Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP GIẢM TẮC NGHẼN MẠNG INTERNET

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.65 KB, 26 trang )

1

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG




TRẦN THỊ LÝ


NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP
GIẢM TẮC NGHẼN MẠNG INTERNET



CHUYÊN NGÀNH : TRUYỀN DỮ LIỆU VÀ MẠNG MÁY TÍNH

MÃ SỐ: 60.48.15


TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ








HÀ NI – 2013



2


Công trình được hoàn thành tại:
KHOA LUẬT – ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Quế Anh



Phản biện 1:
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

Phản biện 2:
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, họp tại Khoa Luật - Đại học Quốc
gia Hà Nội.
Vào hồi giờ , ngày tháng năm 200….





Có thể tìm hiểu luận văn tại:
Trung tâm tư liệu Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội
Trung tâm tư liệu – Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội





3


MỞ ĐẦU

Có thể nói rằng, một trong những thành công lớn nhất của nhân loại về
khoa học công nghệ trong những năm cuối của thế kỷ XX là công nghệ thông
tin và truyền thông. Những ứng dụng của công nghệ thông tin và truyền thông
đã đi vào mọi khía cạnh của cuộc sống đã giúp con người học hỏi được nhiều
lĩnh vực khác nhau của văn hoá, giáo dục, khoa học công nghệ, kỹ thuật, kinh
tế thị trường, xu thế hội nhập và tiếp cận nền kinh tế tri thức. Xu hướng công
nghệ truyền thông hiện nay đang xóa dần ranh giới công nghệ thông tin và viễn
thông. Thế giới đang bước vào kỷ nguyên của sự hội tụ. Các nhà sản xuất và
cung cấp dịch vụ không chỉ quan tâm đến việc phát triển dịch vụ mà còn phải
xây dựng, củng cố và tối ưu hóa hạ tầng mạng lưới trên cơ sở hội tụ mạng. Sự
hội tụ ở đây thể hiện ở nhiều khía cạnh như đa công nghệ, đa giao thức, đa truy
nhập, đa phương tiện truyền thông, đa dịch vụ…. Một trong những mạng tiên
tiến đang được ứng dụng là mạng Internet với mục tiêu mọi lúc, mọi nơi và
bằng mọi phương tiện. Mạng Internet hiện nay ngày càng đa phong phú đòi hỏi
nhiều mức độ chất lượng khác nhau. Ngoài các dịch vụ dữ liệu truyền thống
được cung cấp qua mạng Internet, ngày càng có thêm nhiều dịch vụ mới được
phát triển như: Các dịch vụ thoại, Video, đa phương tiện….Các nhà cung cấp

dịch vụ Internet luôn đứng trước thử thách làm sao để làm vừa lòng khách hàng
của mình với các loại dịch vụ khác nhau, chất lượng dịch vụ đảm bảo. Tuy
nhiên, tài nguyên mạng đặc biệt là băng thông là có hạn. Quá tải mạng và hiện
tượng tắc nghẽn là nguy cơ xảy ra thường xuyên.
Một thách thức mới nảy sinh khi tích hợp các loại dịch vụ mới vào
Internet là sự biến đổi khó lường của lưu lượng. Mạng càng phát triển, dịch vụ
gia tăng càng nhanh, các dịch vụ mới càng nhiều, số lượng người sử dụng càng
lớn thì lưu lượng mạng càng có sự tăng giảm đột biến dẫn đến nguy cơ quá tải
4
và tắc nghẽn mạng càng tăng. Như vậy chất lượng dịch vụ giảm. Vậy hạn chế
tắc nghẽn cũng là nhằm nâng cao hiệu năng mạng và chất lượng dịch vụ.
Ngược lại, giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ cũng góp phần giảm thiểu tắc
nghẽn. Vì vậy: “Nghiên cứu các giải pháp giảm tắc nghẽn mạng Internet” là đề
tài mà em quan tâm nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu
Với mục tiêu chung là nghiên cứu các giải pháp giảm tắc nghẽn mạng
Internet. Luận văn sẽ tập chung tìm hiểu: Tình hình phát triển về mạng Internet
Việt Nam, các nguyên nhân dẫn đến tắc nghẽn mạng, các giải pháp đảm bảo
chất lượng dịch vụ, các phương pháp, các kỹ thuật điều khiển chống tắc nghẽn.
Nghiên cứu các giải pháp giảm tắc nghẽn cho mạng Internet Việt Nam. Trong
đó đi sâu tìm hiểu giải pháp thiết lập hệ thống trung chuyển Internet Quốc tế
của Việt Nam. Định hướng giải pháp công nghệ giải quyết tắc nghẽn trong
tương lai và vấn đề kiểm soát chất lượng dịch vụ truy nhập Internet của các
nhà cung cấp dịch vụ.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu và phân tích mạng Internet Việt nam, từ đó phân tích các giải
pháp cấu trúc mạng lưới kết nối nhằm nâng cao hiệu năng toàn mạng, tránh
lãng phí tài nguyên hạn chế tắc nghẽn.
Nghiên cứu các giải pháp, các kỹ thuật mới nhằm kiểm soát lưu lượng,
cân bằng tải chống tắc nghẽn, nâng cao chất lượng dịch vụ mạng

Nghiên cứu các giải pháp giảm tắc nghẽn cho mạng Internet Việt Nam và
tìm hiểu giải pháp thiết lập hệ thống trung chuyển Internet Quốc tế của Việt
Nam. Định hướng giải pháp công nghệ giải quyết tắc nghẽn trong tương lai, và
kiểm soát chất lượng dịch vụ truy nhập Internet.
Phương pháp nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu cơ bản và tổng hợp các phương pháp về điều khiển
lưu lượng, cân bằng tải, hạn chế tắc nghẽn mạng. Phương pháp khảo sát thực tế
5
được sử dụng cho việc nghiên cứu phân tích hiện trạng mạng Internet Việt
Nam và hệ thống trung chuyển Internet Quốc tế của Việt Nam.
Sử dụng phương pháp tổng hợp các kết quả nghiên cứu của các tác giả đi
trước, hiểu rõ nguyên tắc và bản chất của các giải pháp chống tắc nghẽn mạng
Viễn thông nói chung và mạng internet nói riêng.
Nội dung của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 4 chương với các nội dung
chính như sau:
Chương 1: Tình hình phát triển về mạng Internet Việt Nam, các ứng
dụng và chất lượng dịch vụ mạng Internet, đặc biệt đưa ra các nguyên nhân
dẫn đến tắc nghẽn Internet
Chương 2: Tìm hiểu những nguyên lý chung, cách phân loại và đưa ra
được các tiêu chí đánh giá phương pháp điều khiển chống tắc nghẽn.
Chương 3. Trình bày một số phương pháp điều khiển chống tắc nghẽn
mới, trong đó có cả phương pháp truyền thống và phương pháp mới. Một số kỹ thuật
chống tắc nghẽn với mạng thế hệ mới, mạng dựa trên công nghệ chuyển mạch nhãn
đa giao thức: Điều kiển lưu lượng, kỹ thuật cân bằng tải lưu lượng …
Chương 4. Trình bày về giải pháp giảm tắc nghẽn cho mạng Internet Việt
Nam. Trong đó tìm hiểu giải pháp thiết lập hệ thống trung chuyển Internet
Quốc tế của Việt Nam. Định hướng giải pháp công nghệ giải quyết tắc nghẽn
trong tương lai, và vấn đề kiểm soát chất lượng dịch vụ truy nhập Internet
ADSL

