Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý bệnh viêm phổi trên đàn bò sữa tại xã vĩnh thịnh, huyện vĩnh tường, vĩnh phúc và biện pháp điều trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 74 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI




TRẦN ðỨC TOẢN



NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ðẶC ðIỂM BỆNH LÝ BỆNH VIÊM
PHỔI TRÊN ðÀN BÒ SỮA TẠI Xà VĨNH THỊNH, HUYỆN
VĨNH TƯỜNG, VĨNH PHÚC VÀ BIỆN PHÁP ðIỀU TRỊ



Chuyên ngành : Thú y
Mã ngành : 60.64.01.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. CHU ðỨC THẮNG




HÀ NỘI – 2013
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
i

LỜI CAM ðOAN


Tôi xin cam ñoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa từng ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam ñoan mọi sự gúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã ñược
cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc.

Hà nội, tháng 01 năm 2014

Tác giả luận văn



Trần ðức Toản
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
ii


LỜI CẢM ƠN

ðể hoàn thành luận văn này, ngoài những cố gắng của bản thân tôi
còn nhận ñược sự gúp ñỡ rất nhiều của các tổ chức, cá nhân trong quá trình
nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, cán bộ, nhân viên trong bộ
môn Nội chẩn – Dược lý – ðộc chất, Khoa Thú y; Ban ðào Tạo, Trường ðại
học Nông nghiệp Hà Nội ñã tận tình giảng dạy và giúp ñỡ tôi trong quá trình
học tập, nghiên cứu tại trường.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS. TS. NGƯT Chu
ðức Thắng người ñã trực tiếp tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, tạo ñiều kiện giúp
ñỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện ñề tài.
Qua ñây, cho phép tôi gửi lời cảm ơn tới cán bộ xã, hộ chăn nuôi tại xã
vĩnh thịnh, Huyện Vĩnh Tường, Tỉnh Vĩnh Phúc, tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc

tới gia ñình, người thân, bạn bè ñã ñộng viên, giúp ñỡ tôi cả về vật chất lẫn
tinh thần trong suốt quá trình thực hiện luận văn.

Hà nội, tháng 01 năm 2014

Tác giả luận văn


Trần ðức Toản

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
iii

MỤC LỤC


Lời cam ñoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục các bảng vi

Danh mục ảnh vii

Danh mục ảnh vii

MỞ ðẦU 1


1 ðẶT VẤN ðỀ 1

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ðỂ TÀI 2

3 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ðỀ TÀI 2

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Khái quát chức năng hô hấp 3

1.2 Vài nét về giải phẫu ñại thể, vi thể của phổi bò sữa. 8

1.3 Các vi khuẩn thường gặp trong ñường hô hấp. 12

1.3.1 Vi khuẩn Pasteurella 13

1.3.2 Streptococcus 14

1.3.3 Staphylococcus 14

1.4 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về bệnh viêm phổi và
ñiều trị bệnh viêm phổi ở bò. 15

1.4.1 Viêm phế quản phổi 21

1.3.2 Viêm phổi thùy 23

Chương 2 ðỐI TƯỢNG, ðỊA ðIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 26


2.1 ðối tượng nghiên cứu 26


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
iv

2.2 ðịa ñiểm nghiên cứu 26

2.3 Nội dung nghiên cứu 26

2.3.1 Theo dõi một số chỉ tiêu lâm sàng khi bò sữa bị viêm phổi. 26

2.3.2 Theo dõi sự biến ñổi của một số chỉ tiêu sinh lý máu ở bò sữa
viêm phổi bằng máy huyết học 18 thông số (Hema Screm18) 27

2.3.3 Theo dõi sự biến ñổi một số chỉ tiêu sinh hóa máu ở bò sữa bị
viêm phổi. 27

3.3.4 Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu 28

2.3.5 ðiều trị thử nghiệm 29

2.3.6 Phương pháp xử lý số liệu 30

Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 31

3.1 Các biểu hiện lầm sàng ở bò sữa mắc viêm phổi. 31

3.2 Thân nhiệt, tần số tim ñập và tần số hô hấp ở bò sữa viêm phổi 33


3.2.1 Thân nhiệt 33

3.2.2 Tần số tim ñập 34

3.2.3 Tần số hô hấp 35

3.3 Một số chỉ tiêu sinh lý máu 35

3.3.1 Số lượng hồng cầu (triệu/mm3) 36

3.3.2 Số lượng bạch cầu (nghìn/mm3) 38

3.3.3 Hàm lượng huyết sắc tố (Hemoglobin) (g%) 39

3.3.4 Tỷ khối huyết cầu (Hematocrit) (%) 40

3.3 5.Công thức bạch cầu 42

3.3.6 Lượng huyết sắc tố (HST) bình quân của hồng cầu 44

3.3.7 Thể tích bình quân hồng cầu (µm3) 46

3.3.8 Nồng ñộ huyết sắc tố bình quân của hồng cầu (%) 46

3.4 Một số chỉ tiêu sinh hóa máu 47

3.4.1 Hàm lượng ñộ dự trữ kiềm trong máu 47


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

v

3.4.2 Hoạt ñộ của men sGOT và sGPT trong huyết thanh bò sữa bị
viêm phổi. 48
3.4.3 Protein tổng số và tiểu phần Protein 49

3.4.4 Hàm lượng ñường huyết và phản ứng Gross 52

3.4.5 Hàm lượng Canxi, Natri, Kali trong huyết thanh 55

3.4.6 Một số chỉ tiêu sắc tố mật 56

3.5 Thử nghiệm các phác ñồ ñiều trị bệnh viêm phổi bò sữa 58

KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 60

1 Kết luận. 60

2 ðề nghị. 61

TÀI LIỆU THAM KHẢO 62


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

STT Tên ảnh Trang


3.1 Một số triệu chứng thường gặp ở bò sữa mắc bệnh viêm phổi 32
3.2 Thân nhiệt, tần số hô hấp và tần số tim ở bò sữa viêm phổi 33
3.3 Số lượng hồng cầu, hàm lượng huyết sắc tố và tỷ khối huyết cầu
ở bò sữa khỏe và bò sữa viêm phổi 37
3.4 Số lượng bạch cầu và công thức bạch cầu ở bò sữa khỏe và bò
sữa viêm phổi 41
3. 5 Lượng huyết sắc tố (HST) bình quân của hồng cầu , nồng ñộ
HST bình quân của hồng cầu, thể tích bình quân của hồng cầu ở
bò sữa viêm phổi 45
3.6 Hàm lượng ñộ dự trữ kiềm trong máu và hoạt ñộ men sGOT,
sGPT trong huyết thanh bò sữa viêm phổi 48
3.7 Hàm lượng Protein và tỷ lệ các tiểu phần Protein huyết thanh ở
bò sữa viêm phổi 50
3.8 Hàm lượng ñường huyết và phản ứng Gross (kiểm tra chức năng
gan) ở bò sữa viêm phổi 53
3.9 Hàm lượng Canxi, Natri, Kali trong huyết thanh bò sữa viêm phổi 55
3.10 Hàm lượng Sterkobilin trong phân, Urobilin trong nước tiểu và
Bilirubin trong huyết thanh ở bò sữa viêm phổi 57
3.11 Kết quả ñiều trị của hai phác ñồ thử nghiệm. 59


