Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Ảnh hưởng của một só yếu tố đến phẩm chất tinh dịch giống bò holstein friesian úc nuôi tại trạm nghiên cứu và sản phẩm tinh đông lạnh moncada

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 107 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI





MAN THỊ HỒNG BIÊN




ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ ðẾN PHẨM CHẤT
TINH DỊCH GIỐNG BÒ HOLSTEIN FRIESIAN ÚC
NUÔI TẠI TRẠM NGHIÊN CỨU VÀ SẢN XUẤT TINH
ðÔNG LẠNH MONCADA




LUẬN VĂN THẠC SĨ




HÀ NỘI - 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI




MAN THỊ HỒNG BIÊN



ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ ðẾN PHẨM CHẤT
TINH DỊCH GIỐNG BÒ HOLSTEIN FRIESIAN ÚC
NUÔI TẠI TRẠM NGHIÊN CỨU VÀ SẢN XUẤT TINH
ðÔNG LẠNH MONCADA



CHUYÊN NGÀNH: CHĂN NUÔI
MÃ SỐ : 60.62.01.05


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
1.PGS. TS. ĐINH VĂN CHỈNH
2. TS. NGUYỄN HỮU CƯỜNG


HÀ NỘI - 2013

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp i

LỜI CAM ðOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các
tài liệu tham khảo trích dẫn trong Luận văn đều có nguồn gốc xuất xứ thực tế
và đã được chỉ rõ nguồn gốc.



Hà Nội, ngày10 tháng 11 năm 2013
Tác giả luận văn




Man Thị Hồng Biên









Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ii

LỜI CẢM ƠN


Trong suốt quá trình thực hiện ñề tài này tôi luôn nhận ñược sự giúp
ñỡ, ñộng viên và tạo mọi ñiều kiện của các Thầy Cô giáo, các nhà khoa
học, các nhà quản lý. Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi ñược
bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
PGS.TS. ðinh Văn Chỉnh; TS. Nguyễn Hữu Cường, người hướng dẫn
khoa học ñã tận tình giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành
luận văn này.
Lãnh ñạo và tập thể các Thầy Cô trong Viện Sau ñại học, Các Thầy Cô
trong Khoa Chăn nuôi; các Thầy Cô trong Bộ môn Di truyền Giống - Trường
ðại học Nông nghiệp Hà Nội ñã dạy dỗ, hướng dẫn và tạo mọi ñiều kiện
thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này.
Ban lãnh ñạo cùng toàn thể cán bộ công nhân viên Trung tâm giống
gia súc lớn Trung ương, Trạm nghiên cứu và sản xuất tinh ñông lạnh
Môncaña ñã tạo mọi ñiều kiện thuận lợi, khích lệ và giúp ñỡ tôi trong suốt
quá trình thực hiện ñề tài và luận văn này.
Tôi cũng xin trân thành cảm ơn toàn thể gia ñình, bạn bè và ñồng
nghiệp ñã giúp ñỡ tôi về mọi mặt, ñộng viên khuyến khích tôi hoàn thành luận
văn này.
Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2013
Tác giả luận văn



Man Thị Hồng Biên

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
iii

MỤC LỤC


LỜI CAM ĐOAN iError! Bookmark not defined.
LỜI CẢM ƠN Error! Bookmark not defined.
MỤC LỤC Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆUError! Bookmark not
defined.
DANH MỤC BẢNG VIError! Bookmark not defined.
DANH MỤC BIỂU ĐỒ Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC HÌNH Error! Bookmark not defined.
1. MỞ ðẦU 0

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2. Mục tiêu của đề tài 2

1.3. Ý nghĩa của đề tài 2

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

2.1. Cơ sở khoa học 4

2.1.2. Một số chỉ tiêu đánh giá số lượng và chất lượng tinh dịch bò đực 9

2.1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sản xuất tinh dịch 13

2.1.4. Một số nguyên lý cơ bản về đông lạnh tinh dịch 16

2.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới sức sống của tinh trùng khi đông lạnh
hoặc giải đông 20

2.1.6. Môi trường pha loãng tinh dịch bò 25


2.2. Những nghiên cứu trong và ngoài nước về số lượng, chất lượng
và khả năng sản xuất tinh của bò đực giống HF 28

3. ðỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31

3.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 31

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 31


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
iv

3.1.2. Thời gian nghiên cứu 31

3.1.3. Địa điểm và điều kiện nghiên cứu 31

3.2. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi 32

3.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của mùa vụ và tuổi đến các chỉ tiêu số
lượng, chất lượng tinh dịch của bò Hostein Friesian (HF) Úc
nuôi tại Moncada. 32

3.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của mùa vụ và tuổi đến khả năng sản
xuất tinh đông lạnh của bò Hostein Friesian (HF) Úc nuôi tại
Moncada. 32

