ra từ
các quan hệ liên cá nhân. Còn tính cộng đồng/tập thể là một mô thức văn hoá theo đó
người ta đặt một tập thể, cộng đồng vào trung tâm của trường tri giác, ưu tiên cho các
mục đích của tập thể, cộng đồng đó cao hơn các mục đích của cá nhân, hoạt động theo
các thái độ của tập thể và chú ý tới những nhu cầu của người khác hơn là cái được và mất
rút ra từ mối quan hệ liên cá nhân.
Khi nghiên cứu về các nền văn hoá phương Đông, các nhà nghiên cứu phương
Tây thường nhìn ngay thấy chủ nghĩa tập thể (collectivism) như một trong những tính
cách đặc biệt nhất, đối lập rõ rệt với "chủ nghĩa cá nhân" (individualism) như một nét đặc
1
Trần Ngọc Thêm, Tìm hiểu về bản sắc văn hoá Việt Nam, NXB. Tp. Hồ Chí Minh 2001, tr.191.
3
thù của văn hoá phương Tây. H.C. Triandis (1983) nêu ra bốn đặc điểm của những người
theo chủ nghĩa tập thể
2
:
(a) Coi trọng những quan điểm, nhu cầu và mục tiêu của những người trong
nhóm hơn là của chính mình;
(b) Coi trọng những nguyên tắc và trách nhiệm do các thành viên trong nhóm
định ra hơn là dựa trên ý kiến của một cá nhân;
(c) Đặt niềm tin vào những người trong nhóm chứ không vào riêng một cá nhân
nào;
(d) Sẵn sàng hợp tác với những thành viên trong nhóm
Ở cấp độ tâm lý, Triandis, Leung, Villarcal, Clard đề xuất các chiều cạnh của
nhân cách được xem là lấy mình làm trung tâm (Idiocentrism) và lấy người khác làm
trung tâm (Allocentrism) – tương đương với tính cá nhân và cộng đồng ở cấp độ văn hoá.
Nhìn chung có thể thấy, hai khái niệm tính cộng đồng và tính cá nhân tương
phản nhưng lại gắn liền với nhau, cùng tồn tại trong mỗi con người và mỗi nền văn hoá.
Tính cộng đồng và tính cá nhân có thể chuyển hoá cho nhau và có mối quan h biện chứng
với nhau. Fischer khi bàn về cách tiếp cận của tâm lý học xã hội cũng đã nhấn mạnh vấn
đề này, theo nghĩa khẳng định con người là một thực thể xã hội. Theo tác giả thì “Tâm lý
học xã hội coi vị trí con người trong xã hội là một hoàn cảnh đặc thù, trong đó hai mặt
vốn không thể trừ bỏ khỏi hiện thực là cái cá nhân và cái tập thể có quan hệ chằng chịt
với nhau. Tâm lý học xã hội phân tích xem hai cực ấy nối tiếp nhau như thế nào, nghĩa là
hành động của một cá nhân và sức mạnh của một xã hội có cấu trúc tác động qua lại
như thế nào. Hai chiều này trộn lẫn mật thiết với nhau và do đó không thể gỡ ra được.
Cái nhìn của tâm lý học xã hội là trú trọng hai điều đó để đo những hiện tượng xã hội do
mối liên hệ của chúng tạo ra”
3
.
Về vấn đề này, GS. Vũ Khiêu đã nhận xét khái quát: “Khi tìm hiểu về tính cá
nhân trong “cái tôi” thì chúng ta đụng chạm đến tính xã hội và khi tìm hiểu về tính xã
hội chúng ta lại đụng chạm đến tính cá nhân. Thực ra, nói chung cái xã hội không tách
rời cái cá nhân. Xã hội là môi trường hoạt động của cá nhân. Nói tới cái xã hội là phải
nói tới những con người hoạt động trong xã hội, như vậy cũng có nghĩa là phải nói đến
cái cá nhân. Nói đến cá nhân là phải nói đến xã hội, nói đến môi trường hoạt động của
cá nhân, nói đến sự ra đời và trưởng thành của cá nhân dưới tác động của một nền văn
hoá xã hội nhất định, nói đến sự xã hội hoá cá nhân trong hoàn cảnh một gia đình, một
chủng tộc, một cộng đồng, một dân tộc…
Khi tìm hiểu “cái tôi” của cá nhân hoặc nói rộng hơn, “cái tôi” của cộng đồng,
“cái tôi” của dân tộc, tức là “cái ta” thì cũng nên nghiên cứu, so sánh giữa các cá nhân
2
(Han Seong-Yeul & Ahn Chang-Yil 1944: 302).
3
Fischer (1992), Những khái niệm cơ bản của Tâm lý học xã hội, NXB. Thế giới, Hà Nội, tr.16.
4
rồi tìm ra những điểm giống và khác nhau, giống nhau ở đâu và khác nhau ở những
điểm nào?”
4
.
