Tải bản đầy đủ (.doc) (125 trang)

Báo cáo địa chất kết quả thăm dò khu mỏ than mạo khê, huyện đông triều, tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (789.41 KB, 125 trang )

Báo cáo địa chất kết quả thăm dò khu mỏ than Mạo Khê, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Báo cáo địa chất kết quả thăm dò khu mỏ than Mạo Khê,
huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
1
Báo cáo địa chất kết quả thăm dò khu mỏ than Mạo Khê, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG
8
I.1. Vị trí địa lý 8
I.2. Ranh giới, tọa độ lập báo cáo 8
I.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 8
I.4. Lịch sử công tác nghiên cứu địa chất, khai thác mỏ 9
CHƯƠNG II: CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT KHU THĂM DÒ
13
II.1. Địa tầng 13
II.2. Kiến tạo 18
II.3. Đặc điểm các vỉa than 24
CHƯƠNG III: CÁC CÔNG TÁC THĂM DÒ VÀ KHAI THÁC ĐÃ TIẾN HÀNH
55
III.1. Công tác trắc địa 55
III.2. Công tác thăm dò địa chất 61
III.3. Công tác địa vật lý lỗ khoan 63
III.4. Nhóm mỏ, mạng lưới các công trình thăm dò 67
CHƯƠNG IV: ĐẶC ĐIỂM CHẤT LƯỢNG & TÍNH CHẤT CÔNG NGHỆ
69
IV.1. Công tác lấy mẫu, số lượng mẫu lấy qua các giai đoạn 71
IV.2. Tính chất vật lý và đặc điểm thạch học than 72
IV.3. Thành phần hoá học và các đặc tính kĩ thuật vỉa than 79
CHƯƠNG V: ĐỊA CHẤT THỦY VĂN-ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH


81
V.1. Đặc điểm địa chất thủy văn (ĐCTV) 102
V.2. Đặc điểm địa chất công trình (ĐCCT) 113
CHƯƠNG VI: ĐẶC ĐIỂM KHÍ MỎ
113
VI.1 Khối lượng, chất lượng công tác nghiên cứu khí mỏ 115
VI.2 Thành phần, độ chứa khí của các vỉa than và đá vây quanh 118
VI.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến đặc điểm phân bố khí mỏ 119
VI.4. Dự báo ảnh hưởng của khí cháy, ngạt đến khai thác 120
VI.4 Phân loại mỏ theo cấp khí 120
VI.5 Đánh giá kết quả nghiên cứu khí mỏ 122
CHƯƠNG VII: ĐIỀU KIỆN KHAI THÁC MỎ
122
VII.1 Hiện trạng khai thác khu mỏ 122
VII.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến khai thác mỏ 122
2
Báo cáo địa chất kết quả thăm dò khu mỏ than Mạo Khê, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
CHƯƠNG VIII: TRỮ LƯỢNG TÀI NGUYÊN THAN
127
VIII.1. Ranh giới tính trữ lượng tài nguyên 127
VIII.2. Đối tượng tính trữ lượng và tài nguyên 127
VIII.3. Chỉ tiêu tính trữ lượng và tài nguyên 129
VIII.4. Nguyên tắc phân khối, phân cấp trữ lượng tài nguyên 130
VIII.5. Phương pháp tính trữ lượng tài nguyên 135
VIII.6. Kết quả tính trữ lượng tài nguyên than 138
CHƯƠNG IX: HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THĂM DÒ
142
IX.1. Mức độ tin cậy của tài liệu, những tồn tại cần bổ sung 142
IX.2. Đánh giá mức độ tin cậy công tác thăm dò 142
IX.3. Đánh giá hiệu quả thăm dò 143

KẾT LUẬN 146
B- PHẦN PHỤ LỤC VÀ BẢN VẼ
3
Báo cáo địa chất kết quả thăm dò khu mỏ than Mạo Khê, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
MỞ ĐẦU
I. Mục tiêu, ý nghĩa lập báo cáo
Bể than Quảng Ninh nói chung và khu mỏ than Mạo Khê, huyện Đông
Triều, tỉnh Quảng Ninh nói riêng là nơi tập trung than lớn của cả nước. Trong
những năm gần đây, trước nhu cầu năng lượng ngày càng tăng, Tập đoàn công
nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã tiến hành đầu tư thăm dò, khai
thác than tại khu mỏ với sản lượng lớn.
Khu mỏ Mạo Khê là một trong những khu mỏ có cấu tạo phức tạp. Những
năm gần đây cùng với những thay đổi về điều kiện địa chất trong quá trình thăm
dò địa chất và thực tế khai thác đã đặt ra những yêu cầu cần thiết phải có tài liệu
địa chất tổng hợp, nhằm nghiên cấu trúc địa chất, điều kiện địa chất thuỷ văn,
địa chất công trình, khí mỏ và đánh giá lại cấu kiến tạo, đặc điểm, sự phân bố
các vỉa than, trữ lượng toàn bộ khu mỏ.
Trên cơ sơ kết quả thi công các công trình thăm dò, khai thác từ năm 1970
đã được bổ sung trong khu mỏ Mạo Khê, Công ty cổ phần Tin học, Công nghệ,
Môi trường Than - Khoáng sản Việt Nam (VITE) thành lập “Báo cáo địa chất
kết quả thăm dò khu mỏ Mạo Khê, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh”
nhằm mục tiêu:
- Tổng hợp tài liệu thăm dò, khai thác từ 2009 đến 30/06/2011.
- Chính xác hoá cấu trúc địa chất khu mỏ, tổng hợp phân tích và nghiên
cứ đánh giá các tài liệu địa chất thuỷ văn, địa chất công trình, nghiên cứu khí
mỏ.
- Tính trữ lượng, tài nguyên than khu mỏ theo Quyết định số
25/2007/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2007 ban hành Quy định về thăm dò, phân
cấp trữ lượng và tài nguyên than.
II. Cơ sở pháp lý, tài liệu lập báo cáo

Cơ sở pháp lý:
Quyết định số 14/2006/QĐ-BTNMT ngày 08/09/2006 của Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường Ban hành Quy định về trình tự, thủ tục trình duyệt,
thẩm định, xét và duyệt trữ lượng khoáng sản trong báo cáo thăm dò khoáng
sản.
Quyết định số 25/2007/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2007 của Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường V/v: ban hành Quy định về thăm dò, phân cấp trữ
lượng và tài nguyên than.
4
Báo cáo địa chất kết quả thăm dò khu mỏ than Mạo Khê, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Quyết định số 157/QĐ-HĐTL/CT ngày 19/05/2008 V/v: công nhận chỉ
tiêu tạm thời tính trữ lượng các mỏ than Quảng Ninh; mỏ than Khánh Hoà, mỏ
than Núi Hồng, tỉnh Thái Nguyên và mỏ than Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam.
Quyết định 02/QĐ-HĐTL ngày 22/04/1971 của Hội đồng Xét duyệt trữ
lượng khoáng sản V/v: Quyết định phê chuẩn “Báo cáo thăm dò tỷ mỷ mỏ than
Mạo Khê, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
Quyết định 481 QĐ/QLTN ngày 08/6/1995 của Bộ trưởng Bộ công
nghiệp nặng V/v: Giao quản lý, bảo vệ và tổ chức thăm dò khai thác than cho
Tổng công ty than Việt Nam.
Quyết định số 1109/QĐ-BCT ngày 22/2/2008 V/v: xếp loại mỏ theo khí
Mêtan của Bộ Công Thương.
Quyết định số 2229/GP-BTNMT ngày 31/10/2008 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường cho phép Công ty TNHH một thành viên than Uông Bí - TKV thuộc
Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam khai thác than bằng
phương pháp hầm lò tại các vỉa than V24, V18, V12, V10 và V9b mỏ than
Hồng Thái (khu Tràng Khê II, III) thuộc xã Hoàng Quế, huyện Đông Triều,
tỉnh Quảng Ninh.
Quyết định số 2496/GP-BTNMT ngày 28/11/2008 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường cho phép Công ty TNHH một thành viên than Mạo Khê - TKV
thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam khai thác than bằng

phương pháp hầm lò tại các vỉa than:
- Cánh Bắc: V.10, V.9b, V.9, V.8, V.7, V.6, V.5, V.3, V.1;
- Cánh Nam: V.10, V.9b, V.9a,V.9, V.8, V.8a, V.7, V.6;
Thuộc mỏ than Mạo Khê thuộc các xã Kim Sơn, Yên Thọ, Bình Khê,
Tràng Lương và thị trấn Mạo Khê, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
Quyết định số phê duyệt Dự án đầu tư khai thác mỏ hầm lò
đến -400
Cơ sở tài liệu lập báo cáo
- Báo cáo thăm dò tỷ mỷ Mạo Khê - 400, năm 1970, tác giả Đỗ Chí Uy
thành lập và được Hội đồng Xét duyệt trữ lượng Khoáng sản phê duyệt theo
Quyết định số 02/QĐ-HĐTL ngày 22 tháng 04 năm 1971. Trữ lượng phê duyệt
là: 381.354 ngàn tấn (tương đương cấp C1).
- Báo cáo trung gian thăm dò địa chất đến mức -150 khu Mạo Khê - Đông
Triều - Quảng Ninh, tác giả Phí Chí Thiện thành lập năm 1994 và được Bộ
Năng lượng phê duyệt theo Quyết định số 737 NL-KHKT ngày 18 tháng 11
năm 1994.
5
Báo cáo địa chất kết quả thăm dò khu mỏ than Mạo Khê, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
- Báo cáo tổng hợp tài liệu, tính lại trữ lượng và chuyển đổi cấp trữ lượng
và cấp tài nguyên than mỏ Mạo Khê, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
- Công văn 3659/VINACOMIN-TN ngày 20 tháng 7 năm 2011 về việc
thành lập báo cáo kết quả thăm dò bổ sung mỏ than Mạo Khê, Tràng Bạch, Khe
Chàm của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.
III. Nội dung báo cáo
A - Phần thuyết minh: 121 trang
B - Phần phụ lục kèm theo báo cáo gồm: 04 quyển phụ lục
C - Các bản vẽ kèm theo báo cáo gồm: 91 bản vẽ và các thiết đồ lỗ khoan
bổ sung kèm theo.
Công ty VITE đã nhận được sự chỉ đạo tận tình của lãnh đạo Tập đoàn
công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Ban Tài nguyên - Tập đoàn