Cuối cùng là phần kết luận và hướng nghiên cứu, phát triển tiếp theo.




6
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. Tình hình phát triển về mạng Internet Việt Nam
Trong mấy năm gần đây, mạng Internet ở Việt Nam có sự bùng nổ phát
triển mạnh mẽ. Hiện tại Việt Nam có trên 14 doanh nghiệp cung cấp hạ tầng
mạng Internet (ISP-Internet Service Provider). Cho đến nay, nhiều dịch vụ ứng
dụng trên Internet đã được các doanh nghiệp Internet quan tâm. Các ISP, bắt đầu
đẩy mạnh đa dạng hóa dịch vụ cung cấp cho cộng đồng. Sự bùng nổ số lượng
khách hàng truy cập Internet đòi hỏi các nhà cung cấp dịch vụ phải luôn chú
trọng đến chất lượng dịch vụ và chất lượng mạng. Hạ tầng mạng Internet Việt
Nam hiện đã có thể so sánh được với các nước trong khu vực và thế giới. Chất
lượng mạng được cải thiện đáng kể thông qua việc nâng cấp cơ sở hạ tầng
mạng từ mạng lõi cho đến các router biên, mạng truy nhập để cải thiện về băng
thông và an toàn mạng.
1.2. Các ứng dụng và dịch vụ mạng internet
Ngày nay, Internet đã trở thành công nghệ tiêu chuẩn, kết nối mở các hệ
thống tính toán và các mạng thông tin máy tính không đồng nhất, ở cả diện rộng
(mạng diện rộng WAN) và diện hẹp (mạng cục bộ LAN). Việc phát triển bùng
nổ của các mạng Internet/Intranet, việc cung cấp các dịch vụ thông tin về kinh
tế, văn hoá, xã hội ngày càng phong phú. Các ứng dụng trên mạng có đặc tính
lưu lượng và yêu cầu về chất lượng dịch vụ khác nhau, cụ thể như :Các ứng
dụng thời gian thực như thoại. Các ứng dụng truyền hình (IPTV). Các ứng
dụng như e-mail Các ứng dụng dữ liệu khác (ví dụ tương tác máy chủ) . Nhiều
dịch vụ mới như thương mại điện tử, e-banking, giao dịch chứng khoán trực
tuyến có yêu cầu tương tác thời gian thực.

1.3. Chất lượng dịch vụ và hiệu năng mạng
Chất lượng dịch vụ (QoS) là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong
nhiều lĩnh vực khác nhau. Hiểu một cách đơn giản QoS là các cơ chế, công cụ
7
đảm bảo cho các mức dịch vụ khác nhau thỏa mãn các tiêu chuẩn về băng
thông và thời gian trễ cần thiết cho một ứng dụng đặc biệt nào đó.
1.3.1. Băng thông (Bandkwidth)[4]
Thuật ngữ băng thông được sử dụng để chỉ khả năng truyền một lượng
dữ liệu của một giao thức, phương tiện hoặc của một kết nối. Có thể cách tốt
nhất để giải quyết vấn đề băng thông là dành càng nhiều băng thông cho các
kết nối càng tốt.
1.3.2. Độ trễ (delay)
Tất cả các gói tin trong mạng đều trải qua một vài khoảng trễ nhất định
trước khi tới được đích, hay nói cách khác trễ có rất nhiều loại, ở đây chỉ nêu
ra một số loại cơ bản sau: Trễ lan truyền, trễ mạng (Network Delay), trễ xử
lý, trễ hàng đợi, trễ lan truyền.
1.3.3. Biến động trễ (Delay Jitter và Delay Wander)
Biến động trễ là sự khác biệt về trễ của các gói khác nhau cùng trong
một luồng lưu lương. Biến động trễ có tần số cao được gọi là Jitter trong khi
biến động trễ có tần số thấp gọi là Wander.
1.3.4. Tỷ lệ mất gói (Packet Loss Rate):
Tỉ lệ mất gói chỉ ra số lượng gói bị mất trong mạng trong suốt quá trình
truyền dẫn. Mất gói do hai nguyên nhân chính: gói bị loại bỏ khi mạng bị tắc
nghẽn nghiêm trọng hoặc gói bị mất khi đường kết nối bị lỗi
1.4. Tắc nghẽn và các nguyên nhân dẫn đến tắc nghẽn Internet
Có thể nói mạng kết nối Internet Việt Nam đã có sự bùng phát mạnh mẽ
những năm gần đây cả về quy mô, hạ tầng mạng lưới cũng như chất lượng dịch
vụ. Tuy nhiên, với sự tăng lên rất nhanh số lượng người dùng, cùng nhu cầu
ngày càng đa dạng về các loại dịch vụ và dữ liệu truyền tải trên mạng, khiến
cho mạng kết nối Internet đang phải đối mặt với nhiều thách thức mới.

