Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

hướng dẫn sử dụng vmware xây dựng mô hình mạng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.21 MB, 39 trang )

Hướng dẫn dùng VMWARE xây dựng mô hình mạng

HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG MÔ
HÌNH MẠNG VỚI VMWARE

A. Giới thiệu

VMWare (Virtual Machine Software) là một trong những chương trình ào hóa hàng
dầu hiện nay. Chương trình này giúp tạo ra máy ảo với phần cứng mô phỏng
hoàn toàn các thiết bị phần cứng trên máy tính thật, cung cấp khả năng liên kết
máy ảo trực tiếp với các thiết bị ngoại vi, đặc biệt là các thiết bị lưu trữ di động.
Chương trình là công cụ hữu ích cho các quản trị viên cần có môi trường ảo để
nghiên cứu, thử nghiệm hay thiết kế mô hình mạng

Dưới đây, tôi sẽ hướng dẫn các bạn cài đặt, cấu hình máy ảo và thiết lập hệ thống
mạng với phần mềm VMWare

B. Cài đặt và quản lý một số cấu hình cơ
bản của VMWare

Chương trình máy ảo tôi xài dưới đây là VMWare Workstation 6.5.0 build- 118166


Các bạn có thể download phiên bản mới nhất ở đây


Khi cài đặt, các thông số để mặc định.





Khi cấu hình xong hệ thống yêu cầu Restart lại máy.


Sau khi cài đặt xong các bạn vào phần Network Connection kiểm tra có thêm 2
card mạng


Card mạng Local Area Connection 2 và Local Area Connection 2 được nối vào
VMnet1 và VMnet8 là 2 trong 10 Switch ảo mà VMWare hỗ trợ cho người sử dụng.
Các Switch ảo này được dùng để kết nối máy thật với máy ảo, máy ảo với máy ảo
nhằm tạo ra các hệ thống mạng riêng biệt. Để quản lý các thông số cấu hình, ta
vào menu Edit> Virtual Network Editor>


Tab Host Virtual Adapters


Hay tab Host Virtual Network Mapping.


Trong số 10 Switch ảo thì VMnet0, VMnet1, VMnet8 được kết nối với một vài thiết
bị đặc biệt khác như Virtual Bridge, Virtual NAT Device, DHCP Server. Đặc điểm
của các VMnet đó như sau:

1. VMnet0


Trong VMWare, VMnet0 chính là một Switch ào được kết nối với Bridge ảo để liên
lạc ra ngoài mạng thật. Các máy tính ảo nếu được cấu hình card mạng kết nối
vào VMnet0 thì có thể tham gia vào việc liên lạc, chia sẻ dữ liệu với các máy thật

ở mạng ngoài. Nếu mạng ngoài chúng ta có kết nối với Router ADSL, có cấu hình
cấp IP động trên Router thì các máy ảo sẽ nhận được IP từ Router như một máy
tính thật. Mặc định, VMWare sẽ tự chọn card mạng trên máy thật mà có kết nối
ra mạng ngoài. Tuy nhiên nếu máy các bạn có nhiều hơn 2 card mạng thật thì
chúng ta có thể lựa chọn lại cho phù hợp bằng cách điều chỉnh trong Virtual
Network Editor > tab Host Virtual Network Mapping> VMnet0.

2. VMnet1 (Host Only Mode)


VMnet1 cũng là 1 Switch ảo nhưng chỉ sử dụng để kết nối máy thật và máy ảo
trong máy tính cài VMWare. Bản thân VMnet1 được kết nối với Virtual DHCP
Server để cấp IP động cho những máy kế nối vào nó. Giá trị mặc định của DHCP
Scope là 192.168.18.0/24. Khi cài đặt xong VMWare thì card mạng Local Area
Connection 2 do chương trình tạo ra được kết nối vào VMnet1 và có địa chỉ IP tĩnh
cùng NetID với Scope. Các bạn có thể chỉnh sửa thông số Scope, gỡ bỏ DHCP
Server được kết nối vào VMnet hiện tại hay thêm DHCP Server vào VMnet khác
bằng cách vào Virtual Network Editor> tab DHCP


Trong tab này chúng ta có thể thêm DHCP kết nối vào VMnet khác (Add…), gỡ bỏ
DHCP hiện có (Remove) hay dừng (Stop), khởi động (Start) dịch vụ DHCP. Chỉnh
sửa thông số DHCP thông qua tab Properties


3. VMnet8 (NAT)


VMnet 8 là Switch ảo vừa được nối vào Virtual DHCP lại được nối vào Virtual NAT
Device giúp cho các máy ảo trong VMWare có thể liên lạc với mạng ngoài nhưng

theo giao thức NAT. NAT Device ở đây là 1 thiết bị được quản lý bởi VMWare, có
địa chỉ IP riêng chứ không phải giống như ta cấu hình ICS trên Windows là dùng
máy thật như 1 NAT Device rồi NAT từ Virtual NIC (Adapter VMnet8) qua Physical
NIC. Để quản lý DHCP Server thì bạn vào những phần tôi đã nêu ở trên VMnet1.
Còn muốn quản lý cấu hình NAT Device thì bạn vào Virtual Network Editor> tab
NAT. Nhưng các bạn lưu ý, chúng ta chỉ được hỗ trợ 1 NAT Device nên chỉ có 1
VMnet được kết nối ra ngoài theo cơ chế NAT.


