Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

phân tích thiết kế hệ thống thông tin. quản lý phòng khám bệnh viện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (703.91 KB, 77 trang )

Chương Trình Quản Lý Phòng Khám Đa Khoa Bệnh Viện
LỜI NÓI ĐẦU
Trong thời đại ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của Công Nghệ Thông
Tin đã tạo nên những nét mới thời thượng trong nhiều lĩnh vực. Việc ứng dụng
Công Nghệ Thông Tin vào đời sống không còn gì xa lạ với con người ngày nay.
Và việc áp dùng Công nghệ Thông Tin vào Bệnh Viện để phục vụ cho nhu cầu
khám chữa bệnh cũng không ngoại lệ.
Với nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng nhiều nên việc khám chữa bệnh
trong các bệnh viện ngày càng quá tải và nhiều vấn đề đã được đặt ra làm sao
việc phục vụ của các bệnh viện ngày càng tốt hơn và không tốn nhiều thời gian.
Với những lý do trên và thông qua khảo sát nhóm chúng em quyết định
chọn đề tài “Quản Lý Phòng Khám Bệnh Viện” cho môn “Phân Tích Thiết Kế
Hệ Thống Thông Tin”. Tuy đồ án không được hoàn hảo nhưng chắc hẳn sẽ góp
một chút kiến thức bổ ích trong lĩnh vực Phân Tích thiết Kế Hệ Thống Thông
Tin.
Lời Cảm Ơn.
Chúng em chân thành cảm ơn thầy đã cho em những kiến thức bổ ích trong lĩnh
vực phân tích thiết kế hệ thống thông tin để hoàn thành đồ án này. Tuy nhiên, đồ
án chưa thật sự hoàn hảo chắc chắn sẽ có nhiều sai sót mong thầy thông cảm và
góp ý thêm cho chúng em.
Nhóm Thực Hiện
Hà Dương Phong 0511184
Lê Thanh Phong 0511185
Nguyễn T Như Ngọc 0611141
1
Chương Trình Quản Lý Phòng Khám Đa Khoa Bệnh Viện
MỤC LỤC
PHẦN I
TỔNG QUAN VÀ PHÂN TÍCH
I. MÔ TẢ TỔNG QUAN VÀ ĐÁNH GIÁ TÍNH KHẢ THI Trang
1. Đặt vấn đề 5


2. Mô tả phương án tổng quan 6
2.1Giải pháp 1 6
2.2Giải pháp 2 7
2.3Giải pháp 3 8
2.4 Giải pháp 4 8
3 Đánh giá tính khả thi 9
3.1 Khả thi về kinh tế 9
3.1.1 Lợi nhuận 9
3.1.2 Chi phí 10
3.2Khả thi về kĩ thuật 11
3.3Khả thi về hoạt động 12
II. PHÂN TÍCH
1. Phân tích hiện trạng hệ thống 12
1.1Khảo sát hệ thống 12
1.2Sơ đồ tổ chức 23
1.3 Phân tích bài toán tương ứng từng vai trò 24
1 Phân tích yêu cầu 26
1.1Yêu cầu chức năng 26
1.2Yêu cầu phi chức năng 27
2 Phân tích hệ thống 28
2.1Mô hình thực thể ERD 30
2.2 Chuyển mô hình ERD thành mô hình quan hệ 31
2.3Mô tả chi tiết cho các quan hệ 32
2.4 Bảng tổng kết thuộc tính 44
2
Chương Trình Quản Lý Phòng Khám Đa Khoa Bệnh Viện
PHẦN II
THIẾT KẾ
I. THIẾT KẾ GIAO DIỆN
1. Sơ đồ màn hình chính 49

2. Giao diện đăng nhập hệ thống 50
3. Giao diện tiếp nhận bệnh nhân 51
4. Giao diện Hồ sơ bệnh án 53
5. Giao diện cập nhật thuốc 56
6. Giao diện lập báo cáo 57
7. Giao diện Tra cứu Bệnh Nhân 60
II. THIẾT KẾ Ô XỬ LÍ
1. Mô tả dòng dữ liệu 60
2. Các Ô xử lí 65
PHẦN III
ĐÁNH GIÁ VÀ TỔNG KẾT
I. ĐÁNH GIÁ ƯU ĐIỂM VÀ KHUYẾT ĐIỂM
1.Ưu điểm 77
3
Chương Trình Quản Lý Phòng Khám Đa Khoa Bệnh Viện
2.Khuyết điểm 77
II. TỔNG KẾT
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC 78
PHẦN I
TỔNG QUAN VÀ PHÂN TÍCH
I. MÔ TẢ PHƯƠNG ÁN TỔNG QUAN VÀ ĐÁNH GIÁ TÍNH KHẢ
THI
4
Chương Trình Quản Lý Phòng Khám Đa Khoa Bệnh Viện
1. Đặt vấn đề
Bệnh viện là cơ sở thiết yếu của cộng đồng . Cùng với xu hướng của thời đại,
việc chăm sóc sức khỏe ngày càng được chú trọng hơn, nâng cao hơn công tác
khám chữa bệnh cho người dân . Với lý do đó, chúng em nghĩ rằng cần phải có
một hệ thông quản lý bằng máy tính và thông qua tìm hiểu chúng em đã chọn đề
tài Quản lý phòng khám bệnh viện 30 – 4 cho đồ án của mình.