3.3. Phương pháp nghiên cứu 32


3.3.1. Phương pháp nghiên cứu 32

3.3.2. Phương pháp đánh giá các chỉ tiêu số lượng, chất lượng tinh dịch 33

3.3.3. Phương pháp đánh giá khả năng sản xuất tinh đông lạnh 35

3.3.4. Sản xuất tinh bò đông lạnh dạng cọng rạ 35

2.3.5. Xử lí số liệu 37

4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 38

4.1. Ảnh hưởng của mùa vụ và tuổi đến số lượng, chất lượng tinh
dịch bò đực giống HF Úc 38

4.1.1. Thể tích tinh dịch (V) 38

4.1.2. Hoạt lực tinh trùng (A) 42

4.1.3. Nồng độ tinh trùng (C) 47

4.1.4 Số tinh trùng tiến thẳng/ lần khai thác tinh (VAC) 52

4.1.5. pH tinh dịch 57

4.1.6. Tỷ lệ tinh trùng sống (%) 60

4.1.7. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K) 64

4.2. Ảnh hưởng của mùa vụ và tuổi đến khả năng sản xuất tinh đông

lạnh của bò đực giống HF Úc. 69

4.2.1. Tỷ lệ các lần lấy tinh đạt tiêu chuẩn 69


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
v

4.2.2. Tổng số liều tinh cọng rạ sản xuất được trên 1 lần khai thác 72

4.2.3. Hoạt lực tinh trùng sau giải đông 76

5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 81

5.1. Kết luận 81

5.1.1. Ảnh hưởng cuả mùa vụ và tuổi đến các chỉ tiêu số lượng, chất
lượng tinh của bò đực giống HF Úc 81

5.1.2. Ảnh hưởng của mùa vụ và tuổi đến khả năng sản xuất tinh đông
lạnh của bò đực giống HF Úc 81

5.2. Đề nghị 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO 83






Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

Tên viết tắt Tên viết ñầy ñủ
A Hoạt lực tinh trùng
C Nồng độ tinh trùng
Cs Cộng sự
FSH Follicle Stimulating Hormone
G Gram
K Tinh trùng kỳ hình
KCS Kiểm tra chất lượng sản phẩm
LH Luteinizing Hormone
MTPL Môi trường pha loãng
SE Standard error
PTNT Phát triển Nông thôn
TCN Tiêu chuẩn ngành
TC Tiêu chuẩn
Tris Trihydroxymethylaminomethane
TTNT Truyền tinh nhân tạo
V Thể tích tnh dịch
VAC Tổng số tinh trùng tiến thẳng/lần khai thác


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
vii

DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang


Bảng 3.1: Thang điểm đánh giá hoạt lực tinh trùng 34

Bảng 4.1. Thể tích tinh dịch của bò đực giống HF Úc theo mùa vụ (ml/ lần). 39

Bảng 4.2. Thể tích tinh dịch của bò đực giống HF Úc theo tuổi (ml/ lần) 41

Bảng 4.3. Hoạt lực tinh trùng của bò đực giống HF Úc theo mùa vụ (%) 43

Bảng 4.4. Hoạt lực tinh trùng của bò đực giống HF Úc theo tuổi (%) 45

Bảng 4.5. Nồng độ tinh trùng của bò đực giống HF Úc theo mùa vụ (tỷ/ml) 48

Bảng 4.6. Nồng độ tinh trùng của bò đực giống HF Úc theo tuổi (ml/lần) 50

Bảng 4.7. Tổng số tinh trùng tiến thẳng/ lần khai thác tinh của bò đực
giống HF Úc theo mùa vụ (tỷ/lần khai thác) 53

Bảng 4.8. Tổng số tinh trùng tiến thẳng/ lần khai thác tinh của bò đực
giống HF Úc theo tuổi (tỷ/lần khai thác) 55

Bảng 4.9. pH tinh dịch của bò đực giống HF Úc theo mùa vụ 57

Bảng 4.10. pH tinh dịch của bò đực giống HF Úc theo tuổi (%) 58

Bảng 4.11. Tỷ lệ tinh trùng sống của bò đực giống HF Úc theo mùa vụ (%) 61

Bảng 4.12. Tỷ lệ tinh trùng sống của bò đực giống HF Úc theo tuổi (%) 62

Bảng 4.13. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình của bò đực giống HF Úc theo mùa vụ (%) 65


Bảng 4.14. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình của bò đực giống HF Úc theo lứa
tuổi (%) 67

Bảng 4.15. Tỷ lệ các lần lấy tinh đạt tiêu chuẩn của bò đực giống HF Úc
theo mùa vụ (%) 69

Bảng 4.16. Tỷ lệ các lần lấy tinh đạt tiêu chuẩn của bò đực giống HF Úc
theo tuổi (%) 71

Bảng 4.17. Số liều tinh cọng rạ sản xuất được trên một lần khai thác tinh
của bò đực giống HF Úc theo mùa vụ (liều tinh cọng rạ/lần
khai thác) 73


