Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Đánh giá chung về hệ thống kế toán – tài chính của XN sản xuất giấy Đức Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.67 KB, 18 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã và đang hội nhập
ngày càng sâu rộng với kinh tế thế giới. Khi mà cạnh tranh ngày càng khốc liệt
thì kết quả công việc luôn là mối quan tâm hàng đầu của các chủ doanh nghiệp.
Do đó, yêu cầu đặt ra đối với các nhân viên là phải luôn làm việc một cách liên
tục nhịp nhàng, chính xác và hiệu qủa. Đối với mỗi sinh viên-những người
chuẩn bị gia nhập thị trường lao động, việc thực tập để vận dụng những kiến
thức đã được học vào trong công việc trước khi ra trường là vô cùng cần thiết.
Nó không chỉ giúp sinh viên bước đầu làm quen với môi trường làm việc thực tế
mà còn tạo cơ hội được thực hành, áp dụng những kiến thức đã học để rút ra
được cái nhìn tổng quan về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức sản xuất và môi
trường làm việc của một doanh nghiệp. Đó cũng chính là mục đích mà ban lãnh
đạo khoa Kinh tế và Quản lý trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đặt ra đối với
đợt thực tập kinh tế cho các sinh viên năm 4 chuyên ngành Tài chính – Kế toán.
Xí nghiệp sản xuất giấy Đức Dương là một doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực sản xuất kinh doanh các loại giấy. Các mặt hàng do XN sản xuất hầu
hết là sản phẩm có chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu của thị trường hàng cao
cấp trong nước cũng như các thị trường nước ngoài, khẳng định được vị thế của
mình trong tâm trí người tiêu dùng bằng giá cả, chất lượng cũng như thái độ
phục vụ nhiệt tình chu đáo, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người lao
động. Trong 2 năm 2007&2008 ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế
giới đã có tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế Việt Nam, XN sản xuất giấy Đức
Dương cũng chịu chung ảnh hưởng đó. Nhờ sắp xếp tổ chức sản xuất một cách
khoa học nên doanh nghiệp không những tránh khỏi tác động của cuộc khủng
hoảng kinh tế mà còn liên tục tăng trưởng. Chính vì vậy mà em đã chủ động liên
hệ xin thực tập tại XN sản xuất giấy Đức Dương.
Em xin cảm ơn ban lãnh đạo Xí nghiệp sản xuất giấy Đức Dương đã tạo
điều kiện cho em về thực tập tại quý công ty và nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt
thời gian em thực tập tại đây. Em xin chân thành cảm ơn thầy Dương Văn An đã
tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập, giúp em hoàn
thành báo cáo thực tập với đề tài: “Đánh giá chung về hệ thống kế toán – tài


chính của XN sản xuất giấy Đức Dương”
1
Kết cấu báo cáo gồm 3 phần chính:
Phần I: Giới thiệu khái quát về Xí nghiệp sản xuất giấy Đức Dương.
Phần II: Hệ thống kế toán – tài chính của XN sản xuất giấy Đức
Dương.
Phần III: Đánh giá chung về hệ thống kế toán – tài chính của XN sản
xuất giấy Đức Dương.
Phương pháp nghiên cứu:
- Thu thập dữ liệu từ các phòng ban và các phân xưởng của công ty.
- Quan sát trực tiếp quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh và cách bố
trí sản xuất tại các phân xưởng.
- Tổng hợp các dữ liệu đã thu được, xử lý, phân tích và rút ra những
đánh giá nhận xét về hệ thống kế toán – tài chính của công ty.
Do thời gian có hạn và những hạn chế về mặt kiến thức nên báo cáo này
không tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được những đánh giá, nhận
xét của thầy hướng dẫn và của các nhà quản lý Xí nghiệp sản xuất giấy Đức
Dương.
Em xin chân thành cảm
ơn!
2
PHẦN I
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ XÍ NGHIỆP SẢN XUẤT
GIẤY ĐỨC DƯƠNG
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp sản xuất giấy Đức
Dương
1.1.1. Tên, địa chỉ xí nghiệp
 Tên doanh nghiệp: Xí nghiệp sản xuất giấy Đức Dương
 Tên giao dịch: Xí nghiệp sản xuất giấy Đức Dương
 Trụ sở giao dịch: Cống Hàng Tổng - P.Đằng Giang - Q.Ngô Quyền

