TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC
KĨ NĂNG SỐNG QUA MÔN
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Ở TIỂU HỌC
Báo cáo viên: NguyÔn Xu©n T ëng
Tìm hiểu khả năng GD KNS qua
môn TN&XH
Xây dựng mục tiêu GD KNS qua
môn TN&XH
Nghiên cứu nội dung và địa chỉ
GDKNS qua môn TN&XH
CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH
Làm việc nhóm:(10 phút)
Dựa vào những vấn đề chung về KNS (bài 1, bài 2) và
chương trình GD môn TNXH.
1. Vì sao môn TN&XH ở các lớp 1,2,3 là một trong
những môn học phù hợp để GV có thể GDKNS
cho các em HS?
2. Việc GDKNS qua môn TN&XH sẽ có những tác
dụng gì?
I. KHẢ NĂNG GD KNS QUA MÔN TN&XH
Là một môn học giúp HS có một số kiến thức cơ bản ban đầu
về con người và sức khỏe, về một số sự vật, hiện tượng đơn
giản trong TN&XH.
Chú trọng đến việc hình thành và phát triển các KN trong học
tập như quan sát, nêu nhận xét, thắc mắc, đặt câu hỏi và
diễn đạt hiểu biết của bản thân về các sự vật, hiện tượng đơn
giản trong TN và trong XH.
Giúp HS xây dựng các qui tắc giữ vệ sinh, an toàn cho bản
thân, gia đình và cộng đồng, yêu gia đình, quê hương, trường
học và có thái độ thân thiện với thiên nhiên.
Việc giáo dục KNS qua môn TN&XH sẽ góp phần không chỉ
khắc sâu thêm các kiến thức của môn học mà còn hình thành
thái độ và hành vi tích cực, phù hợp, cần thiết giúp HS có thể
ứng xử có hiệu quả các tình huống thực tế trong cuộc sống.
I. KHẢ NĂNG GD KNS QUA MÔN TN&XH
Làm việc nhóm: (10 phút)
Anh / Chị hãy nêu những mục tiêu GDKNS qua
môn TN&XH ở Tiểu học?
1. Mỗi nhóm nghiên cứu 1 chủ đề môn học
của 1 lớp (Lớp 1,2,3).
2. Nêu 3 KNS phù hợp gắn với nội dung GD
trong chủ đề nghiên cứu.
(Yêu cầu: Mỗi 1 nội dung GD KNS ghi lên 1 thẻ màu.)
II. XÂY DỰNG MỤC TIÊU GDKNS QUA MÔN TN&XH
II. XÂY DỰNG MỤC TIÊU GDKNS QUA MÔN
TN&XH
Giáo dục KNS trong môn TN-XH giúp HS:
Tự nhận thức và xác định được giá trị của bản thân mình, biết lắng
nghe, ứng xử phù hợp ở một số tình huống liên quan đến sức khỏe
bản thân, các quan hệ trong gia đình, nhà trường, trong TN và XH.
Biết tìm kiếm, xử lí thông tin và phân tích, so sánh để nhận diện, nêu
nhận xét về các sự vật, hiện tượng đơn giản trong TN&XH.
Hiểu và vận dụng các kĩ năng trên: Cam kết có những hành vi tích
cực; Tự nguyện (tự phục vụ, tự bảo vệ) trong việc thực hiện các qui
tắc vệ sinh, chăm sóc sức khỏe bản thân, trong việc đảm bảo an
toàn khi ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng; Thân thiện với cây cối,
con vật xung quanh và môi trường.
III. NGHIÊN CỨU NỘI DUNG VÀ ĐỊA CHỈ GDKNS
QUA MÔN TN&XH
1. Các kĩ năng sống chủ yếu trong môn
TN&XH.
2. Nội dung chủ yếu của các KNS trong môn
TN&XH.
3. Địa chỉ GD KNS trong môn TN&XH.
III. NGHIÊN CỨU NỘI DUNG VÀ ĐỊA CHỈ GDKNS
QUA MÔN TN&XH
1. Các kĩ năng sống chủ yếu trong môn TN&XH.
Dựa trên các nội dung của môn học về con
người và sức khỏe, về TN&XH. Anh/ Chị hãy nêu
các kĩ năng sống chủ yếu trong môn TN&XH?
- Kĩ năng tự nhận thức.
- Kĩ năng tự phục vụ và tự bảo
vệ.
- Kĩ năng ra quyết định.
- Kĩ năng kiên định và kĩ năng
từ chối.
- Kĩ năng làm chủ bản thân.
- Kĩ năng giao tiếp.
- Kĩ năng hợp tác.
