Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

Bài Giảng giáo dục gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.2 KB, 33 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN






ThS. NGUYỄN ANH TUẤN






BÀI GIẢNG

GIÁO DỤC GIA ĐÌNH

















Năm 2011

1



MỤC LỤC

Trang
LỜI NÓI ĐẦU

2

Chương 1:

GIA ĐÌNH VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
VỀ GIÁO DỤC GIA ĐÌNH 3
1.1 Khái niệm chung về gia ñình 3
1.2. Các chức năng cơ bản của gia ñình 5
1.3. Giáo dục gia ñình Việt Nam trong tiến trình lịch sử 8
1.4. Giáo dục gia ñình Việt Nam trong sự nghiệp
ñổi mới ñất nước 12
Chương 2: NGUYÊN TẮC, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
GIÁO DỤC CƠ BẢN CỦA GIA ĐÌNH 16
2.1. Điều kiện và những vấn ñề có tính nguyên tắc
trong giáo dục gia ñình 16
2. 2. Những nội dung cơ bản trong giáo dục gia ñình 18

2. 3. Một số phương pháp giáo dục trong gia ñình 21
Chương 3: PHỐI HỢP GIỮA GIÁO DỤC GIA ĐÌNH
VỚI NHÀ TRƯỜNG VÀ CÁC THIẾT CHẾ XÃ HỘI 24
3.1 Vai trò của giáo dục gia ñình, nhà trường và
xã hội ñối vối sự hình thành, phát triển nhân cách 24
3. 2. Ý nghĩa và yêu cầu của việc phối hợp giữa
giáo dục gia ñình, nhà trường và xã hội 25
MỘT SỐ CÂU HỎI TÌNH HUỐNG VÀ BÀI TẬP THẢO LUẬN 30
CÂU HỎI ÔN TẬP 31
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 32






LỜI NÓI ĐẦU

2




Trong chương trình ñào tạo tín chỉ ngành Triết học và Giáo dục chính trị của
Trường Đại học Tây Nguyên, học phần Giáo dục gia ñình (ML 215052) ñược thiết kế
với dung lượng 02 tín chỉ. Tập bài giảng Giáo dục gia ñình bước ñầu ñược biên soạn
theo tinh thần ñào tạo tín chỉ của Nhà trường.
Nội dung bài giảng ñược biên soạn thành 3 chương:
Chương 1: Trình bày những vấn ñề chung về gia ñình và giáo dục gia ñình: khái
niệm gia ñình, các hình thức phát triển của gia ñình, chức năng, vị trí của gia ñình và

một số nét khái quát về giáo dục của gia ñình Việt Nam trong tiến trình lịch sử.
Chương 2: Trình bày mục tiêu, nguyên tắc, nội dung và các phương pháp cơ bản
trong giáo dục gia ñình.
Chương 3: Trình bày một số vấn ñề về vai trò, ý nghĩa, và nội dung, yêu cầu của
việc phối hợp giữa giáo dục gia ñình với Nhà trường và các thiết chế xã hội khác.
Mặc dù tác giả ñã rất cố gắng, song do hạn chế về thời gian, tư liệu, trình ñộ, kinh
nghiệm…nên tập bài giảng khó tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong nhận ñược
sự cảm thông và những ý kiến ñóng góp, chia sẻ của các nhà khoa học, các nhà quản
lý và của các em sinh viên ñể có thể kịp thời bổ sung, chỉnh lý bài giảng.


Tác giả













CHƯƠNG 1


3




GIA ĐÌNH VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
VỀ GIÁO DỤC GIA ĐÌNH

1.1 KHÁI NIỆM CHUNG VỀ GIA ĐÌNH
1.1.1 Khái niệm gia ñình
Gia ñình là một hình thức cộng ñồng xã hội ñặc biệt ñược hình thành, duy trì và
phát triển chủ yếu trên cơ sở quan hệ hôn nhân, huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng,
giáo dục giữa các thành viên. Luật Hôn nhân và Gia ñình ñịnh nghĩa: “Gia ñình là tập
hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ
nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau”. Đó là những
quan hệ cơ bản, rường cột của gia ñình bởi nó tồn tại xuyên suốt và là cơ sở của việc
hình thành, tồn tại và phát triển của gia ñình.
+ Quan hệ hôn nhân: là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi ñã kết hôn. Quan hệ
giữa hai người khác giới ñược pháp luật và xã hội thừa nhận nhằm thỏa mãn các nhu
cầu tâm sinh lý và bảo ñảm tái sản xuất ra con người ñể duy trì và phát triển nòi
giống.
+ Quan hệ huyết thống: Quan hệ cùng dòng máu, ruột thịt giữa cha mẹ và con cái,
giữa anh chị em ruột, giữa ông bà với cháu chắt.
+ Quan hệ nuôi dưỡng, giáo dục: Là sự chăm sóc, tác ñộng, giúp ñỡ lẫn nhau giữa
các thành viên cả về vật chất và tinh thần. Đây vừa là nghĩa vụ, trách nhiệm vừa là
nhu cầu, quyền lợi của mỗi thành viên trong gia ñình.
1. 1. 2. Các hình thức phát triển của gia ñình
- Gia ñình huyết tộc: Gia ñình cùng dòng máu – theo thế hệ, tất cả những người
ñàn ông và ñàn bà cùng thế hệ trong một gia ñình ñều là vợ là chồng của nhau.
- Gia ñình Panaluan (Bạn thân): Quan hệ tính giao giữa anh em trai và chị em gái
bị cấm và sau ñó là những quan hệ xa hơn.
- Gia ñình cặp ñôi (Đối ngẫu): Trong số những người vợ, có một người vợ chính;
trong số những người chồng, có một người chồng chính.

Những hình thức trên ñây của gia ñình có ñặc ñiểm chung là: tính giao tập thể
(quần hôn), kinh tế cộng ñồng và phụ nữ có vai trò lớn trong tổ chức ñời sống gia
ñình. Đó là các hình thức gia ñình mẫu hệ (con cái chỉ biết rõ mẹ). Giữa các thành
viên không có sự áp bức và bất bình ñẳng.
- Gia ñình cá thể: Sản xuất phát triển tạo ra sản phẩm dư thừa và ñó là cơ sở xuất
hiện tư hữu. Người ñàn ông nắm giữ tư liệu sản xuất và có vai trò lớn trong gia ñình.
Để nối dõi và kế thừa tài sản, người ñàn ông cần biết rõ con của mình. Hơn nữa, theo
quy luật ñào thải tự nhiên và quy luật tình cảm, người phụ nữ ñã ê chề với kiểu tính

4



giao tập thể, họ có nhu cầu sống với một người ñàn ông cụ thể.
Ở các xã hội có giai cấp, gia ñình cá thể có những biểu hiện phong phú nhưng
chung quy ñều là một ñơn vị kinh tế riêng lẻ và quy mô hẹp. Quan hệ vợ - chồng, bố
mẹ - con cái bất bình ñẳng, mang tính phục tùng. Ngoại tình và mại dâm phát triển.
C.Mác và Ph. Ăng ghen cho rằng, sự phân công lao ñộng ñầu tiên là phân công
giữa ñàn ông và ñàn bà trong việc sinh con ñẻ cái. Sự ñối lập giai cấp ñầu tiên xuất
hiện trong lịch sử là trùng với sự phát triển ñối kháng giữa vợ và chồng, sự áp bức ñầu
tiên là trùng với sự nô dịch của ñàn ông ñối với ñàn bà. Hôn nhân cá thể là bước tiến
lớn thì ñồng thời có một bước lùi tương ứng, trong ñó, phúc lợi và sự phát triển của
những người này ñược thực hiện bằng sự ñau khổ và sự áp chế của những người khác.
Trong ñiều kiện ñó, về cơ bản, hôn nhân một vợ một chồng chỉ ñược thực hiện riêng
về phía phụ nữ.
Trong giai cấp của những người lao ñộng ñã xuất hiện mầm mống một kiểu gia
ñình mới mà hôn nhân không phải chủ yếu dựa trên mục ñích tài sản, kinh tế mà chủ
yếu là trên cơ sở tình yêu thương nhau.
- Gia ñình mới – xã hội chủ nghĩa: Sự phát triển của kinh tế, xã hội tất yếu dẫn
ñến sự ra ñời của gia ñình mới – gia ñình xã hội chủ nghĩa. Tư liệu sản xuất có tính xã

hội tất yếu trở thành tài sản chung của xã hội, gia ñình không còn là một ñơn vị kinh
tế riêng lẻ và phụ nữ sẽ tham gia vào nền doanh nghiệp xã hội. Khi bình ñẳng thật sự
giữa nam và nữ trong xã hội ñược xác lập thì sẽ xóa bỏ ñược việc ñàn ông thống trị
ñàn bà, giải phóng phụ nữ, xác lập kiểu hôn nhân gia ñình mới. Nói cách khác, cuộc
cách mạng xã hội chủ nghĩa sẽ từng bước xóa bỏ chế ñộ tự hữu, xóa ñối kháng giai
cấp và mọi hình thức áp bức nô dịch ñể xác lập một xã hội mới thật sự tự do, bình
ñẳng ñã bao hàm việc xây dựng nên những gia ñình mới thật sự là tổ ấm hạnh phúc
của mỗi người.
1.1.3. Vị trí của gia ñình
- Gia ñình là tế bào của xã hội, là ñơn vị xã hội ñầu tiên mang tính ñặc thù
Với tư cách là tế bào cấu thành xã hội, nếu gia ñình tốt thì xã hội lành mạnh, tốt
ñẹp và ngược lại, môi trường xã hội tốt ñẹp, lành mạnh sẽ là ñiều kiện quan trọng ñể
gia ñình phát triển tiến bộ. Tất nhiên, gia ñình có tính ñộc lập tương ñối.
Sự tiếp xúc xã hội ñầu tiên của mỗi con người trong cuộc ñời (học ăn, học nói…)
là sự tiếp xúc, giao lưu với các thành viên trong gia ñình của mình. Những phẩm chất
xã hội ñầu tiên của mỗi con người ñể từ ñó họ tham gia vào ñời sống cộng ñồng xã
hội ñược phát sinh, ñịnh hình ở gia ñình. Nhìn vào ñứa trẻ 3 tuổi người ta có thể hình
dung ñược hình ảnh một công dân tương lai như thế nào. Gia ñình là hình ảnh xã hội
thu nhỏ, ở ñó có sự phong phú, phức tạp của các mối quan hệ xã hội (giới tính, lứa

5



tuổi, nghề nghiệp, kinh tế, văn hóa…) nhưng quan hệ cơ bản cốt lõi cấu thành gia
ñình là quan hệ hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng, giáo dục.
- Gia ñình là cầu nối giữa mọi thành viên trong gia ñình với xã hội
Mỗi người (thành viên của gia ñình) bước vào xã hội, làm nghĩa vụ hay tìm lợi
ích, hạnh phúc trong xã hội hoặc xã hội tác ñộng ñến các công dân của mình ñể mang
lại lợi ích hay yêu cầu họ thực hiện nghĩa vụ ñều thông qua vai trò cầu nối gia ñình.