- Hải Phòng
 Nhà máy: Đường Kiều Hạ - P.Đông Hải II - Q.Hải An - Hải Phòng
 Điện thoại: 0313.979952 Fax: 0313.979951
 Mã số thuế:
 Người đại diện theo pháp luật: Giám đốc Nguyễn Văn Tú.
 Vốn điều lệ (2009): 40.000.000.000 đ
1.1.2. Sự thành lập và các mốc quan trọng trong quá trình phát triển
Xí nghiệp SX giấy Đức Dương được thành lập theo giấy đăng ký thành
lập hợp tác xã (HTX) số 0207B00100 lần đầu ngày 12/12/2001, đăng ký thay
đổi lần 2 ngày 25/12/2006, đăng ký thay đổi lần 3 ngày 04/05/2007 và đăng ký
thay đổi lần thứ 4 ngày 21/05/2008 của UBND quận Ngô Quyền thành phố Hải
Phòng, với ngành nghề chính là sản xuất giấy bao bì cotton.
3
Thời điểm ban đầu khi thành lập, vốn điều lệ của XN là 350.000.000 đ.
Ngày 25/12/2006 Ban quản trị XN thống nhất tăng vốn điều lệ lên
2.350.000.000 đ.
Đầu năm 2007 XN mở rộng sản xuất kinh doanh, triển khai xây dựng dự
án nhà máy sản xuất giấy Kraft 15.000 tấn/năm tại P. Đông Hải - Hải An - Hải
Phòng, chính vì vậy XN tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 8.500.000.000 đ.
Năm 2008, XN mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh theo hướng đa
ngành, đa nghề. Do đó, XN đã nâng vốn điều lệ lên 25.000.000.000 đ.
Năm 2009, XN tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 40.000.000.000 đ.
Sau 9 năm hoạt động xí nghiệp đã không ngừng phát triển và mở rộng quy
mô sản xuất kinh doanh. Xí nghiệp đã xây dựng được một nhà máy đặt tại
phường Đông Hải II - Q. Hải An - Hải Phòng với 2 dây chuyền sản xuất hiện đại
và đồng bộ. Với nhiều thuận lợi như: vị trí nhà máy mới nằm trên các trục
đường giao thông lớn, đặc biệt là nằm gần cảng Hải Phòng - cảng biển lớn nhất
của miền Bắc, hết sức thuận lợi cho việc vận chuyển giao thông đường biển
cũng như đường bộ. Bên cạnh đó Thành phố Hải Phòng với tiềm năng nguồn
nhân lực dồi dào, đa phần là những lao động có chất lượng cao đã qua quá trình

đào tạo bài bản, là nguồn cung cấp lao động bền vững cho các doanh nghiệp
đóng tại Hải Phòng nói chung và Đức Dương nói riêng. Với những thuận lợi
trên XN Giấy Đức Dương hoàn toàn có lợi thế để phát triển bền vững, đóng vai
trò quan trọng trong nền kinh tế Hải Phòng nói riêng và nền kinh tế quốc dân
nói chung.
1.1.3. Quy mô hiện tại của doanh nghiệp
 Vốn điều lệ (2009): 40.000.000.000 đ (Bốn mươi tỷ đồng)
 Số lao động (2009): 100 CBCNV
 L¬ng b×nh qu©n cña ngêi lao ®éng: 2.100.000®/ ngêi
4
Đầu năm 2009, Xí nghiệp đưa Nhà máy sản xuất giấy Kraft công suất
15.000 tấn/ năm đi vào họat động. Để phục vụ cho nhu cầu mở rộng hoạt động
sản xuất kinh doanh, xí nghiệp đã phải tăng vốn điều lệ lên 60% tương đương
với 15 tỷ đồng. Doanh thu của xí nghiệp trong năm 2009 cũng tăng mạnh nhờ
thị trường phục hồi và việc đưa nhà máy mới vào hoạt động. Mức tăng doanh
thu năm 2009 đạt 645% tương đương với 59,024 tỷ đồng. Chính nhờ kết quả
kinh doanh tốt nên trong năm 2009, xí nghiệp đã nộp Ngân sách nhà nước 260
triệu đồng, tăng gấp đôi so với năm 2008.
Bảng 1.1: Kết quả một số chỉ tiêu năm 2008-2009
  





