Bài 17: Sự chuyển hoá và bảo toàn cơ năng
A- Mục tiêu
- Phát biểu được định luật bảo toàn cơ năng ở mức biểu đạt như trong SGK. Biết
nhận ra và lấy ví dụ về sự chuyển hoá lẫn nhau giữa thế năng và động năng trong
thực tế.
- Kỹ năng phân tích, so sánh, tổng hợp kiến thức. Sử dụng chính xác các thuật ngữ.
- Nghiêm túc trong học tập, yêu thích môn học.
B- Chuẩn bị
- Cả lớp: H17.1, con lắc Măcxoen.
- Mỗi nhóm: 1 con lắc đơn, 1 giá thí nghiệm.
C- Tổ chức hoạt động dạy học
1- Tổ chức
Ngày dạy:
Lớp: 8A: 8B:
2- Kiểm tra
HS1: Khi nào vật có cơ năng? Trong trường hợp nào thì cơ năng của vật là thế năng,
động năng? Lấy ví dụ vật có cả động năng và thế năng.
HS2: Động năng của vật phụ thuộc vào yếu tố nào? Chữa bài tập 16.2(SBT).
3- Bài mới
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
HĐ1 : Tổ chức tình huống học tập(5ph)
- GV đặt vấn đề: Trong thực tế, động
năng được chuyển hoá thnàh thế năng
và ngược lại. Bài hôm nay chúng ta
cùng khảo sát sự chuyển hoá này.
HĐ2 : Nghiên cứu sự chuyển hoá cơ
năng trong quá trình cơ học (20ph)
- GV treo H17.1, yêu cầu HS quan sát.
GV lần lượt nêu các câu hỏi từ C1 đến
C4, yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời
các câu hỏi này.
- GV hướng dẫn HS thảo luận chung cả
lớp.
- Khi quả bóng rơi, năng lượng đã được
chuyển hoá như thế nào?
- khi quả bóng nảy lên, năng lượng đã
được chuyển hoá như thế nào?
- GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm 2.
Yêu cầu HS làm thí nghiệm, quan sát
hiện tượng xảy ra, trả lời và thoả luận
theo nhóm câu hỏi C5 đến C8.
- Yêu cầu đại diện nhóm trả lời và thảo
- HS lắng nghe phần đặt vấn đề của GV.
- HS ghi đầu bài
I- Sự chuyển hoá của các dạng cơ
năng
1- Thí nghiệm 1: Quả bóng rơi
- HS quan sát H17.1, trả lời và thoả luận
các câu C1, C2, C3, C4.
C1: (1) giảm (2) tăng
C2: (1) giảm (2) tăng
C3: (1) tăng (2) giảm
(3) tăng (4) giảm
C4: (1) A (2) B (3) B (4) A
- Nhận xét:+ Khi quả bóng rơi, thế năng
chuyển hoá thành động năng.
+ Khi quả bóng nảy lên, động năng
chuyển hoá thành thế năng.
2- Thí nghiệm 2: Con lắc dao động
- HS làm thí nghiệm 2 theo nhóm dưới
sự hướng dẫn của GV.
- Trả lời và thảo luận câu C5, C6, C7,
C8
luận chung cả lớp để thống nhất câu tả
lời đúng.
- Nhận xét gì về sự chuyển hóa năng
lượng của con lắc khi con lắc quanh vị
trí B?
- GV nhắc lại kết luận SGK/ 60. Gọi HS
đọc lại.
HĐ3 : Thông báo định luật bảo toàn cơ
năng (5ph)
- GV thông báo nội dung định luật bảo
toàn cơ năng (SGK/61)
- GV thông báo phần chú ý.
HĐ4: Vận dụng (5ph)
- GV yêu cầu HS làm bài tập C9.
- GV nêu lần lượt nêu từng trường hợp
cho HS trả lời và nhận xét câu trả lời
của nhau.
C5: Con lắc đi từ A về B: vận tốc tăng
Con lắc đi từ B về C: vận tốc giảm
C6:- Con lắc đi từ A về B: thế năng
chuyển hoá thành động năng.
- Con lắc đi từ B về C: động năng
chuyển hoá thnàh thế năng.
C7: Thế năng lớn nhất ở B và C. Động
năng lớn nhất ở B.
C8: Thế năng nhỏ nhất nhỏ nhất ở B.
Động năng nhỏ nhất ở A, C (= 0)
- Kết luận: ở vị trí cân bằng, thế năng
chuyển hoá hoàn toàn thành động
năng. Khi con lắc ở vị trí cao nhất,
động năng chuyển hoá hoàn toàn
thành thế năng.
II- Bảo toàn cơ năng
- HS ghi vở nội dung định luật bảo toà
cơ năng: Trong quá trình cơ học, động
năng và thế năng chuyển hoá lẫn
nhau, nhưng cơ năng thì không đổi
(cơ năng được bảo toàn)
IV- Vận dụng
- HS suy nghĩ tìm câu trả lời và tham gia
thảo luận để thống nhất câu trả lời.
C9:a) Thế năng của cánh cung được
chuyển hoá thành động năng của mũi
tên.
b) Thế năng chuyển hoá thành động
năng.
c) Khi vật đi lên: động năng chuyển hoá
thành thế năng.
Khi vật đi xuống: thế năng chuyển hoa
thành động năng.
4- Củng cố
- Trong quả trình cơ học, cơ năng của vật được chuyển hoá như thế nào?
- Cho HS quan sát chuyển động của con quay Măcxoen, yêu cầu HS nhận
xét sự chuyển hoá năng lượng của nó.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung phần: Có thể em chưa biết (SGK)
5- Hướng dẫn về nhà
- Học bài và làm bài tập 17.1 đến 17.5 (SBT)
- Chuẩn bị nội dung bài 18: Câu hỏi và bài tập tổng kết chương I: Cơ học
_______________________________