Sau đây là một số chức năng dự kiến của phần mềm phục vụ hệ thống này:
- Lập danh sách khám bệnh theo từng khoảng thời gian ( lập theo ngày, tháng)
- Lập phiếu khám bệnh cho bệnh nhân có kèm theo toa thuốc.
- Lập phiếu xét nghiệm.
- Lập hóa đơn thanh toán tương ứng với phiếu khám bệnh và phiếu xét nghiệm đó.
- Tra cứu bệnh nhân.
- Lập báo cáo doanh thu theo ngày, tuần, tháng.
- Quản lý thuốc.
2. Mô tả phương án tổng quan
Ghi chú : phòng khám có máy tính
2.1Giải pháp 1
5
Chương Trình Quản Lý Phòng Khám Đa Khoa Bệnh Viện
Bộ phận quầy phát số ghi thông tin bệnh nhân bằng tay, sau đó chuyển sang quầy
thu ngân để nhập vào máy tính và kế xuất hóa đơn. Bệnh nhân cầm hóa đơn đến
phòng khám để khám bệnh. Tại phòng khám, việc ghi chép thông tin bệnh nhân,
bệnh án, thuốc được ghi chép bằng tay vào sổ bệnh nhân và sổ lưu bệnh. Bệnh
nhân sẽ đóng tiền tại phòng thu tiền thuốc, tại đây nhân viên nhập thông tin bệnh
nhân BHYT, tên thuốc, tính tiền thuốc và kế xuất hóa đơn cho bệnh nhân. Bệnh
nhân đem hóa đơn đến bộ phận phát thuốc để nhận thuốc. Với phương án này chỉ
tốn phí mua 2 máy, 2 máy không cần nối mạng và có thể cài phần mềm tính toán
riêng biệt cho từng máy. Thuận tiện cho việc thu tiền thuốc và tiền khám một
cách nhanh hơn nhưng chưa hiệu quả.
2 máy 300USD/máy = 600USD; Phần mềm = 5.000.000 đ
2.2 Giải pháp 2
6
Chương Trình Quản Lý Phòng Khám Đa Khoa Bệnh Viện
Mỗi phòng khám sẽ có 1 máy tính để lưu thông tin bệnh nhân vào sổ lưu bệnh và
ghi tay vào sổ khám bệnh. Sau đó nội dung này sẽ chuyển đến bộ phận thu tiền,
khi bệnh nhân đến đóng tiền bộ phận thu tiền sẽ kế xuất hóa đơn. Giải pháp này

có sự liên thông giữa các phòng ban, giúp cho việc xử lý thông tin sẽ hiệu quả và
đồng bộ. Tuy nhiên tốn tiền máy và nối mạng.
14 máy : 14*300USD = 4200USD + Sever 500USD
Chi phí nối mạng và dụng cụ nối mạng: 5.000.000 đ
2.3 Giải pháp 3
7
Quầy phát số
Chương Trình Quản Lý Phòng Khám Đa Khoa Bệnh Viện
Bệnh nhân BHYT
Thay đổi cơ cấu phòng khám tại bệnh viện chỉ còn 2 phòng khám là phòng khám
nội và phòng khám ngoại. Rất khó khăn cho việc thay đổi cơ cấu tổ chức và vị trí
phòng ban. Không khả thi.
2.4Giải pháp 4
Bộ phận phòng khám sau khi kê toa sẽ in đơn thuốc cho bệnh nhan, bệnh nhân sẽ
cầm đơn thuốc này đến đóng tiền tại bộ phận thu tiền. Bộ phận thu tiền sẽ thu tiền
và đóng mộc. Bệnh nhân đến bộ phận phát thuốc để nhận thuốc, tại đây bộ phận
phát thuốc sẽ lưu đơn thuốc thành 2 loại: khám nội và khám ngoại. Đến cuối ngày
nhân viên sẽ gởi hóa đơn đến phòng khám nhập thông tin thu tiền. Phương pháp
này làm thay đổi cơ cấu bệnh viện mặc dù có tiết kiệm chi phí.
Bệnh nhân BHYT
8
Quầy thu ngân
Phòng khám nội
Phòng khám ngoại
Bộ phận thu
tiền
Bộ phận phát thuốc
Quầy phát số
Quầy thu ngân
Phòng khám nội