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
vii

DANH MỤC ẢNH


STT Tên ảnh Trang

2.1 Máy huyết học (Hema Screm 18) 27


2.2 Ảnh minh họa lấy mẫu máu bò sữa 29

3.1 Bò sữa khó thở chảy nước múi ñặc 32


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
1

MỞ ðẦU

1. ðẶT VẤN ðỀ
Ngành chăn nuôi bò ñặc biệt là bò sữa ñang ñược quan tâm và ñầu tư
ñúng ñắn ñang phát triển mạnh mẽ cả về số lượng cũng như chất lượng, các
trang trại cũng như các nông hộ chăn nuôi bò tập trung nhiều ở vùng phụ cận các
thành phố lớn và một số nông trường chăn nuôi tập trung.
ðể phát triển số lượng ñàn bò, ngoài ra các yếu tố chọn giống, thức ăn
thì các biện pháp thú y nhằm bảo vệ sức khỏe, phòng chống bệnh tật là rất
quan trọng.
Cùng với việc tăng nhanh về số lượng ñàn bò là dịch bệnh cũng xảy ra
nhiều và gây thiệt hại ñáng kể cho ngành chăn nuôi bò. Một trong những bệnh
thường gặp và gây ra những thiệt hại ñáng kể phải kể ñến bệnh viêm phổi.
Bệnh xảy ra nhiều vào thời kì giá rét và ñặc biệt là ñối với bò sữa sữa. Bò sữa
sữa mắc bệnh thường ở giai ñoạn từ 1 ñến 4 tháng tuổi. Khi bò sữa bị bệnh có
tỷ lệ chết cao. Do vậy, ảnh hưởng không nhỏ ñến sự phát triển ngành chăn
nuôi bò sữa.
Trong những năm gần ñây, việc nghiên cứu các biện pháp phòng
chống dịch bệnh trên ñàn bò sữa ñược nhiều nhà khoa học thú y trong và
ngoài nước tiến hành. Như Nguyễn Thị ðào Nguyên (1993) nghiên cứu về
một số chỉ tiêu sinh lí huyết học lâm sàng của trâu khoẻ và trong một số bệnh

thường gặp; Lê Thị Thịnh (1998) nghiên cứu về bệnh viêm vú bò sữa;
Nguyễn ðình Nhung (2001) nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lí, sinh hoá máu
trâu khi dùng chế phẩm EM ñể phòng tiêu chảy; ðỗ Văn ðược (2003) nghiên
cứu về bệnh viêm phổi trên trâu; ðỗ Tuấn Cương và cộng sự (2004) nghiên
cứu về bệnh não xốp của bò, Nguyễn Tiến Dũng và cộng sự (2004) nghiên
cứu về tình hình nhiễm bệnh vi rút ñàn trâu bò tại Việt Nam; ðỗ ðức Việt
(2006) nghiên cứu về sinh lí, sinh hóa máu bò sữa HF nhập nội,

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
2

Các công trình nghiên cứu của các tác giả trên chỉ ñi sâu về bệnh lý
lâm sàng và giới hạn trên trâu bò. Còn việc nghiên cứu sâu các ñặc ñiểm bệnh
lý về bệnh của bò sữa, ñặc biệt là nghiên cứu ñặc ñiểm bệnh lý bệnh viêm
phổi ở bò sữa ở nước ta hiện nay còn rất ít.
Xuất phát từ thực tế trên nhằm mục ñính làm rõ ñặc ñiểm bệnh lý bệnh
viêm phổi ở bò sữa. Từ ñó có cơ sở xây dựng biện pháp phòng và trị bệnh
một cách có hiệu quả, chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài “Nghiên cứu một
số ñặc ñiểm bệnh lý bệnh viêm phổi trên ñàn bò sữa tại xã vĩnh thịnh,
huyện vĩnh tường, vĩnh phúc và biện pháp ñiều trị”.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ðỂ TÀI
- Xác ñịnh rõ biểu hiện lâm sàng của bò sữa mắc bệnh.
- Xác ñịnh rõ ñặc ñiểm bệnh lý, sự biến ñổi một số chỉ tiêu sinh lý, sinh
hóa máu của bò sữa mắc bệnh.
- ðiều trị thử nghiệm, từ ñó lựa chọn phác ñồ ñiều trị có hiệu quả.
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ðỀ TÀI
ðây là công trình nghiên cứu tương ñối ñầy ñủ về: ðặc ñiểm bệnh lý,
các biến ñổi lâm sàng, một số biến ñổi về sinh lý, sinh hóa máu của bò sữa
mắc bệnh và thử nghiệm phác ñồ ñiều trị.



Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
3

Chương 1.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Khái quát chức năng hô hấp
Hô hấp là quá trình trao ñổi khí của sinh vật với môi trường bò sữa ngoài
nhằm cung cấp ôxy cho cơ thể và ñào thải dioxyde cacbon khỏi cơ thể.
ðể ñảm nhận chức năng hô hấp của gia súc, bộ máy hô hấp của gia súc
bao gồm ñường dẫn khí và phổi. Trong niêm mạc ñường ống dẫn khí, nhất là
ở niêm mạc mũi, xoang mũi có hệ thống mạch quản phân bố dày ñặc có tác
dụng sưởi ấm không khí trước khi ñưa vào các phế nang.
Một trong những ñặc ñiểm cấu tạo quan trọng của ñường hô hấp ñó là hệ
thống lông rung, các tuyến nhờn tiết chất nhầy và hệ thống lâm ba nằm dọc theo
ñường hô hấp giữ vai trò quan trọng trong việc bảo vệ ñường hô hấp trước các yếu
tố gây hại như vi sinh vật, bụi. Sự kết hợp nhu ñộng của lông rung cùng với niêm
dịch ñường hô hấp tạo ra một làn sóng cuộn các chất bẩn lên họng, khi ñưa lên cổ
thường có phản xạ khạc nhổ tống ra ngoài. Những lông rung của ống khí quản
trên có thể bị vi rút cúm làm giảm mất tính nhu ñộng và do ñó tạo ñiều kiện thuận
lợi cho sự bội nhiễm với những vi khuẩn khác như phế cầu khuẩn hay hemophilus
influenza (Vũ Triệu An và CS, 2001; Blowey R. W., 1999).
Niêm mạc phổi chỉ có một lớp tế bào nhưng có tác dụng cản trở tốt hơn
da do chúng có tính ñàn hồi cao hơn và ñược bao phủ một lớp chất nhầy. Chất
nhầy này do những tuyến ở dưới niêm mạc tiết ra, có tác dụng làm ẩm không
khí và tạo nên một lớp màng bảo vệ làm cho vi khuẩn, các vật lạ không bám
thẳng ñược vào tế bào và xâm nhập vào sâu hơn. Chất nhầy che trở bề mặt tế
bào khỏi bị enzym neuraminidase của vi rút tác ñộng.
Ngoài tác dụng cơ giới của chất nhầy, sự rung ñộng của lông rung và

phản xạ ho ñẩy vật lạ ra khỏi ñường hô hấp, hệ thống ñường hô hấp còn có

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
4

những cấu tạo lymphô, tế bào tiết enzym, kháng thể có tác dụng bảo vệ sự
xâm nhập của vi sinh vật, chất lạ. Có nhiều cấu tạo lymphô nằm rải rác suốt
dọc ñường hô hấp: hạch lymphô, hòn và ñám lymphô cũng như mô lymphô
rải rác trải rộng ñến sát biểu mô phế quản. Ở ñó, có nhiều tế bào có chức năng
miễn dịch khác nhau như bạch cầu trung tính, lymphô T, lymphô B, tương
bào và ñại thực bào (Vũ Triệu An và CS, 2001).
Dịch tiết của các tuyến nhờn có chứa nhiều lysozym có tác dụng phá vỡ
vỏ của vi khuẩn; chất BPI (Bacteria permeabitily increasing proteine) có thể
liên kết với vách lipopolysacharid của vi khuẩn làm thủng màng của chúng và
phong bế các men vi khuẩn; protein C phản ứng (C - reactive proteine) nó liên
kết với phosphoryl cholin trong cacbonhydrat C của phế cầu và tăng nhiều
trong viêm cấp. Những vật thể lạ hoặc các vi khuẩn nếu qua ñược hàng rào
bảo vệ niêm mạc sẽ bị tiêu diệt bởi các ñại thực bào. ðối với những hạt rất
nhỏ dưới 3µm chúng có thể theo không khí vào sâu tận phế nang, khi ñó
chúng sẽ bị các ñại thực bào phổi ăn và tiêu (Vũ Triệu An và CS, 200; Kelley
K. W., 1980).
Trong máu, chất bổ thể của huyết thanh cơ thể làm tăng cường chức năng
chống nhiễm trùng ở bộ máy hô hấp, tham gia vào quá trình miễn dịch thể ñặc
hiệu là các kháng thể Ig A, Ig M, Ig G. Các tế bào vách phế quản tiết ra các
kháng thể nói trên phủ trên bề mặt ñường hô hấp (Nielsen R. và CS, 1990).
Cơ quan hô hấp của ñộng vật có vú gồm có: ðường dẫn khí và phổi.
ðường dẫn khí gồm: Mũi, họng, hầu, khí quản, các phế quản phân bố nhỏ dần ñi
khắp phổi, sau nhiều lần phân chia cho ñến tiểu phế quản và phế quản tận. Các
nhánh phế quản nhỏ lại phân chia thành những ống nhỏ hơn gọi là ống phế bào.
Tận cùng những phân nhánh của ống phế bào ñược nối với phế bào thành phế

nang, nhiều phế nang tạo thành lá phổi. Xung quanh phế nang có mao mạch bao
phủ dày ñặc. Số lượng phế nang rất lớn do ñó bề mặt trao ñổi khí rộng tạo ñiều

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
5

kiện cho sự trạo ñổi khí giữa máu và không khí ñược thuận lợi. Phổi là một tổ
chức bao gồm nhiều sợi ñàn hồi, do ñó nó có tính ñàn hồi, co dãn.
Mặt khác sức co ñàn hồi của phổi là nguyên nhân trực tiếp gây ra áp
lực âm xoang màng ngực. Nếu phổi không ñàn hồi thi áp lực không khí qua
vách phổi tác dụng lên xoang màng ngực bằng áp lực không khí = 760
mmHg. Nhưng phổi có tính ñàn hồi khi bị kéo căng thì sinh ra lực phản lực
ngược chiều cho nên áp lực phổi tác dụng lên xoang màng ngực bị tiêu hao
một phần do phản lực ñó.
Phổi không có cấu tạo cơ nên nó không thể tự co dãn, mà phổi co dãn
một cách thụ ñộng nhờ các cơ hô hấp gồm cơ hoành và cơ gian sườn. Các cơ
này ñóng vai trò ñộng lực chính cho ñộng tác hô hấp, làm cho lồng ngực mở
rộng hay thu hẹp dẫn ñến làm biến ñổi áp lực âm xoang màng ngực, kéo theo
vận ñộng của phổi. Khi lồng ngực mở rộng phổi nở ra theo, áp lực trong phổi
giảm do ñó không khí ñi vào phổi gây ñộng tác hít vào, khi lồng ngực thu hẹp
phổi xẹp xuống ñẩy không khí thoát ra ngoài, gây ñộng tác thở ra.
Hít vào là kết quả mở rộng dung tích của xoang màng ngực theo chiều dài
và chiều ngang, do tác ñộng của cơ hoành và cơ gian sườn ngoài.
Bình thường cơ hoành tạo thành một góc lồi ñỉnh hướng về phía trước.
lúc cơ hoành co (hít vào) thì ñỉnh trung tâm của nó không ñổi, nhưng phần cơ
xung quanh co lại, cơ hoành từ góc lồi trở thành góc nhọn nên lồng ngực
ñược mở rộng từ trước ra sau và ép vào các cơ quan nội tạng trong bụng. Vậy
tác dụng của cơ hoành làm lồng ngực mở rộng theo hướng trước sau.
Cơ gian sườn ngoài một ñầu bám vào cạnh sau của xương sườn trước,
một ñầu bám vào cạnh trước của xương sườn sau. Khi cơ gian sườn ngoài co sẽ

sinh ra hai lực ngược chiều: lực tác dụng của xương sườn trước là vô hiệu, còn
lực tác dụng vào ñầu xương sườn sau di ñộng sẽ kéo xương sườn ñó lên, kết quả
làm lồng ngực bò sữa ñược kéo ra theo hướng trên và dưới.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
6

