Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

áp dụng hệ thống quản lý môi trường iso 14001 đối với các doanh nghiệp sản xuất xi măng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.77 KB, 24 trang )

1
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU……………………………………………………………………… 2
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ISO
14001………………………………………………………………………………………… 3
1.1. Giới thiệu các hệ thống quản lý môi trường………………………………………… 3
1.1.1. Hệ thống quản lý môi trường là gì? 3
1.1.2. Nhóm tiêu chuẩn ISO 14000………………………………………………… …. 3
1.1.3. Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001……………………………………… 4
1.2. Nội dung ISO 14001…………………………………………………………………… 4
1.2.1. Cơ cấu ISO 14001……………………………………………………………….…. 4
1.2.2. Các bước triển khai ISO 14001………………………………………………… 5
1.2.3. Lợi ích của việc áp dụng ISO 14001 trong các doanh nghiệp………….……… 8
Chương 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ISO
14001 TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT XI MĂNG Ở VIỆT
NAM…………………………………………………………………………………………. 10
2.1. Giới thiệu chung về các doanh nghiệp sản xuất xi măng ở Việt Nam trong vấn đề
quản lý môi trường……………………………………………………………………….… 10
2.2. Thực trạng áp dụng Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001:2010 tại một số doanh
nghiệp sản xuất xi măng ở Việt Nam………………………………………… …… … 11
2.2.1. Thực trạng quản lý môi trường của ngành sản xuất xi măng……… 11
2.2.2. Công ty Xi măng Hoàng Thạch…………………………………………………. 12
2.2.3. Công ty Cổ phần Xi măng VICEM Hoàng Mai………………………….…… 16
2.3. Đánh giá chung về việc áp dụng Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 tại các
doanh nghiệp sản xuất xi măng ở Việt Nam………………………………………………. 19
2.3.1. Ưu điểm………………………………………………………………… ……… 19
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế……………………………….………… 20
Chương 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI NHỮNG HẠN CHẾ CỦA MỘT SỐ DOANH
NGHIỆP SẢN XUẤT XI MĂNG Ở VIỆT NAM TRONG VIỆC ÁP DỤNG HỆ THỐNG
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ISO 14001…………………………………………….……… 21
3.1. Định hướng và mục tiêu phát triển của ngành sản xuất xi măng ở Việt Nam…… 21


3.2. Một số đề xuất………………………………………………………………………… 21
LỜI KẾT LUẬN…………………………………………………………………… 22
2
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
LỜI MỞ ĐẦU.
Mọi loại hình doanh nghiệp, tổ chức khi hoạt động đều gây nên những tác động
môi trường với những mức độ ảnh hưởng khác nhau, vấn đề là các doanh nghiệp với
các quy mô khác nhau đó cần làm những gì để có thể quản lý, giảm thiểu tác động lên
môi trường của mình. Đó là lý do của sự ra đời của tiêu chuẩn ISO 14001 về Hệ thống
quản lý môi trường. Được ban hành lần đầu vào năm 1996 bởi Tổ chức quốc tế về tiêu
chuẩn hóa (ISO), tiêu chuẩn ISO 14001 hiện đã có mặt tại 138 quốc gia và vùng lãnh
thổ và đã có trên 140.000 doanh nghiệp/tổ chức được chứng nhận.
Công nghiệp xi măng là một trong những ngành công nghiệp đã có lâu đời tại
Việt Nam và đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Tuy nhiên đây cũng là ngành gây ô nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt với các nhà máy công
nghệ cũ với các đặc điểm tiêu thụ nhiều năng lượng, năng suất thấp, tải lượng ô nhiễm
cao. Một số tác động môi trường chính của ngành sản xuất xi măng có thể kể đến như:
Hàm lượng bụi phát sinh từ các quá trình nghiền, sản xuất clinker, đóng bao lớn; sử
dụng nhiều nhiên liệu như than, dầu diesel, điện, đặc biệt với loại công nghệ ướt; gây
tiếng ồn lớn từ các quá trình nghiền liệu, nghiền xi, các quá trình cơ khí; xả thải lượng
lớn chất thải rắn và nước thải từ quá trình sản xuất; ô nhiễm không khí, đặc biệt với
công nghệ lò đứng với các yếu tố bụi, CO2, NO2
Bởi vậy, việc áp dụng chiến lược phát triển mới trong ngành xi măng, đảm bảo
cung cấp đủ xi măng cho thị trường, nâng cao năng suất lao động những vẫn đảm bảo
thoả mãn các điều kiện môi trường là một nhu cầu cấp thiết cho công nghiệp Việt Nam
nói chung và cho ngành sản xuất xi măng nói riêng.
Cùng với việc gia tăng số lượng các tổ chức/doanh nghiệp nước ngoài áp dụng ISO
14001, các tổ chức trong nước cũng đã nhận thức được tầm quan trọng trong công tác
bảo vệ môi trường và họ cũng đã có những chiến lược trong việc áp dụng ISO 14001.
Hầu hết các doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty xi măng như Xi măng Hoàng

Thạch, Bỉm Sơn, Hoàng Mai… cũng đều đã, và đang trong quá trình xây dựng hệ
thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001.
3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
ISO 14001.
1.1. Giới thiệu các hệ thống quản lý môi trường.
1.1.1. Hệ thống quản lý môi trường là gì?
Hệ thống quản lý môi trường là một công cụ quản lý được sử dụng để định hướng và
kiểm soát mọi hoạt động của một tổ chức có khả năng gây ra các tác động tới môi
trường xung quanh.
1.1.2. Nhóm tiêu chuẩn ISO 14000.
1.1.2.1. Giới thiệu ISO 14000.
ISO là từ viết tắt của Internation standardzation organization, có nghĩa là “Hệ thống
tiêu chuẩn quốc tế”. ISO 14000 là tiêu chuẩn về hệ thống môi trường với hơn 20 tiêu
chuẩn, dùng để khuyến khích các tổ chức sản xuất, kinh doanh không ngừng cải thiện
và ngăn ngừa tình trạng ô nhiễm môi trường bằng hệ thống quản lý môi trường.
1.1.2.2. Cấu trúc bộ tiêu chuẩn ISO 14000.
Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 đề cập đến 6 lĩnh vực và 2 nhóm sau:
* 6 lĩnh vực của ISO 14000.
- Hệ thống quản lý môi trường (Environmental Management Systems - EMS).
- Kiểm tra môi trường (Environmental Auditing - EA).
- Đánh giá kết quả hoạt động môi trường (Environmental Performance - EPE).
- Ghi nhãn môi trường (Environmental Labeling - EL).
- Đánh giá chu trình sống của sản phẩm (Life Cycle Assessment – LCA).
- Các khía cạnh môi trường trong tiêu chuẩn của sản phẩm (Environmental aspects in
Product Standards).
* 2 nhóm của ISO 14000.
- Các tiêu chuẩn về tổ chức: Tập trung vào các khâu tổ chức hệ thống quản lý môi
trường của doanh nghiệp, vào sự cam kết của lãnh đạo quản lý đối với việc áp dụng và
cải tiến chính sách môi trường.