4. VM Team và LAN Segment

Ngoài cách cấu hình các máy ảo nối với nhau thông qua các VMnet, chúng ta còn
có thể tạo ra các VM Team để nhóm các máy ảo lại với nhau rồi tạo ra LAN
Segment để kết nối chúng lại. Với cách này ta không cần phải cho máy ảo nối vào
các VMnet. Để tạo VM Team chúng ta vào Tab HOME> New Team

Hình ảnh này đã được thay đổi kích thước. Click vào đây để xem hình ảnh gốc với kích thước là 834x635 và dung lượng là 88KB




Đặt tên và nơi lưu để quản lý


Đưa máy ảo vào. Ở bước này chúng ta có thể tạo máy ảo mới luôn hoặc là nhóm
những máy ảo đã tạo sẵn.





Gắn các LAN Segment vào trong Team


Cấu hình kế nối với các LAN Segment


Để quản lý các VM Tam chúng ta vào menu Team> Settings

Hình ảnh này đã được thay đổi kích thước. Click vào đây để xem hình ảnh gốc với kích thước là 835x636 và dung lượng là 81KB




C. Tạo máy ảo và cấu hình chức năng với
VMWare Workstation

1. Tạo máy ảo với VMWare

Trang HOME> New Virtual Machine


Nếu các hệ điều hành bạn dự định cài đặt lên máy ảo thuộc loại phổ dụng thì bạn
sẽ được VMWare hỗ trợ cài đặt không giám sát bằng cách chọn Typical rồi điền
các thông số vào cần thiết vào trước


Số CD-Key


Nơi lưu



Định dung lượng ổ đĩa. Nếu dung lượng đĩa hơn 2 GB, bạn có thể lựa chọn lưu
thành 1 file để dễ quản lý hay đưa ra thành cái file 2 GB để dễ di chuyển.




Trong trường hợp hệ điều hành các bạn sắp cài đặt không thuộc loại phổ dụng thì
bạn nên chọn phần Custom rồi thiết lập các thông số cấu hình phù hợp cho máy
ảo.

Với máy ảo VMWare, các phím thao tác được quy định như máy thật. Ví dụ muốn
hiện của sổ Logon trong Windows Server 2003 trong máy ảo cũng nhấn Ctrl +
Alt+ Del như máy thật chứ không bị hạn chế như Virtual PC là nhấn Alt phải +
Del.

2. Quản lý cấu hình phần cứng

Để máy ảo hoạt động tối ưu hơn, sau khi cài đặt hệ điều hành cho máy ảo xong
các bạn nên cài vào máy ảo bộ công cụ VMWare Tool. Khởi động máy ảo lên,
chọn vào menu VM> Install VMWare Tool

Hình ảnh này đã được thay đổi kích thước. Click vào đây để xem hình ảnh gốc với kích thước là 834x637 và dung lượng là 83KB


Cài đặt xong góc dưới bên tay phải của màn hình máy ảo sẽ có biểu tượng
VMWare Tool. Các phần cứng đã được tối ưu dựa theo cấu hình phần cứng máy
thật (card mạng tốc độ lên 1.0 Gbps)



Ngoài ra trong máy ảo, các bạn có thể chỉnh sửa cấu hình phần cứng như thêm
card mạng, ổ đĩa cứng v v Nhưng trong quá trình chỉnh sửa bạn phải tắt máy
ảo, trong cửa sổ máy ảo bạn chọn Edit Virtual machine settings

Hình ảnh này đã được thay đổi kích thước. Click vào đây để xem hình ảnh gốc với kích thước là 834x635 và dung lượng là 94KB


Giả sử trong trường hợp này ta muốn thêm card mạng. Trong cửa sổ Virtual
Machine Settings> tab Hardware> Add


Chọn Network Adapter


Chọn VMnet muốn kết nối và Finish


3. Nhân bản máy ảo

Khi các bạn cần nhiều máy ảo để xây dựng mô hình mạng máy tính, mà các máy
ảo cấu hình và hệ điều hành tương tự nhau thì các bạn có thể lựa chọn nhân bản
máy ảo bạn đã cấu hình và cài đặt phần mềm đầy đủ thay vì phải cài đặt lại 1
máy ảo mới hoàn toàn. Để thực hiện các bạn chọn vào máy ảo đã có, click phải
chọn Clone.


Các bạn chọn nơi đặt bản sao lưu. Máy nhân bản hoạt động như máy gốc, nhưng
các bạn nhớ phải đổi computername và IP để tránh xung đột với máy gốc. trong
trường hợp muốn join cả 2 máy vào domain thì các bạn phải đổi SID của máy

nhân bản cho khác máy gốc.

4. Tạo điểm phục hồi (Snapshoot)

Trên máy thật, mỗi khi cần lưu lại thông số cấu hình hiện tại, ta phải sử dụng các
chương trình sao lưu và phục hồi. Nhưng trong máy ảo ta có chức năng
Snapshoot để tạo ra các điểm giúp phục hồi về trạng thái định trước mà không
cần bất kì chương trình sao lưu nào.

Để tạo bản Snapshoot, trong cửa sổ máy ảo ta click phải, chọn Take Snapshoot.

Hình ảnh này đã được thay đổi kích thước. Click vào đây để xem hình ảnh gốc với kích thước là 838x552 và dung lượng là 55KB

×