Sinha và Tripathi (1994) trong bài “Chủ nghĩa cá nhân trong một nền văn hoá
theo xu hướng tập thể” đã tranh luận bằng kết quả nghiên cứu của họ là trong một con
người và một nền văn hoá, có cả định hướng cá nhân và định hướng tập thể cùng tồn tại,
mà cụ thể trong trường hợp này là Ấn Độ. Nghiên cứu tính cá nhân và tính cộng đồng ở
người Trung Quốc, Ho và Chiu (1994) cũng đã rút ra kết luận là nhìn chung người Trung
Quốc có định hướng tập thể hơn là định hướng cá nhân (tính cách của họ có tính chất
nước đôi, vừa có tinh thần đoàn kết (tính tập thể/cộng đồng), vừa có tính tư hữu, ích kỷ
(tính cá nhân)).
Và để minh chứng rõ hơn về hiện tượng tính cá nhân và tính cộng đồng cùng
song song tồn tại, tôi sẽ phân tích tính cá nhân và tính cộng đồng trong trường hợp cụ thể
là văn hoá Việt Nam, một trong những nền văn hoá đặc trưng cho tính cộng đồng/tập thể.
Cho đến nay, nhiều nhà nghiên cứu đều khẳng định rằng tính cộng đồng cao là
một trong những đặc điểm chung quan trọng nhất của văn hóa Á Ðông. Tinh thần cộng
đồng và truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái cũng là một giá trị, một trong những
truyền thống quý báu nhất của dân tộc Việt Nam. Giá trị, truyền thống này có cội rễ sâu
xa từ trong phương thức sinh tồn (phương thức tổ chức xây dựng và quản lý điều hành
các công trình thủy lợi – yếu tố sống còn của nền sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước,
yêu cầu đoàn kết chống giặc ngoại xâm ) và từ trong phương thức tổ chức xã hội truyền
thống (căn bản dựa trên các cộng đồng gia đình, họ tộc, làng,…). Trải qua hàng nghìn
năm dựng nước và giữ nước, tinh thần cộng đồng và truyền thống đoàn kết, tương thân,
tương ái đã được hun đúc, trở thành một giá trị văn hóa chủ đạo và một truyền thống quý
báu của dân tộc ta.
Tính cộng đồng chú trọng nhấn mạnh vào “sự đồng nhất”, cho nên người Việt
Nam luôn sẵn sàng đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau; có tính tập thể rất cao, gắn bó với tập thể,
hòa đồng vào cuộc sống chung của tập thể. Mặt khác, cũng chính do sự đồng nhất (giống
nhau) mà ở người Việt Nam, ý thức về con người cá nhân bị thủ tiêu, điều này thể hiện rõ
trong cách xưng hô, chẳng hạn như: Người Việt rất ít xưng “tôi”, mà luôn hòa tan vào
các mối quan hệ xã hội, cách xưng hô linh hoạt như: em, anh/chị, cháu…; thậm chí thích
dùng đại từ ngôi thứ nhất số nhiều “ta”…
Cách giải quyết xung đột theo lối “hòa cả làng” là hết sức phổ biến. Điều này
khác hẳn với truyền thống văn hóa phương Tây, nơi con người được rèn luyện ý thức về
cá nhân từ khi còn nhỏ, đến tuổi thành niên, con người đã hoàn toàn sống tách biệt khỏi
gia đình; chính vì vậy mà khi về già người phương Tây thường cô đơn, còn cụ già Việt
Nam thì sum vầy trong tình cảm của đàn con cháu.
4
GS. Vũ Khiêu, “Cái tôi” – Một số vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu, Tạp chí Tâm lý học , số 1, 2002
5
Người Việt Nam có tính dựa dẫm, ỷ lại vào tập thể (“Nước trôi thì bèo trôi, Nước
nổi thì thuyền nổi”; “Cha chung không ai khóc, Lắm sãi không ai đóng cửa chùa”; “Lụt
thì lút cả làng”); tư tưởng “an phận thủ thường” và “cả nể” (khi có việc gì xảy ra người
Việt Nam thường lựa chọn cách giải quyết “đóng cửa bảo nhau”) và tính cào bằng, đố
kị, không muốn cho ai hơn mình (“Xấu đều hơn tốt lỏi”; “Khôn độc không bằng ngốc
đàn”; “Chết một đống còn hơn sống một người”).
Những thói xấu có nguồn gốc từ tính cộng đồng này khiến cho ở Việt Nam, khái
niệm “giá trị” trở nên hết sức tương đối: Cái tốt, nhưng là tốt riêng rẽ thì trở thành xấu;
ngược lại, cái xấu, nhưng là xấu tập thể thì trở nên bình thường (“Toét mắt là tại hướng
đình, Cả làng toét mắt riêng mình em đâu!”).
Tuy nhiên, trong không ít trường hợp, việc đề cao quá mức tính cộng đồng cũng
dẫn đến những tác động và hệ quả tiêu cực không nhỏ, đó là sự coi thường, xâm hại lợi
ích và quyền tự do cá nhân; là sự hạn chế thậm chí bóp chết những sáng tạo cá nhân; là
tư duy bình quân cào bằng; là sự thỏa hiệp vô nguyên tắc theo kiểu “chín bỏ làm mười”,
“hòa cả làng”; đặc biệt là thói quen đem đặt lợi ích của cộng đồng nhỏ, của bộ phận đối
địch với lợi ích của cộng đồng lớn.
