Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

BÀI DỰ THI TÌM HIỂU LUẬT PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (467.96 KB, 15 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN CẨM GIÀNG
TRƯỜNG TIỂU HỌC CẨM PHÚC



Họ và tên: LÊ THỊ THÚY MONG
Sinh năm: 1989
Giáo viên: Trường Tiểu học Cẩm Phúc
HẢI DƯƠNG, THÁNG 9 NĂM 2014
BÀI DỰ THI
TÌM HIỂU LUẬT PHÒNG
CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH
Lê Thị Thúy Mong – Giáo viên Trường Tiểu học Cẩm Phúc
TÌM HIỂU LUẬT PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH
Câu 1. Luật Phòng, chống bạo lực gia đình được Quốc hội khoá XII -
Kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 21/11/2007 và có hiệu lực thi hành từ ngày
01/07/2008. Anh (chị) cho biết Luật có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống
và trong thực tế của tỉnh Hải Dương?
Trả lời:
Ý nghĩa của Luật PCBLGĐ: Luật
Phòng chống bạo lực gia đình có ý nghĩa
nhân văn sâu sắc, thể chế hóa chủ trương
của Đảng, Nhà nước về phòng, chống
bạo lực gia đình, thể hiện rõ chức năng
quản lý nhà nước trong lĩnh vực gia đình,
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mọi
công dân trong gia đình và xã hội, đồng
thời phát huy vai trò cá nhân, gia đình và
cộng đồng trong phòng chống bạo lực
gia đình. Luật Phòng chống bạo lực gia
đình có ý nghĩa quan trọng trong đời sống chính trị, xã hội, góp phần tích cực


vào việc phòng ngừa BLGĐ, hỗ trợ, bảo vệ nạn nhân BLGĐ và xử lý nghiêm
minh các hành vi BLGĐ. Luật được ban hành tiếp tục khẳng định quyết tâm
mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong việc thực hiện các điều ước
quốc tế về Quyền con người mà nước ta là thành viên, thực hiên Công ước về
xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW), góp phần quan
trọng trong việc củng cố và xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến
bộ, hạnh phúc.
Câu 2. Bạo lực gia đình là gì? Các hành vi gây bạo lực gia đình?
Trả lời:
2
Lê Thị Thúy Mong – Giáo viên Trường Tiểu học Cẩm Phúc
a. Tại Khoản 2 Điều 1 Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 quy
định: Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc
có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác
trong gia đình.
b. Các hành vi bạo lực gia đình (được quy định tại Khoản 2 Luật phòng,
chống bạo lực gia đình năm 2007), các hành vi gây bạo lực gia đình bao gồm:
- Hành hạ, ngược đãi, đánh đập
hoặc hành vi cố ý khác xâm
hại đến sức khoẻ, tính mạng.
- Lăng mạ hoặc có hành vi cố ý
khác xúc phạm danh dự, nhân
phẩm.
- Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp
lực thường xuyên về tâm lý
gây hậu quả nghiêm trọng.
- Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông,
bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.
- Cưỡng ép quan hệ tình dục.
- Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép

kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân
tự nguyện, tiến bộ.
- Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá
hoặc có hành vi khác cố ý làm hư
hỏng tài sản riêng của thành viên
khác trong gia đình hoặc tài sản
chung của các thành viên gia đình.
- Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá
khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình
trạng phụ thuộc về tài chính.
- Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
3
Lê Thị Thúy Mong – Giáo viên Trường Tiểu học Cẩm Phúc
Câu 3. Những nguyên nhân nào dẫn đến bạo lực gia đình? Bạo lực gia
đình gây ra những hậu quả gì đối với mỗi cá nhân, gia đình và xã hội?
Trả lời:
a, Nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình gồm:
- Bất bình đẳng giới là nguyên nhân gốc rễ gây ra bạo lực trong gia đình.
Trong gia đình, người phụ nữ có vị thế và quyền lực không ngang bằng với nam
giới, không có quyền tham gia vào các quyết định trong gia đình, khiến họ dễ bị
bạo lực do nam giới gây ra.
- Khó khăn về kinh tế cũng là một trong những yếu tố có nguy cơ dẫn đến
bạo lực gia đình (Vì khó khăn về kinh tế thường tạo ra các áp lực căng thẳng dễ
dẫn tới các mâu thuẫn, tranh chấp nếu không biết cách xử lý phù hợp có thể gây
nên bạo lực gia đình. Tuy nhiên không phải cứ có khó khăn về kinh tế là nhất
thiết phải có bạo lực gia đình. Thực tế cho thấy nhiều gia đình có mức sống, thu
nhập thấp nhưng gia đình vẫn hoà thuận và ngược lại có những gia đình khá giả
nhưng bạo lực gia đình vẫn xảy ra).
- Công tác tuyên truyền, giáo
dục pháp luật về phòng, chống bạo

