HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
Saygnouan SOUVANNALANGSY
NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ MPLS VÀ ỨNG DỤNG TRÊN
MẠNG VIỄN THÔNG ETL CỦA LÀO
CHUYÊN NGÀNH : Kỹ thuật viễn thông
MÃ SỐ : 60.52.02.08
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT
HÀ NỘI - 2013
Luận văn này được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
Người hướng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Tiến Ban
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sỹ tại Học viện Công
nghệ Bưu chính Viễn thông
Vào lúc: …………. giờ……ngày…….tháng………năm…………
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện của Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kể từ khi thành lập công ty viễn thông ETL của Lào vào năm 2000 đến nay,
mạng viễn thông của ETL luôn phát triển không ngừng cả về số lượng thuê bao
cũng như các dịch vụ gia tăng. Với sự phát triển nhanh của xã hội, nhu cầu về dịch
vụ viễn thông ngày càng tăng và việc nghiên cứu triển khai các công nghệ mạng
mới là một yếu tố quan trọng.
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của các dịch vụ IP và sự bùng nổ thông
tin trên mạng Internet đã dẫn đến sự nhận thức mới trong vấn đề kinh doanh của các
nhà cung cấp dịch vụ. Nhu cầu cấp bách của thị trường cho một kết nối tốc độ cao
với chi phí thấp là cơ sở cho một loạt các công nghệ mới ra đời, trong đó có MPLS.
Điểm nổi bật của MPLS là khả năng chuyển tiếp lưu lượng nhanh, đơn giản,
điều khiển phân luồng, định tuyến linh hoạt và vận dụng tài nguyên mạng. Nó kết
hợp những đặc điểm tốt nhất của chuyển mạch trong ATM và chuyển mạch gói
trong IP, có khả năng chuyển tiếp gói rất nhanh trong mạng lõi và định tuyến như
bình thường ở mạng biên. Khi các gói đi vào miền MPLS, thường là mạng trục của
nhà cung cấp dịch vụ, chúng được chuyển mạch bằng chuyển mạch nhãn. Các nhãn
còn giúp xác định chất lượng dịch vụ mà các gói nhận được. Khi chúng ta ra khỏi
mạng thì các nhãn sẽ được cắt bỏ ở các router biên mạng và được định tuyến theo
các cách thông thường
Song với việc phát triển và mở rộng mạng lưới, lưu lượng mạng cũng sẽ tăng
lên thì việc đáp ứng nhu cầu cho người sử dụng về chất lượng dịch vụ ngày càng
cao, đòi hỏi các nhà cung cấp dịch vụ luôn đứng trước thử thách.
Chính vì tầm quan trọng của công nghệ MPLS trong mạng của các ISP hiện
nay, cũng như thực tế công việc đang triển khai nên tôi đã chọn đề tài “nghiên cứu
công nghệ MPLS và ứng dụng trên mạng viễn thông ETL của Lào” cho luận văn
thạc sỹ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chính của luận văn là tìm hiểu và nghiên cứu các đặc điểm của
công nghệ MPLS để nắm được những đặc trưng và sự khác biệt so với các công
2
nghệ khác, qua đó trang bị kiến thức cần thiết cho việc quy hoạch và triển khai dịch
vụ cho mạng viễn thông ETL của Lào.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
− Đối tượng: Nghiên cứu về công nghệ truyền số liệu mới là chuyển mạch
nhãn đa giao thức MPLS và khả năng ứng dụng trên thực tiễn.
− Phạm vi: Nghiên cứu giải pháp và đánh giá khả năng ứng dụng công
nghệ MPLS cho mạng viễn thông ETL của Lào.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như:
thu thập và so sánh giải pháp, tổng hợp – phân tích số liệu, thực nghiệm và tổng kết
kinh nghiệm trong hoạt động thực tế của Công ty.
5. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm 3 chương và phần kết luận:
Chương I: Tổng quan về công nghệ MPLS
Chương II: Các phần tử và giao thức trong MPLS
Chương III: Ứng dụng công nghệ MPLS trong mạng viễn thông ETL của Lào
Kết luận chung.
3
Chương I
Tổng quan về công nghệ MPLS
Khi mạng Internet ngày càng mở rộng cùng với sự phát triển của các dịch vụ
giá trị gia tăng cũng như các yêu cầu về chất lượng dịch vụ và tính bảo mật. MPLS
là một giải pháp tối ưu vì nó kết hợp các ưu điểm của IP và ATM mà chi phí triển
khai cũng không quá đắt. Chương này tập trung trình bày khái quát tổng quan về
công nghệ MPLS, đặc điểm mạng, phương thức hoạt động, ưu và nhược điểm và
ứng dụng của công nghệ MPLS.
1.1 Tổng quan về công nghệ MPLS
MPLS là một công nghệ kết hợp đặc điểm tốt nhất giữa định tuyến lớp ba và
chuyển mạch lớp hai cho phép chuyển tải các gói rất nhanh trong mạng lõi(core) và
định tuyến tốt mạng biên (edge) bằng cách dựa vào nhãn (label). MPLS là một
phương pháp cải tiến việc chuyển tiếp gói trên mạng bằng cách gắn nhãn vào mỗi
gói IP, tế bào ATM, hoặc frame lớp hai. Phương pháp chuyển mạch nhãn giúp các
Router và các bộ chuyển mạch MPLS-enable ATM quyết định theo nội dung nhãn
tốt hơn việc định tuyến phức tạp theo địa chỉ IP đích.
1.2 Ưu và nhược điểm của công nghệ MPLS
Ưu điểm:
Đơn giản hóa chức năng chuyển tiếp: MPLS sử dụng cơ chế chuyển tiếp dựa
vào nhãn có độ dài cố định nên quyết định chuyển tiếp có thể xác định ngay chi với
một lân tra cứu bảng LFIB.
Khả năng mở rộng: chuyển mạch nhãn cung cấp sự tách biệt toàn diện hơn
giữa định tuyến liên miền và định tuyến nội miền, điều này cải thiện khả năng mở
rộng của các tiến trình định tuyến
Nhược điểm:
Hỗ trợ đồng thời nhiều giao thức sẽ gặp phải những vấn đề phức tạp trong
kết nối, khó hỗ trợ QoS xuyên suốt. Chèn thêm nhãn vào gói tin sẽ tăng thêm lưu
lượng truyền tải trên mạng
4
1.3 Ứng dụng của MPLS
Internet có 3 nhóm ứng dụng chính như là: Voice, data và Video với các yêu
cầu khác nhau. MPLS giúp khai thác tài nguyên mạng đạt hiệu quả cao. Trong đó,
có một số ứng dụng đang được triển khai trên một mạng MPLS là: MPLS VPN:
Nhà cung cấp dịch vụ có thể tạo VPN lớp 3 dọc theo mạng đường trục cho nhiều
khách hang, chỉ dùng một cơ sở hạ tầng công cộng sẵn có, không cần các ứng dụng
encryption hoặc end-user.
MPLS TE (Traffic Engineering): cung cấp khả năng thiết lập một hay nhiều
đường đi để điều khiển lưu lượng mạng và các đặc trưng thực thi cho một loại lưu
lượng. Kỹ thuật lưu lượng cho phép các ISP định tuyến lưu lượng theo cách họ có
thể cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hang ở khía cạnh thông lượng và độ trễ.
MPLS TE cho phép lưu lượng được phân bố hợp lý qua toàn bộ hạ tầng, tối ưu hóa
hiệu suất sử dụng mạng.
MPLS QoS: dùng QoS các nhà cung cấp dịch vụ có thể cung cấp nhiều loại
mức dịch vụ với sự đảm bảo tối đa về chất lượng dịch vụ.
