Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Một số bài viết về bản đồ tư duy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 35 trang )

Bản đồ tư duy – một trong những công cụ hỗ trợ dạy học và công tác
quản lí nhà trường hiệu quả, dễ thực hiện
TS. Trần Đình Châu, Bộ Giáo dục và Đào tạo
TS. Đặng Thu Thuỷ, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
(GD&TĐ) - Bản đồ tư duy (BĐTD) là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh để mở rộng và
đào sâu các ý tưởng. BĐTD một công cụ tổ chức tư duy nền tảng, có thể miêu tả nó là một kĩ
thuật hình họa với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp với cấu trúc,
hoạt động và chức năng của bộ não, giúp con người khai thác tiềm năng vô tận của bộ não.
Cơ chế hoạt động của BĐTD chú trọng tới hình ảnh, màu sắc, với các mạng lưới liên tưởng (các nhánh).
BĐTD là công cụ đồ họa nối các hình ảnh có liên hệ với nhau vì vậy có thể vận dụng BĐTD vào hỗ trợ
dạy học kiến thức mới, củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, ôn tập hệ thống hóa kiến thức sau mỗi
chương, và giúp cán bộ quản lí giáo dục lập kế hoạch công tác.
BĐTD giúp HS học được phương pháp học: Việc rèn luyện phương pháp học tập cho HS không chỉ là
một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là mục tiêu dạy học. Thực tế cho thấy một số HS học
rất chăm chỉ nhưng vẫn học kém, nhất là môn toán, các em này thường học bài nào biết bài đấy, học
phần sau đã quên phần trước và không biết liên kết các kiến thức với nhau, không biết vận dụng kiến
thức đã học trước đó vào những phần sau. Phần lớn số HS này khi đọc sách hoặc nghe giảng trên lớp
không biết cách tự ghi chép để lưu thông tin, lưu kiến thức trọng tâm vào trí nhớ của mình. Sử dụng
thành thạo BĐTD trong dạy học HS sẽ học được phương pháp học, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo
và phát triển tư duy.
BĐTD- giúp HS học tập một cách tích cực. Một số kết quả nghiên cứu cho thấy bộ não của con người
sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm cái mà do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của mình
vì vậy việc sử dụng BĐTD giúp HS học tập một cách tích cực, huy động tối đa tiềm năng của bộ não.
Việc HS tự vẽ BĐTD có ưu điểm là phát huy tối đa tính sáng tạo của HS, phát triển năng khiếu hội họa,
sở thích của HS, các em tự do chọn màu sắc (xanh, đỏ, vàng, tím,…), đường nét (đậm, nhạt, thẳng,
cong…), các em tự “sáng tác” nên trên mỗi BĐTD thể hiện rõ cách hiểu, cách trình bày kiến thức của
từng HS và BĐTD do các em tự thiết kế nên các em yêu quí, trân trọng “tác phẩm” của mình.

BĐTD giúp HS ghi chép có hiệu quả. Do đặc điểm của BĐTD nên người thiết kế BĐTD phải chọn lọc
thông tin, từ ngữ, sắp xếp, bố cục để “ghi” thông tin cần thiết nhất và lôgic, vì vậy, sử dụng BĐTD sẽ giúp
HS dần dần hình thành cách ghi chép có hiệu quả.


Tác giả Stella Cottrell đã tổng kết cách “ghi chép” có hiệu quả trên BĐTD: 1). Dùng từ khóa và ý chính;
2). Viết cụm từ, không viết thành câu; 3). Dùng các từ viết tắt. 4).Có tiêu đề. 5). Đánh số các ý; 6). Liên
kết ý nên dùng nét đứt, mũi tên, số, màu sắc,… 7). Ghi chép nguồn gốc thông tin để có thể tra cứu lại dễ
dàng. 8). Sử dụng màu sắc để ghi.
Chẳng hạn, HS lớp 11 học về phép dời hình và phép đồng dạng trong mặt phẳng, mặt tròn xoay (hình
học 12),… có thể hệ thống các phép dời hình bằng BĐTD. Với cách làm này rèn luyện cho bộ óc các em
hướng dần tới cách suy nghĩ lôgic, mạch lạc và cũng là cách giúp các em hiểu bài, ghi nhớ kiến thức vào
não chứ không phải là học thuộc lòng, học vẹt.

Trước khi học bài mới “Giản dị” (môn Giáo dục công dân) GV có thể gợi ý cho HS vẽ BĐTD bằng từ
khóa “giản dị” sau đó cho các em thảo luận để vẽ tiếp các nhánh và bổ sung dần các ý nhỏ, dẫn đến việc
các em tự chiếm lĩnh kiến thức mới một cách nhẹ nhàng, tự nhiên nhưng lại rất hiệu quả đồng thời kích
thích hứng thú học tập của HS.
Sử dụng BĐTD giúp GV chủ nhiệm, cán bộ quản lí nhà trường lập kế hoạch công tác và có cái nhìn
tổng quát toàn bộ kế hoạch từ chỉ tiêu, phương hướng, biện pháp,…và dễ theo dõi quá trình thực hiện
đồng thời có thể bổ sung thêm các chỉ tiêu, biện pháp,…một cách rất dễ dàng so với việc viết kế hoạch
theo cách thông thường thành các dòng chữ.
Ví dụ, có thể tóm lược 5 nội dung của phong trào thi đua “xây dựng THTT, HSTC” như sau:
Ví dụ: BĐTD tóm lược vấn đề đổi mới PPDH:
Ví dụ: kế hoạch năm học của một nhà trường có thể viết theo các mặt hoạt động: dạy học, giáo dục đạo
đức,… hoặc viết kế hoạch theo tháng, theo chủ đề,…
BĐTD có thể vận dụng được với bất kì điều kiện cơ sở vật chất nào của các nhà trường hiện nay. Có thể
thiết kế BĐTD trên giấy, bìa, bảng phụ,… hoặc cũng có thể thiết kế trên phần mềm bản đồ tư duy. Với
trường có điều kiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin tốt có thể cài vào máy tính phần mềm Mindmap
cho GV, HS sử dụng, bằng cách vào trang web www.download.com.vn gõ vào ô “tìm kiếm” cụm từ
Mindmap, ta có thể tải về bản miễn phí ConceptDraw MINDMAP 5 Professional, việc sử dụng phần mềm
này khá đơn giản.
Việc sử dụng BĐTD giúp cán bộ quản lí có cái nhìn tổng quát toàn bộ vấn đề, giúp GV đổi mới PPDH,
giúp học sinh học tập tích cực đó chính là một trong những cách làm thiết thực triển khai nội dung dạy
học có hiệu quả - nội dung quan trọng nhất trong năm nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng Trường