Do tác dụng của cơ hoành và cơ gian sườn ngoài lồng ngực ñược mở
rộng theo cả ba chiều của không gian, kéo hai lá phổi nở rộng, áp lực trong
phổi giảm, nhỏ hơn áp lực không khí, làm không khí tràn vào phổi gây ñộng
tác hít vào.
Cơ hoành từ vị trí co chuyển sang dãn → lồng ngực thu hẹp theo hướng
sau trước.
Cơ gian sườn ngoài dãn
ðồng thời cơ gian sườn trong co theo phương thức ngược lại với cơ
gian sườn ngoài nên xương sườn bị kéo xuống. Kết quả làm cho lồng ngực
thu hẹp theo cả ba chiều của không gian, phổi bị ép xẹp, áp lực trong phổi
tăng ñẩy không khí thoát ra ngoài gây ñộng tác thở ra.
Chất khí khuyếch tán từ nơi có áp suất riêng phần (phân áp) cao ñến nơi
áp suất riêng phần thấp. Do sự chênh lệch về phân áp nên O
2
trong phế bào sẽ
khuyếch tán qua màng phế bào và thành mao mạch vào máu, còn CO
2

thì ngược
lại khuyếch tán từ máu sang phế bào. Quá trình khuyếch tán này tiến hành tương
ñối chậm nhưng nhờ bề mặt tiếp xúc rộng lớn của phổi nên vẫn ñảm bảo ñược
yêu cầu về trao ñổi khí của cơ thể.
O

2
từ máu có phân áp cao sẽ khuyếch tán vào tổ chức nơi có phân áp
O
2
thấp, ngược lại CO
2

từ tổ chức có phân áp cao sẽ khuyếch tán sang máu.
Do chênh lệch phân áp, O
2
từ phổi khuyếch tán vào máu và ñược vận
chuyển ñến các mô bào tổ chức dưới 2 dạng:
Dạng hòa tan trong huyết tương chỉ chiếm 0,3%
Dạng kết hợp với Hemoglobin chiếm 99,7%
O
2
từ huyết tương khuyếch tán vào hồng cầu, kết hợp với Hemoglobin
tạo thành Oxyhemoglobin: Hb + O
2
→ HbO
2

Tỉ lệ HbO
2
trong máu phụ thuộc vào phân áp của O
2
ở phổi phân áp O
2

cao thì Hemoglobin nhanh chóng kết hợp với O

2
tạo thành HbO
2
, HbO
2
ñược

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
7

máu vận chuyển ñến tổ chức là nơi có phân áp O
2
thấp thì phản ứng diễn ra
theo chiều ngược lại: HbO
2
phân ly thành Hb và O
2
khuyếch tán vào tổ chức.
Do sự chênh lệch phân áp, CO
2
ñược khuyếch tán từ mô tế bào, tổ chức
vào máu và ñược vận chuyển về phổi dưới hai dạng:
Dạng hòa tan trong huyết tương: 2,7%
Dạng kết hợp: Tuyệt ñại bộ phận CO
2
trong ñó có tới 80% tồn tại dưới
dạng muối Bicacbonat, còn 20% ở dạng kết hợp trực tiếp với Hemoglobin
thành Cacbamin.
ðiều hòa hoạt ñộng hô hấp là một quá trình phức tạp dưới sự ñiều
khiển của hệ thần kinh – thể dịch.

Trung khu hô hấp nằm ở hành tủy, trong cấu trúc lưới của hành tủy.
Trung khu này gồm 2 phần ñối xứng nhau qua trục trung tâm não tủy. Trung
khu hít vào nằm ở cạnh mặt bụng của cấu trúc lưới, còn trung tâm khu thở ra
nằm ở cạnh lưng của cấu trúc lưới hành tủy. Từ ñó có dây thần kinh truyền
xuống liên hệ với tủy sống ñể ñiều hòa cơ hoành và cơ gian sườn. Mặt khác,
xung ñộng từ khu hô hấp còn theo dây thần kinh X (dây phế vị) thần kinh mặt
truyền ñến các cơ họng mũi, tham gia vào quá trình hô hấp.
Nhân tố thể dịch ảnh hưởng ñến hô hấp chủ yếu là nồng ñộ CO
2
trong
máu. nếu CO
2
tăng, O
2
giảm sẽ gây hưng phấn trung khu hô hấp và ngược lại
nếu CO
2
giảm, O
2
tăng sẽ làm giảm hô hấp, nhưng tác dụng của CO
2
mẫn cảm
hơn O
2
rất nhiều. Ngoài ra, ion H
+
trong máu tăng cũng kích thích trung khu
hô hấp hưng phấn và ngược lại. Các nhân tố thể dịch khác như các chất khí,
chất ñộc, chứa trong máu trực tiếp kích thích vào các tế bào thần kinh của
trung khu hô hấp hoặc kích thích vào thụ quan hóa học ở cung ñộng mạch

chủ, túi ñộng mạch cổ, tạo thành phản xạ ảnh hưởng ñến hoạt ñộng hô hấp.
Thần kinh cảm giác: kích thích các dây thần kinh cảm giác, nhất là dây
V sẽ có tác dụng thay ñổi hô hấp. Kích thích nhẹ làm thở sâu, kích thích mạnh
làm ngừng thở.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
8

