Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

vấn đề thù lao cho công nhân viên ở công ty cổ phần đầu tư và phát triển hà thủy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.93 KB, 27 trang )

Báo cáo thực tập tổng quan GVHD: TH.s – Nguyễn Thu Hường
MỤC LỤC
SVTH: Trần Thị Thanh Thơm Lớp: K17QT2
Báo cáo thực tập tổng quan GVHD: TH.s – Nguyễn Thu Hường
MỞ ĐẦU
Lao động là điều kiện đầu tiên, cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của
xã hội, là yếu tố cơ bản có tác dụng quyết định trong quá trình sảnxuất.
Lao động của con người trong phát triển kinh tế xã hội có tính chất hai
mặt:Một mặt con người là tiềm lực của sản xuất, là yếu tố của quá trình sản
xuất, còn mặt khác con người được hưởng lợi ích của mình là tiền lương và
các khoản trích theo lương.
Tiền lương là khoản tiền công trả cho người lao động tương ứng với số
lượng, chất lượng và kết quả lao động.Tiền lương là nguồn thu nhập của công
nhân viên chức, đồng thời là những yếu tố CPSX quan trọng cấu thành giá
thành sản phẩm của doanh nghiệp.
Quản lý lao động tiền lương là một yêu cầu cần thiết và luôn được các
chủ doanh nghiệp quan tâm nhất là trong điều kiện chuyển đổi cơ chế từ cơ
chế bao cấp sang. Em đã nhận rõ vấn đề này và lựa chọn đề tài: Vấn đề thù
lao cho công nhân viên ở công ty cổ phần đầu tư và phát triển Hà Thủy.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các bác, các cô, các
chú trong công ty. Em cũng xin cảm ơn thạc sỹ Nguyễn Thu Hường đã hướng
dẫn, chỉ bảo trong suốt quá trình thực tập, giúp em hoàn thành tốt đề tài thực
tập của mình.
Em xin chân thành cảm ơn !
SVTH: Trần Thị Thanh Thơm Lớp: K17QT2
1
Báo cáo thực tập tổng quan GVHD: TH.s – Nguyễn Thu Hường
PHẦN I
GIỚI THIỆU VỀ NƠI THỰC TẬP
Tên công ty: Công ty cổ phần phát triển Hà Thủy
Tổng giám đốc: Phùng Vinh Quang


Địa chỉ: 36A Hoàng Cầu – Đống Đa – Hà Nội
Điện thoại: 04.38513973
Fax: 04.38513990
Mã số thuế: 0100103697
Vốn điều lệ:4.000.000.000 VNĐ
Loại hình doanh nghiệp: công ty cổ phần
Lịch sử phát triển:
Công ty được thành lập ngày 12/11/1985, gồm 3 chi nhánh hoạt động
trên địa bàn thành phố Hà Nội. Hoạt động chính là nhận thầu các ao hồ trong
thành phố, thả cá, nuôi cá và tiêu thụ. Trải qua 27 năm thành lập và phát triển,
cùng với những biến đổi về cơ cấu đất, hồ tại thành phố Hà Nội, doanh nghiệp
đã phát triển không ngừng và hiện đã mở rộng sang nhiều lĩnh vực kinh doanh
khác như xây dựng, dịch vụ, vui chơi giải trí. Hiện doanh nghiệp đang nhận
thầu 4 hồ lớn tại Hà Nội bao gồm: hồ Đống Đa, hồ Thành Công, hồ Thiền
Quang, hồ Giảng Võ. Doanh nghiệp cổ phần hóa ngày 26/4/2005.
Chức năng của doanh nghiệp: Nuôi cá, đánh bắt các sản phẩm thủy sản
tại các hồ công ty được nhận. Tổ chức các dịch vụ, hoạt động công cộng
quanh hồ như làm công viên, khu vui chơi giải trí quanh hồ. Thực hiện đúng
các lĩnh vực kinh doanh đã đăng ký với nhà nước.
Nhiệm vụ: Công ty phải đẩy mạnh công tác kinh doanh, tự hạch toán,
kinh doanh phải có lãi, bảo toàn được vốn, đạt doanh thu, không để mất vốn
và công nợ trong kinh doanh. Thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ đối với người
SVTH: Trần Thị Thanh Thơm Lớp: K17QT2
2
Báo cáo thực tập tổng quan GVHD: TH.s – Nguyễn Thu Hường
lao động theo đúng qui định. Thực hiện các báo cáo thống kê, kế toán, báo
cáo định kỳ lên hội đồng quản trị, chịu trách nhiệm về độ chính xác của nó.
Công ty có nghĩa vụ phải thực hiện các khoản phải nộp đối với Nhà nước
như: các loại thuế, bảo hiểm.
SVTH: Trần Thị Thanh Thơm Lớp: K17QT2