Nhiều hoạt ñộng của xã hội phải thông qua hoạt ñộng của gia ñình: xóa ñói, giảm
nghèo, nghĩa vụ quân sự, xã hội hóa giáo dục, ñền ơn ñáp nghĩa… Mặt khác, xã hội sẽ
nhận rõ tâm lí, tình cảm, năng lực, bản lĩnh chính trị, phẩm chất ñạo ñức của mỗi cá
nhân khi hiểu rõ hoàn cảnh gia ñình của người ñó (thành phần xuất thân, môi trường
văn hóa gia ñình, ñiều kiện kinh tế…).
Các thông tin về xã hội (kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học…) tác ñộng ñến mỗi
người, mỗi công dân ñều chịu ảnh hưởng, ghi dấu ấn, có khi còn chịu sự chi phối tùy
theo chiều hướng chủ quan của các thành viên trong gia ñình. Sự ñóng góp, tham gia,
cống hiến của mỗi người ñối với xã hội như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào gia ñình.
Gia ñình gây khó khăn, hay gia ñình có những bất ổn sẽ có ảnh hưởng không nhỏ ñến
phẩm chất, năng lực, nhiệt huyết của mỗi công dân khi tham gia vào xã hội.
Vì vậy, ñể phát triển xã hội, mang lại hạnh phúc thật sự cho mỗi cá nhân cần thiết
phải xây dựng, củng cố gia ñình – tức là xây dựng nhịp cầu nối liền, gắn chặt các
thành viên trong gia ñình với xã hội.
- Gia ñình là tổ ấm yêu thương ñem lại hạnh phúc cho mỗi người
Gia ñình là nơi diễn ra các quan hệ thiêng liêng, sâu ñậm, nơi nâng ñỡ, ñồng cảm,
chia sẻ suốt cả cuộc ñời mỗi người, từ khi chào ñời ñến lúc nhắm mắt xuôi tay. Ở ñó,
trẻ thơ ñược ñùm bọc, nuôi dưỡng, người già ñược chăm sóc, bảo vệ. Việc mỗi người
sinh ra ở ñâu, chết ñi như thế nào…là cả vấn ñề lớn trong quan niệm nhân sinh của
người phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng. Trong ñời sống của xã hội
công nghiệp theo hướng hiện ñại hiện nay vai trò này của gia ñình lại càng ñặc biệt
quan trọng ñối với mỗi con người.
1. 2. CÁC CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA GIA ĐÌNH
1. 2.1. Chức năng tái sản xuất con người
Tái sản xuất ra con người, ra thế hệ tương lai là ñể ñáp ứng hai yêu cầu cơ bản:
duy trì, phát triển nòi giống, ñó là niềm vui, hạnh phúc của vợ chồng và các thành
viên khác; mặt khác, ñể ñáp ứng yêu cầu cung cấp những công dân mới, lực lượng lao
ñộng mới ñảm bảo cho sự phát triển liên tục, trường tồn của xã hội loài người. Vấn ñề
ñặt ra là các gia ñình phải thật sự ñầu tư cả về vật chất và tinh thần ñể tái sản xuất
những con người có chất lượng tốt.


6



Việc tái sản xuất ra con người diễn ra ở từng gia ñình nhưng lại quyết ñịnh ñến
mật ñộ dân số của quốc gia và quốc tế - một yếu tố vật chất cấu thành tồn tại xã hội,
liên quan chặt chẽ ñến quá trình phát triển mọi mặt của ñời sống xã hội. Do ñó, việc
tái sản xuất ra con người phải ñặt trong mối quan hệ với sự tiến bộ của gia ñình và sự
phát triển lành mạnh của xã hội.
Đây là chức năng cơ bản và ñặc thù nhất của gia ñình. Việc hạn chế sinh con
không ở trong gia ñình (cả không gian và nhất là tình cảm) là trách nhiệm của mỗi
người, mỗi gia ñình và toàn xã hội. Ngày nay, việc sinh ñẻ ñã chuyển từ một quá trình
tự nhiên sang quá trình tự giác. Thực chất của việc thực hiện chức năng này là thực
hiện sinh ñẻ có kế hoạch. Tùy ñiều kiện mà có thể khuyến khích hay hạn chế sinh ñẻ.
Coi trọng chức năng này là phải tạo ñiều kiện vật chất, tinh thần thuận lợi cho việc
mang thai, sinh nở của các bà mẹ. Mẹ khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần thì mới
có thể cho ra ñời những ñứa con khỏe mạnh, thông minh…
Thực hiện kế hoạch hóa việc sinh con ñể nâng cao chất lượng sống, chất lượng
nguồn nhân lực, ñảm bảo cho sự tiến bộ của gia ñình, phù hợp sự phát triển của xã hội
chính là thưc hiện chức năng tái sản xuất con người của gia ñình.
1. 2. 2. Chức năng kinh tế và tổ chức ñời sống
Chức năng kinh tế và tổ chức ñời sống bao gồm các hoạt ñộng sản xuất kinh
doanh và hoạt ñộng tiêu dùng ñể thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của mỗi
thành viên và của gia ñình.
Nhà nước tạo ra môi trường pháp lí thuận lợi ñể các gia ñình (ñơn vị sản xuất, kinh
doanh) tự do, tự chủ sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, làm
giàu chính ñáng.
Các gia ñình công nhân, viên chức, cán bộ hành chính sự nghiệp như giáo viên,
nhà khoa hoc, văn nghệ sĩ…cũng ñược khuyến khích lao ñộng sáng tạo, ñược trả

lương tương xứng… Các gia ñình này tuy không trực tiếp sản xuất kinh doanh, nhưng
cũng thực hiện một nội dung quan trọng của hoạt ñộng kinh tế: bảo ñảm hoạt ñộng
tiêu dùng ñáp ứng các nhu cầu vật chất cơ bản của con người, qua ñó kích thích sự
phát triển hoạt ñộng kinh tế của xã hội.
Thực hiện tốt chức năng kinh tế sẽ tạo ra tiền ñề và cơ sở vật chất vững chắc cho
tổ chức ñời sống của gia ñình. Đương nhiên, ngoài cơ sở kinh tế, thì còn nhiều yếu tố
khác mới có thể bảo ñảm cho một tổ ấm gia ñình hạnh phúc, văn minh.
1. 2. 3. Chức năng thoả mãn nhu cầu tâm sinh lí, tình cảm cho các thành viên
Chức năng này có vị trí ñặc biệt quan trọng, cùng với các chức năng khác tạo ra
khả năng thực tế cho xây dựng gia ñình hạnh phúc. Nhiều vấn ñề phức tạp liên quan
ñến giới tính và giới, tâm lí lứa tuổi và thế hệ, những căng thẳng mệt mỏi về thể xác

7



và tâm hồn trong lao ñộng và công tác… nhiều khi có thể ñược giải quyết trong một
môi trường gia ñình hòa thuận. Sự hiểu biết, cảm thông, chia sẻ và ñáp ứng các nhu
cầu tâm sinh lí giữa vợ - chồng, cha mẹ - con cái… làm cho các thành viên có ñiều
kiện sống lạc quan, khỏe mạnh về thể chất và tinh thần là những tiền ñề cần thiết cho
một thái ñộ, hành vi tích cực trong cuộc sống gia ñình và xã hội.
Việc ñáp ứng nhu cầu sinh lí giữa vợ và chồng là một nội dung ñáng quan tâm của
tâm sinh lí gia ñình. Vợ chồng phải có kiến thức xã hội, tâm sinh lí ñể phân ñịnh rõ
hai chức năng: sinh sản và sinh lí sao cho hợp ñạo ñức, sức khỏe và kế hoạch hóa gia
ñình.
Các thành viên ñặc biệt là cha mẹ phải giáo dục cho con cái, ñịnh hướng giúp ñỡ
về việc giải quyết tâm sinh lí lứa tuổi. Tạo môi trường tin tưởng thoải mái, bố mẹ phải
như người anh, người chị, người bạn ñể con cái bộc lộ, tâm sự những thắc mắc, bối
rối của mình ñối với cha mẹ.
1. 2. 4. Chức năng giáo dục

Trách nhiệm, nghĩa vụ và cũng là hạnh phúc thiêng liêng của cha mẹ và các thành
viên là nuôi dạy thế hệ trẻ thành những con người mới, những công dân hữu ích,
những con người hiếu thảo của gia ñình. Sinh thành, nuôi dưỡng, dạy dỗ là những
hoạt ñộng thường xuyên và gắn bó chặt chẽ với nhau.
Nội dung của giáo dục gia ñình tương ñối toàn diện, cả giáo dục tri thức và kinh
nghiệm, giáo dục ñạo ñức và lối sống, giáo dục nhân cách, thẩm mĩ, ý thức cộng
ñồng. Phương pháp giáo dục của gia ñình cũng rất ña dạng, song chủ yếu là phương
pháp nêu gương, thuyết phục, chịu ảnh hưởng không ít của tư tưởng, lối sống, tâm lí,
gia phong. Dù giáo dục xã hội ñóng vai trò ngày càng quan trọng, có ý nghĩa quyết
ñịnh, nhưng có những nội dung và phương pháp giáo dục gia ñình mang lại hiệu quả
lớn không thể thay thế. Giáo dục gia ñình còn bao hàm cả tự giáo dục. Chủ thể giáo
dục gia ñình cơ bản và chủ yếu vẫn là thế hệ cha mẹ, ông bà ñối với con cháu.
Giáo dục gia ñình phải có sự thống nhất và kết hợp chặt chẽ với giáo dục nhà
trường và giáo dục xã hội về nội dung, mục ñích, phương pháp. Giáo dục gia ñình là
một bộ phận và có quan hệ hỗ trợ, bổ sung, hoàn thiện thêm cho giáo dục nhà trường
và xã hội. Do ñó, dù giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội có phát triển lên trình ñộ
nào, giáo dục gia ñình vẫn ñược coi là một thành tố của nền giáo dục xã hội nói
chung. Giáo dục gia ñình luôn trở thành bộ phận quan trọng hợp thành giáo dục nói
chung phục vụ các lợi ích cơ bản của giai cấp thống trị trong bất cứ thời ñại nào, khi
xã hội còn giai cấp và ñấu tranh giai cấp.
1. 3. GIÁO DỤC GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ
1. 3. 1. Khái niệm giáo dục và giáo dục gia ñình