Người Việt Nam có “óc tư hữu, ích kỉ” (“Bè ai người ấy chống”; Ruộng ai
người ấy đắp bờ”; “Ai có thân người ấy lo, ai có bò người ấy giữ”; “Thân trâu trâu lo,
thân bò bò liệu”); và “óc bè phái, địa phương, cục bộ” (“Trống làng nào làng ấy đánh;
thánh làng nào làng ấy thờ”; “Trâu ta ăn cỏ đồng ta”; “Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù
đục ao nhà vẫn hơn”)…
Có thể nói, tính cách dân tộc Việt Nam thường mang tính chất nước đôi: Người
Việt đồng thời vừa có tinh thần đoàn kết, tương trợ, lại vừa có óc tư hữu, ích kỉ và thói
cào bằng, đố kị; vừa có tính tập thể hòa đồng lại vừa có óc bè phái, địa phương; vừa có
nếp sống dân chủ bình đẳng lại vừa có sự thủ tiêu vai trò cá nhân; và có tính cần cù và
nếp sống tự cấp tự túc lại và có thói dựa dẫm, ỷ lại. Tùy lúc tùy nơi mà mặt tốt hoặc mặt
xấu sẽ được phát huy: khi con người đứng trước những khó khăn lớn, những nguy cơ đe
dọa sự sống còn của cả cộng đồng thì cái nổi lên sẽ là tinh thần đoàn kết và tính tập thể;
nhưng khi nguy cơ ấy qua đi rồi thì có thể là thói tư hữu và óc bè phái, địa phương lại nổi
lên.
Tính cá nhân, tính cộng đồng không chỉ giải thích một hành vi riêng lẻ mà nó giải
thích trên một phạm vi rộng lớn các hoạt động của con người, từ mô thức văn hoá trong
gia đình, đặc điểm nhân cách đến những mô thức giao tiếp và giải quyết xung đột. Trong
bài viết này, tôi xin trình bày một số hệ quả của tính cá nhân và tính cộng đồng biểu hiện
trong quá trình xã hội hoá trẻ em, các hành vi xã hội và trong hỗ trợ xã hội và sức khởe.
a. Xã hội hoá trẻ em
6
Chuẩn mực giá trị và tư tưởng của một nền văn hoá được truyền cho các thế hệ
sau thông qua quá trình giáo dục và nuôi dưỡng con cái. Do đó, nghiên cứu phong cách
làm cha mẹ trong bối cảnh văn hoá là đặc biệt quan trọng (Sprott, 1994). Hành vi làm cha
mẹ có thể bị ảnh hưởng bởi những tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của các mô hình văn
hoá của cá nhân hoặc tập thể. Ảnh hưởng trực tiếp của nó vào hành vi của cha mẹ có thể
giải thích bằng việc sự truyền lại các giá trị của nền văn hoá đó cho trẻ em để trẻ em trở
thành một thành viên xã hội đó, đồng thời mang trong mình những giá trị chung của nền
văn hoá đó
Trong các nước tập thể, các bậc cha mẹ phát huy các giá trị như sự trợ giúp, tuân
thủ phù hợp với quy ước xã hội và phụ thuộc lẫn nhau trong nhóm của họ như gia đình
và xã hội. (Greenfield và Suzuki, 1998).
Chao (1994) coi khái niệm “đào tạo” bao gồm sự kiểm soát của cha mẹ, cũng như
mức độ tương tác cao giữa cha mẹ và con cái, thể hiện mức độ quan tâm và sự gần gũi.
“Đào tạo” nhấn mạnh sự vâng lời, tự kỷ luật và sự cần thiết để học tốt ở trường. Khái
niệm “đào tạo” này giải thích tại sao phong cách nuôi dạy con cái độc đoán lại có ảnh
hưởng tích cực đến sự phát triển của trẻ em châu Á, những người được nuôi dưỡng trong
nền văn hoá tập thể, còn khái niệm “đào tạo” kiểu này thường vắng mặt trong văn hoá
phương Tây, những quốc gia theo xu hướng cá nhân.
Một trong những nghiên cứu đã so sánh tích cách, đặc điểm giữa các thanh niên
trong các nền văn hoá tập thể và cá nhân, kết quả là thanh niên ở Malaysia
Trong các gia đình Trung Quốc: sự tương tác giữa cha mẹ và con cái có sự khác
nhau giữa các giai đoạn tuổi khác nhau. Cha mẹ có xu hướng khoan dung hơn đối với trẻ
sơ sinh và trẻ nhỏ vì họ được coi là quá nhỏ để hiểu nhiều điều cha mẹ mong muốn.
Ngược lại, các bậc cha mẹ đối xử với con lớn khắc nghiệt và nghiêm ngặt hơn, kiểm soát
những xung động và xúc cảm của con nhiều hơn.Tuy nhiên ở phương Tây, bắt đầu từ
khoảng giữa thời thơ ấu và trẻ em tuổi vị thành niên lại sớm gặp phải một số khó khăn và
mâu thuẫn với cha mẹ vì cha mẹ đặt kỳ vọng và yêu cầu quá cao với con cái (Ho, 1981).
