BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
MAI MINH TUẤN
Tên ñề tài
ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA
MỘT SỐ MÔ HÌNH TRỒNG BỜI LỜI ĐỎ
(Litsea glutinosa Roxb)TẠI MỘT SỐ HUYỆN Ở GIA LAI
LUẬN VĂN THẠC SỸ LÂM NGHIỆP
BUÔN MA THUẬT, NĂM 2011
ii
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
Mai Minh Tuấn
ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA
MỘT SỐ MÔ HÌNH TRỒNG BỜI LỜI ĐỎ
(Litsea glutinosa Roxb)TẠI MỘT SỐ HUYỆN Ở GIA LAI
Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 60.62.60
LUẬN VĂN THẠC SỸ LÂM NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Võ Hùng
BUÔN MA THUẬT, NĂM 2011
iii
Lời cam ñoan
Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, chưa từng ñược công bố
trong bất kỳ công trình nào khác. Mọi sự trích dẫn trong luận văn ñều nêu rõ
nguồn gốc.
Người cam ñoan
Mai Minh Tuấn
iv
Lời cảm ơn
Để hoàn thành chương trình ñào tạo Thạc sĩ chuyên ngành lâm học, hệ chính
quy, tại trường Đại học Tây Nguyên, tôi xin chân thành cảm ơn:
Quý thầy cô giáo trường Đại học Tây Nguyên, Khoa Nông Lâm nghiệp,
Phòng Đào tạo Sau ñại học, Ban giám hiệu nhà trường ñã tận tình giảng dạy và tạo
ñiều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian khoá học.
Lãnh ñạo UBND các xã Lơ Pang, Kon Thụp, Ia Phí, Biển Hồ ñã hỗ trợ tạo
ñiều kiện cho tôi tiếp cận với hiện trường, nông dân và cung cấp các thông tin dữ
liệu cơ bản về KTXH của ñịa phương
Các nông dân có mô hình trồng Bời lời ñỏ ở các ñịa phương nghiên cứu ñã
ñồng ý cho tôi thực hiện nghiên cứu chặt hạ một số cây tiêu chuẩn Bời lời ñể thu
thập số liệu. Các ñại lý thu mua Bời lời ñã tham gia cung cấp thông tin cũng như
cùng thu thập số liệu trên hiện trường.
Đặc biệt tôi xin trân trọng cảm ơn thầy giáo TS. Võ Hùng giảng viên chính,
trường Đại học Tây Nguyên ñã dành nhiều thời gian quý báu, tận tình hướng dẫn tôi
trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành luận văn này.
Cám ơn gia ñình và những người thân, bạn bè ñã giúp ñỡ về mọi mặt ñể tôi
hoàn thành ñược khoá học này.
Do thời gian có hạn và trình ñộ chuyên môn còn hạn chế, bản thân mới bước
ñầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, nên ñề tài không tránh khỏi những
thiếu sót. Kính mong quý thầy, cô giáo và bạn bè ñồng nghiệp quan tâm góp ý ñể
luận văn ñược hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Buôn Mê thuật, tháng 10 năm 2011
Tác giả
v
Mai Minh Tuấn
MỤC LỤC
Trang
Chương 1:
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1.
Ngoài nước 3
1.2.
Trong nước 4
1.3.
Thảo luận 6
Chương 2:
ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU 8
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8
2.1.1
Phạm vi nghiên cứu 8
2.1.2
Đối tượng nghiên cứu 8
2.1.3
Đặc ñiểm của các cây trồng trong các mô hình nghiên cứu 11
2.2
Đặc ñiểm khu vực nghiên cứu 16
2.2.1
Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu 16
2.2.2
Đặc ñiểm kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu 17
Chương 3:
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
3.1
Mục tiêu nghiên cứu 21
3.2
Giả ñịnh nghiên cứu 21
3.3
Nội dung nghiên cứu 21
3.4
Phương pháp nghiên cứu 22
3.4.1
Phương pháp luận nghiên cứu 22
3.4.2
Phương pháp nghiên cứu cụ thể 22
3.4.3
Khung logic nghiên cứu 26
Chương 4:
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 28
4.1
Hệ thống biện pháp kỹ thuật gây trồng, chăm sóc Bời lời 28
4.1.1
Mô hình trồng bời lời thuần loài 28
vi
4.1.2
Mô hình bời lời trồng xen cà phê 29
4.1.3
Mô hình trồng bời lời Nông lâm kết hợp xen sắn 30
4.2
Sinh trưởng Bời lời ñỏ trong các mô hình 30
4.2.1
Sinh trưởng về ñường kính, chiều cao, thể tích 30
4.2.2
Sinh khối các bộ phận của Bời lời 40
4.2.3
Xác ñịnh mật ñộ phù hợp 46
4.3
Hiệu quả kinh tế của các mô hình trồng Bời lời 51
4.3.1
Giá bán cây ñứng tại vườn 51
4.3.2
Giá trị lũy kế theo thời gian của các mô hình 53
4.3.3
Chi phí sản xuất và hiệu quả kinh tế của các phương thức trồng Bời lời 62
4.4
Chi phí sản xuất sơ chế Bời lời ñỏ 68
4.4.1
Chi phí sản xuất của người thu mua 68
4.4.2
Cơ cấu phần trăm chi phí của các khâu trong SX sơ chế 70
4.4.3
Cơ cấu hưởng lợi 74
4.5
Phân tích SWOT, CIPP và các giải pháp phát triển cây Bời lời 75
4.5.1
Phân tích ñánh giá SWOT các mô hình trồng bời lời 76
4.5.2
Phân tích CIPP 77
4.5.3
Thảo luận và ñề xuất các giải pháp phát triển Bời lời 78
vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nguyên nghĩa
A Tuổi cây Bời lời ñỏ trong mô hình nghiên cứu
BVTV Bảo vệ thực vật
CP Chi phí
Dg ,Hg, V Đường kính D
1.3
, chiều cao Hvn, thể tích cây bình quân lâm phần
Ho Chiều cao cây tầng trội Bời lời ñỏ
log Hàm Logarit Neper.