Cử ñộng làm tăng hô hấp xuất phát từ các xung ñộng thần kinh phát
sinh ở cơ gân khớp, có ý nghĩa tăng không khí khi vận chuyển cơ.
Dây thần kinh X: Ghi dòng ñiện hoạt ñộng trên sợi truyền vào của dây
thần kinh X thì thấy khi hít vào tần số xung ñộng tăng. Khi hít vào các phế
nang dãn ra kích thích các ñầu thụ cảm của dây thần kinh X nằm trong phổi sẽ
gây ức chế trung khu hít vào. Càng hít vào nhiều ức chế càng tăng, tới một lúc
nào ñó trung khu hít vào bị ức chế hoàn toàn, phổi bị xẹp dần, không kích
thích dây thần kinh X nữa. Trung khu hít vào không bị ức chế hưng phấn vào
lại gây ra ñộng tác hít vào tiếp theo.
Khi trung khu nuốt hưng phấn sẽ ức chế hô hấp, do ñó khi ñang
nuốt con vật nít thở. Phản xạ này giữ cho thức ăn khi nuốt không ñi vào
ñường hô hấp.
Thay ñổi nhiệt ñộ của môi trường sẽ tác ñộng thông qua vùng dưới ñồi
gây những biến ñổi hô hấp nhằm góp phần ñiều hòa thân nhiệt.
Vỏ não ảnh hưởng ñến trung khu hô hấp vì thế có thể thành lập về phản
xạ có ñiều kiện về hô hấp.
1.2. Vài nét về giải phẫu ñại thể, vi thể của phổi bò sữa.
Phổi là cơ quan chủ yếu của hệ hô hấp, là nơi trao ñổi khí giữa không
khí và máu: thải khí Cacbonic từ máu ra ngoài không khí và hấp thụ oxy từ
không khí vào máu ñể dẫn ñi khắp các tổ chức cơ thể.
Có 2 lá phổi phải và trái nằm trong xoang ngực, ngăn cách nhau ở giữa
bởi tung cách mạc (màng trung thất – mediastinum). Trong tung cách mạc có

tim, các mạch máu lớn và thực quản.
Phổi chứa không khí, lượng không khí này gồm có:
- Không khí lưu thông là lượng không khí vào phổi.
- Không khí dự trữ là lượng không khí bị tống thêm ra sau khi ñã thở ra
ngoài bình thường còn thở ra hết sức nữa.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
9

- không khí phụ thêm là lượng không khí vào phổi sau khi phổi ñã hít
vào bình thường còn hít vào hết sức nữa.
- không khí cặn là lượng không khí còn lại trong phổi sau khi ñã thở ra
hết sức lượng không khí lưu thông, lượng không khí dự trữ và lượng không
khí phụ thêm cộng lại gọi là hoạt lượng phổi.
Hoạt lượng phổi cộng với lượng không khí cặn gọi là dung tích của
phổi.
Phổi nhẵn, bóng vì có màng phổi (pleura) bọc. Màu sắc thay ñổi tùy
theo tuổi, phổi bào thai màu ñỏ nâu, phổi súc vật non màu hồng, phổi súc
vật già màu hơi xanh và trên mặt phổi có nhiều chấm ñen do sắc tố ñọng
lại làm cho phổi xạm lại, ranh giới cảu các tiểu thủy phổi hình ña giác
hiện lên rõ rệt hơn.
Mỗi lá phổi có ba mặt (mặt ngoài, mặt trong và mặt sau hay ñáy) và
ñỉnh ở trên:
- Mặt ngoài hay mặt sườn (facies costalis): mặt ngoài của phổi lồi áp sát
vào thành trong của lồng ngực. Giữa lớp xương cơ của lồng ngực và mặt ngoài
của phổi chỉ có màng phổi, mặt ngoài có các vết ấn lõm của các xương sườn.
- Mặt ñáy hay mặt trung thất (facies mediastinalis) có rốn phổi nằm gần
phía trên hơn phía dưới, có các thành phần của phế quản gốc chui vào phổi.
Trong rốn phổi có phế quản gốc, ñộng mạch phổi và tĩnh mạch phổi.
- Mặt sau hay mặt ñáy phổi (mặt hoàng – facies diaphragmatica): lõm

và úp ñúng vào vòm cơ hoành (diaphragmatica), qua vòm hoành ñáy phổi liên
quan với các nội tạng ở ổ bụng, ñặc biệt làm mặt trước gan.
- ðỉnh (apex pulmonis): là phần phổi thò lên lỗ trước của của vào lồng
ngực giới hạn bởi xương sườn I và mỏm khí quản xương ức.
Phổi ñược cấu tạo bởi cây phế quản, các mạch quản (ñộng mạch và
tĩnh mạch phổi, ñộng mạch và tĩnh mạch phế quản và các bạch mạch), các

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
10

sợi thần kinh của ñám rốn phổi và các tổ chức liên kết ở xung quanh các
thành phần trên.
Tất cả các thành phần trên, khi phân chia dần vào thành phổi sẽ chi
phối những ñơn vị nhỏ dần của phổi. Những ñơn vị nhỏ dần của phổi lần lượt
là: Lá phổi, thùy phổi (lobus pulmonalis), phân thủy phổi (segmentum
pulmonalis) rồi tiếp tục là các ñơn vị nhỏ hơn là tiểu thùy phổi (lobus
pulmonalis), và cuối cùng là các phế nang (saculi alveolares).
Mỗi phế quản gốc sau khi ñi vào phổi sẽ phân chia nhỏ dần, toàn bộ các
nhánh phân chia của một phế quản gốc gọi là cây phế quản . Mỗi phế quản
gốc sau khi ñi vào rốn rồi sẽ tiếp tục ñi trong phổi theo hướng một trục (gọi là
thân chính). Từ thân chính sẽ tách ra các phế quản thùy theo kiểu phân nhánh
bò sữan. Các phế quản thùy dẫn khí vào một ñơn vị phổi nhất ñịnh gọi là thùy
phổi. Từ các phế quản thùy chia thành các phế quản phân thùy , các phế quản
phân thùy lại chia thành các phế quản dưới thân thùy. Các phế quản này lại
chia nhiều lần nữa và sau cùng thành phế quản trên tiểu thùy.
- Mỗi phế quản trên tiểu thùy dẫn khí cho một ñơn vị phổi, thể tích
khoảng 1cm gọi là tiểu thùy. Xung quanh các tiểu thùy này là một lớp tổ chức
liên kết có tĩnh mạch ñi trong. Các tiểu thùy hiện lên ở bề mặt của phổi trở
thành các hình ña giác. Mỗi phế quản trên tiểu thùy khi ñi sâu vào tiểu thùy
gọi là phế quản trong tiểu thùy. Các phế quản trong tiểu thùy lại chia thành

nhiều nhánh gọi là tiểu phế quản. Các nhánh tiểu phế quản lại tiếp tục chia
thành tiểu phế quản tận. Mỗi tiểu phế quản tận phình ra thành một ống phế
nang, ống phế nang lại chia thành một chùm phế nang. Thành phế nang chỉ là
một lớp nội mạc giáp ngay với lớp nội mạc giáp của mao mạch. Do ñó chính
ở nội mạc xảy ra sự trao ñổi giữa CO
2
của máu và O
2
của không khí.
ðầu khí quản ñến các phế quản tận có lớp tế bào phủ ngoài (tế bào liên
hợp) hình trụ cao, ñầu có các lông rung. Một tế bào có 250 ñến 300 lông rung,
1cm
2
có 2 tỷ lông rung, lông rung có chức năng luôn luôn vận ñộng, vận ñộng

