Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.19 KB, 30 trang )

KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH
I. Khái niệm
Thuyết trình là quá trình truyền đạt những thong điệp đã
được xác định trước một cách có hệ thống cho một nhóm
người nghe…
Trong từ điển cụm từ “thuyết trình” có rất nhiều nghĩa
nhưng chúng ta hiểu từ “thuyết trình” theo nghĩa xuất phát từ
“trình bày” có nghĩa là “đưa cho ai đó một cái gì đó - nói điều
gì đó với ai đó” hoặc giao tiếp với ai đó. “Thuyết trình” là một
hình thức của giao tiếp và có thể được nhận thấy ở dưới nhiều
hình thức khác nhau.
Thuyết trình là một công cụ giao tiếp hữu hiệu được đề cập
đầu tiên trên giấy cói của Ai Cập cách đây khoảng 4500 năm.
Đặc biệt, vào thế kỷ thứ 3 TCN, thuyết trình đã được Aristotle
(384-322) mô tả chi tiết về cách nói và thuyết phục có hiệu
quả trong quyển sách “Thuật hùng biện”. Từ đây, Aristotle
cho rằng thuyết trình là một nghệ thuật. Theo ông, có 3 yếu tố
mà nhà thuyết trình có thể sử dụng: ethos (sự chuẩn xác),
pathos (truyền cảm, có sức lay động) và logos (hợp lý). Theo
dòng phát triển kinh tế văn hóa xã hội, những nhận định của
Aristotle vẫn trường tồn với thời gian.
Thuyết trình thuyết phục đã đem đến thành công cho rất nhiều
chính trị gia, trong đó phải kể đến Phidel Castro, Hitler,
Luther King và gần đây B.Obama. Không dừng lại đó, thuyết
trình còn thể hiện sức mạnh, hiệu quả của nó từ trong cuộc
sống bình dị, đến trường học, đến môi trường cạnh tranh khốc
liệt như kinh doanh. Nhìn chung, dù ở môi trường nào thì
thuyết trình vẫn là công cụ giao tiếp hiệu quả giúp mỗi người
truyền tải thông điệp và tạo dựng sự tin tưởng ở người khác.
Ở đây, tôi xin giới thiệu định nghĩa về thuyết trình của
1


PGS.TS Dương Thị Liễu (Trường đại học kinh tế quốc dân)
như sau:
Thuyết trình là trình bày bằng lời trước nhiều người về một
vấn đề nào đó nhằm cung cấp thông tin hoặc thuyết phục, gây
ảnh hưởng đến người khác.
Kỹ năng thuyết trình là một trong những kỹ năng
mềm quan trọng, một bài thuyết trình hoàn hảo có thể mang
lại thành công vượt xa những gì chúng ta mọng đợi. Dù bạn là
ai, làm gì, thì bạn cũng sẽ phải thuyết trình (trình bày) một vấn
đề nào đó trước người khác (có thể là một người, một nhóm
người, hoặc rất nhiều người). Để có kết quả tốt thì bạn cần
phải trải qua giai đoạn chuẩn bị, xây dựng cấu trúc bài thuyết
trình, cảm giác lo lắng hồi hộp trước khi thuyết trình. Nhiều
người nghĩ rằng, thuyết trình luôn là thử thách, khó khăn, trên
thực tế, thuyết trình không khó, nếu bạn biết cách.
Có một số người nhầm tưởng rằng khả năng nói chuyện hấp
dẫn, lôi cuốn trước nhiều người là thiên bẩm, không ai tập
được nên họ không cố thử sức mình. Trừ một số ít người có
khả năng trời phú trong diễn thuyết dụ như Martin Luther
King, phần lớn còn lại đều nỗ lực học tập, trau dồi mới có
thành công trong thuyết trình. Như vậy, bất kỳ ai cũng có thể
trở nên ăn nói lưu loát, tự tin nếu được giáo dục và rèn luyện.
Vì thế, giáo dục kỹ năng thuyết trình cho sinh viên là điều làm
được và cần làm.
Phần lớn sinh viên khi thuyết trình đều học thuộc lòng và đọc
lại, chưa diễn đạt trôi chảy, tự nhiên, chưa quản lý được ngôn
ngữ, phi ngôn ngữ của bản thân, đặc biệt chưa điều khiển được
cảm xúc nên không quan sát, theo dõi được người nghe. Do
vậy, buổi thuyết trình trở nên nhàm chán, không sôi nổi. Nếu
được học thuyết trình bài bản, sinh viên sẽ có một công cụ

giao tiếp đắc lực trong việc trình bày những ý tưởng, cảm xúc
2
của mình cũng như nội dung về một vấn đề nào đó rõ ràng,
mạch lạc và thuyết phục.
Ngày nay, các nhà tuyển dụng, các nhà quản lý luôn tìm kiếm
các ứng viên không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn có kỹ
năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình tốt. Thuyết trình lưu loát,
tự tin là cơ hội để sinh viên thể hiện, khẳng định giá trị, năng
lực bản thân và có nhiều cơ hội để thăng tiến trong nghề
nghiệp. Có khả năng thuyết trình chuyên nghiệp là chìa khóa
giúp sinh viên tự tin, bản lĩnh đối diện với nhiều lĩnh vực, tự
tin giao tiếp với nhiều người khác nhau trong công việc và
trong cuộc sống.
II.Vai trò của thuyết trình: Có 2 vai trò:
-Trình bày: đưa ra vấn đề( 1 nhận định, 1 quan điểm,
chiến lược phát triển, lĩnh vực chuyên môn)
-Thuyết phục: hướng ngươi nghe theo những mục đích
của mình
III. Chuẩn bị thuyết trình
Trong cuộc sống, chúng ta cần lưu ý một vấn đề, đó là:
Không chuẩn bị là chuẩn bị cho thất bại. Để thuyết trình
thành công, chúng ta luôn phải giải quyết rất nhiều tình huống
phát sinh một cách linh hoạt. Do đó, công tác chuẩn bị càng
trở nên quan trọng. Chuẩn bị càng kỹ, tỉ lệ rủi ro càng nhỏ và
cơ hội thành công của ta càng lớn. Để chuẩn bị cho buổi
thuyết trình, ta có nhiều việc phải làm, tập trung vào 5 mục
chính như sau:
1. Đánh giá đúng bản thân .
Xác định các ưu điểm của mình và tập trung phát huy tối đa
Tự tìm hiểu xem bản thân đã nắm vững nội dung, có đủ tư liệu

