Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Cảm hứng tiết dạy qua bài:"Lý dĩa bánh bò"

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.3 MB, 30 trang )

Đề tài: Cảm hứng tiết dạy qua bài hát: “ Lí dĩa bánh bò ” ( dân ca Nam bộ )
**********************************************************************************
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LỜI NGỎ:
Làng quê Việt Nam ở đâu cũng vậy, ẩn chứa trong đó bao điều gần gũi, thân
thương, mỗi một miền quê đều có những câu hò, điệu hát rất chung mà lại rất riêng,
mang âm hưởng của từng vùng, miền. Những bài dân ca, điệu lí, câu hò… do ông cha ta
sáng tạo nên từ trong cuộc sống muôn màu, muôn vẻ, còn lưu truyền đến ngày
nay.Nhưng tất cả đều hoà vào câu thơ giọng hát của những làn điệu dân ca mộc mạc trữ
tình.
Âm hưởng dân ca đã thắm đượm trong mỗi con người, từ khi mới chào đời cất
lên tiếng khóc, được nghe những khúc ru: “À…ơi…ví dầu…” Mà từ đó được lớn lên
trong vòng tay yêu thương và giọng hát dịu ngọt của mẹ. Thế nhưng khi lớn lên thì mỗi
người lại chọn cho mình một sở thích âm nhạc riêng theo xu hướng hiện đại hoặc cổ
điển…
Đa số các bạn trẻ hiện nay đều thích các loại nhạc vui, nhanh, rộn ràng, pha chút
pop, rock,… Bên cạnh đó còn có rất nhiều lý do khách quan đã ảnh hưởng đến các em.
Các em không còn yêu thích những bài hát đồng dao mà thay vào đó là những bài hát
do người lớn đặt cho các em. Chính vì thế dân ca dần dần ít được các em biết đến.
Người ta nói dân ca là “mỏ quặng” vô cùng quý giá để các nhạc sĩ khai thác và
sáng tạo nên những tác phẩm âm nhạc giàu tính dân tộc.
Vậy mà đối với học sinh khi các em trình bày một làn điệu dân ca nào đó thì các
em hát một cách như bị ép buộc, các em hát rất hời hợt , không cảm thụ được những
giai điệu mượt mà và đầy ý nghĩa giáo dục trong mỗi bài hát dân ca.
Ngay từ khi các em mới vào đầu cấp II tôi đã đưa ra bảng thống kê về thị hiếu âm
nhạc của các em và kết quả như sau:
BẢNG ĐIỀU TRA VỀ THỊ HIẾU NHẠC DÂN CA
TỔNG SỐ Khả năng cảm thụ âm nhạc Khả năng biểu diễn
*******************************************************************************
Người thực hiện: Trần Thị Thanh Thuỷ: GV Trường PTTH Tân Bình
1


Đề tài: Cảm hứng tiết dạy qua bài hát: “ Lí dĩa bánh bò ” ( dân ca Nam bộ )
**********************************************************************************
HỌC
SINH Cao độ Trường độ Hát Minh hoạ
KHỐI 8
Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %
Số
lượng Tỉ lệ %
185 89 48.1% 123 66.5% 96 51.9% 71 38.4%
Từ kết quả trên cho thấy, với vai trò là một giáo viên âm nhạc, tôi muốn đưa ra
phương pháp để hướng các em yêu thích tìm đến “ niềm cảm hứng âm nhạc”, âm hưởng
làn điệu dân ca qua bài hát “ Lí dĩa bánh bò ” ( Dân ca Nam Bộ ) và cũng nhằm nâng
cao về thị hiếu âm nhạc của các em.
“Lí dĩa bánh bò” là bài hát được hình thành từ câu thơ lục bát:
“ Hai tay bưng dĩa bánh bò
Giấu cha, giấu mẹ, cho trò đi thi”
Câu thơ lục bát trên được nhân dân ta sáng tạo thành bài hát “Lí dĩa bánh bò”. Với
giai điệu vui tươi và lới ca hóm hỉnh, bài hát được lưu truyền rộng rãi đến ngày nay.
Lời hát gợi lên hình ảnh cô gái tốt bụng, thăm anh học trò nghèo ở trọ, giấu cha,
giấu mẹ mang dĩa bánh bò đến cho anh. Chắc hẳn đây là lần đầu tiên làm việc này nên
cô lúng túng bước ngập ngừng.
Khi lồng ghép các hình thức mới theo phương pháp mới của Bộ giáo dục phối
hợp một cách hài hoà với phương pháp truyền thống thì sẽ tạo nên hiệu quả đáng kể đó
là:
1. Nói đối kết hợp: Hát + gõ phách + song loan + lục lạc + mõ theo nhịp và theo
tiết tấu.
2. Cho học sinh chơi trò chơi “ Chiếc đĩa kỳ diệu” ( gồm các bài hát dân ca ba
miền Bắc – Trung – Nam ).
3. Đặt lời mới
4. Cho biểu diễn văn nghệ ( Tranh tài biểu diễn giữa bốn nhóm ).