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
viii

Bảng 4.18. Số lượng tinh cọng rạ sản xuất được trên một lần khai thác
tinh của bò đực giống HF Úc theo lứa tuổi(liều tinh cọng rạ/lần
khai thác) 75

Bảng 4.19. Hoạt lực tinh trùng sau giải đông của bò đực giống HF Úc
theo mùa vụ (%) 77

Bảng 4.20. Hoạt lực tinh trùng sau giải đông của bò đực giống HF Úc
theo lứa tuổi (%) 79


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

ix

DANH MỤC BIỂU ðỒ

STT Tên biểu ñồ Trang

Biểu đồ 4.1. Lượng xuất tinh của bò đực giống HF theo mùa vụ (ml/lần) 40

Biểu đồ 4.2. Lượng xuất tinh của bò đực giống HF theo tuổi (ml/lần) 42

Biểu đồ 4.3. Hoạt lực tinh trùng của bò đực giống HF Úc theo mùa vụ (%) 44

Biểu đồ 4.4. Hoạt lực tinh trùng của bò đực giống HF Úc theo tuổi (%) 46

Biểu đồ 4.5. Nồng độ tinh trùng của bò đực giống HF Úc theo mù vụ
(tỷ/ml) 50

Biểu đồ 4.6. Nồng độ tinh trùng của bò đực giống HF Úc theo tuổi (tỷ/ml) 51

Biểu đồ 4.7. Tổng số tinh trùng tiến thẳng/ lần khai thác tinh của bò đực
giống HF Úc theo mùa vụ (tỷ/lần khai thác) 54

Biểu đồ 4.8. Tổng số tinh trùng tiến thẳng/lần khai thác tinh của bò đực
giống HF Úc theo lứa tuổi (tỷ/lần khai thác) 56

Biểu đồ 4.9. pH tinh dịch của bò đực giống HF Úc theo mùa vụ 58

Biểu đồ 4.10. pH tinh dịch của bò đực giống HF Úc theo tuổi 59

Biểu đồ 4.11. Tỷ lệ tinh trùng sống của bò đực giống HF Úc theo mùa vụ

(%) 62

Biểu đồ 4.12. Tỷ lệ tinh trùng sống của bò đực giống HF Úc theo tuổi (%) 63

Biểu đồ 4.13. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình của bò đực giống HF Úc theo mùa
vụ (%) 66

Biểu đồ 4.14. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình của bò đực giống HF Úc theo lứa
tuổi (%) 68

Biểu đồ 4.15. Tỷ lệ các lần lấy tinh đạt tiêu chuẩn của bò đực giống HF
Úc theo mùa vụ (%) 70

Biểu đồ 4.16. Tỷ lệ các lần lấy tinh đạt tiêu chuẩn của bò đực giống HF
Úc theo tuổi (%) 71


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
x

Biểu đồ 4.17. Số lượng tinh cọng rạ sản xuất được trên một lần khai thác
tinh của bò đực giống HF Úc theo mùa vụ (liều tinh cọng rạ/lần
khai thác) 74

Biểu đồ 4.18. Số lượng tinh cọng rạ sản xuất được trên một lần khai thác
tinh của bò đực giống HF Úc theo lứa tuổi (liều/lần khai thác) 76

Biểu đồ 4.19. Hoạt lực tinh trùng sau giải đông của bò đực giống HF Úc
theo mùa vụ (%) 78


Biểu đồ 4.20. Hoạt lực tinh trùng sau giải đông của bò đực giống HF Úc
theo lứa tuổi (%) 80


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
xi

DANH MỤC HÌNH

STT Tên hình Trang

Hình 2.1. Sơ đồ hình thành tinh trùng (Junichi Mori, 1992) 5

Hình 2.2. Quá trình tạo hình tinh trùng (Junichi, 1992) 6

Hình 2.3. Cấu trúc của tinh trùng bò (Hiroshi, 1992) 7

Hình 2.4. Các dạng kỳ hình của tinh trùng bò (McGowan, 2004) 12

Hình 2.5. Quá trình đông băng dung dịch (Hiroshi, 1992) 17

Hình 2.6. Ảnh hưởng của glycerol trong dung dịch NaCl so với nồng độ
NaCl trong dung dịch còn lại khi dung dịch NaCl (0,15M) được
đông lạnh (Hiroshi, 1992) 23




