Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Nghiên cứu ứng dụng dấm tỏi trong chăn nuôi gà công nghiệp hướng thịt tại trại gà dabaco

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.63 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI





ðẶNG THỊ THU TRANG






NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG DẤM TỎI TRONG CHĂN NUÔI
GÀ CÔNG NGHIỆP HƯỚNG THỊT TẠI TRẠI GÀ DABACO







LUẬN VĂN THẠC SĨ






HÀ NỘI, 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI






ðẶNG THỊ THU TRANG




NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG DẤM TỎI TRONG CHĂN NUÔI
GÀ CÔNG NGHIỆP HƯỚNG THỊT TẠI TRẠI GÀ DABACO




CHUYÊN NGÀNH : THÚ Y
MÃ SỐ : 60.64.01.01



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. BÙI THỊ THO







HÀ NỘI, 2013
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


i

LỜI CAM ðOAN


Tôi xin cam ñoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
là trung thực và chưa từng ñược sử dụng trong một luận văn nào.
Tôi xin cam ñoan mọi sự giúp ñỡ cho việc bảo vệ luận văn này ñã
ñược cảm ơn và thông tin trích dẫn này ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2013
Tác giả luận văn



ðặng Thị Thu Trang



















Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


ii
LỜI CẢM ƠN

Tôi xin trân trọng cảm ơn các giảng viên trường ðại học Nông nghiệp
Hà Nội và các giảng viên khoa Thú y nói chung, Bộ môn Nội - Chẩn - Dược
nói riêng.
ðặc biệt xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Bùi Thị Tho, người thầy ñã
tận tình hướng dẫn, giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình triển khai ñề tài và
hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn ban lãnh ñạo cùng cán bộ và công nhân Công
ty TNHH Chăn nuôi gà gia công DABACO ñã tạo ñiều kiện giúp ñỡ tôi
trong quá trình thực hiện ñề tài luận văn.
Và tôi xin chân thành cảm ơn lãnh ñạo Trạm thú y thành phố Bắc
Ninh ñã tạo ñiều kiện giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Cuối cùng là lời cảm ơn tới gia ñình và những người thân ñã ñộng
viên, chia sẻ và khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập, thực hiện và
hoàn thành luận văn này./.


Hà Nội, ngày tháng năm 2013
Tác giả luận văn


ðặng Thị Thu Trang

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


iii
MỤC LỤC

Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt vi
Danh mục bảng vii
Danh mục hình viii

1. MỞ ðẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của ñề tài 1
1.2. Mục tiêu của ñề tài 3
1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của ñề tài 3
1.3.1. Ý nghĩa khoa học 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 4
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
2.1. Những kết quả nghiên cứu gần ñây về thảo dược trong và ngoài nước 5
2.2. Căn cứ khoa học khi nghiên cứu tác dụng của dược liệu 7
2.2.1. Thành phần hóa học và hoạt chất của dược liệu 7
2.2.2. Các tác dụng của thảo dược 9

2.3. Một số hiểu biết về cây tỏi 9
2.3.1. ðặc ñiểm của cây và sự phân bố 9
2.3.2. Bộ phận dùng và cách chế biến 11
2.3.3. Thành phần hóa học 13
2.3.4. Tác dụng dược lý 14
2.3.5. Một số bài thuốc kinh nghiệm 21
2.4. Một số hiểu biết về vi khuẩn gây bệnh ñường tiêu hóa của gà 23
2.5. Giống gà Ross 308 25
2.5.1. ðặc ñiểm của giống gà Ross 308 25
2.5.2. ðặc ñiểm sinh trưởng 26
2.5.3. ðặc ñiểm tiêu hóa ở gà 28
2.6. Các bệnh thường gặp ở gà thịt hướng công nghiệp 29
2.6.1. Bệnh cúm gia cầm 29
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


iv

2.6.2. Bệnh Newcastle (gà rù) 30
2.6.3. Bệnh Gumboro 30
2.6.4. Bệnh viêm ñường hô hấp mãn tính ở gia cầm ( CRD) 31
2.6.5. Bệnh cầu trùng 31
2.6.6. Bệnh bạch lỵ và thương hàn gà 33
2.6.7. Hội chứng tiêu chảy ở gà 33
3. ðỐI TƯỢNG - NỘI DUNG - NGUYÊN LIỆU PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU 35
3.1. ðối tượng 35
3.1.1. Dược liệu thí nghiệm 35
3.1.2. ðộng vật thí nghiệm 35
3.2. Nội dung nghiên cứu 35

3.2.1. Ảnh hưởng của chế phẩm dấm tỏi ñến sự phát triển hệ vi khuẩn
trong ñường tiêu hóa của gà.
35
3.2.2 Thí nghiệm thử nghiệm nồng ñộ thích hợp của dịch chiết dấm tỏi
trong phòng, trị hội chứng tiêu chảy do E.coli và Salmonella trên
ñàn gà công nghiệp hướng thịt. 35
3.2.3. Ảnh hưởng của dấm tỏi ñến khả năng sinh trưởng và phát triển
của ñàn gà công nghiệp nuôi theo hướng thịt
36
3.2.4. Ảnh hưởng của dấm tỏi ñến khả năng phòng một số bệnh thường
gặp trên ñàn gà thịt.
36
3.2.5. Ảnh hưởng của dấm tỏi ñến chất lượng, năng suất thịt gà lúc 42
ngày tuổi.
36
3.3. Nguyên liệu 36
3.3.1. Dược liệu 36
3.3.2. Vi khuẩn E.coli và Salmonella gây bệnh ñược phân lập từ gia
cầm bị tiêu chảy do Bộ môn Vi sinh vật - Truyền nhiễm cung cấp
36
3.3.3. Dụng cụ, hóa chất 36
3.4. Phương pháp nghiên cứu 36
3.4.1. Ảnh hưởng của chế phẩm dấm tỏi ñến sự phát triển vi khuẩn
ñường tiêu hóa của gà.
36
3.4.2. Phương pháp gây bệnh thực nghiệm 38
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