Điều này cũng xuất phát từ việc các quốc gia phương Tây với xu hướng cá nhân chiếm
ưu thế, việc họ đặt kỳ vọng vào sự tự lập của con cái ngay từ nhỏ. Ở những nước này,
cha mẹ thường nuôi dạy con cái từ nhỏ theo tinh thần luôn có nguyện vọng, xu hướng và
khả năng sống tự lập. Nói chung họ thích có nơi ngủ riêng biệt để được hoàn toàn tự do,
và do đó, ngay từ bé, trẻ em ở những nước này đã được ngủ riêng. Còn tại những nước
tập thể, tính tự lập của con cái có phần thấp hơn.
Trong quan hệ, những người theo xu hướng cộng đồng/tập thể coi trọng cộng
đồng và thích phụ thuộc lẫn nhau. Gia đình rất được coi trọng và đôi khi có ba, bốn thế
hệ chung sống trong một ngôi nhà. Người theo xu hướng tập thể thường coi trọng việc
đón tiếp khách và trân trọng tình thân hữu với láng giềng. Con cái của họ được giáo dục
7
về tính cộng đồng từ sớm, để có thể thích hợp với các mối quan hệ ứng xử trong công
việc, đời sống.
Giáo dục ảnh hưởng lớn đến hình thành nhân cách học sinh và người lao động
tương lai. Ở nhiều nền giáo dục, họ yêu cầu tuyệt đối học sinh tôn trọng và nghe theo
người thầy, sản phẩm của các nền giáo dục đó là những con người thụ động, thiếu kỹ
năng giao tiếp và khả năng giải quyết vấn đề một cách độc lập. Trong khi đó ở các nền
văn hoá khuyến khích sự tham gia, chiếm phần nhiều ở những quốc gia theo xu hướng cá
nhân, tồn tại quan hệ bình đẳng giũa thầy và trò, xuất hiện sự khác biệt trong phát triển
nhân cách người học. Người học được rèn luyện kỹ năng sống độc lập, được khuyến
khích tính tự chủ và khả năng sáng tạo.
Những nước theo nền văn hoá tập thể, ảnh hưởng của nền giáo dục Nho giáo và
các giá trị văn hoá Phương Đông, trong đó có Việt Nam, các phẩm chất chuyên cần, vâng
lời, có trách nhiệm với tập thể, lòng khoan dung độ lượng được đánh giá cao, trong khi
việc giáo đục trí tưởng tượng, tính độc lập, tính cá nhân được đánh giá thấp hơn.
b. Hành vi xã hội
• Hành vi mua sắm
Nghiên cứu xem xét liệu có sự khác biệt trong hành vi mua sắm và trong giá các
sản phẩm tiêu dùng giữa người Mỹ và người Trung Quốc. Kết quả thu được là: người
Trung Quốc sử dụng nhiều giác quan khi kiểm tra thực phẩm đóng gói nhiều hơn so với
người mua hàng Mỹ. Họ cũng kiểm tra nhiều mặt hàng hơn và mất nhiều thời gian hơn
để mua sắm.
Đầu tiên, nghiên cứu thừa nhận sự khác biệt lớn trong hành vi mua sắm trong các
nền văn hóa. Đặc biệt, nó cho thấy rằng người Trung Quốc lớn lên trong một xã hội tập
thể có ý thức cao về giá cả, giá trị đồng tiền và tinh tế trong việc sử dụng tiền, khác với
người Mỹ lớn lên trong một xã hội cá nhân, có thể có hành vi chi tiêu ít có sự tính toán
quá chi ly như người Trung Quốc.
Các nhà nghiên cứu tập trung vào các chỉ tiêu văn hóa có thể dẫn đến sự khác
biệt trong hành vi mua sắm giữa Trung Quốc và Mỹ. Những giá trị và các chỉ tiêu được
thông qua từ cộng đồng cho một cá nhân như thể cá nhân đó đang được xã hội hóa trong
cộng đồng. Người tiêu dùng tìm hiểu các giá trị và tiêu chuẩn về tiêu thụ, thu thập và xử
lý sản phẩm thông qua cộng đồng của họ (Moschis, 1987).
Xã hội tập thể hay cá nhân quy định những động cơ để tiêu thụ những mặt hàng
sang trọng (Ahuvia & Wong, năm 1998; Hofstede, 1980). Đối với hàng hoá tiêu dùng
công cộng và đặc biệt là quà tặng, khách hàng Trung Quốc ý thức cao và không tiết kiệm
trong việc chi tiêu mặt hàng này (Yau, 1994). Trong một nền văn hoá tập thể như Trung
Quốc, ý nghĩa biểu tượng của hàng hóa công cộng là quan trọng hơn trong một nền văn
hóa cá nhân. Xã hội công nhận là quan trọng hơn khi quan hệ xã hội mạnh hơn (Schutte,
8
1998). Văn hoá “có đi có lại” trong việc tặng quà tại Trung Quốc cũng đóng góp quan
trọng vào ý nghĩa biểu tượng của việc tiêu thụ hàng hoá công cộng. Chất lượng hàng hoá
và giá cả của hàng hoá tượng trưng cho tầm quan trọng của mối quan hệ giữa người
cho/tặng và người nhận. Giá càng cao, mặt hàng càng giá trị thể hiện một mối quan hệ
càng quan trọng. Mặt khác, đối với hàng hoá tiêu dùng cá nhân Trung Quốc lại rất thực
tế trong việc chi tiêu, không hoang phí (Li & Gallup, năm 1995). Tập thể có thể là một
yếu tố quan trọng dẫn đến sự tiết kiệm trong tiêu dùng cá nhân của người Trung Quốc
(Schutte, 1998). Trung Quốc đính kèm một giá trị cao hơn trong việc mua sắm các món
quàdddeer củng cố các mối quan hệ của cá nhân. Xác định giá trị này dẫn đến chủ nghĩa
thực dụng cho việc mua sắm các sản phẩm cho tiêu dùng cá nhân lớn hơn so với những
nước có nền văn hoá cá nhân (như Mỹ). Giải thích này được củng cố bởi các cuộc điều
tra gần đây cho thấy người tiêu dùng Trung Quốc đặt một ưu tiên thấp hơn chi cho tiêu
dùng cá nhân (Scarry, 1996).