NLKH Nông lâm kết hợp
SK Sinh khối
SX Sản xuất
∆d, ∆h, ∆v Tăng trưởng Dg, Hg, V
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4. 1 Các mô hình sinh trưởng bình quân cây Bời lời ñỏ trồng NLKH xen Sắn 31
Bảng 4. 2 Sinh trưởng, tăng trưởng cây bình quân Bời lời ñỏ trồng NLKH xen Sắn 31
Bảng 4. 3: Các mô hình sinh trưởng bình quân cây Bời lời ñỏ trồng thuần 32
Bảng 4. 4: Sinh trưởng, tăng trưởng cây bình quân Bời lời ñỏ trồng thuần 32
Bảng 4. 5: Các mô hình sinh trưởng bình quân cây Bời lời ñỏ trồng xen Cà phê 33
Bảng 4. 6: Sinh trưởng, tăng trưởng cây bình quân Bời lời ñỏ trồng xen Cà phê 33
Bảng 4. 7: Dg, ∆Dg của Bời lời ñỏ trong các mô hình nghiên cứu 34
Bảng 4. 8: Hg và ∆Hg của Bời lời ñỏ trong các mô hình nghiên cứu 36
Bảng 4. 9: V và ∆V Bời lời ñỏ trong các mô hình nghiên cứu 38
Bảng 4. 10: Các mô hình ước lượng thể tích cây Bời lời ñỏ 39
Bảng 4. 11: Các mô hình ước lượng sinh khối tươi Bời lời ñỏ trồng NLKH xen Sắn 40
Bảng 4. 12: Sinh khối tươi cây bình quân Bời lời ñỏ trồng Nông lâm kết hợp xen sắn 40
Bảng 4. 13: Các mô hình ước lượng sinh khối tươi Bời lời ñỏ trồng thuần 41
Bảng 4. 14: Sinh khối tươi cây bình quân Bời lời ñỏ trồng thuần 41
Bảng 4. 15: Các mô hình ước lượng sinh khối tươi Bời lời ñỏ trồng xen Cà phê 42
Bảng 4. 16: Sinh khối tươi bình quân cây Bời lời ñỏ trồng xen Cà phê 42
Bảng 4. 17: Sai số của các hàm ước lượng sản lượng vỏ Bời lời 43
Bảng 4. 18: Sai số giữa ước ñoán và thực tế 44
Bảng 4. 19: Sản lượng vỏ Bời lời ñỏ trong các mô hình nghiên cứu theo tuổi 45
Bảng 4. 20: Các mô hình ước lượng Ho và St theo A cây Bời lời ñỏ trồng thuần 47
Bảng 4. 21: Sản lượng vỏ và tổng sinh khối tươi Bời lời ñỏ trồng thuần 48
Bảng 4. 22: Các mô hình ước lượng sinh khối tươi Bời lời ñỏ theo A 49
Bảng 4. 23: Các mô hình ước lượng Ho và St theo A cây Bời lời ñỏ trồng xen cà phê 49
Bảng 4. 24: Độ tàn che của Bời lời ñỏ trồng xen Cà phê 50
Bảng 4. 25: Giá mua cây ñứng Bời lời ñỏ trồng thuần 52
Bảng 4. 26: Giá mua cây ñứng Bời lời ñỏ trồng NLKH xen Sắn 52
Bảng 4. 27: Giá mua cây ñứng Bời lời ñỏ trồng xen Cà phê 52
Bảng 4. 28: Các mô hình ước lượng giá bán cây ñứng Bời lời ñỏ 53
Bảng 4. 29 Giá trị tích lũy của mô hình Bời lời ñỏ trồng thuần 55
ix
Bảng 4. 30: Năng suất cà phê ñiều tra trong mô hình Bời lời xen Cà phê 56
Bảng 4. 31: Các mô hình ước năng suất Cà phê theo thời gian 57
Bảng 4. 32: Giá trị tích lũy của mô hình Bời lời ñỏ trồng xen Cà phê 58
Bảng 4. 33: Tỷ số LER của mô hình Bời lời ñỏ trồng xen Cà phê 59
Bảng 4. 34: Năng suất Sắn trồng thuần 60
Bảng 4. 35: Giá trị tích lũy của mô hình NLKH Bời lời – Sắn 60
Bảng 4. 36: Tỷ số LER của mô hình NLKH 61
Bảng 4. 37: Tính các chỉ số CBA mô hình Bời lời ñỏ trồng thuần 65
Bảng 4. 38: Tính các chỉ số CBA của mô hình Bời lời ñỏ trồng xen cà phê 66
Bảng 4. 39: Tính các chỉ số CBA của mô hình Bời lời ñỏ trồng NLKH xen Sắn 67
Bảng 4. 40: Một số chỉ số kinh tế ở các phương thức trồng Bời lời 67
Bảng 4. 41: Tiền bán SP, CPSX và Lợi nhuận của Bời lời 69
Bảng 4. 42: Các mô hình ước lượng BPV, CPV, NPV 69
Bảng 4. 43: Cơ cấu phần trăm chi phí của các khâu trong SX 70
Bảng 4. 44: Cơ cấu % chi phí SX tại các ñiểm ñiều tra 72
Bảng 4. 45: Cơ cấu % giá bán sản phẩm của cây Bời lời ñỏ 73
Bảng 4. 46: Cơ cấu % hưởng lợi theo tuổi 74
Bảng 4. 47: Phân tích SWOT các mô hình trồng Bời lời ñỏ 76
x
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2. 1: Mô hình NLKH Bời lời ñỏ xen Sắn 9
Hình 2. 2: Bời lời trồng xen trong vườn Cà phê 10
Hình 2. 3 :Bời lời trồng thuần loài 10
Hình 2. 4: Khu vực nghiên cứu 17
Hình 4. 1: Sơ ñồ phối trí Bời lời ñỏ trong xen Cà phê 29
Hình 4. 2: Mặt cắt ñứng mô hình Bời lời ñỏ trồng xen vườn Cà phê 29
Hình 4. 3: Sinh trưởng Dg cây bình quân Bời lời ñỏ 35
Hình 4. 4: Sinh trưởng chiều cao cây bình quân của Bời lời ñỏ 37
Hình 4. 5: Thể tích cây bình quân Bời lời trong các mô hình 38
Hình 4. 6: Sản lượng vỏ Bời lời theo tuổi trong các mô hình 45
Hình 4. 7: Sản lượng vỏ và tổng sinh khối trên 1ha 48
Hình 4. 8: Năng suất cà phê ở mô hình xen Bời lời 57
Hình 4. 9: Chuỗi giá trị sơ chế Bời lời 71
Hình 4. 10: Cơ cấu chi phí SX sơ chế Bời lời 72
Hình 4. 11: Cơ cấu giá trị các sản phẩm của Bời lời 73
Hình 4. 12: Cơ cấu hưởng lợi theo tuổi cây 75
Hình 4. 13: Phân tích CIPP của các phương thức trồng Bời lời ñỏ 77
xi
MỞ ĐẦU - GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
Bời lời là loài cây ñược khai thác lấy vỏ làm chất kết dính. Có giả thiết
cho rằng, Bời lời ñược làm chất kết dích trong việc tạo gạch xây dựng các các
công trình cổ trước kia của người Chăm; ngày nay Bời lời ñược khai thác vỏ làm
chất kết dính trong việc làm nhang, làm ván ép Theo người dân hay gọi, thì ở
tỉnh Gia Lai có hai loài Bời lời là Bời Lời trắng và Bời Lời ñỏ. Trong 2 loài cây
này thì cây Bời lời ñỏ ñược trồng, ñược khai thác nhiều hơn, giá thu mua cũng
cao hơn vì vỏ dày hơn, chất nhớt nhiều hơn…
Trước kia, Bời lời ñược khai thác trong rừng tự nhiên, ngày nay Bời lời
ñược trồng nhiều dưới dạng quy mô vườn hộ, vườn rừng ở nhiều huyện trên ñịa
bàn tỉnh Gia Lai. Đây cũng là loài cây ñược gây trồng mạnh vì nhanh cho thu
hoạch, ngoài vỏ thân là sản phẩm thu hoạch chính thì các sản phẩm phụ khác
cũng ñược tận thu triệt ñể: vỏ cành, lá cũng ñược thu mua, thân sau khi bóc vỏ
cũng ñược bán làm vật liệu xây dựng. Sau khi khai thác, gốc cây tái sinh chồi
mạnh nên sau khi trồng thì sau vài luân kỳ khai thác nữa mới phải trồng lại.