- Các tiêu chuẩn về sản phẩm: Tập trung vào việc thiết lập các nguyên lý và cách tiếp
cận thống nhất đối với việc đánh giá các khía cạnh của sản phẩm có liên quan đến môi
trường, từ khâu thiết kế, chọn nguyên vật liệu cho đến khâu loại bỏ sản phẩm ra môi
4
trường.
1.1.3. Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001
1.1.3.1. Khái niệm tiêu chuẩn ISO 14001
Tiêu chuẩn ISO 14001 là tập hợp các yêu cầu chung làm khuôn khổ để các tổ chức có
thể hình thành nên một hệ thống quản lý môi trường của riêng mình. Qua đó, nó giúp
các tổ chức hướng tới việc xây dựng một cách tiếp cận có hệ thống các phương pháp
quản lý nhằm đạt được mục đích cân bằng giữa việc duy trì lợi nhuận và giảm thiểu
các tác động tới môi trường.
1.1.3.2. Đối tượng áp dụng của ISO 14001
Tiêu chuẩn này không đưa ra một chuẩn mực cụ thể nào về môi trường. Vì vậy, nó có
thể áp dụng đối với bất kỳ một tổ chức nào có mong muốn áp dụng, không phân biệt
quy mô tổ chức, cũng như loại hình sản phẩm, dịch vụ mà họ cung cấp.
Tuy nhiên, tiêu chuẩn nhấn mạnh tới việc tổ chức phải xem xét tới các yêu cầu pháp
quy về môi trường có liên quan trong quá trình triển khai áp dụng. Do đó, ít nhất tổ
chức cũng cần có một kế hoạch khả thi nhằm đáp ứng các yêu cầu pháp lý về môi
trường tại nơi tổ chức dự định xây dựng hệ thống quản lý.
1.2. Nội dung ISO 14001
1.2.1. Cơ cấu ISO 14001
ISO 14001 gồm 17 phần, được gọi là các hợp phần, tất cả các hợp phần liên quan
chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau. Trong ISO 14001 không có một hợp phần nào có thể
tùy ý thực hiện hay bỏ qua không thực hiện; tất cả đều cần thiết và quan trọng như
nhau.Những hợp phần này lần lượt là:
* Chính sách môi trường.
* Lập kế hoạch:
- Các khía cạnh môi trường.
- Pháp luật và những yêu cầu khác.

- Mục tiêu và chỉ tiêu phấn đấu.
- Các chương tŕnh quản lý môi trường.
* Thực hiện và vận hành:
- Tổ chức và trách nhiệm.
- Đào tạo, nhận thức và năng lực.
5
- Truyền thông.
- Tài liệu EMS.
- Kiểm soát tài liệu.
- Kiểm soát hoạt động.
- Đề pḥòng và đối phó với trường hợp khẩn cấp.
* Hoạt động kiểm tra và hiệu chỉnh.
- Quan trắc và đo lường.
- Hành động không tuân thủ, hiệu chỉnh và ngăn ngừa.
- Các hồ sơ.
- Kiểm toán EMS.
* Rà soát công tác quản lý.
1.2.2. Các bước triển khai ISO 14001.
Bước 1: Xây dựng chính sách môi trường:
Chính sách môi trường là kim chỉ nam cho việc áp dụng và cải tiến hệ thống quản lý
môi trường của tổ chức sao cho tổ chức có thể duy trì và có khả năng nâng cao kết quả
hoạt động của mình. Do vậy chính sách cầ phản ánh sự cam kết của lãnh đạo cao nhất
về việc tuân theo yêu cầu của luật pháp và các yêu cầu khác được áp dụng về ngăn
ngừa ô nhiễm và cải tiến liên tục. Đây là giai đoạn đầu của cấu trúc Hệ thống quản lý
môi trường, và là nền tảng để xây dựng và thực hiện Hệ thống quản lý môi trường.
Chính sách môi trường phải được xem xét thường để đảm bảo hệ thống được thực hiện
và đầy đủ.
Bước 2: Lập kế hoach về quản lý môi trường.
Giai đoạn lập kế hoạch được thiết lập một cách hiệu quả là khi tổ chức phải đạt được
sự tuân thủ với các yêu cầu về pháp luật và tuân thủ ác yêu cầu của tiêu chuẩn ISO

14001 và những mong đợi kết quả môi trường do chính mình lập ra. Các công việc cần
thực hiện trong giai đoạn này gồm:
* Xác định các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác về môi trường mà tổ
chức/doanh nghiệp phải tuân thủ.
Các yêu cầu này có thể bao gồm: Các yêu cầu pháp luật của quốc tế, quốc gia; các
yêu cầu pháp luật của khu vực/tỉnh/ngành; các yêu cầu pháp luật của chính quyền địa
phương.
6
* Xác định các khía cạnh môi trường có ý nghĩa:
Tổ chức cần định đó các khía cạnh môi trường trong phạm vi hệ thống quản lý môi
trường của mình, có tính đến đầu vào và đầu ra và, đây là một hoạt động rất quan trọng
trong việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý môi trường. Khi xác định khía cạnh
môi trường cần xem xét đến các hoạt động, quá trình xử lý nước thải, quản lý chất thải,
ô nhiễm đất, sử dụng nguyên liệu thô và tài nguyên thiên nhiên, các vấn đề môi trường
của địa phương và cộng đồng xung quanh.
* Thiết lập mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình quản lý môi trường.
Mỗi chương trình cần mô tả cách thức tổ chức, như thế sẽ đạt được các mục tiêu và
chỉ tiêu của mình, bao gồm cả thời gian, các nguồn lực cần thiết và người chịu trách
nhiệm thực hiện các chương trình này.
Bước 3: Thực hiện và điều hành:
Giai đoạn thứ ba của mô hinh cung cấp các công cụ, các quá trình và các nguồn lực
cần thiết để vận hành Hệ thống quản lý môi trường một các bền vững. Giai đoạn thực
hiện và điều hành đưa Hệ thống quản lý môi trường vào hoạt động. Giai đoạn này yêu
cầu cập nhật liên tục những thay đổi, như phân công lại trách nhiệm cho các nhân viên
khi các hoạt động hoặc sản phẩm của tổ chức thay đổi, hay những thay đổi nhu cầu đào
tạo theo thời gian, hay chính sách và các thủ tục thông qua sự cải tiến liên tục. Các
công việc cần thực hiên trong giai đoạn này:
* Cơ cấu và trách nhiệm:
Tổ chức chỉ định một hoặc một nhóm người có trách nhiệm và quyền hạn để thực
hiện và duy trì hệ thống quản lý môi trường và cung cấp các nguồn lực cần thiết.