lực gia đình còn hạn chế. Trình độ
nhận thức và sự hiểu biết về pháp
luật trong một bộ phận người dân
còn thấp khiến bạo lực gia đình vẫn
tiếp tục xảy ra.
- Tệ nạn xã hội cũng là những
yếu tố nguy cơ dẫn tới bạo lực gia
đình. Ví dụ như rựợu chè, cờ bạc,
nghiện hút, trai gái, mại dâm,…
- Sự quan tâm của cộng đồng tới công tác phòng, chống bạo lực gia đình
chưa được đầy đủ. Cộng đồng và các gia đình vẫn coi bạo lực gia đình là vấn đề
riêng tư trong mỗi gia đình và người ngoài không nên can thiệp.
b, Bạo lực gia đình gây ra những hậu quả:
4
Lê Thị Thúy Mong – Giáo viên Trường Tiểu học Cẩm Phúc
Trả lời: BLGĐ đã và đang gây hậu quả nghiêm trọng, trước hết là vi phạm
quyền con người, gây tổn hại cho sức khoẻ, lòng tự trọng, danh dự, nhân phẩm
và tính mạng của mỗi cá nhân, đe doạ đến an ninh, chất lượng cuộc sống của
nạn nhân và mỗi gia đình, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Nó làm tổn hại đến GĐ,
gây nhức nhối trong xã hội. Những hậu quả của BLGĐ biểu hiện cụ thể như:
- Đối với nạn nhân:
+ Về sức khoẻ thể chất: Sức khoẻ bị
huỷ hoại ,bị gây thương tích đau đớn,có
thể bị tàn tật suốt đời, có thể dẫn đến tử
vong.
+ Về sức khoẻ tinh thần: Luôn bị ám
ảnh bởi bạo lực; chán nản, buồn rầu, lo
lắng, sợ hãi, mất tự tin, hoang mang, trầm
cảm; cảm thấy cuộc sống nặng nề, căng
thẳng và tuyệt vọng.

+ Về sức khoẻ tình dục: Mang thai
ngoài ý muốn, lây các bệnh lây nhiễm qua
đường tình dục, HIV,các bệnh phụ
khoa ,các biến chứng sản khoa.
- Đối với người gây bạo lực: Mất sự
tôn trọng của vợ, con, cháu, người thân và những người xung quanh; mất tài sản,
của cải, gia đình đổ vỡ, luôn cáu giận, bực tức và hành vi bạo lực sẽ gây ra nhiều
vấn đề về sức khoẻ, bị phạt hành chính hoặc xử lý hình sự.
- Đối với gia đình: Tốn nhiều tiền vào việc chữa trị và phục hồi sức khoẻ
cho nạn nhân, phá hỏng mối quan hệ giữa vợ và chồng, cha và con, giảm khả
năng lao động của nạn nhân, giảm thời gian lao động do phải nghỉ việc, giảm
thu nhập của gia đình, không có khả năng làm tròn bổn phận của cha mẹ, con cái
bị ảnh hưởng xấu khi chứng kiến hành vi bạo lực của cha với mẹ.
- Đối với xã hội: Giảm đi sự đóng góp của nạn nhân đối với xã hội, tổn hao
về tài sản và tiền của trong việc chữa trị nạn nhân bị bạo lực, nếu hành vi bạo
5
Lê Thị Thúy Mong – Giáo viên Trường Tiểu học Cẩm Phúc
lực không được lên án sẽ dẫn tới những hành động bạo lực nghiêm trọng hơn,
giảm mức sống của phụ nữ và trẻ em. Ảnh hưởng đối với công tác kế hoạch hoá
gia đình, ảnh hưởng đối với công tác phòng chống các bệnh lây nhiễm qua
đường tình dục và HIV/AIDS./.
- Tóm lại, Bạo lực gia đình gây ra hậu quả như: Hao tốn tiền bạc vào việc
chữa trị và phục hồi sức khỏe cho nạn nhân. Làm băng hoại các mối quan hệ
giữa cha mẹ, con cái, vợ chồng. Giảm khả năng lao động của các nạn nhân. Làm
giảm thu nhập của gia đình, xã hội, giảm mức sống cho các thành viên gia đình.
Ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của con cái. Gây áp lực lên hệ thống y tế, chăm
sóc sức khỏe. Tiêu tốn nguồn lực cho các hoạt động can thiệp như Công an, Tòa
án, hỗ trợ xã hội và pháp lý, các dịch vụ bảo vệ nạn nhân và xử lý tội phạm.
Câu 4. Luật Phòng, chống bạo lực gia đình quy định những biện pháp
gì để phòng ngừa bạo lực gia đình? Nhà nước có những chính sách gì về