3
Báo cáo thực tập tổng quan GVHD: TH.s – Nguyễn Thu Hường
PHẦN II
TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DN
Bảng 1: khái quát tình hình hoạt động của DN năm 2008- 2011.
STT Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 2011
1 Mặt hàng sản phẩm 4 4 4 4
2 SL từng mặt hàng
Cá chép Kg 56874 57324 53723 58383
Cá trôi Kg 36972 42137 38796 43659
Cá rô phi Kg 45348 48721 50151 52178
Cá mè Kg 45813 47958 52063 56246
3 Doanh thu TrĐ 2775 2,942 2,920 3,156
4 Doanh thu Xk TrĐ - - - -
5 LN trước thuế TrĐ 370 392 364 410
6 LN sau thuế TrĐ 267 283 263 296
7 Giá trị TSCĐ BQ/ năm TrĐ 6191 6563 6712 6864
8 Vốn lưu động TrĐ 472 501 497 537
9 Số LĐ trong năm Người 73 69 71 73
10 CPSX trong năm TrĐ 1160 1193 1133 1213
SVTH: Trần Thị Thanh Thơm Lớp: K17QT2
4
Báo cáo thực tập tổng quan GVHD: TH.s – Nguyễn Thu Hường
Bảng 2: So sánh tương đối – tuyệt đối các chỉ tiêu hoạt động kinh
doanh của công ty.
Đồ thị so sánh từng chỉ tiêu:
1. Cá chép:
SVTH: Trần Thị Thanh Thơm Lớp: K17QT2
5
Báo cáo thực tập tổng quan GVHD: TH.s – Nguyễn Thu Hường

Nhận xét: Ta thấy từ năm 2008-2009 sản lượng cá chép tăng dần, đến
năm 2010 sản lượng cá giảm mạnh, nguyên nhân là do doanh nghiệp đầu tư
nghiên cứu phát triển thêm các giống cá khác. Cá chép năm 2010 tạm thời bị
giảm bớt sự quan tâm chú trọng, chính vì vậy sản lượng giảm là chuyện
đương nhiên. Sang đến năm 2011, nhờ sự điều chỉnh hợp lý, tăng năng suất
và mật độ cá các hồ còn lại, nên lượng cá thu được không những không thay
đổi mà còn tiếp tục tăng trưởng theo đà chung.
2. Cá trôi:
Nhận xét: Đối với doanh nghiệp, cá trôi vẫn là một giống cá khó nuôi,
hơn nữa, đây cũng là giống cá doanh nghiệp mới đưa vào khai thác mấy năm
gần đây. Nhìn vào biểu đồ, có thể thấy sản lượng cá hàng năm biến đổi rất
thất thường. Nhưng theo chiều hướng chung, cùng với hơn 20 năm kinh
nghiệm trong ngành thủy sản, doanh nghiệp vẫn giữ được sản lượng ở mức
cao và thậm chí vẫn tăng trưởng đều qua các năm. Cụ thể từ năm 2008-2011,
SVTH: Trần Thị Thanh Thơm Lớp: K17QT2
6
Báo cáo thực tập tổng quan GVHD: TH.s – Nguyễn Thu Hường
dù sản lượng biến động nhiều, nhưng đến cuối năm 2011 lượng cá thu được
vẫn tăng hơn so với điểm cao nhất năm 2008 là 1522kg (tăng 3.6%). So với
tình hình diện tích hẹp, năng suất gần như bão hòa thì việc tăng sản lượng này
là điều đáng mừng.
3. Cá rô phi:
Nhận xét: Trái với 2 các giống cá còn lại, cá rô phi là 1 mặt hàng tăng
liên tục theo các năm. Sở dĩ có được điều này bởi doanh nghiệp đang trong
giai đoạn chú trọng nghiên cứu phát triển loại cá này. Dễ nuôi, thị trường tiêu
thụ đang lớn nên doanh nghiệp quan tâm phát triển khá nhiều. Sau 4 năm
khảo sát (từ năm 2008 – 2011), sản lượng cá tăng từ 45348kg lên 52178kg,
tăng hẳn 15%.
4. Cá mè:
Nhận xét:Cũng như cá rô phi, cá mè là giống cá được doanh nghiệp chú