1
Vèn
Tr.® 25.000 40.000 60%
2 Doanh thu
Tỷ

9,150 68,174 645%
3
Nép NSNN
Tr.® 130 260 100%
4
Sè lao ®éng
80 100 25%
5
Sè ngêi tham gia BHXH,
YT, BHTN 25 39 56%
7 Sè lao ®éng ®· ký H§

Dµi h¹n
10 39

Ng¾n h¹n
30 25

Thêi vô
40 36
Nguồn: Phòng Tài chính kế toán
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Xí nghiệp sản xuất giấy Đức Dương
1.2.1. Các lĩnh vực kinh doanh
Hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp giấy Đức Dương bao gồm
các lĩnh vực chính sau:
Sản xuất giấy, sản xuất bao bì, kinh doanh nguyên liệu sản xuất giấy, kinh
doanh than đá các loại, vận tải hàng hóa đường bộ.
Kinh doanh hóa chất thông thường, sắt thép, kim khí, thứ phế liệu (vỏ bao
bì, mảnh nhựa, bìa catton).
Kinh doanh vật tư, máy thiết bị ngành giấy, tư vấn đo đạc chuyển giao

công nghệ sản xuất giấy, bột giấy. Kinh doanh bất động sản. Xây dựng công
trình kỹ thuật dân dụng, công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi, hạ tầng cơ
sở. Trang trí nội - ngọai thất công trình. Dịch vụ vận tải hành khác đường bộ
bằng ô tô theo hợp đồng.
5
1.2.2. Các sản phẩm chủ yếu
Sản phẩm chính của xí nghiệp giấy Đức Dương là giấy Kraft. Đây là
nguyên liệu đầu vào để sản xuất các loại bìa carton – loại bìa dùng để sản xuất
các loại bao bì, các loại hộp đựng bằng giấy…Sản phẩm giấy Kraft gồm 2 loại
chính là giấy mặt và giấy sóng. Về thành phần thì cơ bản 2 loại giấy này là
giống nhau. Tuy nhiên giấy sóng không cần yêu cầu cao về mặt thẩm mĩ, thay
vào đó nó lại phải đảm bảo độ dẻo dai, độ cứng cần thiết vì đây là thành phần lõi
chịu lực trong các bìa catton. Ngược lại, giấy mặt dùng để bọc bên ngoài nên
yêu cầu về độ mịn, độ bóng và màu sắc cao hơn so với giấy sóng. Ngoài ra, xí
nghiệp còn sản xuất một số loại giấy với chất lượng cao theo yêu cầu của khách
hàng.
1.3. Một số sản phẩm chủ yếu và quy trình công nghệ
1.3.1. Sản phẩm chính
Hiện tại sản phẩm chính mà xí nghiệp đang sản xuất là giấy Sack Kraft
và giấy Kraft Line.
Hiện nay, giấy Sack Kraft dùng làm vỏ bao xi măng ở nước ta chủ yếu là
nhập khẩu. Sản phẩm của xí nghiệp Đức Dương được sản xuất trên dây chuyền
thiết bị công nghiệp hiện đại, với một quy trình sản xuất chặt chẽ, đảm bảo các
yêu cầu kỹ thuật, chắc chắn sẽ đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Sản phẩm
đa dạng, có định lượng 60-120g/m2 đảm bảo yêu cầu làm vỏ bao xi măng, thay
thế nguồn nhập khẩu và giấy làm sóng.
Sản phẩm giấy Kraft Line với chất lượng cao, định lượng từ 100g/m2 đến
350g/m2, đáp ứng yêu cầu làm giấy mặt cao cấp, giấy làm sóng phục vụ sản
xuất bao bì carton sóng với những hàng hóa cao cấp, đảm bảo độ an toàn và bền
đẹp, thỏa mãn mọi nhu cầu của khách hàng.