Phòng khám ngoại
Chương Trình Quản Lý Phòng Khám Đa Khoa Bệnh Viện
cuối ngày cuối ngày
Dựa vào các thuận lợi cũng như khuyết điểm của các phương pháp nên
nhóm quyết định chọn phương án 2 để phát triển.
3 Đánh giá tính khả thi
3.1Tính khả thi về kinh tế
3.1.1 Lợi nhuận
Việc tiếp nhận bệnh nhân BH và không BH riêng biệt nên cần 8 nhân viên tiếp
nhận bệnh nhân ( Bệnh nhân BH 4, bệnh nhân không BH 4). Nếu có hệ thống
quản lý khi đó chỉ cần 6 nhân viên tiếp nhận cả 2 đối tượng bệnh nhân. Ta sẽ tiết
kiệm trả lương cho 2 nhân viên và việc tiếp nhận cả 2 đối tượng cùng một nơi sẽ
tạo cho người khám bệnh một cảm giác không bị phân biệt đối xử. Tạo cho bệnh
nhân cảm thầy thoải mái hơn khi đi khám bệnh.
Việc tiếp nhận bệnh nhân bằng hệ thống mới sẽ tạo nên hoạt động khám bệnh trở
nên linh hoạt và nhanh chóng hơn. Bệnh nhân không phải chờ đợi lâu vì thế ngày
càng có nhiều bệnh nhân đến khám bệnh hơn.
Ứng dụng công nghệ mới sẽ giúp nhân viên làm việc có hiệu quả hơn, nhanh
nhạy hơn. Tạo cơ hội năng cao kĩ thuật qua Internet đồng thời tạo nên uy tính cho
bệnh viện.
 Lợi nhuận hữu hình
- Loại bỏ và giảm chi phí
+ Chi phí lương.
+ Chi phí chỉnh lỗi tính toán.
+ Chi phí giấy tờ.
- Gia tăng tốc độ hoạt động.
- Gia tăng cơ hội và mở rộng thị trường mới
 Lợi nhuận vô hình
- Các báo cáo số lượng bệnh nhân, doanh thu được cung cấp bất kì tại mọi thời
điểm nào, nhờ đó hổ trợ nhanh quyết định, hiệu quả về thông tin.

9
Bộ phận thu
tiền
Bộ phận phát thuốc
Chương Trình Quản Lý Phòng Khám Đa Khoa Bệnh Viện
- Nhân viên sẽ có cơ hội học hỏi kiến thức cơ bản về máy tính, cách sữ dụng
phần mềm trong công việc.
- Hạn chế việc tính toán tiền bị sai.
- Tác động tích cực đến môi trường và xã hội.
- Các thủ tục sẽ được thực hiện nhanh chóng.
- Việc quản lý thông tin bệnh nhân thuốc sẽ tốt hơn.
3.1.2Chi phí
- Chi phí phát triển hệ thống.
- Chi phí mua phần mềm và phần cứng.
- Chỉ phí đào tạo và sữ dụng.
- Chi phí chuẩn bị môi trường và địa điểm.
3.2 Tính khả thi về kỉ thuật
STT Rủi ro Đánh giá Mô tả
Mô tả
khác
1
Sự quen thuộc với hệ
thống của người dùng
Thấp
Đã quen với việc
sữ dụng máy tính
2
Sự quen thuộc với tiến
trình phát triển hệ
thống của người dùng