1.4 Kết luận chương I
Trong chương này luận văn đã giới thiệu chung về công nghệ MPLS và
những ưu nhược điểm của công nghệ này cần thiết cho việc truyền dữ liệu.
MPLS là một công nghệ kết hợp đặc điểm tốt nhất giữa định tuyến lớp ba và
chuyển mạch lớp hai cho phép chuyển tải các gói rất nhanh trong mạng lõi(core) và
định tuyến tốt mạng biên (edge) bằng cách dựa vào nhãn (label). MPLS cho phép
các ISP cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau mà không cần phải bỏ đi cơ sở hạ tầng
sẵn có. Cấu trúc MPLS có tính mềm dẻo trong bất kỳ sự phối hợp với công nghệ
lớp hai nào.
MPLS hỗ trợ mọi giao thức lớp hai, triển khai hiệu quả các dịch vụ IP trên
một mạng chuyển mạch IP. MPLS hỗ trợ việc tạo ra các tuyến khác nhau giữa
nguồn và đích trên một đường trục Internet. Bằng việc tích hợp MPLS vào kiến trúc
mạng, các ISP có thể giảm chi phí, tăng lợi nhuận, cung cấp nhiều hiệu quả khác
nhau và đạt được hiệu quả cạnh tranh cao.
5
Chương II
Các phần tử và giao thức trong MPLS
2.1 Cấu trúc và hoạt động của nút MPLS
Một nút của MPLS có hai mặt phẳng: mặt phẳng chuyển tiếp MPLS và mặt
phẳng điều khiển MPLS. Nút MPLS có thể thực hiện định tuyến lớp ba hoặc chuyển
mạch lớp hai. Hình sau mô tả cấu trúc cơ bản của một nút MPLS
Hình 2-1 Cấu trúc một nút MPLS
2.1.1 Mặt phẳng chuyển tiếp (Forwarding plane)
Mặt phẳng chuyển tiếp có trách nhiệm chuyển tiếp gói dựa trên giá trị chứa
trong nhãn. Mặt phẳng chuyển tiếp sử dụng một cơ sở thông tin chuyển tiếp nhãn
LFIB để chuyển tiếp các gói. Thuật toán mà được sử dụng bởi phần tử chuyển tiếp
chuyển mạch nhãn sử dụng thông tin chứa trong LFIB như là các thông tin chứa
trong giá trị nhãn. Mỗi nút MPLS có hai bảng liên quan đến việc chuyển tiếp là: cơ
sở thông tin nhãn LIB và LFIB. LIB chứa tất cả các nhãn được nút MPLS cục bộ
đánh dấu và ánh xạ của các nhãn này đến các nhãn được nhận từ láng giềng (MPLS
neighbor) của nó. LFIB sử dụng một tập con các nhãn chứa trong LIB để thực hiện
chuyển tiếp gói.
Giao thức định tuyến IP
Giao thức phân phối nhãn
Giao thức định tuyến IP
Giao thức phân phối nhãn
Mặt phẳn điều
Mặt phẳn chuyển tiếp
Các gói IP vừa đến
Các gói được gắn
nhãn vừa đến
Chuyển đổi thong tin
định tuyến
Chuyển đổi thong tin
lien kết nhãn
Các gói IP ra
Các gói IP được gắn
nhãn ra
6
Nhãn MPLS
Một nhãn MPLS là một trường 32 bit cố định với cấu trúc xác định. Nhãn
được dùng để xác định một FEC.
Đối với ATM, nhãn được đặt cả ở hoặc là trường VCI hoặc là VPI của mào
đầu ATM. Tuy nhiên, nếu là khung trong Frame Relay, nhãn lại được đặt ở trường
DLCI của mào đầu Frame Relay.