1.3.2. Quy trình công nghệ sản xuất của sản phẩm chính
Sơ đồ 3.1: Quy trình công nghệ sản xuất giấy Kraft
6
1.3.3. Nội dung cơ bản của các bước trong quy trình công nghệ
Quy trình công nghệ sản xuất giấy Kraft gồm 4 bước: Xử lý thô nguyên
liệu; Xử lý tinh nguyên liệu; Cán, ép, sấy; Đóng gói
 Xử lý thô nguyên liệu: Nguyên liệu (giấy phế liệu, bao bì, bìa
catton…) được đưa vào Bể lọc bằng hệ thống các băng tải. Tại đây
nguyên liệu được khuấy tan bằng phương pháp khuấy thủy lực. Các
tạp chất bị tách ra khỏi nguyên liệu và lắng xuống đáy bể.
 Xử lý tinh nguyên liệu: Nguyên liệu sau khi đã được loại bỏ tạp chất
tiếp tục được đưa qua hệ thống các Bể khuấy. Tại đây nguyên liệu
tiếp tục được xử lý để tách các tạp chất hóa học và được tẩy rửa
bằng hóa chất. Sau khi đã loại bỏ hoàn toàn các tạp chất thì nguyên
liệu được khuấy tan hoan toàn thành dạng bột nhờ hệ thống khuấy
thủy lực.
 Cán, ép, sấy: Bột giấy được đưa vào Máy dán cô thông qua các hệ
thống ống dẫn. Tại đây bột giấy được cán thành tấm và được sấy
khô bằng hệ thống hơi nóng cung cấp từ lò hơi. Bột giấy đã được
cán thành tấm tiếp tục được đưa sang hệ thống máy Cel để cán, ép
và sấy tiếp. Tại đây, giấy tiếp tục được cán mỏng hơn nữa và được
ép cho mịn hơn, được làm bóng tùy theo yêu cầu kỹ thuật của từng
loại giấy. Song song với quá trình này, giấy liên tục được sấy khô
để loại bỏ hoàn toàn hơi nước bằng hệ thống hơi nóng lấy từ lò hơi.
7
Lò hơi
Nguyên
liệu giấy
Bể lọc Bể khuấy
Kho

thành
phẩm
Máy dán cô
(cán/ép)
Đóng gói
Máy Cel
(cán/ép/sấy)
Máy quấn
 Đóng gói: giấy sau khi đã được xử lý để đạt được các yêu cầu kỹ
thuật được đưa qua máy quấn, quấn thành từng cuộn. Các cuộn
giấy sau khi đã đóng gói được vận chuyển về kho thành phẩm.
1.4. Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản suất của xí nghiệp
1.4.1. Hình thức tổ chức sản xuất ở xí nghiệp
Xí nghiệp giấy Đức Dương là một doanh nghiệp chuyên sản xuất giấy
theo một quy trình khép kín. Hệ thống sản xuất của công ty được tổ chức theo
mô hình Bộ phận - chức năng; chuyên môn hóa về công nghệ. Quy trình sản
xuất bao gồm các công đoạn: Xử lý thô nguyên liệu; Xử lý tinh nguyên liệu;
Cán, ép, sấy; Đóng gói và nhập kho thành phẩm. Với một dây truyền sản xuất
hiện đại, mỗi năm xí nghiệp sản xuất ra 15.000 tấn giấy thành phẩm các loại.
1.4.2. Kết cấu sản xuất của xí nghiệp
Sơ đồ 1.4: Kết cấu sản xuất của Xí nghiệp
Bộ phận sản xuất chính: bộ phận sản xuất : Tổ khuấy; Tổ cán, ép, sấy; Tổ
đóng gói.
Bộ phận phụ trợ: bộ phận lò hơi, bộ phận vận chuyển nội bộ.
8
Trạm
điện
Bộ phận
vận
chuyển