v


3.4.3. Bố trí thí nghiệm theo dõi ảnh hưởng của dấm tỏi ñến tốc ñộ sinh
trưởng và phát triển của gà công nghiệp hướng thịt
39
3.4.4. Phương pháp cân khối lượng gà 40
3.4.5. Phương pháp mổ khảo sát gà thí nghiệm lúc 42 ngày tuổi 41
3.5. Một số công thức các chỉ tiêu theo dõi khác 41
3.6. Xử lý số liệu 42
4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 43
4.1. Ảnh hưởng của dịch chiết dấm tỏi ñến sự phát triển của vi khuẩn
ñường tiêu hóa gà con
43
4.2. Thí nghiệm thử nghiệm nồng ñộ thích hợp của dịch chiết dấm tỏi
trong phòng, trị hội chứng tiêu chảy do E.coli và Salmonella trên
ñàn gà công nghiệp hướng thịt. 46
4.2.1. Kết quả nghiên cứu ứng dụng phòng, trị bệnh tiêu chảy do E.coli trên
gà của dịch chiết dấm tỏi
47
4.2.2. Kết quả nghiên cứu ứng dụng phòng bệnh tiêu chảy do
Salmonella trên gà của dịch chiết dấm tỏi
50
4.3. Ảnh hưởng của dấm tỏi ñến sự phát triển của ñàn gà 52
4.3.1 Ảnh hưởng của dấm tỏi ñến khả năng tăng trọng của ñàn gà 52
4.3.2. Ảnh hưởng của dấm tỏi tới tốc ñộ tăng trưởng tuyệt ñối và tương
ñối của ñàn gà qua các tuần tuổi.
57
4.3.3. Ảnh hưởng của dấm tỏi ñến tỷ lệ nuôi sống của ñàn gà qua các
tuần tuổi.
61
4.4. Ảnh hưởng của dấm tỏi ñến khả năng phòng một số bệnh thường

gặp trên ñàn gà công nghiệp nuôi theo hướng thịt
64
4.5. Ảnh hưởng của dấm tỏi ñến năng xuất thịt gà lúc 42 ngày tuổi 70
5. KẾT LUẬN, TỒN TẠI, ðỀ NGHỊ 73
5.1. Kết luận 73
5.2. Tồn tại 75
5.3. ðề nghị 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DS : Dược sỹ
E.coli : Escherichia coli
TSVK : Tổng số vi khuẩn
S.gallinarium : Salmonell gallinarium
GR : gram
CRD : Bệnh viêm ñường hô hấp mãn tính
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


vii

DANH MỤC BẢNG

STT Tên b
ảng

Trang


4.1. Ảnh hưởng của dịch chiết dấm tỏi ñến sự phát triển của vi khuẩn
trong ñường tiêu hóa gà.
44
4.2. Kết quả phòng bệnh tiêu chảy do E.coli trên gà con hướng thịt của
dịch chiết dấm tỏi.
48
4.3. Kết quả phòng bệnh tiêu chảy do Salmonella trên gà con hướng
thịt của dịch chiết dấm tỏi. 51
4.4. Ảnh hưởng của dấm tỏi tới khả năng tăng trọng của gà thí nghiệm 53
4.5. Sinh trưởng tuyệt ñối và sinh trưởng tương ñối của ñàn gà qua các
tuần tuổi
57
4.6. Ảnh hưởng của dấm tỏi ñến tỷ lệ nuôi sống của ñàn gà qua các
tuần tuổi.
61
4.7. Số gà chết của các lô theo dõi 65
4.8. Kết quả mổ khám bệnh tích gà chết trong các lô theo dõi 67
4.9. Ảnh hưởng của dấm tỏi ñến năng suất thịt gà lúc 42 ngày tuổi 70
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


viii

DANH MỤC HÌNH

STT Tên hình Trang



4.1. Sự tăng trọng của 2 lô qua các ngày tuổi 55
4.2. Sinh trưởng tuyệt ñối của 2 lô 58
4.3. Sinh trưởng tương ñối của 2 lô 60
4.4. Tỷ lệ nuôi sống gà ở 2 lô 64
4.5. Tỷ lệ gà chết trong các lô theo dõi 66

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


1

1. MỞ ðẦU


1.1.Tính cấp thiết của ñề tài
Chăn nuôi gia cầm có vai trò quan trọng trong ngành chăn nuôi nói
riêng và trong nền kinh tế nói chung. Sản phẩm gia cầm chiếm tỷ trọng tương
ñối lớn trong tổng sản phẩm của ngành chăn nuôi. Trong những năm gần ñây
cùng với sự phát triển của xã hội, ngành chăn nuôi gia cầm nước ta có những
bước phát triển mạnh mẽ, ñặc biệt là trong lĩnh vực chăn nuôi gà. ðịnh hướng
phát triển chăn nuôi ñến năm 2020, tổng ñàn gà ñến năm 2020 ñạt 300 triệu
con, trong ñó gà công nghiệp chiếm 33%, sản lượng thịt gà ñạt 1760 tấn,
chiếm 32% tổng lượng thịt xẻ các loại; sản lượng trứng ñạt 14 tỷ quả.
Vấn ñề cấp thiết ñược ñặt ra hiện nay là làm thế nào ñể hạn chế ñược
dịch bệnh xảy ra nhưng vẫn ñảm bảo cung cấp cho thị trường nguồn thực
phẩm ñảm bảo vệ sinh an toàn từ chăn nuôi gà. Thịt gia cầm nói chung, thịt gà
nói riêng ñều là những thực phẩm thiết yếu trong sinh hoạt hàng ngày của
người dân, nhu cầu của thị trường ñòi hỏi một số lượng thịt gia cầm rất lớn
ñồng thời phải có chất lượng tốt, ñảm bảo ñược vệ sinh an toàn thực phẩm.