Ý thức về giá cả của người Trung Quốc được quy định bởi chuẩn mực giá trị
(Wei- denbaum, 1996; Redding, 1990). Chỉ tiêu này có thể xuất phát từ việc thiếu các
nguồn phúc lợi xã hội bên ngoài của gia đình trong xã hội truyền thống Trung Quốc
(Fang, 1999). Trung Quốc có truyền thống tích lũy của cải trong gia đình, dẫn đến hành
vi mua sắm cho cá nhân trở nên sơ sài. Jacobs et al. (1984) thấy rằng hơn 50% hàng hoá
tại Hồng Kông, Đài Loan và Singapore được các nhà cung cấp cho phép thương lượng về
giá (mặc cả). Tỷ lệ này cao hơn nhiều lần so với Mỹ Latinh và Nam Phi.
Người Trung Quốc đến từ một xã hội tập thể, trong kinh doanh họ quan niệm
"bên mua là vua", coi trọng nhu cầu của người mua hơn. Do vị trí của người mua được
đặt cao hơn nên việc người bán dễ dàng “chiều” theo ý của khách hàng hơn là ở các quốc
gia trong nền văn hoá cá nhân, nơi mà người mua không phải là quan trọng nhất như Mỹ
(Graham et al, 1983, 1994).
• Văn hoá trong hành vi ăn uống
Văn hóa Việt Nam, mà cụ thể là văn hoá ẩm thực thuộc xu hướng thiên về
tính cộng đồng. Bữa cơm của người Việt Nam mang tính chất gắn bó các thành viên
gia đình. Khác với xã hội công nghiệp, du mục hay chài lưới, ta chủ yếu là xã hội nông
nghiệp nên có điều kiện dễ tập hợp, thường là nhiều thế hệ. Khác với phương Tây,
người Việt quây quần quanh chiếc mâm tròn, các món ăn bày sẵn cùng một lúc, bát
nước chấm chung. Mọi người ăn uống nhiều ít tuỳ thích, nhưng phải “ăn trông nồi,
ngồi trông hướng”; món ngon gắp cho người lớn, người có tuổi và trẻ em. Tất cả
những điều này đều không có trong bữa ăn của người phương Tây, những nước
theo nền văn hoá cá nhân. Những bữa ăn chung làng xã ở đình càng cho thấy rõ tính
cộng đồng chia sẻ nhưng theo tôn ti trật tự, mâm trên mâm dưới rõ ràng. “Ăn trông
xuống, uống trông lên” (cỗ trên dành cho người già và người có địa vị cao nhường
9
thức ăn cho cỗ dưới, còn cỗ dưới nhường rượu cho cỗ trên). Nhưng “Một miếng giữa
làng hơn một sàng xó bếp”, đôi khi cũng gây ra những tranh chấp mất đoàn kết, sĩ
diện, là một mặt trái của văn hóa nặng tính cộng đồng.
Tính cộng đồng của người Việt còn thể hiện ở việc ăn chung, cho nên các thành
viên của bữa ăn liên quan mật thiết với nhau, phụ thuộc chặt chẽ vào nhau (khác hẳn
phương Tây, nơi mọi người hoàn toàn độc lập với nhau – mỗi người có suất ăn riêng của
mình). Vì vậy mà trong lúc ăn uống, người Việt Nam rất thích chuyện trò (khác với
người phương Tây tránh nói chuyện trong bữa ăn). Tính cộng đồng trong ăn uống đòi hỏi
con người một thứ văn hóa giao tiếp cao - văn hóa ăn uống. Bài học đầu tiên mà người
lớn tuổi dạy cho con cháu là ăn trông nồi, ngồi trông hướng. Vì mỗi thành viên trong bữa
ăn của người Việt Nam đều phụ thuộc lẫn nhau nên phải có ý tứ khi ngồi và mực thước
khi ăn. Đó là biểu tượng của tính cộng đồng trong hành vi ăn uống của người Việt.
• Tự mô tả nét tính cách
Grimm et al. (1999) kiểm tra tự mô tả đặc điểm tính cách, giá trị, và tâm trạng
của các học sinh trong nghĩa cá nhân (Hoa Kỳ) và một nền văn hóa tập thể
(Philippines). Kết quả thu được rằng, người Philippines đánh giá bản thân thấp hơn so
với các học sinh Mỹ trên phương diện các đặc điểm cá nhân như độc lập, sự tự do, sự
quyết đoán…) và cao hơn Mỹ ở các đặc điểm như sự chú tâm, sự tôn kính, khiêm tốn,
hợp tác.