nội bộ
Kho Nguyên
vật liệu
Xưởng
sản xuất
Kho thành
phẩm

hơi
1.5. Tổ chức bộ máy quản lý
1.5.1. Số cấp quản lý của xí nghiệp
Bộ máy quản lý của XN được chia làm 2 cấp
• Cấp công ty: Bao gồm Hội đồng quản trị, Ban giám đốc và các
phòng ban chức năng.
• Cấp phân xưởng: bao gồm các phân xưởng sản xuất và các phân
xưởng phụ trợ.
1.5.2. Mô hình cơ cấu bộ máy quả lý
Để việc quản lý công việc kinh doanh của XN được thông suốt và có hiệu
quả XN đã tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến - chức năng. Theo
phương pháp này, ban giám đốc có quyền quyết định cao nhất, chịu trách nhiệm
và chỉ đạo toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của XN. Các trưởng bộ phận
chức năng, phân xưởng đều chịu sự quản lý trực tiếp của ban giám đốc.
Đứng đầu bộ máy quản lý là ban giám đốc bao gồm: 1 giám đốc và 1 phó
giám đốc ( Phó giám đốc kinh doanh )
Sơ đồ 1.5: Cơ cấu bộ máy quản lý Xí nghiệp
1.5.3. Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý
9
Ban Giám Đốc
Hội đồng quản trị
Bộ phận

tổ chức
hành
chính
Bộ phận
Kinh doanh
kiêm kế
hoạch vật tư



!"
Bộ phận
kế toán
tài chính
Đại hội đồng cổ đông
Ban kiểm soát
 Giám đốc: Là người giữ vai trò chỉ đạo chung, chịu trách nhiệm
trước cơ quan chức năng về hoạt động SXKD của XN, đồng thời là
người đại diện cho toàn bộ quyền lợi của toàn bộ cán bộ, công
nhân trong xí nghiệp, là người ra quyết định về hợp đồng kinh tế,
lựa chọn phương thức mua nguyên vật liệu, tiêu thụ sản phẩm.
 Phó giám đốc kinh doanh: phụ trách chiến lược phát triển, trực tiếp
chịu trách nhiệm về kinh doanh và quảng bá sản phẩm của XN,
phụ trách quá trình SX, chịu trách nhiệm về kỹ thuật, chất lượng
sản phẩm.
Cùng giúp việc cho giám đốc còn có các bộ phận chức năng sau:
 Bộ phận tổ chức hành chính : Có chức năng thực hiện các công việc
văn thư, tạp vụ, quản lý tổ chức lao động tiền lương, bảo hiểm xã
hội, tổ chức cán bộ nhân sự, thi đua khen thưởng
 Bộ phận kế toán tài chính: Thực hiện công tác kế toán từ việc thu

nhận, xử lý chứng từ, luân chuyển ghi chép, tổng hợp báo cáo tài
chính, phân tích các hoạt động kinh tế.
 Bộ phận kỹ thuật kiêm phân xưởng SX: Là bộ phận trực tiếp nghiên
cứu về vấn đề khoa học, kỹ thuật, đổi mới công nghệ trong hoạt
động SX và quản lý tất cả các hoạt động về khoa học kỹ thuật trong
hoạt động SXKD của xí nghiệp. Đồng thời chịu trách nhiệm trực
tiếp sản xuất ra sản phẩm
 Bộ phận kinh doanh kiêm kế hoạch vật tư: Có chức năng tổ chức,
xây dựng và quản lý các chiến lược marketing nhằm đưa sản phẩm
nhanh nhất đến tay người tiêu dùng và được người tiêu dùng chấp
nhận. Đồng thời xây dựng kế hoạch SX, định mức tiêu hao nguyên vật
liệu theo đúng định mức. Quản lý SX, chế thử sản phẩm mới, quản lý
10
công tác an toàn lao động, vệ sinh môi trường chất lượng sản phẩm của
từng mặt hàng. Thực hiện chức năng thống kê vật tư, sản phẩm.
PHẦN II
HỆ THỐNG KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH CỦA XÍ NGHIỆP
2.1. Hệ thống kế toán của xí nghiệp
2.1.1. Tổ chức hệ thống kế toán của xí nghiệp
Hiện tại, hệ thống kế toán của xí nghiệp được tổ chức theo mô hình kế
toán tập trung. Theo đó toàn bộ công việc xử lý thông tin kế toán trong toàn xí
nghiệp được thực hiện tập trung ở phòng kế toán, còn ở các bộ phận và các đơn
vị trực thuộc chỉ thực hiện việc thu thập, phân loại và chuyển chứng từ cùng các
báo cáo nghiệp vụ về phòng kế toán để xử lý và tổng hợp thông tin.
Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán:
 Kỳ kế toán năm bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng
năm.
 Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam
(VNĐ).
Chế độ kế toán áp dụng:

Xí nghiệp sản xuất giấy Đức Dương áp dụng Chế độ kế toán doanh
nghiệp ban hành theo quyết định số 15/2006 QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ
trưởng Bộ Tài Chính.
Tuyên bố của Xí nghiệp về việc tuân thủ Chuẩn mực kế toán và chế
độ kế toán:
Xí nghiệp đã và đang áp dụng Các chuẩn mực kế toán Việt Nam và các
văn bản hướng dẫn Chuẩn mực do Nhà nước đã ban hành. Các báo cáo tài chính
11
được lập và trình bày theo đúng mọi quy định của từng chuẩn mực, thông tư
hướng dẫn thực hiện chuẩn mực và Chế độ kế toán hiện hành đang áp dụng.
Nhiệm vụ của phòng kế toán: Lập chứng từ, ghi chép, phản ánh chính
xác, kịp thời, liên tục. Chịu trách nhiệm trước giám đốc về kết quả công tác tài
chính kế toán của XN đồng thời tham mưu cho ban giám đốc nhằm sử dụng tiền
đúng mục đích và đạt hiệu quả.
Phòng kế toán tài chính có 5 người, có nhiệm vụ sau:
Kế toán trưởng: Phụ trách chung công tác quản lý tài chính và hạch toán
kế toán của XN, tham mưu cho lãnh đạo XN về lĩnh vực tài chính.
Kế toán NVL, CCDC & Tài sản cố định: theo dõi việc Nhập, Xuất, Tồn
kho NVL, CCDC cuối tháng lập bảng phân bổ và theo dõi việc tăng giảm TSCĐ
để trích khấu hao hàng tháng, quí, năm, hàng tháng xuống phân xưởng để kiểm
kê máy móc thiết bị.
Kế toán tiền lương và thủ quỹ: theo dõi số dư tiền mặt còn tồn quỹ để báo
cáo lãnh đạo có kế hoạch chi tiêu cho đơn vị đồng thời có trách nhiệm chi đúng,
chi đủ. Tập hợp, tính và thanh toán lương và các khoản trích theo lương cho cán
bộ công nhân viên trong toàn XN.
Kế toán tiền mặt và tiền gửi ngân hàng: căn cứ vào các chứng từ thanh
toán về các khoản chi phí phát sinh, phản ánh kịp thời tình hình sử dụng các loại
vốn bằng tiền thực hiện toàn bộ giao dịch với ngân hàng, theo dõi chặt chẽ,
thường xuyên số dư tài khoản tiền gửi, tiền vay để báo cáo lãnh đạo có kế hoạch
giải ngân.

Kế toán chi phí & tính giá thành sản phẩm: Vật liệu, nhân công, chi phí
máy, chi phí chung theo từng sản phẩm (loại sản phẩm tự sản xuất hay nhập
khẩu), chi phí được cập nhập liên tục, để tính giá thành sản phẩm.
Bảng 2.1: Tổ chức bộ máy kế toán của Xí nghiệp
12
Nguồn: Phòng Kế Toán
2.1.2. Hệ thống thông tin kế toán của xí nghiệp
a. Hệ thống chứng từ sử dụng
 Chứng từ lao động tiền lương: bao gồm Bảng chấm công,
Bảng thanh toán tiền lương, Bảng thanh toán bảo hiểm xã hội, Bảng thanh toán
tiền thưởng, Phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành, Phiếu báo làm thêm giờ…
 Chứng từ hàng tồn kho: bao gồm Phiếu nhập kho; Phiếu xuất
kho; Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ; Biên bản nghiệm thu; Thẻ kho;
Phiếu báo vật tư còn lại cuối kì; Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hóa…
 Chứng từ bán hàng: bao gồm Hóa đơn bán hàng; Hóa đơn
kiêm phiếu xuất kho; Hóa đơn cước vận chuyển; Hóa đơn tiền điện; Hóa đơn
tiền nước; Phiếu mua hàng; Bảng thanh toán hàng kí gửi…
 Chứng từ tiền tệ: bao gồm Phiếu thu; Phiếu chi; Giấy đề nghị
tạm ứng; Giấy thanh toán tiền tạm ứng; Biên lai thu tiền; Bảng kiểm kê quỹ…
 Chứng từ TSCĐ: bao gồm Biên bản giao nhận tài sản cố định;
Thẻ tài sản cố định; Biên bản thanh lý tài sản cố định; Biên bản giao nhận tài sản
cố định sửa chữa lớn hoàn thành; Biên bản đánh giá lại tài sản cố định
Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán bao gồm các bước:
- Lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán;
- Kế toán viên, kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ kế toán hoặc
trình Giám đốc ký duyệt;
- Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán;
- Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán.
b. Hệ thống tài khoản kế toán
13