để trình bày không.
Con người, cương vị, có dễ được người nghe chấp nhận hay
không
Mình có phù hợp với đề tài đó hay không
3
Hãy đặt những câu hỏi cho chính mình để tìm hiểu: Ta
muốn gì? Mong đạt được gì? Quan hệ của ta với thính giả ra
sao? Có thể ảnh hưởng tới thính giả như thế nào?… Từ đó, ta
có thể xác định phương pháp tiếp cận hiệu quả nhất cho bài
thuyết trình.
2. Tìm hiểu người nghe
Người nghe là trung tâm hướng đến của buổi thuyết
trình. Vì thế, thu thập và đánh giá thông tin về người
nghe là việc làm không thể thiếu. Khi thuyết trình,
chúng ta nên tìm hiểu người nghe là ai? (về độ tuổi,
giới tính, nghề nghiệp, tôn giáo, nền tảng văn hóa,
chủng tộc,…); người nghe biết gì và có mong muốn gì
từ bài thuyết trình này? động cơ nào thúc đẩy người
nghe đến đây? số lượng người nghe?… Ở đây, xin
phân tích điển hình một vài thông tin thuộc về người
nghe như sau:
- Số lượng người nghe tham dự: Số lượng người nghe
chi phối cách bố trí không gian ngồi, việc sử dụng các
phương tiện máy móc thiết bị, việc lựa chọn các hoạt
động trong buổi thuyết trình,…Điều này dễ dẫn đến sự
“nhiễu” trong quá trình truyền tin cũng bầu không khí
tâm lý của buổi thuyết trình. Quy mô người nghe ít
nhất là dưới 15 người. Số lượng này sẽ thuận lợi hơn
cho người mới thuyết trình lần đầu. Với quy mô này
chúng ta dễ dàng tạo được sự gần gũi, thân mật với

người nghe thông qua việc giao tiếp bằng mắt với từng
người. Đồng thời, người nói dễ dàng hơn trong việc
điều khiển và theo dõi những phản hồi từ phía người
nghe. Người nói có nhiều thời gian hơn để trao đổi,
chia sẽ và lắng nghe ý kiến, suy nghĩ của người nghe.
Ngược lại, số lượng người nghe nhiều hơn 15 người,
chúng ta cần lưu ý việc sắp xếp không gian sao cho
không bị loãng, không tạo ra khoảng cách với người
4
nghe. Khi trình bày trước số lượng như vậy chúng ta
nên trình bày chậm, mạch lạc, cô đọng, nhấn mạnh và
nhắc lại nhiều lần về những ý chính. Chúng ta không
thể quan sát đầy đủ người nghe, do vậy nên trình bày
vấn đề khái quát và chỉ đi sâu vào chi tiết nếu được
yêu cầu.
- Giới tính là một vấn đề khá nhạy cảm. Vài năm gần
đây, vấn đề bình đẳng giới đang được xã hội quan tâm
và cố gắng thực hiện. Do vậy, những suy nghĩ cứng
nhắc, hẹp hòi, chủ quan của người nói có liên quan đến
giới có thể gặp phải sự phản hồi gay gắt, mạnh mẽ từ
phía người nghe. Vậy nên, khi đưa ra những giả định
hay kết luận trong thuyết trình có liên quan đến giới
chúng ta nên thận trọng, cân nhắc.
Nguồn cung cấp thông tin về người nghe lấy từ đâu?
Nguồn chủ yếu mà chúng ta có được từ những người tổ
chức thuyết trình. Chúng ta có thể đề nghị họ cho một
bản danh sách chi tiết về người nghe. Đối với sinh
viên, hầu hết các bạn chưa quan tâm đến nhu cầu,
nguyện vọng hay những đặc điểm cơ bản về các bạn
cùng lớp nên thuyết trình thường mang chủ quan, đối

phó và trình bày theo điều mình có hơn là điều người
khác cần nghe.
Tìm hiểu người nghe là một quá trình diễn ra liên tục
trước, trong và sau khi thuyết trình. Người nói không chỉ
tìm hiểu người nghe từ một bảng danh sách cứng nhắc,
mà chúng ta có thể đến sớm trong buổi thuyết trình để
giao lưu với họ, không dừng lại đó người nói vẫn tiếp tục
tìm hiểu người nghe ngay trong lúc thuyết trình để có sự
điều chỉnh kịp thời, phù hợp. Sau thuyết trình chúng ta có
thể đặt ra các câu hỏi để biết người nghe hài lòng về điều
gì và chưa hài lòng điều gì trong buổi thuyết trình.
5
3.Xây dựng nội dung bài thuyết trình
1.1 Xác định chủ đề
Việc chọn chủ đề có ảnh hưởng nhiều nhất đến sự
thành công của bài thuyết trình. Không nên đề cập quá
nhiều vấn đề trong trong một bài thuyết trình, đây là
một sai lầm thường gặp của người nói. Chúng ta nên
tập trung đi sâu vào vấn đề trọng yếu. Có nhiều yếu tố
chi phối trong việc lựa chọn chủ đề thuyết trình.
Chúng ta sẽ trở nên tự tin, trình bày lưu loát, thoải mái,
lôi cuốn khi chúng ta biết mình đang nói điều gì, nếu
không sẽ rơi vào tình huống người mù lại dẫn đường
cho người mù, loay hoay mãi trong chính chủ đề đã
chọn. Do vậy, trước hết chúng ta cần làm là lượng giá
vốn hiểu biết, chuyên môn, kinh nghiệm, cương vị,…
của mình có đảm nhận hiệu quả vấn đề thuyết trình hay
không. Ưu tiên kế tiếp là chúng ta có hứng thú, quan
tâm đến điều sẽ nói hay không. Lòng nhiệt tình, sự say
mê sẽ là một chất men giúp người nói truyền tải nội