Thấp
Đã phát triển hệ
thông tương tự
3 Thay đổi cơ cấu Thấp
4
Nhận thức và thiện chí
của khách hàng
Trung bình
Do là SV nên khó
tiếp cận
Nhờ vào
sự quen
biết
5
Sự quen thuộc nhóm
phát triển với dự án
Cao
Chưa phát triển hệ
thống tương tự
Tham
khảo
thêm tài
liệu
10
Chương Trình Quản Lý Phòng Khám Đa Khoa Bệnh Viện
6 Kích thước hệ thống Cao
Kích thước hệ
thống lớn
7 Tiến độ coding Trung bình
Sữ dụng môi

trường phát triển
mới VB.NET
Tham
khảo tài
liệu
8 Thời hạn nộp bài Trung bình
Học nhiều môn áp
lực công việc cao
Điều
chỉnh
thời gian
hợp lý
3.3Tính khả thi về hoạt động
STT Rủi ro Mô tả Mô tả đánh giá Mô tả khắc phục
1 Giới hạn số
phòng khám
Cao Dẫn dắt đến việc thay
đổi cơ cấu tổ chức, việc
giới hạn các y bác sĩ,
thay đổi cơ sở vật chất.
2 Thủ tục sẽ
gọn nhẹ, việc
khám chữa
bệnh tiện hơn
Cao Bệnh nhân không cần
phải đi nhiều phòng
khám.
II. PHÂN TÍCH
1. Phân tích hiện trạng
1.1 Khảo sát hệ thống

 Quy trình khám bệnh: hiểu tất cả các qui trình tiếp nhận bệnh nhân, phân bố
khoa, phòng vào khám. Việc ghi chép vào sổ khám bệnh.
11
Chương Trình Quản Lý Phòng Khám Đa Khoa Bệnh Viện
 Quản lý phòng khám chuyên khoa: Hiểu về cơ cấu tổ chức các phòng khám
chuyên khoa, cách quản lý thông tin bệnh nhân. Ghi nhận bệnh và cấp toa thuốc.
 Cách thức tính tiền khám bệnh và xét nghiệm: Nắm rõ có bao nhiêu hạn
mục tính tiền, giá tiền cụ thể. Việc tính tiền xét nghiệm xử lý như thế nào.
 Hệ thống máy móc phần mềm: Nắm rõ về tài nguyên máy móc, trang thiết
bị,phần mềm, hệ điều hành đang sữ dụng, hệ thống mạng.
Chia ra nhiệm vụ cụ thể của từng chủ đề
Chủ đề 1: Quy trình khám bệnh
- Khi người khám bệnh đến khám sẽ trãi qua những qui trình nào? Cụ thể từng
qui trình?
- Cách thức phát thẻ khám?
- Việc ghi nhận thông tin bệnh nhân diễn ra như thế nào?
- Nếu có trường hợp tái khám xử lý ra sao?
Chủ đề 2: Quản lý phòng khám chuyên môn
- Có bao nhiêu chuyên khoa và cách ghi nhận thông tin bệnh nhân tại từng chuyên
khoa?
- Bệnh lý và toa thuốc được ghi nhận như thế nào?
Chủ đề 3: Cách thức tính tiền khám bệnh
- Có bao nhiêu hạng mục tính tiền, giá tiền cụ thể?( nếu được cung cấp thêm bảng
giá)
- Có chế độ miễn giảm hay không? Nếu có xử lý như thế nào?
- Có chế độ cộng thêm hay không? ( xét nghiệm trước khi khám) Xử lý cụ thể?
- Lưu trữ các hóa đơn và xét nghiệm như thế nào?
Chủ đề 4: Hệ thống máy móc phần mềm
- Hiện tại phòng khám có bao nhiêu máy tính, có nối mạng hay không?
- Hệ điều hành đang sử dụng là gì?

12
Chương Trình Quản Lý Phòng Khám Đa Khoa Bệnh Viện
- Có phần mềm quản lý chưa? Nếu có xin vui lòng cung cấp thêm thông tin về phần
mềm đang sữ dụng?
- Trình độ tin học của các y, bác sĩ, nhân viên trong phòng khám.
Bệnh viện 30 – 4 có rất nhiều phân hệ trong đó có các phân hệ như sau:
Phân hệ tiếp nhận bệnh nhân, khám bệnh, quản lý bệnh nhân ngoại trú.
1. Phân hệ cận lâm sàng.
2. Phân hệ lâm sàng.
3. Phân hệ quản lý dược.
4. Phân hệ quản trị nhân sự.
5. Phân hệ tài chính kế toán.
6. Phân hệ quản lý công cụ, tài sản.
7. Phân hệ báo cáo, tổng hợp phục vụ lãnh đạo.
8. Phân hệ quản trị hệ thống.
Ở đây, yêu cầu đặt ra sẽ làm việc trên phân hệ thứ nhất
Chủ đề 1: Quy
trình
khám bệnh
Khảo sát
1. Khi người
khám bệnh
đến khám sẽ
trãi qua
những qui
trình nào?
Cụ thể từng
qui trình?
1. Nếu bệnh nhân thuộc loại bảo hiểm y tế thì sang
quầy phụ trách bảo hiểm trình thẻ bảo hiểm cùng với