8



- Giáo dục là quá trình hình thành và phát triển nhân cách con người dưới tác ñộng
có mục ñích, có kế hoạch của nhà giáo dục. Đó là quá trình hình thành và phát triển
những năng lực và phẩm chất xã hội – tâm sinh lí của mỗi cá nhân. Làm cho mỗi cá

nhân trở thành chủ thể tự ý thức, tự ñánh giá, tự khẳng ñịnh, tự ñiều chỉnh mọi hoạt
ñộng của mình – hình thành thế giới quan, phát triển thể chất, năng lực trí tuệ, trình ñộ
chuyên môn, phẩm chất chính trị, thẩm mĩ, ñạo ñức, tình cảm … Theo nghĩa hẹp, giáo
dục là quá trình tổ chức tác ñộng của nhà giáo dục ñể hình thành và phát triển ở ñối
tượng những phẩm chất và hành vi ñạo ñức.
Giáo dục xuất hiện, tồn tại là do nhu cầu truyền thụ những kinh nghiệm ñã tích lũy
ñược của thế hệ trước cho thế hệ sau. Thực chất của giáo dục là thế hệ trước truyền
thụ - thế hệ sau lĩnh hội những kinh nghiệm ñã tích lũy ñể duy trì và phát triển xã hội.
Dó là quá trình xã hội hóa các cá nhân người.
Trong các yếu tố tác ñộng ñến sự hình thành, phát triển nhân cách: di truyền, môi
trường, giáo dục và hoạt ñộng cá nhân thì giáo dục giữ vai trò chủ ñạo. Vì nó có thể
ñiều tiết những yếu tố bẩm sinh di truyền và môi trường theo ý muốn, tạo ñiều kiện
cho các yếu tố tích cực phát triển và kìm hãm những yếu tố bất lợi. Nó có thể tổ chức,
ñịnh hướng hoạt ñộng cá nhân ñể hoạt ñộng cá nhân ñi ñúng hướng và ñể giáo dục trở
thành tự giáo dục, ñào tạo thành quá trình tự ñào tạo. Giáo dục giữ vai trò chủ ñạo
nhưng hoạt ñộng cá nhân có vai trò quyết ñịnh nhất ñối với sự hình thành, phát triển
nhân cách, do ñó hoạt ñộng giáo dục cần phải phát huy vai trò chủ thể tích cực của ñối
tượng giáo dục.
Bản chất của hoạt ñộng giáo dục chính là quá trình tổ chức các hoạt ñộng ña dạng,
phong phú, muôn hình, muôn vẻ, mọi lúc, mọi nơi, trong mọi mối quan hệ ñể hình
thành và phát triển nhân cách con người. Ba tuổi, ở trẻ em ñã bắt ñầu hình thành
những cơ sở ban ñầu của nhân cách. Tuy chỉ mới là cơ sở ban ñầu nhưng nó có vai trò
rất quan trọng, người ta có thể hình dung ñược một phần nào về công dân tương lai
khi nhìn vào ñứa trẻ ba tuổi. Thông qua gia ñình, bạn bè, nhà trường, xã hội mà nhân
cách ñược hình thành và phát triển, trong ñó gia ñình là môi trường vi mô ñầu tiên và
giáo dục gia ñình có vị trí không thể thay thế.
- Giáo dục gia ñình là sự tác ñộng của môi trường gia ñình, của các mối quan hệ
gia ñình, của các thành viên trong gia ñình ñể hình thành và phát triển nhân cách.
Giáo dục gia ñình là một yếu tố, bộ phận cấu thành của giáo dục nói chung. Giữa giáo
dục nhà trường, giáo dục xã hội và giáo dục gia ñình vừa có sự thống nhất vừa có sự

khác biệt nhất ñịnh. Giáo dục gia ñình là bậc thang ñầu tiên của quá trình giáo dục.
Nếu thiếu bậc thang nền tảng này thì toàn bộ quá trình giáo dục sẽ phiến diện, lệch lạc
hoặc thậm chí bị sụp ñổ. Gia ñình là cái nôi ñầu tiên mà từ ñó mỗi con người bước

9



vào xã hội.
Khác với giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội, giáo dục gia ñình có một số ñặc
trưng cơ bản sau ñây:
+ Có tính thường trực, liên tục và lâu dài: từ khi chào ñời cho ñến khi nhắm mắt
xuôi tay từ giã cõi ñời thì phần lớn thời gian trong cuộc ñời mỗi con người ñều gắn bó
với môi trường gia ñình, ñược thụ hưởng những tri thức, kinh nghiệm, tình cảm của
các thành viên. Gia ñình là nơi con người hưởng những hạnh phúc lạc thú trên ñời, từ
nguyên thủ quốc gia ñến những người lao ñộng bình thường, bắt ñầu và cuối cùng
cũng trở về với cuộc sống gia ñình của mình. Hiện nay, thực hiện phương châm học
tập suốt ñời cũng chính là khẳng ñịnh sâu sắc hơn nữa vai trò của giáo dục gia ñình.
+ Giáo dục gia ñình không những chịu sự chi phối của quan hệ xã hội mà còn chịu
sự chi phối của tình cảm trách nhiệm (Học sinh hư nhà trường có thể ñuổi học theo
quy chế, nhưng con hư cha mẹ không thể bỏ…)
+ Mang tính cá biệt, cụ thể cho từng ñứa trẻ và ñối với hoàn cảnh của từng gia
ñình (Giáo dục nhà trường mang tính tập thể, ưu tiên và hướng vào ñối tượng tập thể).
+ Phạm vi giáo dục gia ñình là toàn bộ các thành viên, trong ñó thế hệ trẻ ñược
quan tâm hơn cả. Tất cả các thành viên trong gia ñình ñều là chủ thể, ñối tượng giáo
dục, ñặc biệt là trẻ em.
1. 3. 2. Giáo dục gia ñình Việt Nam qua các giai ñoạn lịch sử
1. 3. 2.1. Giáo dục của gia ñình Việt Nam truyền thống
- Đặc ñiểm kinh tế - xã hội:
Nền nông nghiệp tự cung, tự cấp theo hộ gia ñình là cơ sở của xã hội Việt Nam

truyền thống. Gia ñình là ñơn vị sản xuất kinh tế và là ñơn vị tiêu thụ khép kín. Xã hội
có hai giai cấp cơ bản là nông dân và ñịa chủ phong kiến.Hệ thống giáo dục của nhà
nước phong kiến chưa thật phát triển. Chỉ một số không nhiều những con em giai cấp
thống trị ñược học hành tương ñối bài bản theo tư tưởng Nho giáo và Phật giáo mà
thôi.
- Đặc ñiểm của giáo dục gia ñình:
Nếu cho rằng, gia ñình truyền thống là gia ñình nho giáo, gia ñình phong kiến thì
khái niệm chỉ thu hẹp trong gia ñình tầng lớp trên của xã hội. Do ñó, có thể hiểu gia
ñình truyền thống là sản phẩm của nền kinh tế tiểu nông trồng lúa nước, nền văn hóa
cộng ñồng làng xã, chịu sự chi phối của “tam giáo ñồng qui”; ñó là gia ñình lớn gồm
nhiều thế hệ, trong ñó người ñàn ông nắm vai trò chủ ñạo.
+ Giáo dục gia ñình giữ vai trò chủ yếu, cơ bản trong việc hình thành, phát triển
nhân cách con người cả về tri thức, ñạo ñức và nghề nghiệp (Đèn nhà ai nhà ấy rạng;
ñóng cửa bảo nhau…). Nội dung giáo dục gia ñình thường là những tri thức kinh

10



nghiệm làm nông nghiệp; tri thức, kỹ năng ứng xử: ñối với bản thân, gia ñình, họ
hàng, láng giềng, làng nước: trung với vua với nước, hiếu với cha mẹ…(Trai thời
trung, hiếu làm ñầu, Gái thời tiết hạnh là câu sửa mình…).
+ Chủ thể giáo dục gia ñình: cha mẹ, ông bà, cô, dì, chú, bác, dân làng, chòm
xóm… ñều tham gia giáo dục, giám sát trẻ.
+ Mục tiêu giáo dục gia ñình truyền thống ở nước ta là hình thành những công dân
hiền lành, cần cù khỏe mạnh, chất phát, bao dung, ñộ lượng, tôn trọng ñạo ñức lễ
nghĩa, gia phong, ñề cao tính cộng ñồng, gia ñình, dòng họ, ñề cao trách nhiệm, bổn
phận của mỗi người ñối với gia ñình, cộng ñồng và ñất nước. Mô hình gia ñình lí
tưởng là: thuận hòa, nề nếp, kính trên nhường dưới, lễ nghĩa, lắm con, nhiều cháu,
nhiều thế hệ cùng chung sống, lợi ích cá nhân phục tùng lợi ích gia ñình, dòng họ, biết