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
11

theo kiểu thẳng góc, vuông góc với tốc ñộ 20 ñến 24 lần trong 1 giây tạo
thành sóng rung ñộng ñể tất cả bụi bẩn trên bề mặt ñường hô hấp từ dưới lên
ñến cuống họng. Cùng hoạt ñộng với lông rung còn có niêm dịch (chất nhầy)
có chiều dòng tương ñương với lông rung ñể bảo vệ niêm mạc. Do vậy các
bụi lớn không làm tổn thương cơ học ñược và có tác dụng bảo vệ chống lại
các chất ñộc… sự kết hợp lông rung cộng với niêm dịch tạo ra một làn sóng
cuộn các chất bẩn lên họng tống ra ngoài, khi ñưa lên cổ thường có phản xạ
khạc nhổ.
Tế bào biểu mô của phế quản tận không có lông rung nữa, ở ñây
chủ yếu có tế bào Clara: Chứa nhiều ezin, khử các chất ñộc, có nhiều
Globulin miễn dịch IgA, IgD, IgG do tế bào tương bào vách phế quản tiết
ra; các phế quản tận và phế quản nang có tác Mastocyte (dưỡng bào) có

hạt vỡ ra giải phóng Histamin, do vậy kích thích mao mạch dãn ra, lượng
máu tuần hoàn tăng.
Hệ thống phế nang như các hốc tổ ong ngăn cách với nhau bởi vách
phế nang, lót phía trong là những tế bào ña giác chiếm 97% số lượng tế bào
của phế nang ñể làm nhiệm vụ trao ñổi không khí; bò sữan cạnh các vách phế
nang ở góc có tế bào hay phế bào nang có hạt (phế bào 2). Tế bào này to, phía
mặt quay về lòng hế nang, bao giờ cũng có lông nhung, nguyên sinh chất, có
rất nhiều hốc và những hạt (hạt này là một leucopolysaccarit và một số các
chất khác) khi vỡ tung ra vào lòng phế nang gọi là chất diệp hoạt có tác dụng
làm giảm sức căng bề mặt nên phế nang ép vào nở ra nhịp nhàng. Vách phế
nang có các tế bào:
+ ðại thực bào có hạt: Chui ra nằm trong lòng phế nang làm nhiệm vụ
ñón dị vật trong lòng phế nang.
+ Tế bào tổ chức liên kết (tế bào lưới làm nhiệm vụ chống ñỡ cho
vách). Trong các vách phế nang co rất nhiều mao mạch.
Có sợi hồ (colagen), sợi chun (flactin)

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
12

1.3. Các vi khuẩn thường gặp trong ñường hô hấp.
Nhiều loại vi khuẩn có mặt trong ñường hô hấp lien quan trực tiếp ñến
ñịa dư sống của gia súc, tình trạng vệ sinh. Trong nghiên cứu người ta thấy số
lượng vi sinh vật ở ñường hô hấp biến ñổi theo mùa và trong ngày ñêm và
thấy cả những biến ñổi có quan hệ tới ñiều kiện dinh dưỡng. Ngay từ những
ngày ñầu khi gia súc mới sinh ra ñường hô hấp ñã bắt ñầu nhiễm vi sinh vật
do tiếp xúc với ñộng vật trưởng thành và qua thai khi sinh.
Phần ñầu hô hấp, nhất là niêm mạc mũi có nhiều vi khuẩn, càng ñi sâu
vào trong khí quản thì số lượng vi sinh vật càng ít. ðã có nhiều tư liệu nói về
hệ vi khuẩn trên ñường hô hấp loài nhai lại, nhưng chủ yếu là trên bò.

Theo tư liệu của WalterJ.Gibbous.et.al.1971, (Russell A
Runnell.et,al,1991), trong ñường hô hấp của bò khỏe những vi khuẩn thường
gặp là: Pasteurella sp, Streptococcus.Sp, Staphylococcus. Sp, thỉnh thoảng có
Corynebacteium pyogenes, rất ít gặp Pseudomanas aeruginosa, E.coli,
Aspergillus fumigatus.
Theo Heddleston, K.L et.al,1962, những vi khuẩn thường gặp ở ñường
hô hấp của bò là: Pasteurella sp, Streptococcus.Sp, Staphylococcus. Sp,
Klebsiella pneumonia và Mycoplasma. Sp, còn vi khuẩn Salmonella,
Pseudomonas, Proteu Baucilus subtilis là những vi khuẩn vãng lai.
Theo Manninger, 1982, ở những bò khỏe người ta vẫn phân lập ñược vi
rus và vi khuẩn gây bệnh trong bộ máy hô hấp của bò như: Virus Adeno,
Mycoplasma; vi khuẩn: Pasteurella sp, Streptococcus, Staphylococcus.
Nhưng chúng chỉ gây bệnh cho con vật, nhất là bò sữa non khi thời tiết
chuyển lạnh, thiếu thức ăn và chăm sóc nuôi dưỡng kém, súc vật gầy còn
giảm sức ñề kháng (Phạm Sỹ Lăng, Phan ðịch Lân, 1997,
Blood,D.et.al,1985).