Kỹ thuật lớp 2 như Ethernet, Token Ring, FDDI, và kết nối point – to – point
không thể tận dụng được trường địa chỉ lớp 2 của chúng để mang nhãn đi. Những
kỹ thuật này mang nhãn trong những mào đầu đệm (shim). Mào đầu nhãn đệm được
chèn thêm vào giữa lớp kết nối và lớp mạng, như hình sau đây . Việc sử dụng mào
đầu nhãn đệm cho phép hỗ trợ MPLS trên hầu hết các kỹ thuật Lớp 2. Hình 2-2 chỉ
ra cấu trúc của một nhãn MPLS.
Hình 2-2 Cấu trúc của nhãn MPLS
Ngăn xếp nhãn
Những bộ định tuyến MPLS tốt (capable) cần nhiều hơn 1 nhãn ở trên mỗi
gói để định tuyến gói này trong mạng MPLS. Việc này được thực hiện bởiviệc đặt
Label EXP BoS TLL
0 1 2 3
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 0 1
GFC VPI VCI PTI CLP HEC Data
ATM cell header
Layer 2 header Label Layer 3 header Layer 4 header Data
Shim header
7
nhãn trong một ngăn xếp. Nhãn đầu tiên trong ngăn xếp được gọi là nhãn đỉnh và
nhãn cuối cùng được gọi là nhãn đáy.
Trong ngăn xếp nhãn ở hình trên chỉ là rằng bit BoS là 0 đối với tất cả các
nhãn, trừ nhãn đáy. Đối với nhãn đáy, bit BoS là 1.
2.1.2 Mặt phẳng điều khiển (Control plane)
Mặt phẳng điều khiển MPLS chịu trách nhiệm tạo ra và lưu trữ LFIB. Tất cả
các nút MPLS phải chạy một giao thức định tuyến IP để trao đổi thông tin định
tuyến IP với các nút MPLS khác trong mạng. Các nút MPLS enable ATM sẽ dùng
một bộ điều khiển nhãn (LSC – Label Switch Controller) như router 7200, 7500
hoặc dùng một mô đun xử lý tuyến (RMP–Route Processor Module) để tham gia xử
lý định tuyến IP.
2.2 Các phần tử chính của MPLS
2.2.1 LSR (Label switch Router)
Thành phần cơ bản của mạng MPLS là thiết bị định tuyến chuyển mạch nhãn
LSR. Thiết bị này thực hiện chức năng chuyển tiếp gói thông tin trong phạm vi
mạng MPLS bằng thủ tục phân phối nhãn. Đó là khả năng cần thiết để hiểu được
nhãn MPLS, nhận và truyền gói được gán nhãn trên đường liên kết dữ liệu.
2.2.2 LSP (Label switch Path)
Đường chuyển mạch nhãn là một tập hợp các LSR mà chuyển mạch một gói
có nhãn qua mạng MPLS hoặc một phần của mạng MPLS. Về cơ bản, LSP là một
đường dẫn qua mạng MPLS hoặc một phần mạng mà gói đi qua. LSR đầu tiên của
LSP là một LSR vào, ngược lại LSR cuối cùng của LSP là một LSR ra. Tất cả các
LSR ở giữa LSR vào và ra chính là các LSR trung gian.
2.2.3 FEC (Forwarding Equivalence Class)
Lớp chuyển tiếp tương đương (FEC) là một nhóm hoặc luồng các gói được
chuyển tiếp dọc theo cùng một tuyến và được xử lý theo cùng một cách chuyển
tiếp. Tất cả các gói cùng thuộc một FEC sẽ có nhãn giống nhau. Tuy nhiên, không
phải tất cả các gói có cùng nhãn đều thuộc cùng một FEC, bởi vì giá trị EXP của
chúng có thể khác nhau; phương thức chuyển tiếp khác nhau và nó có thể phụ thuộc
vào FEC khác nhau
8
2.3 Điều khiển lưu lượng trong MPLS
Ý tưởng cơ bản đằng sau việc điều khiển lưu lượng là để sử dụng tối ưu hạ
tầng mạng, bao gồm các đường kết nối sử dụng không đúng mức, bởi vì chúng
không thể thuộc các tuyến ưu tiên. Điều này có nghĩa là điều khiển lưu lượng phải
cung cấp khả năng hướng lưu lượng qua mạng trên các tuyến đi khác nhau từ tuyến
ưu tiên, đây là tuyến có chi phí thấp nhất được cung cấp bởi định tuyến IP. Tuyến
chi phí thấp nhất là tuyến ngắn nhất như tính toán bởi giao thức định tuyến động.