trọng. Bằng chứng là sản lượng giống cá này hàng năm vẫn đều đặn tăng, bất
chấp những biến động về môi trường kinh doanh bên ngoài lẫn bên trong
doanh nghiệp. Để làm được điều này, doanh nghiệp đã phải khá vất vả, luân
SVTH: Trần Thị Thanh Thơm Lớp: K17QT2
7
Báo cáo thực tập tổng quan GVHD: TH.s – Nguyễn Thu Hường
chuyển tỷ lệ cá giữa các hồ, để giữ sản lượng cao với những giống cá đang
được thị trường quan tâm. Ở năm 2008, lượng cá mè đánh bắt mới chỉ là
45813kg, nhưng đến cuối năm 2011, đã tăng thêm 23%, lên thành 56246kg.
5. Doanh thu:
Nhận xét:Nhìn vào đồ thị ta thấy doanh thu hàng năm của doanh
nghiệp tăng khá đều, vẫn chịu ảnh hưởng của sự cố năm 2010, nhưng nhìn
chung là không đáng kể, bởi ngay sau đó doanh thu vẫn tăng hơn so với thời
điểm cao nhất trước đó. Cụ thể năm 2009 cao hơn 2008 là 167 triệu đồng,
năm 2010 doanh thu bị giảm, nhưng sang đến hết năm 2011, doanh thu lại
tăng hơn so với năm 2010 là 236 triệu đồng. Cao hơn đỉnh điểm trước đó
(năm 2009) 214 triệu đồng.
SVTH: Trần Thị Thanh Thơm Lớp: K17QT2
8
Báo cáo thực tập tổng quan GVHD: TH.s – Nguyễn Thu Hường
6. Lợi nhuận trước thuế:
Nhận xét: Nhìn vào đồ thị ta thấy lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp
tăng khá đều. Riêng năm 2010 do có sự cố nên có suy giảm từ 392 triệu đồng
năm 2009 xuống còn 364 triệu đồng năm 2009 (giảm 7.1%). Nhưng sang đến
năm 2011 doanh nghiệp lại bắt kịp lại đà tăng trưởng chung và đạt lợi nhuận
cao nhất trong 4 năm (từ 2008-2011) là 296 triệu đồng. Và kế hoạch đến hết
năm 2012 lợi nhuận trước thuế ước lượng sẽ đạt tầm 340 triệu đồng.
7. Lợi nhuận sau thuế:
Nhận xét: Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp qua nhiều năm cũng có
nhiều biến động thăng trầm.Năm 2008 lợi nhuận sau thuế là 267 triệu đồng

tới năm 2009 đạt 283 triệu đồng, tăng 16 triệu đồng hay 5.99%.Đây vẫn được
coi là những năm đầu công ty chuyển đổi sang thành công ty cổ phần. Và
cũng là một thành công hết sức quí báu mà công ty đã đạt được. Tới năm
2010do gặp phải sự cố khách quan, sản lượng tiêu thụ giảm vì vậy lợi nhuận
sau thuế của công ty chỉ đạt mức 263 triệu đồng, thấp hơn năm 2009 là 20
SVTH: Trần Thị Thanh Thơm Lớp: K17QT2
9
Báo cáo thực tập tổng quan GVHD: TH.s – Nguyễn Thu Hường
triệu đồng hay giảm 7.06%. Tới năm 2011 lợi nhuận sau thuế của công ty đã
tăng lên đáng kể, đạt mức 296 triệu đồng. Đây quả là một con số ấn tượng và
con số này sẽ không dừng lại ở đây, nó sẽ còn tiếp tục cao hơn nữa vào những
năm tiếp theo. Có được thành công như vậy là do doanh nghiệp đã chú trọng
vào việc phân tích, nghiên cứu thị trường, đáp ứng kịp thời nhu cầu của người
tiêu dùng. Cùng với nó là do thiết bị sản xuất mới hiện đại của công ty luôn
vượt năng lực sản xuất.
8. Số lao động trong doanh nghiệp:
Nhận xét: Số lượng lao động trong doanh nghiệp thay đổi không đáng
kể sau nhiều năm. Nguyên nhân là bởi doanh nghiệp đã đi vào hoạt động lâu
năm, công tác quản lý nhân sự đã đi vào ổn định. Sở dĩ có sự thay đổi hàng
năm về số lượng lao động bởi sự thay đổi lao động ở bộ phận sản xuất trực
tiếp và nhân viên an ninh. Ngoài 1-2 nhân viên quản lý ở các tổ đội cá, các
nhân viên còn lại là các lao động phổ thông, nên việc họ đổi việc thường
xuyên là khó tránh khỏi. Chính vì vậy mà hàng năm, vấn đề tìm kiếm những
lao động trung thành với doanh nghiệp vẫn là một trong những vấn đề cần bàn
đến của ban lãnh đạo doanh nghiệp.
SVTH: Trần Thị Thanh Thơm Lớp: K17QT2
10
Báo cáo thực tập tổng quan GVHD: TH.s – Nguyễn Thu Hường
9. Chi phí sản xuất:
Nhận xét: Qua đồ thị ta thấy tổng chi phí sản xuất của công ty tăng đều