VINACOMIN trong quá trình lập báo cáo, sự cộng tác nhiệt tình có hiệu quả
của Công ty Địa chất mỏ - TKV, Công ty TNHH MTV than Mạo Khê, Công ty
TNHH MTV than Uông Bí cả trong công tác nội nghiệp, ngoại nghiệp. Công ty
VITE xin chân thành cám ơn sự cộng tác, giúp đỡ có hiệu quả của các đơn vị, cá
nhân để Công ty hoàn thành nhiệm vụ được giao.
6
Báo cáo địa chất kết quả thăm dò khu mỏ than Mạo Khê, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT CHUNG
I.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
Khu mỏ than Mạo Khê nằm cách thi trấn Mạo Khê 2Km về phía Bắc,
thuộc huyện Đông Triều - tỉnh Quảng Ninh.
Khu mỏ nằm bên trái đường quốc lộ 18 từ Hà Nội đi Hạ Long, cách Hà
Nội 105 Km về phía Đông; cách thành phố Hạ Long khoảng 60 km về phía Tây.
I.2. RANH GIỚI TOẠ ĐỘ KHU MỎ MẠO KHÊ
- Giới hạn bởi toạ độ:
+ Hệ toạ độ, độ cao HN-1972, KTT 108
X: 23.28500 ÷ 23.35000
Y: 351.064 ÷ 361.500
+ Hệ toạ độ, độ cao VN2000, KTT105, múi chiếu 6
0
X: 2.327.749,538 ÷ 2.334.246,133
Y: 662.691,487 ÷ 673.000,108
- Diện tích lập báo cáo ≈ 40 km
2
(tương tự ranh giới báo cáo TDTM năm
1970).
I.3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI KHU MỎ
- Địa hình khu mỏ than Mạo Khê là dạng địa hình đồi núi thấp bị bào
mòn kéo dài theo hướng Đông - Tây. Phía Bắc, Tây, Nam của mỏ Mạo Khê là

địa hình tương đối bằng phẳng và thấp thuộc vùng đồng ruộng sông Trung
Lương và đồng bằng sông Đá Bạch. Độ cao của mặt địa hình từ +15m đến
+500m, điểm cao nhất là đỉnh núi Cao Bằng (T.IX). Do đặc điểm khu mỏ được
khai thác bằng phương pháp hầm lò nên về cơ bản vẫn giữ được dạng địa hình
nguyên thuỷ. Tuy nhiên những năm gần đây các đầu lộ vỉa được tiến hành khai
thác (thủ công) nên làm bề mặt địa hình nhiều chỗ lồi lõm do các mong khai
thác để lại.
- Sông suối, ao hồ: Phía Bắc khu mỏ Mạo Khê có sông Trung Lương,
chiều rộng từ 50m đến 100m, chiều sâu cột nước từ 0,2m đến >1m, thuyền bè đi
lại khó khăn. Nước sông Trung Lượng là nước ngọt, lưu lượng mùa khô
0,69m
3
/s, lưu lượng thự tế 83,7m
3
/s (1968). Phía Nam (ngoài ranh giới báo cáo)
có sông Đá Bạch chiều rộng từ 200m đến 300m thuộc loại nước thuỷ triều, mực
nước mặn lên xuống từ 2 - 4m, khi nước rút chiều sâu cột nước từ 2m đến 7m,
thuyền bè có thể lưu thông được. Ngoài hai sông chính là sông Trung Lương và
7
Báo cáo địa chất kết quả thăm dò khu mỏ than Mạo Khê, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
sông Đá Bạch trong khu mỏ con có một số hệ thống suối và ao hồ trong đó có
hai hồ lớn là hồ Nội Hoàng và hồ Khe Ươn I (phía Nam)
- Khí hậu thuộc vùng nhiệt đới, độ ẩm cao chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa
mưa kéo dài từ tháng 4 tới tháng 10, mưa nhiều nhất là tháng 8 tháng 9. Tháng 8
năm 1973 lượng mưa cao nhất trong ngày lên tới 374,90 mm. Mưa nhiều gây
ngập lụt ở khu mỏ ngập đến độ cao +31 m , thời gian ngập lụt kéo dài chừng 2-3
ngày. Lượng nước được thoát ra chủ yếu bằng hệ thống suối theo phương của
vỉa đổ ra sông Đá Bạch. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 năm trước tới tháng 3
năm sau.
Nhiệt độ cũng thay đổi theo mùa, mùa hè nhiệt độ lên đến 37

0
C -38
0
C
(tháng 7, 8 hàng năm) mùa Đông nhiệt độ thấp thường từ 8
0
C đến 15
0
C đôi khi
xuống 2
0
C đến 3
0
C.
- Đặc điểm dân cư, kinh tế xã hội: Huyện Đông Triều có diện tích
397km
2
, dân số khoảng 150.000 người. Dân cư sống ở Đông Triều chủ yếu là
dân tộc Kinh chiếm khoảng 98% dân số toàn huyện, số còn lại là các dân tộc
Hoa, Tày, Sán Dìu, Dao. Kinh tế của Đông Triều chủ yếu là nông - lâm - tiểu
thủ công nghiệp. Sản lượng lương thực của huyện chiếm 1/4 sản lượng lương
thực toàn tỉnh. Hiện nay huyện đang tập trung đưa những giống cây có hiệu quả
kinh tế cao về trồng như vải thiều, dâu (nuôi tằm). Ngành tiểu thủ công nghiệp
phát triển hơn cả là sản xuất gốm sứ. Trên địa bàn huyện Đông Triều có nhiều
di tích lịch sử và danh thắng được xếp hạng quốc gia (khu đền và lăng mộ nhà
Trần, chùa Quỳnh Lâm, chùa Bắc Mã ), ngoài ra còn có chùa Hồ Thiên; đền
thờ An Sinh vương Trần Liễu; thắng cảnh núi Con Mèo và đặc biệt có địa
danh Miếu Mỏ là mốc đánh dấu sự ra đời của ngành mỏ Việt Nam.
Khu mỏ than Mạo Khê nằm sát ngay thị trấn Mạo Khê, bên kia sông Đá
Bạch là nhà máy xi măng Hoàng Thạch. Khu mỏ có vị trí giao thông rất thuận

lợi đường bộ nối liền khu mỏ với các tỉnh Hải Dương, Hải Phòng và thủ đô Hà
Nội. Đường sắt nối liền mỏ đi Hà Nội và thành phố Hạ Long.
I.4 LỊCH SỬ CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT, THIẾT KẾ KHAI THÁC MỎ
I.4.1 Công tác nghiên cứu địa chất:
Giải trầm tích chứa than Đông Triều - Uông Bí - Hòn Gai trong đó có khu
mỏ than Mạo Khê đã trải qua nhiều giai đoạn thăm dò, được nhiều nhà địa chất
trong và ngoài nước nghiên cứu.
Năm 1881 giáo sư Viện Hàn Lâm khai thác khoáng sản Paris là Fuchis và
nhà địa chất người Pháp Saladin tìm hiểu khu vực này và một năm sau 1882 hai
ông đã công bố kết quả nghiên cứu về khu vực này.
8
Báo cáo địa chất kết quả thăm dò khu mỏ than Mạo Khê, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
R.Zeiller - nhà cổ sinh người Pháp đã dựa vào hoá đá thực vật xếp tuổi
trầm tích chứa than Hòn Gai vào tuổi Triat trên bậc Rêti (T
3
r). Từ đó thực dân
Pháp đã để ý tới vùng chứa than Quảng Ninh trong đó có khu Mạo Khê.
Năm 1910 trở đi, các nhà địa chất: J.Deprat, Jacob, E.Patte, J.Fromaget
tiếp tục nghiên cứu.
Năm 1927, E.Patte lập bản đồ địa chất vùng Đông Bắc tỉ lệ 1/200.000 đã
xác định tuổi của vùng chứa than là Reti - Đây là công trình nghiên cứu hệ
thống về địa tầng và kiến tạo.
Thời kỳ trước năm 1954 người Pháp đã nghiên cứu địa chất khu vực và
đã tiến hành khai thác ở một số nơi trên toàn khoáng sàng, nhưng tài liệu để lại
rất ít và không có hệ thống, thất lạc nhiều.
Sau khi hoà bình lập lại, năm 1959 đoàn khảo sát 5 của Bộ Địa chất và
bảo vệ tài nguyên Liên Xô đã tiến hành tổng hợp tài liệu, trong quyển “Sơ lược
tình hình khoáng sản miền Bắc” đã xác định trầm tích than Đông Bắc có tuổi
Reti.
Năm 1951 - 1961 đoàn địa chất II dưới sự chỉ đạo của chuyên gia Trung

Quốc, đã tiến hành nghiên cứu có hệ thống địa chất vùng Phả Lại, Uông Bí.
Năm 1962-1963 đoàn 33 Mạo Khê đã tiến hành tìm kiếm sơ bộ từ tuyến
IX đến tuyến XXVII. Tác giả Đỗ Chí Uy đã xác định trữ lượng than trong phạm
vi tìm kiếm từ lộ vỉa đến -300m là 32triêụ tấn.
Năm 1965, đoàn 20 công bố kết quả thành lập bản đồ địa chất tỷ
lệ:1/500 .000 toàn miền Bắc. Dưới sự chỉ đạo của Đovjkob A.E. đã xác định
tầng chứa than Mạo Khê có tuổi Nori và xếp vào tầng than Hồng Gai (T
3
n hg).
Năm 1970, Lưu Khánh Dân và các tác giả khác đã công bố kết quả
nghiên cứu chỉnh lý bản đồ 1/25.000 giải than Mạo Khê - Uông Bí - Bãi Cháy,
xác định tầng chứa than có tuổi Nori-Reti và phân chia giải chứa than thành
nhiều đoạn chứa than khác nhau. Trong những năm 70 đoàn địa chất thăm dò
2A - Tổng cục địa chất đã thành lập “Báo cáo thăm dò tỷ mỷ Mạo Khê - 400”
năm 1970, tác giả Đỗ Chí Uy, có khối lượng 106.913,91m