dung đầy cảm hứng và có sức tác động mạnh mẽ đến
người nghe. Đối với sinh viên nói riêng, việc tìm hiểu
thêm về một vấn đề mới mẻ nào đó còn là một lý do
khiến họ quyết định chọn vấn đề thuyết trình. Dù bất
cứ điều gì thôi thúc, chúng ta cũng không thể quên
rằng giá trị cao nhất sau khi thuyết trình ở chỗ người
nghe còn đọng lại những gì, có mong muốn làm gì hay
thay đổi gì ở bản thân, cho những người xung quanh
cũng như môi trường sống của chúng ta.
1.2 Thu Thập thông tin
Kết quả bài thuyết trình phụ thuộc khá nhiều vào công
việc tìm kiếm và sắp xếp thông tin. Nguồn thông tin
chính là phần “da thịt” làm cho bộ khung cấu trúc
thuyết trình trở nên đầy đặn và hoàn thiện. Trong thời
đại khoa học công nghệ như hiện nay, việc tìm kiếm
6
thông tin trở nên dễ dàng và nhanh chóng. Thư viện là
nơi chúng ta nghĩ đầu tiên khi thu thập dữ liệu. Các
nguồn sách, báo, tạp chí, luận văn, luận án, băng video,
… ở các lĩnh vực rất phong phú, đa dạng, đặc biệt có
tính khoa học cao. Chúng ta không chỉ dựa vào tài liệu
cũ, nên tận dụng các nguồn thông tin luôn được cập
nhật từ mạng thông tin khổng lồ như Internet để bài
thuyết trình có được thông tin mới. Một vài điều lưu ý
trong việc thu thập thông tin:
- Bắt đầu tìm kiếm tài liệu thuyết trình bằng cách chọn
và xem một quyển sách điển hình có liên quan đến chủ
đề bài thuyết trình và tra phần phụ lục tham khảo tài
liệu. Nếu chủ đề thuyết trình thuộc về một lĩnh vực nào
đó mà có tạp chí chuyên ngành thì chúng ta rà soát lại

các bài đã đăng trong từng tháng.
- Khi thu thập thông tin chúng ta nên đánh giá tính
chính xác, tin cậy về nguồn mà mình dự định sử dụng,
chẳng hạn như các tài liệu từ mạng Internet rất nhiều
nhưng khó để kiểm định tính khoa học, độ tin cậy. Vì
thế, khi sử dụng hết sức cân nhắc.
- Thông tin thu được nên lưu trữ trên máy vi tính hoặc
viết ra giấy để đảm bảo chúng ta sẽ không quên địa chỉ
hay tên tài liệu,… bởi lẽ một mẩu bút chì hơn một trí
nhớ tốt.
- Trong quá trình thu thập, chúng ta nên sắp xếp mức
độ cần thiết, quan trọng của từng tài liệu với chủ đề
thuyết trình một cách hệ thống. Thậm chí, chúng ta nên
ghi nhớ những nội dung chính, quan trọng trong từng
tài liệu mà nó có thể phục vụ cho các ý trong bộ khung
bài thuyết trình đã phác thảo. Điều đó giúp chúng ta
không làm tài liệu trở nên lộn xộn và bớt thời gian sắp
xếp.
3.3 Chuẩn bị nội dung bài thuyết trình
7
Thông thường khi thuyết trình, điều hiển nhiên là ta phải biết
mục đích của bài thuyết trình là gì, mục tiêu cụ thể sau khi
thuyết trình cần đạt được những gì. Tuy nhiên, đôi khi chúng
ta coi nhẹ những điều quá hiển nhiên đó, thành ra sau khi kết
thúc thuyết trình thính giả vẫn không hiểu rõ ràng chúng ta
muốn gì, họ được yêu cầu làm gì, tại sao lại như thế v.v
Những điều càng cơ bản, ta lại càng phải xác định rõ ràng, kỹ
càng và không được phép chủ quan. Một bài thuyết trình được
coi là tốt nếu đạt được các mục tiêu cơ bản sau:
- Không làm mất thời gian của người nghe.

- Cấu trúc bài thuyết trình tốt.
- Thực hiện bài thuyết trình lôi cuốn và hấp dẫn.
- Nhấn mạnh được những điểm quan trọng.
- Tạo lập được mối quan hệ thân thiện với người nghe.
a. Mục đích tổng quát
Khi đã có chủ đề rồi, ta cần phải xác định rất rõ ràng ta
muốn gì:
- Mục đích cung cấp thông tin cho thính giả?
- Mục đích thuyết phục thính giả thực hiện điều gì?
- Hay chỉ đơn thuần là giải trí?
Thông thường khi xác định rõ mục đích, ta sẽ biết mình
phải làm gì, tập trung nói vào đâu, phương pháp nào là phù
hợp.
b. Mục tiêu cụ thể
Dựa trên mục đích, các thông tin phân tích và nhu cầu
của mình, diễn giả thiết lập mục tiêu cụ thể cho bài thuyết
trình. Mục tiêu cụ thể của bài thuyết trình phải đảm bảo những
yêu cầu sau:
- Cụ thể, rõ ràng.
- Có thể lượng hoá hoặc kiểm tra được.
- Có thể đạt được.
- Hướng đến kết quả.
8
- Thời gian thực hiện.
3.4 Soạn thảo nội dung:
• Vận dụng quy tắc ABC:


Accuracy (chính xác)
Thông tin truyền đạt phải chính xác là nguyên tắc tối quan

trọng để đảm bảo cho giao tiếp thànhcông.Thực tế đã chứng m
inh rằng: Thông điđệp càng chính xác thì giao tiếp càng hi
ệu
quả.“Chính xác” ở đây bao hàm cả việc dùng từ ngữ, nêu sự ki
ện chính xác, nêu con số chính xác và chính xác cả về khả
năng thực hiện
lời cam kết của mình.
Brevity (ngắn gọn):
Thông tin được truyền đạt phải ngắn gọn, có giá trịTránh truy
ền những thông điệp dài dòng, rườm rà, vòng vo, với nh
iều thông tin thừa,
không cần thiết.
“Thông tin quá nhiều cũng nguy hiểm như quá ít vậy.
Hãy nói cho mọi người những gì họ cần biết, nhưng đ
ừng bao giờ
để họ bị chìm ngập trong quá nhiều thông tin”
(Theo C.Northcote Parkinson và Nigel Rowe
“Giao tiếp” (1979)
Vì vậy, khi giao tiếp bạn cần cân nhắc, chọn lọc thật kỹ lư
ỡng để có được những thông tin vừa đủ mà bạn muốn truy
ền đạt
Clarity (rõ ràng):
Thông tin cần truyền đạt một cách rõ ràng, chuẩn xác, tránh
dùng những từ ngữ (hoặc những cách mã hoá khác) mập mờ,
có thể hiểu hai, ba cách khác nhau.Thông tin truyền đạt càng r
9
õ ràng, dễ hiểu thì càng giảm thiểu được những rủi ro tron
g giao tiếp, hiệu
quả giao tiếp càng cao.
• Sắp xếp logic nội dung