hàng năm. Năm 2009 tăng so với năm 2008 là 33 trđ (2.84%). Sang đến năm
2010 chi phí sản xuất có phần giảm, nguyên do là nguyên hồ Đống Đa không
còn được sử dụng để nuôi cá nữa. phần đầu tư nuôi thủy sản ở hồ này là bỏ
trống. Ngay sang đến năm 2011, chi phí sản xuất lại tăng mạnh, một phần do
doanh nghiệp đi vào sản xuất bình thường trở lại, một nguyên nhân khác là do
tình hình kinh tế thực tế ở Việt Nam, chi phí đầu tư nguyên vật liệu sản xuất
tăng, dẫn đến chi phí sản xuất tăng. Cụ thể năm 2011 tăng cao hơn so với năm
2010 là 80 trđ (7.06%). Đây cũng là xu thế chung của nền kinh tế nước ta.
SVTH: Trần Thị Thanh Thơm Lớp: K17QT2
11
Báo cáo thực tập tổng quan GVHD: TH.s – Nguyễn Thu Hường
PHẦN III
CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
I. Sơ đồ dây truyền sản xuất và quá trình sản xuất:
1. Sơ đồ dây truyền sản xuất
2. Thuyết minh sơ đồ dây truyền sản xuất:
•Trại cá giống:DN có trại cá giống của riêng mình, cá giống được lựa
chọn kỹ càng và nuôi ở các Trại cá giống. Sau khi được lựa chọn, phân loại.
Cá giống sẽ được đưa đến mỗi hồ trong 4 hồ công ty quản lý theo kế hoạch đã
được đề ra trước.
•Hồ thả cá: Tùy theo diện tích, đặc điểm mỗi hồ và kế hoạch đã có từ trước.
Cá giống sẽ được thả nuôi ở Hồ nuôi cá. Mỗi hồ sẽ nuôi từ 3 đến 4 loại cá.
•Quản lý, chăm sóc ao: Quá trình này cá sẽ được nuôi lớn để đạt đến
cân nặng tiêu chuẩn cho từng loại cá. Đồng thời DN cũng thường xuyên kiểm
tra, tổ chức bảo vệ cá khỏi những bệnh thường gặp cũng như tránh không để
người dân quanh hồ câu cá, đánh bắt trái phép làm giảm chất lượng cá cũng
như số lượng cá trong hồ.
•Kiểm tra, nghiệm thu: Khi đã đủ ngày nuôi, mỗi loại cá sẽ được kiểm
tra, nghiệm thu. Nếu đạt tiêu chuẩn, cá sẽ được đánh bắt để chuyển sang khâu
SVTH: Trần Thị Thanh Thơm Lớp: K17QT2

12
Báo cáo thực tập tổng quan GVHD: TH.s – Nguyễn Thu Hường
tiêu thụ.
•Đánh bắt, phân loại: Tổ chức giăng lưới bắt cá. Sau đó phân loại cá
theo các tiêu chí đề ra để tận dụng hết số cá thu hoạch được cuối quy trình sản
xuất.
•Tiêu thụ:Sau khi được phân loại,tùy theo những tiêu chí đề ra cá sẽ
được chia thành 2 phần chính: với những con cá khỏe mạnh, giống tốt sẽ được
đưa về trại cá giống, quay vòng quy trình sản xuất, phần còn lại sẽ đem tiêu
thụ, bán cho người dân, người bán buôn làm lương thực thực phẩm hoặc bán
cho các hộ chăn nuôi gia súc (với những con cá nhỏ) để làm thức ăn gia súc.
II. Đặc điểm công nghệ sản xuất:
•Phương pháp sản xuất: Doanh nghiệp áp dụng đa dạng các hình thức
sản xuất: thủ công, bán thủ công và sử dụng máy móc thiết bị hiện đại.
•Đặc điểm về trang thiết bị sản xuất: Máy móc gồm có: xuồng máy, ca-
nô; các trang thiết bị đo lường, kiểm tra, kiểm định chất lượng cá; các thiết bị
thu thập, lấy mẫu và phân tích nước hồ.
III. Đặc điểm về trang thiết bị an toàn lao động:
Là doanh nghiệp đánh bắt cá, lao động chủ yếu trên mặt sông hồ, từ thực
tiễn đó công ty luôn chú trọng việc đảm bảo an toàn trong lao động sản xuất
cho cán bộ công nhân viên. Hàng năm công ty luôn dành một phần ngân sách
cho việc đầu tư vào quần áo bảo hộ, phao cứu sinh, áo phao, các thiết bị bảo
vệ trên sông nước. Nâng cao ý thức và trách nhiệm trong việc đảm bảo an
toàn lao động và sản xuất.
PHẦN IV
TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ KẾT CẤU SX
I. Tổ chức sản xuất:
SVTH: Trần Thị Thanh Thơm Lớp: K17QT2
13
Báo cáo thực tập tổng quan GVHD: TH.s – Nguyễn Thu Hường