ơn cha mẹ, ông bà, thờ phụng tổ tiên…
1. 3. 2. 2. Giáo dục của gia ñình Việt Nam thời kì thuộc Pháp
- Đặc ñiểm kinh tế xã hội:
Từ khi thực dân Pháp thiết lập ách thống trị và thực hiện chính sách khai thác
thuộc ñịa, bên cạnh nền kinh tế nông nghiệp tự cung tự cấp là chủ yếu ñã xuất hiện
nền kinh tế thị trường sơ khai, phiến diện. Việt Nam thành một nước thuộc ñịa nửa
phong kiến, cơ cấu xã hội – giai cấp có biến ñổi: ngoài nông dân và ñịa chủ phong
kiến ñã xuất hiện công nhân, tư sản, tiểu tư sản. Chữ quốc ngữ ra ñời thay thế chữ
Hán và chữ Nôm, văn hóa Pháp cùng với những kiến thức khoa học kỹ thuật ñược
truyền bá vào Việt Nam.
- Đặc ñiểm giáo dục gia ñình:
Ở những gia ñình viên chức, tiểu tư sản, tư sản dân tộc chịu ảnh hưởng của văn
hóa phương Tây, việc giáo dục tri thức, nghề nghiệp cho con em ñã do hệ thống nhà
trường của nhà nước ñảm nhận.
Đại ña số gia ñình Việt Nam, ñặc biệt là gia ñình nông dân thì việc giáo dục nhân
cách cho thế hệ trẻ vẫn chủ yếu do chính gia ñình ñảm nhận.
Mô hình nhân cách trong giáo dục gia ñình ở giai ñoạn này vẫn theo các giá trị
truyền thống: tôn trọng ñạo ñức, nhân nghĩa, ý thức trách nhiệm ñối với gia ñình,
cộng ñồng, ñất nước, trong ñó nhấn mạnh lòng yêu nước, căm thù lũ bán nước, cướp
nước (Thù này ắt hẳn thù lâu, Trồng tre nên gậy gặp ñâu ñánh què )
1. 3. 2. 3. Giáo dục của gia ñình Việt Nam giai ñoạn 1945 - 1975 và những
năm ñầu cả nước xây dựng CNXH
- Đặc ñiểm kinh tế xã hội:
Cách mạng Tháng Tám thành công nhưng từ 1945 – 1975 cả dân tộc Việt Nam lại
phải gồng mình ñể ñánh bại sự xâm lược của thực dân Pháp và ñế quốc Mỹ - những

11




kẻ thù có tiềm lực kinh tế, quân sự rất mạnh. Toàn Đảng, toàn dân ta vừa kháng chiến
vừa kiến quốc, vừa sản xuất vừa ñánh giặc. “Không có gì quý hơn ñộc lập, tự do” nên
mọi người sống, chiến ñấu, lao ñộng, học tập với tinh thần “thà hi sinh tất cả chứ nhất
ñịnh không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”. Vận mệnh và lợi ích của mỗi cá
nhân, mỗi gia ñình gắn liền với vận mệnh của dân tộc, Tổ quốc. Gia ñình vẫn là ñơn
vị kinh tế, xã hội cơ bản, họ phải tự nuôi mình, cung cấp lương thực nuôi quân, nuôi
cán bộ, góp sức người, sức của cho tiền tuyến.
- Đặc ñiểm của giáo dục gia ñình:
Mục tiêu của giáo dục gia ñình và giáo dục xã hội có sự kết hợp, thống nhất chặt
chẽ với nhau ñể hình thành những con người Việt Nam sẵn sàng hi sinh tất cả những
lợi ích riêng tư vì ñộc lập dân tộc, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân. Mọi người, mọi
gia ñình ñều thực hiện tinh thần: hợp tác xã là nhà, ruộng rẫy là chiến trường, nhà
nông là chiến sĩ, cuốc cày là vũ khí, hậu phương thi ñua với tiền phương, anh dũng,
bất khuất, trung hậu ñảm ñang…(Xẻ dọc Trường Sơn ñi cứu nước, Mà lòng phới phới
dậy tương lai; Mỗi em bé ñều muốn mơ ngựa sắt, Mỗi con sông ñều muốn hóa Bạch
Đằng…). Người phụ nữ vừa gánh vác công việc xã hội ở hậu phương, vừa là lực
lượng lao ñộng chính của gia ñình, ñồng thời là người trực tiếp chăm sóc người già,
nuôi dạy con trẻ…Người chồng, người ñàn ông, người lính trở thành người gián tiếp
giáo dục thế hệ trẻ.
Sau khi nước nhà thống nhất cả nước ñi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội chúng ta
chủ trương xây dựng những con người xã hội chủ nghĩa toàn tâm, toàn ý phục vụ lợi
ích chung của xã hội “mình vì mọi người…”. Tuy nhiên, trong ñiều kiện ñã có nhiều
biến ñổi, việc kéo dài cơ chế quản lý tập trung bao cấp ñã gây không ít trở ngại cho
giáo dục xã hội và giáo dục gia ñình, ñặc biệt nhiều gia ñình lâm vào khó khăn, thiếu
thốn cả về vật chất và tinh thần. Khả năng ñộc lập, sáng tạo của con người, của các
gia ñình bị trói buộc, và hạnh phúc cá nhân không ñược ñáp ứng ñầy ñủ.
1. 4. GIÁO DỤC GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI
ĐẤT NƯỚC
1. 4. 1. Thực trạng hôn nhân và gia ñình ở Việt Nam hiện nay
- Những ñiểm tích cực:

Dẫu trải qua chiến tranh, ñảo lộn chế ñộ chính trị, cải tạo xã hội, di dân… nhưng
gia ñình Việt Nam vẫn là một thiết chế xã hội bền vững, là nhân tố tích cực thúc ñẩy
sự phát triển của xã hội Việt Nam ñương ñại. Việc kết hôn của ñôi nam – nữ (Đăng kí
pháp lý và cử hành hôn lễ theo phong tục tập quán) vẫn rất ñược coi trọng. Việc sinh
con và nuôi dạy con khôn lớn thành người có ích vẫn là một ñiều hệ trọng, là trách
nhiệm và hạnh phúc của vợ chồng và của cả gia ñình.

12



Tuy nhiên, trong ñiều kiện mới, gia ñình Việt Nam ñã có những biến ñổi về cấu
trúc, quy mô và về mối quan hệ giữa các thành viên. Gia ñình ít nhân khẩu, ít thế hệ
(gia ñình hạt nhân) ngày càng phổ biến. Tuổi thọ của con người ngày càng tăng và
tính ña dạng, nhiều chiều của các cá nhân ngày càng rõ rệt. Lợi ích và hạnh phúc cá
nhân ñược tôn trọng. Các thành viên trong gia ñình ít có sự ñồng nhất về nghề nghiệp,
do ñó cũng có sự khác biệt về thu nhập, nhu cầu, khả năng, ñiều kiện lao ñộng.
Chức năng kinh tế của gia ñình lên ngôi, chức năng giữ gìn sự cân bằng tâm sinh
lý giữa các thành viên và chức năng giáo dục ngày càng ñược khẳng ñịnh. Gia ñình
vẫn là một ñơn vị kinh tế quan trọng, là môi trường giáo dục không thể thay thế và là
tổ ấm thân yêu thật sự cho mỗi cá nhân.
Phong trào xây dựng ñời sống văn hóa mới ở cơ sở ñược chú trọng nên ngày càng
có nhiều gia ñình văn hóa, thôn, buôn, khu phố văn hóa, làng văn hóa…Công tác dân
số kế hoạch hóa gia ñình, bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em ñã ñạt ñược nhiều thành
tích ñáng kể, góp phần xây dựng gia ñình hạnh phúc, xã hội ổn ñịnh, phát triển.
Những giá trị nhân văn mới, tiêu biểu là bình ñẳng giới và quyền trẻ em, vai trò của
phụ nữ trong gia ñình và xã hội ngày càng ñược khẳng ñịnh.
Những ñiểm hạn chế:
Việc thực hiện luật Hôn nhân gia ñình còn nhiều thiếu sót và bất cập. Hiện tượng
tảo hôn vẫn còn diễn ra. Tình trạng li hôn, li thân, chung sống không kết hôn, quan hệ

tình dục và nạo phá thai trước hôn nhân gia tăng. Hôn nhân có yếu tố nước ngoài nảy
sinh nhiều tiêu cực. Nhiều giá trị ñạo ñức truyền thống tốt ñẹp của gia ñình bị xuống
cấp. Không ít gia ñình nảy sinh xung ñột, mâu thuẫn phức tạp. Những biểu hiện áp ñặt
trong hôn nhân, trọng nam khinh nữ, rườm rà trong ma chay, cưới xin vẫn còn không
ít, nhất là ở nông thôn.
Nhiều gia ñình chịu thiệt thòi do hậu quả của chiến tranh. Công tác xóa ñói giảm
nghèo ở một số ñịa phương chưa có những chuyển biến căn bản, nhất là vùng duyên
hải, vùng núi, vùng sâu, xa, vùng ñồng bào dân tộc thiểu số. Việc chuyển hướng
ngành nghề cho những hộ gia ñình nông nghiệp trong quá trình ñô thị hóa và phát
triển công nghiệp chưa ñược quan tâm ñúng mức.
1. 4. 2. Những thuận lợi và khó khăn ñối với giáo dục gia ñình hiện nay
Sự nghiệp ñổi mới toàn diện ñất nước trong hơn 25 năm qua, bên cạnh những hạn
chế, khuyết ñiểm, chúng ta ñã thu ñược nhiều thắng lợi to lớn có ý nghĩa lịch sử. Điều
ñó, ñặt gia ñình và giáo dục gia ñình ñứng trước nhiều thuận lợi cơ bản và cũng ñứng
trước không ít những thử thách khó khăn to lớn.
Về thuận lợi:
Từ năm 1986, nước ta chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị

13



trường ñịnh hướng xã hội chủ nghĩa. Các thành phần kinh tế tự do, tự chủ phát huy
những tiềm năng, thế mạnh, khai thác những tiềm lực kinh tế ñể hoạt ñộng sản xuất
kinh doanh. Lợi ích thiết thân của người lao ñộng ñược quan tâm, tính năng ñộng, tích
cực sáng tạo của con người ñược khơi dậy. Nhờ ñó, ñời sống vật chất của nhân dân
từng bước ñược cải thiện.
Quá trình dân chủ hóa trên lĩnh vực kinh tế ñã kéo theo sự mở rộng và phát huy
dân chủ trên các lĩnh vực khác (chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục…). Quy chế dân
chủ cơ sở với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” ngày càng