* Năng lực, đào tạo và nhận thức:
Thực hiện các nội dung đào tạo thích hợp cho các đối tượng quản lý, các nhóm nhân
công, nhóm quản lý dự án và các cán bộ điều hành chủ chốt của nhà máy.
* Thông tin liên lạc:
Thiết lập và triển khai hệ thống thông tin nội bộ và bên ngoài nhằm tiếp nhận và phản
hồi các thông tin về môi trường và phổ biến các thông tin cho những cá nhân/phòng
ban liên quan. Các thông tin này thường bao gồm: luật định mới, thông tin của các nhà
cung cấp, khách hàng và cộng đồng xung quanh, và phổ biến các thông tin về hệ thống
quản lý môi trường tới người lao động.
7
* Văn bản hóa tài liệu của hệ thống quản lý môi trường:
Tài liệu của hệ thống quản lý môi trường có thểbao gồm: sổ tay, các qui trình và các
hướng dẫn sử dụng. Theo tiêu chuẩn, có 11 yêu cầu cần được lập thành văn bản, và các
hướng dẫn công việc. Nếu tổ chức đã có hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn
ISO 9001, có thể kết hợp 6 qui trình cơ bản của hệ thống quản lý chất lượng với hệ
thống quản lý môi trường.
* Kiểm soát điều hành:
Thực hiện các qui trình điều hành (các hướng dẫn công việc để kiểm soát các khía
cạnh môi trường quan trọng của các quá trình sản xuất và các hoạt động khác mà đã
được tổ chức xác định. Tổ chức cần lưu ý đến các khía cạnh môi trường có ý nghĩa liên
quan đến các hoạt động và sản phẩm của các nhà thầu và nhà cung cấp.
* Sự chuẩn bị và ứng phó với tình trạng khẩn cấp:
Thực hiện các qui trình nhằm xác định các tình trạng khẩn cấp tiềm ẩn và giảm thiểu
tác động nếu tình trạng đó xảy ra (ví dụ : cháy nổ, rò rỉ các nguyên vật liệu nguy hại).
Bước 4: Kiểm tra và hành động khắc phục:
Giai đoạn thứ tư của mô hình thể hiên hoạt động vận hành của Hệ thống quản lý môi
trường. Đây là giai đoạn để xem xét cải tiến quá trình hoặc quyết định những thay đổ
cho các giai đoạn. Các công việc cần thực hiện trong giai đoạn này gồm:
* Giám sát và đo:
Tiến hành thủ tục giám sát và đo tiến trình của các dự án nhằm đạt được các mục tiêu

đã đặt ra, hiệu quả hoạt động của các quá trình so với các tiêu chí đã đặt ra, định kỳ
kiểm tra sự tuân thủ của tổ chức với các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác có liên
quan đến các hoạt động kinh doanh của mình.
* Đánh giá sự tuân thủ:
Tổ chức cần chứng minh rằng tổ chức đã đánh giá sự tuân thủ với các yêu cầu của
pháp luật đã định rõ.
* Sự không phù hợp và hành động khắc phục và phòng ngừa:
Thực hiện các thủ tục nhằm đưa ra các hành động khắc phục và phòng ngừa phù hợp
khi xảy ra những sự không phù hợp của hệ thông quản lý môi trường như các vấn đề về
kiểm soát quá trình, không tuân thủ với các yêu cầu của pháp luật, sự cố về môi trường.
* Hồ sơ:
8
Thực hiện thủ tục lưu giữ hồ sơ của hệ thống quản lý môi trường, các hồ sơ có thể
bao gồm: các hồ sơ về giám sát quá trình; các hồ sơ về nhà thầu và nhà cung cấp, các
hồ sơ về sự cố, các hồ sơ về thử nghiệm và sự chuẩn bị sẵn sàng với các tình huống
khẩn cấp, hồ sơ về các cuộc họp môi trường, hồ sơ pháp luật.
* Đánh giá hệ thống quản lý môi trường:
Thực hiện thủ tục đánh giá hệ thống quản lý môi trường và các hoạt động của tổ chức
nhằm xác nhận sự tuân thủ với hệ thống quản lý môi trường và với tiêu chuẩn ISO
14001. Cần báo cáo kết quả đánh giá tới lãnh đạo cấp cao. Thông thường chu kỳ đánh
giá là một năm/ 1 lần nhưng tần suất có thể thay đổi phụ thuộc vào mức độ quan trọng
của các hoạt động
Bước 5: Xem xét của lãnh đạo:
Là giai đoạn thứ năm và là giai đoạn cuối của mô hình liên quan đến hoạt động xem
xét của lãnh đạo về hệ thống QLMT. Quá trình xem xét yêu cầu thu thập các thông tin
liên quan tới hệ thống QLMT và thông báo các thông tin này tới lãnh đạo cấp cao theo
kế hoạch định trước. Mục đích của quá trình xem xét này gồm:
* Đảm bảo tính phù hợp liên tục của Hệ thống quản lý môi trường.
* Xác định tính đầy đủ.
* Thẩm tra tính hiệu quả của hệ thống.

* Tạo điều kiện cải tiến liên tục Hệ thống quản lý môi trường, các quá trình và thiết
bị môi trường.
1.2.3. Lợi ích của việc áp dụng ISO 14001 trong các doanh nghiệp.
* Về mặt thị trường.
- Nâng cao uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp với khách hàng,
- Nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động môi
trường,
- Phát triển bền vững nhờ đáp ứng các yêu cầu của cơ quan quản lý môi trường và
cộng đồng xung quanh.
* Về mặt kinh tế.
- Giảm thiểu mức sử dụng tài nguyên và nguyên liệu đầu vào.
- Giảm thiểu mức sử dụng năng lượng.
- Nâng cao hiệu suất các quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ.
9
- Giảm thiểu lượng rác thải tạo ra và chi phí xử lý.
- Tái sử dụng các nguồn lực/tài nguyên.
- Tránh các khoản tiền phạt về vi phạm yêu cầu pháp luật về môi trường.
- Giảm thiểu chi phí đóng thuế môi trường.
- Hiệu quả sử dụng nhân lực cao hơn nhờ sức khoẻ được đảm bảo trong môi trường
làm việc an toàn.
- Giảm thiểu các chi phí về phúc lợi nhân viên liên quan đến các bệnh nghề nghiệp.
- Giảm thiểu tổn thất kinh tế khi có rủi ro và hoặc tai nạn xảy ra.
* Về mặt quản lý rủi ro.
- Thực hiện tốt việc đề phòng các rủi ro và hạn chế thiệt hại do rủi ro gây ra.
- Điều kiện để giảm chi phí bảo hiểm.
- Dễ dàng hơn trong làm việc với bảo hiểm về tổn thất và bồi thường.
- Tạo cơ sở cho hoạt động chứng nhận, công nhận và thừa nhận.
- Được sự đảm bảo của bên thứ ba.
- Vượt qua rào cản kỹ thuật trong thương mại.
- Cơ hội cho quảng cáo, quảng bá.