Mặc dù là loài cây ña dụng, có chu kỳ sinh trưởng và phát triển nhanh, sản
phẩm có giá bán cao trên thị trường, nên Bời lời ñỏ ñược coi là cây “làm giàu”
của người bản ñịa vì trồng ñơn giản, sản phẩm có thể bán bất cứ ở ñộ tuổi nào,
bất cứ lúc nào trong năm và có thể trồng dưới nhiều hình thức khác nhau: trồng
thuần, trồng xen, trồng nông lâm kết hợp… nhưng các tài liệu nghiên cứu về cây
Bời lời nói chung cũng như cây Bời lời ñỏ nói riêng còn rất ít, ngoài tài liệu ñiều
tra mô tả về hình thái, sinh thái, giá trị sử dụng…trong một số tài liệu thì những
nghiên cứu sâu về sinh trưởng, hiệu quả kinh tế, hiệu quả môi trường… của loài
cây này thì còn rất hạn chế.
Việc trồng và khai thác loài cây này ñều xuất phát từ tự phát của người
dân và nhu cầu thị trường, do ñó việc ñánh giá sinh trưởng và hiệu quả kinh tế
của một số phương thức trồng Bời lời ñỏ là vấn ñề cần thiết nhằm ñưa ra những
2
khuyến cáo, làm tài liệu tham khảo cho người dân trong việc gây trồng loài cây
này.
Theo số liệu thống kê chưa ñầy ñủ cho ñến nay trên toàn ñịa bàn tỉnh Gia
Lai, tổng diện tích trồng Bời lời ñỏ lên ñến 4.000 ha, chủ yếu tập trung ở các
huyện Mang Yang (1.500ha), Chư Păh (1.000ha), Ia Grai (500ha), thành phố
Pleiku (500ha) còn lại có ít ở các huyện: Kbang, Chư Prông, Chư Pưh. Tuy
nhiên tùy theo ñiều kiện ñất ñai, tiểu khí hậu và ñặc ñiểm nguồn lực nông hộ,
trình ñộ canh tác khác nhau mà hiện tại Bời lời ñược gây trồng với nhiều phương
thức khác nhau, có trồng thuần, trồng Nông lâm kết hợp xen cây nông nghiệp
ngắn ngày, xen với vườn cây công nghiệp như cà phê, tiêu…với các hệ thống
biện pháp kỹ thuật gây trồng khác nhau, mức ñầu tư và trình ñộ thâm canh khác
nhau do vậy dẫn ñến các vườn cây Bời lời có tình hình sinh trưởng, hiệu quả
kinh tế xã hội và tác ñộng môi trường khác nhau.
Được sự nhất trí của cơ sở ñào tạo là trường Đại học Tây Nguyên, Phòng
Đào tạo Sau ñại học và giảng viên hướng dẫn, chúng tôi thực hiện luận văn cuối
khóa với tên ñề tài “Đánh giá sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của một số mo
hình trồng Bời lời ñỏ (Litsea glutinosa Roxb) tại một số huyện ở Gia Lai”. Thực
hiện ñề tài với mục ñích kết hợp làm luận văn cuối khóa ñể nghiên cứu, giải
quyết một vấn ñề có tính thực tiễn của ñịa phương, qua nghiên cứu ñể ñánh giá
tình hình sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của các phương thức trồng Bời lời khác
nhau tại 3 ñịa phương ñại diện, từ ñó ñề xuất các giải pháp về mặt kinh tế kỹ
thuật và chính sách, góp phần nâng cao hiệu quả canh tác cây Bời lời ñỏ - một
loài cây rừng bản ñịa của ñịa phương, trong việc phát triển kinh tế xã hội, cải
thiện ñời sống người dân và góp phần nâng cao hiệu quả môi trường nhờ gia
tăng ñộ che phủ của rừng trồng Bời lời.
3
Chương 1:
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Ngoài nước
Những nghiên cứu về cây Bời lời ñỏ trên thế giới còn rất ít, chủ yếu chỉ
tập trung vào nghiên cứu giá trị dược liệu ñược lấy từ vỏ cây, cụ thể:
- Tại Ấn Độ, các tác giả Radhakrishman. T. R; Ramasany . A ; Arfin. S
(1989) ñã tách ñược từ vỏ cây Bời lời ñỏ chất Sufoof-e-Musammin dùng làm
dược liệu trong y học
- Tại Indonesia, các tác giả: Rizan, Helmi và Zammi, Adel (1989) bằng
phương pháp quang phổ ñã chiết xuất từ cành, rễ, vỏ cây cách chất như: 2,9
Dihydroxy; 1,10 Dimethoxyaporhine ; 6 methoxyphenanthrene 9% dùng trong
y học
- Tại hội nghị Quốc tế về y học dân tộc và những cây thuốc họp tại
Indonexia (1990) ñã xác nhận từ Bời lời ñỏ có thể chiết suất một số một số hóa
chất dùng trong y dược.