Để có một buổi thuyết trình thành công, ngoài các yếu tố như :
trang phục, giọng nói, slide trình chiếu…thì nội dung bài nói
của bạn vẫn là điều cốt lõi nhất. Nếu bạn ăn mặc đẹp, có sự
thu hút nhất định mà những điều bạn trình bày không có lượng
chất xám cần thiết, không được sắp xếp một cách khoa học thì
bài thuyết trình ấy chỉ là một con số 0 tròn trĩnh đối với người
theo dõi. Nói cách khác, nội dung là “khung xương” trong bài
thuyết trình của bạn. Sắp xếp khung xương ấy sao cho khoa
học và logic cũng là một phần quan trọng trong kỹ năng thuyết
trình
Với dàn ý mà bạn đã xây dựng được thì phần thân bài khổng
lồ cũng đã được bạn nắm chắc 60% trong tay. Phần còn lại là
việc bạn phải liên kết những ý lớn đó với nhau để tạo sự mạch
lạc cho bài thuyết trình.
Có những cách sắp xếp cơ bản cho phần thân bài mà bạn có
thể lựa chọn :
a. Sắp xếp theo trình tự thời gian.
b. Từ đơn giản đến phức tạp.
c. Vấn đề đến cách giải quyết.
d. Nguyên nhân và hậu quả.
Bám sát vào chủ đề bạn đang hướng tới, bạn sẽ chọn được
cách phân chia phù hợp
4.Sử dụng các công cụ hỗ trợ
1. Nguyên tắc sử dụng các phương tiện hỗ trợ trong
thuyết trình
- Đảm bảo tất cả thính giả đều nhìn thấy được.
- Thông tin viết không mâu thuẫn với thông tin nói.
10
- Thu hút thính giả bằng cách sử dụng màu sắc: cần chú ý
rằng việc trang trí này nhằm hỗ trợ chứ không được làm sao

lãng các thông tin.
- Thông tin trình bày trên các phương tiện hỗ trợ phải rõ
nghĩa, chính xác, cô đọng và trình bày đẹp.
- Cần phải nhấn mạnh được các điểm chính.
- Phải có tiêu đề cho từng phần.
2. Một số phương tiện hỗ trợ và cách sử dụng
 Bảng trắng:
- Kiểm tra đúng loại bút viết bảng và bút phải có mực.
- Đậy nắp sau khi sử dụng.
- Có khăn lau bảng tránh dùng giấy để lau.
- Chữ viết rõ ràng và đủ lớn để mọi người có thể nhìn
thấy…
 Bảng giấy
- Sử dụng bút nhiều màu và bút phải có mực.
- Đậy nắp sau khi sử dụng.
- Đủ số lượng giấy và bút.
- Tiêu đề nên viết chữ in hoa.
- Chữ viết rõ ràng và đủ lớn để mọi người có thể nhìn
được.
 Thẻ màu
- Chọn màu bút thích hợp với màu giấy.
- Không viết quá sát lên mép trên.
- Viết theo chiều ngang của thẻ.
- Chọn màu phù hợp với từng mục tiêu.
- Viết ý chính của nội dung cần trình bày.
 Trang chiếu (slides) và máy chiếu (LCD Projector)
Thiết kế trang chiếu
Trang chiếu được thiết kế trong phần mềm Powerpoint.
Khi thiết kế trang chiếu cần tuân theo các nguyên tắc sau:
11

- Nội dung giới hạn không quá 6.
- Một nội dung không quá 2 dòng (không quá nhiều chữ).
- Điều chỉnh cỡ chữ phù hợp với không gian và số lượng
người nghe.
- Ngôn từ nhất quán.
- Gam màu và hình ảnh thích hợp (không sử dụng gam
màu nóng).
- Trang chiếu cân đối.
Một số lưu ý khi sử dụng máy chiếu (LCD projector)
- Tìm hiểu cách sử dụng, kiểm tra máy và các công cụ
phụ trợ (nếu có) trước khi thuyết trình.
- Kiểm tra kết nối điện và đầu dây nối với máy tính.
- Điều chỉnh độ nét của trang chiếu và kích thước của
trang chiếu cho phù hợp với màn hình (focus và zoom).
- Sử dụng chuột từ để điều khiển trang chiếu từ xa.
- Không đi qua trước ống kính máy chiếu.
- Lưu ý tắt và bật máy khi gián đoạn giữa 2 lần thuyết
trình dài.
5.Thuyết trình thử
5.1 Chuẩn bị về mặt ngôn ngữ
Theo tiến sỹ Robinson trong cuốn “The Mind in the Marking”
thì: “Nỗi sợ hãi bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết và sự không
chắc chắn”. Nói khác đi, sự sợ hãi là kết quả của sự thiếu tự
tin. Ngay cả những nhà diễn thuyết xuất sắc trong ngày đầu
khởi nghiệp cũng rất sợ hãi, căng thẳng như Mark Twain chia
sẻ: Lần đầu đứng thuyết trình, ông cảm thấy có đầy bông trong
miệng, còn tim thì đập như đang chạy trong cuộc đua giành
ngôi quán quân vậy. Sự tập luyện sẽ giúp chúng ta xóa đi sự lo
lắng, tăng thêm niềm tin và lòng dũng cảm. Nhưng luyện tập
thế nào để mang lại hiệu quả?

12
-Chuẩn bị về mặt ngôn ngữ
Rèn luyện giọng nói: Trong nghệ thuật diễn thuyết giọng nói
đóng vai trò hết sức quan trọng Để luyện giọng bạn có thể
ngậm miệng, ngân nga từ giọng thật trầm đến giọng thật
bổng.Ngoài ra tập cách nhấn giọng cho dung, cách dung ngữ
điệu, uốn giọng cho phù hợp với ý nghĩa của câu nói.
Ngoài ra nên đọc lại toàn bộ nội dung thuyết trình cho đến khi
nắm vững mới thôi tránh tình trạng vấp trong khi thuyết trình.
Tập làm sao để nói to, rõ ràng, thong thả, không quá
nhánh, quá chậm, có điểm nhấn, điểm dừng nói thu hút được
người nghe luôn tập trung về phía mình
-Chuẩn bị về mặt phi ngôn ngữ
Bên cạnh chuẩn bị ngôn ngữ cho tốt, các mặt như cử chỉ, ánh
mắt, tư thế, trang phục cũng quan trọng không kém.Có thể
luyện tập trước gương hoặc trước các bạn trong nhóm , đây là
cơ hội để chỉnh sửa các động tác khi thuyết trình, đón nhận
những lời góp ý bổ ích từ phá người nghe thử. Quá trình tập
luyện sẽ giúp ta biến những động tác, cử chỉ, phong thái thành
thói quen.
IV.cách tiến hành thuyết trình
Chúng ta đều biết để có một bài thuyết trình hoàn hảo và đạt
hiệu quả thì phải tiến hành ba phần sau
phần mở đầu
phần khai triển
phần kết
_chào hỏi:lời chào hỏi là không thể thiếu trong bài thuyết trình
_giới thiệu một cách khái quát về nội dung
_chỉ ra nội dung chính được đề cập đến
_nói rõ thời gian thuyết trình