Kế toán trưởng
Kế toán
NVL,
CCDC
& Tài
sản cố
định
Kế toán
tiền
lương
và thủ
quỹ
Kế toán
tiền mặt
và tiền
gửi
ngân
hàng
Kế toán
chi phí &
tính giá
thành sản
phẩm
Hiện tại, xí nghiệp đang áp dụng hệ thống tài khoản kế toán theo
quyết định 15/2006/QĐ-BTC do Bộ Tài Chính ban hành ngày
20/3/2006. Ngoài ra, xí nghiệp còn áp dụng một số tài khoản bổ sung
theo thông tư số 105/2003/TT-BTC ban hành ngày 04/11/2003 của Bộ
Tài Chính. Hiện xí nghiệp vẫn chỉ để số hiệu tài khoản ở cấp 2 chứ
chưa chi tiết nhỏ hơn.
c. Hệ thống sổ sách kế toán

Hình thức kế toán đang được áp dụng tại doanh nghiệp là hình thức
Chứng từ ghi sổ. Đặc trưng cơ bản của hình thức này là: Căn cứ trực
tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ”. Việc ghi sổ kế
toán tổng hợp bao gồm:
- Ghi theo trình tự thời gian đăng kí trên Sổ đăng kí chứng từ ghi
sổ.
- Ghi theo nội dung kinh tế trên sổ cái.
Sơ đồ 2.1: Trình tự hạch toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ tại xí nghiệp
Ghi chú:
14
Chứng từ kế toán
Sổ quỹ
Bảng tổng hợp
chứng từ gốc
Thẻ và sổ kế toán
chi tiết
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Sổ cái
Bảng cân đối Tài Khoản
Báo cáo tài chính
Bảng tổng hợp chi
tiết
Sổ đăng ký
Chứng từ ghi
sổ
Ghi thường xuyên.
Ghi cuối tháng hoặc cuối kỳ.
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
 Trình tự ghi sổ
(1)Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp

chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ
ghi sổ, kế toán lập Chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để
ghi vào sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào Sổ
cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ
được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan.
(2)Cuối tháng, phải khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh
tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ,
tính ra Tổng số phát sinh Nợ, Tổng số phát sinh Có và số dư của từng
tài khoản trên Sổ cái. Căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối số phát
sinh.
(3)Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ cái và Bảng tổng
hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết) được dùng để
lập Báo cáo tài chính. Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo
Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có của tất cả các tài
khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng Tổng
số tiền phát sinh trên Sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ. Tổng số dư Nợ và
Tổng số dư có của các tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải
bằng nhau, và số dư của từng tài khoản trên Bảng cân đối số phát
sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng
hợp chi tiết.
 Các nguyên tắc ghi nhận
• Nguyên tắc ghi nhận tiền và các khoản tương đương tiền
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngọai tệ được quy đổi ra đồng Việt
Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Tại thời
điểm cuối năm, các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được quy đổi theo tỷ giá
binh quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố vào ngày
kết thúc liên độ kế toán.
Chênh lệch tỷ giá thực tế phát sinh trong kỳ và chênh lệch tỷ giá do đánh
giá lại số dư các khoản mục tiền tệ tại thời điểm cuối năm được kết chuyển vào
doanh thu hoặc chi phí tài chính trong năm tài chính.