Triandis (1989) lập luận rằng người dân ở các nền văn hóa cá nhân, chẳng hạn
như những người ở Bắc Mỹ và Tây Âu, có xu hướng lựa chọn các yếu tố của bản ngã cá
nhân còn những người từ các nền văn hóa tập thể, chẳng hạn như những người của châu
Á, châu Phi, và Nam Mỹ có xu hướng lựa chọn các yếu tố thuộc về cộng đồng (Triandis
et al 1990, et al Trafimow 1991).
• Giải quyết xung đột
Carpenter (2000) cho rằng trong nền văn hóa tập thể, mọi người trong các nhóm
phụ thuộc lẫn nhau (gia đình, bộ tộc, quốc gia…), ưu tiên cho các mục tiêu của nhóm,
hành vi của họ chủ yếu trên cơ sở trong nhóm định mức, và hành động vì nhóm (Mills &
Clark 1982).
Ohbuchi et al. (1999) cho thấy rằng trong các tình huống xung đột trong quan hệ
với người khác thì những người theo xu hướng tập thể có xu hướng lựa chọn giải pháp
giải quyết xung đột theo hướng hoà giải mà không thích phá huỷ mối quan hệ trong khi
những người trong văn hoá cá nhân thì sẵn sàng đến toàn án giải quyết tranh chấp (Leung
1997).
Sự nhượng bộ chỉ được sử dụng khi cần thiết để đạt được thoả thuận (Carnevale
et al, 1996). Những yếu tố này là đặc trưng của một phong cách đàm phán cạnh tranh.
Rahim (1992) thấy rằng xu hướng cá nhân có nhiều khả năng để áp dụng một phong cách
10
cạnh tranh hoặc thống trị xung đột. Họ phần nhiều tự quyết đoán và tự lực, thể hiện một
sở thích khi nhận nhiệm vụ (Goldman, 1991; Tse, Lee, Vertinsky & Wehrung, 1988).
• Ý thức và tư duy
Người dân ở các nền văn hóa tập thể thấy môi trường xã hội xung quanh mình
như cố định và bản thân cần thay đổi và sẵn sàng thay đổi để phù hợp còn những người ở
nền văn hoá cá nhân thì coi mình như cố định và môi trường như thay đổi (Chiu et al
1997, Chiu & 1999 Hồng, Hồng et al. Năm 2001, Su et al. 1999).
Choi & Nisbett (2000) thấy rằng người Á Đông có một khoan dung cao hơn so
với người Mỹ. Choi & Nisbett (2000) cho thấy tư duy logic mẫu phương Tây có lợi thế
trong sự phát triển của khoa học, trong khi đó sự suy nghĩ toàn diện, có trước có sau của
phương Đông có lợi thế để duy trì trật tự giữa các cá nhân và sự hài hòa trong nhóm.
• Động lực
Iyengar & Lepper (1999) thấy rằng trẻ em gốc Âu - Mỹ có động lực thực hiện
một công việc nếu đó là những việc mà do chính họ lựa chọn, và động lực làm việc giảm
sút khi đó là những lựa chọn của người khác dành cho họ. Ngược lại, trẻ em người Mỹ
gốc Á lại có ít động cơ khi đưa ra một sự lựa chọn cá nhân, trong khi những lựa chọn của
người khác, nhất là những nhân vật có quyền uy thì hiệu quả năng suất lao động lại thu
được ở mức cao.
Trong nền văn hoá tập thể, cá nhân tập trung vào việc làm thế nào để thay đổi
bản thân sao cho phù hợp với nhu cầu của môi trường xã hội (Heine et al. 2000).
• Cảm xúc – tình cảm
Mesquita (2001) cho rằng những cảm xúc trong nền văn hóa tập thể có xu hướng
được “nhúng” vào trong các mối quan hệ và chúng được nhận thức để phản ánh tình
trạng của những mối quan hệ đó.
Levine et al. (1995) phát hiện ra rằng các yếu tố tình cảm (ví dụ như tình yêu)
đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định các vấn đề (ví dụ như hôn nhân) ở các nền
văn hoá cá nhân hơn là các nền văn hoá tập thể.
Những người trong các nền văn hóa cá nhân đề cao lòng tự trọng (Heine et al
1999.) Và lạc quan hơn (Lee & Seligman 1997) hơn những người trong nền văn hóa tập
thể.
• Thiết lập mối quan hệ
Những người trong nền văn hóa tập thường thiết lập các mối quan hệ mật thiết và
lâu dài (Verma 1992), còn những người trong các nền văn hóa cá nhân chủ thường thiết
lập các mối quan hệ không thân thiết và ngắn hạn. Các cá nhân trong nền văn hoá tập thể
thường bị ảnh hưởng mạnh bởi hành vi và suy nghĩ của những người khác.