1.4.1. Vấn đề tắc nghẽn mạng.
8
1.4.1.1. Tắc nghẽn nói chung
Một trong những vấn đề nổi cộm là hiện tượng tắc nghẽn trong những giờ
cao điểm. Tắc nghẽn Internet có thể xảy ra ở bất cứ nút cổ chai nào, có thể trên
mạng truy nhập, trên mạng trục, mạng vùng, hay trên mạng kết nối. Tài nguyên
của mạng có giới hạn trong khi nhu cầu truyền tải dữ liệu ngày càng tăng.
Chính vì vậy hiện tượng tắc nghẽn mạng là khó tránh khỏi, đòi hỏi cần có thêm
các giải pháp hiệu quả nhằm giảm thiểu tắc nghẽn, nâng cao chất lượng mạng
kết nối Internet.
1.4.1.2. Tắc nghẽn trong mạng toàn IP
Tắc nghẽn là một hiện tượng rất quen thuộc trên mạng, mà nguyên nhân
nói chung là do tài nguyên mạng giới hạn trong khi nhu cầu truyền thông tin
của con người là không có giới hạn.
Thông thường, nút mạng được thiết kế với một bộ đệm lưu trữ có hạn.
Nếu tình trạng nghẽn mạng kéo đủ dài, bộ đệm bị tràn, các gói sẽ bị mất hoặc
trễ quá thời gian cho phép. Nếu một gói bị mất trên mạng thì tại thời điểm ấy
các tài nguyên mạng mà gói đó đã sử dụng cũng bị mất theo.
1.4.2. Nguyên nhân xảy ra tắc nghẽn
1.4.2.1. Hạn chế của băng thông truyền dẫn
Nhu cầu băng thông cao của các dịch vụ đa phương tiện và các loại hình
dịch vụ mới: dữ liệu, âm thanh và hình ảnh được tích hợp truyền trên mạng
gây ra tắc nghẽn tại các đường truyền dẫn băng thông nhỏ.
1.4.2.2. Nghẽn do đường truyền vô tuyến
Các hiệu ứng môi trường như di động, che chắn, pha đinh,… gây ra mất
gói và ảnh hưởng đến tắc nghẽn mạng. Số lượng trạm ngày càng tăng cộng với
sự phát triển của đô thị ngày càng rõ rệt dẫn đến hiện tượng che chắn và pha
đinh giữa các nhà cung cấp dịch vụ dẫn đến hiện tượng nghẽn mạng.
9
1.4.2.3. Tràn bộ đệm

Cấu trúc mạng Viễn thông và Internet được cấu thành từ một hệ thống
các thiết bị từ: Các thiết bị định tuyến, các thiết bị chuyển mạch, hệ thống
cahing, hệ thống Acess Server…v.v. Trên mỗi dòng thiết bị đều có một bộ
đệm được tích hợp nhằm gia tăng khả năng truy xuất của thiết bị, nhưng kích
thước bộ đệm là có hạn, do vậy khi lưu lượng tăng đột ngột sẽ dẫn đến hiện
tượng tràn bộ đệm. Điều này sẽ dẫn đến nghẽn mạng.
1.4.2.4. Nghẽn cổ chai
Tại thời điểm nối từ các mạng tốc độ thấp vào mạng tốc độ cao. Đây là
một trong những đặc điểm nổi bật của môi trường hỗn tạp Internet. Khi băng
thông tại mỗi kết nối đầu ra của đoạn mạng nhỏ hơn băng thông của các kết nối bên
trong có lưu lượng ra ngoài lớn sẽ dẫn đến tình trạng nghẽn cổ chai tại điểm ra.
1.4.2.5. Sự thay đổi đột biến của lưu lượng
Thông thường, các ứng dụng mới trong mạng Internet được thiết kế với
nhu cầu lưu lượng truyền tải lớn (đặc biệt là các ứng dụng liên quan đến cơ sở
dữ liễu phân tán, hay VoIP, Video, IPTV,…) Mặt khác, những ứng dụng đa
phương tiện có đặc điểm là lưu lượng biến đổi động khó dự đoán trước được
1.4.2.6. Tính biến động của lưu lượng
Đây là một đặc tính mới của mạng Internet so với mạng truyền thống.
Các nút mạng có thể dịch chuyển làm hình trạng mạng thay đổi gây ra những
biến đổi về phân chia lưu lượng trên mạng.
1.5. Kết luận chương 1:
Hiện tượng tắc nghẽn xảy ra trong mạng là vấn đề khó tránh khỏi, do đó
điều khiển tắc nghẽn ngày càng trở nên cấp thiết. Trong chương 1, chúng ta đã
nêu rõ để đảm bảo chất lượng các dịch vụ của mạng Internet, đặc biệt với các
dịch vụ thời gian thực thì vấn đề tắc nghẽn mạng phải được giải quyết triệt để.
Nguyên nhân có thể có nhiều, nhưng không phải tất cả các nguyên nhân đều
giải quyết được. Trong chương 2, chúng ta sẽ tìm hiểu về các nguyên tắc chung
và các tiêu chí đánh giá về các phương pháp điều khiển tắc nghẽn mạng.
10
CHƯƠNG 2. NGUYÊN LÝ CHUNG VỀ ĐIỀU KHIỂN TẮC NGHẼN MẠNG

2.1 . Nguyên lý chung điều khiển chống tắc nghẽn
Mạng viễn thông của các nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam đang
chuyển sang mạng thế hệ sau NGN và tới IP hóa (all-IP) với mục tiêu: mọi lúc
– mọi nơi và bằng mọi phương tiện. Nhu cầu về các dịch vụ mạng ngày càng đa
dạng, phong phú và đòi hỏi nhiều mức độ chất lượng dịch vụ khác nhau. Chính
vì vậy hiện tượng tắc nghẽn mạng là khó tránh khỏi. Để giải quyết vấn đề này
có hai hướng giải quyết tổng quát nhất, đó là: Tăng tài nguyên của mạng , điều
khiển để chống tắc nghẽn mạng.
2.2. Phân loại các phương pháp điều khiển chống tắc nghẽn
2.2.1. Các đặc điểm chung
Các phương pháp điều khiển chống tắc nghẽn có thể được phân loại dựa
trên các đặc điểm chung như sau:
- Điều khiển tiếp nhận (Admission control):
- Kiểm soát (Policing): - Điều khiển luồng lưu lượng (Flow control).
2.2.2. Phân loại
- Điều khiển chống tắc nghẽn vòng hở (open-loop congestion control) là sự kết
hợp của điều khiển tiếp nhận, kiểm soát và nguyên lý thùng rò (leaky bucket).
- Điều khiển chống tắc nghẽn vòng kín (Close-loop congestion control) là dựa
trên trạng thái của mạng với giám sát tắc nghẽn và điều khiển lưu lượng dựa
trên thông tin phản hồi. [1].2.3 Các tiêu chí đánh giá phương pháp điều khiển
chống tắc nghẽn
Trong phần này, chúng ta cần xem xét một số tiêu chí đánh giá cơ bản
nhất dựa trên cơ sở những tiêu chí truyền thống [7]. song có xem xét đến những
đặc tính của môi trường mạng Internet.
11
2.3.1. Tính hiệu quả
Tính hiệu quả được định nghĩa là tỉ số giữa tổng tài nguyên phân phối cho
các ứng dụng và tổng tài nguyên mong muốn tại điểm Knee của mạng, nghĩa là
trước thời điểm mạng xảy ra bão hòa. Tính hiệu quả chỉ có liên quan đến tổng
lượng phân phối và do đó 2 lượng phân phối khác nhau có thể cả hai đều hiệu