học thân thiện, học sinh tích cực” mà Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động.
Tài liệu tham khảo
1. Trần Đình Châu, Sử dụng bản đồ tư duy – một biện pháp hiệu quả hỗ trợ học sinh học tập môn toán -
Tạp chí Giáo dục, kì 2- tháng 9/2009.
2. Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy, Sử dụng bản đồ tư duy góp phần TCH HĐ học tập của HS, Tạp
chí Khoa học giáo dục, số chuyên đề TBDH năm 2009.
3.Tony Buzan - Bản đồ Tư duy trong công việc – NXB Lao động – Xã hội.
4. Stella Cottrell (2003), The study skills handbook (2
nd
edition), PalGrave Macmillian.
5. www.mind-map.com (trang web chính thức của Tony Buzan).
Giới thiệu sách mới của Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam:
Sách Dạy học bằng Bản đồ tư duy
(GD&TĐ) - Đã từng có nhiều sách tham khảo dạy học nhưng có lẽ chưa có một công cụ dành cho
cả GV, sinh viên sư phạm, HS và phụ huynh; áp dụng được cho tất cả các môn học, dùng trong
nhiều năm từ lớp 4 đến lớp 12, giúp bồi dưỡng HS giỏi cũng như phụ đạo HS học yếu; đặc biệt
hướng dẫn cách học ở lớp và tự học ở nhà, khích lệ HS hào hứng học tập. Bộ sách gồm 4 cuốn
dạy học bằng bản đồ tư duy do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam kịp phục vụ cho năm học mới
2011-2012 là một công cụ như thế.
Sử dụng bản đồ tư duy (BĐTD) trong dạy học đã và đang được áp dụng ở nhiều nước có nền giáo dục
tiên tiến trên thế giới và mới đây đã được nghiên cứu và áp dụng ở Việt Nam nhằm giúp GV truyền thụ
kiến thức một cách sinh động, hệ thống và mô hình hóa để HS có thể học, tự học tích cực, có một tư duy
tổng thể về bài học, giúp dễ hiểu, dễ nhớ, dễ vận dụng kiến thức. Từ kiến thức được diễn đạt trong nhiều
trang sách và cả vận dụng thực tế, BĐTD giúp tinh lọc lại chỉ còn trong một sơ đồ, và ngược lại, từ sơ đồ
này, học sinh hình dung, liên tưởng và phát triển kiến thức một cách logic. Sử dụng BĐTD yêu cầu HS
phải tự suy nghĩ để thiết lập nội dung bài học theo cách hiểu của mình nên BĐTD thực sự là một công cụ
chống “đọc -chép” , “học vẹt” rất hiệu quả.
Bìa 1 trong 4 cuốn sách
Bộ sách hướng dẫn cách thiết kế BĐTD cùng với một số ví dụ minh họa không chỉ giúp ích cho GV và
HS trong việc dạy và học mà còn cung cấp cho các bậc phụ huynh công cụ để hỗ trợ kiểm tra kiến thức

của con em mình trong học tập một cách đơn giản, đặc biệt, các cuốn sách được in màu đẹp, có nhiều
hình vẽ “kiến thức - hội họa” rất độc đáo bằng phần mềm và vẽ tay của người Việt nam.
Đặc biệt, riêng với môn Toán, cuốn sách CNTT còn có đĩa CD đi kèm, các file này được thiết kế trên ba
phần mềm là Sketchpad 5 (GSP5), Buzan’s iMindmap (bản đồ tư duy) và Violet, đó là những ví dụ về bài
giảng có ứng dụng CNTT để từ đó GV, HS có thể sáng tạo ra nhiều bài mới. Các file trên đĩa CD giúp GV
và HS tổ chức các hoạt động học tập để tìm kiếm, củng cố kiến thức chứ không phải là bài giảng mang
tính chất trình diễn.
4 cuốn sách: 1/ Dạy tốt- học tốt ở Tiểu học bằng bản đồ tư duy ( Dùng cho GV, sinh viên sư phạm và HS
tiểu học)
2/ Dạy tốt- học tốt các môn học bằng bản đồ tư duy ( dùng cho GV, sinh viên sư phạm, HS THCS và
THPT)
3/ Thiết kế bản đồ tư duy dạy- học môn toán ( dùng cho GV và HS phổ thông
4/ Ứng dụng CNTT trong dạy học môn toán ở trường phổ thông (kèm đĩa CD
Bạn đọc cần tìm hiểu thêm xin liên hệ Nhà xuất bản Giáo dục Việt nam:
1/ Công ty CP sách và Thiết bị giáo dục miền Bắc, 187B Giảng Võ, Hà Nội; ĐT: 04.38562011,
0913.045745; 0912.125548; fax: 04.38562493; www.stbmienbac.vn; email: ; các
cửa hàng sách: 187 Giảng Võ, 51 Lò Đúc, 232 Tây sơn, 14/3Nguyễn Khánh Toàn- Hà Nội
2/ Công ty CP Sách Giáo dục tại TP Đà nẵng, 78 Pasteur; ĐT: 0511.3887793; 0979.787124;fax:
0511.3887793.www.sachgiaoduc.com.Email:
3/ Công ty CP dịch vụ giáo dục Gia Định, 231 Nguyễn Văn Cừ .Q.5 TP Hồ Chí Minh; ĐT: 08.38323767,
0989.303877, 0913606650, fax: 0838391473; email:
4/ Hệ thống công ty Sách- Thiết bị giáo dục các tỉnh; FAHASA; Nhân văn
Dạy và học bằng bản đồ tư duy