/520 lỗ khoan và
29936 m
3
hào.
Năm 1986, XN thăm dò than II đã thành lập “Báo cáo địa chất kết quả
thăm dò bổ sung mức -150 cánh Nam Mạo Khê (T.III đến T.IX) với khối lượng
3.075m/ 45 LKm.
Năm 1988, XN Thăm dò than II thành lập “Báo cáo địa chất kết quả thăm
dò bổ sung mức +30 khu Tràng Khê II (T.IX đến T.XIII); Khối lượng 2750,3m/
18 LK.
Năm 1994, XN Địa chất 906 thành lập “Báo cáo trung gian thăm dò địa
chất đến mức -150 khu Mạo Khê” của tác giả Phí Chí Thiện.
9
Báo cáo địa chất kết quả thăm dò khu mỏ than Mạo Khê, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh

Năm 2002, Công ty VITE đã thành lập “Báo cáo xây dựng cơ sở dữ liệu
địa chất khu mỏ than Mạo Khê - Đông Triều - Quảng Ninh”.
Năm 2006, Công ty VITE đã thành lập “Báo cáo xây dựng cơ sở dữ liệu
địa chất khu mỏ than Đông Mạo Khê - Tràng Bạch - Đông Tràng Bạch,
TX.Uông Bí - Quảng Ninh”.
Năm 2008, Viện khoa học Công nghệ Mỏ - TKV đã thành lập Báo cáo
kết quả lấy và phân tích mẫu nước, đất đá khi khoan thăm dò đứt gãy F.A lò
xuyên vỉa Tây Bắc I - Công ty than Mạo Khê.
Năm 2008, Công ty CP tin học, Công nghệ, Môi trường Than - Khoáng
sản Việt Nam đã thành lập Báo cáo tổng hợp tài liệu, tính lại trữ lượng và
chuyển đổi cấp trữ lượng và cấp tài nguyên than mỏ Mạo Khê, huyện Đông
Triều, tỉnh Quảng Ninh do tác giả Nguyễn Hoàng Huân thành lập và được Hội
đồng Trữ lượng khoáng sản phê duyệt theo Quyết định số 113/QĐ-
HĐTLKS/CĐ ngày 14 tháng 10 năm 2010.
I.4.2 Công tác khai thác mỏ
* Công tác khai thác lộ vỉa
Ttong những năm trước đây (năm 1981 đến năm 1983), các vỉa than lớn
hơn 2m, có điều kiện giao thông tốt đều được các tổ chức sản xuất khác nhau.
Trong tổng số 45 vỉa than tham gia tính trữ lượng thì có 19 vỉa được tiến hành
khai thác đầu lộ vỉa ở các mức độ khác nhau. Hình thức khai thác lộ vỉa chủ yếu
là san gạt phần đầu lộ vỉa rồi xúc lộ thiên. Khu vực khai thác lộ vỉa còn do dân
trong khu vực khai thác tự do ở phần đầu và đào các lò ngách theo vỉa hoặc
giếng nông ngay tại phần lộ vỉa khai thác. Công nghệ khai thác thủ công nên
mức khai thác theo hướng cắm thường chỉ từ 10m ÷ 15m, có chỗ tới 20m ÷ 25m
(V.8 cánh Nam).
Quá trình khai thác lộ vỉa đã ảnh hưởng rất lớn tới việc khai thác hầm lò
sau này.
* Công tác khai thác hầm lò
Trước năm 1954 người Pháp đã tiến hành khai thác một số vỉa than thuộc
khu vực Mạo Khê. Công nghệ khai thác chủ yếu khai thác thủ công nhỏ lẻ và

bán cơ giới chủ yếu là lò bằng, lò nghiêng theo vỉa hoặc giếng nông
Tài liệu thu thập về lò cũ của Pháp khai thác trước năm 1970 chúng tôi
không thống kê (chi tiết xem phần “ Lịch sử khai thác khu mỏ Mạo Khê” thuộc
Báo cáo TDTM 1970 do Đỗ Chí Uy chủ biên). Từ năm 1980 trở lại đây không
thu thập điều tra thêm được về lò cũ của Pháp. Qua quá trình khai thác lộ vỉa,
gặp một số đoạn ở dưới có lò cũ của Pháp: V.10 ( từ T.VII đến T.IXa), V.9 (từ
T.I đến T.Ia), V.9b (từ T.Ib đến T.Ic), V.1 (từ T.XIIa đến T.XIIIa). Qua tổng
10
Báo cáo địa chất kết quả thăm dò khu mỏ than Mạo Khê, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
hợp tài liệu đã xác định: Diện vỉa mà Pháp khai thác trước đây lớn hơn rất nhiều
so với diện vỉa đã được ghi trong tài liệu lò cũ thu thập được.
Trong những năm 1955, mỏ Mạo Khê khôi phục và đi vào khai thác lò
bằng ở mức +30 trở lên các vỉa do Công ty than Uông Bí quản lý bảo vệ và khai
thác (khu Tràng Khê I). Các vỉa đã khai thác gồm V.3(38), V.5(40), V.6(41),
V.7(42), V.8(43), V.9v(44v), V.9b(44b) và V.10(45). Tổng trữ lượng than
nguyên khai thác được khoảng 20 triệu tấn hầm lò (trước năm 1955 Pháp khai
thác khoảng 6 triệu tấn). Hiện nay ở các mức lò bằng đang khai thác trở lại các
phân vỉa của các vỉa như V.6(41) tuyến T.VI, lò 58I, vỉa V.9b(44b), V.9v(44v)
lò 56I và lò ngầm vỉa V.5(40). Hệ thống lò Non Đông, Tràng Khê I, lò +58, +56
cơ bản đã dừng khai thác.
Từ năm 1970, Xí nghiệp xây lắp 4 còn thi công hệ thống giếng nghiêng
mức (-150), chuẩn bị khai thác các vỉa than khối Nam. Giếng do Trung Quốc
thiết kế, khởi công xây dựng sau đó Viện Gibrsac của Liên Xô cũ điều chỉnh
thiết kế và xây dựng. Thiết kế ban đầu khai thác từ (-150), cắt qua các vỉa
V.9b(44b), V.9a(44a), V.9v(44v), V.8(43), V.8a(43a) khối Nam. Do điều kiện
về vốn đầu tư không đủ nên hệ thống giếng nghiêng (-150) hiện đóng cửa chưa
thi công tiếp.
Phân khu Tràng Khê II trong những năm 1986, Xí nghiệp xây dựng 4 có
mở các đường lò chuẩn bị khai thác gồm lò TK II +28 đã xuyên qua địa tầng từ
vỉa V.1(36) đến V.5(40), lò TK II 115 xuyên qua vỉa V.8(43), V9v(44v),

V9b(44b), lò TK II +210 xuyên qua vỉa V.12(47), lò TK II dọc vỉa V.10(45) và
lò TK II mức +280 xuyên qua vỉa V.15(53). Đồng thời Xí nghiệp xây dựng than
4 còn xây dựng một số hạ tầng như đường điện, ôtô lên các mức khai thác,
đường goòng song do vốn đàu tư các công trình đều dừng thi công và đang bị
hư hỏng, phá hủy dần.
Từ năm 1992 đến nay, mỏ than Mạo Khê mở thêm hệ thống giếng
nghiêng từ mức -25 đến +30 cho các vỉa V.5(40) đến vỉa V.10(45) phía Bắc
(Tràng Khê I). Đến hết năm 1993 bắt đầu đi vào khai thác các vỉa V.6(41),
V.7(42), V.8(43) (T.IV).
Ở khối Nam những năm qua có thi công hai lò bằng xuyên vỉa V.7(72) ở
mức +25 và +60 để thăm dò kết hợp khai thác V.8(43) đến V.6(41), xong vì độ
dốc vỉa lớn (trên 65
0
) nên bỏ không khai thác tiếp. Hệ thống lò Tự lực khai thác
vỉa V.10(45) và V.9b(44b) mức -25 cũng đã dừng do phần phía Đông chiều dày
vỉa V.10(45) mỏng khai thác không đem lại hiệu quả kinh tế, vỉa V.9b(44b) bị
nước từ moong khai thác lộ vỉa theo phỗng chảy vào không khai thác được.
Nhìn chung về quá trình khai thác tính đến thời điểm hiện tại của khu vực
mỏ Mạo Khê được tổng hợp như sau:
11
Báo cáo địa chất kết quả thăm dò khu mỏ than Mạo Khê, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
+ Khu vực khai thác từ T.IIa đến T.IXa gồm các vỉa V.6(61), V.7(42),
V.8(43), V.9v(44v), V.9b(44b), được Công ty than Mạo Khê khai thác đến mức
-80m.
+ Khu vực khai thông từ T.IXa đến T.XIII (Tràng Khê II, III) trở về phía
Đông được Công ty Uông Bí khai thác đến mức +30 gồm các vỉa V.24(53),
V.18(48), V.12(47), V.10(45), v.9bT(44bT).
+ Trong những năm gần đây Công ty Cp Tư vấn Đầu tư Mỏ Công nghiệp
- TKV đã triển khai thiết kế khai thông xuống đến mức -150 (từ mức -25m đến
mức -80m; từ mức -80m đến mức -150m) tại các vỉa V.1(36), V.3(38), V.5(40),