quả miễn là tổng lượng phân phối là gần đến “goal”. Sự phân bố của tổng lượng
phân phối giữa các người dùng được đo bởi chỉ tiêu bình đẳng.
2.3.2. Tính bình đẳng
Khi nhiều người dùng chia sẻ tài nguyên, tất cả người dùng trong cùng
một lớp dịch vụ phải có chia sẻ về tài nguyên. Thường thì sự phân bổ không
bằng nhau một cách chính xác, mức độ bình đẳng được đo bởi chỉ số bình đẳng.
2.3.3. Tính hội tụ
Sự hội tụ được đánh giá bởi thời gian cần để hệ thống đạt đến trạng thái
mong muốn từ một trạng thái xuất phát bất kỳ. Một cách lý tưởng, hệ thống đạt
tới trạng thái đích nhanh và có biên độ dao động rất nhỏ xung quanh nó.
Như vậy, tính hội tụ được đánh giá qua 3 yếu tố:
- Trạng thái cân bằng tiệm cận với X
goal
.
- Thời gian cần thiết để thuật toán hội tụ đến X
goal
.
- Biên độ của dao động xung quanh giá trị X
goal
nhỏ dần.
2.3.4. Thời gian đáp ứng nhanh
Thuật toán phải nhanh chóng phát hiện được tắc nghẽn và thời gian kể từ
khi phát hiện tắc nghẽn đến khi có tác động của điều khiển chống tắc nghẽn
phải càng nhanh càng tốt: T
resp
≤ T
goal
- trong đó T
goal
là cơ sở để so sánh các

thuật toán điều khiển.
2.3.5. Độ mịn trong điều khiển
Trong thực tế, tác động của điều khiển không thể đưa hệ thống đến trạng
12
thái mong muốn ngay lập tức. Vì vậy, các thuật toán điều khiển chống
tắc nghẽn phải thiết kế sao cho tác động điều khiển có độ mịn cần thiết,
tránh đưa hệ thống vào trạng thái mất ổn định thêm. Đại lượng để đo độ
mịn có thể là hiệu số giữa lưu lượng tại 2 thời điểm điều khiển liên tiếp
t1 và t2: )((
1)2
txtx
ii
 hoặc hiệu số giữa tổng lưu lượng mạng tại 2 thời
điểm điều khiển liên tiếp t1 và t2: )()(
12
tXtX  .
2.3.6. Tính phân tán
Đây là điều cần thiết bởi vì một mô hình tập trung đòi hỏi thông tin
đầy đủ về trạng thái của mạng cũng như các luồng riêng lẻ, và điều này
là không thể không có đối với mạng cỡ lớn. Chẳng hạn, chúng ta muốn
biết về các nhu cầu cá nhân hay toàn bộ. Thông tin này có thể hữu dụng
tại nguồn tài nguyên. Tuy nhiên, truyền đạt thông tin này cho nhiều
người dùng làm chúng ta quan tâm đến mào đầu (overhead), đặc biệt khi
một người dùng có thể dùng vài nguồn tài nguyên (resource) tại cùng
một thời điểm.
2.4. Kết luận chương 2
Trong chương này, luận văn trình bày một cách hệ thống các
nguyên lý chung về điều khiển tắc nghẽn mạng, phân loại các Phương
pháp điều khiển. Để có cơ sở đánh giá về các Phương pháp điều khiển
khác nhau, luận văn đã đi sâu vào các tiêu chí đánh giá. Các tiêu chí này

bao gồm: Tính hiệu quả, Tính hội tụ, Tính bình đẳng, Độ mịn và Thời
gian đáp ứng. Trong chương 3, sẽ trình bày cụ thể một số Phương pháp
điều khiển tắc nghẽn mạng.



13
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU KHIỂN TẮC NGHẼN MẠNG
Trong chương này luận văn sẽ hệ thống hóa lại một số phương pháp điều
khiển tắc nghẽn điển hình nhất, phân tích đánh giá chúng dựa trên cơ sở những
tiêu chí đã đề xuất trong chương 2. Đó là các phương pháp điều khiển tắc nghẽn
truyền thống như DECbit và một vài phương pháp mới hơn như EWA, ETCP,
FBA- TCP, QS- TCP để cải thiện hiệu suất hoạt động mạng. Trong đó đặc biệt
đi sâu vào phương pháp điều khiển tắc nghẽn sử dụng FAST TCP phổ biến hiện
nay (đặc biệt là trong mạng Internet) là ứng cử viên cho mạng dựa trên cơ sở
toàn IP.
3.1. Một số phương pháp truyền thống
3.1.1. DECbit
DECbit là một trong các mô hình điều khiển chống tắc nghẽn sớm nhất.
Phương pháp này sử dụng phản hồi ẩn. [1]. Trong DECbit, mạng cung cấp
thông tin phản hồi cho phép phía gửi điều chỉnh lưu lượng vào mạng. Các bộ
định tuyến giám sát kích thước trung bình của hàng đợi trong khoảng thời gian
được định nghĩa. Nếu độ dài trung bình của bộ đệm vượt quá ngưỡng
(threshold) thì bộ định tuyến thiết lập một bit chỉ dẫn chống tắc nghẽn (gọi là
DECbit) trong các gói tin để thông báo sự tắc nghẽn của mạng. Phía nhận gửi
lại bit này trong thông báo nhận được đến phía gửi. Phía gửi giám sát các bit chỉ
dẫn chống tắc nghẽn này để điều chỉnh kích thước của cửa sổ gửi như sau: Nếu
xảy ra tắc nghẽn thì giảm đi theo phép nhân (nhân với 0,875), trong trường hợp
ngược lại thì kích thước cửa sổ được tăng lên theo phép cộng.
3.1.2. Điều khiển chống nghẽn mạng TCP