hình kèm theo. Y sĩ kiểm tra hợp lệ và nhập thông
tin bệnh nhân vào sổ bệnh nhân có bảo hiểm. Bệnh
nhân khai báo bệnh và y sĩ sẽ phát thẻ khám cùng
với phòng khám tương ứng và sổ ghi thông tin bệnh
nhân.
2. Nếu bệnh nhân không thuộc loại bảo hiểm thì đến
quầy phát số mua sổ khám bệnh ( nếu là bệnh nhân
mới) trình sổ khám bệnh cũ ( nếu là bệnh nhân tái
khám). Bệnh nhân khai bệnh một cách tổng quát. Y
13
Chương Trình Quản Lý Phòng Khám Đa Khoa Bệnh Viện
sĩ phụ trách sẽ phát thẻ khám bệnh.
Bệnh nhân đến quầy thu ngân đóng tiền khám, tại
đây thông tin bệnh nhân được ghi vào sổ. Bệnh nhân
được đưa biên lai đóng tiền khám.
3. Bệnh nhân đến ngay phòng khám và đợi tới lượt
mình khám. Bệnh nhân vào phòng khám, y tá trực tại
phòng đó lưu thông tin cho bệnh nhân.
4. Bác sĩ sau khi khám bệnh cho ra chuẩn đoán.
5. Nếu chuẩn đoán bệnh ( không cần xét nghiệm thêm)
thì cho toa thuốc bệnh nhân. Các thông này cũng
được lưu lại. Nếu là bệnh nhân bảo hiểm thì ghi vào
2 nơi toa thuốc và sổ khám bệnh.
6. Nếu bệnh nhân cần xét nghiệm bác sĩ đưa tờ xét
nghiệm, đề vào các hạn mục mà bệnh nhân cần xét
nghiệm.
7. Bệnh nhân cầm tờ xét nghiệm ra quầy thu ngân,
đóng tiền xét nghiệm.
8. Bệnh nhân cầm giấy xét nghiệm, hóa đơn đóng tiền
xét nghiệm đến phòng xét nghiệm đợi tới phiên

mình.
9. Y tá trực tại phòng xét nghiệm kiểm tra bệnh nhân
đóng tiền chưa( thông qua hóa đơn) bác sĩ làm xét
nghiệm cho bệnh nhân.
10. Bệnh nhân chờ lấy kết quả xét nghiệm. Bệnh nhân
cầm kết quả xét nghiệm đến bác sĩ phòng khám ban
đầu bác sĩ chuẩn đoán. Bác sĩ chuẩn đoán cho toa
thuốc bệnh nhân hay các chữa trị cần thiết hoặc yêu
cầu nhập viện.
11. Nếu bệnh nhân không có bảo hiểm thì có thể ra về
tự mua thuốc tại nhà thuốc kế bên hoặc đi đâu cũng
được ( nằm ngoài hệ thống )
14
Chương Trình Quản Lý Phòng Khám Đa Khoa Bệnh Viện
2. Cách thức
phát thẻ
khám?
3. Việc ghi
nhận thông
tin bệnh
12. Nếu bệnh nhân có bảo hiểm thì bệnh nhân đến quầy
thu tiền thuốc nộp đơn thuốc. Nhân viên thu ngân
chép lại thông tin trong sổ khám bệnh, tính tiền
thuốc cho bệnh nhân ( tiền đóng bằng 20% giá trị
đơn thuốc )
13. Bệnh nhân cầm hóa đơn và đơn thuốc đến quầy phát
thuốc, nhân viên phát thuốc cho bệnh nhân và giữ lại
tờ đơn thuốc đó. Bệnh nhân theo toa thuốc trong
phiếu khám bệnh mà uống thuốc.
Mỗi phòng khám có khả năng khám chuyên khoa nhất