V.6(61), V.7(42), V.8(43), V.9v(44v), V.9b(44b), V.10(45) thuộc khu vực cánh
Bắc. Cánh Nam khai thông các vỉa V.8a(43a), V8(43), V.9v(44v) từ mức (-
80)m xuống (-150)m. (Chi tiết xem bảng tổng hợp sơ đồ khai thông các vỉa khu
vực Mạo Khê).
Tính từ ngày giải phóng đất nước đến thời điểm hết năm 1970, trữ lượng
đã khai thác được khoảng 3.550 nghìn tấn. Tổng sản lượng khai thác đến năm
2008 ước tính khoảng 28.996.800 tấn. (Từ năm 2008 đến nay 2011 là ???)
12
Báo cáo địa chất kết quả thăm dò khu mỏ than Mạo Khê, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
CHƯƠNG II
CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT KHU THĂM DÒ
II.1 ĐỊA TẦNG
Địa tầng khu mỏ Mạo Khê theo các tài liệu: Báo cáo Năm 1970, Lưu
Khánh Dân và các tác giả khác đã công bố kết quả nghiên cứu chỉnh lý bản đồ
1/25.000 giải than Mạo Khê - Uông Bí - Bãi Cháy, xác định tầng chứa than có
tuổi Nori-Reti và phân chia thành nhiều đoạn chứa than khác nhau. Trong năm
1970 đoàn địa chất thăm dò 2A - Tổng cục địa chất đã thành lập “Báo cáo thăm
dò tỷ mỷ Mạo Khê - 400”, tác giả Đỗ Chí Uy ; năm 1994, XN Địa chất 906 đã
thành lập “Báo cáo trung gian thăm dò địa chất đến mức -150 khu Mạo Khê -
Đông Triều - Quảng Ninh” của tác giả Phí Chí Thiện xác định: Địa tầng khu mỏ
Mạo Khê có mặt các trầm tích giới Paleozoi, Mêzôzôi và Cenozoi. Kết quả
nghiên cứu địa tầng của khu mỏ đã được các nhà nghiên cứu đánh giá tỷ mỉ,
trong báo cáo này kế thừa và tổng hợp lại các kết quả như sau:
GIỚI PALEOZOI (PZ)
Hệ Đevon, thống trung (D
2
)
Phân bố phía Tây Nam sông Đá Bạch (ngoài khu mỏ), chiều dày toàn bộ
khoảng 2000m.
Phần dưới, thành phần chủ yếu gồm: sét xerixit màu xám, xám sẫm, nâu

nhạt, cát kết thạch anh silic hoá màu xám nhạt, nâu tạo thành hai lớp xen kẽ,
kẹp thấu kính đá vôi có chứa thạch anh và keratophia xâm nhập trong đá. Chiều
dày khoảng 1200 ÷ 1300m.
Phần trên gồm: Dưới đáy là đá mac nơ màu xám sẫm, phân lớp mỏng.
Phần trên và đoạn giữa là đá vôi bán kết tinh dạng lớp dày mầu xám kẹp đá vôi
silic màu xám sẫm. Chiều dày khoảng 700 ÷ 800m.
Hệ Cacbon, thống trung (C
2
)
Phân bố gần nếp lồi Yên Đức, vùng sông Đá Bạch (phía Nam khu mỏ
Mạo Khê) tạo thành núi đá vôi dựng đứng bị bào mòn, chiều dày từ 300 ÷
500m. Đá vôi có dạng lớp dày, dạng khối màu xám và xám sẫm.
Hệ Cacbon, thống thượng - Hệ Pecmi, thống hạ (C
3
-P
1
)
Phân bố dọc đường quốc lộ 18 tạo thành dãy đá núi đá vôi bị bào mòn
hoặc lộ ra rải rác ở hai bên đường 18. Đá vôi có dạng vi tinh và bán kết tinh,
phân lớp vừa, mầu xám sẫm có chứa silic dạng kết hạch nhỏ.
13
Báo cáo địa chất kết quả thăm dò khu mỏ than Mạo Khê, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
GIỚI MEZOZOI (MZ)
Hệ Triat, thống trung (T
2
) bậc Ladini (T
2
l)
Phân bố ở phía Bắc F.TL (đứt gãy Trung Lương) Bắc khu thăm dò, lộ ra
rộng khắp và dọc theo quốc lộ 18B. Dựa vào các kết quả nghiên cứu của đoàn

2F ở phía Đông và đã được Sở Nghiên cứu Cổ sinh vật Trung Quốc phân tích
(báo cáo TDTM 1970), các hóa thạch đều đặc trưng của thống Triat giữa và
trên. Sở Nghiên cứu Cổ sinh vật Trung Quốc phân tích, nhận định là hóa thạch
tiêu chuẩn của T
2
l, Liên đoàn 2 cho địa tầng này là T
2
l, báo cáo này kế thừa, sử
dụng kết quả nêu trên. Tại khu mỏ Mạo Khê có nhiều đứt gãy chia cắt nên quan
hệ tiếp xúc với địa tầng dưới nó không rõ ràng, dự đoán là quan hệ tiếp xúc
chỉnh hợp góc.
Thống Triat thượng (T
3
)
- Bậc Cacni (T
3
c): Phân bố ở phía Nam khu thăm dò, nằm giữa F.B và
F.18 do bị đứt gãy chia cắt nên chiều dày không rõ ràng, trên 500m, chủ yếu là
sạn kết màu trắng xám, xám và đen xám, kẹp lớp mỏng than dạng thấu kính.
Thành phần và sự tổ hợp của tướng đá đều tương đối phức tạp, tính nhịp trầm
tích kém, chủ yếu là trầm tích tướng bồi tích, lũ tích và tướng tam giác châu
vịnh biển. Đá bị biến chất nhẹ.
Theo quan điểm của một số nhà nghiên cứu cho rằng đây là bậc nori-reti
hệ tầng Hòn Gai dưới (T
3
n-rhg1)
- Bậc Nori - reti: Địa tầng này phân bố rộng khắp, phía Đông tới Hòn Gai,
phía Tây tới Cổ Kênh - Phả Lại, phát triển rộng rãi tạo thành phần chính của
nếp lồi Tràng Bạch thuộc đới chứa than Mạo Khê và là đối tượng thăm dò của
khu Mạo Khê. Tổng chiều dày địa tầng chứa than đã phát hiện trên 4300m (tổng

của 2 cánh Nam và Bắc) và đều là tướng trầm tích lục địa.
Trên cơ sở cấu trúc địa chất của khu mỏ, trong báo cáo đã tổng hợp và mô
tả địa tầng của từng khối cấu tạo với những nét đặc trưng.
* Địa tầng khối Bắc:
Địa tầng chứa than của toàn bộ khối Bắc từ V.27(62) trở xuống đến vỉa
dưới cùng của tập vỉa dưới V.1-25(21a), có chiều dày khoảng 2.050m, chứa 59
vỉa than, trong đó 40 vỉa tham có gía trị công nghiệp, được tham gia tính trữ
lượng. Các vỉa than được chia thành ba tập vỉa, cụ thể:
+ Tập than dưới: gồm 22 vỉa, từ vỉa V.1-25(21a) đến vỉa V.1(36) có 14
vỉa tham gia tính trữ lượng.
+ Tập than giữa: gồm 22 vỉa, từ vỉa V.2(37) đến vỉa V.17(52) có 18 vỉa
tham gia tính trữ lượng (trong đó tính cả vỉa vách và vỉa trụ).
14
Báo cáo địa chất kết quả thăm dò khu mỏ than Mạo Khê, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
+ Tập than trên: gồm 10 vỉa từ V.18(53) đến vỉa V.27(62) có 4 vỉa tham
gia tính trữ lượng là: V.18(53), V.22(57), V.23(58), V.24(59).
a. Tập than dưới (T
3
n-r hg
1
2
):
Tập chứa than dưới phía Bắc từ trụ vỉa 2, phía Nam từ trụ vỉa 4. đất đá và
các vỉa than tạo thành cấu trúc nếp lồi không hoàn chỉnh. Theo báo cáo trung
gian 1994 các tác giả đồng danh lại các vỉa 1 Bắc vào vỉa 3 Nam; 1b Bắc vào
vỉa 2 Nam; 1d Bắc vào 1a Nam…Ba cặp vỉa này có các yếu tố giống nhau về
chiều dày, chất lượng than, đặc điểm đá vách, trụ vỉa, thành phần các đá nằm
giữa hai vỉa than; theo đó các yếu tố vật lý cũng tương đồng về điện trở suất
(ρk), cường độ phóng xạ tự nhiên (I)…Tuy nhiên giữa hai tập vỉa 1 Bắc và 3
Nam cũng có yếu tố không tương đồng như số lượng của tập vỉa 1 Bắc nhiều

hơn và có sự phân nhánh.
Các vỉa than của tập và ở cùng một cánh đã được liên hệ, nối vỉa một cách
chắc chắn, khó có sự chênh lệch vỉa.
Địa tầng tập than dưới dày trên 1000m, đặc trưng bởi trầm tích nhịp
không hoàn chỉnh. Đá chủ yếu là sét, bột, cát kết hạt mịn sẫm màu, ít cát kết hạt
thô, các vỉa và thấu kính than. Coi toàn bộ địa tầng chứa than tập vỉa 1 là nhịp
trầm tích thì các trầm tích cát kết hạt thô và một ít sạn kết phân bố từ vách vỉa 1
đến trụ vỉa 2 là kết thúc nhịp.
Các vỉa than trong tập vỉa có chiều dày mỏng đến trung bình, độ duy trì
ổn định của vỉa kém, tính nhịp trầm tích không rõ (nhịp không hoàn chỉnh).
Khoảng cách các vỉa than từ 18m đến 70m; theo hướng cắm khoảng cách giữa
các vỉa thu hẹp dần, nhất là cụm vỉa 1 cánh Bắc. Ở tâm nếp lồi, chiều dày các
vỉa than lớn, mật độ chứa than cao. Tâp chứa than dưới đã xác định và phía trên
lộ vỉa bao gồm 14 vỉa than trên tổng số tập vỉa dưới là 22 vỉa từ vỉa V.1(36) đến
V.1-25(21a) (LK TK.22 đã xác định được chính xác tới vỉa V.1-25 (21a) với
chiều dày là 2.3m than bẩn). Trong đó có 14 vỉa đạt chiều dày công nghiệp và
được sử dụng trong quá trình tính trữ lượng và tài nguyên gồm: V.1i(26),
V.1h(27a), V.1g(27), V.1f(28), V.1e(29), V.1dt(30), V.1d(31), V.1ct(32),
V1c(33), V.1cv(34), V.1b(35), V.1-T(36a), V.1a(36b), V.1(36). (theo báo cáo
năm 1994 thì chỉ tổng hợp và tính trữ lượng chùm vỉa dưới là V.1, V.1-T, V.1b,
V.1c, V1cT, V.1d). Theo kết quả tính toán được hệ số biến thiên chiều dày
(Vm) của tập vỉa này khoảng 90%, vỉa thuộc loại phức tạp đến tương đối phức
tạp.
b. Tập chứa than giữa (T
3
n-r hg
2
2
):
Phân bố rộng và chiếm phần lớn diện tích khối Bắc, kéo dài suốt từ Tây