Cách thức mở đầu để có một bài thuyết trình hấp dẫn
13
• Dẫn nhập trực tiếp
Bạn nhắc lại tên đề tài nói rõ mục đích và những vẫn đề chính
của bài nói chuyện
Ví dụ :kính thưa các quý vị đề tài của chúng tôi hôm nay là –
phương pháp chiêt khấu thương phiếu tôi sẽ trình bày bốn điển
chính như sau
• dẫn nhập theo lỗi tương phản
Bài diễn thuyết bắt đầu bằng việc nhấn mạnh sự mâu thuấn ,để
gây chú ý ,
Ví dụ:thưa các đồng chí tình hình hiện nay của chúng ta cực
kỳ mâu thuẫn
• dẫn nhập từ từ theo lỗi kể chuyển
Hầu hết mọi người chỉ diễn thuyết một vài lần trong đời nhưng
chúng ta lại kể chuyện hằng ngày. Kể ra một câu chuyện nào
đó có thể là cách thoải mái và tự nhiên để tạo đà cho phần còn
lại của bài diễn văn.
• dẫn nhập bằng cách đặt câu hỏi
Tạo sự chú ý
• dẫn nhập bằng cách trích dẫn
Ví dụ như nói về vai trò của giáo dục ,bạn có thể trích dẫn lời
của Bác Hồ “vì lợi ích của mười năn trồng cây ,vì lời ích trăm
năm trồng người”
• dẫn nhập bằng cách gây sốc
Gây sự chú ý và và lôi kéo được khán giả
3.2 phần khai triển
a.Ngôn ngữ nói
Thuyết trình một cách tự nhiên, như đang trò chuyện với khán
giả. Tránh nói một cách đều đều như trả bài, cũng không nên

chỉ nhìn và đọc lại bài thuyết trình đã chuẩn bị sẵn.
14
- Sự nhiệt tình: chứng tỏ quan điểm rõ ràng và tích cực, niềm
yêu thích về chủ đề bạn đang nói thông qua giọng nói và các
biểu cảm trên nét mặt. Nét mặt tươi vui, đừng quên nhữngnụ
cười sẽ là vũ khí giúp bạn tự tin hơn và lấy thiện cảm với
người nghe
- Sự rõ ràng: giọng điệu của bạn cần rõ, chậm, đủ nghe, tránh
nói lắp bắp và lòng vòng, lan man chỉ một vấn đề
Trình bày ngôn từ thật đơn giản, dễ hiểu để tránh việc người
nghe hiểu nhầm và sẽ gây khó khăn cho bạn lúc đặt và trả lời
câu hỏi. Sử dụng thành thạo phương tiện hỗ trợ để giúp người
nghe hiểu hơn.
b.ngôn ngữ cơ thể
- Giao tiếp bằng mắt (eye contact): phải duy trì sự giao tiếp
bằng mắt với khán giả để tăng sự tin cậy, tăng sự thích thú, tập
trung nơi khán giả, và bạn cũng có thể nhận ra được sự phản
hồi ngầm từ khán giả đối với bài thuyết trình của mình. Nếu số
lượng khán giả đông, hãy nhìn lướt một lượt, còn nếu bạn
không thấy thoải mái khi nhìn thẳng vào mắt thính giả thì hãy
nhìn vào vị trí khác trên khuôn mặt, có thể là mũi .
- Nét mặt: giữ nét mặt thân thiện , cởi mở . Kể cả khi bạn căng
thẳng, nhờ nụ cười đó mà khán giả cũng sẽ đánh giá cao thái
độ tích cực của bạn, và bạn sẽ cảm thấy thư giãn hơn. Đừng để
quá nghiêm nghị hay cứng nhắc từ đầu đến cuối.
- Điệu bộ: giữ điệu bộ của bạn một cách tự nhiên, tránh những
cử chỉ lặp lại. Dùng cử chỉ của bạn: như tay để nhấn mạnh các
điểm chính và thu hút sự chú ý nơi khán giả
- Cách đi đứng: một dáng điệu và sự di chuyển tốt sẽ truyền tải
được sự tự tin, chuyên nghiệp, và đáng tin cậy ở chính bạn.

Ko nên di chuyển quá nhanh hoặc quá chậm gây phản cảm
cho người nghe. Cần chú ý khi đi lên bậc thuyết trình vì không
có gì làm cho sự tin cậy của thính giả đối với bạn giảm đi
bằng những việc đại loại như vấp té trên đường bước lên trước
người nghe
c. Phương tiện trợ giúp (visual aid):
15
Sử dụng các thiết bị hỗ trợ một cách bài bản, chính xác.
Thường là powerpoint, tranh ảnh, đồ thị…Các phương tiện
nhìn nên:
- Đủ lớn để khán giả có thể thấy rõ.
- Được đặt tại vị trí dễ nhìn, không đứng che tầm nhìn khán
giả.
- Đơn giản và dễ hiểu: Các câu thể hiện trên màn hình cần đơn
giản, ngắn gọn và nêu ra ý chính mà thôi. Mục đích của các
câu này là để giúp người thuyết trình dễ dàng theo sát được
nội dung theo cách logic nhất, đồng thời giúp người nghe tiện
theo dõi và tránh được sự rườm rà. Mỗi trang thuyết trình
(slide) cần từ 3 đến 5 câu là hợp lý.
d. Giao lưu khán giả :
- Thỉnh thoảng hỏi xem sự nắm bắt của khán giả tới đâu .
Bác Hồ đã có câu nói nổi tiếng: ”Tôi nói đồng bào nghe rõ
không?” rất hiệu quả.
- Đặt câu hỏi liên quan đến nội dung cần nói, để khán giả
được suy nghĩ trước, và họ sẽ cảm thấy liên quan hơn và dễ
tiếp thu hơn. Khi đó người thuyết trình phải phản ứng nhanh,
làm sao vẫn dẫn câu chuyện theo ý ban đầu của mình, đừng để
bị câu trả lời của khán giả làm lạc đường.
e. Giải quyết câu hỏi:
- Nêu rõ cho khán giả biết thời điểm đặt câu hỏi (sau mỗi