Một phương pháp dạy học mới đang gây được sự chú ý của rất nhiều người, đó là học bằng bản
đồ tư duy (BÐTD) - hình thức ghi chép nhằm tìm tòi, đào sâu, mở rộng ý tưởng, hệ thống hóa một
chủ đề hay một mạch kiến thức bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét,
mầu sắc, chữ viết, với sự tư duy tích cực không chỉ tạo hứng thú cho học tập của học sinh mà
còn góp phần đổi mới và làm phong phú các phương pháp giáo dục.
Nếu so sánh với phương pháp dạy học truyền thống chỉ chú trọng đọc - chép thì dạy học bằng BÐTD là

một phương pháp mới. Theo Tiến sĩ Trần Ðình Châu, Vụ trưởng, Giám đốc Dự án phát triển giáo dục
THCS 2, một số kết quả nghiên cứu cho thấy bộ não người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm cái mà chính
mình suy nghĩ, tự viết, vẽ ra. Vì vậy, việc sử dụng BÐTD giúp học sinh học tập một cách tích cực, huy
động tối đa tiềm năng của bộ não; giúp cho mỗi người phát triển khả năng thẩm mỹ do việc thiết kế nó
phải bố cục mầu sắc, đường nét, các nhánh, sắp xếp các ý tưởng một cách khoa học, lô-gích, dễ hiểu.
Sử dụng BÐTD góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nhất là vận dụng vào dạy học kiến thức mới
hoặc hệ thống hóa kiến thức phù hợp với từng đối tượng khác nhau.

Tại Trường THCS Hoàng Xuân Hãn (Ðức Thọ, Hà Tĩnh), sau hơn 20 năm dạy học, thầy giáo Nguyễn
Thanh Tùng, giáo viên toán lớp tám cho biết, từ khi thực hiện chương trình BÐTD áp dụng vào dạy và
học đã tạo sự tích cực cho học sinh; giáo viên và học sinh làm việc nhiều hơn nhưng thấy thoải mái và
hứng thú hơn. Còn Phó Trưởng phòng Giáo dục và Ðào tạo huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) thì cho rằng,
trước đây quá trình dạy học BÐTD (ở mức độ đơn giản như sơ đồ, bảng biểu) đã có ở những bài tổng
kết được các thầy giáo, cô giáo thực hiện nhưng chưa hoàn chỉnh, bài bản và chưa áp dụng thường
xuyên. Kể từ khi tiếp nhận chương trình có tính hệ thống của Dự án giáo dục THCS 2, việc dạy học theo
BÐTD giúp học sinh khái quát được vấn đề và phát huy tính chủ động, sáng tạo. Kinh nghiệm cho thấy,
để đưa BÐTD ứng dụng vào quá trình dạy và học, các trường có thể vẽ trên giấy, bìa, bảng phụ, sử dụng
bút chì mầu, phấn, tẩy, hoặc cũng có thể thiết kế trên powerpoint hay các phần mềm bản đồ tư duy. Với
các trường, đơn vị có điều kiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin tốt có thể cài vào máy tính phần mềm
cho cán bộ, giáo viên, học sinh sử dụng. Tuy nhiên, việc dùng giấy, bút chì, bút mầu, tẩy, để vẽ BÐTD
có ưu điểm là giúp người lập BÐTD dễ dàng phát triển ý tưởng và bổ sung ý tưởng qua đó phát huy tối
đa tính sáng tạo của mỗi người, phát triển năng khiếu hội họa, sở thích của mỗi người, được tự do chọn
mầu sắc (xanh, đỏ, vàng, tím, ), đường nét (đậm, nhạt, thẳng, cong ), tự ’sáng tác’ nên mỗi BÐTD thể
hiện rõ cách hiểu, cách trình bày kiến thức của từng cá nhân và cũng do mỗi người tự làm nên càng yêu
quý, trân trọng ’tác phẩm’ của mình. Với vật liệu dễ kiếm, rất kinh tế, cách làm đơn giản, BÐTD có thể
vận dụng được với bất kỳ điều kiện nào của các nhà trường hiện nay.
Theo các chuyên gia giáo dục, kết quả nghiên cứu và thực nghiệm sử dụng BÐTD dạy học ở một số
trường tại Hà Nội và Bắc Giang cho thấy, nếu được hình thành thói quen vẽ BÐTD kiến thức sẽ giúp cho
học sinh hứng thú, sáng tạo và nhớ lâu, vận dụng tốt kiến thức đã học. Ðối với học sinh trung bình, cần
tập cho học sinh có thói quen tự ghi chép hoặc tổng kết một vấn đề, một chủ đề đã đọc và học theo cách

hiểu của các em dưới dạng BÐTD. Cách làm này sẽ rèn luyện cho học sinh hướng tới cách suy nghĩ lô-
gích, mạch lạc, giúp các em hiểu bài, ghi nhớ kiến thức vào não chứ không phải là học thuộc lòng, học
’vẹt’. Giáo viên có thể hướng dẫn, gợi ý để các em tự hệ thống kiến thức trọng tâm, kiến thức cần nhớ
của mỗi bài học vào một trang giấy; có thể vẽ chung trên một cuốn vở hoặc để thành các trang giấy rời,
rồi kẹp thành một tập. Mỗi bài học được vẽ kiến thức trọng tâm trên một trang giấy giúp các em dễ ôn
tập, xem lại kiến thức khi cần, chỉ cần rút tờ BÐTD của bài đó ra là các em nhanh chóng ôn lại kiến thức
một cách dễ dàng. Ðối với học sinh giỏi sử dụng BÐTD để tìm chiến lược giải quyết một vấn đề hoặc tìm
hiểu hướng giải một bài tập, phương pháp hệ thống hóa kiến thức. Ðối với giáo viên chủ nhiệm hoặc cán
bộ quản lý sử dụng BÐTD giúp có cái nhìn tổng quát toàn bộ kế hoạch từ chỉ tiêu, phương hướng, biện
pháp từ đó dễ dàng nắm bắt, theo dõi quá trình triển khai. Giáo viên sẽ tiết kiệm được thời gian, tăng
sự linh hoạt trong bài giảng ngày càng được bổ sung thêm về nội dung làm giàu thêm ’kho tư liệu’, nhất
là giúp học sinh nắm được kiến thức thông qua một ’sơ đồ’ thể hiện các liên kết chặt chẽ của tri thức. Ðó
cũng chính là một trong những cách làm thiết thực triển khai nội dung dạy học có hiệu quả - một trong
năm nội dung của phong trào thi đua ’Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực’.
Thành Sơn (NhanDan)
Tích cực hóa việc học bằng bản đồ từ duy
(GD&TĐ) - Bản đồ tư duy (BĐTD) là một kỹ thuật hình hoạ với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường
nét, màu sắc phù hợp tương thích với cấu trúc, hoạt động và chức năng của bộ não giúp con người khai
thác tiềm năng vô tận của bộ não. Nó là một công cụ tư duy nền tảng, là một trong những phương pháp
dễ để chuyển tải thông tin vào não rồi đưa ra ngoài. Chính vì vậy, BĐTD cũng là một công cụ hữu ích để
dạy-học, giúp cho việc học của HS trở nên tích cực hơn