định, do đó khi bệnh nhân khai bệnh ngay tại quầy phát
số thì y sĩ phụ trách sẽ biết chuyến đến phòng khám nào.
Trước phòng khám có một kệ để sổ khám bệnh của
bệnh nhân vào, y tá trực sẽ theo thứ tự đó mà gọi bệnh
nhân vào phòng khám.
Trước khi khám thì y tá sẽ yêu cầu bệnh nhân cho xem
hóa đơn đóng tiền khám ( nếu không thuộc trường hợp
miễn giảm hay bảo hiểm y tế )
Thông tin bệnh nhân được thu lại ở thấp nơi: quầy thu
tiền khám hay quày phụ trách bảo hiểm, phòng khám tại
chổ, thu tiền thuốc, phát thuốc, phòng xét nghiệm, thu
tiền xét nghiệm.
Mỗi bệnh nhân có một mã y tế được tạo khi tới khám
lần đầu. Trường hợp tái khám thì nhân viên sẽ ghi lại mã
y tế đó, bệnh nhân cũng đem theo sổ khám bệnh lần
15
Chương Trình Quản Lý Phòng Khám Đa Khoa Bệnh Viện
nhân diễn ra
như thế nào?
4. Nếu có
trường hợp
tái khám thì
xử lý ra sao?
trước. Nếu bệnh nhân làm mất sổ thì mua sổ mới và cấp
mã y tế mới. Còn nếu cần đến hồ sơ bệnh án của bệnh
nhân thì y tá sẽ tìm lại hồ sơ cũ.
Chủ đề 2: Quản lý
phòng khám
chuyên môn
1. Có bao nhiêu

chuyên khoa
và cách ghi
nhận thông
tin bệnh
nhân tại từng
chuyên
khoa?
2. Bệnh lý và
toa thuốc
được ghi
nhận như thế
nào?
12 phòng khám: khám ngoại , nội nhiễm, tiêu hóa, thận tiết
niệu, hô hấp, tim mạch, tai mũi họng ( 2 phòng), răng hàm
mặt, sản phụ khoa, mắt, nội tiết, tổng quát, thần kinh khớp.
Tổng cộng có 5 phòng xét nghiệm gồm: phòng X_Quang, 2
phòng siêu âm, 1 phòng đo điện tim. Thông tin bệnh án
được lưu vào sổ ngay khi bệnh nhân vào khám.
Được ghi ngay tại phòng khám, bao gồm tất cả thông tin
bệnh nhân, chuẩn đoán của bác sĩ, yêu cầu xét nghiệm, kết
quả xét nghiệm, toa thuốc kê cho bệnh nhân.
16
Chương Trình Quản Lý Phòng Khám Đa Khoa Bệnh Viện
Chủ đề 3: Cách thức tính tiền khám
bệnh
1. Có bao nhiêu hạn mục tính
tiền, giá tiền cụ thể? (nếu được
xin vui lòng cấp thêm bảng
giá)
2. Có chế độ miễn giảm hay

không? Nếu có xử lý như thế
nào?
3. Có dịch vụ cộng thêm hay
không ( xét nghiệm trước khi
khám) ? Xử lý cụ thể?
4. Lưu trữ các hóa đơn, phiếu xét
nghiệm như thế nào?
Khám bệnh : 15.000đ cho mỗi hạn mục
khám.
- Có chế độ miễn nếu bệnh nhân
thuộc diện xóa đói giảm nghèo.
Bệnh nhân phải có giấy chứng
nhận và được y sĩ phụ trách
kiểm tra, chỉ miễn tiền khám,
tiền thuốc thì bệnh nhân phải tự
mua.
- Trường hợp bảo hiểm thì đã
trình bày ở trên. Đối với bệnh
nhân có bảo hiểm chỉ được
khám một lần trong một ngày
tương tự cho trường hợp miễn
giảm khác.
Xét nghiệm hay chụp hình đã
trình bày ở trên.
Các hóa đơn được phòng tài
chính nhập vào máy tính để tiện
cho việc lưu trữ.
17
Chương Trình Quản Lý Phòng Khám Đa Khoa Bệnh Viện
Chủ đề 4: Hệ thống máy móc phần

mềm
Khảo sát
1. Hiện phòng khám có bao nhiêu
máy tính, có kết nối mạng hay
không?
2. Có phần mềm quản lý chưa?
Vui lòng giới thiệu sơ lược về
phần mềm quản lý hiện tại nếu
có?
3. Trình độ tin học của các y, bác
sĩ, nhân viên tại phòng khám?
Mỗi phòng khám đều trang bị 1 máy tính
và có nối mạng.
Chưa có phần mềm quản lý
Tin học văn phòng.
 Quá trình khám bệnh cho bệnh nhân được mô tả như sau:
Bước 1: Kiểm tra bệnh nhân có thuộc dạng bảo hiểm hay không bảo hiểm.
Bước 2: Nếu thuộc dạng bảo hiểm thì:
1. Yêu cầu bệnh nhân trình thẻ bảo hiểm.
2. Nếu không hợp lệ thì từ chối khám bệnh, và chấm dứt khám bệnh tại
đây. Nếu hợp lệ thì làm tiếp theo.
3. Kiểm tra bệnh nhân đến lần thứ mấy trong ngày, nếu lớn hơn 1 thì từ
chối và dừng, nếu không thì tiếp tục.
4. Kiểm tra bệnh nhân tới khám lần đầu hay tái khám.
5. Nếu khám lần đầu thì mua sổ khám bệnh và điền thông tin bệnh nhân
vào.
6. Nếu tái khám thì trình sổ cũ cho y tá biết bệnh.
7. Y tá phát cho bệnh nhân đơn thuốc.
8. Bệnh nhân khai bệnh cho y tá.
9. Y tá ghi lại thông tin cho bệnh nhân.