đoạn nói, sau khi kết thúc, hay bất cứ lúc nào) phù hợp với
buổi thuyết trình hôm đó. Cũng có thể giới hạn số câu hỏi và
yêu cầu từng người hỏi một.
- Đối với các câu hỏi cố tình dồn bạn vào chân tường, hãy
mỉm cười và bình tĩnh tìm một câu trả lời tích cực.
Nếu bạn không biết câu trả lời, có thể nói “ Hiện tôi chưa có
câu trả lời, bạn có thể để lại danh thiếp, và tôi chắc chắn sẽ gửi
câu trả lời cho bạn sau “ Tuy nhiên , chỉ làm điều này 1 đến 2
lần thôi.
Nếu bạn biết một người trong khán giả có thể giúp bạn trả lời,
hãy giới thiệu người đó.
16
f. Tâm thế khi thuyết trình :
Tự chủ, không lo lắng, hăng hái, nhiệt tình là cần thiết khi bạn
muốn truyền đạt lại cho người khác. Điều này có được khi bạn
có sự chuẩn bị tốt ( nội dung, thiết bị, luyện tập,… )
g.kiểm soát thời gian
phải căn cho bài thuyết trình của mình đủ thời gian mà vẫn
đáp ứng được lượng thông tin truyền đạt đến người nghe
Kết thúc bài thuyết trình:
- Đưa ra thách đố hay lời kêu gọi cho thính giả: Cách kết thúc
này rất có tác dụng ở những bài thuyết trình mang tính thuyết
phục người nghe
- Tóm tắt những ý chính: Một bản tóm tắt sẽ đặc biệt thích hợp
cho những bài nói dài, chia làm những luận điểm cụ thể
- Cung cấp những trích dẫn thích hợp.
- Minh họa để tiêu biểu hoá các ý.
- Đưa ra những lí do để chấp nhận và thực hiện các đề nghị
được ủng hộ
-khơi gởi ý tưởng

_giải đáp thắc mắc:có thắc mắc nào cùa người nge thì chỉ rõ ra
cho họ hiểu
V.Cách thức kết thúc
• Tôi xin dừng bài nói bài nói hôm nay tại đây
• Tôi vừa nói về
• Trên đây là tất cả bài nội dung hôm nay
• Chúng ta vừa bàn tới tóm lại,tôi
• Do đó, tôi hy vọng bài thuyết trình của tôi hôm nay sẽ
giup bạn hiểu rõ hơn những biện pháp chúng tôi áp
dụng,hiểu rõ hơn những nội dung tôi đề cập trong phần
đầu
• Các bạn có thể thấy như những gì tôi đã nói ở phần đầu
5.1 kết thúc thuyết trình
- cảm ơn
-bày tỏ nguyện vọng nhận được câu hỏi ,góp ý
17
Kết thúc một buổi thuyết trình không đồng nghĩa với sự kết
thúc của mọi việc. Nói trên một khía cạnh nào đó thì đó là một
sự bắt đầu mới. Đặc biệt những buổi thuyết trình giới thiệu sản
phẩm, thì vấn đề hậu thuyết trình đóng vai trò quan trọng
trong việc tìm kiếm và giữ chân khách hàng.
Lấy ví dụ bạn tổ chức buổi thuyết trình giới thiệu nhãn hiệu xe
ô tô của hãng. Công việc sau khi buổi thuyết trình của bạn là
gì? Đó là:
- Thống kê được đánh giá của khách hàng về buổi giới
thiệu. Nó không chỉ cho ta biết sự quan tâm của họ tới sản
phẩm mà còn đánh giá về điểm đạt và chưa đạt của buổi giới
thiệu từ khâu tổ chức tới thực hiện
- Có thể cung cấp cho người tham dự 1 số tài liệu hay quà lưu
niệm để nhắc họ nhớ tới buổi thuyết trình. Hay mục đích là tạo

1 hình ảnh trong trí nhớ của họ về sản phẩm.
- Giữ liên lạc được với các vị khách mời, người tham dự. Bởi
họ có thể không là khách hàng của bạn sau buổi giới thiệu này,
nhưng vẫn là khách hàng tiềm năng cho lần sau.
Vậy các điều cần làm sau 1 buổi thuyết trình là:
- Thống kê đánh giá của người tham gia
- Cung cấp tài liệu hay tặng vật
- Giữ liên lạc với những người tham gia
3.cách tiến hành thuyết trình
Chúng ta đều biết để có một bài thuyết trình hoàn hảo và đạt
hiệu quả thì phải tiến hành ba phần sau
phần mở đầu
phần khai triển
phần kết
_chào hỏi:lời chào hỏi là không thể thiếu trong bài thuyết trình
_giới thiệu một cách khái quát về nội dung
_chỉ ra nội dung chính được đề cập đến
_nói rõ thời gian thuyết trình
Cách thức mở đầu để có một bài thuyết trình hấp dẫn
18
• Dẫn nhập trực tiếp
Bạn nhắc lại tên đề tài nói rõ mục đích và những vẫn đề chính
của bài nói chuyện
Ví dụ :kính thưa các quý vị đề tài của chúng tôi hôm nay là –
phương pháp chiêt khấu thương phiếu tôi sẽ trình bày bốn điển
chính như sau
• dẫn nhập theo lỗi tương phản
Bài diễn thuyết bắt đầu bằng việc nhấn mạnh sự mâu thuấn ,để
gây chú ý ,
Ví dụ:thưa các đồng chí tình hình hiện nay của chúng ta cực

kỳ mâu thuẫn
• dẫn nhập từ từ theo lỗi kể chuyển
Hầu hết mọi người chỉ diễn thuyết một vài lần trong đời nhưng
chúng ta lại kể chuyện hằng ngày. Kể ra một câu chuyện nào
đó có thể là cách thoải mái và tự nhiên để tạo đà cho phần còn
lại của bài diễn văn.
• dẫn nhập bằng cách đặt câu hỏi
Tạo sự chú ý
• dẫn nhập bằng cách trích dẫn
Ví dụ như nói về vai trò của giáo dục ,bạn có thể trích dẫn lời
của Bác Hồ “vì lợi ích của mười năn trồng cây ,vì lời ích trăm
năm trồng người”
• dẫn nhập bằng cách gây sốc
Gây sự chú ý và và lôi kéo được khán giả
3.2 phần khai triển
a.Ngôn ngữ nói
Thuyết trình một cách tự nhiên, như đang trò chuyện với khán
giả. Tránh nói một cách đều đều như trả bài, cũng không nên
chỉ nhìn và đọc lại bài thuyết trình đã chuẩn bị sẵn.
19
- Sự nhiệt tình: chứng tỏ quan điểm rõ ràng và tích cực, niềm
yêu thích về chủ đề bạn đang nói thông qua giọng nói và các
biểu cảm trên nét mặt. Nét mặt tươi vui, đừng quên nhữngnụ
cười sẽ là vũ khí giúp bạn tự tin hơn và lấy thiện cảm với
người nghe
- Sự rõ ràng: giọng điệu của bạn cần rõ, chậm, đủ nghe, tránh
nói lắp bắp và lòng vòng, lan man chỉ một vấn đề
Trình bày ngôn từ thật đơn giản, dễ hiểu để tránh việc người
nghe hiểu nhầm và sẽ gây khó khăn cho bạn lúc đặt và trả lời
câu hỏi. Sử dụng thành thạo phương tiện hỗ trợ để giúp người