sang Đông. Giới hạn dưới là trụ vỉa 2, giới hạn trên là trụ vỉa 18, tổng chiều dày
của tập là 1170m, chứa 27 vỉa than, trong đó tính trữ lượng tài nguyên tất cả các
vỉa, bao gồm: V.2(37), V.3(38), V.4 (39), V.5T(40T), V.5V(40V), V.6T(41T),
15
Báo cáo địa chất kết quả thăm dò khu mỏ than Mạo Khê, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
V.6V(41V), V.7a(42a), V.7T(42T), V.7V(42V), V.8a(43a), V.8T(43T),
V.8V(43),V.9aT(44aT), V.9aV(44aV), V9bT(44aT), V.9bV(44bV), V.9T(44T),
V.9V(44V), V.10(45), V.11(46), V.12(47), V.16(51). Tập vỉa này là đối tượng
khai thác chính từ trước tới nay.
Trầm tích chứa than tập này phân nhịp khá hoàn chỉnh, bắt đầu là trầm
tích hạt thô sạn hoặc cuội kết, chuyển dần đến cát kết hạt thô, trung đến mịn, bột
kết, sét kết, kết thúc là các vỉa than hoặc sét than; sau đó là quá trình ngược lại.
Tỷ lệ các loại đá: sạn và cuội kết chiếm 40%, cát kết chiếm 30%, bột kết chiếm
20%, sét kết chiếm 5%, than 5%.
Các vỉa than thuộc loại có chiều dày mỏng đến trung bình nhưng không
ổn định về chiều dày, vỉa duy trì tương đối liên tục. Các vỉa than có quy luật
chung là chiều dày vát mỏng dần từ Tây sang Đông và từ lộ vỉa xuống sâu theo
hướng cắm (trừ vỉa V.16(51)). Cấu tạo các vỉa than thuộc loại tương đối phức
tạp đến phức tạp. Mức độ biến đổi trong không gian thuộc loại không ổn định.
Theo kết quả tính toán được hệ số biến thiên chiều dày (Vm) của tập vỉa này
khoảng 84%, vỉa thuộc loại phức tạp đến tương đối phức tạp.
Tập chứa than giữa được liên hệ định danh tương đối chắc chắn qua các
công trình thăm dò. Việc liên hệ tập than giữa các khối nhỏ (phần cắt bởi F.CB,
F.11, F.129 và các đứt gãy khác) hoàn toàn có cơ sở. Ở đây có một loạt tầng, tập
hợp đá, vỉa than chuẩn, đó là nhịp vỉa 11 duy trì suốt từ Tây sang Đông.
c. Tập than trên (T
3
n-r hg
2
3

):
Là phần địa tầng kế tiếp nằm chỉnh hợp lên tập than giữa, bắt đầu từ vỉa
V.18(53) đến vách vỉa V.27(62) gồm 10 vỉa than, trong đó có 4 vỉa đạt giá trị
công nghiệp, gồm: V.18(53), V.22(57), V.23(58), V. 24(59).
Đặc trưng của tập vỉa này là trầm tích phân nhịp không hoàn chỉnh, nhịp
thiếu và hình thành trong thời gian ngắn, nên các vỉa than nằm gần nhau, có
khoảng cách từ 11m đến 50m. Các đá chủ yếu là cát kết hạt thô đến trung, sạn,
cuội kết phân bố ở khoảng giữa hai vỉa than, cá biệt chúng nằm trực tiếp trên
vách vỉa than. Đá bột, sét kết chiếm < 25% và thường phân bố ở trụ vỉa.
Các vỉa than trong tập thuộc loại có chiều dày mỏng và không ổn định,
cấu tạo vỉa từ đơn giản đến phức tạp. Theo kết quả tính toán hệ số biến thiên
chiều dày (Vm) của tập vỉa này khoảng 75%, vỉa thuộc loại tương đối phức tạp
đến giới hạn trên của vỉa có cấu tạo đơn giản (40-75%).
Từ đứt gãy F.129 đến T.IXA, tập chứa than trên được liên hệ nối vỉa
tương đối chắc chắn đặc biệt là vỉa 18 và vỉa 24 có chiều dày lớn hơn và duy trì
liên tục hơn các vỉa giữa.
Phần Tây F.129, tập chứa than trên có khả năng phân bố ở rìa cận Bắc
khu mỏ đến sông Trung Lương.
16
Báo cáo địa chất kết quả thăm dò khu mỏ than Mạo Khê, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
* Địa tầng khối phía Nam:
Bao gồm toàn bộ các thành tạo chứa than nằm kẹp giữa:
+ Đứt gãy F.B và đứt gãy F.A (T.VIIIA về phía Tây).
Chiều dày địa tầng được xác định là 1.720m, chứa 41 vỉa than trong đó có
39 vỉa tham gia tính trữ lượng (trong đó được tính cả vỉa vách). Các thành tạo
than của khối này được xếp vào phụ hệ tầng Hòn gai giữa (T
3
n-rhg
2
).

Trầm tích phân nhịp, thành phần gồm các đá vụn thô: Cuội sạn kết chiếm
3,5%, cát kết chiếm 46%, bột kết chiếm 30%, sét kết chiếm 10%, sét than và
than chiếm 10%.
Các vỉa than cắm đơn nghiêng về phía Nam với góc dốc từ 45
0
÷ 60
0
, có
nơi từ 70
0
÷ 80
0
. Các vỉa than đa số thuộc loại vỉa có chiều dày trung bình đến
mỏng, một số phần vỉa thuộc loại dày. Các vỉa than duy trì khá liên tục, nhưng
mức độ ổn định kém, càng về phía Đông chiều dày vỉa giảm, có nơi vát mỏng,
không còn than, cũng như vậy đối với từ lộ vỉa đến xuống sâu theo hướng cắm
các lớp than có xu hướng tách ra xa, tạo sự tách vỉa.
Các vỉa than khối Nam thuộc loại vỉa có chiều dày không ổn định, cấu tạo
vỉa tương đối phức tạp đến rất phức tạp. Khoảng cách địa tầng giữa các vỉa than
thay đổi từ 50m đến 150 m. Theo kết quả tính toán được hệ số biến thiên chiều
dày (Vm) của cánh Nam khoảng 106% (Vm>100%) vỉa thuộc loại rất phức tạp.
Liên hệ địa tầng giữa khối Nam và khối Bắc
Vấn đề liên hệ địa tầng giữa hai khối Bắc và Nam đã tồn tại từ báo cáo
TDTM năm 1970 cho đến nay vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng. Việc liên hệ
tập vỉa 1 cánh Bắc vào tập vỉa 3 cánh Nam cũ đã mang một phần nào nhận định
về mối liên hệ “bắc cầu” giữa các vỉa trên và dưới nó.
Tại mặt cắt T.VII và một số mặt cắt lân cận cho thấy có tương đồng ở
mức độ nhất định giữa các cặp vỉa: V.5 cánh Nam ⇔ V.2 cánh Bắc; V.6 cánh
Nam ⇔ V.3 cánh Bắc; V.7 cánh Nam ⇔ V.4 cánh Bắc; V.8a cánh Nam ⇔
V.5 cánh Bắc; V.8 cánh Nam ⇔ V.6 cánh Bắc; V9 cánh Nam ⇔ V.7 cánh Bắc;

V.9a cánh Nam ⇔ V.8 cánh Bắc; V.9b cánh Nam ⇔ V.9 cánh Bắc; V.10 cánh
Nam ⇔ V.9b cánh Bắc; V.12 cánh Nam ⇔ V.10 cánh Bắc.
Ở khối Nam đá hạt mịn hơn khối Bắc, tính nhịp trầm tích của khối Bắc
hoàn chỉnh và đặc trưng hơn, số lượng vỉa than ít hơn ở khối Bắc.
* Địa tầng chứa than phía Nam đứt gãy F.B:
Trong tài liệu báo cáo TDTM khu mỏ Mạo Khê năm 1970 của Đỗ Chí
Uy, tác giả xếp các trầm tích nguồn lục địa có chứa than nằm kẹp giữa các đứt
gãy F.B và F.18 vào bậc Cacni (T
3k
). Báo cáo lập bản đồ dải Phả Lại - Bãi
Cháy, 1974 tác giả Lê Kính Đức xếp vào phân hệ tầng Hòn Gai dưới (T
3
n-rhg-
17
Báo cáo địa chất kết quả thăm dò khu mỏ than Mạo Khê, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
1). Trong những năm gần đây đã phát hiện trong trầm tích này có chứa trên 04
vỉa than, trong đó xác định 2 vỉa có chiều dày từ 0,8m đến 2,5m. Phía Nam
tuyến T.VIIa đã có đoạn vỉa do dân khai thác thủ công dài 120m (H.831).
Các thành tạo này có thế nằm cắm Bắc, dốc trung bình 50
0
, cũng có thể
đây là phân hệ tầng Hòn Gai dưới (T
3
n-rhg1) vì phân hệ tầng này mật độ chứa
than thấp, vỉa ít có giá trị công nghiệp. Cũng có ý kiến cho rằng dọc theo đứt
gãy F.B chính là mặt trục của nếp lõm và các vỉa than khối Nam cũng được bắt
gặp trở lại với phần cắm Bắc (?), tức là cánh Nam của nếp lõm.
Do phần địa tầng này bị phủ khá dày nên chưa xác định được các lộ vỉa.
Để xác định được địa tầng của nơi này cần đầu tư một khối lượng khoan nhất
định để tiến hành tìm kiếm đánh giá triển vọng chứa than của địa tầng nằm phía

