Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ SINH HỌC 11 CB BÀI 30 TRUYỀN TIN QUA XINAP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 12 trang )

Giáo án Bài 30: Truyền tin qua xináp Sinh học 11 cơ bản
GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ
Sinh viên: Nguyễn Thị Thủ Tiết: 30
Giảng viên hướng dẫn: TS. Đặng Thị Dạ Thủy
Trường: Đại học sư phạm Huế
Bài 30: TRUYỀN TIN QUA XINÁP
( Sinh học 11 CB, trang 121)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Phát biểu được khái niệm xináp.
- Mô tả được cấu tạo của xináp.
- Trình bày được quá trình truyền tin qua xináp.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng quan sát và phân tích tranh, đoạn phim để tìm tòi phát hiện kiến
thức.
- Rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm và làm việc độc lập với SGK.
3. Thái độ
- Vận dụng các kiến thức về quá trình truyền tin qua xináp để giải thích về cơ chế tác
dụng của “thuốc an thần”, uống café, hút thuốc lá và nguyên nhân của một số bệnh như:
bệnh tâm thần phân liệt, bệnh mất cảm giác…
Giảng viên: TS. Đặng Thị Dạ Thủy Sinh viên: Nguyễn Thị Thủ 1
Giáo án Bài 30: Truyền tin qua xináp Sinh học 11 cơ bản
II. Nội dung bài học
I. Khái niệm xináp
- Xináp là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh (TBTK) với TBTK, giữa TBTK với cơ
quan đáp ứng (TB cơ, TB tuyến).
- Có 3 kiểu xináp:
+ Xináp TK – TK: là diện tiếp xúc giữa TBTK với TBTK.
+ Xináp TK – cơ: là diện tiếp xúc giữa TBTK với TB cơ.
+ Xináp TK – tuyến: là diện tiếp xúc giữa TBTK với tuyến.
II. Cấu tạo của xináp


- Xináp có cấu tạo gồm có 4 phần:
+ Chùy xináp: chứa ty thể và các bóng chứa chất trung gian hóa học (CTGHH) như
axetincolin, adrenalin, dopamine,…
+ Màng trước xináp
+ Khe xináp
+ Màng sau xináp: có thụ thể tiếp nhận CTGHH và có các enzim phân hủy các
CTGHH.
III. Quá trình truyền tin qua xináp
Bảng các giai đoạn của quá trình truyền tin qua xináp
Các giai đoạn Diễn biến
1
Xung thần kinh truyền đến làm thay đổi tính thấm của màng nên
Ca
2+
đi vào trong chùy xináp
Giảng viên: TS. Đặng Thị Dạ Thủy Sinh viên: Nguyễn Thị Thủ 2
Giáo án Bài 30: Truyền tin qua xináp Sinh học 11 cơ bản
2
Ca
2+
vào làm các bóng gắn vào màng trước và vỡ ra, giải phóng chất
trung gian hóa học vào khe xináp.
3
Chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể và làm xuất hiện điện thế
hoạt động ở màng sau, xung thần kinh được lan truyền tiếp tục.
- Axetincolin được enzim axetincolinesteraza (EA) phân hủy thành axetat và colin.
Axetincolin + H
2
O Axetat + colin
- Sau đó, axetat và colin quay trở lại màng trước và đi vào chùy xináp để tái tạo lại

axetincolin.
- Trong một cung phản xạ xung thần kinh chỉ truyền theo một chiều nhất định từ cơ
quan thụ cảm đến cơ quan đáp ứng.
III. Phương pháp dạy học
- Phương pháp quan sát tranh – tìm tòi.
- Phương pháp hỏi đáp – tìm tòi.
- Phương pháp tổ chức học sinh làm nhóm, làm việc độc lập SGK.
IV. Phương tiện dạy học
- Máy chiếu
- Hình 30.1, 30.3 SGK sinh học 11 cơ bản.
- Hình về cấu tạo xináp hóa học.
- Hình ảnh động về quá trình truyền tin qua xináp.
- Phiếu học tập.
V. Tiến trình tổ chức tiết học
1. Ổn đinh tổ chức lớp
Giảng viên: TS. Đặng Thị Dạ Thủy Sinh viên: Nguyễn Thị Thủ 3
Giáo án Bài 30: Truyền tin qua xináp Sinh học 11 cơ bản
2. Kiểm tra bài cũ:
Tổ chức trò chơi
3. Tổ chức hoạt động dạy và học
a. Đặt vấn đề (1 phút)
Với từ khóa phần trò chơi là xináp. Vậy xináp là gì? Xináp có cấu tạo như thế nào? Quá
trình truyền tin qua xináp ra sao? Để hiểu rõ vấn đề này cô và trò chúng ta cùng nhau tìm
hiểu bài 30: Truyền tin qua xináp
b. Các hoạt động dạy học (35 phút)
STT Nội dung các slide Hoạt động của GV Hoạt động của
HS
1 Trò chơi ô chữ - Chia cả lớp thành 3 đội, có
quyền chọn các ô số.
- Phổ biến luật chơi:

+ Trả lời đúng từ hàng ngang sẽ
cộng 2 điểm và có 1 phần
thưởng.
+ Trả lời đúng câu hỏi phụ liên
quan từ hàng ngang này sẽ
được 8 điểm. Vậy tổng điểm
nếu trả lời hoàn chỉnh cho 1 từ
hàng ngang là 10 điểm.
+ Trả lời sai các đội khác có
quyền trả lời.
- Sau đó bắt đầu trò chơi.
- HS lắng nghe
2 Slide liên kết với slide 1 - GV hàng ngang số 1 có 9 chữ - HS lắng nghe và
Giảng viên: TS. Đặng Thị Dạ Thủy Sinh viên: Nguyễn Thị Thủ 4
Giáo án Bài 30: Truyền tin qua xináp Sinh học 11 cơ bản
Câu hỏi ô số 1 cái với câu hỏi như sau: Khi
nào điện thế nghỉ trở thành điện
thế hoạt động?
- Sau đó GV nhấn mạnh phải
kích thích đạt ngưỡng.
trả lời
3 Slide liên kết với slide 1
Câu hỏi phụ liên quan ô số 1
- Câu hỏi phụ liên quan đến từ
này đó là: Điện thế hoạt động là
gì? Điện thế hoạt động bao gồm
những giai đoạn nào?
- HS lắng nghe và
trả lời
4 Slide liên kết với slide 1

Câu hỏi ô số 2
GV hàng ngang số 2 có 10 chữ
cái với câu hỏi như sau: quan
sát sơ đồ điện thế hoạt động (3)
được gọi là gì?
- HS lắng nghe và
trả lời
5 Slide liên kết với slide 1
Câu hỏi phụ liên quan ô số 2
Câu hỏi phụ liên quan đến từ
này đó là ở giai đoạn tái phân
cực, loại ion nào đi qua màng tế
bào và sự di chuyển của ion có
tác dụng gì?
- HS lắng nghe và
trả lời
6 Slide liên kết với slide 1
Câu hỏi ô số 3
GV hàng ngang số 3 có 8 chữ
cái với câu hỏi như sau: So
- HS lắng nghe và
trả lời
Giảng viên: TS. Đặng Thị Dạ Thủy Sinh viên: Nguyễn Thị Thủ 5
Giáo án Bài 30: Truyền tin qua xináp Sinh học 11 cơ bản
sánh tốc độ lan truyền của XTK
trên sợi có bao myelin so với
tốc độ trên sợi không có bao
myelin?
7 Slide liên kết với slide 1
Câu hỏi phụ liên quan ô số 3

Câu hỏi phụ liên quan đến từ
này đó là tại sao tốc độ lan
truyền trên sợi có bao myelin
lại nhanh hơn nhiều so với trên
sợi không có bao myelin? Cho
ví dụ?
- HS lắng nghe và
trả lời
8 Slide liên kết với slide 1
Câu hỏi ô số 4
GV hàng ngang số 4 có 7 chữ
cái với câu hỏi như sau: Cách
lan truyền XTK trên sợi TK có
bao myelin ?

- HS lắng nghe và
trả lời
9 Slide liên kết với slide 1
Câu hỏi phụ liên quan ô số 4
Câu hỏi phụ liên quan đến từ
này đó là tại sao XTK lan
truyền trên sợi TK có bao
myelin theo cách nhảy cóc ?
- HS lắng nghe và
trả lời
10 Slide liên kết với slide 1 GV hàng ngang số 5 có 11 chữ
cái với câu hỏi như sau: Điện
Giảng viên: TS. Đặng Thị Dạ Thủy Sinh viên: Nguyễn Thị Thủ 6
Giáo án Bài 30: Truyền tin qua xináp Sinh học 11 cơ bản
Câu hỏi ô số 5 thế hoạt động khi xuất hiện

được gọi là gì?
11 Slide liên kết với slide 1
Câu hỏi phụ liên quan ô số 5
Câu hỏi phụ liên quan đến từ
này đó là có bao nhiêu hình
thức lan truyền xung thần kinh
trên sợi thần kinh? Đặc điểm
cấu tạo mỗi loại?
- HS lắng nghe và
trả lời
12 Slide liên kết với slide 1
Từ chìa khóa
Dẫn vào bài: Vậy xináp là gì?
Xináp có cấu tạo như thế nào?
Quá trình truyền tin qua xináp
ra sao? Để hiểu rõ vấn đề này
cô và trò chúng ta cùng nhau
tìm hiểu bài 30: Truyền tin qua
xináp
HS lắng nghe
13 Tiêu đề
14 Hình 30.1 Các kiểu xináp Cho HS quan sát, sau đó giới
thiệu hình Trong hệ thần kinh
HS quan sát và
trả lời
Giảng viên: TS. Đặng Thị Dạ Thủy Sinh viên: Nguyễn Thị Thủ 7
Giáo án Bài 30: Truyền tin qua xináp Sinh học 11 cơ bản
thì các xung thần kinh được
truyền dưới dạng các xung
động thần kinh qua chuỗi các tế