BĐTD cũng là một công cụ hữu ích để dạy-học

BĐTD là một công cụ hữu ích trong giảng dạy và học tập ở trường phổ thông và các bậc học cao hơn vì
chúng giúp GV và HS trình bày các ý tưởng một cách rõ ràng, suy nghĩ sáng tạo, hệ thống kiến thức, ghi
nhớ và đưa ra ý tưởng mới.
Chúng tôi đã nghiên cứu và thử nghiệm sử dụng BĐTD ở một số tiết toán THCS, coi nó như một thiết bị dạy
học hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học. Bước đầu cho thấy HS rất hứng thú khi lập BĐTD và các em đã
“thiết kế” các chủ đề kiến thức theo cách hiểu của mình một cách sáng tạo. Cách làm này có tính khả thi

cao vì nguyên liệu rất đơn giản và không mất nhiều thời gian, lại có thể tải phần mềm BĐTD Mindmap miễn
phí trên mạng Internet. Xin giới thiệu một cách thiết kế và sử dụng BĐTD mà chúng tôi đã nghiên cứu và
thử nghiệm, với minh hoạ là tiết học về “Tam giác”
Sau khi cho HS làm quen với BĐTD, biết cách đọc hiểu BĐTD để nhìn vào đó là có thể thuyết trình được
nội dung một bài học hay một chủ đề theo mạch logic của kiến thức. Dẫn vào chủ đề bài học cụ thể là “Tam
giác”, GV đưa HS đến những kiến thức liên quan đến chủ đề như định nghĩa, tính chất, sau đó đưa ra “bản
đồ” theo trình tự tư duy, và hướng cho HS tư duy logic theo hình thức sơ đồ hoá trên BĐTD. Từ một vấn đề
hay chủ đề chính đưa ra các ý lớn, từ mỗi ý lớn lại “chẻ” ra các ý nhỏ, lập nên một BĐTD như một cái cây
kiến thức từ thân đến cành lớn và các cành nhỏ.

Như vậy, phương tiện và cách thức để lập BĐTD đều rất đơn giản, có thể thực
hiện trong bất cứ điều kiện CSVC nào. Điều quan trọng là GV hướng cho HS có
thói quen lập BĐTD sau khi học một bài hay một chủ đề, một chương để giúp các
em có cách sắp xếp kiến thức một cách khoa học, logic. Các em sẽ rất hứng thú
khi tự mình được tự do sáng tạo “tác phẩm” BĐTD kiến thức theo cách riêng của
mình. Với các trường có cơ sở hạ tầng CNTT tốt, có thể cài vào máy tính phần
mềm Mindmap cho các em sử dụng.

Sử dụng thành thạo và hiệu quả BĐTD trong dạy học sẽ mang lại nhiều kết quả tốt
và đáng khích lệ trong phương thức học tập của HS và phương pháp giảng dạy của GV. Có thể vận dụng
BĐTD cho rất nhiều môn học trong trường phổ thông cũng như lập kế hoạch công tác. HS sẽ học được
phương pháp học, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy. GV sẽ tiết kiệm được thời
gian, tăng sự linh hoạt trong bài giảng, và quan trọng nhất sẽ giúp HS nắm được kiến thức thông qua một
“bản đồ” thể hiện các liên kết chặt chẽ của tri thức.

BĐTD cung cấp cho ta cái nhìn chi tiết và cụ thể. Khi mọi người tập trung vào chủ đề ở giữa thì môỗ thành
viên đều hướng tới trọng tâm tạo nên sự đồng thuận tập thể, cùng hướng tới một mục tiêu chung và định
hướng được kết quả. Sử dụng BĐTD trong học nhóm sẽ phát huy được tính sáng tạo, tối đa hoá khả năng
của mỗi cá nhân đồng thời kết hợp sức mạnh cá nhân thành sức mạnh tập thể để có thể giải quyết được
các vấn để một cách hiệu quả. BĐTD tạo cho mỗi thành viên cơ hội được giao lưu học hỏi và phát triển

chính mình một cách hoàn thiện hơn.
Qua thực nghiệm ở một số lớp học, ta thấy thói quen vẽ BĐTD kiến thức sẽ giúp cho HS hứng thú, sáng tạo
và nhớ lâu, vận dụng tốt kiến thức đã học. Việc vận dụng BĐTD trong học toán và các môn khoa học khác
nữa sẽ dần hiìn thành cho các em tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, có cách nhìn vấn đề
một cách tổng thể, khoa học chứ không phải là học vẹt, học thuộc lòng. Khối lượng kiến thức ngày càng
tăng theo cấp số nhân, vì vậy việc rèn cho các em kả năng tư duy logic để có thẻ vận dụng vào cuộc sống
và công việc sau này khi các em trưởng thành lên. Hơn nữa, việc sử dụng phần mềm Mindmap sẽ làm cho
công việc lập BĐTD dễ dàng và linh hoạt hơn, đồng thời, đaâ cũng là một bước tiến trong việc ứn dụng
CNTT trong GD nhằm nâng cao hiệu quả dạy học.
Trần Đình Châu - Đặng Thị Thuy Thuỷ
Tổ chức hoạt động dạy học với bản đồ tư duy
(GD&TĐ) - Bản đồ tư duy (BĐTD) còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy,… là hình thức ghi chép
nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức,
… bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư
duy tích cực. Đặc biệt đây là một sơ đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết chặt chẽ như bản đồ địa lí,
có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh,
các cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng một chủ đề nhưng mỗi người có thể “thể hiện” nó dưới
dạng BĐTD theo một cách riêng, do đó việc lập BĐTD phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của
mỗi người.