*******************************************************************************
Người thực hiện: Trần Thị Thanh Thuỷ: GV Trường PTTH Tân Bình
2
Đề tài: Cảm hứng tiết dạy qua bài hát: “ Lí dĩa bánh bò ” ( dân ca Nam bộ )
**********************************************************************************
Các phương pháp mới này sẽ giúp cho các em thoải mái, hào hứng trong tiết học,
giúp cho các em có tính sáng tạo và rèn luyện các kỹ năng thính giác, tư duy. Giáo dục
các em hướng về quê hương và các làn điệu dân ca của Việt Nam. Tạo cho các em sự
luyện tập thường xuyên về cao độ, trường độ, nhịp, phách, tiết tấu…
Hướng các em say mê cảm thụ hát các bài hát dân ca một cách nhập tâm, có hồn ,
có như vậy thì các em mới hiểu và thể hiện được các “ thần” của bài hát: “ Lí dĩa bánh
bò ” nói riêng và bài hát mang âm hưởng dân ca Việt Nam nói chung và sẽ tái hiện
được bức tranh thiên nhiên với nếp sống sinh hoạt văn hoá của người xưa qua phần biểu
diễn hát múa kết hợp với trang phục và các động tác múa minh họa ( Mô phỏng bài hát
“Lí dĩa bánh bò”.
Từ suy nghĩ và ý tưởng trên tôi sẽ tin chắc rằng phương pháp mà tôi đưa ra sẽ đáp
ứng thật chính xác những yêu cầu về khoa học bộ môn, mục tiêu giáo dục. Sau khi sử
dụng các phương pháp này các em sẽ yêu thích các làn điệu dân ca và nhất là yêu thích
bài hát Lí dĩa bánh bò.
II . THỰC TRẠNG HIỆN TẠI MÔN ÂM NHẠC: ( Trường PTTH Tân Bình )
1. Thuận lợi:
Được sự quan tâm hỗ trợ tận tình của Sở giáo dục và Đào tạo, Ban giám hiệu nhà
trường đã tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất cũng như các đồ dùng dạy học, máy hát
băng đĩa, đàn…
Tập thể tổ luôn quan tâm sâu sắc, thường xuyên tổ chức các buổi thao giảng, dự
giờ góp ý nhằm củng cố và nâng cao phương pháp và kinh nghiệm giảng dạy cho giáo
viên.
Được tham gia lớp bồi dưỡng cải cách thay sách giáo khoa theo phương pháp
mới môn âm nhạc, cho nên giáo viên có nhiều cơ hội mở mang ý tưởng cho từng bài
dạy tốt hơn. Là một giáo viên đã dạy môn âm nhạc nhiều năm tôi đã đúc kết cho mình