40,42,44,46,50,51,54,56,58,59,62,63,66,68,70,71,74,75,76,78,80,
90-92


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
1

1.MỞ ðẦU

1.1 ðặt vấn ñề
Trong thập niên vừa qua, chăn nuôi bò sữa tại Việt Nam đã có những
bước tiến mạnh mẽ với sự phát triển cả về số và chất lượng. Đặc biệt sau có
Quyết định 167/2001-QĐ-TTg ngày 26/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về
một số biện pháp và chính sách phát triển chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam thời
kỳ 2001-2010 số lượng bò sữa đã tăng lên đáng kể. Tổng đàn bò sữa trong cả
nước năm 2011 là 142.700 con, tăng bình quân giai đoạn 2001-2011 là
14,57%. Tổng sản lượng sữa tươi trong cả nước cũng tăng lên, giai đoạn
2001-2011 sản xuất được 2.259.749 tấn sữa: năm 2011 đạt 343.500 tấn tăng
gấp 5,31 lần so với năm 2011.
Để nâng cao khả năng sản xuất và chất lượng giống bò, nâng cao hiệu
quả kinh tế của ngành chăn nuôi bò, đáp ứng nhu cầu về thịt, sữa ngày càng
cao của xã hội, việc nhập các bò đực giống sữa ngoại thuần chủng cao sản về
cải tạo đàn bò trong nước đã được tiến hành từ lâu và đã mang lại những kết
quả to lớn, nâng cao năng suất, chất lượng đàn bò.
Theo di truyền học, mỗi cá thể sinh ra đều nhận được 50% nguồn gen
từ bố và 50% nguồn gen từ mẹ. Mỗi cá thể bò cái tốt một năm chỉ có thể sản
xuất được một con bê, nhưng một bò đực giống tốt một năm có thể sản xuất
được hàng chục ngàn liều tinh đông lạnh và cho ra đời hàng chục ngàn bê con
thông qua kỹ thuật thụ tinh nhân tạo. Do vậy, để cải tiến nhanh các tiến bộ di
truyền, nâng cao chất lượng đàn bò sữa trong nước, với vai trò vô cùng quan
trọng của con đực trong chăn nuôi, năm 2009 Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn đã cho nhập khẩu 20 bò đực giống Holstein Friesian từ Úc về nuôi
tại Trạm Nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh Moncada để sản xuất tinh

đông lạnh phục vụ công tác truyền tinh nhân tạo. Bò Holstein Friesian (HF)
thuần chủng là giống bò cao sản nhập về Việt Nam, với mục đích cải tạo

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
2

giống bò sữa, tạo ra đàn bò sữa thích nghi với điều kiện khí hậu của Việt
Nam, sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất cao trong điều kiện chăn nuôi ở
Việt Nam.
Để sử dụng và khai thác đực giống có hiệu quả, chủ động trong công
tác truyền tinh nhân tạo thì nghiên cứu sự thay đổi một số chỉ tiêu sinh học
tinh dịch theo tuổi, theo mùa vụ… của các giống bò HF nhập ngoại nuôi trong
điều kiện Việt Nam là rất cần thiết. Tuy nhiên chưa có nhiều công trình khoa
học nghiên cứu về vấn đề này. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
“Ảnh hưởng của một số yếu tố ñến phẩm chất tinh dịch giống bò Holstein
Friesian Úc nuôi tại Trạm Nghiên cứu và sản xuất tinh ñông lạnh
Moncada” nhằm đánh giá sự thay đổi về số lượng và chất lượng của tinh
dịch và tinh đông lạnh của bò đực giống Holstein Friesian Úc nuôi tại
Moncada theo tuổi và theo mùa vụ trong năm làm cơ sở cho nghiên cứu
khoa học và phục vụ sản xuất, góp phần nâng cao hiệu quả trong phát triển
chăn nuôi bò sữa tại Việt Nam.
1.2. Mục tiêu của ñề tài
- Đánh giá được phẩm chất tinh dịch của giống bò Holstein Friesian Úc
nuôi tại Trạm Nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh Moncada.
- Xác định được ảnh hưởng của các yếu tố: tuổi, mùa vụ đến số lượng,
chất lượng tinh dịch và khả năng sản xuất tinh cọng rạ của giống bò Holstein
Friesian Úc nuôi tại Trạm Nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh
Moncada.Từ đó đánh giá được mùa vụ nào và giai đoạn tuổi nào có chất
lượng tinh tốt nhất giúp cho nhà chăn nuôi đực gống có biện pháp để sử
dụng và khai thác bò đực giống đạt hiệu quả cao nhất.

1.3. Ý nghĩa của ñề tài
- Đánh giá một cách đầy đủ (số lượng và chất lượng), khả năng
sản xuất tinh đông lạnh của bò đực giống Holstein Friesian Úc nuôi
trong điều kiện Việt Nam làm cơ sở cho nghiên cứu khoa học và phục

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
3

vụ sản xuất.
- Từ các kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần nâng cao hiệu quả trong
sản xuất tinh và phát triển chăn nuôi bò sữa chất lượng cao tại Việt Nam.
- Đóng góp trong công tác sinh sản, nhân giống, lai tạo, đối với đàn bò
đực giống HF nhập khẩu.
- Làm cơ sở khoa học cho công tác chăn nuôi và thúc đẩy công tác thụ
tinh nhân tạo bò sữa.
- Qua nghiên cứu đánh giá được ảnh hưởng của mùa vụ, lứa tuổi đến
khả năng sản xuất tinh đông lạnh của bò đực giống HF Úc, từ đó giúp cơ sở
chăn nuôi có những biện pháp và giải pháp khắc phục những ảnh hưởng
không có lợi trong sản xuất để nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế trong
chăn nuôi.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
4