Nam F.B.
GIỚI CENNOZOI (CZ)
Hệ Neogen (N):
Chủ yếu phân bố ở phía Tây khu mỏ, từ T.IB đến sông Đá Bạch, qua
những lỗ khoan LK.202, LK.203, LK.204, chiều dày lớn nhất được xác định
khoảng 300m. Thành phần thạch học chủ yếu là sét, sét chứa cát, cát chứa sét và
cát mịn đến trung, màu vàng nhạt, xám vàng, trắng xám. Tính chọn lọc độ hạt
khá đều đặn, bán keo kết. Xếp lớp kiểu sóng thoải và sóng phẳng. Có chứa một
ít hóa thạch thực vật đã bị than hóa cục bộ có kẹp với than nâu. Trầm tích tướng
ao hồ. Tiếp xúc chỉnh hợp có góc với địa tầng chứa than.
Hệ Đệ tứ (Q):
- Phần dưới: phân bố ở phía Nam khu thăm dò dọc theo quốc lộ 18 và
đường sắt. Thành phần chủ yếu là sét, sét cát, cát chứa sét. Trầm tích tướng ao
hồ và tướng hồ đọng. Màu trắng xám, trắng phấn, cát mịn và cát màu đỏ, màu
trắng xám tướng bồi tích. Cục bộ có kẹp lớp cát thô và đá cuội, chiều dày từ 40-
70m.
- Phần trên: Trầm tích cận đại, ở vùng đồi núi chủ yếu là khối bồi tích,
sườn tích cuội, đất cát chứa cuội và vật tàn tích bị phong hóa. Ở vùng trũng
trước núi có cuội cát, cát, đất và cát chứa sét tướng bồi tích và lũ tích. ở vùng
đồng bằng phần lớn là đất trồng trọt. Chiều dày khoảng 10-15m.
Địa tầng này tiếp xúc chỉnh hợp góc với địa tầng hệ Neogen.
I.2. Kiến tạo
Các yếu tố kiến tạo cơ bản của khu vực mỏ Mạo Khê được tổng hợp cơ
bản kế thừa theo kết quả “Báo cáo thăm dò tỷ mỷ mỏ than Mạo Khê - Đông
Triều - Quảng Ninh“ do tác giả Đỗ Chí Uy thành lập năm 1970 đã được Hội
đồng Xét duyệt Trữ lượng Khoáng sản phê duyệt tại quyết định số 02/QĐ-
18
Báo cáo địa chất kết quả thăm dò khu mỏ than Mạo Khê, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
HĐTL ngày 22/4/1971, có tham khảo tài liệu Báo cáo trung gian thăm dò địa
chất mức -150 khu mỏ mạo Khê - Đông Triều - Quảng Ninh do tác giả Phí Trí

Thiện thành lập được Bộ Năng lượng phê duyệt tại quyết định số 737/NL-
KHKT ngày 18/11/1994. Trong báo cáo thăm dò bổ sung lần này (2011) có bổ
sung thêm một số công trình thăm dò, khai thác góp phần chi tiết hóa các yếu tố
kiến tạo, không gian phân bố của các vỉa than.
I.2.1 Nếp uốn:
Trong khu vực nghiên cứu tồn tại một nếp uốn chính là nếp lồi Mạo Khê
-Tràng Bạch.
- Nếp lồi Mạo Khê - Tràng Bạch: Đỉnh của nếp lồi nghiêng về phía Tây,
dần về Đông hai cánh có xu hướng được nâng cao dần và mở rộng. Mặt trục của
nếp lồi đồng thời là các đứt gãy F.A, F.T, F.433 chia khu mỏ than ra hai khối
cấu tạo.
Phần cánh Nam, các vỉa than bị uốn cong và bị chia cắt bởi các đứt gãy
nhỏ theo những phương khác nhau làm cho cấu trúc địa chất của khối cấu tạo
trở nên rất phức tạp.
Cánh Bắc, các vỉa than phát triển tương đối ổn định, càng về phía Bắc địa
tầng có dạng như một đơn nghiêng. Do hoạt động kiến tạo, chủ yếu là lực ép
nén có phương Bắc - Nam, làm nếp lồi Mạo Khê - Tràng Bạch đã hình thành
một số nếp uốn rất gấp.
Khu vực từ T.IX về phía Đông, qua kết quả thăm dò cho phép liên hệ định
danh được tập V.1 cánh Bắc vào tập V.3 cánh Nam cũ. Như vậy ở khu vực này
thực sự có cấu trúc nếp lồi, nhưng không hoàn chỉnh do cánh Nam bị cắt xén
bới đứt gãy F.A.
Về phía Đông cánh Nam tập vỉa than dưới (vỉa3 cũ) bị uốn cong tạo thành
nếp lõm không hoàn chỉnh, phát triển dọc theo đứt gãy F.H.
I.2.2 Đứt gãy:
Trong khu vực nghiên cứu đã xác định được 11 đứt gãy lớn nhỏ. Theo
tính chất các đứt gãy khu mỏ Mạo Khê được mô tả như sau:
a. Các đứt gãy thuận:
1. Đứt gãy thuận F.18: Đứt gãy này nằm dọc theo đường sắt phía Nam
(ngoài ranh giới lập báo cáo), có phương Tây Bắc - Đông Nam (110

0
- 290
0
),
hướng cắm của mặt trượt Đông Bắc. Đứt gãy F.18 chạy dọc toàn vùng hai cánh
của đứt gãy phần nhiều bị phủ bởi lớp trầm tích Đệ Tứ, vị trí xuất lộ không rõ,
qua các lỗ khoan: LK.KN12, LK.KN5, LK.19, LK.16 xác định tầng đá vôi C
3
-
P
1
tiếp xúc với địa tầng T
3
C, làm cho địa tầng T
2
l bị mất đi và có thấy loại đá
dăm kết của đới vỡ vụn rộng tới 160m (theo báo cáo thăm dò tỉ mỉ 1970 của Đỗ
Chí Uy).
19
Báo cáo địa chất kết quả thăm dò khu mỏ than Mạo Khê, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
2. Đứt gãy thuận F.TL (đứt gãy Trung Lương): Là đứt gãy thuận cắm
Nam, phát triển theo phương Đông –Tây, phân bố dọc ranh giới phía Bắc khu
mỏ, góc dốc mặt trượt đứt gẫy trên 60
0
. Phần trên của địa tầng than tiếp xúc trực
tiếp với địa tầng T
2
l, thế nằm của địa tầng T
2
l và địa tầng than ngược nhau.

Đứt gãy này chưa có công trình khống chế vì nằm ngoài ranh giới thăm
dò.
3. Đứt gãy thuận F.B: Phân bố ở phía Nam khu mỏ, cắm về Đông Bắc,
đường phương Tây Bắc - Đông Nam (290
0
), góc dốc mặt trượt từ 60
0
– 78
0
,
chiều

dài đứt gẫy khoảng 5680m. Các suối gần khu vực tuyến T.VIII, T.IX và
các đồi núi thấp đều lộ địa tầng T
3
C ranh giới đứt gãy. Ở H.XIV.348 tuyến T.V
quan sát thấy đới vụn nát và dăm kết. Dọc theo đứt gãy có các điểm lộ địa chất
khống chế, ngoài ra có 10 lỗ khoan gặp đứt gãy (Bảng số II-01). Đứt gãy được
khống chế chặt chẽ, vị trí chính xác, thế nằm góc dốc là chắc chắn.
4. Đứt gãy thuận F.340: Được phát hiện trong giai đoạn thăm dò bổ sung
sau năm 1970 (LK.340). Đứt gãy F.430 tồn tại từ T.IE đến T.V, bị khống chế
bởi đứt gãy F.A (phía Đông). Đứt gãy F.340 có phương chính là Tây - Đông (từ
phía Tây đến T.IA) sau đó chuyển dần theo phương Tây Bắc - Đông Nam (từ
T.II đến gặp đứt gãy F.A), chiều

dài đứt gẫy khoảng 5375m. Mặt trượt đứt gãy
F.340 cắm Bắc; góc dốc mặt trượt thay đổi từ 70
0
÷ 75
0