một số kinh nghiệm và sưu tầm được nhiều đồ dùng dạy học cần thiết như: Tranh ảnh,
thanh phách, song loan, mõ, bộ mẫu nhạc cụ dân tộc, ( đàn tranh, sáo, đàn nhị, đàn
*******************************************************************************
Người thực hiện: Trần Thị Thanh Thuỷ: GV Trường PTTH Tân Bình
3
Đề tài: Cảm hứng tiết dạy qua bài hát: “ Lí dĩa bánh bò ” ( dân ca Nam bộ )
**********************************************************************************
bầu…), các loại băng đĩa và một số trang phục dân tộc của nhiều vùng, miền khác nhau
trên đất nước…
Nhờ được trang bị đầy đủ kiến thức, đào tạo đúng nghiệp vụ từ trường Cao đẳng
Sư phạm Bình Dương đồng thời luôn được bồi dưỡng kiến thức kịp thời khi có những
thay đổi về cải cách giáo dục trong phương pháp giảng dạy. Có điều kiện nghiên cứu
những tài liệu và được cập nhật thông tin có liên quan đến bộ môn âm nhạc một cách
nhanh nhất.
Đối với học sinh các em rất vui và thích thú khi nghe tiếp xúc vối bộ môn âm
nhạc.
2. Khó khăn:
Do đặc thù địa phương: Trường THPT Tân Bình nằm trong vùng nông thôn xã
Tân Bình học sinh đa số sống trên địa bàn nên các em chưa đủ điều kiện để tiếp xúc,
sinh hoạt tại các câu lạc bộ văn nghệ, nhà văn hoá thiếu nhi, các buổi sinh hoạt cộng
đồng… Chính vì vậy các em thường nhút nhát, sợ sệt khi đứng trước mọi người, không
tự nhiên khi trình bày một ca khúc, một bài múa…
Do trường chỉ có một giáo viên âm nhạc nên việc nhận xét đánh giá những ưu
khuyết điểm trong các tiết dạy còn hạn chế, khó có thể tự rút kinh nghiệm để tự sửa
chữa và không có điều kiện để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, chuyên môn lẫn nhau.
Đa số các em là học sinh ở vùng nông thôn thường xuyên phụ giúp cha mẹ những
công việc nhà nên việc học các em còn sa xúc.
Việc đổi mới sách giáo khoa và phương pháp mới nhằm tạo cho các em hứng thú
và thoải mái nhưng bên cạnh đó một số em còn bỡ ngỡ, chậm chạp khi tiếp nhận
phương pháp dạy học mới.

Về mặt tâm lý: Các em ở độ tuổi đang phát triển ( từ 12 – 15 ) về giới tính cho
nên các em thường ngại ngùng, không tự tin khi hát múa hoặc thực hiện một vài động
tác đơn giản múa trước lớp. Mặc dù đã được trang bị rất nhiều về cơ sở vật chất nhưng
trong quá trình dạy giáo viên gặp không ít những khó khăn.
*******************************************************************************
Người thực hiện: Trần Thị Thanh Thuỷ: GV Trường PTTH Tân Bình
4
Đề tài: Cảm hứng tiết dạy qua bài hát: “ Lí dĩa bánh bò ” ( dân ca Nam bộ )
**********************************************************************************
Do trường không có phòng chức năng cho bộ môn nên khi giáo viên muốn cho
các em xem băng đĩa hình thì phải di chuyển sang phòng nghe nhìn, làm như vậy rất tốn
kém thời gian, gây ảnh hưởng tới giờ lên lớp, cháy giáo án… Các em học sinh rất thích
nghe nhạc nhưng các em chưa biết chọn thị hiếu riêng cho mình mà chỉ theo xu hướng
thời đại, thấy gì thích đó.
Chính vì vậy mà dòng nhạc dân ca ít được các em quan tâm và thưởng thức.
III . ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Học sinh khối 8 trường PTTH Tân Bình có 5 lớp tổng số học sinh là: 185 em cụ thể
như sau:
Lớp 8A1: sĩ số: 36 học sinh
Lớp 8A2: Sĩ số: 36 học sinh
Lớp 8A3 : sĩ số : 37 học sinh
Lớp 8A4: Sĩ số: 39 học sinh
Lớp 8A5: sĩ số: 37 học sinh
B.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Trong nội dung nghiên cứu đề tài này, chủ yếu là tôi đưa ra các phương pháp mới
mang tính mới lạ hấp dẫn vào bài học. kết hợp hài hoà cùng với các phương pháp dạy
và học truyền thống. Giáo viên sẽ dạy bài hát Lí dĩa bánh bò theo trình tự như sau:
( trong ba tiết )
1. Dạy hát
2. Lĩnh xướng