ðể ñạt ñược mục tiêu trên, trong chăn nuôi gia cầm ngoài yếu tố là
có những con giống tốt cho năng suất trứng và thịt cao thì việc tạo ñược
ñàn gà khỏe mạnh và bảo vệ chúng khỏi các loại dịch bệnh là một nhiệm
vụ lớn lao của các nhà chuyên môn thú y cũng như người chăn nuôi. Tuy
nhiên với thời tiết thay ñổi thường xuyên và ngày càng khắc nghiệt như
hiện nay là ñiều kiện thuận lợi cho nhiều loại mầm bệnh phát triển mạnh
ñặc biệt là trong chăn nuôi tập trung theo hướng công nghiệp. Việc phòng
trị bệnh nhất thiết phải dùng ñến kháng sinh và các thuốc hóa trị liệu khác.
Ngoài việc ñiều trị, người chăn nuôi còn sử dụng kháng sinh ñể kích thích
sự tăng trưởng. Các loại thuốc này tuy có hiệu lực cao với bệnh nhưng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


2

chúng lại gây hiện tượng nhờn thuốc, kháng thuốc, gây ñột biến gen, tăng
nguy cơ ung thư, gây ô nhiễm môi trường rất lớn. ðặc biệt nguy hiểm hơn
chúng còn tồn lưu trong sản phẩm thịt ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu
dùng và gây ô nhiễm môi trường. ðây thực sự là vấn ñề nóng bỏng ñang
thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học trên toàn thế giới. Do dịch bệnh
còn xảy ra phổ biến nên việc dùng thuốc kháng sinh ñể phòng và ñiều trị
cho ñàn gia cầm là không tránh khỏi. Sau khi khỏi bệnh, cần tăng cường
công năng giải ñộc của gan thận ñể thải chất ñộc trong ñó có kháng sinh là
việc cần thiết ñể nâng cao chất lượng thịt, trứng, sữa,…ðảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. So với việc sử dụng các loại thuốc
kháng sinh thì thuốc ñông dược có nhiều ưu ñiểm hơn thanh nhiệt, lợi tiểu,
tiêu ñộc. Năm 1999 Lê Thị Ngọc Diệp ñã sử dụng cây actiso (Cynara
scolymus.L) chứa nhiều hoạt chất có tác dụng chống viêm, lợi tiểu, thông
mật, bổ gan chế thành cao ñể hỗ trợ ñiều trị, tăng sức ñề kháng cho gà và
tăng khả năng ñào thải ñộc tố nấm mốc trong thức ăn của gà công nghiệp.

Sử dụng dược liệu tăng khả năng ñào thải sau khi khỏi bệnh sẽ giảm ñược
tồn lưu kháng sinh trong sản phẩm ñộng vật.
Nhiều nhà khoa học trên thế giới như Trung Quốc, Ấn ðộ,… Rất
quan tâm ñến việc sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược ñể khắc
phục tồn lưu trong các sản phẩm ñộng vật.
Thuốc có nguồn gốc thảo mộc thường dễ kiếm, quy trình bào chế
ñơn giản, giá thành lại rẻ, dễ sử dụng, ít gây ñộc hại, lại có hiệu quả cao
trong phòng và trị bệnh, không ñể lại tồn dư có hại trong các sản phẩm
chăn nuôi. Trong số các loại dược liệu dùng làm thuốc phải kể ñến Tỏi. Tỏi
và các chế phẩm từ tỏi như bột tỏi, dấm tỏi, tinh dầu tỏi,… Vừa có tác dụng
diệt khuẩn, tăng sức ñề kháng và phòng bệnh.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


3

Xu hướng hiện nay của toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói
riêng là phát triển theo hướng an toàn sinh học, bền vững và thân thiện với
môi trường. Tuy nhiên do công tác quản lý còn chưa ñược chặt chẽ nên
việc lạm dụng và sử dụng thuốc không ñúng theo liệu trình hướng dẫn và
không ngừng sử dụng ñúng thời gian theo quy ñịnh trước khi giết mổ. Vì
vậy việc tìm ra phương pháp phòng và trị bệnh bằng các loại thảo dược là
việc cần thiết. Xuất phát từ những vấn ñề trên dưới sự hướng dẫn trực tiếp
của PGS.TS Bùi Thị Tho chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài: ‘Nghiên
cứu ứng dụng dấm tỏi trong chăn nuôi gà công nghiệp hướng thịt tại trại
gà DaBaCo”.
1.2. Mục tiêu của ñề tài
- Ảnh hưởng của dấm tỏi khi bổ sung vào thức ăn ñến sự sinh trưởng
và phát triển của gà công nghiệp hướng thịt (kích thích tăng trọng cho gà ).
- Ảnh hưởng của dấm tỏi khi bổ sung vào thức ăn ñến khả năng

phòng một số bệnh thường gặp trên gà công nghiệp hướng thịt .
1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của ñề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Từ các kết quả nghiên cứu của ñề tài về việc sử dụng dấm tỏi trong
chăn nuôi gà công nghiệp hướng thịt như: Khả năng tăng trọng, các chỉ tiêu
năng suất thịt, tỷ lệ nuôi sống, số vi khuẩn hiếu khí trong 1g phân, tác dụng
phòng một số bệnh thường gặp, Sẽ là cơ sở khoa học ñể ứng dụng rộng
dãi dấm tỏi trong chăn nuôi gà công nghiệp hướng thịt ở nước ta hiện nay.
Kết quả của ñề tài cũng phần nào giải thích ñược cơ sở khoa học của
những bài thuốc cổ truyền về công dụng cây tỏi. Trên cơ sở ñó ñịnh hướng
sử dụng trong chăn nuôi thú y.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