BĐTD chú trọng tới hình ảnh, màu sắc, với các mạng lưới liên tưởng (các nhánh). Có thể vận dụng
BĐTD vào hỗ trợ dạy học kiến thức mới, củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, ôn tập hệ thống hóa kiến
thức sau mỗi chương, mỗi học kì và giúp cán bộ quản lí giáo dục lập kế hoạch công tác.
Qua nghiên cứu và thực nghiệm giảng dạy cho thấy một số GV còn gặp khó khăn trong việc tổ chức hoạt
động dạy học trên lớp với việc thiết kế và sử dụng BĐTD. Bài viết này sẽ đưa ra một số gợi ý giúp GV
giải quyết khó khăn trên.
Ví dụ 1: Dạy học bài Hình chữ nhật – Toán 8
Đặc điểm của bài này là HS đã có biểu tượng về hình chữ nhật, biết một số tính chất về cạnh, góc của
hình chữ nhật từ các lớp tiểu học, mặt khác hình chữ nhật lại rất gần gũi với các em trong cuộc sống.
Hơn nữa, cấu trúc bài hình chữ nhật cũng tương tự với các bài hình thang cân, hình bình hành mà các

em vừa học trước đó, các bài này đều có các đề mục như định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết. Vì
vậy khi dạy học bài này nên tổ chức cho HS hoạt động nhóm lập BĐTD với tên chủ đề chính là hình vẽ
một hình chữ nhật để HS thiết lập BĐTD, qua đó tự xây dựng kiến thức về hình chữ nhật, việc làm này sẽ
phát huy được tính tích cực của HS, nâng cao hiệu quả giờ học. Có thể tổ chức một số hoạt động sau
đây:
Hoạt động 1: Lập BĐTD. Mở đầu bài học, GV có thể cho HS lập BĐTD theo nhóm hay cá nhân với các
gợi ý: tìm trong thực tế các hình có dạng hình chữ nhật, viết những tính chất về cạnh và góc mà em đã
biết về hình chữ nhật, thử nêu định nghĩa, dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật theo cách hiểu của em,…
Hoạt động 2: Báo cáo, thuyết minh về BĐTD. Cho một vài HS hoặc đại diện của các nhóm HS lên báo
cáo, thuyết minh về BĐTD mà nhóm mình đã thiết lập. Qua hoạt động này vừa biết rõ việc hiểu kiến thức
của các em vừa là một cách rèn cho các em khả năng thuyết trình trước đông người, giúp các em tự tin
hơn, mạnh dạn hơn, đây cũng là một trong những điểm cần rèn luyện của học sinh nước ta hiện nay.
Hoạt động 3: Thảo luận, chỉnh sửa,hoàn thiện BĐTD. Tổ chức cho HS thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để
hoàn thiện BĐTD về kiến thức của hình chữ nhật. GV sẽ là người cố vấn, là trọng tài giúp HS hoàn chỉnh
BĐTD về hình chữ nhật, từ đó dẫn dắt đến kiến thức trọng tâm của bài học.
Hoạt động 4: Củng cố kiến thức bằng một BĐTD. GV cho HS lên trình bày, thuyết minh về kiến thức hình
chữ nhật thông qua một BĐTD do GV đã chuẩn bị sẵn (vẽ ở bảng phụ hoặc ở bìa), hoặc BĐTD mà các
em vừa thiết kế và cả lớp đã chỉnh sửa, hoàn thiện. GV có thể giới thiệu BĐTD sau đây (vì BĐTD là một
sơ đồ mở nên không yêu cầu tất cả các nhóm HS có chung 1 kiểu BĐTD, GV chỉ nên chỉnh sửa cho HS
về mặt kiến thức và góp ý thêm về đường nét vẽ và hình thức- nếu cần).
Khi HS đã thiết kế BĐTD và tự “ghi chép” phần kiến thức như trên là các em đã hiểu sâu kiến thức và
biết chuyển kiến thức từ SGK theo cách trình bày thông thường thành cách hiểu, cách ghi nhớ riêng của
mình.
Ví dụ 2: Bài Phép đồng dạng - Hình học 11
Đặc điểm của bài này là HS đã có biểu tượng về hình đồng dạng (từ lớp 8) và biết các phép dời hình,
phép vị tự (vừa học trước đó) nên HS có thể tự xây dựng được kiến thức mới thông qua việc lập BĐTD
theo nhóm. Vì vậy khi dạy học bài này nên tổ chức cho HS hoạt động nhóm lập BĐTD với tên chủ đề là
“hình đồng dạng” để HS thiết lập BĐTD xây dựng kiến thức của bài này. Cho HS thực hiện các hoạt động
tương tự ở ví dụ 1. Sau khi thực hiện các hoạt động trên, GV có thể giới thiệu cho HS BĐTD có thêm các
hình ảnh trực quan về hình đồng dạng sau đây:

Ví dụ 3: Bài Lễ độ - Giáo dục công dân 6.
Tổ chức cho HS lập BĐTD theo nhóm hoặc cá nhân, gợi ý cho các em tìm các biểu hiện lễ độ, các biểu
hiện thiếu lễ độ, tìm trong thực tế và trong sách báo về các gương lễ độ, kế hoạch rèn luyện của bản
thân,…để các em lập BĐTD với từ khóa “ lễ độ” ở trung tâm. Tiếp theo cho các nhóm HS trình bày, thuyết
minh về BĐTD của mình, cả lớp thảo luận, góp ý kiến, GV kết luận dẫn đến kiến thức mới. Sau đây là
BĐTD của một HS:
Sau đây là một số BĐTD do HS thiết kế trong các giờ dạy thử nghiệm:
Bài “Tế bào”- Sinh học 8
Bài Vị trí, hình dạng và kích thước của trái đất – Địa lý 6
Có thể tóm tắt một số hoạt động dạy học trên lớp với BĐTD:
Hoạt động 1: HS lập BĐTD theo nhóm hay cá nhân với gợi ý của GV.
Hoạt động 2: HS hoặc đại diện của các nhóm HS lên báo cáo, thuyết minh về BĐTD mà nhóm mình đã
thiết lập.
Hoạt động 3: HS thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện BĐTD về kiến thức của bài học đó. GV sẽ
là người cố vấn, là trọng tài giúp HS hoàn chỉnh BĐTD, từ đó dẫn dắt đến kiến thức của bài học.
Hoạt động 4: củng cố kiến thức bằng một BĐTD mà GV đã chuẩn bị sẵn hoặc một BĐTD mà cả lớp đã
tham gia chỉnh sửa hoàn chỉnh, cho HS lên trình bày, thuyết minh về kiến thức đó.
Lưu ý: - BĐTD là một sơ đồ mở nên không yêu cầu tất cả các nhóm HS có chung một kiểu BĐTD, GV
chỉ nên chỉnh sửa cho HS về mặt kiến thức, góp ý thêm về đường nét vẽ, màu sắc và hình thức (nếu
cần).
- Các BĐTD giới thiệu trong bài viết này đều có nhiều màu sắc (chữ thuộc nhánh nào thì cùng màu với
nét vẽ của nhánh đó). Tuy nhiên, do điều kiện in báo nên tất cả chỉ có màu đen (bạn đọc có thể xem các
BĐTD với đủ màu sắc này trên bài cùng tên ở báo giáo dục thời đại điện tử www.gdtd.vn).
Sử dụng BĐTD sẽ dễ dàng hơn trong việc phát triển ý tưởng, tìm tòi xây dựng kiến thức mới. Nhờ sự liên
kết các nét vẽ cùng với màu sắc thích hợp và cách diễn đạt riêng của mỗi người, BĐTD giúp bộ não liên
tưởng, liên kết các kiến thức đã học trong sách vở, đã biết trong cuộc sống… để phát triển, mở rộng ý
tưởng. Sau khi HS tự thiết lập BĐTD kết hợp việc thảo luận nhóm dưới sự gợi ý, dẫn dắt của GV dẫn đến
kiến thức của bài học một cách nhẹ nhàng, tự nhiên.
Có thể tóm lược tổ chức hoạt động dạy học với BĐTD như sau:
Qua nghiên cứu lí luận và thực nghiệm dạy học ở một số trường cho thấy, sử dụng BĐTD trong dạy học

kiến thức mới giúp HS học tập một cách chủ động, tích cực và huy động được tất cả HS tham gia xây
dựng bài một cách hào hứng. Với sản phẩm độc đáo “kiến thức + hội họa” là niềm vui sáng tạo hàng
ngày của HS và cũng là niềm vui của chính thầy cô giáo và phụ huynh HS khi chứng kiến thành quả lao
động của học trò của mình. Cách học này còn phát triển được năng lực riêng của từng học sinh không
chỉ về trí tuệ (vẽ, viết gì trên BĐTD), hệ thống hóa kiến thức (huy động những điều đã học trước đó để
chọn lọc các ý để ghi), khả năng hội họa (hình thức trình bày, kết hợp hình vẽ, chữ viết, màu sắc), sự vận
dụng kiến thức được học qua sách vở vào cuộc sống.
Trước đây, các tiết ôn tập chương một số GV cũng đã lập bảng biểu, vẽ sơ đồ, biểu đồ,… và cả lớp có
chung cách trình bày giống như cách của GV hoặc của tài liệu, chứ không phải do HS tự xây dựng theo
cách hiểu của mình, hơn nữa, các bảng biểu đó chưa chú ý đến hình ảnh, màu sắc và đường nét. Gần
đây, sau một số đợt tập huấn của Dự án THCS II, nhiều GV đã áp dụng thành công dạy học với việc thiết
kế BĐTD. Có thể kể đến một số trường tham gia dự án THCS II sau khi được tập huấn về đổi mới PPDH
(trong đó có nội dung thiết kế, sử dụng BĐTD) đã triển khai và bước đầu tạo một không khí sôi nổi, hào
hứng của cả thầy và trò trong các sinh hoạt ở tổ chuyên môn cũng như hoạt động dạy học của nhà
trường, là một trong những nội dung quan trọng của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực” mà Bộ GD&ĐT đang đẩy mạnh triển khai.
BĐTD một công cụ có tính khả thi cao vì có thể vận dụng được với bất kì điều kiện cơ sở vật chất nào
của các nhà trường hiện nay. Có thể thiết kế BĐTD trên giấy, bìa, bảng phụ,… bằng cách sử dụng bút chì
màu, phấn, tẩy,… hoặc cũng có thể thiết kế trên phần mềm BĐTD. Với trường có điều kiện cơ sở hạ tầng
công nghệ thông tin tốt có thể cài vào máy tính phần mềm Mindmap cho GV, HS sử dụng, bằng cách vào
trang web www.download.com.vn gõ vào ô “tìm kiếm” cụm từ Mindmap, ta có thể tải về bản demo
ConceptDraw MINDMAP 5 Professional, phần mềm này không hạn chế số ngày sử dụng và việc sử dụng
nó cũng khá đơn giản.
Bước đầu cho phép kết luận: Việc vận dụng BĐTD trong dạy học sẽ dần hình thành cho HS tư duy mạch
lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, có cách nhìn vấn đề một cách hệ thống, khoa học. Sử dụng
BĐTD kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực khác như vấn đáp gợi mở, thuyết trình,… có tính
khả thi cao góp phần đổi mới PPDH, đặc biệt là đối với các lớp ở cấp THCS và THPT.
TS.Trần Đình Châu – Dự án Phát triển GD THCS II- Bộ GD & ĐT
TS. Đặng Thị Thu Thủy - Viện Khoa học Giáo dục VN