3. Hát bè
4. Hát + nói đối
5. Hát + gõ phách + song loan + lục lạc + mõ
6. Tập múa vài động tác
*******************************************************************************
Người thực hiện: Trần Thị Thanh Thuỷ: GV Trường PTTH Tân Bình
5
Đề tài: Cảm hứng tiết dạy qua bài hát: “ Lí dĩa bánh bò ” ( dân ca Nam bộ )
**********************************************************************************
7. Cho học sinh biểu diễn ( thi thố giữa các nhóm )
8. Hướng dẫn đặt lời mới
9. Chơi trò chơi: “ Chiếc đĩa kỳ diệu”
Giáo viên cần kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp trên thì bài dạy sẽ đạt kết
quả cao nhất. Trong nội dung này tôi sẽ chia thành hai phần chính:
Phần I. Dạy hát ( trong phần này sẽ sử dụng lối chơi chữ và hát đối )
Phần II . Ôn bài hát ( Phần này sẽ hướng dẫn, dàn dựng nâng cao các phương
pháp mới và các hình thức nghệ thuật sáng tạo mới lạ ).
I. DẠY BÀI HÁT:
Học sinh sẽ được tiếp cận học bài hát: Lí dĩa bánh bò đúng theo yêu cầu khi
dạy một bài hát như:
1. Giới thiệu bài hát
2. Hát mẫu
3. Đọc lời ca
4. Giải thích ý nghĩa Tiếng Việt
5. Chia câu và chỉ chỗ lấy hơi
6. Dạy hát ( theo đúng yêu cầu về kỹ thuật hát như: cao độ, trường độ, tính
chất âm nhạc ( vừa phải, nhanh, chậm…) nhịp 2/4, các dấu luyến, nối , dấu
hoá, dấu hoa mĩ ).
Trong phần này giáo viên sẽ sử dụng các “ thủ thuật” của phương pháp tích cực
sau khi đã dạy xong bài hát, tạo không khí lớp thêm phần sinh động và bài hát sẽ sống

động, gây sự chú ý của học sinh.
*******************************************************************************
Người thực hiện: Trần Thị Thanh Thuỷ: GV Trường PTTH Tân Bình
6
Đề tài: Cảm hứng tiết dạy qua bài hát: “ Lí dĩa bánh bò ” ( dân ca Nam bộ )
**********************************************************************************
• Học sinh kết hợp giữa bài hát và nói đối (ở đây sử dụng thanh phách, song loan,
mõ )
• Học sinh biểu diễn các động tác theo lời ca của bài hát
• Học sinh chơi trò chơi ” Đố nốt”
• Học sinh tự đặt lời bài hát mới cho bài dân ca Lí dĩa bánh bò ( theo sự hướng
dẫn của giáo viên )
II. ÔN TẬP BÀI HÁT
Dàn dựng nâng cao, thể hiện bài hát theo phong cách nghệ thuật, trong phần này
giáo viên sẽ sử dụng và phát huy tối đa các hình thức:
• Hát lĩnh xướng
• Hát bè hoà âm
• Học sinh trình bày phần đặt lời mới
• Biểu diễn thi tài giữa các nhóm ( thể hiện các động tác mô phỏng )
• Học sinh chơi trò chơi “ Chiếc đĩa kỳ diệu” ( trong đĩa là các bài
dân ca của các miền Bắc – Trung – Nam ). Cho học sinh nghe và
nhận biết
Đây là một chuỗi logic khoa học để các em hướng về làn điệu dân ca Việt Nam
Lưu ý: Nội dung nghiên cứu này đươc phân đều và xuyên suốt từ phần I sang
phần II. Giáo viên cần lưu ý tận dụng thời gian vì phương pháp tích cực được cụ thể
hoá trong từng bước lên lớp.
III. YÊU CẦU CỦA GIÁO VIÊN
*******************************************************************************
Người thực hiện: Trần Thị Thanh Thuỷ: GV Trường PTTH Tân Bình
7

Đề tài: Cảm hứng tiết dạy qua bài hát: “ Lí dĩa bánh bò ” ( dân ca Nam bộ )
**********************************************************************************
1) Nghiên cứu tham khảo các tài liệu như: Băng đĩa, sách giáo khoa âm nhạc, sách
hướng dẫn giáo viên… Sử, địa các sách về phong tục tập quán của các miền.
2) Nét văn hoá của từng địa phương từng vùng nhất là vùng Đồng bằng Nam bộ,
các sách giới thiệu về điệu dân ca Nam bộ, các loại đĩa hình đĩa tiếng giới thiệu về các
phong tục tập quán của người dân đồng bào Nam bộ, đĩa tiếng các bài hát về dân ca ba
miền.
3) Chuẩn bị các đồ dùng dạy học đầy đủ sử dụng và phối hợp hài hoà giữa đàn +
thanh phách + song loan + mõ…máy nghe, tranh ảnh minh hoạ.
4) Chọn các câu hỏi khó để chuẩn bị trả lời khi học sinh có hỏi, tránh sự lúng túng
trước lớp.
5) Giáo viên cần chuẩn bị trước các động tác múa cho từng câu hát của bài Lí dĩa
bánh bò, các động tác phải phù hợp với bài.
6) Do thời gian ngắn 1tiết / tuần và bài hát Lí dĩa bánh bò dạy trong ba tiết.
- Tiết 4 dạy hát 45 phút.
- Tiết 5 Ôn dạy bài hát 22 phút.
- Tiết 6 ôn bài hát 20 phút.
Vì thế giáo viên nên dự kiến số lượng kiến thức trong bài học, nắm bắt những phần
trọng tâm mà có sự phân bố thời gian hợp lí.
Trong nội dung nghiên cứu bài Lí dĩa bánh bò này tôi phân bố thời gian và kiến
thức truyền đạt như sau:
a) Tiết 4 ( 45 phút ): Dạy hát
Dạy cho học sinh hát đúng cao độ, trường độ, các dấu luyến láy và các kí hiệu trong
bài.
*******************************************************************************
Người thực hiện: Trần Thị Thanh Thuỷ: GV Trường PTTH Tân Bình
8
Đề tài: Cảm hứng tiết dạy qua bài hát: “ Lí dĩa bánh bò ” ( dân ca Nam bộ )
**********************************************************************************