phòng, chống bạo lực gia đình?
Trả lời:
a, Những biện pháp để phòng ngừa bạo lực gia đình:
(Chương II Luật Phòng, chống bạo lực gia đình quy định những biện pháp
sau để ngừa bạo lực gia đình)
- Thông tin, tuyên truyền về
phòng, chống bạo lực gia
đình;
- Hoà giải mâu thuẫn, tranh
chấp giữa các thành viên gia đình;
- Tư vấn, góp ý, phê bình
trong cộng đồng dân cư về phòng,
chống bạo lực gia đình.
b, Theo Điều 6 của Luật
Phòng, chống bạo lực gia đình năm
6
Lê Thị Thúy Mong – Giáo viên Trường Tiểu học Cẩm Phúc
2007, Nhà nước cần thực hiện các chính sách sau để thúc đẩy hoạt động phòng, chống
bạo lực gia đình:
- Bố trí ngân sách hàng năm cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình.
- Khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia, tài trợ cho hoạt động
phòng, chống bạo lực gia đình; phát triển các mô hình phòng ngừa bạo lực gia
đình và hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.
- Khuyến khích việc nghiên cứu,
sáng tác văn học, nghệ thuật về phòng,
chống bạo lực gia đình.
- Tổ chức, hỗ trợ việc đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ làm công tác phòng,
chống bạo lưc gia đình.
- Người trực tiếp tham gia phòng,

chống bạo lực gia đình mà có thành
tích thì được khen thưởng. Nếu bị thiệt
hại về sức khoẻ, tính mạng và tài sản
thì được hưởng chế độ theo quy định
của pháp luật.
Câu 5: Luật Phòng, chống bạo lực gia đình bảo vệ những đối tượng nào?
Hành vi của một thành viên gia đình vô ý gây thương tích cho thành viên khác
trong gia đình có phải là bạo lực gia đình không và hành vi đó có bị xử lý theo
pháp luật không ?
Trả lời:
a, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007) bảo vệ những đối tượng:
Theo Khoản 2 Điều 1 và Khoản 2 Điều 2 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình
năm 2007 bảo vệ cho những đối tượng:
- Các thành viên gia đình (là những người gắn bó với nhau bởi hôn nhân,
quan hệ huyết thống, hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và
quyền giữa họ với nhau: vợ, chồng, con cái, ông bà nội, ông bà ngoại, ).
7
Lê Thị Thúy Mong – Giáo viên Trường Tiểu học Cẩm Phúc
- Thành viên gia đình của vợ, chống đã ly hôn.
- Nam nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng.
b, Hành vi của một thành viên gia đình vô ý gây thương tích cho thành viên
khác trong gia đình có phải là bạo lực gia đình không và hành vi đó có bị xử lý theo
pháp luật không ?
- Theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình
năm 2007 thì các hành vi bạo lực gia đình luôn luôn phải là hành vi cố ý và do
đó không có hành vi bạo lực gia đình vô ý.
- Như vậy, hành vi của một thành viên gia đình vô ý gây thương tích cho
thành viên khác trong gia đình sẽ không phải là hành vi bạo lực gia đình và sẽ
không bị điều chỉnh bởi Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.
- Căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm của hành vi vô ý thì hành vi đó vẫn có