ñược thực hiện có hiệu quả. Quá trình dân chủ hóa sâu rộng ấy có tác ñộng mạnh mẽ
ñến sự dân chủ hóa trong ñời sống gia ñình.
Nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, ñậm ñà bản sắc dân tộc, trong
ñó có văn hóa gia ñình ñược toàn dân tích cực hưởng ứng. Cách mạng khoa học công
nghệ và ñường lối ñối ngoại rộng mở của Đảng và Nhà nước ñã tạo ñiều kiện ñể nhân
dân tiếp thu công nghệ, học hỏi những tri thức văn hoá, khoa học cũng như những
kinh nghiệm về phát triển kinh tế xã hội của các nước trên thế giới, trong ñó có những
kiến thức liên quan ñến gia ñình và giáo dục gia ñình.
Để thực hiện công nghiệp hóa, hiện ñại hóa ñất nước, Đảng và Nhà nước ta ñã chủ
trương: cùng với khoa học công nghệ, giáo dục ñào tạo là quốc sách hàng ñầu. Do ñó,
khoa học công nghệ ñược ñầu tư, ñẩy mạnh và giáo dục ñào tạo ñược mở rộng về quy
mô và từng bước nâng cao chất lượng.
Về khó khăn:
Quy luật cạnh tranh khốc liệt của kinh tế thị trường ñã khiến nhiều gia ñình quá ñề
cao chức năng kinh tế. Bố mẹ, ông bà, con cái bị cuốn vào hoạt ñộng sản xuất, kinh
doanh nên ít có ñiều kiện quan tâm về mặt tâm lí tình cảm của các thành viên và việc
học tập, giáo dục con trẻ. Không ít gia ñình sống trong không khí nặng nề khi làm ăn
thua lỗ, nợ nần, phá sản, thậm chí không ít gia ñình tan vỡ…
Môi trường xã hội bao quanh gia ñình và nhà trường bị ô nhiễm nghiêm trọng trên
nhiều phương diện: phim ảnh ñồi trụy, bạo lực, tệ nạn mại dâm, ma túy, tham ô, tham
nhũng, ăn chơi trác táng, tham lam quyền lực, thực dụng, sùng bái ñồng tiền…Tất cả
những ñiều ñó ñã và ñang làm ñảo lộn nhiều giá trị ñạo ñức, nhân văn vốn có từ xưa
trong nếp sống gia ñình.
Nền kinh tế thị trường và quá trình công nghiệp hóa, hiện ñại hóa ñất nước ñã làm
cho ñời sống vật chất và tinh thần của nhân dân tăng lên cũng dẫn ñến tâm sinh lý của
trẻ em phát triển nhanh, dậy thì sớm…Trong khi ñó, trình ñộ học vấn, kiến thức nghề
nghiệp cũng như quan ñiểm, nội dung và phương pháp giáo dục của ña số các bậc cha
mẹ lại chưa thay ñổi hoặc chưa thay ñổi phù hợp, có khi trái ngược, xung ñột, mâu

14




thuẫn.
Không ít gia ñình có những bất ổn như: bố mẹ li hôn, li thân, buôn lậu, thiếu
gương mẫu trong lối sống… ñã có tác ñộng tiêu cực ñến con cái, không ít trẻ em chán
nản, thất vọng, mất phương hướng, mất niềm tin vào con người, vào cuộc sống.
Tình trạng nghèo ñói, thiếu việc làm ở nông thôn và sự chênh lệch giữa ñời sống
nông thôn và thành thị dẫn ñến việc nhiều con em nông thôn phải sớm gánh vác công
việc gia ñình, thậm chí phải từ bỏ gia ñình ra thành thị kiếm sống. Do ñó, các em phải
ñối mặt với nhiều khó khăn, thử thách, cạm bẫy.
1. 4. 3. Mục tiêu của giáo dục gia ñình Việt Nam hiện nay
Mục tiêu giáo dục là mô hình con người lí tưởng mà hoạt ñộng giáo dục cần ñạt
tới ñể ñáp ứng yêu cầu của sự phát triển xã hội. Mô hình này tùy thuộc vào thời gian
và không gian cụ thể, ñiều kiện lịch sử cụ thể. Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của nền
giáo dục Việt Nam trong giai ñoạn hiện nay là “chăm lo xây dựng con người Việt
Nam giàu lòng yêu nước, có ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân; có tri thức, sức
khỏe, lao ñộng giỏi; sống có văn hóa, nghĩa tình; có tinh thần quốc tế chân chính”

(Văn kiện Đại hội lần thứ XI của Đảng, tr 76,77).
Mục tiêu của giáo dục gia ñình có sự biến ñộng cùng với sự không cố ñịnh của
mục tiêu giáo dục xã hội. Mục tiêu giáo dục gia ñình chịu sự chi phối của mục tiêu
giáo dục xã hội nhưng nó có những nét ñặc thù. Từng nhóm gia ñình khác nhau sẽ có
những mục tiêu khác nhau ñược ñề cao, nhấn mạnh. Trong giai ñoạn hiện nay, các gia
ñình Việt Nam phải cung cấp cho xã hội những công dân khỏe mạnh, thông minh, có
lòng yêu nước, có ý chí ñưa ñất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu. Gia ñình Việt
Nam phải cùng với Nhà trường và xã hội giáo dục thế hệ trẻ thành những người lao
ñộng có chuyên môn, có năng lực thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có năng
lực quản lý, quyết ñoán, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Yêu nước, yêu
quê hương, gắn bó với cộng ñồng, chủ ñộng hội nhập quốc tế, có ước mơ hoài bão,

quyết tâm xóa ñói, giảm nghèo, từng bước ñưa bản thân, gia ñình, quê hương, ñất
nước ra khỏi ñói nghèo, lạc hậu. Có lòng trung thực, lương tâm nghề nghiệp, biết làm
giàu cho bản thân, gia ñình, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Tôn trọng
lợi ích dân tộc, cộng ñồng, ñồng cảm với ñồng bào, ñồng loại, tôn trọng ñạo lí, công
lí, chân lí. Có thể chất cường tráng, ñạo ñức lành mạnh, ñời sống tinh thần phong phú.






15

























CHƯƠNG 2
NGUYÊN TẮC, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
GIÁO DỤC CƠ BẢN CỦA GIA ĐÌNH

2.1. ĐIỀU KIỆN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÓ TÍNH NGUYÊN TẮC TRONG
GIÁO DỤC GIA ĐÌNH
2.1.1. Một số ñiều kiện thuận lợi cho việc giáo dục trong gia ñình
- Thu nhập gia ñình ñầy ñủ:
Gia ñình tồn tại và phát triển phải thực hiện chức năng kinh tế, trước hết ñể thỏa
mãn các nhu cầu vật chất, tinh thần cho các thành viên; sau nữa, nó là ñiều kiện, tiền
ñề quan trọng ñể thực hiện tốt chức năng giáo dục. Ông cha ta từng ñúc kết: “Có thực
mới vực ñược ñạo”. Thu nhập thấp, ñiều kiện kinh tế khó khăn thì sẽ rất bất lợi, nhất
là trong ñiều kiện sinh hoạt hằng ngày hiện nay. Bố mẹ và các thành viên khác sẽ ưu
tiên chức năng kinh tế, thậm chí tuyệt ñối hóa nó nên sẽ không có thời gian quan tâm
ñến việc giáo dục con cái. Tuy nhiên, thu nhập ñầy ñủ mới chỉ là ñiều kiện thuận lợi

16



cho việc thực hiện chức năng giáo dục. Thực tế có không ít trẻ em hư hỏng từ những
gia ñình giàu sang và cũng không ít người con trưởng thành từ những gia ñình nghèo
khó.
- Điều kiện nhà ở tốt:

Điều kiện nhà ở trước hết lệ thuộc vào thu nhập nhưng nó còn lệ thuộc vào vị thế,
năng lực và cách bố trí, sắp xếp của các thành viên trong gia ñình. Điều kiện nhà ở tốt
có thể hiểu ñơn giản là có không gian sống, sinh hoạt thoáng mát, ấm cúng, có nơi ăn,
nghỉ, học tập thuận lợi. Nhà ở chật chội, dột nát, luộm thuộm thì sẽ là trở ngại lớn
trong việc giáo dục thế hệ trẻ.
- Cha mẹ ñầy ñủ, mẫu mực:
Thiếu cha hoặc mẹ là một tổn thất, là một sự không bình thường trong gia ñình, do
ñó ñây cũng sẽ là khó khăn cho việc giáo dục con cái. Thực tế cho thấy, phần lớn trẻ
lang thang, phạm tội, hư hỏng là do bố mẹ li hôn, li thân. Sự thiếu gương mẫu trong
lối sống của cha mẹ cũng thường tạo ra ở trẻ những biểu hiện cẩu thả, bất cần, lì lợm,
vô lễ, vô trách nhiệm… Để trẻ thành con ngoan, trò giỏi, công dân hữu ích thì trước
hết cha mẹ phải là người con hiếu thảo, có trách nhiệm, là công dân, cán bộ gương
mẫu.
- Cha mẹ có trình ñộ văn hóa nhất ñịnh:
Để nuôi dạy con tốt trước hết bản thân cha mẹ cũng phải ñược giáo dục. Phải có
trình ñộ văn hóa phổ thông, có tri thức tâm lí học lứa tuổi và những phương pháp nhất
ñịnh. Tình yêu thương và trách nhiệm giáo dục con của cha mẹ phải ñược hướng dẫn
và soi sáng bởi tri thức, trí tuệ.
2.1. 2. Những vấn ñề có tính nguyên tắc trong giáo dục gia ñình
- Xây dựng không khí gia ñình hoà thuận, êm ấm
Đó là không khí ñạo ñức, văn hóa, tâm lí, lao ñộng, học tập, sinh hoạt. Không khí
gia ñình thường ñược hình thành và phát triển phần lớn lệ thuộc quan hệ, uy tín của
bố mẹ trong gia ñình. Không khí gia ñình hòa thuận thì mọi thành viên phấn chấn, vui
vẻ, tin tưởng, tôn trọng, yêu thương, quý mến nhau, tạo ñiều kiện cho nhau phát triển.
Không khí gia ñình lục ñục, ảm ñạm thì cuộc sống của mỗi thành viên sẽ cảm thấy
nặng nề, buồn chán, hời hợt, thờ ơ với nhau, vô trách nhiệm với nhau và với cả con
trẻ.
Không khí gia ñình bảo ñảm sự tồn tại và phát triển của gia ñình. Không khí gia
ñình tác ñộng ñến trẻ không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của cha mẹ. Không khí
gia ñình tạo nên tâm thế, nhu cầu hoạt ñộng của trẻ. Đây là môi trường tác ñộng một

cách khách quan ñến tâm lí, tình cảm ñạo ñức và sự phát triển trí tuệ của trẻ. Do ñó,
muốn thực hiện tốt chức năng giáo dục của gia ñình trước hết phải tạo ra bầu không