nghe hiểu hơn.
b.ngôn ngữ cơ thể
- Giao tiếp bằng mắt (eye contact): phải duy trì sự giao tiếp
bằng mắt với khán giả để tăng sự tin cậy, tăng sự thích thú, tập
trung nơi khán giả, và bạn cũng có thể nhận ra được sự phản
hồi ngầm từ khán giả đối với bài thuyết trình của mình. Nếu số
lượng khán giả đông, hãy nhìn lướt một lượt, còn nếu bạn
không thấy thoải mái khi nhìn thẳng vào mắt thính giả thì hãy
nhìn vào vị trí khác trên khuôn mặt, có thể là mũi .
- Nét mặt: giữ nét mặt thân thiện , cởi mở . Kể cả khi bạn căng
thẳng, nhờ nụ cười đó mà khán giả cũng sẽ đánh giá cao thái
độ tích cực của bạn, và bạn sẽ cảm thấy thư giãn hơn. Đừng để
quá nghiêm nghị hay cứng nhắc từ đầu đến cuối.
- Điệu bộ: giữ điệu bộ của bạn một cách tự nhiên, tránh những
cử chỉ lặp lại. Dùng cử chỉ của bạn: như tay để nhấn mạnh các
điểm chính và thu hút sự chú ý nơi khán giả
- Cách đi đứng: một dáng điệu và sự di chuyển tốt sẽ truyền tải
được sự tự tin, chuyên nghiệp, và đáng tin cậy ở chính bạn.
Ko nên di chuyển quá nhanh hoặc quá chậm gây phản cảm
cho người nghe. Cần chú ý khi đi lên bậc thuyết trình vì không
có gì làm cho sự tin cậy của thính giả đối với bạn giảm đi
bằng những việc đại loại như vấp té trên đường bước lên trước
người nghe
c. Phương tiện trợ giúp (visual aid):
20
Sử dụng các thiết bị hỗ trợ một cách bài bản, chính xác.
Thường là powerpoint, tranh ảnh, đồ thị…Các phương tiện
nhìn nên:
- Đủ lớn để khán giả có thể thấy rõ.
- Được đặt tại vị trí dễ nhìn, không đứng che tầm nhìn khán

giả.
- Đơn giản và dễ hiểu: Các câu thể hiện trên màn hình cần đơn
giản, ngắn gọn và nêu ra ý chính mà thôi. Mục đích của các
câu này là để giúp người thuyết trình dễ dàng theo sát được
nội dung theo cách logic nhất, đồng thời giúp người nghe tiện
theo dõi và tránh được sự rườm rà. Mỗi trang thuyết trình
(slide) cần từ 3 đến 5 câu là hợp lý.
d. Giao lưu khán giả :
- Thỉnh thoảng hỏi xem sự nắm bắt của khán giả tới đâu .
Bác Hồ đã có câu nói nổi tiếng: ”Tôi nói đồng bào nghe rõ
không?” rất hiệu quả.
- Đặt câu hỏi liên quan đến nội dung cần nói, để khán giả
được suy nghĩ trước, và họ sẽ cảm thấy liên quan hơn và dễ
tiếp thu hơn. Khi đó người thuyết trình phải phản ứng nhanh,
làm sao vẫn dẫn câu chuyện theo ý ban đầu của mình, đừng để
bị câu trả lời của khán giả làm lạc đường.
e. Giải quyết câu hỏi:
- Nêu rõ cho khán giả biết thời điểm đặt câu hỏi (sau mỗi
đoạn nói, sau khi kết thúc, hay bất cứ lúc nào) phù hợp với
buổi thuyết trình hôm đó. Cũng có thể giới hạn số câu hỏi và
yêu cầu từng người hỏi một.
- Đối với các câu hỏi cố tình dồn bạn vào chân tường, hãy
mỉm cười và bình tĩnh tìm một câu trả lời tích cực.
Nếu bạn không biết câu trả lời, có thể nói “ Hiện tôi chưa có
câu trả lời, bạn có thể để lại danh thiếp, và tôi chắc chắn sẽ gửi
câu trả lời cho bạn sau “ Tuy nhiên , chỉ làm điều này 1 đến 2
lần thôi.
Nếu bạn biết một người trong khán giả có thể giúp bạn trả lời,
hãy giới thiệu người đó.
21

f. Tâm thế khi thuyết trình :
Tự chủ, không lo lắng, hăng hái, nhiệt tình là cần thiết khi bạn
muốn truyền đạt lại cho người khác. Điều này có được khi bạn
có sự chuẩn bị tốt ( nội dung, thiết bị, luyện tập,… )
g.kiểm soát thời gian
phải căn cho bài thuyết trình của mình đủ thời gian mà vẫn
đáp ứng được lượng thông tin truyền đạt đến người nghe
Kết thúc bài thuyết trình:
- Đưa ra thách đố hay lời kêu gọi cho thính giả: Cách kết thúc
này rất có tác dụng ở những bài thuyết trình mang tính thuyết
phục người nghe
- Tóm tắt những ý chính: Một bản tóm tắt sẽ đặc biệt thích hợp
cho những bài nói dài, chia làm những luận điểm cụ thể
- Cung cấp những trích dẫn thích hợp.
- Minh họa để tiêu biểu hoá các ý.
- Đưa ra những lí do để chấp nhận và thực hiện các đề nghị
được ủng hộ
-khơi gởi ý tưởng
_giải đáp thắc mắc:có thắc mắc nào cùa người nge thì chỉ rõ ra
cho họ hiểu
Cách thức kết thúc
• Tôi xin dừng bài nói bài nói hôm nay tại đây
• Tôi vừa nói về
• Trên đây là tất cả bài nội dung hôm nay
• Chúng ta vừa bàn tới tóm lại,tôi
• Do đó, tôi hy vọng bài thuyết trình của tôi hôm nay sẽ
giup bạn hiểu rõ hơn những biện pháp chúng tôi áp
dụng,hiểu rõ hơn những nội dung tôi đề cập trong phần
đầu
• Các bạn có thể thấy như những gì tôi đã nói ở phần đầu