- Tại Bangalore, các tác giả B S Somashekhar, Manju Sharma (2002) ñã
tổng kết, mô tả thực vật và phân loại những bộ phận dùng ñể làm thuốc và sản
xuất biệt dược của những loài cây trong khu vực. Trong ñó, ñã xác nhận bộ phận
dùng ñể làm thuốc và sản xuất ra biệt dược của cây Bời Lời ñỏ là thân và vỏ thân
- Tháng 9 năm 2011, Yun-Song Wang ở Yunnan Unversity, Kunming
650091, P.R. China ñã công bố và mô tả cấu trúc hóa học về một số những chiết
suất biệt dược mới từ cây Bời Lời có tác dụng trong việc chữa bệnh
- Năm 2009 tại Ấn Độ, các tác giả S.P.Singh và Dipti Singh ñã công bố
những nghiên cứu về việc tìm nguồn nguyên liệu sinh học, ñặc tính của các loại
dầu sinh học từ những nguồn thực vật khác nhau như là nguồn nguyên liệu thay
thế cũng ñã mô tả ñặc tính nguyên liệu dầu sinh học của cây Bời lời ñỏ ñược chế
biến từ hạt cây Bời lời
4
Các thông tin trên cho phép khảng ñịnh một cách chắc chắn về giá trị kinh
tế của Bời lời ñỏ, nhất là trong y dược, nhưng những tài liệu nghiên cứu ở nước
ngoài về kỹ thuật gây trồng, sản lượng… thì chưa ñược nghiên cứu
1.2. Trong nước
Trước ñây có một số tác giả ñã nghiên cứu, viết tài liệu về cây Bời lời ñỏ
nhưng tập trung vào việc mô tả, phát hiện và giám ñịnh tên loài, nêu giá trị công
dụng của nó ñể sử dụng trong các giáo trình phân loại thực vật, cây rừng, trong
danh mục tài nguyên thực vật…Cụ thể:
- Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội 1967 ñã phát hành sách: “Tên cây rừng
Việt Nam của tác giả Lê Mộng Chân và cộng sự.
- Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội 1971 ñã phát hành sách: “Cây gỗ
rừng miền Bắc Việt nam” tập I của Viện ñiều tra quy hoạch rừng
Cả hai tài liệu nói trên mặc dù ñã nêu lên về mặt phân loại học, mô tả ñặc
ñiểm sinh học của các loài Bời lời nhưng chưa ñề cập ñến những giá trị, công
dụng, kỹ thuật gây trồng ñối với loài Bời lời ñỏ
- Trong tài liệu “Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam” tập II – Nhà xuất bản
khoa học và kỹ thuật Hà Nội, 1971 của tác giả Lê Khả Kế, ngoài việc mô tả cây
còn cho biết thêm một số công dụng của Bời lời ñỏ: “…vỏ có tác dụng làm dịu
ñau, chữa bệnh… quả chứa 45% chất béo dạng sáp gồm hầu hết là Laurin và
Olein dùng làm nến và ñiều chế xà phòng. Gỗ dùng làm giấy, lá làm thức ăn cho
trâu bò…” [12]
- Năm 1967, trong sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của tác
giả Đỗ Tất Lợi có mô tả hình thái và nêu tác dụng của loài cây này một cách
tương ñối tỉ mỉ và ñầy ñủ hơn về giá trị sử dụng: “…tất cả bộ phận của cây,
nhiều nhất là vỏ thân có chứa một chất nhầy (keo) và một ít tinh dầu nên người
ta dùng vào công nghệ keo dán trong kỹ nghệ làm giấy, phụ gia bê tông, làm
hương nén. Vỏ giã nát ñắp lên những nơi sưng, bỏng, vết thương…, vỏ còn dùng
sắc nước uống chữa bệnh ñường ruột, lỵ… Nước ngâm vỏ Bời lời dùng bôi ñầu
5
làm cho tóc mượt. Dầu Bời lời dùng làm sáp chế xà phòng. Gỗ Bời lời dùng làm
giấy, ñóng ñồ gia dụng, làm nhà tạm…” [14]
- Trong sách “Danh mục thực vật Tây nguyên” của Viện khoa học Lâm
nghiệp Việt Nam, xuất bản năm 1984, cũng ñã ñề cập ñến loài Bời lời ñỏ nhưng
cũng mới chỉ dừng lại ở mức ñộ mô tả và giới thiệu
- Trong tạp chí Lâm nghiệp tháng 7 năm 1994 có bài viết về “Trồng Bời
lời nhớt” của Nguyễn Bá Chất. Ở bài viết này, tác giả cũng ñã ñề cập ñến một số
vấn ñề kỹ thuật trồng Bời lời nhưng chỉ dừng lại ở mức ñộ khái quát và mang
tính chất ñịnh tính.
- Trong tài liệu thông tin chuyên ñề “Kỹ thuật trồng Bời lời ñỏ” của kỹ sư
Nguyễn Hiền, Sở khoa học công nghệ và môi trường tỉnh Gia Lai, 1991, ñã giới
thiệu một số nét cơ bản về kỹ thuật gieo ươm và trồng rừng Bời lời ñỏ. Song
những ñặc ñiểm sinh thái học của loài cây này thì hầu như chưa ñược ñề cập tới.