4

1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Xuất phát từ nhu cầu sử dụng các loại thực phẩm sạch, ñáp ứng vệ
sinh an toàn thực phẩm của người tiêu dùng trong xã hội. Trong ñó thịt gà
chiếm tỷ lệ không nhỏ trong tiêu dùng hàng ngày. Sản xuất thịt gà không sử
dụng kháng sinh ñang là mục tiêu phấn ñấu của nhiều trang trại chăn nuôi
lớn trong toàn quốc. Sử dụng dấm tỏi trong chăn nuôi gà công nghiệp còn
góp phần vào việc tăng hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi thông qua
việc tăng trọng nhanh, giảm tiêu tốn thức ăn, tăng tỷ lệ thịt và ñặc biệt giảm
tỷ lệ gà chết.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


5


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Những kết quả nghiên cứu gần ñây về thảo dược trong và ngoài nước
Từ xa xưa ñể tồn tại con người ñã biết tìm kiếm thức ăn và các vị
thuốc trong cây cỏ thiên nhiên. Vì vậy những hiểu biết về phân biệt cây cỏ
có lợi và có hại ñược truyền miệng, ghi chép và ñúc kết thành kinh nghiệm
truyền miệng nhau qua các thế hệ loài người.
Các công trình nghiên cứu về lĩnh vực ðông dược, Y dược cổ truyền
ñã và ñang thu hút ñược sự chú ý của nhiều nhà khoa học thế giới và Việt
Nam. Trong nhân y các nhà khoa học trong nước ñã chú ý ñến việc sử dụng
các dược liệu thực vật trong phòng và trị bệnh truyền nhiễm; ký sinh trùng;
nội; ngoại; sản khoa,…Trong lĩnh vực thú y việc nghiên cứu về cây thuốc
trong phòng trị bệnh cho vật nuôi còn ít và cũng chỉ giới hạn trong việc khai
thác áp dụng các bài thuốc cổ truyền. Theo Nguyễn Mạnh Hùng 1995 cho
biết từ hai thập niên cuối thế kỷ 20 nhiều nước trên thế giới, ñặc biệt các
nước ðông Nam Á ñã sử dụng các hoạt chất hoa cúc trừ trùng làm vị thuốc
trị ngoại ký sinh trùng và sâu tơ phá hoại cây trồng nông nghiệp. Các nhà
khoa học Hàn Quốc: Lee I.R., Song J.Y., Lee Y.S. 1992 cũng ñã nghiên cứu
tác dụng chống ung thư của toàn cây quyền bá (Selaginella tamariscina
“Beauv” spring ) họ Selaganniellaceae chiết bằng cồn methanol rồi cô thành
cao ñặc. Dùng cao chiết ñược từ toàn cây quyền bá thử trên tế bào ung thư
dòng P388 và MKN 45 in vitro. Kết quả cho thấy chất chiết ñã làm tăng tế
bào chết và làm giảm tế bào sống so với lô ñối chứng.
Các nhà khoa học trên thế giới gần ñây phát hiện thêm nhiều ñặc tính
quý của nấm Linh chi (Ganoderma lucidum) trong việc chữa các bệnh về
gan, mật, ung thư,… Thậm chí cả hiệu ứng ngăn ngừa và chống căn bệnh
thế kỷ AISD ( Viện dược liệu, 2001) [21].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………



6

Theo Nguyễn Thượng Dong – Viện Dược liệu năm 2002, Việt Nam
có 10386 loài thực vật trong ñó có 3830 loài có khả năng sử dụng làm
thuốc. Trong công nghệ dược phẩm nhân y ñã có 1340/5577 loại thuốc
chiếm 24% ñược sản xuất từ dược liệu hay hoạt chất từ dược liệu như:
Berberin, palmatin, artemisinin. Nhân y sử dụng dược liệu với nhiều mục
ñích khác nhau: thức ăn thay thế, phòng trị các bệnh truyền nhiễm, ký sinh
trùng, nội ngoại, sản khoa, ung thư,…Với rất nhiều dạng thuốc khác nhau:
Thuốc sắc, thuốc cao, viên hoàn, viên nén,…
Trong lĩnh vực thú y, Trần Minh Hùng và cộng sự 1978 ñã nghiên
cứu sử dụng các kháng sinh thực vật trong nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho
lợn, ñặc biệt bệnh lợn con phân trắng ñạt hiệu quả cao. Bùi Thị Tho, 1996
nghiên cứu tác dụng phòng trị bệnh lợn con phân trắng của các cây tỏi, tô
mộc, hành, hẹ và dây hoàng ñằng. ðặc biệt tác giả còn cho thấy vi khuẩn
E.coli kháng lại kháng sinh thực vật của tỏi, hẹ lại chậm hơn rất nhiều so với
các thuốc hóa học trị liệu khác: Tetracyclin, neomycin, furazolidon,…Riêng
mảng sử dụng các cây dược liệu: Lá thuốc lào, thuốc lá, hạt na, vỏ rễ xoan,
hạt cau, củ bách lộ, dây thuốc cá, hạt củ ñậu,…ðể trị nội, ngoại ký sinh
trùng thú y thu ñược những kết quả nhất ñịnh ( Nguyễn Văn Tý, 2002)[19],
(Bùi Thị Tho, 2007)[18]. Hay ñã biết ñược tác dụng của các dạng bào chế từ
cây bồ công anh có tác dụng kích thích tăng trọng, tăng tỷ lệ nuôi sống, tăng
hiệu quả sử dụng thức ăn, phòng một số bệnh thường gặp trong chăn nuôi gà
công nghiệp hướng thịt (Bùi Văn Tải, 2009)[15]. Theo Lê Thị Ngọc
Diệp(1999)[2]. Cây Astiso (Cynara Scolymus.L) chứa hoạt chất có tác dụng
chống viêm, lợi tiểu, thông mật, bổ gan,…Cũng theo ðồng Thị Quyên
(2012)[14], tỏi có tác dụng tốt trong phòng, trị bệnh do E.coli gây ra trên vịt,
ngan. Hay sử dụng gừng trong phòng, trị hội chứng tiêu chảy do E.coli gây
bệnh trên Vịt Cv-Super M ( Kim Ngọc Hưng, 2012) [8].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………