10
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI
TRƯỜNG ISO 14001 TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT XI MĂNG Ở
VIỆT NAM.
2.1. Giới thiệu chung về các doanh nghiệp sản xuất xi măng ở Việt Nam trong
vấn đề quản lý môi trường.
Trong sự phát triển mạnh mẽ của công cuộc đô thị hóa và công nghiệp hóa, các
doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất xi măng là những doanh
nghiệp gây ô nhiễm nghiêm trọng đều phải đối mắt với ba vấn đề lớn trong việc bảo vệ
môi trường là:
Luật pháp về môi trường chặt chẽ hơn.
Trong thời gian vừa qua, mặc dù bảo vệ môi trường là một vấn đề còn mới nhưng các
văn bản có liên quan đến bảo vệ môi trường cho thấy vấn đề bảo vệ môi trường đã từng
bước được hoàn chỉnh và khẳng định là một vấn đề hệ trọng và ngày càng được quan
tâm, được thể chế hoá vào hầu hết các ngành luật.
Các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đã quy định từ chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, quyền và
nghĩa vụ cơ bản của mỗi tổ chức, cá nhân trong khai thác, sử dụng và bảo vệ môi
trường. Hệ thống tiêu chuẩn về môi trường cũng đã được ban hành, làm cơ sở pháp lý
cho việc xác định trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ thể trong việc bảo vệ môi trường.
Sức ép từ các công ty đa quốc gia.
Cùng với xu thế toàn cầu hóa, hiện có nhiều công ty đa quốc gia đã có mặt tại Việt
Nam và Việt Nam được coi là nơi đầu tư hấp dẫn trong khu vực dưới con mắt của các
nhà đầu tư nước ngoài. Việc gia tăng số lượng các doanh nghiệp nước ngoài làm ăn tại
Việt Nam kéo theo đó là các yêu cầu ngày càng gia tăng về tay nghề công nhân, trình
độ chuyên môn hóa, yêu cầu về chất lượng, môi trường và trách nhiệm xã hội.
Hiện có những tập đoàn đa quốc gia yêu cầu các nhà cung cấp xi măng của mình phải
đảm bảo vấn đề môi trường trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, và chứng
chỉ ISO 14001 như sự bảo đảm cho các yếu tố đó.
Sự quan tâm của cộng đồng.

Sự quan tâm của nhà nước, cơ quan quản lý và cộng đồng đối với việc áp dụng ISO
11
14001 cũng ngày càng gia tăng.
Thời gian vừa qua, một loạt hoạt động gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng của các
tổ chức, doanh nghiệp cũng đã bị người dân, báo chí và các cơ quan chức năng phát
hiện, thậm chí có doanh nghiệp đã phải tạm thời đóng cửa. Điều này cũng đã thể hiện
một mức độ quan tâm đặc biệt lớn từ phía cộng đồng.
2.2 Thực trạng áp dụng Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 tại một số
doanh nghiệp sản xuất xi măng ở Việt Nam.
2.2.1. Thực trạng chung của Tổng công ty Xi măng Việt Nam (VICEM) trong
vấn đề bảo vệ môi trường.
Khác với nhiều nước trên thế giới, ở Việt Nam. cứ ở đâu có nhà máy xi măng là ở đó
hình thành các cụm dân cư xung quanh, vấn đề quan hệ nhà sản xuất với cộng đồng
dân cư trở nên rất quan trọng. Do đó, ngành xi măng đang góp phần phá vỡ môi trường
cảnh quan và ô nhiễm tại các khu dân cư. Từ những thực tế trên, đòi hỏi ngành xi măng
phải có những biện pháp tích cực nhằm sử dụng hiệu quả tài nguyên, tiết kiệm nặng
lượng và bảo vệ môi truờng.
Tuy nhiên, thách thức lớn hiện nay của ngành xi măng là phải tìm được giải pháp
quản lý cũng như áp dụng công nghệ phù hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng tiết kiệm
năng lượng trong quá trình sản xuất clinker - xi măng, góp phần giảm giá thành sản
phẩm trong khi vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường.
Thực hiện Chương trình "Mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu
quả giai đoạn 2006 - 2010" của Bộ Công thương, trong những năm qua, Tổng công ty
Xi măng Việt Nam (VICEM) đã tập trung chỉ đạo nghiên cứu các giải pháp quản lý và
công nghệ nhằm mục tiêu giảm tiêu hao năng lượng nhiệt và điện trong các dây chuyền
sản xuất xi măng tại các công ty thành viên VICEM. Kết quả là trong thời gian qua,
VICEM đã triển khai thực hiện, đưa vào áp dụng những giải pháp quản lý và công
nghệ nhằm hướng tói mục tiêu nêu trên, cụ thể: Tận dụng được nguồn điện đó, bài toán
năng lượng trong các nhà máy xi măng sẽ đượcgiải quyết đáng kể, không chỉ mang tói
lọi ích kinh tế mà còn góp phần bảo vệ môi trường. Chính vì lẽ đó công nghệ tận dụng

nhiệt khí thải phát điện được coi là biện pháp tiết kiệm điện năng đang được quan tâm
trong ngành công nghiệp xi măng ở Việt Nam
Để đáp ứng mục tiêu có được năng suất, chất lượng cao, giá thành hạ, tăng năng lực
12
cạnh tranh, VICEM vận động các công ty thành viên tích cực tham gia phong trào sáng
kiến, cải tiến kỹ thuật, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất trong đó, tiết
kiệm nhiệt năng, điện năng là rất quan trọng. Việc áp dụng các động cơ có biến tần tạo
điều kiện cải thiện chế độ khỏi động, điều khiển vận tốc quay, tiết kiệm điện năng trong
sản xuất. Các hệ thống động cơ - biến tần đã và đang được triển khai tại tất cả các công
ty thành viên sản xuất xi măng của VICEM.
Đứng trước thực trạng yêu cầu ngày càng khắt khe về chất lượng sản phẩm cũng như
việc giảm thiểu chi phí sản xuất, bảo trì cũng như giảm tiêu hao năng lượng điện và
nhiệt, trong những năm qua, VICEM đã chỉ đạo các đơn vị thành viên triển khai nghiên
cứu, lập Dự án cải tạo nâng cấp dây chuyền thiết bị nhằm mục tiêu nâng năng suất lò
nung thêm 10%, cải thiện chất lượng của sản phẩm trong khi chi phí nhiên liệu, năng
lượng điện tiêu hao chỉ tăng lên rất ít, nhờ vậy giảm được chi phí năng lượng và nhiên
liệu tiêu hao trên 1 tấn sản phẩm.
Với xu hướng phổ biến hiện nay trên thế giới là dần loại bỏ các công nghệ sản xuất xi
măng lạc hậu như công nghệ sản xuất xi măng lò đứng và lò quay phương pháp ướt, áp
dụng công nghệ sản xuất lò quay phương pháp khô hiện đại với mức độ cơ giới hóa và
tự động hóa cao, tạo ra các sản phẩm xi măng đạt chất lượng cao, tiêu tốn nguyên liệu
và năng lượng thấp, đồng thòi còn bảo vệ môi trường.
Trên cơ sở các nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và kết quả đạt được
trong thực tế tại các đơn vị sản xuất, VICEM luôn chủ động, sáng tạo và không ngừng
phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng các thành tựu khoa học mới nhằm mục
tiêu nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi
trường.
2.2.2. Công ty Xi măng Hoàng Thạch.
Công ty Xi măng Hoàng Thạch là đơn vị thành viên của Tổng Công ty Công nghiệp
xi măng Việt Nam. Là một trong những thương hiệu hàng đầu của xi măng Việt Nam,