- Năm 1997, trong luận văn Thạc sĩ với ñề tài “Bước ñầu nghiên cứu một
số ñặc ñiểm sinh học của loài Bời lời ñỏ (Litsea glutinosa C.B.Roxb) làm cơ sở
cho công tác trồng rừng tại tỉnh Gia Lai” của tác giả Lê Thị Lý, Trường ñại học
Tây Nguyên ñã xác ñịnh ñược một số ñặc ñiểm sinh học: mô tả thân, cành, lá, rễ,
hoa, mùa và chu kỳ ra hoa, khả năng nẩy mầm, kỹ thuật gieo ươm, dự tính sản
lượng vỏ trên mô hình trồng thuần và trồng xen trong cà phê. Tuy nhiên các dự
tính sản lượng vỏ mới chỉ là tạm tính trên cơ sở giải tích một số cây cụ thể mà
chưa ñưa ra ñược các ước lượng trên cơ sở hàm tương quan về mối quan hệ giữa
sản lượng vỏ với tuổi cây, mật ñộ trồng…
- Trần Văn Con (2001, [
4
]) trong báo cáo khoa học của Viện Khoa học
Lâm nghiệp Việt Nam về ñề tài
Xác ñịnh một số cây trồng chính phục vụ trồng
rừng sản xuất vùng bắc Tây Nguyên, tác giả
ñã ñề xuất trồng Bời lời ñỏ trên các
dạng lập ñịa chính là ñất ñỏ nâu dưới trảng cây bụi, bằng phẳng, tương ñối ẩm và
ñất ñỏ nâu dưới trảng cây bụi, cao nguyên bằng phẳng, khô nóng. Phương thức
trồng: Trồng theo phương thức hỗn giao, nông lâm kết hợp. Tỷ lệ hỗn giao 60%
6
Bời lời và 40% cây ăn quả hoặc Cà phê, với phương pháp hỗn giao theo hàng
hoặc theo ñám. Cự ly hàng cách hàng 3m, cây cách cây 3m.
- Năm 2005, Trung tâm khuyến nông Quốc gia ñã xuất bản sách “Kỹ thuật
canh tác nông lâm kết hợp ở Việt Nam” [2] do các tác giả Nguyễn Ngọc bình và
Phạm Đức Tuấn biên soạn, trong ñó ñã nêu nên các ñặc ñiểm hình thái, phân bố,
sinh thái, sinh lý, lâm sinh, kỹ thuật gieo ươm, ñánh giá hiệu quả kinh tế của một
số mô hình NLKH có sử dụng cây Bời lời ñỏ: Bời lời xen trong vườn cà phê,
trồng cây Đậu ñỗ, Ngô, Sắn xen trong vườn Bời lời. Các kết quả này chỉ là các
số liệu ñiều tra phỏng vấn và tổng kết lại kinh nghiệm của người dân mà chưa
ñưa ra những mô hình dự tính, dự báo về hiệu quả của các hệ thống NLKH trên.
- Năm 2009, Bảo Huy và các cộng sự ñã thực hiện ñề tài nghiên cứu “ước
lượng năng lực hấp thụ CO
2
của Bời lời ñỏ (Litsea glutinosa) trong mô hình
nông lâm kết hợp Bời lời ñỏ – Sắn ở huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai. Trong ñó
nhóm tác giả ñã xây dựng ñược một số hàm tương quan giữa sinh khối của cây
Bời lời ñỏ với tuổi cây (A), biểu sản lượng… Các kết quả này ñã thể hiện tương
ñối ñầy ñủ sinh trưởng của Bời lời ñỏ trên mô hình NLKH Bời lời – Sắn, giá trị
thu nhập của hệ thống…nên các kết quả này hoàn toàn có thể ñược sử dụng làm
tài liệu ñể so sánh, tham khảo trong ñề tài này.
1.3. Thảo luận
Các nghiên cứu trước ñây về cây Bời lời ñỏ phần lớn mới chỉ dừng lại ở
việc mô tả hình thái, sinh thái, giá trị sử dụng, công dụng y dược của loài cây
này còn những nghiên cứu về ñặc ñiểm lâm học, về phương thức trồng, về hiệu
quả và giá trị kinh tế… còn thiếu.
Tài liệu ñề xuất của Trần Văn Con (2001) về việc trồng xen Bời lời ñỏ
trong vườn cà phê với khoảng cách 3m x 3m nhưng cũng mới chỉ là ñề xuất có
tính chất ñịnh tính, còn hiệu quả kinh tế của việc trồng xen này như thế nào thì
cũng chưa ñề cập tới.
7
Nghiên cứu của Bảo Huy về ước lượng năng lực hấp thu CO
2
của Bời lời
ñỏ trên mô hình NLKH ở huyện Mang Yang-Gia Lai ñã mô tả, mô phỏng hóa
khá cụ thể về sinh trưởng, tăng trưởng của Bời lời ñỏ ở mô hình này. Các kết quả
này có một số nội dung trùng với hướng nghiên cứu của ñề tài này nên hoàn toàn
có thể kế thừa số liệu ñể phân tích hiệu quả kinh tế, hiệu quả môi trường của hệ
thống canh tác này.
Như vậy, ñể góp phần vào việc nghiên cứu về cây Bời lời ñỏ, ñề tài này sẽ
ñi sâu vào việc giải quyết các vấn ñề:
- Nghiên cứu sinh trưởng và so sánh sự phát triển của Bời lời ñỏ ñược
trồng với ba phương thức khác nhau: trồng thuần, trồng xen trong Cà phê, trồng
NLKH xen Sắn
- Đánh giá và so sánh hiệu quả kinh tế của các hệ thống canh tác NLKH
Bời lời ñỏ + Sắn; Bời lời ñỏ xen Cà phê và Bời lời ñỏ trồng thuần
- Phân tích chi phí sản xuất Bời lời ñỏ
- Đánh giá ñiểm mạnh, ñiểm yếu của các phương thức trồng Bời lời
- Đề xuất các giải pháp cải tiến kỹ thuật ñể khuyến cáo nhân rộng.
8
Chương 2:
ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi giới hạn về thời gian, nguồn lực và vật lực cũng như theo
yêu cầu của luận văn thạc sỹ, ñề tài nghiên cứu chỉ mong ñợi ñóng góp bước ñầu
trong nghiên cứu các phương thức trồng Bời lời khác nhau, nhằm cung cấp
thông tin, cơ sở cho việc xây dựng quy trình kỹ thuật trồng Bời lời thích hợp tại
ñịa phương. Vì vậy, ñề tài ñược giới hạn trong trong phạm vi và ñối tượng như
sau :
2.1.1 Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu ñánh giá sinh trưởng của Bời lời và hiệu quả kinh tế mang lại
từ việc trồng Bời lời theo 3 phương thức trồng ở các ñịa phương khác
nhau của tỉnh Gia Lai.
-
Đề tài có giới hạn là chưa nghiên cứu phân tích hiệu quả sinh thái môi
trường của các mô hình trồng Bời lời thuần loài, trồng Nông Lâm kết hợp.