TCP (Transmission Control Protocol) là giao thức phổ biến nhất hiện nay
cho truyền dữ liệu tin cậy trên Internet. Ngoài điều khiển chống tắc nghẽn ra,
nó còn thực hiện chức năng khôi phục dữ liệu đã mất và quản lý kết nối. Điều
khiển chống tắc nghẽn trong TCP thuộc loại điều khiển vòng kín phản hồi ẩn,
14
TCP dựa vào mất gói để phát hiện tắc nghẽn. Nó có 2 cơ cấu để phát hiện ra
mất gói. Đầu tiên, khi gói được gởi, phía gởi TCP khởi tạo bộ định thời. Nếu bộ
định thời hết hiệu lực trước khi gói được xác nhận, TCP xem như gói bị mất.
Thứ 2, khi phía nhận TCP nhận gói không đúng trật tự. Nó gởi xác nhận ACK
cho gói mà nó nhận gần nhất.
3.1.3. Giảm nghẽn dựa trên các phương pháp định tuyến
3.1.3.1. Cơ chế hàng đợi DropTail
Bộ định tuyến sẽ lưu trữ các gói tin gửi đến trong một hàng đợi của bộ
nhớ cho đến khi nó có thể được xử lý theo nguyên tắc FIFO (vào trước, xử lý
trước). Khi các gói tin gửi đến nhanh hơn là chúng được chuyển đi thì hàng đợi
sẽ dài ra và ngược lại, khi các gói tin chuyển đến chậm hơn thì hàng đợi thu
ngắn lại. Nhưng vì bộ nhớ là hữu hạn, hành đợi không thể dài ra quá giới hạn
cho phép. Vì vậy, phần mềm của bộ định tuyến sử dụng cơ chế “cắt bớt phần
đuôi” để quản lý hàng đợi bị tràn, hàng đợi này được gọi là Drop Tail. Việc “cắt
bớt phần đuôi” có ảnh hưởng đáng kể với TCP, trong trường hợp đơn giản, khi
các gói tin di chuyển qua bộ định tuyến có một gói bị mất sẽ làm cho TCP đi
vào trạng thái khởi động chậm, nghĩa là giảm bt tốc độ truyền cho tới khi TCP
bắt đầu nhận các báo nhận và gia tăng kích thước cửa sổ tắc nghẽn.
3.1.3.2. Cơ chế hủy bỏ sớm ngẫu nhiên (RED: RandomEarly Detection)
Bộ định tuyến cài đặt RED sử dụng hai giá trị là chặn trên và chặn dưới
để đánh dấu các vị trí trong hàng đợi: minh và maxth. Hoạt động của RED được
mô tả bởi ba quy tắc để xác định vị trí của mỗi gói tin gửi đến:
- Nếu hàng đợi chứa trong khoảng minth và maxth gói tin thì hủy bỏ gói tin một
cách ngẫu nhiên tuy theo một hàm xác suất p.
- Nếu hàng đợi chưa ít hơn minth gói tin thì thêm gói tin mới vào hàng đợi và

xác suất hủy bỏ là 0.
15
- Nếu hàng đợi chưa nhiều hơn maxth gói tin thì hủy bỏ những gói tin mới và
xác suất hủy bỏ lả 1.
3.1.3.3. Cơ chế điều khiển gói ACK
Giao thức TCP điều khiển tần suất truyền bằng cách giới hạn các gói báo
nhận ACK được truyền. Trong mỗi phiên độ lớn của cửa sổ phát W là số gói tin
chưa có ACK trả lời tương ứng. Độ lớn W càng lớn càng tốt nếu không có tắc
nghẽn trên đường truyền, khi một kết nối được thiết lập độ lớn cửa sổ truyền
ban đầu thấp và sẽ tăng dần cho đến khi đạt đến giá trị tối đa tức là khi gặp lỗi
hay khi nhận được trả lời xấu (NAK) hay vượt thời gian cho phép (timeout)
3.1.3.4. Các phương pháp khác.
Ngoài các phương pháp đã nói đến ở trên cón có các phương pháp như
ECN [14]. (Explieit) Congestion Ntification), RED [15] andom Eacly
Detection) (Sử dụng trong các bộ định tuyến để hỗ trợ điều khiển chống tắc
nghẽn cho TCP). RAP [16].
(Rate Adaptation Protocol) (giao thức điều khiển chống tắc nghẽn ở mức ứng
dụng) và các phương pháp điều khiển chống tắc nghẽn trong từng ứng dụng cụ
thể như trong RealPlayer [13]. Microsoft Windows media Player [17]
3.2. Một số phương pháp điều khiển chống tắc nghẽn mới
3.2.1. EWA và FEWA
Phương pháp EWA [11] (Explicit Window Adaptation) dùng thông báo
một cách rõ ràng đến phía gửi về băng thông còn khả dụng của các đường ra
bằng cách sử dụng cơ chế điều khiển lưu lượng giống như trong TCP để truyền
thông tin phản hồi từ các bộ định tuyến đến phía gửi. Ý tưởng của ETCP [12]
(Enhanced TCP) là sử dụng phản hồi FEWA (dựa trên sự thích ứng với cửa sổ
điều khiển lưu lượng - AWND) để tính cửa sổ gửi mới (SWND). ETCP phía
gửi không thực hiện chu trình bắt đầu chậm (Slow start) và chống tắc
16
nghẽn (congestion avoidance), mà bắt đầu với một cửa sổ gửi khởi tạo và

cập nhật cửa sổ gửi.
3.2.3. XCP
XCP [18]. (Explieit Control Pcotocol) là một giao thức truyền
thông dự kiến thay thế TCP. Sự phát lại là cửa sổ chống tắc nghẽn của
XCP dựa trên TCP.
3.2.4.

FBA - TCP
Phân bổ băng thông hợp lý cho TCP (FBA - TCP [21]. (Fair Bandwidth
Allocation for TCP) là một phương pháp điều khiển lưu lượng TCP dựa trên
thông tin phản hồi về mạng được cung cấp bởi CSFQ (Core-Stateless Fair
Queueing) [24]. CSFQ nhằm mục đích đạt được một sự phân bổ bằng thông
hợp lý trong bộ định tuyến mà không yêu cầu sự tính toán cho mỗi luồng hoặc
trạng thái mỗi luông trong bộ định tuyến lõi của một miền CSFQ
3.2.5. QS-TCP
QS-TCP (Quick Start TCP) đã được đề xuất bởi Jain và Floyd như là một
cách để tăng cửa sổ khởi tạo của một kết nối TCP [25]. Trong thủ tục thiết lập
kết nối TCP (TCP SYN và TCP SYN/ACK) phía gửi TCP chèn một yêu cầu
bắt đầu nhanh (Quick Start Request) vào gói TCP nó chính là tốc độ khởi tạo
mà phía gửi muốn truyền.
3.3 FAST TCP
FAST (Viết tắt của Fast Active queue management Scalable
Transmission Control Protocol) là một thuật toán kiểm soát tắc nghẽn được cải
tiến trong giao thức TCP. .
3.3.1 Kiến trúc và thuật toán của FAST TCP
FAST TCP có 3 điểm khác biệt :
- Đầu tiên, nó là một thuật toán dựa trên phương trình và do đó loại bỏ gói tin
dao động. Dựa trên trễ hàng đợi là phương pháp chính để xác định tắc
17
nghẽn.FAST TCP có các luồng ổn định và đạt được sự cân bằng mà không ảnh