3.3 kết thuc thuyết trình
- cảm ơn
-bày tỏ nguyện vọng nhận được câu hỏi ,góp ý
22
Kết thúc một buổi thuyết trình không đồng nghĩa với sự kết
thúc của mọi việc. Nói trên một khía cạnh nào đó thì đó là một
sự bắt đầu mới. Đặc biệt những buổi thuyết trình giới thiệu sản
phẩm, thì vấn đề hậu thuyết trình đóng vai trò quan trọng
trong việc tìm kiếm và giữ chân khách hàng.
Lấy ví dụ bạn tổ chức buổi thuyết trình giới thiệu nhãn hiệu xe
ô tô của hãng. Công việc sau khi buổi thuyết trình của bạn là
gì? Đó là:
- Thống kê được đánh giá của khách hàng về buổi giới
thiệu. Nó không chỉ cho ta biết sự quan tâm của họ tới sản
phẩm mà còn đánh giá về điểm đạt và chưa đạt của buổi giới
thiệu từ khâu tổ chức tới thực hiện
- Có thể cung cấp cho người tham dự 1 số tài liệu hay quà lưu
niệm để nhắc họ nhớ tới buổi thuyết trình. Hay mục đích là tạo
1 hình ảnh trong trí nhớ của họ về sản phẩm.
- Giữ liên lạc được với các vị khách mời, người tham dự. Bởi
họ có thể không là khách hàng của bạn sau buổi giới thiệu này,
nhưng vẫn là khách hàng tiềm năng cho lần sau.
Vậy các điều cần làm sau 1 buổi thuyết trình là:
- Thống kê đánh giá của người tham gia
- Cung cấp tài liệu hay tặng vật
- Giữ liên lạc với những người tham gia
-
ĐỂ THUYẾT TRÌNH HIỆU QUẢ, CẦN LƯU Ý ĐIỀU GÌ :

Mọi người trong chúng ta không phải ai sinh ra đã biết

thuyết trình trước đám đông. Một số người dường như sinh ra
là để thuyết trình, trong khi những người khác coi đó là cơn ác
mộng tồi tệ của họ. Khi bạn là người thuyết trình thì tất cả mọi
23
người sẽ hướng vào bạn. Bạn có thể trở thành người hùng
trước khan giả hoặc trở nên ngốc nghếch trước mặt họ.
Nếu bạn nghĩ một bài thuyết trình là: nội dung, trình chiếu
và nói, thì chắc hẳn bạn sẽ có một bài thuyết trình nhàm chán,
nhạt nhẽo hay còn gọi là “ru ngủ”.
Để có buổi thuyết trình hiệu quả trước đám đông, bạn phải
là người làm chủ được mọi tình huống. Bạn cần lên cho mình
một kế hoạch tỉ mỉ, chuẩn bị rồi luyện tập và sau đó là trình
bày.
* Trước hết các bạn phải tuân theo các bước như trên cùng
với các lưu ý mà chúng tôi đã trình bày
* Ngoài ra các bạn cần chú ý những lỗi cơ bản sau :
1. LỖI NGÔN NGỮ NÓI
- Nói quá nhanh hoặc quá chậm:
+ Nói quá nhanh: làm người nghe không theo kịp những gì
mình nói
+Nói quá chậm: làm người nghe cảm thấy nhàm chán, có khi
có cảm giác không muốn nghe nữa.
- Nói quá nhỏ hoặc quá to:
+ Nói quá nhỏ: người nghe phải căng tai ra để nghe
+ Nói quá to: làm ồn quá
- Nói lắp:
- Nói nhịu:
- Nói ngọng:
 3 kiểu nói trên làm người nghe không thích, có thể không
có cảm tình với bài thuyết trình

- Sử dụng từ ngữ địa phương: người nghe không phải ai cũng
hiểu hết được các từ ngữ địa phương của các bạn, nên các bạn
cố gắng sử dụng các từ ngữ thông dụng mà tất cả mọi người ai
cũng biết.
- Đứng đọc thay vì trình bày: người nghe sẽ cảm thấy nhàm
chán
- Nói lan man, lệch chủ đề: làm mất thời gian của mọi người
mà cũng không nêu được cái mình muốn nói
- Nói không có âm điệu:
24
- Nói không khớp với powerpoint: có thể người nghe không
hiểu những gì mình muốn truyền đạt
2. LỖI PHI NGÔN NGỮ
- Cử chỉ điệu bộ, lời nói không phù hợp với nội dung
- Xoay lưng lại khán giả hoặc nhìn sàn nhà trần nhà
Nên dùng mắt tiếp xúc với khán thính giả một cách thân
mật. Sử dụng phương pháp 3 giây, ví dụ: nhìn thẳng vào mắt
một vị thính giả trong vòng 3 giây. Trao đổi bằng mắt trực tiếp
với một số người trong đám đông, và thình thoảng liếc qua
toàn bộ khán giả khi đang nói. Việc nhìn vào ai đó khiến họ
cảm thấy họ đang thực sự tham gia vào vấn đề
- Các cử chỉ gây phản cảm: khoanh tay, cho tay vào túi quần,
trỏ tay một ngón, vung tay quá mức.
- Không di chuyển hoặc di chuyển quá nhiều: bạn đứng, đi lại
hay di chuyển với cử chỉ và nét mặt biểu cảm hơn là ngồi ì
một chỗ, cúi đầu dán mắt cặm cụi đọc một bài diễn văn đã
được chuẩn bị từ trước
- Lắc lư cơ thể
- Nét mặt căng thẳng
- Trang phục không phù hợp

- Thở mạnh vào micro
- Vừa nói vừa cười to: gây ấn tượng không tốt cho người nghe,
cũng có khi người ta cảm thấy mình hơi vô duyên
3. CÁC LỖI KHÁC
- Phối hợp với các thành viên: phải cố gắng phối hợp ăn ý với
các thành viên trong nhóm,
Khi thuyết trình trước nhóm, nếu làm việc nhóm, các bạn
nên để từng người trong nhóm thay phiên thuyết trình, như thế
sẽ tạo hiệu quả cao, tránh gây nhàm chán và bạn nào trong
nhóm cũng hiểu bài, cũng phải tìm tòi để truyền tải nội dung
đến với các bạn nhóm khác. Hơn nữa, tránh thể hiện cái tôi cá
nhân và luôn phải làm việc theo nhóm, không nên hành động
lẻ tẻ, dễ dẫn đến những sai sót (ví dụ, trong lớp có một bạn tự
đứng trước lớp chê chính bài thuyết trình của nhóm mình, điều
đó thể hiện sự mất đoàn kết nội bộ).
25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×