2.1.2 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của ñề tài là các mô hình trồng rừng và Nông
lâm kết hợp quy mô hộ gia ñình, trong ñó có lời cây Bời lời ñỏ ñược trồng theo 3
phương thức nhau:
- Trồng Nông lâm kết hợp Bời lời xen Sắn tại huyện Mang Yang, ñịa ñiểm
nghiên cứu xã Lơ Pang, xã Kon Thuop
- Trồng Nông lâm kết hợp Bời lời che bóng cho cà phê ở Tp. Pleiku; ñịa
ñiểm nghiên cứu xã Biển Hồ
- Trồng rừng thuần loại Bời lời ñỏ ở huyện Chư Păh, ñịa ñiểm nghiên cứu
là xã Ia Phí
9
i). Mô hình Nông lâm kết hợp Bời lời xen sắn:
Xuất phát từ các mô
hình trồng Bời lời ñỏ trên ñất
rừng sau nương rẫy ñược tiến
hành từ những năm 1995-1996
với mục ñích là tái tạo lại rừng
có giá trị sau canh tác nương
rẫy của người ñồng bào dân tộc
thiểu số ở xã Lơ Pang của
huyện Mang Yang. Cây Bời lời
ñỏ ñã ñược người dân ở ñây
phát triển mạnh không chỉ
trong vườn nhà mà cả trên nương rẫy. Trong những năm gần ñây, khi cây Sắn trở
nên có giá trị thì việc trồng xen Sắn trong các vườn Bời lời ñã trở nên phổ biến
trong vùng này như là một mô hình NLKH ñiển hình ở ñây. Mô hình này ñã
khắc phục ñược nhược ñiểm của canh tác cây Sắn ñộc canh, vì trồng thuần cây
Sắn thì chỉ qua 3 - 4 năm ñã làm ñất bạc màu và khó có thể canh tác tiếp tục. Với
việc trồng kết hợp cây Bời lời ñã tạo nên việc sử dụng ñất khá bền vững, nông
dân có thể kinh doanh dài ngày và có thu nhập ổn ñịnh. Do ñó việc nghiên cứu
sinh trưởng, hiệu quả của Bời lời ñỏ trong hệ thống NLKH này nhằm ñề xuất hệ
thống biện pháp kỹ thuật gây trồng hợp lý, ñảm bảo ñược cả lợi ích của trồng
Bời lời và Sắn là rất cần thiết.
ii). Mô hình trồng Bời lời ñỏ xen trong vườn Cà phê
Mô hình này ñược trồng năm 2002 sau một cuộc hội thảo khoa học do
Trung tâm Lâm nghiệp nhiệt ñới ñóng chân trên ñịa bàn tỉnh Gia Lai chủ trì. Mô
hình này ñược ñưa ra dựa trên cơ sở nhu cầu cần che bóng 20-30% ánh sáng
trực xạ cho cây Cà phê mà trước ñây là thường sử dụng các cây gỗ như Muồng
ñen, Keo dậu… làm cây che bóng lâu dài cho Cà phê với cự ly trồng là 9x6m,
Hình 2. 1: Mô hình NLKH Bời lời ñỏ xen Sắn
10
tuy nhiên những cây này là
những cây có giá trị phòng hộ
che bóng và chắn gió nhưng giá
trị về mặt kinh tế mang lại thấp,
do ñó cây Bời lời ñược khuyến
cáo ñưa vào thay thế cho những
loài cây trên nhằm mục ñích
che bóng cho cà phê ñồng thời
tạo ra thu nhập từ việc khai thác
loài cây này ñể bán.
Bời lời ñỏ ñược trồng với cự ly 3x3m tương ñương với khoảng cách trồng
Cà phê. Tuy nhiên, từ khi có khuyến cáo ñó ñến nay chưa có những nghiên cứu
tiếp theo về mô hình này. Vì vậy việc nghiên cứu sinh trưởng của Bời lời ñỏ
trong mô hình này ñể tìm ra phương thức trồng, khai thác Bời lời ñỏ một cách
hợp lý, ñể vừa phát huy chức năng che bóng cho Cà phê vừa tạo ra nguồn thu
nhập quan trọng cho người dân.
iii). Rừng trồng Bời lời thuần loại:
Được trồng phổ biến trong
vườn nhà hộ dân ở huyện Chư
Păh, xuất phát từ chương trình
Định canh ñịnh cư. Trên cơ sở là
cây ñược Chi cục Định canh
Định cư cấp cho không, dựa trên
sự ñăng ký nhu cầu của người
dân nên có nhà xin ñược nhiều
thì trồng nhiều, nhà xin ñược ít
thì trồng ít. Do ñó mật ñộ trồng
cũng không thống nhất mà có
Hình 2.2: Bời lời trồng xen trong vườn Cà phê
Hình 2. 3 :Bời lời trồng thuần loài
11
biến ñộng từ 2m x 2m ñến 4m x 4m. Việc nghiên cứu sức sinh trưởng của rừng
Bời lời ñỏ ñược trồng với các mật ñộ khác nhau sẽ cho phép lựa chọn mật ñộ
trồng và tuổi khai thác sao cho hiệu quả nhất. Kết quả nghiên cứu này có thể là
cơ sở cho việc ñề xuất các biện pháp lâm sinh phù hợp ñể trồng rừng Bời lời
thuần loài.
2.1.3 Đặc ñiểm của các cây trồng trong các mô hình nghiên cứu
Cây Bời lời ñỏ
i) Đặc ñiểm sinh thái, kỹ thuật gây trồng:
Bời lời ñỏ hay còn gọi Bời lời nhớt (Litsea glutinosa), ñồng nghĩa:
Sebifera glutiona, Litsea sebifera thuộc họ Laurace, thường gặp ở rừng thứ sinh
hoặc rừng phục hồi sau nương rẫy ở những nơi có ñộ cao từ 1000m trở xuống so
với mặt biển. Bời lời ñỏ thích nghi với những vùng có nhiệt ñộ trung bình hàng
năm 22 - 27
o
C, nhiệt ñộ tối cao trung bình tháng nóng nhất 32 - 34
o
C, nhiệt ñộ
tối thấp trung bình tháng lạnh nhất 10 - 15
o
C. Lượng mưa hàng năm 1500 -
2500mm/năm. Bời lời ñỏ sinh trưởng tốt trên ñất feralit phát triển trên ñá bazan,
thích hợp ñất sét pha, ẩm, thường mọc nơi ñất có tầng dày, nhiều mùn; nơi có ñộ
dốc dưới 25
o
, ñộ sâu tầng ñất trên 50cm, ñộ pH ñất từ 4 -5. Trong tự nhiên, Bời
lời ñỏ mọc chung với một số loài cây lá rộng ưa sáng khác như Giẻ, Trâm, Bình
Linh, Hương, Vạng Re, Trám, Ràng Ràng chứng tỏ Bời lời có thể trồng hỗn
loài với một số loài cây lá rộng ưa sáng khác ñể có thể tận dụng ñược ñộ che
bóng ban ñầu.