15
Các khoản đầu tư ngắn hạn không quá 3 tháng co khả năng chuyển đổi dễ
dàng thành tiền và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền kể từ ngày
mua khoản đầu tư đó tại thời điểm báo cáo.
• Nguyên tắc ghi nhận hàng tổn kho
Xí nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng
tồn kho.
Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được xác đinh theo phương pháp bình quân
gia quyền
• Nguyên tắc ghi nhận các khoản phải thu thương mại và các khoản
thu khác
Các khoản phải thu khách hàng, khoản trả trước người bán, phải thu nội
bộ và các khoản phải thu khác tại thời điểm báo cáo, nếu:
- Có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán dưới một năm (hoặc trong một
chu kỳ sản xuất kinh doanh) được phân loại là Tài sản ngắn hạn.
- Có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán trên một năm (hoặc trên một chu
kỳ sản xuất kinh doanh) được phân loại là Tài sản dài hạn.
• Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ và khấu hao TSCĐ
Tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình được ghi nhận theo giá
gốc. Trong quá trình sử dụng, tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình
được ghi nhận theo nguyên giá, hao mòn lũy kế và giá trị còn lại.
Tài sản cố định thuê tài chính được ghi nhận nguyên giá theo giá trị hợp
lý hoặc giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu (không bao gồm
thuế GTGT) và các chi phí trực tiếp phát sinh ban đầu liên quan đến TSCĐ thuê
tài chính. Trong quá trình sử dụng, tài sản cố định thuê tài chính được ghi nhận
theo nguyên giá, hao mòn lũy kế và giá trị còn lại.
Khấu hao tài sản cố định được trích phù hợp với Quyết định
206/2003/QĐ-BTC. Thời gian khấu hao TSCĐ được ước tính như sau:
- Nhà cửa vật kiến trúc: 10-30 năm.
- Máy móc thiết bị: 05-15 năm.

- Phương tiện vận tải: 06-10 năm.
Tài sản cố định thuê tài chính được trích khấu hao như tài sản cố định của
Xí nghiệp.
• Nguyên tắc ghi nhận và vốn hóa các khoản chi phí đi vay
Chi phí đi vay được ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ
phát sinh, trừ chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc
sản xuất tài sản dở dang được tính vào giá trị của tài sản đó (được vốn hóa) khi
có đủ các điều kiện quy định trong Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 16 “Chi phí
đi vay”
Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đên việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất
tài sản dở dang được tính vao giá trị của tài sản đó (được vốn hóa), bao gồm các
16
khoản lãi tiền vay, phân bổ các khoản chiết khấu hoặc phụ trội khi phát hành trái
phiếu, các khoản chi phí phụ phát sinh liên quan tới quá trình làm thủ tục vay.
• Nguyên tắc ghi nhận vốn chủ sở hữu
Vốn đầu tư của chủ sở hữu được ghi nhận theo số vốn thực góp của chủ
sở hữu.
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là số lợi nhuận từ các hoạt động của
doanh nghiệp sau khi trừ (-) các khoản điều chỉnh do áp dụng hồi tố thay đổi
chính sách kế toán và điều chỉnh hồi tố sai sót trọng yếu của năm trước.
Chênh lệch tỷ giá hối đoái được ghi nhận theo thông tư số 209/2000/TT-
BTC.
• Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu
 Mức độ tin học hoá: Hiện tại xí nghiệp đã thực hiện thành công việc
tin học hóa việc quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là hoạt động
quản lý thông tin kế toán. Xí nghiệp đã và đang sử dụng phần mềm kế toán
MISA như một công cụ đắc lực cho việc theo dõi, ghi nhận và xử lý các thông
tin kế toán.
d. Hệ thống báo cáo kế toán
Bao gồm các báo cáo:

- Bảng cân đối kế toán;
- Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh;
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
2.1.3. Mức độ phù hợp và tính đặc thù của hệ thống kế toán của xí nghiệp
17
2.2. Phân tích chi phí và giá thành
2.2.1. Đối tượng, phương pháp phân loại chi phí
2.2.2. Giá thành toàn bộ và giá thành đơn vị sản phẩm chủ yếu
2.2.3. Phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành thực tế
2.2.4. Quy trình hạch toán một số khoản mục chủ yếu
2.2.5. Tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, đánh giá, nhận xét
2.3. Phân tích hoạt động tài chính của xí nghiệp
2.3.1. Báo cáo tài chính của xí nghiệp
2.3.2. Chức năng, kết cấu, nội dung của báo cáo
2.3.3. Nhận xét chung về tình hình tài chính của doanh nghiệp

18

×