Loại hình tổ chức của doanh nghiệp là sản xuất hàng loạt và sản xuất
theo mùa vụ. Mặc dù cá có thể nuôi giữ cá quanh năm nhưng vào mùa sinh
sản cá sẽ đạt được chất lượng tốt nhất. Khi thời tiết lạnh sản lượng sẽ thấp và
ngược lại vào mùa xuân và hè. Vì vậy, sản xuất kinh doanh về cá không ảnh
chịu ảnh hưởng mùa vụ nhưng không nhiều.
II. Kết cấu sản xuất của DN:
• Bộ phận sản xuất chính: Bao gồm các tổ đội cá ở 4 hồ doanh nghiệp
nuôi cá( hồ Thành Công, hồ Đống Đa, hồ Thiền Quang, hồ Giảng Võ). Công
đoạn bao gồm: tổ chức bộ máy quản lý DN: thả cá, nuôi cá, theo dõi và quan
sát nắm bắt sát tình hình cá để báo về cho bộ phận văn phòng khi có vấn đề
xảy ra để kịp thời xử lý. Nhiệm vụ của bộ phận này bao gồm cả đánh bắt và
tiêu thụ ra các chợ nội thành Hà Nội qua các cá nhân bán lẻ cá.
• Bổ phận cung cấp: Làm việc tại trại cá giống của DN. Chuyên cung
nuôi và cung cấp cá giống cho các hồ cá, cung cấp thức ăn cá và bao gồm cả
thuốc men khi cá bị bệnh. Đảm bảo đầy đủ toàn diện để quá trình sản xuất
được thực hiện liên tục.
• Bộ phận vận chuyển: có nhiệm vụ vận chuyển, cá giống, thức ăn cá
đến các hồ và vận chuyển cá thành phẩm đến nơi tiêu thụ hoặc về trại cá
giống.
PHẦN V
TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA DN
I. Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý DN:
SVTH: Trần Thị Thanh Thơm Lớp: K17QT2
14
Báo cáo thực tập tổng quan GVHD: TH.s – Nguyễn Thu Hường
II. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận:
•Tổng giám đốc: : Quyết định toàn bộ kế hoạch sản xuất và kinh doanh
của công ty, kế hoạch về ngân sách và vay nợ, tăng vốn pháp định, chuyển
nhượng, kéo dài thời gian hoạt động, tạm ngừng hoạt động, chỉ định thay đổi
bãi nhiệm phó giám đốc, kế toán trưởng và một số quyền hạn khác.

•Các phó giám đốc: Do giám đốc bổ nhiệm, mỗi phó giám đốc tương
đương với 1 trưởng phòng, chịu trách nhiệm quản lý đơn vị mình quản lý (văn
phòng, xí nghiệp cá, trung tâm vui chơi giải trí), giúp việc cho Tổng giám
đốc, chịu trách nhiệm trong các hoạt động của mình.
SVTH: Trần Thị Thanh Thơm Lớp: K17QT2
15
Báo cáo thực tập tổng quan GVHD: TH.s – Nguyễn Thu Hường
•Văn phòng:Trụ sở đặt ở 36A Hoàng Cầu. Chịu trách nhiệm xử lý các
vấn đề về giấy tờ, sổ sách. Đảm bảo các hoạt động của DN diễn ra trôi chảy.
•Xí nghiệp cá: Gồm 4 xí nghiệp ở 4 hồ DN thả cá (hồ Đống Đa, hồ
Giảng Võ, hồ Thành Công, hồ Thiền Quang). Thả cá giống, nuôi cá, kiểm tra
tình hình cá kịp thời báo về VP khi có vấn đề. Tổ chức đánh bắt và tiêu thụ
bước một.
•Phòng Tài chính – kế toán (TC - KT): Kết hợp cùng các đơn vị đối
chiếu thu hồi công nợ, quyết toán các chi phí khoán cho các đơn vị. Đảm bảo
đủ nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh và đầu tư xây dựng cơ bản. Thường
xuyên phân tích hiệu quả kinh tế, xây dựng kế hoạch tài chính năm tiếp theo.
•Phòng Tổ chức hành chính (TCHC) : Có nhiệm vụ xây dựng phương án
trả lương cho hợp lý và hiệu quả. Duy trì, kiểm tra việc thực hiện nội qui, qui
chế vệ sinh công nghiệp, vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng chống cháy nổ.
Giám sát việc sửa chữa( nếu có ). Chủ trì và phối hợp các phòng chức năng.
•Tổ đội cá: Chịu trách nhiệm nuôi, đánh bắt và tiêu thụ cá ở bước một.
•Tổ bảo vệ: Nhân viên an ninh, làm công tác bảo vệ về người và tài sản
của công ty. Các nhân viên an ninh thay ca làm việc 24/24. Có nhiệm vụ bảo
vệ cá, xe cộ cũng như mọi tình hình diễn ra trong phạm vi doanh nghiệp quản
lý, đặc biệt là tại các hồ cá. Bởi bên cạnh việc khai thác lòng hồ nuôi cá,
doanh nghiệp còn tận dụng không gian quanh hồ làm điểm vui chơi giải trí,
nên khâu bảo đảm an ninh cũng là một trong những khâu cần đặc biệt chú ý.
SVTH: Trần Thị Thanh Thơm Lớp: K17QT2
16