Bời lời ñỏ là cây ưa sáng mọc nhanh nhưng là cây ưa ẩm vừa phải và yêu
cầu ánh sáng ở mức trung bình, giai ñoạn nhỏ sinh trưởng trung bình. Bời lời ñỏ
thích hợp các dạng ñịa hình cao nguyên, dạng ñồi và vùng bằng phẳng
Với khả năng tái sinh hạt và chồi mạnh nên Bời lời có thể trồng bằng
nhiều phương pháp: Trồng bằng chồi rễ của cây mẹ; trồng bằng cây con tái sinh
trong rừng; trồng bằng hạt gieo thẳng hoặc trồng bằng cây con gieo ươm trong
bầu. Bời lời ñỏ ñược nhân dân Gia Lai và Kon Tum trồng từ năm 1991. Trồng
12
xung quanh vườn nhà, trên ñất nương rẫy cũ. Bời lời ñỏ ñược trồng khá phổ biến
ở các huyện Mang Yang, Chư Păh, Ia Grai, Chư Prông của tỉnh Gia Lai.
ii) Đặc ñiểm hình thái
Bời lời ñỏ là cây gỗ nhỡ, ñường kính có thể ñạt 40-60cm, chiều cao từ 20-
25m. Thân cây Bời lời có cấu trúc ñơn, thân chính rõ ràng, thẳng, tỉa cành tự
nhiên tốt, chiều cao dưới cành thường bằng 2/3 chiều cao vút ngọn, cành nhỏ
thường hợp với thân một góc 30
0
tạo ra tán lá nhỏ, gọn, cành con có cạnh hoặc
không có cạnh, cành non có lông tơ màu vàng hoặc không có, cành trưởng thành
có hình trụ.
Lá ñơn mọc so le, kích thước lá thay ñổi, thường có hình mác dài 7-20cm,
rộng 3-5cm, ñầu lá nhọn, lá có màu xanh lục ñậm, mặt trên bóng, mặt dưới có
lông tơ thưa màu vàng nhạt, gân lá nổi rõ ở cả 2 mặt, cuống lá dài từ 2-3cm
Hoa tự mọc ở ñầu cành, có 3-6 chùm quả tạo thành tán nhỏ trên một
cuống chung dài từ 1-3cm, cuống của mỗi hoa dài 2-3cm, hoa lưỡng tính màu
vàng nhạt, gốc trục hoa thường có lông màu vàng nhạt.
Vỏ cây Bời lời ñỏ khi non có màu xanh nhạt hoặc xanh sẫm sau chuyển
sang màu nâu hay nâu sẫm, xù xì và hơi nhám, vỏ thường dày từ 1-2cm, vỏ ít có
mùi vị rõ, có chứa nhiều chất nhầy nhớt và dính. Vỏ cây Bời lời ñỏ là bộ phận có
giá trị lớn nhất của cây.
iii) Công dụng, giá trị của cây Bời lời:
Bời lời ñỏ là loại cây ña mục ñích. Vỏ Bời lời chứa tinh dầu thơm, ñược
chiết tinh dầu dùng trong y học, làm hương thơm, nguyên liệu làm keo dán công
nghiệp, sơn. Trước ñây vỏ Bời lời ñược khai thác chủ yếu là ñể làm chất kết dính
trong làm nhang ñể ñốt. Ngày nay vỏ, thân, lá của Bời lời còn ñược trộn vào
nguyên liệu làm ván ép.
Gỗ Bời lời có màu nâu vàng, cứng không mối mọt, có thể sử dụng ñóng
ñồ dùng, làm nguyên liệu giấy hoặc làm gỗ củi. Lá có thể làm thức ăn cho gia
súc (Lê Văn Minh, 1996).
13
Cây Sắn
i) Đặc ñiểm sinh thái, kỹ thuật gây trồng
Cây Sắn hay còn gọi là cây Sắn. Tên khoa học là Manihot esculenta
Crantx. Thuộc họ Thầu dầu Euphorbiaceae. Cây Sắn là cây lương thực lấy củ có
thể sống lâu năm ñược sử dụng rất sớm tại các nước Trung Mỹ như Colombia,
Venezuela vào khoảng 3000 năm trước công nguyên, sau ñó ñược người Bồ Đào
Nha ñưa ñến gây trồng ở châu Phi và sau ñó là châu Á.
Sắn là cây trồng phù hợp với khí hậu nhiệt ñới, tuy nhiên năng suất phụ
thuộc nhiều vào giống, ñộ phì và ñộ ẩm ñất. Sắn có tính chịu hạn cao, là cây ưa
sáng mạnh, thích hợp với vùng có ñộ cao 800m trở xuống, có lượng mưa 750 -
2500mm/năm. Để gây trồng Sắn bền vững thì ñiều quan trọng là phải duy trì
ñược ñộ phì ñất, chú trọng tạo nguồn phân hữu cơ bồi bổ lại cho ñất và tốt nhất
là trồng NLKH với các loài cây lâu năm, cây có tính cải tạo ñược ñất. Người dân
thường trồng Sắn trên nhiều loài ñất khác nhau, có thể trồng toàn diện hoặc kết
hợp với các loài cây khác như Bời lời, Điều, Cao su, Bạch ñàn, Dứa,…
ii) Đặc ñiểm hình thái:
Sắn có hình thân nhỏ, chiều cao khoảng 1,5-3m. Lá ñơn mọc so le, cuống
lá dài, phiến lá xẻ 5-8 thùy sâu chân vịt, rễ ngang phát triển thành củ và tích luỹ
tinh bột, thời gian sinh trưởng 6 ñến 12 tháng, có nơi tới 18 tháng, tùy giống, vụ
trồng, ñịa bàn trồng và mục ñích sử dụng. Bộ phận thu hoạch chính là củ thường
dài 40-60cm, củ chứa nhiều tinh bột dùng ñể ăn, làm nguyên liệu chế biến bột
ngọt.