Một ưu điểm vượt trội của việc sử dụng điều khiển lưu lượng MPLS là khả
năng định tuyến lại nhanh (Fast ReRouting – FRR). FRR cho phép ta định tuyến
lại lưu lượng có nhãn quanh một đường kết nối hoặc một bộ định tuyến mà trở
thành không dùng được. Việc định tuyến lại lưu lượng xảy ra nhỏ hơn 50ms, mà nó
nhanh như tiêu chuẩn hiện nay.
2.4 Các giao thức sử dụng trong MPLS
2.4.1 Phân phối nhãn
Giao thức phân phối nhãn LDP là một giao thức mới được thiết kế dành
riêng cho MPLS, dùng để phân phối nhãn. Nó gồm một tập các thủ tục và thông
điệp được LSR sử dụng để thiết lập các LSP trong mạng bằng cách ánh xạ thông tin
tìm đường trong lớp mạng vào các con đường được chuyển mạch ở lớp liên kết dữ
liệu
2.4.2 Giao thức đặt trước tài nguyên
2.5 Kết luận chương 2
Trong chương này luận văn đã đi sâu vào cấu trúc và hoạt động của các nút
MPLS. Các thành phần chính kỹ thuật chuyển mạch nhãn đa giao thức, chức năng
cơ bản nhất của MPLS là phục vụ việc chuyển gói dữ liệu bằng thuật toán chuyển
mạch nhãn trên đường dẫn được xác định bằng kỹ thuật định tuyến dựa vào đích.
Điều khiển lưu lượng kết quả là lưu lượng có thể trải rộng hơn qua những đường kết
nối có sẵn trong mạng và làm cho sử dụng nhiều đường kết nối không sử dụng đúng
trong mạng
9
Chương III
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ MPLS TRONG MẠNG VIỄN THÔNG ETL
CỦA LÀO
3.1 Khảo sát hiện trạng mạng viễn thông của Lào
ETL là một công ty Viễn thông Nhà nước được thành lập vào năm 2000 đến
nay, mạng viễn thông ETL của Lào luôn phát triển không ngừng về cả số lượng
thuê bao cũng như các dịch vụ gia tăng và vùng phủ sóng. Với sự phát triển nhanh
của xã hội, nhu cầu về dịch vụ viễn thông càng tăng. Việc nghiên cứu triển khai các
hệ thống mạng là một yếu tố quan trọng. Để tiến kịp với các nước phát triển về công
nghệ, dịch vụ thông tin cũng như đáp ứng nhu cầu của khách hàng về dịch vụ đa
phương tiện và truyền số liệu tốc độ cao
Với sự phát triển nhanh của dịch vụ số liệu, dịch vụ đa phương tiện tốc độ
cao mà trước hết là IP đã đặt ra các yêu cầu mới đối với công nghiệp viễn thông là
động lực thúc đẩy việc nghiên cứu, phát triển và khai thác các hệ thống mạng
MPLS nhằm thay thế cho các dịch vụ thuê kênh đường truyền Lease Line giá cao.