17



khí gia ñình êm ấm, hòa thuận thực sự.
- Tôn trọng nhân cách trẻ và hiểu trẻ
Yêu thương, có trách nhiệm với con trước hết cần phải tôn trọng nhân cách và
những quyền lợi của con trẻ. Tất cả mọi người sinh ra ñều có quyền bình ñẳng, tạo
hóa cho họ những quyền không thể xâm phạm. Đó là quyền ñược học tập, vui chơi,
quyền ñược yêu thương, chăm sóc, che chở, lao ñộng, bè bạn, bày tỏ mong muốn…
Tôn trọng nhân cách trẻ mới làm cho trẻ bộc lộ những ñặc ñiểm tâm lí, năng lực,
nhu cầu, nguyện vọng, sở thích…Tôn trọng nhân cách trẻ sẽ tránh ñược việc sử dụng
phương pháp áp ñặt, cưỡng bức, thủ tiêu nguyện vọng, nhu cầu chính ñáng của trẻ.
- Nghiêm khắc và khoan dung
Bản thân cha mẹ, người lớn phải nghiêm khắc với chính mình thì mới có thể yêu
cầu cao với mọi thái ñộ, hành vi hoạt ñộng của trẻ. Nghiêm khắc nhưng không ñược
làm cho con khiếp sợ. Khi trẻ ñã nhận ra lỗi lầm cần phải khoan dung, ñộ lượng. Đó
chính là thể hiện sự tôn trọng, yêu thương con của cha mẹ và cũng là tạo cơ hội cho
trẻ khắc phục khuyết ñiểm.
Nghiêm khắc không mâu thuẫn với khoan dung, cha mẹ cần phải kết hợp một cách
hài hòa. Khoan dung, ñộ lượng nhưng không ñược dễ dãi, nuông chiều bởi như thế là
vô trách nhiệm với con. Không ñược quá nghiêm khắc, khắt khe, lạnh lùng với con trẻ
bởi như thế là bất nhân, vô nhân ñạo.
- Uy quyền của bố mẹ
Trong gia ñình có những bậc bố mẹ khi sai bảo, yêu cầu con cái thực hiện một
ñiều gì ñó thường ñược chúng vâng lời, chấp hành, hoàn thành một cách tốt ñẹp,
nghiêm túc. Nhưng cũng có những bậc cha mẹ thì ngược lại, yêu cầu hay ngăn cản

con về một hành vi nào ñó nhưng chúng lại ương bướng, không thực hiện, hoặc thực
hiện không ñến nơi ñến chốn. Đó là uy quyền của bố mẹ trong gia ñình. Uy quyền là
quyền lực và uy tín của bố mẹ ñược biểu hiện qua việc con trẻ thừa nhận, phục tùng,
vâng lời một cách tự giác, tự nguyện. Cơ sở của quyền uy ñích thực của các bậc cha
mẹ chính là tri thức, kinh nghiệm, ñặc biệt là sự mẫu mực, trong sáng, cao ñẹp về
nhân cách của họ. Xây dựng quyền uy ñích thực của bố mẹ, của người lớn vừa là ñòi
hỏi có tính nguyên tắc vừa là phương tiện quan trọng ñể giáo dục con cái. Mặt khác,
cần phải tránh những quyền uy giả tạo xây dựng trên cơ sở áp ñặt, mua chuộc hay
cách biệt, lừa dối…
2. 2. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG GIÁO DỤC GIA ĐÌNH
2. 2.1. Giáo dục ñạo ñức, lối sống
Để ñánh giá một con người có ñạo ñức hay không người ta căn cứ vào hành vi của
người ñó. Hành vi ñạo ñức ñược thể hiện thông qua hành ñộng ñối nhân xử thế, trong

18



nếp sống, phong cách, ñiệu bộ, cử chỉ, lời ăn tiếng nói…
- Đối với các thành viên trong gia ñình:
+ Cần giáo dục cho trẻ lòng biết ơn, kính trọng và hiếu thảo ñối với ông bà, cha
mẹ. Cụ thể: Giáo dục ñể trẻ biết vâng lời, lễ phép, tôn kính, ghi nhớ công ơn, biết
nhường nhịn… Khi ông bà, cha mẹ ốm ñau, già cả, bệnh tật có thể nhầm lẫn, cáu ghắt
phải cảm thông, chia xẻ, vui vẻ chăm sóc ân cần, không ñược hắt hủi, nhất là trong ăn
uống (Không ăn thì ốm thì gầy, Ăn thì nước mắt chan ñầy bát cơm; Con không chê
cha khó, chó không chê chủ nghèo…). Giáo dục ñể con cái hiểu ñược hoàn cảnh gia
ñình, ñiều kiện kinh tế, lịch sử gia ñình… Thực tế cho thấy những người bất hiếu thì
cũng bất nhân.
Đòi hỏi trẻ vâng lời, lễ phép nhưng cũng lưu ý không ñược bắt buộc, áp ñặt một
cách cực ñoan. Người lớn cũng có khi sai sót, thậm chí cũng có không ít những sai

lầm, do ñó phải ñể trẻ biết rằng, trong cuộc sống sai lầm là khó tránh, vấn ñề là dám
nhận sai lầm và quyết tâm sửa chữa. Cha mẹ cũng phải lắng nghe con trẻ, “nói phải củ
cải cũng phải nghe”. Chính ông bà, cha mẹ phải là tấm gương biết ơn, kính trọng và
hiếu thảo. Chúng ta biết ơn, kính trọng và lễ phép với chính cha mẹ chúng ta thì
chúng ta sẽ ñược nhận lại ñiều ấy từ chính con cái của mình.
+ Đối với anh chị em ruột: Cần giáo dục cho trẻ sự yêu thương, ñùm bọc, giúp ñỡ,
nhường nhịn nhau, có trên có dưới. “Anh em như thể tay chân, Rách lành ñùm bọc,
dở hay ñỡ ñần”, “Môi hở răng lạnh, máu chảy ruột mềm”…
+ Đối với chú, bác, cô, dì: cần giáo dục cho trẻ sự yêu thương, tôn kính, gắn bó và
trách nhiệm. Đi thăm hỏi, giúp ñỡ khi lễ chạp, ốm ñau…
- Đối với các quan hệ xã hội:
+ Lòng nhân ái: Giáo dục ñể trẻ biết thương yêu con người, thương người như thể
thương thân. Tương trợ, giúp ñỡ lẫn nhau, ñiều gì mình không muốn thì không làm
cho người khác. Đồng cảm, chia sẻ những khó khăn, hoạn nạn, khổ ñau của người
khác, trước hết là những người xung quanh, gần gũi với mình. Đặt mình vào vị trí của
người khác ñể hiểu, ñể suy nghĩ và cảm thông (Nhiều ñiều phủ lấy giá gương…Lá
lành ñùm lá rách…). Tôn trọng, tin tưởng vào con người. Biết nâng niu, yêu quý, biết
vui buồn cùng những vui buồn của người khác. Biết phê phán, lên án những người
sống ích kỷ, hẹp hòi, vô tâm, vô trách nhiệm. Biết yêu và biết ghét. Vị tha, bao dung,
tha thứ khi người khác ñã nhận ra lỗi lầm.
+ Tính khiêm tốn: Giáo dục trẻ thành người có thái ñộ tự trọng, khách quan, công
bằng khi ñánh giá mình cũng như ñánh giá người khác. Người có tính khiêm tốn là
luôn cầu thị, không bao giờ tự bằng lòng với những gì mình ñã biết, ñã làm ñược. Đối
lập với khiêm tốn là kiêu căng, khoe khoang, tự phụ, tự cho mình là hơn người, mình

19



là trung tâm, mình là quan trọng. Khiêm tốn cũng khác với tự ti. Tự ti là sống thiếu