Tài liệu tham khảo:
1. Trần Đình Châu, Sử dụng Bản đồ tư duy-một biện pháp hiệu quả hỗ trợ HS học tập môn toán, Tạp chí
Giáo dục, kì 2, tháng 9-2009.
2. Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy; Bản đồ tư duy-công cụ hiệu quả hỗ trợ dạy học và công tác quản
lý nhà trường, Báo Giáo dục&Thời đại, số 147 ngày 14/9/2010.
3. Stella Cottrell (2003), The study skills handbook (2nd edition), PalGrave Macmillian.
4. Tony Buzan - Bản đồ Tư duy trong công việc – NXB Lao động – Xã hội.
5. www.google.com.vn
Chuyện khó tin từ cách học mới ở một trường vùng cao
Hào hứng học tập, khả năng làm việc nhóm hiệu quả, tự tin đứng bảng thuyết trình với các bạn
cùng lớp Câu chuyện khó tin nhưng thực tế lại đang diễn ra ở một trường học thuộc một tỉnh
vùng cao.
Trường THCS Thống Nhất không phải là một cơ sở quá nổi bật của thành phố Hòa Bình bởi lẽ đơn vị có
đến 97% học sinh (HS) là người dân tộc Dao. Nếu như trước năm 2008 tình trạng HS bỏ học vẫn còn
phổ biến thì những năm trở lại đây với việc cơ sở vật chất nhà trường được dự án phát triển giáo dục
THCS II - Bộ GD-ĐT quan tâm kết hợp với việc áp dụng công phương pháp dạy học mới nên sĩ số các
lớp lúc nào cũng duy trì ở mức 100%.
Chia sẻ với chúng tôi với những thành quả “khó tin” đã đạt
được, cô Nguyễn Thị Mai - hiệu trưởng nhà trường chia
sẻ: “Ngoài vấn đề cơ sở vật chất khang trang hơn thì yếu
tố khá quan trọng để giúp HS say mê học tập và siêng
năng đến lớp là sự thành công của phong trào “Xây dựng
trường học thân thiện - HS tích cực”. Hai tháng trở lại đây việc đưa công cụ thiết kế bản đồ tư duy
(BĐTD) vào giảng dạy lại càng tăng thêm sự sôi nổi trong học tập”.
Bản đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy.
Đây là phương pháp dễ nhất để chuyển tải
thông tin vào bộ não rồi đưa thông tin ra ngoài
bộ não. Nó là một phương tiện ghi chép đầy
sáng tạo và rất hiệu quả theo đúng nghĩa của
nó.

Cả thầy lần trò đều “mê” bản đồ tư duy
Khách nào bước chân vào phòng họp hội đồng của Trường THCS Thống Nhất đều ấn tượng bởi những
hình vẽ bằng nhiều màu sắc khác nhau. Từ việc định hướng về phương pháp học tập, cách thức thực
hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện - HS tích cực” đều được thể hiện bằng BĐTD.
Nội dung triển khai phong trào "Xây dựng trường học thân thiện- HS tích cực" được
thiết lập bằng BĐTD ở Phòng họp hội đồng.
Thấy chúng tôi mê mẩn bên những hình vẽ, hiệu trưởng Mai tươi cười cho biết: “Cả thầy lẫn trò đều mê
lắm. Có hôm dù đã hết giờ học nhưng thầy và trò vẫn say sưa “sáng tác”. Trước tinh thần hăng say như
vậy Ban giám hiệu cũng “học tập” theo. Phương pháp này có ưu điểm là bắt buộc HS phải học bài thì
mới có thể vẽ được, cũng giống như chúng tôi phải nắm vững chủ trương của ngành thì mới tạo ra
những BĐTD như các bạn đang xem”.
Để minh chứng cho điều này, cô Mai đã đưa chúng tôi lên tham dự một tiết học của HS lớp 9. Với tiêu đề
bài học “Ô nhiễm môi trường”, cả thầy lẫn trò Trường THCS Thống Nhất đã khiến những người tham dự
phải “tâm phục khẩu phục”.
Khởi đầu vẫn bằng phương pháp giảng dạy truyền thống kết hợp với các hình ảnh minh họa thông qua
hệ thống máy chiếu. Nhưng điểm nổi bật của tiết học này là rời bỏ cách thức học “đọc - chép” hay “nhìn -
chép” mà thay bằng cách nếu ý chính sau đó phát triển. Nếu như trước kia mỗi khi kết thúc bài giảng
giáo viên sẽ là người hệ thống kiến thức lại thì giờ đây nhiệm vụ lại được giao cho các HS.
HS trong nhóm say mê thiết kế BĐTD sau khi được tiếp thu bài giảng.
Lớp học khoảng 40 HS sẽ được chia thành 4 nhóm. Các thành viên của một nhóm phải gắn kết với nhau
để thể hiện toàn bộ nội dung bài học trên bản đồ tư duy. Nếu tận mặt chứng kiến khoảng thời gian 10
phút của các nhóm làm việc chúng ta mới thấy HS ở đây “ham” với BĐTD như thế nào. Em Hoàng Lan
Hương, trưởng nhóm I chia sẻ: “Từ khi được tiếp cận với BĐTD, em thấy mình học hiệu quả và dễ tổng
hợp kiến thức. Các bạn trong nhóm đều có trách nhiệm học bài, nhìn thì có vẻ là khó nhưng trên thực tế
thời gian để bọn em chuẩn bị bài học không quá nhiều”. “Cũng thông qua cách học này mà vừa rồi em
đạt giải HS giỏi cấp tỉnh môn Sinh đấy” - Lan Hương khoe.
Không chỉ dừng lại ở “năng suất” làm việc, sự thể hiện của các HS trên BĐTD khiến cả lãnh đạo Bộ lẫn
Sở GD-ĐT Hòa Bình bất ngờ. Cùng một chủ đề về bài học “Ô nhiễm môi trường” nhưng 4 nhóm lại có 4
cách thể hiện khác nhau với những nét rất riêng. Có nhóm thể hiện bằng cách giải thích cặn kẽ nhưng có
nhóm lại lại thể hiện rất đơn giản. Điều đáng nói ở chỗ là các em rất tự tin lên bảng “thuyết trình” sản