thể bị xử lý theo quy định của pháp luật (có thể bị xử lý về hình sự theo tội danh
như tội vô ý làm chết người; tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại súc khoẻ cho
người khác; hoặc có thể bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này).
Câu 6: Việc hoà giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia
đình được thực hiện theo nguyên tắc nào? Người phát hiện hành vi bạo lực
gia đình phải có trách nhiệm gì ?
Trả lời:
a, Theo quy định tại Điều 12
của Luật Phòng, chống bạo lực
gia đình năm 2007 việc hoà giải
mâu thuẫn tranh chấp (giữa các
thành viên gia đình) được thực
hiện theo các nguyên tắc sau:
- Kịp thời, chủ động, kiên trì.
- Phù hợp với chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách,
8
Lê Thị Thúy Mong – Giáo viên Trường Tiểu học Cẩm Phúc
pháp luật của Nhà nước, đạo dức xã hội và phong tục tập quán tốt đẹp của dân
tộc Việt Nam.
- Tôn trọng sự tự nguyện tiến hành hoà giải của các bên.
- Khách quan, công minh, có lý, có tình.
- Giữ bí mật thông tư đời tư của các bên.
- Tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; không xâm phạm lợi
ích của Nhà nước, lợi ích công cộng.
b, Người phát hiện hành vi bạo lực gia đình phải có trách nhiệm:
- Khoản 1 Điều 13 của Luật quy định: Nếu phát hiện hành vi bạo lực gia
đình đều phải có trách nhiệm kịp thời báo tin cho cơ quan công an nơi gần nhất
hoặc cho Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu công đồng dân cư nơi
xảy ra bạo lực; (trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 23 và khoản 4 Điều

29 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007: Đối với nhân viên y tế
hoặc nhân viên tư vấn trong quá trình chăm sóc hay tư vấn cho nạn nhân bạo
lực gia đình, nếu phát hiện hành vi bạo lực gia đình có dấu hiệu tội phạm thì
phải báo ngay cho người đứng đầu cơ sở để báo cáo cho cơ quan công an gần
nhất.
- Điều 23 khoản 3 của Luật quy định: Đối với nhân viên y tế hoặc nhân viên
tư vấn trong quá trình chăm sóc hay tư vấn cho nạn nhân bạo lực gia đình, nếu
phát hiện hành vi bạo lực gia đình có dấu hiệu tội phạm thì phải báo ngay cho
người đứng đầu cơ sở để báo cáo cho cơ quan công an gần nhất.
Câu 7: Người có hành vi bạo lực
gia đình có nghĩa vụ như thế nào?
Trách nhiệm của cá nhân, gia đình
trong việc phòng, chống BLGĐ?
Trả lời:
9
Lê Thị Thúy Mong – Giáo viên Trường Tiểu học Cẩm Phúc
a, Theo Điều 4 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình thì người có hành
vi bạo lực gia đình có các nghĩa vụ sau:
- Tôn trọng sự can thiệp hợp pháp của cộng đồng; chấm dứt ngay hành vi
bạo lực.
- Chấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
- Kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu, điều trị; chăm sóc nạn nhân bạo lực gia
đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
- Bồi thường thiệt hại cho nạn nhân bạo lực gia đình khi có yêu cầu và theo
quy định của pháp luật.
b, Điều 31 (Luật Phòng, chống bạo lực gia đình) quy định trách nhiệm của
cá nhân trong việc phòng, chống bạo lực gia đình.
- Thực hiện quy định của pháp
luật về phòng, chống bạo lực gia
đình, hôn nhân và gia đình, bình

đẳng giới, phòng, chống ma tuý, mại
dâm và các tệ nạn xã hội khác.
- Kịp thời ngăn chặn hành vi
bạo lực gia đình và thông báo cho cơ
quan, tổ chức, người có thẩm quyền.
c, Điều 32 (Luật Phòng, chống
bạo lực gia đình) quy định trách
nhiệm của gia đình trong việc phòng,
chống bạo lực gia đình như sau.
- Giáo dục, nhắc nhở thành viên gia đình thực hiện quy định của pháp luật
về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới; phòng,
chống ma tuý, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác.
10
Lê Thị Thúy Mong – Giáo viên Trường Tiểu học Cẩm Phúc
- Hoà giải mâu thuẫn, chanh chấp giữa các thành viên gia đình; can ngăn
người có hành vi bạo lực gia đình chấm dứt hành vi bạo lực; chăm sóc nạn nhân
bạo lực gia đình.
- Phối hợp với cơ quan, tổ chức và cộng đồng dân cư trong phòng, chống
bạo lực gia đình.
- Thực hiện các biện pháp khác về phòng, chống bạo lực gia đình theo quy
định của Luật này.
Câu 8. Anh (chị) hiểu thế nào là Cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia
đình? Theo quy định của Luật, cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình
bao gồm những cơ sở nào? Nạn nhân bạo lực gia đình có những quyền và
nghĩa vụ gì?
Trả lời:
a. Điều 26 (Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007) quy định Cơ sở
trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình là nơi chăm sóc, tư vấn, tạm lánh, hỗ trợ
những điều kiện cần thiết khác cho nạn nhân bạo lực gia đình.
b. Cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình bao gồm:

- Cơ sở khám, chữa bệnh;
- Cơ sở bảo trợ xã hội;
- Cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình;
- Cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình;
- Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng.
c. (Theo Điều 5 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, nạn nhân bạo lực gia
đình có những quyền và nghĩa vụ sau.
+ Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khoẻ, tính
mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình.
+ Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo
vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của pháp luật.
+ Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật.
11
Lê Thị Thúy Mong – Giáo viên Trường Tiểu học Cẩm Phúc
+ Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin
khác theo quy định của pháp luật.
+ Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
- Nạn nhân bạo lực gia đình có nghĩa vụ cung cấp thông tin liên quan đến
bạo lực gia đình cho các cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền khi có yêu cầu.
Câu 9. Anh (chị) cho biết số điện thoại đường dây nóng phòng, chống
bạo lực gia đình của tỉnh Hải Dương. Mục đích, ý nghĩa, số điện thoại
đường dây nóng? Chức năng, nhiệm vụ của địa chỉ tin cậy trong phòng
chống bạo lực gia đình? Ở xã phường, thị trấn của anh (chị) có bao nhiêu
địa chỉ tin cậy, là những địa chỉ tin cậy nào?
Trả lời:
a. Số điện thoại đường dây nóng phòng, chống bạo lực gia đình của tỉnh
Hải Dương: 0320.3600.562
b. Mục đích, ý nghĩa, số điện thoại đường dây nóng phòng chống bạo lực
gia đình hiện nay của tỉnh Hải Dương:
- Tiếp nhận (24/24 giờ) qua số điện thoại đường dây nóng các cuộc gọi của

người dân có nhu cầu tư vấn các vấn đề về hôn nhân gia đình, phòng chống bạo
lực gia đình hoặc trợ giúp về tâm lý, pháp luật cho nạn nhân bạo lực gia đình,
qua đó góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho mọi người dân, mọi gia
đình về hôn nhân gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình.
12
Lê Thị Thúy Mong – Giáo viên Trường Tiểu học Cẩm Phúc
- Kịp thời thông báo các vụ việc khi được người dân cung cấp thông tin cho
các cơ quan chức năng có thẩm quyền để can thiệp, xử lý nhằm ngăn ngừa, giảm
thiểu bạo lực gia đình.
c. Chức năng, nhiệm vụ của các địa chỉ tin cậy trong PCBLGĐ:
Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng là cá nhân, tổ chức có uy tín, có khả năng và
tự nguyện giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình tại cộng đồng dân cư.
- Tiếp nhận, bố trí nơi tạm lánh, chỗ ở tạm thời nhằm cách ly và bảo vệ
nạn nhân khỏi đối tượng gây bạo lực;
- Sơ cứu bước đầu trong trường hợp nạn nhân bị thương tích nhẹ, trong
trường hợp nặng hỗ trợ đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
- Tư vấn, phục hồi tâm lý cho nạn nhân bị bạo lực; tư vấn và có biện pháp
can thiệp đối với đối tượng gây bạo lực, kịp thời thông báo cho chính quyền địa
phương có biện pháp xử lý.
- Hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực tiếp cận với dịch vụ phòng, tránh bạo lực,
dịch vụ y tế, vui chơi giải trí và phúc lợi xã hội khác để hoà nhập cộng đồng.
d. Ở xã phường, thị trấn của tôi hiện nay đã có địa chỉ tin cậy, đó là địa
chỉ tin cậy ở các thôn (khu dân cư):
Câu 10: Anh, (chị) hãy chọn một trong 2 câu hỏi sau:
a, Anh (chị) hãy thuật lại một vụ bạo lực gia đình hoặc một tình huống về
bạo lực gia đình và vận dụng Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và các văn bản
có liên quan để phân tích và đưa ra cách giải quyết tốt nhất (không quá 1000 từ).
b, Anh (chị) hãy sáng tác
một ca khúc, một bức tranh,
một tiểu phẩm hoặc một câu