niềm tin vào chính mình, luôn lo lắng, do dự, sợ sệt. Khiêm tốn là luôn có ý chí vươn
lên, tin vào sức lực và trí tuệ của bản thân.
+ Tính trung thực: Ngay thẳng, thật thà, tôn trọng lẽ phải. Khách quan, ñúng với
sự thật, không làm sai lạc ñi. Gia ñình phải giáo dục ñể trẻ có ñức tính thật thà, trung
thực, biết bảo vệ sự thật, bảo vệ cái ñúng, cái tốt. Sẵn sàng nhận và sửa chữa những
khuyết ñiểm, sai lầm của mình. Lời nói ñi ñôi với việc làm. Đối lập với trung thực là
giả dối, khoác lác, ba hoa. Trung thực cũng khác với dại khờ. Dại khờ là hành ñộng
theo chỉ bảo, theo ý muốn không ñúng của người khác.
+ Lòng yêu nước: Tư tưởng, tình cảm tự nhiên của con người ñối với quốc gia,
dân tộc mình. Hệ thống tư tưởng, tình cảm, ý chí, hành ñộng của mỗi cá nhân, cộng
ñồng, dân tộc… nhằm bảo vệ ñộc lập, tự do, toàn vẹn lãnh thổ và những giá trị vật
chất, tinh thần mà dân tộc ñã tạo dựng nên trong lịch sử xây dựng, bảo vệ và phát
triển ñất nước. Đó là lòng thiết tha gắn bó với Tổ quốc mình, ñược biểu hiện tập trung
ở tinh thần sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc. Trong giáo dục gia ñình cần giáo dục ñể trẻ
biết yêu quê hương, xứ sở, nơi mình sinh ra, lớn lên. Dù nghèo khó, ñơn sơ nhưng vẫn
yêu thương, trân trọng (Anh ñi anh nhớ quê nhà…, Quê hương nếu ai không nhớ, sẽ
không lớn nổi thành người…). Giáo dục ñể trẻ biết yêu kính công ơn ông cha ñã tạo
dựng nên Tổ quốc, giang sơn và truyền thống văn hóa ñể cho ñời ñời cháu con thừa
hưởng. Yêu Tổ quốc, ñất nước gắn liền với yêu quý, kính trọng nhân dân, trước hết là
nhân dân lao ñộng. Sẵn sàng hi sinh, cống hiến, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, toàn vẹn
lãnh thổ, nhân dân, chế ñộ chính trị, nền kinh tế, văn hóa. Tùy theo ñịa vị, công việc
mà hoàn thành tốt nghĩa vụ ñối với Nhà nước, với cộng ñồng, Tổ quốc. Trong ñiều
kiện mới, lòng yêu nước chân chính phải gắn bó, thống nhất với chủ nghĩa quốc tế
trong sáng, chủ ñộng, tích cực hội nhập… Mỗi cá nhân, mỗi công dân phải biết nỗ lực
phấn ñấu ñể ñưa bản thân, gia ñình, quê hương và ñất nước ra khỏi nghèo nàn, lạc
hậu…
2. 2. 2. Giáo dục thái ñộ, kĩ năng lao ñộng
- Giáo dục tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng và thói quen lao ñộng: biết làm những
công việc từ ñơn giản ñến phức tạp ñể tự phục vụ mình và giúp ñỡ gia ñình. Biết rửa
bát, chén, lau nhà, quét sân, rửa mặt, xếp chăn màn, xếp sách vở, nấu cơm, ủi ñồ, ñổ

rác, lau chùi bàn ghế…(Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình…).
- Giáo dục thái ñộ và tình yêu lao ñộng: Tôn trọng, yêu quý những người lao ñộng
và các thành quả, sản phẩm lao ñộng của mọi người. Kính phục, học tập, noi gương
những người lao ñộng chuyên cần, vượt khó, sáng tạo, hiệu quả cao. Có thái ñộ lao
ñộng tự giác theo nghĩa vụ, trách nhiệm của mình và tương trợ các thành viên khác vì

20



cuộc sống chung của gia ñình. Cần cù trong lao ñộng, tiết kiệm trong chi tiêu, sử
dụng, bảo vệ môi trường. Làm việc có trách nhiệm, ñến nơi ñến chốn, tích cực, hăng
hái ñể lao ñộng trở thành niềm vui, hạnh phúc của con trẻ. Đó là tình yêu ñối với lao
ñộng, lao ñộng làm nên con người, làm nên những giá trị của cuộc sống. Trong học
tập (lao ñộng trí tuệ) cũng cần giáo dục ñể trẻ siêng năng, chăm chỉ, tích cực, tự giác
và sáng tạo…
2. 2. 3. Giáo dục thể chất và thẩm mĩ
- Giáo dục thể chất: Giáo dục tri thức, kinh nghiệm và thói quen rèn luyện, giữ gìn
sức khỏe ñể trẻ có thể lực tốt, khỏe mạnh, cân ñối. Chăm sóc, hướng dẫn trẻ ăn uống
ñiều ñộ, ñủ chất dinh dưỡng. Hướng dẫn, tạo lập cho trẻ kỹ năng, thói quen ăn uống,
ở, sinh hoạt vệ sinh, sạch sẽ. Biết tự chăm sóc, phòng ngừa bệnh tật, biết hợp tác ñiều
trị khi ốm ñau. Giúp trẻ từng bước có những hiểu biết và ứng xử ñúng ñắn về sinh lý
giới tính, sức khỏe sinh sản…
- Giáo dục thẩm mĩ: Giáo dục tri thức, kinh nghiệm, khả năng nhận diện, ñánh giá,
thể hiện, tiếp cận và hưởng thụ cái ñẹp trong giao tiếp, sinh hoạt, trong quan hệ con
người – con người, con người – tự nhiên, với xã hội và với bản thân mình. Giáo dục,
hướng dẫn ñể trẻ biết ăn, mặc, ñi, ñứng, nói năng cho ñúng, ñẹp, lịch sự, giản dị. Mặc
thế nào cho ñẹp, cho phù hợp vóc dáng, lứa tuổi, lúc ñi học, lễ hội hoặc lúc lao ñộng.
Ăn thế nào cho ñẹp, cho có văn hóa (Học ăn, học nói, học gói, học mở; Ăn trông nồi,
ngồi trông hướng), nói thế nào cho ñẹp (Nội dung, ngữ ñiệu, ngôn từ), lời nói chẳng

mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau…
2. 3. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TRONG GIA ĐÌNH
Phương pháp giáo dục là cách thức tác ñộng của chủ thể giáo dục vào ñối tượng
giáo dục ñể hình thành và phát triển nhân cách. Phương pháp giáo dục gia ñình là
những cách thức tác ñộng của các thành viên trong gia ñình ñể giúp con trẻ hình thành
và phát triển nhân cách. Có rất nhiều phương pháp khác nhau ñược sử dụng trong giáo
dục gia ñình. Mỗi phương pháp lại có những ưu thế và hạn chế khác nhau, do ñó, vận
dụng các phương pháp như thế nào phải căn cứ vào từng ñiều kiện hoàn cảnh cụ thể
của các gia ñình.
2. 3. 1. Tổ chức cho trẻ hoạt ñộng
Hoạt ñộng cá nhân là nhân tố quyết ñịnh trực tiếp ñến việc hình thành và phát triển
nhân cách (Di truyền, môi trường – tiền ñề; giáo dục – chủ ñạo, tổ chức, hướng dẫn,
vạch ñường hướng cho sự hình thành, phát triển nhân cách; hoạt ñộng cá nhân – quyết
ñịnh). Hoạt ñộng là quá trình con người thực hiện các quan hệ giữa mình với thế giới:
tự nhiên, xã hội và với bản thân. Hoạt ñộng làm cho con người nhận ñược hiện thực,
kích thích hứng thú, niềm say mê sáng tạo và nảy sinh những nhu cầu mới, thuộc tính

21



tâm lí mới … từ ñó có những ñiều chỉnh thích hợp ñể hoàn thiện mình.
Mọi loại hình hoạt ñộng ñều chứa ñựng khả năng giáo dục to lớn. Cần sử dụng
nhiều loại hình hoạt ñộng khác nhau ñể giáo dục con trẻ (học tập, lao ñộng, vui chơi,
giải trí, văn nghệ, thể thao ). Mỗi loại hoạt ñộng có vai trò khác nhau trong sự phát
triển nhân cách cá nhân, do ñó cần chú ý nhu cầu và khả năng cá nhân của trẻ. Trong
mỗi giai ñoạn lứa tuổi khác nhau và ở những ñứa trẻ khác nhau có thể có nhu cầu hoạt
ñộng không giống nhau. Phải làm cho trẻ có nhu cầu ñối với các hoạt ñộng thì mới
mang lại hiệu quả giáo dục.
Giáo dục gia ñình thực chất là quá trình tổ chức, hướng dẫn cho trẻ hoạt ñộng. Hạn

chế hoạt ñộng của trẻ hay làm thay, áp ñặt trẻ hoạt ñộng ñều là phản giáo dục.
2. 3. 2. Nêu gương
Nền tảng vững chắc của mọi phương pháp trong giáo dục gia ñình là sự gương
mẫu của của bố mẹ và người lớn trong gia ñình. Trong giáo dục gia ñình có nhiều
phương pháp khác nhau nhưng sẽ kém hiệu quả, thậm chí thất bại nếu người lớn
không phải là tấm gương sáng cho các em noi theo.
Phương pháp nêu gương là phương pháp tác ñộng trực tiếp ñến trẻ bằng chính
nhân cách, cuộc sống của bố mẹ, của người lớn. Sự gương mẫu của bố mẹ, của người
lớn phải thể hiện ngay trong lời ăn, tiếng nói, cử chỉ, hành ñộng, cách cư xử ñối với
mọi người, với công việc, với bản thân. Tất cả những ñiều này có tác ñộng trực tiếp
ñến nhận thức, tình cảm, thái ñộ, niềm tin và hành ñộng của trẻ.
Mong muốn con ngoan, học giỏi, thành công dân hữu ích trong tương lai thì chính
bố mẹ phải hoàn thành tốt vai trò của mình ñối với gia ñình, xã hội ñể con bắt chước
làm theo. Lúc nhỏ, ở nhà thì bố mẹ là mẫu hình, là duy nhất ñúng. Nhưng khi các em
ñã ñi học thì có thể ñã nhận diện ñược ñúng, sai, hay dở, tốt xấu, do ñó nếu bố mẹ
không gương mẫu, không thống nhất lời nói, việc làm, giữa việc làm và những lời
thuyết giáo thì sẽ ảnh hưởng xấu ñến tình cảm, lòng kính trọng, niềm tin vào con
người, vào cuộc sống của trẻ. Nếu bố mẹ, người lớn có sai lầm, khuyết ñiểm thì cũng
phải gương mẫu nhận khuyết ñiểm và sửa chữa. Bố mẹ, người lớn nếu buôn gian, bán
lận, làm hàng giả, trốn thuế, ích kỷ, vô cảm …thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực ñến sự hình
thành và phát triển nhân cách của con cái.
Thực tế có những bậc cha mẹ gương mẫu, là công dân, cán bộ công chức chân
chính nhưng lại thất bại trong giáo dục con cái. Ngược lại, cũng có những trường hợp
bố mẹ thiếu gương mẫu, thậm chí vô ñạo ñức, vi phạm pháp luật nhưng con cái vẫn
trưởng thành. Tuy nhiên, phần lớn những con ngoan, trò giỏi, công dân tốt, hữu ích
ñều sinh ra và lớn lên trong những gia ñình mà ở ñó bố mẹ là những tấm gương sáng.
2. 3. 3. Khuyên bảo, thuyết phục