Hướng dẫn các em phối hợp vừa hát vừa gõ thanh phách, song loan, mõ theo nhịp và
theo tiết tấu.
Hướng dẫn cho học sinh có động tác múa theo từng lời ca.
Cho học sinh hát và kết hợp nói đối.
Chơi trò chơi: “Đố nốt”
Hướng dẫn để học sinh về nhà đặt lời mới
b) Tiết 5 ( 22 phút ): Ôn bài
- Cho học sinh ôn lại bài hát
- Dựng hát nâng cao, hát bè
- Học sinh tự trình bày phần đặt lời mới của mình:
+ Bùi Thị Ngọc Phường lớp 8A1
+ Nguyễn Minh Trí lớp 8A1
c) Tiết 6 (20 phút) Ôn bài hát
- Cho học sinh biểu diễn thi giữa các nhóm (kết hợp tất cả các kỹ thuật đã học và
các động tác minh họa).
- Cho học sinh chơi trò chơi “chiếc đĩa kỳ diệu” (Nghe và nhận biết các bài hát dân
ca trong đĩa.
d) Cách tiến hành
I) Học bài hát: Lí dĩa bánh bò (dân ca Nam bộ):
Ở phần này tôi sẽ không đưa ra trình tự giáo án là hoạt động của giáo viên, bài học
hoạt động của học sinh.
*******************************************************************************
Người thực hiện: Trần Thị Thanh Thuỷ: GV Trường PTTH Tân Bình
9
Đề tài: Cảm hứng tiết dạy qua bài hát: “ Lí dĩa bánh bò ” ( dân ca Nam bộ )
**********************************************************************************
Tôi sẽ đưa ra theo trình tự logic khoa học và lí giải nội dung được truyền tải đến học
sinh.
1. Giới thiệu bài:
Giáo viên sử dụng phần mền Power poin có bản đồ hành chính Việt Nam và các

tranh ảnh sinh hoạt của Đồng Bào Nam Bộ.
* Lưu ý: Nếu trường chưa có máy chiếu thì giáo viên dùng bản đồ hành chính Việt
Nam và gọi học sinh lên bảng chỉ địa danh Đồng Bằng Nam Bộ.
Giáo viên cho học sinh xem ảnh bản đồ hành chính Việt Nam.

Bản đồ hình chữ S. Bản đồ VN giáp các nước lân cận.
+ Giáo viên cho học sinh xem:
*******************************************************************************
Người thực hiện: Trần Thị Thanh Thuỷ: GV Trường PTTH Tân Bình
10
Đề tài: Cảm hứng tiết dạy qua bài hát: “ Lí dĩa bánh bò ” ( dân ca Nam bộ )
**********************************************************************************
Tranh miền Đồng bằng Nam bộ

Lễ hội đua bò Múa hát mừng mùa màng
*******************************************************************************
Người thực hiện: Trần Thị Thanh Thuỷ: GV Trường PTTH Tân Bình
11
Đề tài: Cảm hứng tiết dạy qua bài hát: “ Lí dĩa bánh bò ” ( dân ca Nam bộ )
**********************************************************************************

Nếp sống sinh hoạt của Đồng bào Nam bộ
+ Đời sống tinh thần văn hóa dân gian của Đồng bào Nam bộ.