hưởng đến các luồng dài.
3.3.2 Hiệu năng của FAST TCP
Hiệu năng của FAST TCP được đánh giá trên 4 tham số đó là: thông lượng, tính
bìnđẳng, tính ổn định và khả năng đáp ứng.
3.3.3 Các ứng dụng của FAST TCP
Để thương mại hóa các ứng dụng của FAST TCP thì từ năm 2006 công ty
FastSoft đã ra đời để phát triển các ứng dụng dựa trên công nghệ FAST TCP.
Các sản phẩm của FastSoft nhằm mục đích tăng cường tốc độ của các website
và các ứng dụng web khác cũng như tăng tốc độ truyền tải hình ảnh và các nội
dung số khác.
3.4. Một số kỹ thuật chống tắc nghẽn cho mạng thế hệ mới.
Trong phần này chúng ta tìm hiểu một số kỹ thuật cụ thể chống tắc nghẽn
mạng, những kỹ thuật này là cơ sở chính xây dựng giải pháp nhằm giảm tắc
nghẽn mạng internet kết nối đi quốc tế của Việt nam .
3.4.1. Kỹ thuật điều khiển lưu lượng tại nút mạng
3.4.1.1. Điều khiển chấp nhận kết nối
Điều khiển chấp nhận kết nối (connection Admission control) là cơ chế
liên quan đến quản lý tài nguyên, thực hiện so sánh yêu cầu tài nguyên của ứng
dụng với tài nguyên sẵn có của mạng. Kiểm tra chấp nhận có thể thành công
hoặc không. Nếu kiểm tra không thành công, kết nối sẽ bị từ chối hoặc sẽ diễn
ra thương thảo để tiến tới thoả thuận về cung cấp dịch vụ. Khi kết nối được
chấp nhận, một thoả thuận về cung cấp dịch vụ (dưới dạng các đặc tính lưu
lượng vào, các yêu cầu QoS) giữa người sử dụng và mạng sẽ được thực hiện, tài
nguyên được dành trước.
3.4.1.2. Cơ chế định dạng lưu lượng (Traffic shaping).
18
Định dạng lưu lượng (sửa lại dạng) làm trễ một vài hay tất cả các gói tin
để tạo ra mộtluồng dữ liệu ở ngõ ra có tốc độ như mong muốn.
3.4.2. Kỹ thuật lưu lượng trong mạng MPLS
3.4.2.1. Mạng MPLS

Mạng MPLS bao gồm một tập hợp các bộ định tuyến chuyển mạch nhân LSR
(Label Switching Router) có khả năng chuyển mạch và định tuyến các gói dựa
trên một nhãn được gán vào mỗi gói. Các nhãn xác định một luồng các gói giữa
2 điểm đầu cuối hoặc giữa một điểm nguồn với một nhóm các điểm đích trong
trường hợp đa hướng.
3.4.2.2. Cơ chế điều khiển lưu lượng trong MPLS
Điều khiển lưu lượng là quá trình điều chỉnh các luồng lưu lượng qua
mạng để sử dụng tối đa tài nguyên mạng và tăng hiệu năng mạng [22] MPLS
cho khả năng mềm dẻo trong điều khiển lưu lượng với khả năng định tuyến rõ
ràng chặt chẽ và định tuyến tường minh không chặt chẽ [6.]. Điều khiển lưu
lượng là nhằm cố gắng phân bổ tài nguyên mạng tốt nhất để hỗ trợ những nhu
cầu QoS của người sử dụng. Do tài nguyên mạng là hạn chế, phải sắp xếp lưu
lượng người dùng một cách hợp lý.
3.4.2.3. Chọn đường trong MPLS
Chọn đường đi xem xét đến phương pháp được sử dụng để chọn LSP cho
một FEC xác định. Kiến trúc giao thức MPLS hiện tại cho phép hỗ trợ hai khả
năng của việc chọn đường đi: định tuyến hop-by-hop (hop-by-hop routing) và
định tuyến tường minh (explicit routing)
Kỹ thuật chọn lọc đường dẫn dựa trên sự đảm bảo băng thông.
Kỹ thuật này dựa trên việc thương thảo các yêu cầu khác nhau về giới hạn đếm
bước nhảy đường dẫn và cân bằng tải mạng.
Kỹ thuật chọn đường giao thoa tối thiểu (MIRA)
19
Kỹ thuật chọn đường giao thoa tối thiểu (MIRS - Minimum
Interference Rooring with Applicanions) thuộc loại định tuyến có ràng
buộc (CBR - Constrained Based Routing) [8,23], ý tưởng chính của
phương pháp này là khai thác các cặp vào - ra để tránh định tuyến qua các
liên kết có thể "giao thoa" với việc thiết lập các đường tiềm năng trong
tương lai.
3.4.3. Kỹ thuật cân bằng tải lưu lượng

Kỹ thuật lưu lượng hướng tới việc cân bằng tải trên các đường để
bảo đảm lưu lượng không vượt quả mức cho phép của các đường.
Các kỹ thuật cân bằng tải đã được đề xuất tới nay có thể phân thành 3 loại
chính như sau: (1) cân bằng tải tĩnh với khả năng dựa trên nền tảng cấu
hình hoặc dựa theo tài nguyên (2) Cân bằng tải động và (3) Cân bằng tải
thích ứng.