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Tinh dịch
Tinh dịch là dịch tiết của cơ quan sinh dục đực khi nó thực hiện có kết
quả phản xạ sinh dục. Tinh dịch chỉ được hình thành một cách tức thời khi

con đực phóng tinh nghĩa là lúc nó hưng phấn cao nhất trong quá trình thực
hiện phản xạ giao phối (Trần Tiến Dũng và CS, 2002).
Tinh dịch gồm: tinh trùng (3-5%) và tinh thanh (95-97%). Tinh trùng
được sinh ra từ những ống sinh tinh ở dịch hoàn, còn tinh thanh được sinh ra
từ các tuyến sinh dục phụ.
a.Tinh thanh
Sinh ra từ tuyến sinh dục phụ chủ yếu là nước, còn lại là vật chất khô
(8,76% có nguồn gốc hữu cơ; 0,9% có nguồn gốc vô cơ). Tinh thanh chứa nhiều
loại muối, axit amin và men góp phần vào hoạt động sống và trao đổi chất của
tinh trùng. Đường Fructoza do túi tinh tiết ra là nguồn năng lượng chủ yếu cho
tinh trùng, đồng thời nó chứa một số dung dịch đệm làm pH không bị thay đổi.
Do vậy trong thụ tinh nhân tạo để duy trì các liều tinh đông lạnh trong một thời
gian dài nhất định người ta sử dụng nhiệt độ thấp (-196
0
C) nhằm giảm khả năng
vận động của tinh trùng và bảo tồn đường Fructoza. Các chất pha loãng tinh dịch
cũng có các chất đệm để ổn định pH. Do vậy các loại môi trường pha chế tinh
đông lạnh đều có thành phần giống như tinh thanh nhằm giúp cho tinh trùng
sống được trong môi trường pha chế trước và sau đông lạnh.
b. Tinh trùng
- Sự hình thành tinh trùng ở bò đực

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
5


Hình 2.1. Sơ ñồ hình thành tinh trùng (Junichi Mori, 1992)
Sự hình thành tinh trùng của bò đực là một quá trình liên tục trong
ống sinh tinh từ khi con đực thành thục về tính đến khi già yếu. Các tế
bào mầm nguyên thuỷ phát triển thành tinh nguyên bào rồi biệt hoá

thành tinh trùng. Các tế bào Sertoli có nhiệm vụ cung cấp chất dinh
dưỡng cho quá trình hình thành tinh trùng. Quá trình hình thành tinh
trùng có thể chia làm 3 giai đoạn chính:
+ Sản sinh tinh trùng: quá trình sinh tinh và thành thục của tinh trùng
diễn ra liên tục trong năm, tuy nhiên cường độ có thay đổi theo mùa. Quá
trình tạo tinh bắt đầu từ tế bào mầm biệt hoá thành tinh nguyên bào A
1
, rồi
một tinh nguyên bào A
1
chia thành 2 tinh nguyên bào A
2
, một trong hai tinh
nguyên bào A
2
bị tiêu hủy ngay sau đó, tế bào A
2
còn lại sẽ phân bào nguyên
nhiễm thành các tinh nguyên bào trung gian, sau đó chúng tạo thành tế bào
tinh bào sơ cấp và nhanh chóng phân bào giảm nhiễm thành các tinh bào thứ
cấp có n nhiễm sắc thể. Mỗi tinh bào thứ cấp phân chia thành hai tinh tử. Như
vậy từ một tinh nguyên bào tạo thành 64 tinh tử trong thời gian 32-45 ngày ở
bò đực (Junichi, 1992).
+ Sự tạo hình tinh trùng: là giai đoạn tinh tử biến đổi hình thái trở
thành tinh trùng đặc trưng cho từng loài. Một tinh tử biến đổi hình thái thành

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
6

một tinh trùng và chúng thường chụm quanh tế bào Sertoli, sau đó chúng tách

rời, di chuyển tự do trong ống sinh tinh và di chuyển đến xoang dịch hoàn
cuối cùng đến dịch hoàn phụ.
+ Sự thành thục tinh trùng: ngay sau khi hình thành, tinh trùng không
có khả năng hoạt động, càng không có năng lực hoạt động tiến thẳng hoặc
nhiều tinh trùng còn có giọt bào tương bám theo. Chỉ sau khi tinh trùng đi qua
dịnh hoàn phụ, do sự co thắt của ống dịch hoàn phụ và sức hút của ống dẫn
tinh, giọt bào tương mất đi, khả năng vận động tiến thẳng, năng lực thụ tinh
của tinh trùng mới được hình thành.