7

Edne Cave năm 1997 ñã công bố về tác dụng ức chế khối u, ức chế
miễn dịch của hạt và lá na.
Từ cây ñại (Plumeria rubra linn var acutifolia baill) chiết ñược chất
fulvoplumierin có tác dụng ức chế vi khuẩn lao ở nồng ñộ 1-5µg/ml, nước
ép từ lá tươi có tác dụng với vi khuẩn Staphylococcus aureus, Shigella và
Bacillus subtilis (Vũ Xuân Quang, 1993)[13].
Theo (Trần Quang Hùng, 1995)[7]. Trong thuốc lá, thuốc lào có
chứa ancaloid thực vật – nicotin và nornicotin trừ ñược ngoại ký sinh trùng
và côn trùng hại rau, cây công nghiệp.
Dùng dịch chiết thuốc lào ñã ñược làm ẩm bằng môi trường NaOH
5% có nồng ñộ 0,4%; dịch chiết củ bách bộ ñược làm ẩm trong môi trường
HCl 5% có nồng ñộ 3%; dịch chiết hạt na ñã ñược làm ẩm trong môi
trường NaOH 5% có nồng ñộ là 8% ñiều trị ve, ghẻ chó có hiệu quả cao
(Nguyễn Văn Tý, 2002)[19].
Kate.A.W.Roby và Leny Southam (1994) cho biết pyrethrin tự
nhiên và tổng hợp có tác dụng ức chế sự hoạt ñộng của hệ thần kinh làm
cho ngoại ký sinh trùng ký sinh trên da vật nuôi bị tê liệt rồi chết.
Qua những nghiên cứu trên có thể thấy rõ tầm quan trọng của thuốc
có nguồn gốc thảo dược ñối với ñời sống của nhân dân ta.
2.2. Căn cứ khoa học khi nghiên cứu tác dụng của dược liệu
2.2.1. Thành phần hóa học và hoạt chất của dược liệu
ðể tiến hành ñề tài này chúng tôi phải dựa vào nền y học cổ truyền
và các bài học kinh nghiệm dân gian khi sử dụng các dược liệu có tác dụng
tăng cường công năng của gan và thận. Trên cơ sở khoa học chọn dược
liệu, chọn phương pháp nghiên cứu về tác dụng dược lý phù hợp với ñiều
kiện mà còn góp phần giải thích ñược cơ sở khoa học của việc sử dụng cây

thuốc trong thực tế. Việc nghiên cứu tác dụng dược lý của cây thuốc khác
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


8

rất nhiều so với nghiên cứu tác dụng dược lý của một chất cụ thể và hiện ñang
gặp rất nhiều khó khăn. Hơn nữa tác dụng dược lý của cây thuốc nhiều khi lại
không phải do hoạt chất chính trong cây quy ñịnh. Hoạt chất lại phụ thuộc
mùa vụ và bộ phận thu hái cũng như cách bào chế dược liệu khi dùng.
Xét tác dụng của một vị thuốc theo khoa học chủ yếu là căn cứ vào
thành phần hóa học của chúng, những chất ñó có tác dụng như thế nào trên
cơ thể ñộng vật và người?
Các chất chứa trong vị thuốc hay còn gọi là thành phần hóa học có
thể chia thành hai nhóm chính: Nhóm chất vô cơ và nhóm chất hữu cơ.
Nhóm chất vô cơ tương ñối ít và tác dụng dược lý không phức tạp. Nhóm
chất hữu cơ có rất nhiều loại và tác dụng dược lý hết sức phức tạp. Hiện nay
khoa học vẫn chưa phân tích ñược ñầy ñủ tác dụng dược lý của thuốc mà
ông cha ta ñã dùng.
Việc nghiên cứu tác dụng của một vị thuốc không ñơn giản, vì trong
một vị thuốc ñôi khi chứa nhiều hoạt chất. Những hoạt chất ñó có lúc phối hợp
hiệp ñồng với nhau làm tăng cường và kéo dài tác dụng, nhưng ñôi khi giữa
chúng lại có tác dụng ñối lập. Vì vậy tác dụng của một dược liệu không bao giờ
qui hẳn về một thành phần chính. Sự thay ñổi liều lượng cũng ảnh hưởng kết
quả chữa bệnh. Trong ñông y thường sử dụng phối hợp nhiều vị thuốc, hoạt
chất của nhiều vị thuốc chúng sẽ tác ñộng với nhau làm cho việc nghiên cứu
ñánh giá kết quả ñiều trị lại càng khó khăn (Phạm Khắc Hiếu, 1995)[5].
Nghiên cứu tác dụng dược lý của thuốc trên ñộng vật thí nghiệm là
một khâu hết sức quan trọng. Nếu kết quả nghiên cứu mà phù hợp với
những kinh nghiệm của nhân dân thì có thể yên tâm sử dụng, tuy nhiên nếu

nghiên cứu chưa có kết quả thì cũng chưa vội kết luận vị thuốc ấy không có
tác dụng ñiều trị vì phản ứng của các cơ thể sinh vật là khác nhau. Nhiệm
vụ của chúng ta là tìm ra cơ sở khoa học hiện ñại của những kinh nghiệm
ñó (ðỗ Tất Lợi,1999)[9].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