20
CHƯƠNG IV. GIẢI PHÁP GIẢM TẮC NGHẼN MẠNG INTERNET
VIỆT NAM
4.1. Hiện trạng mạng Internet của Việt Nam [2]
Như đã trình bày ở chương 1, mạng Internet ở Việt Nam có sự bùng nổ
phát triển mạnh mẽ. Hạ tầng mạng Internet Việt Nam hiện đại. Chất lượng
mạng được cải thiện đáng kể thông qua việc nâng cấp cơ sở hạ tầng mạng từ
mạng lõi cho đến các router biên, mạng truy nhập để cải thiện về băng thông và
an toàn mạng. Các phương thức truy nhập tiên tiến như ADSL, HDSL, truy cập
vô tuyến tốc độ cao EDGE và các loại hình truy cập khác được sử dụng. Việc
truy nhập cáp quang có băng thông lớn như FTTx đang được triển khai và áp
dụng vào thực tế tại Việt Nam. Mạng kết nối Internet trong nước được thiết lập

thông qua hệ thống trung chuyển Internet quốc gia (Vietnam National Internet
eXchange-VNIX) của VNNIC. VNIX giúp các ISP tại Việt Nam trao đổi lưu
lượng Internet trong nước qua 2 điểm Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, khắc phục
hiện tượng các ISP Việt Nam phải đi vòng ra quốc tế khi truy vấn sang ISP khác.
4.1.1 Mạng kết nối Internet Quốc tế của VNPT
Công ty điện toán và truyền số liệu (VDC), VNPT đang là nhà cung cấp
dịch vụ Internet (ISP), và nhà cung cấp kết nối Internet (IXP) lớn nhất tại Việt
Nam. Về mặt cấu trúc hiện nay VDC có 3 cổng Internet Quốc tế tại Hà
Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh. Trong nước mạng Internet của
VNPT được chia thành 3 vùng lưu lượng chính với các bộ định tuyến
lõi tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Tuy nhiên với nhu
cầu phát triển ngày càng tăng của Internet, dự án phân tải đã và đang
được thực hiện, do đó được chia ra thành 5 vùng: Hà Nội, khu vực phía
Bắc, khu vực miền Trung, khu vực phía Nam, và thành phố Hồ Chí
Minh.

21
4.1.2 Mạng kết nối Internet Quốc tế của một số ISP khác
Bên cạnh nhà cung cấp dịch vụ Internet lớn là VNPT, Tập đoàn
Viettel đã có hạ tầng mạng truyền dẫn quang Quốc tế, mạng đường trục và
mạng truyền dẫn nội hạt tại các trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội và Thành
phố Hồ Chí Minh. Viettel có vòng ring nội hạt tại các thành phố lớn. Ngoài ra
SPT và HTC cũng là hai nhà cung cấp dịch vụ kết nối Internet quốc tế, tuy
nhiên với dung lượng thấp.
4.1.3 Nhận xét
Với hạ tầng mạng trục quốc tế, hiện chưa có doanh nghiệp nào tại Việt
Nam có đủ khả năng tự đầu tư xây dựng, mà chủ yếu thuê lại kênh truyền quốc
tế của các nhà cung cấp nước ngoài. Giá thuê kênh kết nối quốc tế thường
khá cao, và kèm theo những điều kiện nhất định, nên các ISP trong nước
thường đầu tư hạn chế cho các đường kết nối quốc tế và phát triển kinh tế

của Việt Nam
4.2 Giải pháp giảm tắc nghẽn truy cập Internet Việt đi quốc tế của Việt
nam. [2]
Việc chia sẻ lưu lượng internet trong nước của các IPS được thực hiện
thông qua hệ thống trung chuyển VNIX. Đối với lưu lượng Internet quốc tế
cũng cần có các giải pháp nhằm chia sẻ dung lượng một cách mềm dẻo, giảm
tắc nghẽn cục bộ của từng ISP.Giải pháp đưa ra dựa trên các tuyến kết nối
Internet Quốc tế của các ISP chính lại với nhau, và sau đó chia sẻ dùng chung
các tuyến kết nối này trên cơ sở vẫn bảo đảm đáp ứng hoàn toàn yêu cầu, nhu
cầu dung lượng kết nối Internet Quốc tế riêng của mỗi ISP.
4.2.1 Nguyên tắc thiết kế mạng VNIX international
Để đảm bảo thiết lập mạng VNIX international phù hợp với mục tiêu, yêu cầu
và khả thi, hợp lý, bài toán thiêt kế mạng VNIX international cần phải xây dựng
đảm bảo cho các nguyên tắc sau:
- Đáp ứng yêu cầu Internet Quốc tế hiện tại của các ISP chính.
22
- Nâng cao hiệu quả đầu tư, giảm thiểu chi phí thuê kênh kết nối Internet Quốc tế
- Đáp ứng yêu cầu dự trữ cho phát triển dung lượng đột xuất
- Ứng dụng các kỹ thuật công nghệ hiện đại nhất và phải tương thích phù hợp
với mạng thế hệ mới (NGN) của Quốc gia và thế giới.
4.2.2 Thiết kế và định cỡ mạng VNIX international
Để thiết kế hệ thống VNIX international, công nghệ MPLS, kết hợp với
các kỹ thuật cân bằng tải lưu lượng vào – ra của các nút mạng, nhằm phân phối
hợp lý các luồng lưu lượng trong mạng, giảm tắc nghẽn và nâng cao chất lượng
truyền tải được đề xuất.
4.3. Định hướng giải pháp công nghệ giải quyết tắc nghẽn trong
tương lai [4]
Tắc nghẽn băng thông có thể xảy ra với từng cá nhân; và xét trên tầm vĩ
mô, băng thông Internet toàn cầu cũng hoàn toàn có thể gặp phải vấn đề
tương tự. Theo số liệu thống kê năm 2011 từ ITU World Telecommunication,

khoảng 35% dân số thế giới đã được tiếp cận với mạng Internet, và con số này
chắc chắn sẽ còn tăng lên trong tương lai. Ngày càng nhiều người sử dụng,
nhiều thiết bị kết nối, nhiều dịch vụ truyền dẫn dữ liệu online, do đó hiện tượng
bùng nổ băng thông là không thể tránh khỏi.
4.3.2. Giải pháp về phần mềm
Để giải quyết tình trạng tắc nghẽn trong truyền dẫn dữ liệu, một mặt cần
nâng cấp cơ sở hạ tầng liên tục; nhưng mặt khác, chúng ta cũng cần sử dụng
chúng có hiệu quả hơn.
Giải pháp ở đây chính là những phần mềm cải thiện kết nối trong mạng dữ
liệu - đại diện tiêu biểu trong số đó chính là OpenFlow. Phần mềm này được sử
dụng trong trung tâm dữ liệu của Google hay CERN (Tổ chức Nghiên cứu
Nguyên tử Châu Âu).
OpenFlow cho phép các luồng dữ liệu từ CERN được luân chuyển hiệu quả hơn
thông qua việc tự động phân bổ lại nguồn tài nguyên mạng mà không ảnh
23
hương đến lưu lượng truy cập Internet nói chung.
4.4. Kiểm soát chất lượng dịch vụ truy nhập Internet ADSL
4.4.1 Tốc độ tải dữ liệu trung bình (P
d
và P
u
)
Định nghĩa: Tốc độ tải dữ liệu trung bình gồm hai loại: tốc độ tải xuống
trung bình (P
d
) và tốc độ tải lên trung bình (P
u
)
Chỉ tiêu:
- Tốc độ tải dữ liệu trung bình nội mạng (sử dụng website của DNCCDV): P