Hình 2.2. Quá trình tạo hình tinh trùng (Junichi, 1992)
1- Tinh bào sơ cấp 2- Pha hạt 3,4- Pha ñỉnh
5- Pha acrosome 6,7- Pha thành thục 8- Tinh trùng
+ Cấu tạo và đặc điểm tinh trùng bò đực: Tinh trùng bò đực hình dạng
giống con “nòng nọc”, có chiều dài 68,0 - 74,0
µ
m, có thể chia làm bốn phần
chính như: Đầu, cổ, thân và đuôi.
- Đầu tinh trùng: Đầu tinh trùng bò đực dẹt, có hình ô van, dài 8,0 -
9,2
µ
m, rộng 3,3 - 4,6
µ
m, chứa nhân tế bào nơi có DNA (deoxyribonucleic acid)
là vật chất di truyền các đặc điểm của con bố. Bao lấy phần chỏm đầu là thể đỉnh

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
7

(acrosome) chứa enzym hyaluronidaza, enzym này giúp tinh trùng chui qua
màng phóng xạ của trứng, màng mucopolysacarit của tế bào trứng bị hoà tan.

Khi bảo tồn hệ thống acrosom dễ bị trương phồng lên, rời khỏi đầu tinh trùng
làm tinh trùng mất khả năng thụ tinh. Men hyaluronidaza dễ bị thẩm xuất ra
ngoài đây là vấn đề nghiên cứu cần quan tâm trong pha chế, bảo tồn, sử dụng
tinh dịch nhằm tăng tỷ lệ thụ tinh.
- Cổ tinh trùng: là phần rất ngắn, cắm vào hõm ở đáy của đầu, chứa hai
trung tử, trung tử gần nhân và trung tử xa nhân, là nơi bắt nguồn bó trục của
đuôi tinh trùng (Nguyễn Tấn Anh và CS, 1998). Nó là phần đính với phần
đầu rất lỏng lẻo, khi đầu xâm nhập vào trứng thì cổ bị gẫy và đuôi rơi ra.

Hình 2.3. Cấu trúc của tinh trùng bò (Hiroshi, 1992)
Thân tinh trùng: nằm giữa cổ và vòng jensen có chiều dài 14,8µm, đường
kính 0,7 - 1,0µm. Lõi của nó cùng với toàn bộ chiều dài của đuôi tạo nên bó trục
sợi, chúng gồm 9 đôi vi ống ngoài, xếp đồng tâm xung quanh 2 vi ống đơn. Phía
ngoài 9 đôi vi ống được bao quanh bằng 9 sợi chắc (sợi ưa Osmi) tạo thành một
bó trục sợi. Bó trục sợi của thân giữa được bao bên ngoài bằng những ty thể xếp
theo hình xoắn trôn ốc (lò xo ty thể) quanh bó trục sợi phía trong. Đoạn giữa
chứa nhiều photpholipid, lexitin và plasmalogen là nguồn dự trữ năng lượng, nên

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
8

lò xo ty thể được xem như là “kho” năng lượng cần thiết cho sự hoạt động của
tinh trùng (Lubos Holý, 1970).
- Đuôi tinh trùng: là đoạn còn lại từ vòng jensen cho đến hết chót đuôi,
có chiều dài 45,0 - 50,0µm , đường kính 0,3 - 0,7µm. Gồm hai phần là đoạn
chính và chót đuôi. Đoạn chính chỉ có bó trục ở giữa và những sợi ưa osmi
vây bên ngoài (Nguyễn Tấn Anh và CS, 1997).
Nếu phân đoạn theo chức năng của từng bộ phận thì tinh trùng có thể
chia thành hai phần chính:
- Phần đầu lưu giữ yếu tố di truyền và các men liên quan đến năng lực

thụ tinh của tinh trùng.
- Phần đuôi là cơ quan có chức năng vận động bằng nguồn năng lượng
của ty thể và cấu trúc của đuôi.
+ Hoạt động của tinh trùng: tinh trùng hoạt động tiến thẳng, nhờ cấu trúc
đặc biệt của đuôi và nguồn năng lượng từ lò xo ty thể. Theo giả thuyết “Trượt vi
ống” (Afzelius, 1960 trích từ Hà Văn Chiêu, 1999), bọc ty thể cung cấp năng
lượng dưới dạng ATP cho các tay Dynein của cặp vi ống. Các tay Dynein thực
chất là những phân tử của Adenozin Triphosphatase có khả năng phân hủy ATP
giải phóng năng lượng để chuyển động đuôi của tinh trùng (Gibbons, 1975 trích
từ Hà Văn Chiêu, 1999).
+ Mỗi cặp vi ống ngoài có hai dãy tay Dynein (ngoài và trong) chĩa về
phía cặp vi ống kề bên. Khi kích thích bởi ATP, các tay này hoạt động như một
“cá líp” và đi dọc theo cặp kề bên, làm cho cặp này trượt lên cặp khác. Việc gá
lắp cầu nối hình tia giữa các cặp vi ống ngoài với vi ống trung tâm cưỡng lại
hiện tượng trượt làm cho đuôi uốn lượn, do các cặp vi ống ngoài trượt liên tục
nên sự uốn lượn hình thành và được lan truyền tạo nên sự chuyển động đặc trưng
của đuôi tinh trùng. Đó là sự chuyển động tiến thẳng bằng cách đầu và đuôi uốn
lượn hình làn sóng nhờ nguồn năng lượng từ ty thể và cấu trúc đặc biệt của đuôi
(Salisbury và Vandermark, 1960 trích từ Hà Văn Chiêu, 1999)