chuyện hay để tuyên truyền về
phòng chống bạo lực gia đình./.
Chọn câu hỏi a:
Tình huống về bạo lực
gia đình: Anh Đào Văn Nam.
và chị Hạnh lấy nhau đã được
gần 10 năm, từ hai bàn tay
trắng, nhờ chịu khó làm ăn, vợ
13
Lê Thị Thúy Mong – Giáo viên Trường Tiểu học Cẩm Phúc
chồng anh đã có cuộc sống ổn định hạnh phúc với hai đứa con gái. Tuy nhiên,
thời gian gần đây, anh Nam bị mất
việc, phải đi làm thuê, thu nhập
thấp và không ổn định, cuộc sống
gia đình anh trở nên khó khăn. Về
nhà lại bị chị Hạnh thường xuyên
trách móc, vậy là anh tìm đến rượu
để giải buồn. Mỗi khi có rượu vào
là anh Nam chửi vợ. Anh chửi mà
vợ im lặng thì cho là vợ xem
thường nên lao vào đánh vợ túi
bụi, còn vợ mà nói thì anh cho là
hỗn nên phải “dạy” cho biết thế
nào là “vợ hiền”. Nhiều khi không
chịu nổi đòn đau, chị Hạnh vợ anh Nam chạy trốn về nhà mẹ đẻ nhưng vẫn bị
chồng hành hung. Mỗi lần như thế, anh Nam lại chửi cả bố, mẹ vợ dã man hơn.
Mọi người rất thông cảm nhưng không biết làm thế nào để bảo vệ chị Hạnh.
Giải quyết tình huống:
Trong trường hợp này, để bảo vệ mình, chị Hạnh có quyền yêu cầu Chủ tịch
ủy ban nhân dân cấp xã áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc.

Điều 20. Cấm tiếp xúc theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra bạo lực gia đình quyết định
áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc trong thời hạn không quá 3 ngày khi có đủ các
điều kiện sau đây:
a) Có đơn yêu cầu của nạn nhân bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người
đại diện hợp pháp hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; trường hợp cơ quan, tổ
chức có thẩm quyền có đơn yêu cầu thì phải có sự đồng ý của nạn nhân bạo lực
gia đình;
b) Hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe doạ gây tổn hại đến sức
khỏe hoặc đe doạ tính mạng của nạn nhân bạo lực gia đình;
c) Người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân bạo lực gia đình có nơi ở
khác nhau trong thời gian cấm tiếp xúc.
14
Lê Thị Thúy Mong – Giáo viên Trường Tiểu học Cẩm Phúc
2. Chậm nhất 12 giờ, kể từ khi nhận được đơn yêu cầu, Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân cấp xã xem xét, quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc; trường
hợp không ra quyết định thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho
người yêu cầu biết.
Quyết định cấm tiếp xúc có hiệu lực ngay sau khi ký và được gửi cho người
có hành vi bạo lực gia đình, nạn nhân bạo lực gia đình, người đứng đầu cộng
đồng dân cư nơi cư trú của nạn nhân bạo lực gia đình.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đã ra quyết định cấm tiếp xúc huỷ bỏ
quyết định đó khi có đơn yêu cầu của nạn nhân bạo lực gia đình hoặc khi nhận
thấy biện pháp này không còn cần thiết.
4. Trong trường hợp gia đình có việc tang lễ, cưới hỏi hoặc các trường hợp
đặc biệt khác mà người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân bạo lực gia đình
phải tiếp xúc với nhau thì người có hành vi bạo lực gia đình phải báo cáo với
người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi cư trú của nạn nhân bạo lực gia đình.
5. Người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc có
thể bị tạm giữ hành chính, xử phạt vi phạm hành chính.

6. Chính phủ quy định cụ thể việc áp dụng, huỷ bỏ biện pháp cấm tiếp xúc
và việc xử lý người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc
quy định tại Điều này.
Như vậy chị Hạnh có quyền yêu cầu Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã áp
dụng biện pháp cấm tiếp xúc để bảo vệ mình theo quy định của pháp luật.
15
HÃY NÓI KHÔNG VỚI BẠO LỰC GIA ĐÌNH
XÂY DỰNG GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC

×