22




Là phương pháp phân tích, diễn giải, khuyên bảo, trao ñổi, ñàm thoại nhằm giúp
trẻ có nhận thức, thái ñộ, hành ñộng ñúng ñắn, phù hợp. Tâm lí chung của trẻ là muốn
làm ñúng, muốn ñược khẳng ñịnh, không thích bị áp ñặt, không thích nghe thuyết lí
dài dòng.
Yêu cầu:
- Bố mẹ phải biết lắng nghe, ñồng cảm, trò chuyện theo cách của trẻ. Khuyên bảo
thuyết phục phải ñúng thời ñiểm và tạo ñược nhu cầu ở trẻ.
- Ngắn gọn, súc tích, phù hợp ñặc ñiểm tâm lí lứa tuổi. Tránh thuyết giáo dài dòng
(Tại sao phải chào hỏi người lớn, tại sao phải nhai kỹ, tại sao không ñược lấy ñồ của
người khác…Phải dùng cơ sở khoa học ñể giải thích ñơn giản, phải ñặt trẻ vào vị trí
của người khác ñể suy nghĩ…).
- Bình ñẳng, cởi mở, tin tưởng, thoải mái. Hãy nói chuyện, trao ñổi với con như
một người lớn hồn nhiên. Áp ñặt, dọa nạt và tạo ra khoảng cách ñều khó thuyết phục
ñược con trẻ.
2. 3. 4. Khen thưởng và trách phạt
- Khen thưởng: Là hình thức biểu thị sự ñồng tình, sự ñánh giá tốt ñẹp về những
cố gắng, những thành tích ñã ñạt ñược của con trẻ. Tâm lí chung của con trẻ khi ñược
khen thưởng là phấn khởi, hài lòng, tin tưởng, tự hào và mong muốn tiếp tục thực
hiện những hành vi, hoạt ñộng tốt hơn nữa. Người lớn cũng như thế. Yêu cầu:
+ Khích lệ trẻ tự khen: Để trẻ hiểu rằng làm những việc nên làm và phải làm tốt
việc ñó, bản thân việc làm này ñã là một sự khen thưởng rồi. Đó là sự tự nhủ mình, tự
trò chuyện và tự khích lệ bản thân.
+ Động viên, khích lệ trẻ trong quá trình làm việc chứ không chờ ñến khi có kết
quả. Giúp trẻ tự mình ñặt ra các mục tiêu nhỏ và từng bước thực hiện.
+ Giúp trẻ giải tỏa những lo lắng, tự ti, ra khỏi tâm lí nặng nề vì thất bại nếu có.
Giúp trẻ biết rằng thất bại là ñiều có thể xảy ra bất cứ lúc nào và ai cũng có thể gặp
phải. Đó là một trạng thái bình thường của cuộc sống. Lần sau cần cố gắng hơn.
+ Đánh giá ñúng thực chất những thành tích, kết quả của con trẻ ñã ñạt ñược.

Tránh lạm dụng khen thưởng, nhất là phần thưởng vật chất. Khen thưởng như liều
thuốc trong giáo dục nhưng cũng chỉ cần một liều lượng vừa phải. Nếu lạm dụng khen
thưởng sẽ tạo tâm lí tự mãn ở trẻ. Không ñược khen thưởng ñể mua chuộc sự vâng lời
(Chúng ta sẵn sàng làm cổ ñộng viên cho con trẻ nhưng nếu một ngày kia cổ ñộng
viên không còn nữa!). Cần phải làm cho trẻ có nhu cầu, ñộng cơ hành ñộng tự thân
chứ không phải từ giải thưởng bên ngoài.
- Trách phạt: Là phương pháp biểu thị sự không ñồng tình, sự phản ñối, phủ nhận
của bố mẹ ñể uốn nắn, ñiều chỉnh những nhận thức, thái ñộ và hành vi sai lạc của trẻ.

23



Trong giáo dục nói chung và giáo dục gia ñình nói riêng, ñây vẫn là một phương pháp
cần thiết. Khi trẻ phạm sai lầm, bố mẹ cần chú ý:
+ Giữ bình tĩnh ñể tìm hiểu sự thật nếu không dễ dẫn ñến làm tổn thương con trẻ.
Giúp trẻ nhận diện sai lầm và hậu quả của hành vi sai lầm của mình. Khích lệ con sửa
lỗi, nhất là những hành vi làm tổn hại và tổn thương ñến người khác.
+ Trách phạt cần có chừng mực, ñặc biệt cần tránh dùng roi vọt, ñánh ñập. Vì
trách phạt kiểu này chưa chắc ñã ngăn chặn ñược những hành vi xấu mà ngược lại chỉ
tạo ra tâm lí trách cứ, trả thù ở trẻ. Trong trường hợp này, nếu ngăn chặn ñược hành vi
xấu thì cũng không giúp trẻ biết thế nào là một hành vi ñúng ñắn.
+ Tránh chửi bới, mạt sát trẻ, bởi ñiều này sẽ gây nên những tổn thương về tình
cảm và lòng tự trọng của trẻ. Mục ñích quan trọng nhất của trách phạt là thức tỉnh
lòng tự trọng của trẻ: mình là con người chân chính, sai thì chịu phạt, chịu phạt ñể
mình sống tốt hơn thôi.
CHƯƠNG 3
PHỐI HỢP GIỮA GIÁO DỤC GIA ĐÌNH
VỚI NHÀ TRƯỜNG VÀ CÁC THIẾT CHẾ XÃ HỘI


3.1 VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC GIA ĐÌNH, NHÀ TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI
ĐỐI VỚI SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH
3. 1. 1. Vai trò của giáo dục gia ñình
Giáo dục gia ñình là nhằm phát triển con em về các mặt ñạo ñức, trí tuệ, chính trị,
thẩm mĩ, thể chất, lao ñộng ñể họ trở thành những công dân hữu ích, những người lao
ñộng mới xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt, giáo dục gia ñình ñóng vai trò quan trọng trong
việc hình thành nhân cách gốc của con người.
Giáo dục gia ñình có khả năng rất to lớn mà giáo dục nhà trường và xã hội không
thể thay thế ñược, vì giáo dục gia ñình dựa trên những tình cảm thương yêu, ruột thịt
nên có sức mạnh cảm hóa rất lớn.
3.1. 2. Vai trò của giáo dục nhà trường
Nhà trường là một tổ chức chuyên biệt ñối với công tác giáo dục, ñược sự lãnh
ñạo, chỉ ñạo trực tiếp của Đảng và Nhà nước: có mục tiêu, nội dung, môi trường, hình
thức, phương tiện, phương pháp bài bản, khoa học. Tất cả các tri thức văn hóa, kỹ
năng, kinh nghiệm của nhân loại ñều ñược gia công sư phạm.
Giáo dục Nhà trường có ñội ngũ chuyên gia sư phạm, các lực lượng tham gia giáo
dục ñược ñào tạo bài bản, có trình ñộ, năng lực, ñạo ñức. Có nội dung, chương trình,
hình thức, phương pháp giáo dục phù hợp tâm lí lứa tuổi. Do vậy, ở người học từng
bước hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học, nhân sinh quan tiến bộ

24



ñáp ứng yêu cầu của sự phát triển xã hội.
3.1 3. Vai trò của giáo dục xã hội
Giáo dục xã hội là những tác ñộng trực tiếp hay gián tiếp của các tổ chức, cơ quan,
ñoàn thể trong hoặc ngoài Nhà trường ñến quá trình hình thành và phát triển nhân
cách của trẻ. Các tổ chức: chính quyền, tổ chức Đảng, Đoàn thanh niên, Đội thiếu
niên, Hội liên hiệp thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Cựu chiến binh, Hội người

cao tuổi, các tổ chức văn hóa, khoa học, kỹ thuật, các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch
vụ… dù tự phát hay tự giác, trực tiếp hay gián tiếp, vô tình hay chủ ý ñều tham gia
ñan kết vào nhau trong hoạt ñộng giáo dục tới mọi lứa tuổi.
Mỗi cơ quan, ñoàn thể ñều có chức năng ñặc thù của nó nhưng trong ñó có trách
nhiệm quan tâm ñến con người, môi trường văn hóa xã hội và giáo dục thế hệ trẻ.
Nhân dân, trẻ em, học sinh ñều là những người lao ñộng, người bảo vệ, tiêu thụ của
các cơ quan, ñơn vị kinh tế xã hội nói trên. Sự tồn tại và phát triển của họ không thể
không quan tâm ñến ñịa phương và giáo dục thế hệ trẻ.
Đây là môi trường giáo dục rộng lớn, ña dạng, phong phú và rất phức tạp tác ñộng
ñến học sinh, ñến thế hệ trẻ rất mạnh mẽ. Xấu tốt, ñúng sai, thành công, thất bại …tất
cả ñều tác ñộng ñến con trẻ. Đây chính là môi trường cuộc sống ña chiều, là nhà giáo
dục thực tế rất sinh ñộng. Là nơi kiểm nghiệm tính thực tế tất cả những ñiều trong
giáo dục gia ñình và Nhà trường.
3. 2. Ý NGHĨA VÀ YÊU CẦU CỦA VIỆC PHỐI HỢP GIỮA GIÁO DỤC
GIA ĐÌNH, NHÀ TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI
3. 2. 1. Ý nghĩa
Việc phối hợp giữa ba môi trường giáo dục thành một quá trình thống nhất, liên
tục, có tác ñộng mạnh ñến sự phát triển nhân cách toàn diện của trẻ, ñáp ứng ñược yêu
cầu phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ mới.
Kết hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục sẽ làm cho giáo dục của gia ñình, của
nhà trường, của xã hội tốt hơn.
Việc phối hợp chặt chẽ giữa giáo dục gia ñình, Nhà trường và xã hội ñã trở thành
một trong những nguyên tắc cơ bản của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa.
3. 2. 2. Yêu cầu
- Gia ñình phối hợp với Nhà trường và xã hội:
+ Phối hợp với Nhà trường:
Gia ñình phải thường xuyên liên hệ, trao ñổi với thầy, cô giáo, nhà trường, nhất là
giáo viên chủ nhiệm ñể biết rõ tình hình học tập và rèn luyện của con cái. Cần có quan
ñiểm ñúng ñắn về việc học hành của con. Gia ñình cần tạo ñiều kiện tốt nhất cho con
cái học hành, lao ñộng, vui chơi: mua sắm sách vở, tài liệu, phương tiện, áo quần, mũ

×