10.Y tá quyết định cho bệnh nhân vào phòng khám nào.
18
Chương Trình Quản Lý Phòng Khám Đa Khoa Bệnh Viện
Bước 3: Nếu bệnh nhân không thuộc loại bảo hiểm.
1. Kiểm tra bệnh nhân tái khám lần đầu hay tái khám.
2. Nếu bệnh nhân lần đầu thì phải mua sổ khám bệnh và y tá điền thông tin
bệnh nhân vào.
3. Nếu tái khám thì trình sổ cũ cho y tá.
4. Bệnh nhân khai bệnh cho y tá.
5. Y tá quyết định cho bệnh nhân vào phòng khám nào.
6. Bệnh nhân quay sang quầy đóng tiền khám.
7. Nếu bệnh nhân thuộc dạng không thu tiền được ( miễn) thì đóng mọc
miễn cho bệnh nhân.
8. Nếu không thì bệnh nhân đóng tiền.
9. Thông tin bệnh nhân được lưu lại.
Bước 4: Bệnh nhân đến phòng khám bệnh
Bước 5: Y tá yêu cầu xem hóa đơn đóng tiền. Nếu trường hợp có bảo hiểm y tế thì
trình thẻ bảo hiểm. Nếu không hợp lệ thì Y tá yêu cầu bệnh nhân trở lại đóng tiền
hay từ chối khám bệnh. Nếu hợp lệ thì sang bước 6.
Bước 6: Y tá ghi lại thông tin bệnh nhân vào sổ lưu bệnh.
Bước 7: Bác sĩ khám cho bệnh nhân đưa ra chuẩn đoán.
Bước 8: Y tá ghi lại thông tin chuẩn đoán.
Bước 9: Bác sĩ xem xét có cần xét nghiệm thêm không. Nếu có sang bước 10,
không thì sang bước 18.
Bước 10: Bác sĩ cấp cho bệnh nhân một phiếu xét nghiệm có ghi đầy đủ thông tin
bệnh nhân.
Bước 11: Bệnh nhân đến quầy thu ngân đóng tiền làm xét nghiệm.
Bước 12: Quầy thu ngân đóng dấu đã thu tiền cho phiếu xét nghiệm.
Bước 13: Bệnh nhân đến phòng chờ làm xét nghiệm.
Bước 14: Y tá kiểm tra bệnh nhân đã kiểm tra tiền xét nghiệm hay chưa.

19
Chương Trình Quản Lý Phòng Khám Đa Khoa Bệnh Viện
Bước 15: Nếu chưa thì thông báo cho bệnh nhân đóng tiền. Nếu có thì tiếp tục.
Bước 16: Làm xét nghiệm và ghi thông tin bệnh nhân, ghi kết quả xét nghiệm cho
bệnh nhân.
Bước 17: Bệnh nhân cầm kết quả xét nghiệm đến gặp bác sĩ khám ban đầu. Quay
lại bước 7.
Bước 18: Bác sĩ ghi ra toa thuốc cho bệnh nhân trong sổ khám bệnh. Nếu trường
hợp bệnh nhân có bảo hiểm thì ghi thêm trong hóa đơn của bệnh nhân. Y tá ghi lai
thông tin thuốc của bệnh nhân vào sổ lưu bệnh.
Bước 19: Nếu bệnh nhân không có bảo hiểm thì có thể ra về tự mua thuốc tại các
nhà thuốc khác.
Bước 20: Nếu bệnh nhân có bảo hiểm thì đến quầy thu tiền thuốc nộp tờ đơn
thuốc.
Bước 21: Thu ngân tại quầy ghi lại thông tin bệnh nhân, chi tiết trong đơn thuốc
và tính tiền thuốc cho bệnh nhân.
Bước 22: ghi hóa đơn tiền thuốc cho bệnh nhân.
Bước 23: bệnh nhân cầm hóa đơn đến quầy phát thuốc.
Bước 24: Y tá kiểm tra bệnh nhân đã đóng tiền thuốc chưa. Nếu chưa thì thông báo
cho bệnh nhân yêu cầu đóng tiền.
Bước 25: Y tá ghi lại thông tin trên đơn thuốc và giữa lại đơn thuốc.
Bước 26: Y tá phát thuốc cho bệnh nhân.
 Đánh giá hiện trạng hệ thống
Sau khi khảo sát chúng tôi đánh giá hiện trạng như sau:
1. Thiếu
- Thiếu nhân lực: thiếu nhân sự cho khâu tiếp nhận hồ sơ ban đầu của bệnh nhân
( chỉ có một người nhập liệu)
20
Chương Trình Quản Lý Phòng Khám Đa Khoa Bệnh Viện
- Thiếu phương tiện: thiếu máy hồ trợ cho y, bác sĩ trong phòng khám, phòng xét