3.2 Các dịch vụ và chất lượng dịch vụ mạng mạng IP của ETL
3.3 Các giải pháp ứng dụng MPLS
3.3.1 Ứng dụng của MPLS trong việc cung cấp dịch vụ IP VPN của ETL
Nắm bắt xu thế phát triển của công nghệ thông tin và viễn thông, lưu lượng
mạng công cộng chạy trên mạng sẽ dần chuyển sang các ứng dụng của giao thức IP
và có xu hướng chuyển về mô hình IP VPN. Từ năm 2004, ETL đã đưa mạng NGN
đầy đủ vào sử dụng với hai tổng đài điện thoại tại Hà Nội và Hồ Chí Minh. Mạng
NGN này dựa trên hạ tầng truyền dẫn IP, được xây dựng bởi các bộ định tuyến
Juniper. ETL hiện đang triển khai các hệ thống cung cấp dịch vụ viễn thông công
cộng như: dịch vụ VoIP – 188, dịch vụ Internet, dịch vụ cho thuê cổng quốc tế qua
trạm vệ tinh, dịch vụ kênh thuê riêng quốc tế và trong nước và đặc biệt là dịch vụ
điện thoại cố định không dây dựa trên công nghệ CDMA 2000 1x-450Mhz.
3.3.2 Ứng dụng MPLS trong mạng IP core của ETL
• Các thiết bị BRAS, Edge, Core Router đều hỗ trợ MPLS
10
• Tất cả các thiết bị BRAS, Edge, Core Router đều thuộc một hãng.
• Hiện phần hạ tầng mạng IP core đã sử dụng MPLS
• Có hệ thống quản lý VPN center
• Không cần đầu tư thêm cho hệ thống core.
Hiện tại các thiết bị BRAS, Edge, Core Router đều là của hãng Juniper và tất
cả đều hỗ trợ MPLS nên chúng đều có khả năng đáp ứng được dịch vụ MPLS VPN.
Mặt khác toàn bộ các thiết bị này đều thuộc một hãng nên chúng được quản lý và
hưởng một giải pháp chung để cung cấp dịch vụ VPN. Phần mềm có khả năng đáp
ứng tính năng VPN center giúp việc khai báo và quản lý các site của khách hàng
một cách dễ dàng hơn.
3.3.3 Dịch vụ kênh thuê riêng leased line
Dịch vụ thuê kênh riêng Lease Line của ETL cung cấp cho khách hàng tại
thủ đô Viêng Chăn và các tỉnh thành toàn cả nước dựa trên mạng truyền dẫn SDH
nội hạt.
Hình 3-1 Sơ đồ kết nối dịch vụ leased line
3.3.4 Dịch vụ IP VPN
Để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong việc xây dựng hệ thống
mạng riêng có quy mô lớn tại Lào cũng như đi quốc tế, ETL đã cung cấp dịch vụ
mạng IP VPN. Đây là một dịch vụ mạng có thể dùng cho
các ứng dụng khác nhau,
cho phép việc trao đổi thông tin một cách an toàn bằng nhiều lựa chọn kết nối với
11
nhiều tính năng nổi trội như: Kết nối trực tiếp giữa các điểm bất kỳ (Any–to-Any
Connectivity); nhiều lựa chọn công nghệ kết nối (Choice of Access Technology;
tích hợp dữ liệu, thoại và video (Data, Voice and Video Conver-gence); độ bảo mật
cao (High Network Privacy); dễ sử dụng (Easy of Operation).
Hình 3-2 Sơ đồ kết nối dịch vụ IPVPN
ETL đảm bảo kết nối IP giữa các site của khách hàng, hỗ trợ kết nối điểm –
điểm, điểm – đa điểm, đa điểm – đa điểm.
3.4 Đề xuất và kiến nghị
Công nghệ MPLS (Multiprotocol Label Switching) là kết quả phát triển của
nhiều công nghệ chuyển mạch IP (IP Switching) sử dụng cơ chế hoán đổi nhãn như
của ATM để tăng tốc độ truyền gói tin mà không cần thay đổi các giao thức định
tuyến IP. MPLS là một công nghệ chuyển mạch IP có nhiều triển vọng. Với tính
chất cơ cấu định tuyến của mình, MPLS có khả năng nâng cao chất lượng dịch vụ
của mạng IP truyền thống. Bên cạnh đó, thông lượng của mạng sẽ được cải thiện
một cách rõ rệt. Đây là xu hướng tất yếu của mạng truyền dẫn trong quá trình triển
khai và xây dựng mạng NGN ở Lào.