Chùa Miền Nam Chùa Hang ( tỉnh Trà Vinh)
Lễ cúng bái phật
*******************************************************************************
Người thực hiện: Trần Thị Thanh Thuỷ: GV Trường PTTH Tân Bình
12
Đề tài: Cảm hứng tiết dạy qua bài hát: “ Lí dĩa bánh bò ” ( dân ca Nam bộ )

**********************************************************************************
+ Các danh lam thắng cảnh của quê hương ở Miền Nam

Bãi biển Vũng Tàu Bến Cảng Nhà Rồng
+ Giáo viên cho học sinh nghe một số trích đoạn điệu lí ( Lí chim quyên, Lí đất
giồng, Lí ngựa ô )
*******************************************************************************
Người thực hiện: Trần Thị Thanh Thuỷ: GV Trường PTTH Tân Bình
13
Đề tài: Cảm hứng tiết dạy qua bài hát: “ Lí dĩa bánh bò ” ( dân ca Nam bộ )
**********************************************************************************
+ Giáo viên đặt câu hỏi: Sử dung phần mềm Power point.
*******************************************************************************
Người thực hiện: Trần Thị Thanh Thuỷ: GV Trường PTTH Tân Bình
14
Đề tài: Cảm hứng tiết dạy qua bài hát: “ Lí dĩa bánh bò ” ( dân ca Nam bộ )
**********************************************************************************
Câu hỏi: Nội dung bài hát: “Lí dĩa bánh bò” nói lên điều gì? (gợi lên hình ảnh cô gái tốt
bụng, thăm anh học trò nghèo ở trọ, giấu cha, giấu mẹ mang dĩa bánh bò đến cho anh,
…)
Câu hỏi 2: Giáo viên cho chơi đó chữ: (Học sinh cùng hướng về giáo viên. Cô vừa thao
tác vừa đặt vấn đề,…)
- Hai tay bưng dĩa gì? (dĩa bánh, dĩa kẹo,…)
- Dĩa bánh gì là hay nhất? (dĩa bánh bò là hay nhất vì bánh “bò” là loại bánh được làm
bằng bột gạo, bánh thơm vị ngọt, là thức ăn dân giã để) uống trà khi trò chuyện của
người dân Đồng bào Nam bộ.
Hình ảnh cấy lúa
*******************************************************************************
Người thực hiện: Trần Thị Thanh Thuỷ: GV Trường PTTH Tân Bình
15

Đề tài: Cảm hứng tiết dạy qua bài hát: “ Lí dĩa bánh bò ” ( dân ca Nam bộ )
**********************************************************************************
Ảnh cây lúa
+ Giáo viên thuyết trình “lí” là những khúc hát dân gian chiếm vị trí quan trọng trong
sinh hoạt tinh thần của đồng bào Trung và Nam bộ. Đó là những ca khúc ngắn gọn, súc
tích, cấu trúc mạch lạc, thường được hình thành từ câu thơ lục bát
“Hai tay bưng dĩa bánh bò
Giấu cha, giấu mẹ, cho trò đi thi”
Câu thơ lục bát trên đã được nhân dân sáng tạo thành bài hát lí dĩa dánh bò. Với giai
điệu vui tươi và lời ca hóm hỉnh mà hôm nay các em sẽ được học.
2. Giáo viên hát mẫu
Ngoài hát chính xác bài hát, giáo viên còn phải thể hiện được cái “ hồn” của
tác phẩm và diễn tả bài hát một cách sinh động, có như vậy giáo viên mới dẫn dắt học
sinh thích thú vào bài hát.
3. Đọc lời ca: Có 2 bước đọc
- Cho học sinh đọc lời ca theo Tiếng Việt bình thường
*******************************************************************************
Người thực hiện: Trần Thị Thanh Thuỷ: GV Trường PTTH Tân Bình
16
Đề tài: Cảm hứng tiết dạy qua bài hát: “ Lí dĩa bánh bò ” ( dân ca Nam bộ )
**********************************************************************************
- Cho học sinh đọc lời theo tiết tấu ( khi đọc gõ thanh phách kèm theo ).
4. Giải thích ý nghĩa Tiếng Việt ( từ khó trong bài ): Có giải thích được thì các em
mới hiểu và khi hát sẽ dễ hát hơn.
Ví dụ: Giải thích cho học sinh nghe: “Dĩa” có nghĩa là đĩa (tiếng Nam Bộ), bánh bò là
loại bánh làm bằng bột gạo.
5. Chia câu và chỉ chỗ lấy hơi
Nhìn vào bản phổ bài hát, giáo viên phân tích bài hát được chia làm hai câu
hát, đánh dấu chỗ lấy hơi trong bài.
Câu 1: “Hai tay…. …bánh bò”