Hiện tại nước ta có nhiều loại Sắn, thường gặp nhất là các loại sắn sau: i)
Sắn phát: hay còn gọi là Sắn tây, Sắn hồng lai. Cây có màu hơi hồng, ñốt thưa, lá
có màu xanh thẩm, vỏ trong ñỏ, khi luộc lên củ thường rất bở; ii) Sắn dù: hay
còn gọi là Sắn ta, Sắn ñắng, Sắn lùn. Cây có chiều cao thấp, ngọn non màu xanh
nhạt, lá màu xanh lục nhạt, cuống lá ñỏ nhạt. Củ có vỏ ngoài màu nâu thẩm, vỏ
trong trắng, chứa nhiều nước. Loại sắn này thường cho năng suất cao.
14
iii) Công dụng, giá trị cây sắn:
Hiện tại, sắn ñược trồng trên 100 nước của vùng nhiệt ñới, cận nhiệt ñới.
Củ sắn chứa nhiều tinh bột dùng làm nguồn lương thực chính cho khoảng 1/10
dân số thế giới. Theo số liệu của Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp nhiệt ñới
(CIAT) thì hiện tại châu Á ñang trồng khoảng 3,9 triệu ha Sắn, trong ñó trồng
nhiều nhất là các nước Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Nam Trung Quốc và Việt
Nam. Tại nhiều nơi việc gia tăng nhanh diện tích trồng Sắn là do nhu cầu tinh
bột và làm thức ăn gia súc. Ở Việt Nam, Sắn ñược canh tác phổ biến ở hầu hết
các tỉnh trong cả nước. Trong ñó, diện tích Sắn trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ
và Tây Nguyên.
Tại Việt Nam, Sắn là một cây luơng thực quan trọng sau cây lúa, có tính
thích nghi cao, tương ñối dễ trồng, không kén ñất, việc trồng Sắn ñã mang lại
nguồn thu nhập ñáng kể cho nhiều cộng ñồng nông thôn. Trồng Sắn thường cho
năng suất cao, với ñất tốt, khí hậu thuận lợi có thể thu hoạch 30-50 tấn củ
tươi/ha, các giống Sắn mới thường có hàm lượng tinh bột cao hơn, ñạt khoảng
20 - 40% trọng lượng củ. Sắn ñược chế biến (sắn lát, phơi khô hoặc làm bột)
dùng làm lương thực cho người, gia súc, làm bánh, nấu rượu, chế biến ra bột
ngọt,… lá Sắn có thể làm thức ăn cho cá, dâu tằm, thân sắn khô làm củi ñun,…
Cây cà phê
Cà phê là tên một chi thực vật thuộc bộ Gentianales Bộ Long Đởm (danh
pháp khoa học: Gentianales, họ Thiến thảo (Rubiaceae), chi Coffea. Chi Cà phê
bao gồm nhiều loài cây khác nhau, tuy nhiên không phải loài nào cũng chứa
caffein trong hạt, một số loài khác xa với những cây Cà phê ta thường thấy mà
chỉ có hai loài Cà phê có ý nghĩa kinh tế. Loài thứ nhất có tên thông thường
trong tiếng Việt là Cà phê chè (tên khoa học: Coffea arabica), ñại diện cho
khoảng 61% các sản phẩm Cà phê trên thế giới. Loài thứ hai là Cà Phê Vối (tên
khoa học: Coffea canephora hay Coffea robusta), chiếm gần 39% các sản phẩm
Cà phê. Ngoài ra còn có Coffea liberica và Coffea excelsa (ở Việt Nam gọi là Cà
15
Phê Mít) với sản lượng không ñáng kể. Đối tượng mô tả trong ñề tài là Cà phê
vối (Coffea robusta)
i) Đặc ñiểm hình thái
Coffea robusta có dạng cây bụi luôn xanh hoặc cây nhỏ có thể cao lên tới
5m khi chưa ñược tỉa bớt. Tuy nhiên ở các trang trại Cà phê người ta thường
phải cắt tỉa ñể giữ ñược ñộ cao khoảng 2m ñể thuận lợi cho việc thu hoạch. Cây
Cà phê có cành thon dài, lá cuống ngắn, xanh ñậm và bóng loáng, hình oval
thường dài 10-15 cm và rộng 6,0 cm. Rễ Cây cà phê là loại rễ cọc, cắm sâu vào
lòng ñất từ 1 ñến 2,5 m với rất nhiều rễ phụ tỏa ra xung quanh làm nhiệm vụ hút
chất dinh dưỡng nuôi cây. Cây Cà phê vối 3-4 tuổi có thể bắt ñầu thu hoạch với
thời gian thu hoạch hạt kéo dài trong khoảng từ 20 ñến 30 năm. Cà phê vối ưa
sống ở vùng nhiệt ñới, ñộ cao thích hợp ñể trồng cây là dưới 1000m. Nhiệt ñộ ưa
thích của cây khoảng 24-29°C, lượng mưa khoảng trên 1000 mm và có mùa
khô rõ rệt
ii) Công dụng, giá trị của cà phê
Giá trị dinh dưỡng của Cà phê cũng khá phong phú. Theo phân tích, Cà
phê chứa 10 - 14% chất béo, 5 - 8% prôtêin (chất ñạm), 1,2 - 1,8% cafêin,
ñường, muối vô cơ và nhiều loại vitamin. Theo một nghiên cứu ñược công bố
vào tháng 8 năm 2005 của nhà hoá học Mỹ Joe Vinson thuộc Đại học Scranton
thì Cà phê là một nguồn quan trọng cung cấp các chất chống ôxi hóa
(antioxidant) cho cơ thể, vai trò mà trước ñây người ta chỉ thấy ở hoa quả và rau
xanh.
Tác dụng lớn nhất của Cà phê là làm tinh thần phấn chấn, tỉnh táo. Khi
mỏi mệt uống một ly cá phê sẽ hưng phấn tinh thần, uống sau khi ăn sẽ trợ giúp
cho tiêu hoá, mùa hè nóng bức uống một ly Cà phê lạnh cũng có tác dụng giải
khát, phòng cảm nắng. Nhưng nếu uống quá nhiều Cà phê sẽ có ảnh hưởng xấu.
Hiện nay, cây cà phê ñược trồng tại hơn 50 quốc gia trên thế giới, trong
ñó có một số nước xuất khẩu Cà phê lớn như Việt nam, Brazil, Cote Đi Voa…