. Cự ly dịch chuyển
ngang của đất đá và các vỉa than ở hai cánh từ 50m ÷ 70m, cự ly dịch chuyển
đứng từ 90m ÷ 160m. Các công trình gặp được đứt gãy chủ yếu là G.II.108
(V.8T(43T) khu vực giữa T.Ia và T.II); V.7T(42T) gần LK.505; V5T(40T) gần
LK.361). Các công trình gặp đứt gãy F.340 được thống kê trong Bảng số II-01.
5. Đứt gãy thuận F.11: Phát triển trong địa tầng cánh Bắc khu mỏ từ T.V
về phía Đông và bị chặn bởi đứt gãy F.129. Đứt gãy F.11 có chiều dài theo
phương khoảng 6500m, đường phương Tây Bắc - Đông Nam (300
0
); Mặt trượt
cắm về Đông Bắc, thay đổi phức tạp nhiều đoạn có cấu tạo cắm đảo (T.X); Góc
dốc mặt trượt trung bình từ 70
0
÷ 75
0
. Cự ly dịch chuyển ngang từ 30m đến
50m, cự ly dịch chuyển đứng dọc theo mặt trượt từ 100m(T.VIII) ÷ >200m.
Trên mặt ở suối phía Nam LK.113 thấy có dăm kết, các điểm địa chất ĐC.872,
873, 874 đều có vụn nát. Các công trình thăm dò gặp đứt gãy F.11 được được
thống kê trong Bảng số II-01.
6. Đứt gãy thuận Cao Bằng (F.CB): Tồn tại trong địa tầng cánh Bắc khu
mỏ từ T.VA đến T.IXA. Đứt gãy có phương gần Tây Bắc đến Đông, chiều

dài
đứt gẫy khoảng 2460m. Đứt gãy thuận Cao Bằng có mặt trượt cắm Bắc, Đông
bắc, góc dốc mặt trượt thay đổi từ 60
0
÷ 75
0
. Cự ly dịch chuyển của đất đá và

các vỉa than ở hai cánh từ 80m đến 150m. Các công trình thăm dò gặp đứt gãy
F.CB được được thống kê trong Bảng số II-01.
20
Báo cáo địa chất kết quả thăm dò khu mỏ than Mạo Khê, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
7. Đứt gãy thuận F.10: Tồn tại phía Đông Nam khu mỏ trong khoảng từ
T.IX đến T.TX. Đứt gãy F.10 có phương Tây Bắc - Đông Nam, chiều dài theo
phương khoảng 800m. Mặt trượt đứt gãy cắm Tây Nam, góc dốc mặt trượt từ
65
0
÷ 70
0
. Cự ly dịch chuyển ngang của đất đá và các vỉa than ở hai cánh từ 40m
÷ 60m; Cự ly dịch chuyển đứng 50m ÷ 60m. Đứt gãy F.10 được xác định trong
quá trình đào lò khai thác. Các công trình thăm dò để xác định sự tồn tại của đứt
gãy F.10 gồm: H.IXa.68b, G.IXa.26, G.IXa.86, H.IX.34.
8. Đứt gãy thuận F.1: Tồn tại phía Tây T.II. Đứt gãy F.1 có phương gần
Đông - Tây, chiều dài theo phương khoảng 1500m. Đứt gãy F.1 là đứt gãy dự
kiến được xác định tại các vết lộ ở suối phía Bắc T.I thế nằm của các lớp đất đá
biến đổi mạnh, vỡ vụn chứa nhiều chất sắt có dạng dăm kết. Do đứt gãy F.1
nằm ngoài rìa khu mỏ nên chưa có công trình khống chế nhưng về cơ bản là xác
định được đứt gãy này được xác định qua những lộ trình địa chất (theo tài liệu
báo cáo TDTM 1970) .
9. Đứt gãy thuận F.57: Tồn tại phía Tây Nam khu mỏ. Đứt gãy F.57
được xác định trong theo tài liệu Báo cáo năm 1970 và báo các năm 1994. Đứt
gãy F.57 có phương Đông - Tây, từ T.I đến đứt gãy F.B (T.III) đứt gẫy chuyển
dần theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, chiều dài theo phương khoảng 2500m.
Mặt trượt đứt gãy cắm Nam, góc dốc mặt trượt từ 65
0
÷ 70
0

. Cự ly dịch chuyển
ngang của đất đá và các vỉa than ở hai cánh từ 30m ÷ 50m; Cự ly dịch chuyển
đứng 50m ÷ 70m. Đứt gãy F.57 được các công trình xác định gồm: LK.316.
LK.324, LK.64.
b. Các đứt gãy nghịch:
1. Đứt gãy nghịch A-A (FA): Kế thừa kết quả nghiên cứu trong Báo cáo
trung gian thăm dò địa chất mức -150 khu mỏ mạo Khê - Đông Triều - Quảng
Ninh do tác giả Phí Trí Thiện. Đứt gãy F.A-A chia khu mỏ thành hai khối (khối
cánh Bắc và khối cánh Nam). Trong báo cáo TDTM 1970 các tác giả đã vẽ
trùng với trục nếp lồi Mạo Khê - Tràng Bạch. Kết quả thăm dò bổ sung từ năm
1980 - 1983 đã cho phép liên hệ tập vỉa 1 cánh Bắc vào tập vỉa 3 cánh Nam cũ.
Song F.A-A vẫn được xác định là đứt gãy có tính chất phân chia hai khối Bắc
và Nam mỏ Mạo Khê.
Từ phía Tây đến T.IX, đứt gãy F.A-A ở vị trí trùng với tài liệu đã xác lập
trong báo cáo năm 1970 và báo cáo năm 1994.
Đứt gãy F.A nghịch, cắm Bắc. Độ dốc của mặt trượt đứt gãy thay đổi từ
70
0
- 80
0
. F.A-A là đứt gãy lớn có tính chất phân khối cấu tạo. Đới phá huỷ của
đứt gãy thay đổi từ 50m ÷ 100m. Mặt cắt quan sát rõ nhất là thành lò khu Tràng
Khê I mức +30, thế nằm các lớp đất đá bị xáo trộn liên tục, nhiều mặt trượt và
đứt gãy nhỏ đi kèm, nhưng không có dăm kết kiến tạo.
21
Báo cáo địa chất kết quả thăm dò khu mỏ than Mạo Khê, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
2. Đứt gãy nghịch F.C: Tồn tại phía Nam khu mỏ, phía Nam T.A-A khu
vực giữa T.IVA đến T.IX, chiều dài khoảng 2420m. Đứt gãy F.C có phương
gần Đông - Tây, đầu phía Đông chuyển hướng Tây Bắc - Đông Nam. Đứt gẫy
F.C nghịch, cắm Bắc, góc dốc mặt trượt từ 60

0
÷ 65
0
. Cự ly dịch chuyển ngang
hai cánh từ 50m ÷ 70m; Cự ly dịch chuyển đứng 80m ÷ 100m. Đứt gãy F.C
được xác định theo tài liệu báo cáo năm 1970 và báo cáo năm 1994. Các công
trình thăm dò để xác định sự tồn tại của đứt gãy F.C được thống kê trong Bảng
số I-01.
Bảng số I-01: Bảng tổng hợp đặc điểm các đứt gãy chính trong khu mỏ
Số
TT
Tên đứt
gãy
Tính chất
Đặc điểm
Cự ly dịch
chuyển (m)
Cơ sở xác định Ghi chú
Phương
Chiều
dài(m)
H.cắm;
góc dốc
Đứng Ngang
1 F.B Thuận TB-ĐN 9505
ĐB
60
0
- 78
0

- -
LK.202, 217, 61a,
53, 214, 38a, 44a,
119,
Kế thừa
tài liệu cũ
2 F.CB Thuận Đ-T 3857
Bắc
60
0
- 78
0
80-150m
C.11, C.12, lß 58III,
lß CB I+147,
LK.372, 371C, 23,
391, …
3
F.1 Thuận TB-ĐN 1500
báo cáo
TDTM
1970-
4
F.10 Thuận TB-ĐN 800
TN
65
0
- 70
0
50-60m 40-60m

H.IXa.68b,
G.IXa.26, G.IXa.86,
H.IX.34.
-
5
F.11 Thuận TB-ĐN 6477
ĐB
70
0
- 75
0
>200m 30-50m
LK.24, 380, 24a,
402, 416, 424, 434,
474, XV+40, Lò
KTII+26, BMI+88
-
6
F.57 Thuận Đ-T 2500
Nam
65
0
- 70
0
50-70m 30-50m
LK.316. LK.324,
LK.64.
7 F.C Nghịch Đ-T 7640
Bắc
60

0
- 65
0
80-100m 50-70m
BC1970;
BC1994
8 F.A Nghịch TB-ĐN 7640
Bắc
70
0
- 80
0
LK.64, 317, 56A,
MK45, 18, MK6,
409, 557A; Lß V10-
TKI+31, H.FA…
BC1970;
BC1994
I.3. Đặc điểm các vỉa than
22
Báo cáo địa chất kết quả thăm dò khu mỏ than Mạo Khê, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
I.3.1. Cơ sở đồng danh các vỉa than
Trong báo cáo lần này tổng hợp lại tài liệu địa chất lỗ khoan thăm dò bổ
sung đặc biệt là hai lỗ khoan tìm kiếm TK.18 (1150m), TK.22 (1200m) và hiện
trạng khai thác của mỏ than Mạo Khê, từ đó liên kết, chính xác hóa không gian
phân bố, đặc điểm các vỉa than.
Phương pháp đồng danh các vỉa than trong khu vực được sử dụng chủ yếu
là phương pháp hình học vỉa, phân tích nhịp trầm tích, tướng đá, tài liệu Địa vật
lý các lỗ khoan.
Cấu trúc địa chất và định danh các vỉa than được kế thừa theo kết quả

“Báo cáo thăm dò tỷ mỷ mỏ than Mạo Khê - Đông Triều - Quảng Ninh“ do tác
giả Đỗ Chí Uy thành lập năm 1970 đã được Hội đồng Xét duyệt Trữ lượng
Khoáng sản phê duyệt tại quyết định số 02/QĐ-HĐTL ngày 22/4/1971, đồng
thời có tham khảo tài liệu Báo cáo trung gian thăm dò địa chất mức -150 khu
mỏ mạo Khê - Đông Triều - Quảng Ninh do tác giả Phí Trí Thiện thành lập
được Bộ Năng lượng phê duyệt tại quyết định số 737/NL-KHKT ngày
18/11/1994.
Địa tầng chứa than của khu mỏ than Mạo Khê chứa gần 70 vỉa than, từ
V1-21(24b) đến V24(59). Ngoài ra còn một số vỉa phụ tồn tại không liên tục,
các đoạn vỉa ít giá trị công nghiệp không đưa vào tính trữ lượng. Các vỉa than
tính trữ lượng khu mỏ Mạo Khê gồm 67 vỉa than, trong đó có 36 vỉa than cánh
Bắc và 31 vỉa than cánh Nam (chi tiết xem Bảng tổng hợp đặc điểm vỉa than
phụ lục số 07). Các vỉa than trong khu mỏ than hầu hết có mức duy trì tương đối
ổn định đến không ổn định.
Cơ sở đồng danh các vỉa than khu vực Mạo Khê dựa vào yếu tố: kiến tạo
và nhịp trầm tích trong địa tầng chứa than, cụ thể như sau:
a. Cơ sở kiến tạo:
Khu vực Mạo Khê có cấu trúc địa chất khá phức tạp. Khi liên hệ các yếu
tố kiến tạo (đứt gãy, nếp uốn) giữa cánh Bắc, cánh Nam khu mỏ Mạo Khê có
những thay đổi về tính chất của các yếu tố kiến tạo và tên gọi của các vỉa than.
Tuy nhiên những thay đổi này chỉ trong những diện tích nhất định, không ảnh
hưởng đến cấu trúc chung và không gian phân bố của các vỉa đã được xác định
qua các công trình thăm dò, khai thác. Các yếu tố kiến tạo, đồng danh các vỉa
than cơ bản vẫn được kế thừa theo các tài liệu báo cáo TDTM khu mỏ Mạo Khê
năm 1970.
b. Cơ sở địa tầng:
Khi liên hệ các vỉa than trên mặt cắt tuyến Trục đã chọn tập vỉa V.1, 1A,
1B; 1C, 1D; 1E, 1F của báo cáo TDTM khu mỏ Mạo Khê năm 1970 làm tập vỉa
chuẩn để định danh các vỉa than giữa các khu và khối kiến tạo. Các tập vỉa này
23