Câu 2: “Giấu cha … ii”
6. Luyện thanh
Luyện mẫu âm: Nô ô…ô….ô…ô… Na….a….a….a….a…. Để thay đổi các
kiểu âm thông thường thì giáo viên cũng có thể tạo không khí sôi động hơn bằng cách
cho học sinh đọc các âm: a, ô, u, i, theo động tác tay của giáo viên, hình thành chữ gì
thì đọc theo chữ đó.
7. Dạy hát
Ảnh GV Ảnh HS

Động tác cầm dĩa bánh bò
*******************************************************************************
Người thực hiện: Trần Thị Thanh Thuỷ: GV Trường PTTH Tân Bình
17
Đề tài: Cảm hứng tiết dạy qua bài hát: “ Lí dĩa bánh bò ” ( dân ca Nam bộ )
**********************************************************************************

Động tác đưa dĩa bánh bò

Động tác xoay dĩa bánh bò

Động tác nâng cao dĩa bánh bò

*******************************************************************************
Người thực hiện: Trần Thị Thanh Thuỷ: GV Trường PTTH Tân Bình
18
Đề tài: Cảm hứng tiết dạy qua bài hát: “ Lí dĩa bánh bò ” ( dân ca Nam bộ )
**********************************************************************************
* Cho học sinh kết hợp giữa hát và nói đối như sau: Trước khi vào phần dạo
nhạc thì:
Một bạn nữ: Này! các bạn ơi!

Cả lớp đáp lại: Gì thế?
Cả lớp vừa đọc vừa gõ thanh phách câu thơ lục bát sau:
Hai tay bưng dĩa bánh bò
Giấu cha, giấu mẹ, cho trò đi thi
Gõ thanh phách vào các chữ in đậm sau đó mới bắt đầu hát toàn bài.

*******************************************************************************
Người thực hiện: Trần Thị Thanh Thuỷ: GV Trường PTTH Tân Bình
19
Đề tài: Cảm hứng tiết dạy qua bài hát: “ Lí dĩa bánh bò ” ( dân ca Nam bộ )
**********************************************************************************

Chơi trò chơi “ đố nốt ”: Bài hát kết thúc ở nốt nào thì các em thấy dễ hát
nhất? Giáo viên đàn các nốt để kết ( không đàn nốt Đô ) để học sinh nghe và nhận xét.

* Hướng dẫn cho học sinh đặt lời mới: Vì lứa tuổi các em chưa cảm nhận
được tình yêu đôi lứa như các bài dân ca thường đề cập đến, cho nên giáo viên cần
hướng dẫn cho các em tập đặt lời mới theo các chủ đề tự chọn như sau: Mái trường, gia
đình, thầy cô, tình bạn hoặc quê hương đất nước…
* Chú ý: Khi đặt lời mới cần chú ý dùng từ theo “ luật ” Bằng - Trắc… cho
phù hợp với cao độ, trường độ, các dấu luyến láy trong bài.
Giáo viên trình bày lời mới của mình cho học sinh nghe:
*******************************************************************************
Người thực hiện: Trần Thị Thanh Thuỷ: GV Trường PTTH Tân Bình
20
Đề tài: Cảm hứng tiết dạy qua bài hát: “ Lí dĩa bánh bò ” ( dân ca Nam bộ )
**********************************************************************************
II. Ôn bài hát:
Phần ôn bài hát này được rãi đều trong nửa thời gian của tiết 5 và một phần ba thời
gian của tiết 6.