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
9

2.1.2. Một số chỉ tiêu ñánh giá số lượng và chất lượng tinh dịch bò ñực
2.1.2.1. Thể tích tinh dịch
Thể tích tinh dịch (V) là lượng tinh dịch trong một lần lấy tinh (ml/lần)
của mỗi bò đực giống. Lượng xuất tinh liên quan chặt chẽ tới giống, tuổi, chế
độ chăm sóc, chế độ dinh dưỡng, kích thước dịch hoàn, mùa vụ, mức độ kích
thích tính dục trước khi lấy tinh, phản xạ nhẩy giá và kỹ thuật khai thác tinh. Ở
bò đực lượng xuất tinh bình quân thường là 5 - 6 ml, giao động trong khoảng 2

- 12ml hoặc hơn (Hoàng Kim Giao và CS, 1997). Nếu lấy tinh hai lần thì lượng
xuất tinh thu được lần lấy thứ hai thường cao hơn lần lấy đầu (Nguyễn Tấn
Anh và CS, 1997). Trong thực tế sản xuất, không phải tinh dịch của lần lấy tinh
nào cũng đạt tiêu chuẩn pha chế và đông lạnh (Hoàng Kim Giao và CS, 1997).
Theo nghiên cứu của Brito và CS (2002) ở Brazil, bò đực giống nói
chung có thể tích tinh dịch từ 0,6 đến 7,8 ml/lần xuất tinh; Ở bò đực giống Bos
Taurus có thể tích tinh dịch 7 ml/lần khai thác
2.1.2.2. Hoạt lực tinh trùng
Hoạt lực tinh trùng (A) là sức sống hay sức hoạt động của tinh trùng,
nó có tầm quan trọng đặc biệt trong pha loãng tinh dịch và khả năng thụ thai
của tinh trùng. Tinh trùng ở phụ dịch hoàn không hoạt động nhưng khi ra
ngoài cơ thể được tinh thanh hoạt hoá nên đã hoạt động với tất cả sức sống
của mình. Tuỳ theo sức sống mà tinh trùng sẽ vận động theo một trong ba
phương thức (Trần Tiến Dũng và CS, 2002).
- Tiến thẳng: là sự vận động của tinh trùng mà phương thức vectơ vận
động ổn định.
- Xoay vòng: là vận động của tinh trùng mà phương của vectơ luôn bị
thay đổi.
- Lắc lư: là sự vận động của tinh trùng nhưng hầu như không có vectơ
vận động, không thay đổi vị trí tương đối của chúng.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
10

Chỉ có tinh trùng vận động tiến thẳng mới có khả năng tham gia quá
trình thụ tinh, vì vậy người ta đánh giá chất lượng tinh dịch thông qua ước
lượng tỷ lệ phần trăm (%) tinh trùng tiến thẳng hoặc mức "sóng động’’ của
mặt thoáng vi trường tinh dịch do hoạt lực của tinh trùng tạo nên.
Hoạt lực tinh trùng (A) thường xếp theo thang % (0 - 100%). Hoạt lực
tinh trùng kết hợp với lượng xuất tinh (V) và nồng độ tinh trùng (C), sẽ có

tổng số tinh trùng sống và hoạt động tiến thẳng (VAC) trong lần xuất tinh đó.
Trong sản xuất tinh đông lạnh, tinh dịch phải có hoạt lực tinh trùng

70%
mới đủ tiêu chuẩn để pha chế.
2.1.2.3. Nồng ñộ tinh trùng
Nồng độ tinh trùng (C) là số lượng tinh trùng có trong một ml tinh dịch
(tỷ/ml). Ở bò đực nồng độ tinh trùng khoảng 200-3.200 triệu tinh trùng/ml,
trung bình 1.200-1.500 triệu tinh trùng/ml (American Breeders Service, 1991).
Nếu nồng độ tinh trùng đạt