xi măng mang nhãn hiệu con sư tử Vicem Hoàng Thạch được người tiêu dùng tín
nhiệm bởi chất lượng hàng đầu, là biểu tượng của sự bền vững, an toàn và ổn định cho
các công trình xây dựng, là một thương hiệu xanh phát triển bền vững. Để xây dựng
được niềm tin và thương hiệu đó, bên cạnh việc đầu tư khoa học công nghệ hiện đại
trong sản xuất, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, Hoàng Thạch còn đặc biệt
13
chú trọng bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng.
* Chính sách môi trường.
Dựa trên tiêu chuẩn của Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 mà Vicem Hoàng
Thạch đã xây dựng chính sách môi trường với cam kết: Tuân thủ pháp luật, các tiêu
chuẩn, quy chuẩn về môi trường; không ngừng đầu tư, áp dụng khoa học kỹ thuật cải
thiện môi trường; thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu quản lý
nguồn thải, sản xuất sạch hơn; trang bị các thiết bị xử lý môi trường .
* Áp dụng khoa học kĩ thuật cải thiện môi trường.
Để có một nhà máy sản xuất xanh, không khói bụi giữa vùng sản xuất công nghiệp
giao địa bàn 2 tỉnh Hải Dương và Quảng Ninh, lãnh đạo Xi măng Hoàng Thạch đã chỉ
đạo triển khai các bước đầu tư theo từng giai đoạn, không ngừng ứng dụng tiến bộ
khoa học công nghệ, các sáng kiến cải tiến kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm,
hướng đến nền sản xuất xanh gắn với bảo vệ môi trường.
- Hệ thống lọc bụi.
Theo thiết kế cũ các máy đóng bao dây chuyền 1 đã có lọc bụi, tuy nhiên công suất
luôn vượt nên lượng bụi phát sinh ở khu vực này vượt tiêu chuẩn cho phép. Từ năm
2004 - 2006, Xi măng Hoàng Thạch đã lắp đặt thêm 03 lọc bụi tay áo công suất lớn, sử
dụng công nghệ lọc bụi tốt nhất hiện nay, cải tạo bố trí đường ống hút hợp lý nên lượng
bụi tại các khu vực này đã giảm thiểu nhỏ hơn tiêu chuẩn cho phép. Từ năm 2004 -
2008, công ty đầu tư thay thế toàn bộ lọc bụi dalamatic (38 chiếc) bằng lọc bụi tay áo
hoạt động hiệu quả liên động cùng dây chuyền, xử lý bụi đạt 96 - 98% để tăng cường
xử lý bụi, giúp cải thiện môi trường lao động cho người lao động.
Trước đó, trong năm 2005 - 2006, công ty tự nghiên cứu, lắp đặt thành công và đưa vào
vận hành thường xuyên hệ thống hút bụi trên vỏ bao xi măng, giúp lượng bụi đã giảm

rõ rệt từ 9,3 mg/m3 còn 2,26mg/m3 đáp ứng tiêu chuẩn Việt Nam (số liệu quan trắc
tháng 6/2011). Năm 2011 - 2012, Xi măng Hoàng Thạch đã thay toàn bộ bản cực, sửa
chữa cải tiến hệ thống phân phối gió, thay toàn bộ hệ thống biến áp cũ bằng các biến áp
hiện đại có hiệu suất cao với kinh phí gần 20 tỷ đồng. Sau khi cải tiến, lọc bụi luôn
hoạt động ổn định với hiệu suất đạt 98-99%. Kết quả quan trắc tải lượng ống khói hằng
năm (04 lần/năm) cho thấy các chỉ tiêu đều đáp ứng quy chuẩn cho phép.
- Hệ thống tái sử dụng nước.
14
Không dừng lại ở đó, tháng 01/2008, lãnh đạo Vicem Hoàng Thạch tiếp tục chỉ đạo các
đơn vị chuyên môn thực hiện đề tài thu hồi tuần hoàn tái sử dụng nước làm mát dây
chuyền 1, bởi theo thiết kế cũ, dây chuyền 1 chưa có hệ thống thu hồi, nước sau khi
làm mát thiết bị không được xử lý mà xả ra môi trường. Sau 6 tháng thực hiện triển
khai và đưa công trình vào hoạt động tháng 7/2008, toàn bộ nước làm mát thiết bị dây
chuyền 1 được thu gom, xử lý, tuần hoàn tái sử dụng, không xả ra môi trường.
- Hệ thống xử lý nước thải.
Công ty tự nghiên cứu, xây dựng và đưa vào sử dụng hệ thống xử lý bằng phương pháp
tuyển nổi (sục khí) đã giúp nhà máy giảm thiểu hàm lượng dầu lẫn trong nước thải, chỉ
tiêu dầu thải, trước xử lý là: 8.5 mg/l, sau xử lý còn 0,28 mg/l (số liệu quan trắc tháng
11/2008) nhỏ hơn nhiều so với tiêu chuẩn cho phép. Hiện nay, bể xử lý vẫn hoạt động
thường xuyên, hiệu quả.
- Hệ thống xử lý chất thải.
Nhìn chất thải nguy hại như dầu thải, giẻ lau dính dầu, chất thải y tế, hộp mực in thải…
bị thải ra và đem đốt tại bể rác công ty gây ô nhiễm môi trường, lãnh đạo và cán bộ kỹ
sư Xi măng Hoàng Thạch nhiều đêm trăn trở và đề tài nghiên cứu tận thu đốt chất thải
nguy hại tại lò nung clinker đã được triển khai vào tháng 11/2007. Kết quả 100% chất
thải nguy hại đã được xử lý bằng cách đốt trong lò nung clinker dây chuyền 2 ở nhiệt
độ cao 1.500oC, chất thải cháy hoàn toàn nên không ô nhiễm môi trường, đồng thời tận
dụng được lượng nhiệt năng đáng kể để đốt lò, góp phần giảm chi phí sản xuất. Kết
quả quan trắc hằng năm trong ống khói dây chuyền 2 rất khả quan bởi các chỉ tiêu đều
đạt tiêu chuẩn TCVN 5937:2005.

- Hệ thống xử lý tiếng ồn.
Tiếng ồn trong quá trình sản xuất cũng đã được xử lý triệt để. Tại các trạm máy nén khí
dây chuyền 1, hệ thống máy nén khí và quạt thổi gây tiếng ồn rất lớn (100 dBA), ảnh
hưởng đến sức khoẻ người lao động. Năm 2008, Công ty đã tự nghiên cứu thực hiện đề
tài làm bao che các quạt thổi, máy nén khí cũ và đầu tư thay thế 02 máy nén khí cũ
bằng máy nén khí mới hiện đại ít gây tiếng ồn. Kết quả tiếng ồn tại đây đã giảm rõ rệt
còn 81,7-86,1 dBA ít ảnh hưởng tới người lao động.
* Thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng.
Là đơn vị sản xuất mặt hàng sử dụng điện, than, dầu khá lớn, ý thức được rằng tiết
15
kiệm năng lượng là góp phần tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, giảm giá thành sản
phẩm, góp phần bảo vệ môi trường để phát triển bền vững nên hàng năm công ty Xi
măng Vicem Hoàng Thạch tự thực hiện kiểm toán năng lượng để đưa ra các giải pháp
tiết kiệm năng lượng phù hợp như lắp đặt hệ thống biến tần cho các quạt công suất lớn,
sử dụng hệ thống chiếu sáng tiết kiệm điện, khoán điện tới từng bộ phận sản xuất; Vận
hành lò nung hoạt động ổn định theo đúng định mức về điện, than và dầu; Liên động
giữa các thiết bị chính và phụ trợ.
Triển khai quyết liệt bằng hành động thực tế, ngay từ năm 2008, Xi măng Hoàng
Thạch đã tiến hành lắp đặt hệ thống biến tần cho các quạt công suất lớn để điều chỉnh
lưu lượng gió bằng cách đóng bớt van trên đường hút gió. Việc điều chỉnh lưu lượng
quạt bằng cách thay đổi tần số dòng điện làm công suất quạt thay đổi theo, do vậy, đã
tiết kiệm được chi phí điện năng đáng kể, góp phần giảm chi phí sản xuất đồng thời
bảo vệ môi trường.
Hiện nay, công ty đã lập dự án nghiên cứu khả thi: Tận dụng nhiệt khí thải để xây
dựng trạm phát điện với công suất 6,5MW để tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí sản
xuất và bảo vệ môi trường giảm thiểu phát thải CO2. Dự án này dự kiến sẽ thực hiện
hoàn thành vào năm 2013.
Ở Hoàng Thạch, phong trào nghiên cứu khoa học, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ
thuật để tăng năng suất lao động đồng thời tiết kiệm năng lượng hiệu quả được Công
đoàn công ty thường xuyên phát động. Hàng loạt đề tài tiết kiệm năng lượng hiệu quả