bào thần kinh (TBTK) kế tiếp
nhau cuối cùng đến cơ quan
đáp ứng, nơi tiếp giáp giữa
TBTK với TBTK hoặc giữa
TBTK với TB cơ quan đáp ứng
(TB cơ, TB tuyến,…) được gọi
là xináp. Vậy xináp là gì?
Yêu cầu HS tiếp tục quan sát và
hãy cho biết có bao nhiêu kiểu
xináp?
15 Khái niệm xináp và các kiểu
xináp
Chính xác hóa đưa ra khái niệm
xináp và các kiểu xináp
HS ghi bài
16 Hình sơ đồ cấu tạo của
xináp
Hãy điền các chú thích sao cho
thích hợp vào các số trên hình
vẽ về cấu tạo của xináp?
HS trả lời các số
trên sơ đồ
17 Hình sơ đồ cấu tạo của GV bổ sung HS lắng nghe
Giảng viên: TS. Đặng Thị Dạ Thủy Sinh viên: Nguyễn Thị Thủ 8
Giáo án Bài 30: Truyền tin qua xináp Sinh học 11 cơ bản
xináp
18 Cấu tạo của xináp Chính xác hóa nội dung HS ghi bài
19 Quá trình truyền tin qua
xináp
Slide liên kết với slide 21

GV giới thiệu về hình ảnh động
là quá trình truyền tin qua xináp
với chất hóa học trung gian là
axetincolin.
GV chiếu hình ảnh động và
định hướng cho học sinh bằng
hệ thống câu hỏi sau:
+ Ion nào đi từ ngoài vào chùy
xináp?
+ Trong chùy xináp có sự thay
đổi như thế nào (chú ý đến sự
thay đổi của các bóng
CTGHH)?
Giảng viên: TS. Đặng Thị Dạ Thủy Sinh viên: Nguyễn Thị Thủ 9
Giáo án Bài 30: Truyền tin qua xináp Sinh học 11 cơ bản
+ CTGHH gắn vào thụ thể
màng sau xináp thì hiện tượng
nào xảy ra?
20 Truyền tin qua xináp được
cụ thể hóa và chia thành các
giai đoạn
Slide liên kết với slide 21
21 Slide liên kết với slide 20 Đáp án phiếu học tập
Đây cũng chính là nội dung ghi
bài
HS ghi bài
22 Sự phân hủy CTGHH Yêu cầu hs quan sát hình ảnh
động (sự phân hủy CTGHH) trả
lời câu hỏi : Theo em CTGHH
(axetincolin) có bị ứ động ở

màng sau không ?
HS quan sát và
trả lời
23 GV chính xác hóa nội dung HS ghi bài
24 Sơ đồ cung phản xạ ở người GV chiếu hình 30.4 và hãy cho HS quan sát và
Giảng viên: TS. Đặng Thị Dạ Thủy Sinh viên: Nguyễn Thị Thủ 10
Giáo án Bài 30: Truyền tin qua xináp Sinh học 11 cơ bản
biết : Tại sao trong một cung
phản xạ XTK chỉ được truyền
theo một chiều từ cơ quan thụ
cảm đến cơ quan đáp ứng ?
trả lời
25 GV kết luận về sự dẫn truyền
xung thần kinh trong cung phản
xạ.
HS ghi bài
26 Để khắc sâu thêm kiến thức của
bài học chúng ta sẽ cùng nhau
đi vào phần củng cố.
Hoàn thành các câu trắc
nghiệm sau bằng cách chọn
một phương án trả lời đúng
nhất.
HS lắng nghe
27 Nội dung câu trắc nghiệm thứ 1 HS trả lời
28 Nội dung câu trắc nghiệm thứ 2 HS trả lời
29 Nội dung câu trắc nghiệm thứ 3 HS trả lời
Giảng viên: TS. Đặng Thị Dạ Thủy Sinh viên: Nguyễn Thị Thủ 11
Giáo án Bài 30: Truyền tin qua xináp Sinh học 11 cơ bản
30 Nội dung câu trắc nghiệm thứ 4 HS trả lời

31 Nội dung câu trắc nghiệm thứ 5 HS trả lời
32 Vận dụng kiến thức đã được
học hãy giải thích hiện tượng
sau:
HS giải thích
33 Slide liên kết
34 Slide liên kết
Giảng viên: TS. Đặng Thị Dạ Thủy Sinh viên: Nguyễn Thị Thủ 12

×