Dựa trên một cuộc khảo sát trên 60 quốc gia, Hofstede đã kết luận rằng sự khác
biệt văn hoá dân tộc có ảnh hưởng đến công việc, giá trị và thái độ. Nền văn hóa tập thể
11
đặt mục tiêu và kết quả của nhóm hơn của cá nhân (Triandis, 1995). Kết quả là, họ sẵn
sàng hy sinh cho nhóm nội (Weldon & Jehn, 1995). Đối với những người theo xu hướng
tập thể, việc duy trì các mối quan hệ xã hội được đề cao (Ting-Toomey, 1988) và sự hòa
hợp thường được ưu tiên hơn hoàn thành nhiệm vụ và ham muốn cá nhân (Weldon &
Jehn, 1995). Do đó, những người trong xã hội tập thể có xu hướng cố gắng để giảm thiểu
sự gián đoạn do mâu thuẫn giữa các thành viên trong nhóm (Chew & Lim, năm 1995;
Goldenberg, 1988) và tạo điều kiện để các mục tiêu nhóm lên trên các mục tiêu cá nhân
(Weldon & Jehn, 1995). Quan trọng hơn, ở những xã hội tập thể, họ thể hiện sự quan tâm
đến việc đạt được các mục tiêu của người khác hơn là của cá nhân họ (Lewicki et al,
1994). Không có gì đáng ngạc nhiên, khi tập thể có sự tương quan với sự hợp tác
(Carnevale, Probst, Hsueh & Triandis năm 1996; Ting-Toomey, 1988).
Mặt khác, chủ nghĩa cá nhân mô tả xã hội mà trong đó mối quan hệ giữa cá nhân
lỏng (Elsayed-Ekhouly & Buda, 1996). Nền văn hoá cá nhân coi nhu cầu và lợi ích cá
nhân hơn những thành viên của nhóm. Họ đánh giá cao quan điểm riêng của họ (Lewicki
et al., 1994) và đặt mục tiêu cá nhân trước những mục tiêu của nhóm (Carnevale et al,
1996).
• Hành vi quản lý
Chủ nghĩa cá nhân cực đoan bỏ qua suy nghĩ, tình cảm của người khác được coi
như bất lịch sự hay vô lễ ở Trung Quốc, thì điều này dường như lại được coi như là khá
bình thường tại xã hội Bắc Mỹ. Trong môi trường kinh doanh, một nghiên cứu quy mô
kinh doanh hộ gia đình cho thấy, những giá trị văn hóa của Trung Quốc đã được thể hiện
rất rõ ràng trong thực tiễn các hoạt động quản lý và tổ chức như việc trao quyền quyết
định cao, thực hành phong cách lãnh đạo gia trưởng, chủ nghĩa tập thể và làm việc theo
nhóm mạnh, quản lý theo định hướng gia đình hay “lấy gia đình là trọng tâm”.
c. Hỗ trợ xã hội và sức khoẻ
Hỗ trợ xã hội là một hiện tượng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Hỗ trợ xã
hội được tìm kiếm mức độ lớn như vậy bởi nó là một trong những phương tiện hiệu quả
nhất mà mọi người có thể đối phó và điều chỉnh các sự kiện khó khăn và căng thẳng,
tránh khỏi bất lợi về tinh thần và vật chất sức khỏe tác động của stress (Cohen & Wills,
1985; Seeman, Năm 1996; Thoits, 1995). Rất nhiều nghiên cứu đã xem xét các yếu tố
ảnh hưởng đến cá nhân tìm kiếm hỗ trợ xã hội cũng như hiệu quả của nó (Taylor, 2007).
Hỗ trợ xã hội được xác định là sự yêu thương và chăm sóc, quý mến và có giá trị, và là
một phần của một mạng lưới thông tin liên lạc với nhau của các cá nhân (Cobb, 1976;
Cohen & Wills, 1985; Seeman, 1996). Nó có thể đến từ một người phối ngẫu hoặc bạn
đồng hành, người thân, bạn bè, đồng nghiệp, và quan hệ cộng đồng. Hỗ trợ xã hội hiệu
quả làm giảm đau khổ tâm lý, chẳng hạn như căng thẳng hay lo lắng, stress (Fleming,
Baum, Gisriel & Gatchel, 1982). Nó có thể làm giảm khả năng của bệnh, tăng tốc độ
12
phục hồi từ bệnh tật khi nó xảy ra, và giảm nguy cơ tử vong từ bệnh nghiêm trọng (ví dụ
như, House, Landis, Umberson, 1988). Ngược lại, thiếu hỗ trợ xã hội trong suốt thời gian
căng thẳng có thể rất đau buồn, đặc biệt là cho những người có nhu cầu cao đối với hỗ
trợ xã hội những người không thể có được nó, bao gồm cả người già và nạn nhân trong
cuộc sống hàng đột ngột không thể kiểm soát được (Sorkin, Rook & Lu, 2002).
Một trong những đóng góp lớn của tâm lý học văn hóa là đã góp phần làm sáng
tỏ rằng có sự khác biệt văn hóa trong việc xem xét tình trạng của cá nhân và các mối
quan hệ với những người khác. Trong nền văn hóa cá nhân, chẳng hạn như ở Hoa Kỳ, cá
nhân xem mình độc lập và sở hữu một tập hợp các các thuộc tính cá nhân, biểu hiện niềm
tin và thành tích của cá nhân (Markus & Kitayama, 1991). Mối quan hệ của họ tương đối
độc lập, họ được tự do lựa chọn và bị đòi hỏi tương đối ít các nghĩa vụ với người khác
(Adams & Plaut, 2003). Ngược lại, ở nền văn hoá tập thể, chẳng hạn như ở nhiều vùng
của châu Á, các nhân coi bản thân mình với người khác là có mối quan hệ phụ thuộc lẫn
nhau, coi con người như một thực thể linh hoạt kết nối, người bị ràng buộc với những
người khác, và xem xét nhóm mục tiêu chính và niềm tin cá nhân, nhu cầu, và mục tiêu
là thứ yếu (Kitayama Uchida, 2005; Markus & Kitayama, 1991).