9

2.2.2. Các tác dụng của thảo dược
Trước khi nghiên cứu khả năng ñiều trị của dược liệu cần phải biết
ñộc lực của nó. Có hai loại dược liệu khi sử dụng sẽ gây dị ứng hoặc hiện
tượng ñặc ứng thuốc. Ở một số vị thuốc, liều ñiều trị tương ñương với liều
ñộc, ñó là nhưng cây thuốc có giới hạn an toàn thấp như Dương ñịa hoàng,
curaro, ô dầu,… Phần lớn các loại dược liệu hoàn toàn không gây ñộc như Bồ
công anh, tỏi.
Khi nghiên cứu các tác dụng của dược liệu chúng ta cần nghiên
cứu các cây thuốc có tác dụng ñiều trị nguyên nhân (các cây thuốc chứa
kháng sinh thực vật, ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh) và các
cây thuốc ñơn thuần chỉ chữa triệu chứng. Ví dụ thuốc phiện chỉ có tác
dụng làm giảm ñau mà không tiêu diệt nguồn gốc gây ñau (Phạm Khắc
Hiếu, 1997)[4].
Trong cây thuốc, các thành phần riêng biệt trong ñó không phải bao
giờ cũng có tác dụng riêng biệt từng phần. Nó có thể tác dụng hiệp ñồng
với nhau tạo lên sự ña dạng khi tác dụng dược lý. Tuy hiếm nhưng trong
một cây thuốc cũng có các chất ñối lập nhau. Ví dụ trong ñại hoàng, phan
tả diệp vừa có các anthraglucogit gây nhuận tràng, vừa có tanin làm se
niêm mạc, cầm tiêu chảy.
Tóm lại mỗi tác dụng dược lý của cây thuốc, vị thuốc ñều có cơ sở
khoa học. ðể giải thích ñầy ñủ những ñiều bí ẩn chứa trong tác dụng

tổng hợp của cây thuốc, chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu về cây thuốc là
rất cần thiết.
2.3. Một số hiểu biết về cây tỏi
2.3.1. ðặc ñiểm của cây và sự phân bố
Loài người biết dùng củ tỏi làm gia vị và làm thuốc từ thời kỳ ñồ ñá
nên ñến nay loài người ñã có rất nhiều kinh nghiệm dùng tỏi ñể phòng trị
bệnh. Sách y học quan trọng nhất viết bằng chữ Phạn từ kỷ nguyên Bà Là
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


10

Môn có tên gọi Ayuvrueda (Khoa học và ñời sống) có lẽ ñã xuất hiện
khoảng năm 500 sau CN . Tuy nội dung thì ñã rất xưa, nhất là ba bộ lớn
của các lương y huyền thoại của Ấn ðộ cổ xưa là Charaka, Sus –ruta và
Vagbhata. Họ ñã biết ñến cây tỏi và gọi là mahushuea, một thứ thuốc bổ và
là một phương thuốc chữa bệnh ngoài da, kém ăn, khó tiêu, ho, tê thấp, các
bệnh vùng bụng, lách to và trĩ.
Tỏi không những là một vị thuốc dân gian mà còn là một cây huyền
thoại và kỳ diệu. Từ xưa ñến nay các nước trên thế giới ñã biết ñến công
dụng của tỏi, ở các nước phương ðông, Hy Lạp và nhiều quốc gia vùng
biển ñịa trung hải người ta ñã dùng tỏi ñể xua ñuổi tà ma, trẻ nhỏ thì ñeo
vòng tỏi quanh cổ ñể né tránh “mắt quỷ dữ”. Người Do Thái ở Galicia (bây
giờ là Ba Lan) ñã dùng tỏi dính vào cổ trẻ con bị bệnh ñể trừ tà. Từ nhiều
năm, người nông dân ở Er-zgebirge (vùng núi, hiện Cộng hòa Séc) ăn tối
bằng xúp tỏi. Hai nắm tỏi ñầy ñược rửa sạch và cắt nhỏ ñun chín với bơ và
muối trong một nồi nước, trong một thời gian. Món này có gia vị như xúp
thịt bò, ăn thường xuyên sẽ giữ cho gia ñình khỏe mạnh. Ở Italia vùng trên,
Allium Sativum ñược coi là một phương thuốc tuyệt vời khi bị say rượu.
Tỏi cũng ñược ưa dùng tại Ý ñể chữa bệnh dạ dày. Ở nước Nga, tỏi giã nhỏ

trộn với mật ong ñược ñưa ra dùng ñể trị ho ra ñờm. Trong y học dân gian
của Pháp, thuốc tỏi ñắp nóng dùng ñắp nên các vết thương mưng mủ. Trộn
với nước anh ñào dại (Ở Bắc Mỹ) và mật ong chữa ñược ho. Các nước
Pháp, Nam ðức, Ý tỏi ñược dùng làm thuốc trong những trường hợp sau:
1) Chữa ñau tai và ñau răng. 2) Nước ép tỏi còn mới dùng ngoài da trị ban
mụn dộp; tẩm vào bông và nhét vào lỗ tai ñể trị ñiếc thần kinh; xát dưới
gan bàn chân và vùng quanh tim ñể trị ho gà. 3) Thời trước tỏi cũng ñược
coi là chất phòng các bệnh nhiễm khuẩn. 4) Ăn tỏi sống hàng ngày ñể trị
bệnh ho có ñờm kéo dài và những rối loạn ở vùng bụng. 5) Là phương
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


11

thuốc trị chứng ñỏ bừng mặt ở nam giới, lấy một miếng tỏi nhét vào hậu
môn thì khỏi, vừa có tác dụng nhuận tràng.
Các nhà khoa học ñã có hàng ngàn công trình nghiên cứu về tác
dụng của các chế phẩm làm thuốc từ củ tỏi ta và hiện nay các nhà khoa học
vẫn ñang tiếp tục nghiên cứu.
Tỏi ta – tên khoa học là Allium sativum L, họ hành tỏi: Liliaceae.
Có rất nhiều loại tỏi khác nhau như: Tỏi voi, tỏi Trung Quốc, tỏi Pháp,
tỏi gấu, tỏi ngọc,…Nhưng chỉ có củ tỏi ta là ñược ưa chuộng dùng làm thuốc
không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Vì tỏi ta củ nhỏ, thơm, có
nhiều công dụng quý.
Tỏi là cây nhỏ mọc từ thân củ lên, cao khoảng 20 - 40 cm. Thân giả
mang nhiều lá dài, hẹp. Giữa củ mọc lên cuống mang một số hoa ở ñỉnh,
bọc trong một mô mỏng. Hoa tỏi màu trắng hay phớt hồng.
Tỏi có nguồn gốc ở Siberi, hiện nay nó ñã có mặt ở khắp các nước
thuộc khu vực châu Á, châu Âu. Ở nước ta, tỏi cũng ñược trồng khắp mọi
miền nhưng tập trung nhiều ở huyện Kim Môn - Hải Dương, Gia Lâm - Hà