như: Đề tài thu thu hồi khí thải HT2 để sấy than cho dây chuyền HT1 để tiết kiệm năng
lượng, tiết kiệm được khoảng 250 lít dầu/h (tương ứng bằng 10 tỷ đồng/năm); Đề tài
cải tiến vòi phun than HT1 từ 85% than+15% dầu thành 100% than để giảm lượng dầu
FO đồng thời giảm thiểu lượng khí thải độc hại đồng thời mỗi năm tiết kiệm khoảng 30
tỉ đồng; Đề tài sử dụng than cám 4a,b,c, 5 Hòn Gai trong điều kiện nguồn nhiên liệu rất
khan hiếm… được triển khai trong thực tế. Việc sử dụng hệ thống chiếu sáng tiết kiệm
điện, khoán điện tới từng bộ phận sản xuất; vận hành lò nung hoạt động ổn định theo
đúng định mức về than và dầu… cũng giúp Xi măng Hoàng Thạch tiết kiệm năng
lượng một cách hiệu quả.
* Đào tạo cán bộ công nhân viên trong công tác bảo vệ môi trường.
Quan điểm của Vicem Hoàng Thạch trong bảo vệ môi trường là trước hết đội ngũ cán
16
bộ công nhân viên công ty đều phải có kiến thức về bảo vệ ôi trường, phải được huấn
luyện để có ý thức tự giác bảo vệ môi trường trong công ty, từ đó có ý thức bảo vệ môi
trường trong khu vực. Cán bộ chuyên trách về môi trường phải có trình độ đại học,
chuyên ngành về môi trường. Chính vì vậy, hàng năm, công ty cử cán bộ quản lý về
môi trường tham gia các lớp tập huấn, hội thảo về môi trường như: áp dụng hệ thống
quản lý môi trường ISO 14001; sản xuất sạch hơn; dự án BAT/BEP; xây dựng tiêu
chuẩn ngành xi măng; xây dựng quy chế giải thưởng môi trường Việt Nam … để cập
nhận kiến thức và các thông tin mới về quản lý môi trường.
* Làm tốt công tác xã hội hóa về bảo vệ môi trường tại địa phương.
- Công ty đã tạo điều kiện giúp địa phương xử lý chôn lấp rác đảm bảo các điều kiện về
vệ sinh môi trường, nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường khu vực.
Trước kia, việc đổ rác của người dân mang tính tự phát, không đảm bảo vệ sinh nhưng
hiện nay, toàn bộ rác thải sinh hoạt trong địa bàn thị trấn Minh Tân được công ty hỗ trợ
phương thức xử lý theo đúng quy trình chôn lấp không gây ô nhiễm môi trường. Bên
cạnh đó, hàng ngày xe phun nước, xe hút rác bụi chuyên dụng của công ty thường
xuyên phun nước và hút bụi cho các tuyến đường lân cận của địa phương nhằm giảm
thiểu bụi. - - Ngoài ra công ty còn hỗ trợ địa phương cải tạo, xây dựng mới một số
tuyến đường kiên cố bằng bê tông thay cho những con đường trước kia là đất, đường

tạm, hoặc đường nhựa đã xuống cấp.
- Hỗ trợ địa phương xây dựng hệ thống mương thoát nước kiên cố cho khu Tử Lạc để
đảm bảo vệ sinh môi trường khu vực…
- Đặc biệt, nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho cộng đồng, công ty đã
phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức các hội nghị tuyên truyền phổ biến
pháp luật về bảo vệ môi trường, Luật Khoáng sản, Luật Tài nguyên nước cho người
dân và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
2.2.3. Công ty Cổ phần Xi măng VICEM Hoàng Mai.
Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Hoàng Mai ngày nay tiền thân là Công ty Xi măng
Nghệ An là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng Công ty xi măng Việt Nam, trụ sở
tại Thị trấn Hoàng Mai-huyện Quỳnh Lưu - tỉnh Nghệ An. Với mục tiêu chất lượng là
hàng đầu, Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Hoàng Mai đã đạt được nhiều danh
hiệu. Tháng 8 năm 2004, Công ty đã được Trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn
17
thuộc Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng cấp Giấy chứng nhận phù hợp tiêu
chuẩn ISO 14001:1996.
Với Slogan “vì một tương lai bền vững”, trong những năm qua, Công ty đã tôn chỉ
mục tiêu sản xuất, kinh doanh hiệu quả đi cùng với việc bảo vệ môi trường. Trong quá
trình sản xuất kinh doanh, công ty luôn thực hiện các biện pháp nhằm bảo vệ môi
trường thông qua các giải pháp cụ thể :
* Kiểm soát bụi:
Công ty đã áp dụng biện pháp để nhằm giảm thiểu phát tán bụi thông qua việc:
- Lắp đặt và duy trì hoạt động 60 lọc bụi túi và 04 lọc bụi tĩnh điện tại các vị trí có
nguy cơ phát tán bụi để hạn chế bụi phát tán ra môi trường.
- Các khu vực khác như khoan nổ mìn, vận tải bằng ô tô trên mỏ, trên đường nội bộ
nhà máy được tổ chức lăn lu, tưới nước; các trạm đập đá vôi, sét, thạch cao, bazan, kho
chứa nguyên nhiên liệu được phun nước dạng sương mù; tuyến băng tải tiếp nhận
nguyên nhiên liệu đầu vào, vận chuyển Clinker có nắp đậy bằng tôn để che chắn.
* Kiểm soát tiếng ồn, rung:
Để kiểm soát tiếng ồn, độ rung, công ty đã thực hiện các giải pháp áp dụng cho hầu