Báo cáo địa chất kết quả thăm dò khu mỏ than Mạo Khê, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
tương đối ổn định theo đường phương và hướng dốc nên được chọn làm tập vỉa
chuẩn để liên hệ và đồng danh các tập vỉa trên, dưới.
Do cấu trúc địa chất của khu vực rất phức tạp, các công trình thăm dò còn
thưa vì thế việc liên hệ đồng danh vẫn còn để lại những tồn tại sẽ giải quyết
trong quá trình thăm dò, khai thác sau này.
Để tiện theo dõi trong những quá trình tổng hợp sau này, chúng tôi thống
nhất ký hiệu tên vỉa than như sau:
Ví dụ1: V.10(45) - Tên vỉa bên ngoài ngoặc V.10 là tên vỉa than số 10
tính từ V.1 Mạo Khê lên (theo báo cáo trung gian TDDC 1994), trong ngoặc
(45) là tên cũ của V.45 báo cáo Tràng Bạch.
Ví dụ2: V.1-21(24b) - Tên vỉa bên ngoài ngoặc V.1-21 là tên vỉa than số
21 tính từ V.1 Mạo Khê xuống, trong ngoặc (24b) là tên cũ V.24b Tràng Bạch.
Trong các báo cáo trước đây, các tác giả đã mô tả chi tiết, đầy đủ các vỉa than
có trong khu mỏ. Vì vậy, trong báo cáo này chúng tôi chỉ mô tả các vỉa than
tham gia tính trữ lượng, theo thứ tự từ dưới lên trên cụ thể như sau:
I.3.2. Mô tả đặc điểm chung các vỉa than
I.3.2.1 Các vỉa than cánh Bắc:
- Các vỉa than thuộc tập chứa than dưới (T
3
nr - hg
2
1
)
Tập chứa than dưới gồm 22 vỉa, từ vỉa V.1-25(21A) đến vỉa V.1(36) và có
10 vỉa tham gia tính trữ lượng, tài nguyên. Các vỉa than trong tập này bị F.A
phân cắt, phân bố từ phía Tây đến về phía Đông, độ cao xuất hiện lộ vỉa thường
+50m. Sự thay đổi của vỉa than theo đường phương nhỏ, có một số vỉa xuống
sâu mỏng dần, phần lớn là những vỉa có chiều dày mỏng với cấu tạo tương đối
đơn giản và tương đối ổn định, ít công trình khống chế nhưng có ý nghĩa về mặt

địa tầng. Khoảng cách của các vỉa thuộc nhóm dưới thường gần nhau, từ 22m ÷
60m, trung bình 45m.
1-Vỉa 1I(26): Vỉa tồn tại, duy trì từ T.IV đến qua T.IX, vỉa không xuất lộ,
kéo dài về phía Đông đến qua khu Tràng Bạch vỉa có xu hướng vát mỏng dần.
V.1I(26) cách V.1H(27A) từ 10m đến 35m, trung bìmh 10m. Chiều dài theo
phương vỉa khoảng 6,0km. Vỉa dốc, góc dốc thay đổi từ 20
o
đến 65
o
, góc dốc
vỉa thoải dần theo hướng dốc. Vỉa có cấu tạo phức tạp. Chiều dày vỉa biến đổi
từ 1,14m (LK.81A) đến 1,29m (LK.52), trung bình 1,22m. Chiều dày riêng than
thay đổi 1,14m (LK.81A) đến 1,29m (LK.52), trung bình 1,22m. Vỉa có 03 công
trình khoan khống chế. Vách, trụ vỉa thường là sét kết, bột kết.
2- Vỉa 1F(28): Vỉa tồn tại, duy trì từ T.IIIA đến T.IXA, về phía Tây vỉa
mỏng dần theo hướng dốc. V.1F(28) cách V.1E(29) từ 25 đến 30m, trung bìmh
25m. Chiều dài theo phương khoảng 3,20km,. Vỉa có góc dốc thay đổi từ 25
o
÷
65
o
, theo hướng dốc vỉa thoải dần. Vỉa có cấu tạo tương đối phức tạp, thường
24
Báo cáo địa chất kết quả thăm dò khu mỏ than Mạo Khê, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
chứa từ 0 đến 1 lớp đá kẹp, chiều dày đá kẹp biến đổi từ 0,00m ÷ 0,45m
(TK22), trung bình 0,09 m. Chiều dày than biến đổi từ 0,25m (LK.52) ÷
5,25m(TK22), trung bình 1,46m. Chiều dày riêng than thay đổi từ
0,25m(LK.52) ÷ 4,80m (TK.22), trung bình 1,38m. Vỉa có 08 công trình khống
chế. Vách, trụ vỉa thường là sét kết, bột kết, cát kết hạt nhỏ.
3- Vỉa 1E(29): Phân bố ở cánh Bắc đứt gãy F.A từ T.IIIVA đến T.IXA,

chiều dài theo phương khoảng 3,3km, không xuất lộ trên mặt. Tồn tại từ mức –
350m trở xuống. V.1E(27) cách V.1DT(30) từ 39 đến 45m, trung bìmh 40m.
Vỉa dốc, thay đổi từ 40
o
đến 60
o
theo hướng dốc vỉa thoải dần. Vỉa có cấu tạo
phức tạp, thường chứa từ 0 đến 2 lớp đá kẹp, chiều dày đá kẹp biến đổi từ 0,00
m ÷ 2,99m, trung bình 0,85 m. Chiều dày than biến đổi từ 0,1m (LK.81A) ÷
6,11m (Lk.458), trung bình 3,46m. Chiều dày riêng than thay đổi từ 0,10m ÷
6,05m, trung bình 2,61m. Vỉa có 08 công trình khống chế. Vách, trụ vỉa chủ yếu
là bột kết, ít sét kết.
4- Vỉa 1D(31): Phân bố ở cánh Bắc đứt gãy F.A, từ phía Tây tuyến T.IIa
đến qua T.IXA, vỉa không xuất lộ trên mặt, tồn tại từ mức –150m trở xuống,
kéo dài khoảng 4,00km. Vỉa V.1D(31) cách V.1C(32) từ 15 ÷ 18m, trung bìmh
16m. Vỉa dốc, từ T.IXV về phía Tây góc dốc thay đổi từ 45
o
đến 80
o
, theo
hướng dốc vỉa thoải dần. Vỉa có cấu tạo tương đối phức tạp, thường chứa từ 0 ÷
4 lớp đá kẹp, chiều dày đá kẹp biến đổi từ 0,00m ÷ 1,13 m, trung bình 0,24 m.
Chiều dày than biến đổi từ 0,39m ÷ 9,39m, trung bình 2,76m. Chiều dày riêng
than thay đổi từ 0,39m (LK.209) ÷ 8,36m (LK.395), trung bình 2,52m. Vỉa có
28 công trình khống chế. Vách, trụ vỉa chủ yếu là sét, bột kết.
5-Vỉa 1C(33): Tồn tại, phân bố ở cánh Bắc đứt gãy F.A, vỉa duy trì liên
tục từ tuyến T.IIa đến TIXA, vỉa không xuất lộ trên mặt, tồn tại từ mức –80m
trở xuống, kéo dài khoảng 4100m, vỉa mỏng dần theo hướng dốc. V.1C(33)
cách V.1CV(34) từ 19 ÷ 73m, trung bìmh 34m. Phía Tây góc dốc thay đổi từ
50

o
÷ 70
o
, từ T.XV về phía Đông vỉa thoải dần, góc dốc 20
o
÷ 30
o
, theo hướng
dốc vỉa thoải dần. Vỉa có cấu tạo tương đối phức tạp, thường chứa từ 0 ÷ 3 lớp
đá kẹp, chiều dày đá kẹp biến đổi từ 0,00m ÷ 1,38 m, trung bình 0,19m. Chiều
dày than biến đổi từ 0,46m ÷ 6,14m, trung bình 1,93m. Chiều dày riêng than
thay đổi từ 0,46m (LK.623) ÷ 4,76m (LK.412), trung bình 1,8m. Vỉa có 20 công
trình khống chế. Vách, trụ vỉa chủ yếu là bột kết, ít sét kết
6- Vỉa 1B(35): Phân bố không liên tục ở cánh Bắc đứt gãy F.A, từ T.VI
đến TIXA, kéo dài khoảng 1800m, không xuất lộ trên mặt, tồn tại từ mức +30m
trở xuống. Vỉa V.1B(35) cách V.1-T(36A) từ 41 ÷ 66m, trung bìmh 53m.Vỉa
dốc, góc dốc thay đổi từ 30
o
÷ 80
o
, theo hướng dốc vỉa thoải dần. Vỉa có cấu tạo
rất phức tạp, thường chứa từ 0 ÷ 13 lớp đá kẹp, chiều dày đá kẹp biến đổi từ
0,00 m ÷ 2,02 m, trung bình 0,79m. Chiều dày than biến đổi từ 1,13m
25

×