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
13

1.3.1. Vi khuẩn Pasteurella
Vi khuẩn Pasteurella là vi khuẩn thường gặp và gây bệnh trên
ñường hô hấp ñộng vật. Pasteurella multocida là vi khuẩn thuộc vi sinh vật
yếm khí tùy tiện, có dạng cầu trực khuẩn, bắt màu gram âm, kích thước 0,25-
0,4×0,4-1.5µm. Vi khuẩn có vỏ giáp mô, không sinh nha bào và bắt màu lưỡng
cực. Vi khuẩn có thể ñứng riêng thành ñôi hay thành chuỗi. Kích thước và hình
thái vi khuẩn có sự thay ñổi phụ thuộc vào nguồn gốc của chúng, vi khuẩn
phân lập từ lợn có dạng tròn hơn 0.8 - 1 µm. Tính ña dạng của vi khuẩn phụ
thuộc rất nhiều ñến ñiều kiện thiếu oxy; vi khuẩn thường ñồng nhất trong máu
ñộng vật, còn trong môi trường nhân tạo vi khuẩn nuôi cấy thường ña hình

dạng; có vi khuẩn hình trứng, có vi khuẩn hình cầu, trong một canh khuẩn nuôi
cấy có thể thấy một số vi khuẩn hình que, một số hình trứng hoặc hình cầu
cùng tồn tại. Khi nuôi cấy trên môi trường nhân tạo chiều dài của vi khuẩn tăng
lên.
Tất cả các loại Pasteurella gây bệnh cho gia súc, gia cầm ñều
thuộc một giống duy nhất, có ñặc tính căn bản giống nhau về mặt hình thái
nuôi cấy, nhưng khác nhau ở tính thích nghi gây bệnh ñối với các loài vật.
Dựa vào ñó người ta chia P.multocida làm các loại sau:
- P.aviseptica gây bệnh tụ huyết trùng gà
- P.boviseptica gây bệnh tụ huyết trùng trâu bò
- P.suiseptica gây bệnh tụ huyết trùng lợn
- P. oviseptica gây bệnh cho cừu
- P. multocida tồn tại trong thiên nhiên rất rộng rãi: trong ñất, nước,
cây cỏ,… ñặc biệt nó cư trú ở niêm mạc ñường hô hấp trên của ñộng vật,
những ñộng vật này là nguồn mang trùng: Ở lợn có 40% mang vi khuẩn, ở bò
có 80%, ở cừu có 50%. ở ngựa có 60%, ở chó có 30%. Những vi khuẩn này kí
sinh không gây bệnh nhưng nó có thể trở thành bệnh khi sức ñề kháng của cơ
thể bị giảm sút do gia súc mắc một số bệnh khác, hoặc do dinh dưỡng kém,

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
14

ñiều kiện thời tiết khắc nghiệt,… Theo Nguyễn Vĩnh Phước, 1978, mùa nóng,
mưa rào ñột ngột là ñiều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tồn tại trong thiên nhiên
ñể sinh sản và xâm nhập vào cơ thể ñộng vật qua ñường tiêu hóa, vết sây sát.
Vi khuẩn thường cư trú ở ñường hô hấp và tiêu hóa ñộng vật khỏe hay trong
cơ thể bệnh. Khi ñiều kiện thời tiết thay ñổi làm cho con vật mệt mỏi, sức ñề
kháng giảm do các nguyên nhân khác nhau tạo cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi
phát triển.
1.3.2. Streptococcus

Giống Streptococcus có dạng hình cầu, ñường kính có khi ñến 1 µm
ñược xếp thành chuỗi như chuỗi hạt có ñộ dài ngắn không ñều, có thể từ 3 vi
khuẩn tạo thành song cầu khuẩn cho ñến chuỗi 6 - 8 vi khuẩn. Trên môi
trường ñặc có chuỗi ngắn, bắt màu gram dương, không di ñộng, ña số không
có giáp mô (trừ một số chủng của Streptococus), vi khuẩn yếm khí hay hiếu
khí tùy tiện. Khả năng gây bệnh có thể là một mình hoặc kết hợp với các vi
khuẩn khác. Streptococus sinh ra ngoại ñộc tố và nội ñộc tố: các liên cầu gây
bệnh có khả năng làm tan máu, khả năng này có ñược là do vi khuẩn có loại
ñộc tố gọi là dung huyết tố (Streptolyzin).
Ngoài khả năng gây bệnh của liên cầu có vai trò của các emzim ngoại
bào. Các emzim này có khả năng làm tan tơ huyết nhờ men làm tan tơ huyết
(Stretokinaza) hay làm lớp mủ ñặc (Streptodornaza), hay thủy phân axit
hyalronic (mem Hyaluronidaza). Men thủy phân protein (Proteinaza) men làm
chết bạch cầu (diphotpho- pyridin- nucletidaza)
1.3.3. Staphylococcus
Staphylococcus là một loại cầu khuẩn hình chùm nho, có hình tròn
ñường kính 0,7- 1µm bắt màu gram dương, không di ñộng, không sinh nha
bào, là vi khuẩn hiếu khí hay yếm khí không bắt buộc, mọc trên tất cả các môi
trường. Khi nuôi cấy trên thạch máu, phần lớn Staphylococcus có ñộng lực

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
15

cao gây dung huyết, có loại dung huyết hoàn toàn (∝) hoặc dung huyết không
hoàn toàn( β-hemolysis).
Tụ cầu khuẩn và các biến chủng của nó thường gặp trong thiên nhiên,
phần lớn trong ñất, cát, nước, không khí, trên da ñộng vật và trong thức ăn
thực vật. Da và niêm mạc là chỗ ở chủ yếu của các tụ cầu khuẩn. Ngoài ra còn
ở các tổ chức khác như lông, máu, tuyến mồ hôi, tuyến mỡ, lỗ lông chân, mắt,
mũi, họng, niêm mạc ñường tiêu hóa. Thực tế người ta có thể gọi tụ cầu

khuẩn là vi khuẩn ký sinh của da và niêm mạc. Staphylococcus còn ñược phân
lập từ dịch ngoáy mũi và từ họng, dịch khí quản và dịch phổi của một số gia
súc khỏe, khi ñiều kiện thuận lợi nó phát triển và sẽ phát triển thành bệnh.
1.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về bệnh viêm phổi và ñiều
trị bệnh viêm phổi ở bò.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng môi trường không khí và khí hậu tác ñộng
rất lớn tới hoạt ñộng hô hấp của sinh vật như yếu tố nhiệt ñộ, ẩm ñộ, gió. Sự ô
nhiễm môi trường không khí ñã ảnh hưởng không nhỏ tới tính chất và mức ñộ
bệnh phổi trên ñàn gia súc (Khoo Teng Huat, 1995; Blowey R. W, 1999). Yếu tố
stress, nhất là ở những cơ sở chăn nuôi công nghiệp và ảnh hưởng của ñiều
kiện ñất ñai, khí hậu của vùng có ảnh hưởng rõ rệt tới tỉ lệ mắc bệnh viêm
phổi ở gia súc (Niconxki V. V., 1986).
Leroy G. Bicht (1988) cho biết bệnh viêm phổi xảy ra ở bò nuôi tập trung
cũng như nuôi gia ñình ở hầu hết các nước trên thế giới. Bệnh thường phát sinh khi
thời tiết thay ñổi từ ấm sang lạnh. Bê non dưới 1 năm tuổi mắc bệnh với tỉ lệ cao và
nặng hơn ở bò trưởng thành (Phạm Sĩ Lăng và Phan ðịch Lân, 2002).
Blowey R. W. (1999) cho rằng yếu tố stress như nhiệt ñộ tăng ñột ngột
hay sự thay ñổi của môi trường cùng với sự nhiễm trùng là nguyên nhân gây
viêm phổi. Bệnh sốt vận chuyển (Shipping fever) do Pasteurella
haemolytica gây ra sau quá trình vận chuyển thời gian dài.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
16