1. Dựng hát nâng cao ( thực hiện trong tiết 5 )
Lần 1: Cả lớp hát từ đầu cho đến hết bài
Lần 2: Nữ hát câu 1, “ Hai tay………bánh bò”
Nam hát câu 2: “ Giấu cha………íi”
Lần 3: chia lớp thành 2 nhóm. Nhóm A hát từ đầu đến chữ “ hai” lần 2 thì nhóm B
sẽ vào chữ “í a” từ đầu, nghĩa là nhóm B sẽ vào sau nhóm A hai nhịp và nhóm B hát
không cùng cao độ nhóm A (Thấp hơn nhóm A một bè).
*******************************************************************************
Người thực hiện: Trần Thị Thanh Thuỷ: GV Trường PTTH Tân Bình
21
Đề tài: Cảm hứng tiết dạy qua bài hát: “ Lí dĩa bánh bò ” ( dân ca Nam bộ )
**********************************************************************************
Giáo viên chú ý tập kỹ cho từng nhóm rồi mới ghép vào cho hát lĩnh xướng,
sau khi hoàn thành thì sẽ đổi ngược lại cách trình bày.
Lần 4: Tập hát bè (Chỉ tập hát bè hai chữ “hai tay”). Giáo viên chia làm ba nhóm để
tập hát bè.
* Lưu ý: Bè ba phải chọn các em có giọng cao tốt, chuẩn. Nếu trường hợp không có
em nào có giọng cao theo yêu cầu thì giáo viên không nên tập bè ba này.
Giáo viên dùng đàn để tập riêng từng nhóm bè, sau khi đã thực hiện được thì mới
cho hát ba bè cùng một lúc (Thực hiện theo bản phổ trên).
+ Tập riêng từng bè.
+ Tập chung cho ba bè hát cùng một lúc.
*******************************************************************************
Người thực hiện: Trần Thị Thanh Thuỷ: GV Trường PTTH Tân Bình
22
Đề tài: Cảm hứng tiết dạy qua bài hát: “ Lí dĩa bánh bò ” ( dân ca Nam bộ )
**********************************************************************************
2. Học sinh tự trình bày lời ca mới của mình theo giai điệu của bài hát hát “Lí
dĩa bánh bò” mà giáo viên hướng dẫn ở tiết 4 và cho về nhà làm ( học sinh nghe và
nhận xét lẫn nhau – Giáo viên nhận xét và cho điểm ).

+ Bài của học sinh tự viết lời như sau:
*******************************************************************************
Người thực hiện: Trần Thị Thanh Thuỷ: GV Trường PTTH Tân Bình
23
Đề tài: Cảm hứng tiết dạy qua bài hát: “ Lí dĩa bánh bò ” ( dân ca Nam bộ )
**********************************************************************************
3. Tranh tài giữa các nhóm tiết 6:
Sau khi đã hoàn thành xong hết các yêu cầu của bài học tiết 6 này là tiết đòi hỏi các
kỹ thuật cao và hướng các em yêu thích làn điệu dân ca.
+ Chia bốn nhóm tranh tài với nhau
a) Thi biểu diễn (hát múa) bài hát lí dĩa bánh bò. Giáo viên sẽ là giám khảo

Ảnh HS biểu diễn cá nhân Ảnh HS biểu diễn nhóm
*******************************************************************************
Người thực hiện: Trần Thị Thanh Thuỷ: GV Trường PTTH Tân Bình
24
Đề tài: Cảm hứng tiết dạy qua bài hát: “ Lí dĩa bánh bò ” ( dân ca Nam bộ )
**********************************************************************************
Học sinh biểu diễn các bài dân ca.

Ảnh Hs biểu diễn nhóm
b) Thi tài qua trò chơi: “Ai nhanh hơn” bằng cách học sinh lắng nghe và nhận biết
được các bài dân ca “Bắc, Trung, Nam” mà giáo viên sẽ mở cho học sinh nghe.
Cách thi: Giáo viên sẽ mở từng bài hát và nhóm nào nhận biết được và trả lời đúng
tên bài hát nhanh nhất thì nhóm đó thắng. (Trống cơm, Lí Cây Bông, Lí dĩa bánh bò,
Lí mười thương, Lí cây đa, Lí ngựa ô, Đi cấy,… Bèo dạt mây trôi.)
* Giáo viên chuẩn bị bốn phần quà I, II, II và khuyến khích để trao tặng động viên
tinh thần của các em.
C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

Sau khi sử dụng phương pháp tích cực đưa các hình thức mới lạ sôi động vào
bài dạy hát “ Lí dĩa bánh bò” dân ca Nam Bộ Sách giáo khoa âm nhạc lớp 8. Tôi đã
thực hiện được việc đưa các em hướng đến yêu thích làn điệu dân ca.
* Về kỹ năng: Khi các em hát các em đã đủ tự tin biểu diễn từng bài hát có
minh hoạ, cảm thụ được cái hồn của bài hát, có chú trọng đến cao độ, trường độ,
cách lấy hơi, cách hát hoà giọng, diễn cảm, các em không còn nhút nhát, sợ sệt khi
trình bày, biết hát kết hợp với vận động, biết gõ đệm theo nhịp, phách, biết biểu diễn
bài hát theo các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca…
* Về thái độ: Các em yêu thích làn điệu dân ca và nắm được tình cảm trong
sáng, mượt mà và từ đó đã phát triển được hài hoà về nhân cách của các em. Thực tế
*******************************************************************************
Người thực hiện: Trần Thị Thanh Thuỷ: GV Trường PTTH Tân Bình
25

×