nghiệm và quầy phát thuốc.
- Thiếu thông tin xử lý: thông tin bệnh nhân thường được ghi lại trong quá trình
khám bệnh như quầy tiếp nhận bệnh nhân, phòng khám, phòng xét nghiệm, phát
thuốc.
2. Kém hiệu lực
- Quá trình lưu chuyển hồ sơ quá cầu kỳ, nhiều giai đoạn, đòi hỏi bệnh nhân di
chuyển quá nhiều.
- Bệnh nhân chờ lâu do làm nhiều thủ tục gây trình trạng quá tải và ùng tắc.
- Các báo cáo thống kê thường xảy ra sai sót và quá dài.
- Việc tra cứu thông tin bệnh nhân là việc rất khó khăn.
3. Tốn kém và dư thừa
- Dùng quá nhiều sổ sách để lưu trữ.
- Chưa biết tận dụng các tính năng của máy tính.
1.2 Sơ đồ tổ chức
21
Chương Trình Quản Lý Phòng Khám Đa Khoa Bệnh Viện
1.3 Mô tả hiện trạng bài toán tương ứng với từng vai trò
22
Chương Trình Quản Lý Phòng Khám Đa Khoa Bệnh Viện
Trưởng khoa phòng khám: Tổng quản lý, xem xét các báo cáo, thông tin bệnh
nhân, thông tin khám chữa bệnh.
Bộ phận thu tiền khám: Lưu thông tin bệnh nhân, cấp phát mã y tế cho bệnh
nhân, thu tiền khám, cấp sổ khám bệnh, báo cáo doanh thu.
Bộ phận bảo hiểm: kiểm tra thông tin bảo hiểm của bệnh nhân, cấp mã y tế, lưu
thông tin bệnh nhân có bảo hiểm, cấp sổ bảo hiểm, đơn thuốc, đóng dấu xác nhận
đơn thuốc, làm báo cáo số bệnh nhân có bảo hiểm khám trong ngày.
23
Chương Trình Quản Lý Phòng Khám Đa Khoa Bệnh Viện
Hệ thống phòng khám: Lưu thông tin bệnh nhân, thông tin chuẩn đoán và điều
trị, kiểm tra bệnh nhân có bảo hiểm hay không, cấp phiếu xét nghiệm, ghi toa

thuốc.
Hệ thống phòng xét nghiệm: kiểm tra phiếu xét nghiệm đã đóng tiền chưa, làm
xét nghiệm, ghi kết quả xét nghiệm cho bệnh nhân.
Bộ phận thu tiền và xét nghiệm: Thu tiền thuốc bệnh nhân có bảo hiểm, thu tiền
xét nghiệm, làm báo cáo doanh thu.
24
Chương Trình Quản Lý Phòng Khám Đa Khoa Bệnh Viện
Khoa dược: Phát thuốc cho bệnh nhân có bảo hiểm, làm báo cáo cấp phát thuốc.
2. Phân tích yêu cầu
2.1 Yêu cầu về chức năng
2.1.1 Lưu trữ
- Quản lý thông tin chuẩn đoán và điều trị ( thêm, sữa, xóa).
- Quản lý việc thu tiền khám.
- Quản lý việc thu tiền xét nghiệm.
- Quản lý thu tiền thuốc.
2.1.2 Tra cứu
- Tra cứu thông tin bệnh nhân.
- Tra cứu thông tin thu tiền khám.
- Tra cứu thu tiền xét nghiệm.
- Tra cứu thu tiền thuốc.
- Tra cứu thuốc
2.1.3 Tính toán
- Tính tiền khám.
- Tính tiền thuốc.
25

×