Báo cáo thực tập tổng quan GVHD: TH.s – Nguyễn Thu Hường
PHẦN VI
CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO, ĐẦU RA
I. Các nguyên liệu đầu vào:
1. Đối tượng lao động:
•Các nguyên vật liệu lao động cần dùng: Đỗ tương, cám gạo, bột cá
nhạt, vitamin, thóc.
•Các loại năng lượng: Điện sản xuất,dầu chạy máy…
•Nguồn cung cấp các loại nguyên vật liệu và năng lượng: Đa số nguyên
liệu doanh nghiệp dùng là nhập về từ các cơ sở thức ăn cá trong nước, đối với
cá thịt đã gần đủ ngày nuôi, doanh nghiệp tự mua nguyên liệu thô về chế biến
thành thức ăn cho cá để giảm chi phí sản xuất. Với cá giống, doanh nghiệp sử
dụng thức ăn giành riêng cho cá giống được cung cấp trên thị trường như
Aquaxcel-7404, 7414, 7454. Các loại năng lượng được tận dụng từ nguồn
trong nước.
2. Yếu tố lao động:
Cơ cấu lao động trong doanh nghiệp:
- Phân theo trình độ
- Phân theo hình thức
Hình thức
200
8
% 2009 % 2010 % 2011 %
SVTH: Trần Thị Thanh Thơm Lớp: K17QT2
Trình
độ
2008 % 2009 % 2010 % 2011 %
ĐH 18 24.65 18 26.08 18 25.35 19 26.03
CĐ 10 13.69 11 15.94 11 15.49 12 16.44
Trung

cấp
12 16.43 10 14.49 9 12.67 11 15.07
Phổ
thông
33 45.2 30 43.47 33 46.47 31 42.46
Tổng 73 100 69 100 71 100 73 100
17
Báo cáo thực tập tổng quan GVHD: TH.s – Nguyễn Thu Hường
Trực tiếp 31 42.46 30 43.47 29 40.84 31 42.47
Gián tiếp 42 57.53 39 56.52 42 59.15 42 57.53
Tổng 73 100 69 100 71 100 73 100
Việc phân chia lao động của doanh nghiệp theo hình thức qua các năm
hầu như không thay đổi, việc tăng hay giảm số lao động trong năm chỉ là do
sự nghỉ việc của cá nhân lao động và do doanh nghiệp chưa tìm được người
thay thế.
- Phân theo giới tính
Giới tính 2008 % 2009 % 2010 % 2011 %
Nam 52 71.23 49 71.01 50 70.42 51 69.86
Nữ 21 28.77 20 28.99 21 29.58 22 30.14
Tổng 73 100 69 100 71 100 73 100
SVTH: Trần Thị Thanh Thơm Lớp: K17QT2
18
Báo cáo thực tập tổng quan GVHD: TH.s – Nguyễn Thu Hường
Nhận xét:Nhìn vào bảng số liệu ta thấy số lượng công nhân viên trong
doanh nghiệp không thay đổi đáng kể. Chỉ năm 2009 do có một vài sự cố nên
lượng công nhân viên bị biến động. Sau đó doanh nghiệp đã điều chỉnh lại
được số lao động của mình. Doanh nghiệp đã góp phần tạo việc làm cho một
số lao động có tay nghề, trình độ. Nhìn vào bảng phân loại theo trình độ ta
thấy số biến động chủ yếu nằm ở phần lao động phổ thông và trung cấp, phần
trình độ ĐH và cao đẳng có sự biến đổi nhưng không nhiều, có phần tăng. Do