Người dân ở các nền văn hóa cá nhân có thể yêu cầu hỗ trợ xã hội theo hướng cởi
mở hơn và những người khác có quyền tự do để lựa chọn việc giúp đỡ theo tinh thần tự
nguyện. Ngược lại, người dân ở những nền văn hóa tập thể lại tương đối thận trọng hơn
trong việc đưa vấn đề cá nhân của mình để cho xã hội giúp đỡ vì họ quan niệm các cá
nhân không nên gánh nặng cho xã hội và người khác (Kitayama & Uchida, 2005;
Mesquita, Năm 2001; Morling, Kitayama, & Miyamoto, 2003).
Trong một loạt các nghiên cứu so sánh châu Á, người Mỹ gốc Á, châu Âu và Mỹ
(Hashimoto, imada & Kitayama, 2007, HS Kim, Sherman, Ko & Taylor, 2006; Sasaki &
Kim, 2008; Taylor et al, 2004). Những nghiên cứu đã chứng minh sự khác biệt văn hóa
đáng tin cậy trong của người dân sẵn sàng sử dụng hỗ trợ xã hội để đối phó với căng
thẳng. Taylor et al. (2004) phát hiện ra rằng người châu Á và người Mỹ gốc Á sử dụng
hỗ trợ xã hội ít hơn người châu Âu, người Mỹ.trong việc đối phó với những vấn đề cá
nhân gặp phải.
Nghiên cứu kiểm tra sự khác biệt văn hóa trong một loạt các tình huống căng
thẳng, bao gồm cả xã hội, học tập và sức khỏe thể chất, tinh thần với sự tham gia của
những người đại diện cho nền văn hoá cá nhân (châu Âu, Mỹ) và những người trong nền
văn hoá tập thể châu Á (Hàn Quốc) (Sasaki & Kim, 2008). Một nghiên cứu tương tự
được tiến hành giữa người Mỹ và người Nhật (Hashimoto et al, 2007) cũng cho kết quả
kết quả tương tự trên, cụ thể, người châu Á và Mỹ gốc Á ít có sự tìm kiếm hỗ trợ xã hội
để đối phó với sự căng thẳng hơn so với người châu Âu và người Mỹ.
13
Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng tất cả các đối tượng được lựa chọn là người
châu Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Philippines) thì có xu hướng sử dụng các
chiến lược trợ giúp xã hội để đối phó với khó khăn ít hơn so với người châu Âu và
Mỹ. Như vậy, dường như xu hướng “không tìm kiếm” hỗ trợ xã hội là một hiện tượng
khá chung của nhóm người châu Á và người Mỹ gốc Á.
Có ít nhất ba lý do về sự khác biệt trong sử dụng hỗ trợ xã hội ở các nền văn hoá
cá nhân và tập thể. Đầu tiên, có thể là do người châu Á không có sẵn những mạng lưới
trợ giúp xã hội một cách rộng khắp như với người Mỹ và châu Âu. Thứ hai, có thể là
người châu Á có một niềm tin mạnh hơn châu Âu, Mỹ rằng một vấn đề cá nhân nên được
giải quyết một cách độc lập bởi vì mỗi người phải có trách nhiệm của mình về vấn đề đó
và không nên làm phiền xã hội, cộng đồng. Thứ ba, có thể là người châu Á và châu Á -
Mỹ có nhiều quan ngại về hậu quả của việc tìm kiếm hỗ trợ là khả năng mối quan hệ sẽ
xấu đi, chẳng hạn như phá vỡ sự hài hòa nhóm hoặc nhận được những lời chỉ trích từ
người khác. Vì vậy, để giảm thiểu những nguy cơ đe doạ mối quan hệ cá nhân, họ có thể
không tiết lộ đau khổ của họ.
Trong những nghiên cứu (HS Kim et al, 2006) trên sinh viên châu Âu và châu Á.
Các nghiệm thể đã được yêu cầu viết về điều quan trọng nhất của họ như: mục tiêu cá
nhân, tốt nghiệp đại học hoặc việc xây dựng gia đình. Sau đó tất cả những người tham
gia nói về những cẳng thẳng hoặc khó khăn của họ để đạt được những điều đó và chỉ ra
cách mà họ sẽ đối phó với nó. Nhìn chung, khi giải quyết, người châu Âu có xu hướng
tìm kiếm sự hỗ trợ xã hội với mức độ lớn hơn người châu Á. Quan trọng hơn, họ sẵn
sàng tìm kiếm hỗ trợ xã hội trong mọi vấn đề. Người châu Á khi nghĩ về mục tiêu của
một nhóm quan trọng, họ nghĩ rằng bạn bè của họ và gia đình sẽ ít hữu ích trong việc
giúp đỡ họ giải quyết của họ căng thẳng hơn so với khi họ nghĩ rằng các mục tiêu cá
nhân (HS Kim et al, 2006., Học tập 3).
14