khắp các vị trí phát sinh tiếng ồn, rung thông qua việc:
- Lắp đặt hệ thống lò xo, cao su giảm chấn nhằm chống rung, ồn.
- Lắp đặt đệm chống rung đối với các thiết bị có công suất lớn.
- Dùng các vật liệu cách âm cũng như hút âm để kiểm soát tiếng ồn.
- Các bệ đỡ thiết bị được đặt trên móng bê tông bằng công nghệ khoan cọc nhồi nên
có độ ổn định cao.
- Trang bị các phương tiện cá nhân cho người lao động.
- Trồng nhiều cây xanh trong và xung quanh nhà máy để ngăn bụi và tiếng ồn lan ra
ngoài nhà máy, cải thiện điều kiện vi khí hậu.
* Kiểm soát nước thải:
Nước sản xuất trong nhà máy chủ yếu là nước làm mát các thiết bị, được xử lý
theo chu kỳ tuần hoàn khép kín do vậy lượng nước thải ra môi trường chủ yếu là
nước sinh hoạt. Trước khi thải ra môi trường lượng nước thải sinh hoạt của công
nhân viên khi làm việc được thu gom về các bể phốt sau đó lắng lọc và được xử lý
bằng phương pháp vi sinh tại hồ chứa nước thải của Nhà máy sau đó mới thải ra
18
môi trường ngoài.
* Kiểm soát chất thải:
Chất thải rắn được phân loại, thu gom và xử lý theo quy định. Công ty đã đầu tư
xây dựng bãi chôn lấp chất thải để xử lý chất thải rắn của nhà máy và đã được phê
duyệt tại Quyết định số 1810/QĐ.UB ngày 31/8/2004.
Chất thải nguy hại được tách riêng và đưa vào kho chứa sau đó tiêu hủy, Công ty
đang hoàn tất thủ tục đăng ký hành nghề xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại tại Sở
Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An; Hiện tại công ty đã thiết kế, chế tạo, lắp
đặt thiết bị và xây dựng quy trình công nghệ xử lý chất thải rắn bằng phương pháp
đốt nhiệt độ cao trong lò nung Clinker.
* Kiểm soát phóng xạ:
Nguồn phóng xạ được Công ty đăng ký và quản lý chặt chẽ theo quy định của
pháp luật. Người lao động làm việc trong môi trường có nguồn phóng xạ được kiểm
soát qua các liều kế mà công ty trang bị và được khám bệnh định kỳ. Thực hiện bổ

nhiệm người quản lý và phụ trách an toàn bức xạ đúng quy định.
* Các biện pháp hỗ trợ khác:
- Công ty đề ra chính sách và mục tiêu quản lý môi trường, các giải pháp tiết kiệm
điện năng; nguyên, nhiên liệu để giảm chi phí sản xuất; giảm thiểu phát tán bụi và
khí thải ra môi trường.
- Thực hiện quan trắc môi trường nơi sản xuất và môi trường xung quanh với tần
suất 2 lần/năm; đối với môi trường lao động thực hiện đo 1 lần/năm.
- Công ty tổ chức đội vệ sinh với hơn 40 người làm vệ sinh công cộng, vệ sinh công
nghiệp, chăm sóc cây xanh, cây cảnh trong và ngoài khuôn viên nhà máy. Hàng
năm công ty tổ chức trồng cây xanh, cây cảnh khu vực Công ty để không ngừng cải
thiện chất lượng môi trường.
- Ban ISO của Công ty hoạt động tích cực và thường xuyên tổ chức đánh giá nội bộ
hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 : 2000 và hệ thống quản lý môi trường ISO
14001 : 2010 để cải tiến hệ thống và lập phiếu yêu cầu khắc phục phòng ngừa ngay
khi có nội dung không phù hợp.
19
2.3. Đánh giá chung về việc áp dụng Hệ thống quản lý môi trường ISO
14001 tại các doanh nghiệp sản xuất xi măng ở Việt Nam.
2.3.1. Ưu điểm.
- Công ty đã không ngừng ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, các sáng kiến cải
tiến kỹ thuật như: việc sử dụng công nghệ lọc bụi tốt nhất hiện nay; hệ thống tái sử
dụng nước giúp tuần hoàn tái sử dụng nước mà không xả ra môi trường, vừa không
gây ô nhiễm môi trường lại vừa tiết kiệm được khoảng 1,6 tỉ đồng/năm góp phần hạ
giá thành sản phẩm, đồng thời nghiên cứu triển khai đề tài khai thác, xử lý nước
sông Đá Bạch phục vụ sản xuất, giúp công ty chủ động nguồn nước sản xuất, giảm
chi phí mua và tiết kiệm được 3,2 tỷ đồng/năm.
- Công ty đã tiến hành thực hiện các biện pháp nhằm tiết kiêm năng lượng như việc
lắp đặt hệ thống biến tần cho các quạt công suất lớn đã tiết kiệm được chi phí điện
năng đáng kể, góp phần giảm chi phí sản xuất đồng thời bảo vệ môi trường.
- Đặc biệt, , công ty đã phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức các hội

nghị tuyên truyền phổ biến pháp luật về bảo vệ moii trường, Luật Khoáng sản, Luật
Tài nguyên nước cho người dân và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương
đã nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho cộng đồng.
- Công ty đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên không chỉ tạo cho họ ý thức tự
giác bảo vệ môi trường ở phạm vi trong công ty mà cả bên ngoài công ty.
- Công tác xã hội hóa bảo vệ môi trường ở địa phương trong việc hỗ trợ địa phương
xử lý chôn lấp rác, cải tạo xây dựng một số tuyến đường bê tông kiên cố thay cho
những con đường đất, đường tạm, hay đường nhựa đã xuống cấp
Những hành động thiết thực trong việc bảo vệ môi trường ấy đã mang lại cho
Vicem Hoàng Thạch không những thành công về sản xuất kinh doanh mà còn được
chính quyền và nhân dân địa phương đánh giá là đơn vị đi đầu trong công tác bảo
vệ môi trường ở tỉnh Hải Dương.
- Vicem Hoàng Thạch đã nghiên cứu thành công nhiều đề tài xử lý chất thải nguy
hại như dầu thải, giẻ lau dính dầu, chất thải y tế, hộp mực in thải… Những việc làm
của Vicem Hoàng Thạch mang tính nhân văn sâu sắc, không những góp phần vì
môi trường xanh cho cộng đồng, mà còn góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa
bàn.
20
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế.
- Các chính sách môi trường còn mờ nhạt và chưa sát với các yêu cầu của luật pháp.
Chính sách môi trường là những cụ thể hóa của luật pháp trong việc bảo vệ môi
trường. Do công ty không cập nhật liên tục những yêu cầu pháp luật mới được ban
hành. Vì vậy khi xác định chính sách môi trường, công ty chưa lưu ý đến các yêu
cầu của luật pháp khiến cho các chính sách đó không sát với các yêu cầu của luật
pháp.
Công ty còn yếu kém trong hoạch định đường hướng phát triển và tầm nhìn dài hạn,
ảnh hưởng tới khả năng và động lực phát triển. Khi định hướng phát triển còn chưa
rõ ràng thì chính sách về môi trường sẽ còn mờ nhạt.
- Quá trình xác định khía cạnh môi trường có ý nghĩa không đạt hiệu quả cao.
Nguyên nhân là do việc sử dụng phương pháp đánh giá để xác định khía cạnh môi