doanh nghiệp đã thành lập và hoạt động lâu năm, nên thành phần lao động
cũng khá ổn định, sự biến đổi chủ yếu nằm ở phần lao động trực tiếp, là các
công nhân thuộc các tổ đội cá và các nhân viên an ninh(bảo vệ). Doanh
nghiệp hoạt động trên mặt ao hồ là chủ yếu, cần sự dẻo dai và sức khỏe nên
lao động nam chiếm đa số, nữ chủ yếu làm ở khối phục vụ, văn phòng.
3. Yếu tố vốn:
- Vốn và cơ cấu vốn của doanh nghiệp: Nhà nước giữ > 51% tổng số vốn
của doanh nghiệp.
- Số vốn điều lệ 4 tỷ VNĐ
- Tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp trong 4 năm qua:
- So sánh tình hình sử dụng vốn của DN trong 4 năm:
Nhận xét: Nhìn vào 2 bảng trên ta thấy tình hình sử dụng vốn của doanh
SVTH: Trần Thị Thanh Thơm Lớp: K17QT2
Chỉ tiêu Đvt 2008 2009 2010 2011
Vốn lưu động trĐ 472 501 497 537
Vốn cố định trĐ 55.44 57 54.12 57.96
19
Báo cáo thực tập tổng quan GVHD: TH.s – Nguyễn Thu Hường
từ năm này qua năm khác không có nhiều sự biến động. Đây là kết quả của
hoạt động xây dựng kế hoạch kinh doanh cho năm tiếp theo của công ty. Nhờ
làm tốt công tác dự báo nhu cầu mà lượng vốn được sử dụng một cách hiệu
quả. Một nguyên nhân khác là do công ty có những nhà cung ứng lâu dài,
luôn cung cấp nguyên vật liệu đúng, đủ, giá cả phải chăng. Vì vậy chi phí cho
nguyên vật liệu luôn đạt mức ổn định.
II. Khảo sát và phân tích các yếu tố đầu ra:
- Nhận diện thị trường: Doanh nghiệp đang hoạt động trong một môi
trường cạnh tranh hoàn hảo, với mức độ cạnh tranh là rất gay gắt. Hiện nay có
rất nhiều công ty cùng lĩnh vực đang cạnh tranh với doanh nghiệp trên cùng
địa bàn. Không những thế doanh nghiệp cũng đang phải đối đầu với những
đối thủ tiềm ẩn. Ngoài ra là sức ép biến động của nền kinh tế đang ngày càng

gia tăng. Mặc dù vậy công ty vẫn luôn giữ vững được vị thế của mình trên
những vùng thị trường đã có và đang tiếp tục mở rộng thị trường sang các tỉnh
khác. Để có thể hiểu rõ hơn ta sẽ đi phân tích về tình hình tiêu thụ của công
ty.
1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm:
Tên SP Đvt 2008 2009 2010 2011
Cá chép Kg 56874 57324 53723 58383
Cá trôi Kg 36972 42137 38796 43659
Cá rô phi Kg 45348 48721 50151 52178
Cá mè Kg 45813 47958 52063 56246
Tổng Kg
185007 196140 194733 210466
Nhận xét: Nhìn vào bảng trên ta thấy Cá chép luôn đạt sản lượng cao
nhất. Đây cũng là sản lượng chủ lực của doanh nghiệp. Tuy năm 2010 có
giảm đi, nguyên nhân do doanh nghiệp đầu tư phát triển tăng thêm sản lượng
cá rô phi. Nhưng chỉ sau 1 năm, sản lượng cá đã trở lại mức bình quân và tăng
trưởng hơn theo đà các năm cũ. Hiện nay doanh nghiệp cũng đang nghiên cứu
phát triển thêm các chủng loại cá, làm phong phú thêm danh mục sản phẩm
SVTH: Trần Thị Thanh Thơm Lớp: K17QT2
20
Báo cáo thực tập tổng quan GVHD: TH.s – Nguyễn Thu Hường
của mình như cá trắm, cá quả… Nếu các loại cá này được đưa vào danh mục
sản phẩm, chắc chắn sản lượng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp sẽ được
tăng lên đáng kể, tăng hay giảm đây là kết quả của công tác nghiên cứu và dự
báo cầu. Qua đó đòi hỏi doanh nghiệp phải tập trung hơn vào hoạt động
nghiên cứu thị trường và sở thích tiêu dùng của khách hàng.
2. Tình hình tiêu thụ theo địa điểm:
ST
T Địa điểm Đvt 2008 2009 2010 2011
1 Chợ Thái Hà Kg 10840 11492 11410 12332

2 Chợ Thành Công Kg 12635 13395 13299 14374
3 Chợ Kim Liên Kg 25746 27295 27099 29289
4 Chợ Hàng Da Kg 16818 17830 17702 19132
5 Chợ Long Biên Kg 32157 34092 33848 36582
6 Chợ Trương Định Kg 22943 24324 24149 26100
7 Siêu thị Metro Kg 34915 37016 36751 39720
8 Chợ Trâu Quỳ Kg 9845 10437 10363 11200
9 Siêu thị BigC Kg 19108 20258 20113 21737
Tổng
185007 196140 194733 210466
SVTH: Trần Thị Thanh Thơm Lớp: K17QT2
21
Báo cáo thực tập tổng quan GVHD: TH.s – Nguyễn Thu Hường
Tỷ trọng các chỉ tiêu năm 2011:
Nhận xét: Các sản phẩm của doanh nghiệp bán chủ yếu trên địa bàn Hà
Nội, cụ thể là các chợ và siêu thị lớn, cá thể buôn bán cá tại các chợ. Nhìn vào
bảng trên có thể thấy địa điểm tiêu thụ chủ lực của doanh nghiệp là các chợ
Kim Liên, chợ Long Biên và siêu thị Metro, 3 địa điểm này chiếm một nửa
tổng sản lượng tiêu thụ của doanh nghiệp năm 2011. Các địa điểm còn lại
chiếm số lượng nhỏ nhưng cũng không kém phần quan trọng đối với doanh
nghiệp. Riêng trong năm 2010 có sự sụt giảm về sản lượng nhưng đó cũng là
hiệu ứng chung của toàn ngành nên cũng không đáng bàn. Chuyển sang năm
2011 sản lượng của doanh nghiệp lại trở lại bình thường và tiếp tục tăng
trưởng theo đà chung các năm.
SVTH: Trần Thị Thanh Thơm Lớp: K17QT2
22
Báo cáo thực tập tổng quan GVHD: TH.s – Nguyễn Thu Hường
PHẦN VII
MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay mỗi doanh nghiệp hoạt động đều