Theo Blood và cộng sự (1985), gia súc hít nhầm ngoại vật vào phổi, ăn
phải một số chất ñộc, một số cây cỏ ñộc hay các chất ñộc ñược sản sinh trong
thức ăn, kích thích của hơi ñộc thường dẫn ñến viêm kẽ phổi không ñặc hiệu.
Russell A. Runnells và cộng sự (1991) nhận thấy khi cho bê lớn ăn cỏ dự trữ
trong mùa ñông, dưới tác dụng của vi khuẩn lactobacillus thì tryptophan có
trong thức ăn ñược chuyển thành 3 - Methylindol, chất này ñược hấp thụ từ dạ

cỏ vào máu ñến phổi. Dưới tác dụng của các enzym oxydaza ở phổi chúng tạo
thành các chất ñộc trung gian và gây tổn thương rộng rãi trên ñường hô hấp.
Bò thường mắc viêm phổi khi ăn cỏ dự trữ có chứa nấm mốc
Mycopolyspora faeni, Candida glabrata, Aspergillus sp (Blood và CS, 1985;
Russell A. Runnells và CS, 1991).
Nhiều tác giả ñã cho rằng ở các lứa tuổi khác nhau gia súc cũng có
khả năng mắc bệnh viêm phổi khác nhau. Theo Niconxki V. V. (1986),
dịch viêm phổi mẫn cảm với lợn con, nhất là lợn con từ 3 - 4 ngày tuổi.
Theo Leroy G. Bicht (1988) bê non dưới 1 năm tuổi mắc bệnh với tỉ lệ
cao và nặng hơn bò trưởng thành (trích theo Phạm Sĩ Lăng và Phan ðịch
Lân, 2002). Theo kết quả nghiên cứu của ðỗ Văn ðược (2003) nghé, trâu
già rất dễ bị cảm lạnh và dẫn ñến viêm phổi. Huỳnh Văn Kháng (2006)
cho rằng bò sữa hay mắc bệnh viêm phổi nhất là với bò sữa cao sản sau
khi ñẻ 3 - 5 ngày và bê sơ sinh từ 1 - 3 tháng tuổi do sức ñề kháng giảm,
cơ thể bị nhiễm lạnh ñột ngột.
Cơ thể là một khối thống nhất, khi một cơ quan, bộ phận bị ảnh hưởng
sẽ kéo theo sự ảnh hưởng tới một số cơ quan bộ phận khác trong cơ thể. Theo
Hồ Văn Nam (1997), bệnh phế quản - phế viêm là do kế phát từ cúm, viêm
màng mũi thối loét, giun ñũa, bệnh tim, ứ huyết ở phổi gây ra.
Theo Jorgensen (1988), sự rối loạn tiêu hoá làm giảm khả năng chống
lại của cơ thể với bệnh phổi. Sự tổn thương phổi tìm thấy tại các lò mổ với sự

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
17

viêm nhiễm ruột trước ñó có sự tương quan giữa lợn cần chữa viêm phổi với
sự cần chữa viêm ruột (trích theo Phạm Ngọc Thạch, 2005).
Các yếu tố này có thể do xây dựng chuồng trại chưa phù hợp với ñặc
ñiểm sinh lí của gia súc, phân lô, chia ñàn chưa hợp lý, chăm sóc và nuôi
dưỡng không ñúng phương pháp, bệnh phát sinh do vận chuyển gia súc, vệ

sinh thú y, xử lí chất thải không tốt dẫn ñến ô nhiễm tiểu khí hậu chuồng nuôi
gây ra viêm phổi.
Theo tài liệu của Bộ nông nghiệp Mỹ (1967), vào năm 1843, Peter Dunm
mua bò sữa từ Anh về Mỹ mà không biết rằng ñã mắc bệnh viêm phổi - màng
phổi và ñã xảy ra một vụ dịch lớn ở Mỹ.
Nguyễn Trọng Tiến và cộng sự (2001) cho rằng khi nuôi bê từ 3 ñến 15
tháng tuổi cần phân nhóm từ 25 - 30 con, những con viêm phổi, viêm ruột cần
phân sang nhóm riêng.
Trâu bò khi bị stress như nuôi dưỡng hay làm việc nặng nhọc nhất là
với gia súc cày kéo gầy yếu dễ bị mắc bệnh tụ huyết trùng dẫn tới viêm phổi
(Archie Hunter, 2001).
Nhiều tác giả nhấn mạnh tiểu khí hậu chuồng nuôi, nền lạnh, ñộ ẩm cao,
gió lùa là nguyên nhân gây bệnh ở cơ quan hô hấp (Kelley K. W., 1980).
Blowey R. W. (1999) cho rằng chỗ nằm và sàn chuồng của bê, bò bị ẩm ướt,
nhiều phân, nước tiểu dẫn ñến tăng nồng ñộ NH
3
, H
2
S, CH
4
kích thích niêm
mạc hô hấp, hoạt ñộng của lông rung ñường hô hấp bị ảnh hưởng dẫn tới viêm
phổi. Theo A. Kytraivxev (1969) nếu nhiệt ñộ không khí thấp, chuồng nuôi
không ñược sưởi ấm, gây nên stress nhiệt, thân nhiệt bò giảm còn 33
0
C - 34
0
C;
nhiệt ñộ chuồng nuôi trong giai ñoạn từ khi sinh ñến 15 - 20 ngày tuổi nên
khống chế ở nhiệt ñộ 20

0
C - 24
0
C, ñộ ẩm không khí chuồng nuôi khoảng 70% -
75% là thích hợp ( trích theo Nguyễn trọng Tiến và CS, 2001).
Niconxki V. V. (1986) cho biết các yếu tố như chuồng ẩm thấp, lạnh
lẽo, ngột ngạt, gió lùa, không có rác ñộn chuồng, ăn uống kém, chật chội và

×