12
Hướng phát triển lên GMPLS
Trong công nghệ mới ngày nay, mạng truyền dẫn quang đang dần chiếm lĩnh
vị trí số một. Mạng truyền dẫn quang có dung lượng cao, nhưng để giảm chi phí
trên một đơn vị băng thông thì cần đến sự kết hợp của hai công nghệ: mạng Quang
và IP. Sự kết hợp của công nghệ IP và Quang sẽ mang lại sự phát triển về dung
lượng, khả năng mở rộng và sự linh hoạt. Sự kết hợp IP và Quang đáp ứng yêu cầu
cho các nhà cung cấp dịch vụ:
- Bổ sung công nghệ Quang cho nền tảng IP.
- Tiếp tục tích hợp IP và dữ liệu trên nền tảng Quang.
- Phát triển một mức quản lý thống nhất, dựa trên tiêu chuẩn để đẩy mạnh hơn nữa
việc triển khai và tăng cường hiệu quả mạng IP và Quang
- Củng cố những công cụ quản lý mạng sử dụng cho các thành phần IP và Quang
Hướng nghiên cứu GMPLS là một hướng mở cho công nghệ chuyển mạch
nhãn đa giao thức MPLS đã được đề cập trong bài luận văn tốt nghiệp.
3.5 Kết luận chương 3
Trong chương này luận văn trình bày về hiện trạng mạng viễn thông ETL
của Lào ra sao và các dịch vụ về mạng lõi hiện hành mà đang cung cấp cho khách
hàng cùng với chất lượng dịch vụ gồm ba cấp: gói vàng, gói đồng và gói bạc.
Các giải pháp ứng dụng công nghệ MPLS cho mạng viễn thông ETL của Lào
có thể đưa vào ứng dụng dựa trên cơ sở và nền tảng của mạng như là ứng dụng vào
trong việc cung cấp dịch vụ mạng IP VPN, IP core và dịch vụ kênh thuê riêng Lease
Line. Cuối cùng là một số đề xuất và kiến nghị hướng phát triển phát triển tiếp theo
của luận văn.
13
KẾT LUẬN
Luận văn đã đạt được những kết quả chính sau đây:
− Giới thiệu tổng quan về công nghệ MPLS, ưu và nhược điểm của công
nghệ MPLS là một công nghệ cần thiết cho mạng viễn thông của Lào.
− Nghiên cứu các đặc điểm kỹ thuật của công nghệ MPLS, qua đó cho
thấy MPLS là một công nghệ tiên tiến cho phép truyền tải tốc độ cao với
khả năng đảm bảo dịch vụ với chất lượng cao.
− Nghiên cứu khả năng ứng dụng MPLS trong mạng viễn thông ETL của
Lào. Các kết quả nghiên cứu cho thấy là khả năng ứng dụng rất cao và
thực tế ETL đang ứng dụng với kết quả đạt được tốt.
Hướng nghiên cứu tiếp theo của luận văn:
− Nghiên cứu về công nghệ chuyển mạch nhãn đa giao thức tổng quát
(GMPLS) và khả năng ứng dụng trong mạng viễn thông đường trục quốc
gia của Lào.
14
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1. Nguyễn Tiến Ban. Công nghệ IP/MPLS và các mạng riêng ảo. NXB
Thông tin và truyền thông, 2011.
Tiếng Anh:
2. Luc De Ghein. MPLS Fundamentals. Cisco Press, 2006.
3. Multiprotocol Label Switching Architecture. RFC 3031.