Nội, thời gian trồng ở nước ta vào tháng 10 - 11 dương lịch trên nền ñất tơi
xốp, nhiều mùn, thu hoạch vào tháng 1 năm sau.
2.3.2. Bộ phận dùng và cách chế biến
a. Bộ phận dùng: Ánh tỏi (Bulbus allii) là củ tỏi. Tỏi không những ñược sử
dụng làm gia vị khi chế biến các món ăn mà nó còn ñược dùng ñể làm thuốc.
Trong y học, tỏi ñược dùng vào mục ñích chữa bệnh bằng nhiều cách
khác nhau như: Ăn sống tỏi bằng cách dã nát, chế biến lẫn với thức ăn,
ngâm với rượu, ngâm với dấm, phơi khô nghiền thành bột.
Theo DS.Trần Xuân Thuyết [20], tiêu chuẩn củ tỏi ñể làm thuốc: Tươi,
không mọc mầm lá hoặc mọc rễ, không bị dập nát, héo.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


12

b. Các chế phẩm từ tỏi:
- Bột tỏi khô: Khử nước các củ tỏi mà không làm thay ñổi cấu trúc tế
bào và sau ñó nghiền thành bột tỏi. Các thành phần và hoạt tính Alliinase
trong tỏi ñược giữ nguyên.
- Nước ép tỏi: Ép ñùn lạnh các tép tỏi sẽ cho một dịch nhớt ñó là nước
ép tỏi. Nếu không ñược xử lý nước ép này sẽ có màu nâu. ðể làm giảm ñộ
nhớt bằng cách cho thêm pectinase vào và muốn tránh biến màu nâu thì
thêm acid acetic 10% và sodium chloride 5% hoặc xử lý thật nhanh bằng
nhiệt (5phút ở khoảng 90
0
C).
- Dầu tỏi cất bằng hơi nước: Thường ñược gọi là “ Tinh dầu tỏi” tỏi
ñược ép dập trong nước, sau ñó cất bằng hơi nước nóng thì ñược một chất
dịch có dầu tách khỏi phần nước của chất ngưng tụ.
Dầu tỏi cất hơi nước ñược pha với dầu thực vật thành các sản phẩm tỏi

thương mại và là thứ dầu tỏi thông dụng nhất trên thị trường Âu Mỹ.
- Các sản phẩm tỏi ngâm dầu: Nghiền các tép tỏi và trộn với các loại
dầu thực vật (như dầu ñậu lành, dầu mầm lúa mì, dầu ñậu phụng và các loại
dầu khác) trước khi các phân tử không tan trong dầu ñược tách ra.
- Chất chiết tỏi ngâm rượu ñể lâu: Tỏi ñược chế biến theo kiểu này
ñược làm bằng các ngâm tỏi thái lát trong ethanol có nước 15 – 20% trong
20 tháng rồi lọc và cô lại.
- Dấm tỏi: Ánh tỏi sau khi phơi khô bóc bỏ vỏ lụa, cân, nghiền mịn
trong máy xay sinh tố với dấm ăn (dấm gạo do nhà máy bia Hà Nội sản
xuất) theo tỷ lệ 1/1 tức 1kg ánh tỏi nghiền với 1lít dấm.
Những ñiều cần lưu ý khi dùng tỏi tươi và chế phẩm tỏi:
- Không nuốt cả tép tỏi nguyên mà phải nhai hay nghiền nhỏ.
- Không ăn tỏi lúc bụng ñói (sẽ kích thích niêm mạc dạ dày, ợ nóng có
thể viêm thực quản).
- Không ăn quá nhiều tỏi thường xuyên (tối ña không quá 15g/ngày).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


13

- Không ñắp tỏi lên da lâu quá 10 phút (có thể bị bỏng rát).
- Những người bị dị ứng với tỏi không ñược ñắp tỏi lên da ñể chữa bệnh.
- Khi dùng tỏi ñể trị giun kim không ñược dùng quá liều có thể bị
viêm ruột hoặc tiêu chảy.
2.3.3. Thành phần hóa học
Thành phần cấu tạo chung của cây tỏi: Nước, carbohydrates (Chủ yếu
là các fructans), protein, lipid, chất xơ, hợp chất sulfur, Nitrogen, chất
khoáng, vitamins, saponins, các chất hòa tan trong dầu, Hàm lượng nước
của củ tỏi (khoảng 65%) thấp hơn so với hàm lượng nước của các loại rau
củ quả khác (khoảng 80 – 90%).

Tỏi chứa nhiều hợp chất hữu cơ của lưu huỳnh nên có mùi hôi rất ñặc
trưng. Trên 90% các công trình nghiên cứu về thành phần của tỏi ñều tập
trung về hợp chất này. Vì các hợp chất này có hàm lượng cao khác thường
trong tỏi so với các cây thực phẩm khác. Hoạt tính dược lý ñã thấy từ lâu
trong các thuốc có chứa Sulfur (chẳng hạn penicillin và các thuốc kháng
sinh sulfona – mine, probucol ñể giảm cholesterol huyết thanh, thuốc lợi tiểu
thiazide, captopril trị cao huyết áp và nhiều loại thuốc khác) và ñiều quan
trọng nhất là nghiên cứu ñã cho thấy làm mất ñi từ tép tỏi một lớp hợp chất
sulfur dễ bay hơi gọi là các thiosufinates trong ñó có rất nhiều allicin thì sẽ
mất ñi hầu hết tác dụng chống vi khuẩn của tỏi, tác dụng chống nấm, chống
xơ vỡ ñộng mạch, tác dụng chống huyết khối, tác dụng hạ thấp lipit máu
(theo Trần Tất Thắng, 2000)[27]. Năm 1944 Cavallito và các cộng sự
(Cavallito and Bailey, 1944) mới tách và nhận diện ñược hoạt ñộng kháng vi
khuẩn của tép tỏi ép là một hợp chất sulfur oxy hóa có mùi tỏi tươi cắt ra và
họ ñặt tên là Allicin.
Trong tỏi chứa nhiều chất kháng sinh allicin giúp chống lại các yếu tố
gây bệnh. Ngoài các hợp chất chứa sulfur thì trong tỏi còn có các hợp chất
không sulfur là carbohydrates là các hợp chất có hàm lượng nhiều nhất
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