chịu tác động của các yếu tố môi trường bên trong và ngoài doanh nghiệp.
Các nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Đó có thể là ảnh hưởng tốt nhưng cũng có thể là không tốt tới doanh
nghiệp. Do đó mỗi doanh nghiệp phải nắm bắt được những nhân tố ảnh hưởng
chính tới doanh nghiệp của mình để từ đó có thể tận dụng được những cơ hội
cũng như đối phó được với những rủi ro mà môi trường kinh doanh mang lại
cho doanh nghiệp.
I. Môi trường vĩ mô:
1. Môi trường công nghệ:
Đây là môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất của doanh
nghiệp. Hiện quá trình nuôi cá, chế biến thức ăn cá phần lớn là do doanh
nghiệp tự túc, nên doanh nghiệp giảm được tối đa chi phí sản xuất, giảm giá
thành, tăng sức cạnh tranh.
2. Môi trường kinh tế:
Những năm qua nền kinh tế nước ta được đánh giá là khá ổn định, với
mức tăng trưởng bình quân hàng năm là 8%. Với chính sách kinh tế thuận lợi
đã giúp cho các doanh nghiệp hoạt động ổn định, tuy nhiên 2 năm gần đây do
bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới nền kinh tế nước ta cũng gặp
những khó khăn nhất định. Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp tới các doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Việc thị trường tiêu thụ
giảm nhu cầu về hàng hóa thấp, người dân phải cắt giảm chi tiêu. Trong khi
đó cá cũng nằm trong mặt hàng thực phẩm xa xỉ nên cũng bị ảnh hưởng. Do
vậy, các doanh nghiệp cần phải điều tra, nắm bắt được tình hình của môi
trường kinh tế để từ đó có những kế hoạch cũng như giải pháp để sản xuất
SVTH: Trần Thị Thanh Thơm Lớp: K17QT2
23
Báo cáo thực tập tổng quan GVHD: TH.s – Nguyễn Thu Hường
hợp lý.
3. Môi trường luật pháp:
Vì hoạt động trong ngành nông nghiệp – thủy sản, nhưng lại hoạt

động trên địa bàn thành phố nên doanh nghiệp được thuận lợi nhiều về mặt
luật pháp
4. Môi trường tự nhiên:
Doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực nông nghiệp thủy sản nên yếu tố thời
tiết đóng góp vai trò rất quan trọng. Nó quyết định lớn vào sản lượng cá đạt được
sau mỗi chu kỳ. Cụ thể vào mùa đông, sản lượng sẽ thấp hơn vào mùa xuân và
mùa hè, khi thời tiết đã ấm dần lên. Đặc biệt trong những năm gần đây, thời tiết
liên tục chuyển biến xấu, vấn đề cá chết khi trời nóng đột ngột chuyển sang quá
lạnh là 1 trong những vấn đề doanh nghiệp cần thật sự lưu tâm.
5. Môi trường văn hóa – xã hội:
Việt Nam là nước nông nghiệp chủ đạo, địa hình nước nhiều sông ngòi.
Việc khai thác nguồn lợi thủy sản diễn ra ở hầu như khắp các tỉnh thành, việc
đó cũng ảnh hưởng ít nhiều đến thói quen ăn uống của người dân. Có thể nói,
thủy sản đã trời thành 1 mặt hàng nhu yếu phẩm thiết yếu của người dân. Đây
là một điểm lợi mà doanh nghiệp cần triệt để khai thác.
II. Môi trường vi mô (môi trường ngành ):
1. Áp lực của khách hàng:
Nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu của người tiêu dùng tăng về cả
mặt số lượng và chất lượng. Tuy nhiên yêu cầu của khách hàng ngày càng
cao, họ không chỉ muốn những sản phẩm tốt, giá rẻ mà còn muốn hàng đẹp,
mẫu mã ưng ý… Đó là do người tiêu dùng có quá nhiều sự lựa chọn cho cùng
một loại sản phẩm, có rất nhiều nhà cung cấp khác nhau. Vì vậy đòi hỏi mỗi
doanh nghiệp cần phải nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng để từ đó có
kế hoạch kinh doanh phù hợp và hiệu quả nhất.
2. Áp lực của nhà cung ứng:
SVTH: Trần Thị Thanh Thơm Lớp: K17QT2
24

×