d

0,8 V
dmax
và P
u
 0,8 V
umax
;
- Tốc độ tải dữ liệu trung bình ngoại mạng (sử dụng các website trong nước và
quốc tế không phải của DNCCDV): P
d
 0,6 V
dmax
và P
u
 0,6 V
umax
.
Phương pháp xác định: Phương pháp mô phỏng. Tổng số mẫu đo ít nhất
là 100 mẫu đo tải tệp (file) dữ liệu vào các giờ khác nhau trong ngày đối với
mỗi loại tải lên và tải xuống, nội mạng và ngoại mạng; dung lượng của tệp dữ
liệu dùng để thực hiện mẫu đo ít nhất là 2 MB trở lên đối với phép tải xuống, 1
MB trở lên đối với phép tải lên.
4.4.2. Lưu lượng sử dụng trung bình
Định nghĩa: Hướng kết nối ISP là hướng kết nối Internet từ ISP đến IXP, từ
ISP đến điểm trung chuyển lưu lượng trong nước, bao gồm cả hướng đi và
hướng về. Lưu lượng sử dụng trung bình của một hướng kết nối ISP là tỷ số
giữa lượng dữ liệu trung bình truyền qua đường truyền trong một đơn vị thời
gian và dung lượng tối đa của đường truyền.

Chỉ tiêu: Lưu lượng sử dụng trung bình của mỗi hướng kết nối ISP trong
khoảng thời gian 7 ngày liên tiếp  70%.
Phương pháp xác định: Phương pháp giám sát. Giám sát lưu lượng của tất cả
các hướng kết nối ISP.
24
4.4.3. Tỷ lệ dung lượng truy nhập bị tính cước sai (CI)
Định nghĩa: Tỷ lệ dung lượng truy nhập bị tính cước sai là tỷ số giữa tổng giá
trị tuyệt đối dung lượng truy nhập bị tính cước sai trên tổng dung lượng truy
nhập thực. Chỉ tiêu này chỉ áp dụng cho hình thức tính cước theo dung lượng
truy nhập.
Chỉ tiêu: Tỷ lệ dung lượng truy nhập bị tính cước sai  0,1%.
Phương pháp xác định:
- Phương pháp mô phỏng: Tổng dung lượng các mẫu đo ít nhất là 1000 MB.
- Phương pháp giám sát: Sử dụng các thiết bị giám sát dung lượng truy nhập
qua đường dây ADSL của khách hàng. Thời gian thực hiện giám sát ít nhất
là 1 tuần.
4.5. Kết luận chương 4:
Chương này trình bày hiện trạng mạng kết nối Internet của Việt Nam.
Qua đó chúng ta nhận thấy rằng vấn đề chia sẻ dung lượng mạng đi Quốc tế
của các nhà cung cấp hạ tầng mạng và cung cấp dịch vụ chưa được triển
khai. Hiện tượng tắc nghẽn cục bộ đối với các nhà khai thác dịch vụ
cũng như khách hàng là điều khó tránh khỏi. Trên cơ sở nghiên cứu của
tác giả đi trước luận văn trình bày giải pháp giảm tắc nghẽn Internet
Quốc tế bằng việc thiết lập trung tâm trung chuyển Internet Quốc tế
của Việt Nam. Để giảm tắc nghẽn ngoài các giải pháp về hạ tầng
mạng, các phương pháp điều khiển tắc nghẽn được triển khai thì một
yếu tố quan trọng là nhà cung cấp dịch vụ phải thường xuyên quan
tâm kiểm soát chất lượng dịch vụ truy nhập mạng theo các tiêu
chuẩn của ngành quy định.



25
KẾT LUẬN

Kiểm soát lưu lượng điều khiển chống tắc nghẽn Internet là vần đề rất
phức tạp và nhiều thử thách nhất là khi mạng ngày càng phát triển, dịch vụ càng
đa dạng, người dùng ngày càng nhiều, nhu cầu ngày càng lớn. Với mục đích
nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật để hạn chế tắc nghẽn, luận văn này đã đi sâu
tìm hiểu tình hình phát triển mạng Internet Việt Nam, các nguyên nhân dẫn đến
tắc nghẽn mạng, Nghiên cứu các giải pháp đảm bảo chất lượng dịch vụ, các
phương pháp, các giải pháp kỹ thuật chống tắc nghẽn. Trong đó phải kể đến các
phương pháp truyền thống như DECbit, TCP, định tuyến và một số phương
pháp được cải tiến: EWA, FEWA, ECP, XCP, FBA-TCP, đi sâu về phương
pháp FAST TCP. Đồng thời cũng trình bày một số kỹ thuật cụ thể chống tắc
nghẽn mạng thế hệ mới, mạng dựa trên công nghệ chuyển mạch nhãn đa giao
thức MPLS. Luận văn tìm hiểu hiện trạng mạng kết nối Internet của Việt
Nam đi quốc tế. Qua đó nhận thấy rằng vấn đề chia sẻ dung lượng mạng đi
Quốc tế của các nhà cung cấp hạ tầng mạng và cung cấp dịch vụ chưa được
triển khai. Hiện tượng tắc nghẽn cục bộ đối với các nhà khai thác dịch vụ
cũng như khách hàng là điều khó tránh khỏi. Trên cơ sở đó trình bày giải
pháp giảm tắc nghẽn Internet Quốc tế bằng việc thiết lập trung tâm trung
chuyển Internet Quốc tế của Việt Nam do VNNIC quản lý. Ngoài ra luận
văn đề cập các giải pháp công nghệ mới nhất giải quyết băng thông đối với
hạ tầng mạng. Ngoài các phương pháp điều khiển tắc nghẽn được triển
khai thì một yếu tố quan trọng là nhà cung cấp dịch vụ phải thường xuyên
quan tâm kiểm soát chất lượng dịch vụ truy nhập mạng theo các tiêu chuẩn
của ngành quy định.



×