trường có ý nghĩa thường không thống nhất và thiếu sự nhất quán trong việc xác
định chuẩn mực khía cạnh môi trường có ý nghĩa.
- Thường có nhiều thiếu sót, khó khăn trong việc triển khai các yêu cầu của luật
định vào áp dụng thực tiễn.
Nguyên nhân là do việc cập nhật các yêu cầu của luật định không thường xuyên
đồng thời các thông tư hướng dẫn đôi khi chưa cụ thể gây khó khăn cho công ty
trong việc triển khai các yêu cầu của luật định vào áp dụng thực tiễn.
- Trong việc xử lý các chất thải, đôi khi chưa làm đúng như đã cam kết.
Nguyên nhân là do kinh phí cho việc xử lý rác thải thì hạn chế trong khi chi phí cho
quá trình này lại rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của công ty. Chính vì vậy
đôi khi công ty đã không thực hiện đúng như những gì đã cam kết.
- Có sự lệch lạc trong quá trình kiểm soát điều hành.
Nguyên nhân chính là do việc theo dõi, giám sát chưa được thực hiện đầy đủ. Đặc
biệt là hoạt động khắc phục và phòng ngừa khi xảy ra những sự không phù hợp của
hệ thống quản lý môi trường chưa được công ty chú trọng. Chính điều đó đã khiến
quá trình kiểm soát đạt hiệu quả không cao.
21
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI NHỮNG HẠN CHẾ CỦA MỘT
SỐ DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT XI MĂNG Ở VIỆT NAM TRONG VIỆC
ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ISO 14001
3.1. Định hướng và mục tiêu phát triển của ngành sản xuất xi măng ở Việt
Nam.
Theo thời gian,trình độ công nghệ sản xuất xi măng trên thế giới không ngừng đổi
mới nhằm đạt các chỉ tiêu kinh tế và bảo vệ môi trường.
Chính vì thế ngành xi măng Việt Nam đã xác định cho mình mục tiêu phát triển của
ngành sản xuất xi măng ở Việt Nam. Đó là: Tăng cường ứng dụng công nghệ mới,
thiết bị hiện đại để không ngừng tăng năng suất, đồng thời giúp bảo vệ môi trường.
3.2. Một số đề xuất.
- Ban lãnh đạo cần cập nhật liên tục những yêu cầu pháp luật mới được ban hành
như: các thông tư, nghị định của địa phương hoặc của chính phủ ban hành để xác

định cho công ty mình những chính sách phù hợp và sát với luật pháp nhất. Đồng
thời giúp cho việc triển khai các yêu cầu của luật pháp vào thực tiễn được thuận lợi
hơn.
- Mời các chuyên gia tư vấn có kinh nghiệm, am hiểu luật định, các thông tư, hướng
dẫn có liên quan đến môi trường để ban lãnh đạo có những chính sách khôn ngoan
nhất và có sự nhất quán trong việc xác định chuẩn mực khía cạnh môi trường có ý
nghĩa.
- Lãnh đạo phải xem xét lợi ích trước mắt với lợi ích lâu dài của doanh nghiệp khi
có những tác động trực tiếp ảnh hưởng tới môi trường để các quá trình xử lý chất
thải được đảm bảo, không gây ảnh hưởng đến môi trường.
- Lắng nghe những phản hồi từ cộng đồng xung quanh để kịp thời điều chỉnh để có
những chỉ đạo kịp thời, đảm bảo hệ thống quản lý môi trường vận hành một cách
hiệu quả.


LỜI KẾT LUẬN
22
Qua thực trạng áp dụng Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 của một số
doanh nghiệp sản xuất xi măng ở Việt Nam ta có thể nhận thấy rõ một số doanh
nghiệp đã nhận thức được phần nào tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường
trong công tác sản xuất.
Tuy nhiên, so với số lượng khoảng 6.000 doanh nghiệp đã được chứng nhận về
hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 thì số lượng các doanh nghiệp áp dụng tiêu
chuẩn về quản lý môi trường còn rất nhỏ bé. Điều này cho thấy tại Việt Nam, các
doanh nghiệp/tổ chức vẫn chưa quan tâm đúng mức tới vấn đề môi trường và bảo
vệ môi trường, từ đó chưa thấy hết được những lợi ích của việc ứng dụng ISO
14001 đối với tính hiệu quả và năng suất hoạt động.
Thông tin về việc xúc tiến ứng dụng ISO 14001 chủ yếu chỉ tập trung vào nhu
cầu cần có chứng chỉ ISO 14001 để tránh mất những vụ làm ăn đòi hỏi phải có hệ
thống quản lý môi trường đã được cấp chứng chỉ hơn là nhấn mạnh vào lợi ích của

việc ứng dụng tiêu chuẩn ISO 14001 vào việc nâng cao hoạt động chủ chốt của
doanh nghiệp.
Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất, khiến việc triển khai ISO 14001
khó phát triển rộng rãi trong bộ phận doanh nghiệp là do Nhà nước, cơ quan quản
lý chưa có chính sách cụ thể để hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp trong việc áp dụng
hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001. Việc áp dụng ISO 14001
cho tới nay vẫn chịu áp lực chính là từ phía khách hàng. Hiệu quả thực thi yêu cầu
pháp luật trong công tác bảo vệ môi trường chưa cao, dẫn tới nản lòng và thiệt thòi
cho những doanh nghiệp quan tâm và đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường. Dẫn
đến tình trạng nếu không thật sự cần thiết (không có yêu cầu của khách hàng, để ký
kết hợp đồng, thâm nhập thị trường nước ngoài…) thì có những doanh nghiệp sẽ
không áp dụng ISO 14001 để tránh những khoản đầu tư nhất định. Nhưng bên cạnh
đó một số doanh nghiệp triển khai áp dụng ISO 14001 và đạt được mục tiêu môi
trường của mình đề ra, lại lúng túng không biết đưa ra mục tiêu gì tiếp theo.
Tóm lại, sau hơn 10 năm kể từ khi tiêu chuẩn ISO 14001 về Hệ thống quản lý
môi trường được triển khai áp dụng tại Việt Nam, mặc dù việc áp dụng chưa thực
sự tương ứng với các vấn đề môi trường diễn biến ngày càng phức tạp, tuy nhiên
23
chúng ta cũng đã có thể nhận thấy sự quan tâm tới bảo vệ môi trường đang có
những dấu hiệu tích cực. Tiêu chuẩn ISO 14001 cũng đã thể hiện được những ưu
điểm của mình trong việc thiết lập và đưa ra những nguyên tắc trong quản lý môi
trường của một tổ chức. Tuy nhiên, để đưa tiêu chuẩn này được phổ biến và phát
huy hiệu quả, rất cần có sự quan tâm hơn nữa của các doanh nghiệp, cơ quan quản
lý và cả cộng đồng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Quản trị chất lượng; Bộ môn Quản trị kinh doanh tổng
24
hợp, Khoa quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân;
GS.TS. Nguyễn Đình Phan, TS. Đặng Ngọc Sự đồng chủ biên;

Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, 2012
2. www.nqa.com
3. www.iso14000-iso14001-environmental-management.com
4. www.epa.gov
5. www.iso.org
6. en.wikipedia.org
7. tailieu.vn
8. www.vintecom.com.vn
9. www.vinacert.vn
10. www.quacert.gov.vn
11. www.ebook.edu.vn
12. pnq.com.vn
13. www.vicem.vn
14. www.ximanghoangthach.com
15. www.ximanghoangmai.vn

×