phẩm của mình trước lớp.
Cả một bài học 2 tiết nhưng nhóm 3 của lớp (đa phần là HS nam) đã khiến các nhóm khác phải trầm trồ
khen ngợi. Không giải thích, không viết nhiều chỉ thể hiện thông qua giản đồ hình ảnh nhưng người
thuyết trình của nhóm vẫn giải thích được đầy đủ bài học. Chẳng hạn như nếu như các nhóm khác miêu
tả cả yếu tố ô nhiễm môi trường bằng chữ viết như khí thải, hóa chất… thì những HS này chỉ thể hiện
bằng cách vẽ một chiếc ô tô, một lọ hóa chất…
Thuyết trình "sản phẩm" với những ý tưởng và cách thể hiện khác nhau.
Thầy Nguyễn Mạnh Hùng, giáo viên bộ môn tâm sự: “Ưu điểm của BĐTD rất lớn đó là hạn chế chữ,
chuyển sang các hình thức kênh màu, kênh hình. Chính các yếu tố này đã tạo cho thí sinh hứng thú hơn
khi tiếp cận với bài học. Mặc dù mới đưa BĐTD vào giảng dạy khoảng 2 tháng nhưng cá nhân tôi thấy nó
khá hiệu quả, được thể hiện qua việc các em tiếp thu nhanh và nhớ bài lâu hơn”.
Kiểu học mới giúp thoát “lối mòn”!
TheoTS.Trần Đình Châu, Giám đốc Dự án phát triển giáo dục THCS 2 (Bộ GD-ĐT) người đã mạnh dạn
giới thiệu phương pháp học tập thông qua việc sử dụng BĐTD thì hình thức học này sẽ giúp HS học
được phương pháp học, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy. Giáo viên sẽ tiết kiệm
được thời gian, tăng sự linh hoạt trong bài giảng, và quan trọng nhất là sẽ giúp HS nắm được kiến thức
thông qua một “bản đồ” thể hiện các liên kết chặt chẽ của tri thức.
Không những thế, để thiết lập nên một BĐTD, các HS sẽ phải sử dụng đến bố cục màu sắc, đường nét,
các nhánh hay cả việc sắp sếp các ý sao cho vừa súc tích, trực quan, dễ hiểu và dễ tiếp thu Từ đó góp
phần giúp HS phát triển khả năng thẩm mỹ, việc sắp xếp ý tưởng một cách khoa học. Đồng thời, việc sử
dụng BĐTD còn giúp cán bộ quản lý có cái nhìn tổng quát toàn bộ vấn đề, giúp giáo viên đổi mới phương
pháp dạy học, giúp HS học tập tích cực.
Kiểu học mới đã giúp cả thầy lẫn trò thoát khỏi lối "đọc-chép".
“Một số kết quả nghiên cứu cho thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đâm cái mà do
chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của mình. Vì vậy việc sử dụng BĐTD giúp HS học
tập một cách tích cực, huy động tối đa tiềm năng của bộ não” - TS Châu cho biết.
Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều trường trong cả nước đã sử dụng BĐTD vào phương pháp giảng dạy
nhưng không phải đơn vị nào cũng có thể thành công. Theo bà Nguyễn Thị Hồng - Phó phòng GD-ĐT
thành phố Hòa Bình thì công cụ BĐTD chỉ phát huy tính hiệu quả khi nhà trường làm tốt công tác tuyên
truyền với các bậc phụ huynh để họ ủng hộ. Bên cạnh đó cần phải linh động sử dụng đối từng môn học,

tiết học. Nếu chúng ta lạm dụng quá mà lại quên kết hợp với phương pháp giảng dạy truyền thống thì
chắc chắn không thể có tính hiệu quả cao.
Từ những năm 2006 đến 2009 nhóm nghiên cứu của Dự án THCSII và
Viện Khoa học Giáo dục đã ấp ủ, nghiên cứu, thử nghiệm thành
công thiết kế bản đồ tư duy (BĐTD) trong dạy học ở một số trường ở Hà
Nội, Bắc Giang. Sau đó nhóm nghiên cứu đã “trình làng” kết quả nghiên
cứu bằng một đề tài khoa học. Nhiều bài báo khoa học của nhóm
nghiên cứu này được công bố ở một số Tạp chí Khoa học và tờ báo
chuyên ngành có uy tín đã thu hút sự quan tâm và áp dụng vào dạy học
của nhiều giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục khắp cả nước.
Thiết kế BĐTD là một phương pháp học tập mới, hiện nay đã có một số
trường tham gia Dự án Phát triển giáo dục THCSII và một số giáo viên
qua đọc sách, báo cũng đã áp dụng thành công vào dạy học. Nhờ
BĐTD, ghi chú bài giảng của giáo viên trở nên linh hoạt, giúp người dạy
tiết kiệm được thời gian và công sức, có điều kiện để dạy học sáng tạo.

Nguyễn Hùng (Dân Trí)
Dạy-học bằng bản đồ tư duy: Những điều chưa kể
Ý tưởng áp dụng bản đồ tư duy trong dạy học xuất phát từ chuyện kể của một du học sinh nước
ngoài, khiến cha mẹ cháu quyết tâm nghiên cứu đề xuất đưa phương pháp tiên tiến này vào
trường học Việt Nam.
TS Trần Đình Châu cùng với TS Đặng Thị Thu Thuỷ - là hai tác giả đầu tiên ở Việt Nam phổ biến BĐTD
tới hệ thống các trường phổ thông. Hai người biết đến BĐTD là nhờ con gái- con thứ hai của gia đình họ.
Qua câu chuyện về các giờ học thú vị bằng BĐTD mà cô con gái kể lại trong dịp về nước nghỉ hè năm
2006, TS Châu có suy nghĩ rằng: tại sao không tìm cách nghiên cứu áp dụng phương pháp này vào Việt
Nam và áp dụng như thế nào cho phù hợp?
Sắc màu dạy - học bằng BĐTD ở nước ngoài
Sáng ngày 22/ 8/2011 mới đây, 3 sinh viên giỏi người Singapore đã đến tham quan Văn phòng Dự án
THCS II. Khi được đề nghị chia sẻ những kỉ niệm tại Việt Nam, họ hào hứng cùng vẽ lại hành trình Hà
Nội - Sapa - Vịnh Hạ Long bằng những nhánh cây tư duy thú vị.

Cheryl Cheah - hiện là sinh viên trường Imperial College London cho biết: Tại Singapore, BĐTD là một
phương pháp học mà hầu hết học sinh đều được làm quen từ khi mới 11-12 tuổi. Ở độ tuổi đó, trường
Raffles Girls’ School, nơi cô học đã mời riêng một chuyên gia về hướng dẫn và giúp các học sinh có thể
vẽ BĐTD ngay sau đó. Theo Cheryl, cô và các bạn đã rất hào hứng học tập bởi bị cuốn hút bởi màu sắc,
hình ảnh rực rỡ và ghi nhớ nhanh kiến thức.
“Thầy cô rất linh hoạt trong việc áp dụng BĐTD trong giảng dạy. Thầy cô có thể giới thiệu BĐTD ở đầu

×