14

chiếm 77% trọng lượng của củ tỏi khô, ngoài ra trong tỏi còn có rất nhiều
các loại enzym, ngoài ezym alliinase chiếm số lượng lớn còn có các ezym
andenosine triphosphatase (ATPase), polyphenol oxidase, phenylalanine-
ammonia-lyse, peroxidase,… Có iod, protein, tinh dầu, các acid amin tự do
và dipeptides, các vitamin và chất khoáng. Tinh dầu từ tỏi giàu glucogen và
alliin, fitonxit có công dụng diệt khuẩn, sát trùng, chống viêm nhiễm.
Ngoài ra, tỏi còn chứa hàm lượng lớn vitamin A, B6, B1,C, D, PP, hiñrát

cacbon, polisaccarit, inulin, fitoxterin và các khoáng chất khác cần thiết
cho cơ thể như: Iốt, canxi, phốt pho, magiê, các nguyên tố vi lượng.
Trong củ tỏi khô có 50 - 65% nước, 2% chất vô cơ, glucid khá nhiều,
có 10 - 15% ñường khử và saccharoza, chủ yếu là polysaccharid.
Khi tép tỏi còn nguyên: Alliin (một hợp chất sulfur) và men allinase có
lượng tương ñương nhau. Mỗi thứ ở trong một ngăn riêng biệt. Khi giã nát
củ tỏi sẽ có phản ứng giữa alliin và allinase sản sinh ra allicin - Allicin là
một chất không bền, khi tiếp xúc với không khí sẽ ñược chuyển hóa thành
diallyl disulfide, vinydithiin là những chất có tác dụng dược lý. Bằng phương
pháp sắc ký lỏng cao áp người ta ñã xác ñịnh ñược hàm lượng allicin trong
tép tỏi tươi sau khi giã nát một phút ñã ñạt 63%. Nhưng sau 30 phút tiếp xúc
với không khí chỉ còn 39% (vì ñã chuyển hóa thành các chất nói trên). Trong
môi trường hơi kiềm (pH = 8) phản ứng triệt ñể nhất. Trong môi trường hơi
acid (pH = 5) phản ứng chậm 50 lần. Tỏi tươi nguyên tép và tỏi ñã làm chín
không có mùi và không có tác dụng dược lý nêu trên.
2.3.4. Tác dụng dược lý
1) Tác dụng ñối với tim và hệ tuần hoàn
+ Tỏi làm giảm cholesterol và lipid: Khi dùng 2-3g tỏi tươi trong 1-2
tháng, hàm lượng lipid trong máu giảm. Một nghiên cứu gần ñây của
Kuwait cho thấy khi ăn 3g các nhánh tỏi thái lát nhỏ mỗi buổi sáng trong
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


15

16 tuần thì giảm 21% ( P < 0,02) cholesterol huyết thanh. Một thí nghiệm
khác với những người có cholesterol trong máu cao ( 237 – 350mg/dl)
ñược uống nước tỏi từ 10g mỗi ngày trong 2 tháng thì cholesterol huyết
thanh giảm 28,5% (Augusti, 1977).
+ Tỏi làm giảm các rối loạn chuyển hóa mỡ trong máu, chống xơ cứng

ñộng mạch vành, ñộng mạch não, ñộng mạch ngoại vi. Bordia và các cộng
sự tiến hành nghiên cứu khi cho dùng nước ép tỏi hoặc dịch chiết xuất ete
từ 50g tỏi và ñồng thời ăn 100g bơ. Tác dụng ñược ghi nhận là cả 2 loại
nước ép tỏi và dịch chiết xuất ñều làm giảm nồng ñộ fibrinogen huyết
tương ( P< 0,01) và tăng thời gian ñông máu ( P<0,01) và tăng hoạt tính
phân hủy fibrin ( P<0,001).
+ Tỏi có tác dụng ñiều hòa huyết áp, chống bệnh tăng huyết áp; bảo vệ
tim mạch chống nhồi máu cơ tim và chống tai biến mạch máu não. Trong
một nghiên cứu có theo dõi thuốc với 1997 bệnh nhân cao lipit huyết cho
dùng mỗi ngày 900 mg viên bột tỏi trong 16 tuần thì thấy huyết áp tâm thu
giảm trung bình từ 146 xuống 140,5mm Hg, huyết áp tâm trương giảm
trung bình từ 85,5 xuống 82,5 (Beck and Grunwald, 1993). Tuy nhiên, ñối
với những bệnh nhân chỉ cao huyết áp nhẹ và không dùng thuốc giảm huyết
áp nào khác thì thấy tác dụng rõ rệt hơn nhiều ( tâm thu từ 161,9 xuống
151,4 mmHg và tâm trương từ 97,6 xuống 89,7 mm Hg).
2) Tác dụng kháng sinh:
+ Kháng khuẩn: Hoạt chất trong củ tỏi có khả năng ức chế 70 loại vi
khuẩn gram (-) và gram (+): Staphylococcus, Streptococcus, Salmonella,
E.coli, vi khuẩn gây bệnh tả, lỵ, vi khuẩn gây thối rữa.
+ Kháng virus: Tỏi có thể ngăn ngừa ñược một số bệnh gây ra do virus
như cúm, cảm lạnh, kể cả virus gây lở mồm long móng bò, ngựa, trâu.

×