800 triệu/ml thì đủ tiêu chuẩn pha chế và sản
xuất tinh đông lạnh.
Số lượng tinh trùng sản sinh ra hàng ngày có liên quan chặt chẽ tới
độ lớn của dịch hoàn, những bò đực có dịch hoàn lớn sẽ sản xuất số
lượng tinh trùng lớn hơn những bò đực dịch hoàn nhỏ (Joel, 2008). Sự
sản sinh tinh trùng cũng biến động nhiều qua các cá thể bò đực, giống,
lứa tuổi. Bò đực Bos indicus có nồng độ tinh trùng lớn hơn bò đực Bos
taurus (Brito và CS, 2002).
Có nhiều cách xác định nồng độ tinh trùng, nhưng hiện nay nồng độ
tinh trùng được xác định bằng máy so màu rất nhanh và chính xác. Phương
pháp này dựa trên nguyên tắc là: tinh dịch có nồng độ tinh trùng khác nhau sẽ
tạo nên các mức độ mờ đục khác nhau, làm cho độ sáng đến tế bào quang học
có kết quả khác nhau và được chuyển thành dòng điện tích làm lệch kim điện
kế, nhờ chương trình cài đặt sẵn trong máy mà nó sẽ tự động tính toán và hiện
thông số nồng độ tinh trùng khá chính xác. Nồng độ tinh trùng có ý nghĩa

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
11


khoa học thực tiễn, nó xác định số lượng tinh trùng trên một lần lấy tinh, phân
loại tinh dịch, quyết định loại bỏ hay sử dụng tinh dịch cho các công đoạn
sau. Nồng độ tinh trùng (C) khi phối hợp với V và A cho biết tổng số tinh
trùng hoạt động tiến thẳng của lần xuất tinh đó (Hà Văn Chiêu, 1999).
2.1.2.4. Màu sắc tinh dịch
Tinh dịch bò thường có màu trắng đục, trắng sữa, trắng ngà. Màu sắc
tinh dịch phụ thuộc vào nồng độ tinh trùng cũng như sự hiện diện của các chất
khác. Tinh dịch có màu trắng đục, trắng sữa hoặc trắng ngà, thường có nồng
độ tinh trùng cao. Tinh trùng có màu trắng trong, loãng là tinh dịch có nồng
độ tinh trùng thấp. Tinh dịch có màu xanh hoặc xám thường có lẫn mủ, có
màu cà phê hay màu nâu, thường do lẫn máu hay sản phẩm viêm của đường
sinh dục (Hà Văn Chiêu, 1999).
2.1.2.5. pH tinh dịch
pH của tinh dịch do nồng độ ion H
+
quyết định, nếu nồng độ H
+
cao thì
tinh dịch toan tính. Độ pH có liên quan đến năng lực đệm, khả năng sống sót
và năng lực thụ tinh của tinh trùng. pH tinh dịch có thể xác định bằng máy đo
pH hoặc dùng giấy đo pH. pH của tinh dịch bò thường biến động trong
khoảng 6,3 - 6,9 (Hoàng Kim Giao và CS, 1997).
pH tinh dịch có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định bước đầu chất
lượng tinh dịch. Độ pH kết hợp với các đặc điểm khác sẽ giúp cho người chăn
nuôi đực giống quyết định loại bỏ hay sử dụng tinh dịch vừa mới khai thác
được (Hà Văn Chiêu, 1999).
2.1.2.6. Tinh trùng kỳ hình
Trong điều kiện bình thường, tinh trùng có hình dạng đặc trưng cho
mỗi loài, nếu vì một lý do nào đó trong quá trình sinh tinh, hoặc xử lý tinh
dịch, tinh trùng có hình thái khác thường như giọt bào tương bám theo, biến

dạng hay khuyết tật ở đầu, đuôi như: đầu méo, to, hình quả ké, hai đầu, đuôi
gấp khúc, hai đuôi, đuôi xoăn, có giọt bào tương, thể đỉnh phù, tháo rời, vỡ

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
12

vv Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình được tính bằng %, được xác định bằng cách
đếm. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, điều kiện
nuôi dưỡng, thời tiết, bệnh tật, di truyền kỹ thuật xử lý tinh dịch vv


Hình 2.4. Các dạng kỳ hình của tinh trùng bò (McGowan, 2004)
Trong ñó:
A.
Acrosom l
ồi (dạng phổ biến) I. Phản xạ xa tâm
B.
Acrosom l
ồi (dạng hạt) J. ðuôi gập ñôi (ñoạn giữa bị gãy)
C. ðầu quả lê (nghiêm trọng) K. ðuôi gập ñôi (ñoạn giữa uốn cong mạnh)
D. ðầu quả lê (vừa phải) L. Giọt bào tương gần tâm
E. ðầu quả lê (nhẹ) M. Giọt bào tương xa tâm
F.
Không bào nhân
N. Dạng quái lạ (nghiêm trọng)
G.
Khi
ếm khuyết vòng miện O. Dạng quái lạ (vừa phải)
H. ðầu tách rời P. Tinh trùng bình thường

×