- Kĩ năng tư duy phê phán.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông
tin.
III. NGHIÊN CỨU NỘI DUNG VÀ ĐỊA CHỈ GDKNS
QUA MÔN TN&XH
2. Nội dung chủ yếu của các kĩ năng sống trong
môn TN&XH.
- Kĩ năng tự nhận thức: Tự nhìn nhận, đánh giá về bản thân để xác định
được mặt mạnh, mặt yếu của bản thân, biết vị trí của mình trong các mối
quan hệ ở nhà, ở trường và ở cộng đồng.
- Kĩ năng tự phục vụ và tự bảo vệ: Biết các tự phục vụ: rửa mặt, đánh
răng, tắm; tự bảo vệ chăm sóc sức khoẻ bản thân liên quan đến các vấn
đề vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, dinh dưỡng, phòng bệnh và an
toàn ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng.
- Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để bảo vệ sức khỏe của
bản thân; để ứng xử phù hợp trong gia đình, nhà trường và cộng đồng;
để bảo vệ môi trường.
- Kĩ năng kiên định và kĩ năng từ chối: Kiên quyết giữ vững lập trường
và nói lời từ chối trước những lời rủ rê của bạn bè và người xấu; không
tham gia vào những việc làm, hành vi mang tính tiêu cực.
-
Kĩ năng làm chủ bản thân: Biết đảm nhận trách nhiệm, cam kết
thực hiện công việc và biết ứng phó với căng thẳng trong những tình
huống của cuộc sống một cách tích cực.
-
Kĩ năng giao tiếp: Tự tin khi giao tiếp; Lắng nghe tích cực; Phản hồi
xây dựng; Bày tỏ sự cảm thông; chia sẻ; giúp đỡ với bạn bè trong
lớp, trường, những người có hoàn cảnh khó khăn.
-
Kĩ năng hợp tác: Khả năng cá nhân biết chia sẻ trách nhiệm, biết
cam kết và cùng chung sức làm việc có hiệu quả cùng với những
thành viên khác, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, một lĩnh
vực nào đó vì mục đích chung.
-
Kĩ năng tư duy phê phán: Biết phê phán, đánh giá các ý kiến, hành
động, lời nói, việc làm, các hiện tượng trong đời sống hằng ngày.
-
Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin: Biết tìm kiếm và xử lí thông tin
để giải quyết vấn đề trên cơ sở vận dụng tư duy phê phán và sáng
tạo.
III. NGHIÊN CỨU NỘI DUNG VÀ ĐỊA CHỈ GDKNS
QUA MÔN TN&XH
Nghiên cứu TL bồi dưỡng (phần IV- Trang 13) và trả lời
câu hỏi:
Anh / Chị có đồng ý với địa chỉ GDKNS
trong các bài đề xuất ở tài liệu bồi dưỡng
không ? Cần thêm hoặc bớt KNS nào trong
từng bài?
Trình bày trên giấy A0 theo mẫu(Theo từng lớp1,2,3):
III. NGHIÊN CỨU NỘI DUNG VÀ ĐỊA CHỈ GDKNS
QUA MÔN TN&XH
Tên bài KNS cần bổ sung KNS cần bớt
1. Phương pháp/ KT DHTC nào có thể được sử
dụng để GD KNS qua môn TNXH?
2. Chọn và sử dụng 1 PP/KT DHTC nêu trên
để thiết kế 1 trích đoạn bài học.
(Yêu cầu trình bày trên giấy A0)
VI. TÌM HIỂU MỘT SỐ PP/KT DHTC ĐỂ GD KNS
QUA MÔN HỌC
VI. TÌM HIỂU MỘT SỐ PP/KT DHTC ĐỂ GD KNS
QUA MÔN HỌC
1. Phương pháp/ KT DHTC có thể được sử dụng
để GD KNS qua môn TNXH:
-
Thảo luận nhóm.
-
Hỏi đáp trước lớp.
-
Đóng vai, xử lí tình huống.
-
Quan sát.
-
Trò chơi.
-
Thực hành.
-
Động não.
- Sơ đồ tư duy, trình bày,
VI. TÌM HIỂU MỘT SỐ PP/KT DHTC ĐỂ GD
KNS QUA MÔN HỌC
2. Chọn và sử dụng 1 PP/KT DHTC nêu trên để thiết kế 1 trích
đoạn bài học trong môn TN&XH.
(Yêu cầu trình bày trên giấy A0)
V. THỰC HÀNH GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO
HS QUA MÔN TN&XH.
Nhóm thực hành chủ động:
- Chọn 1 bài trong TL tăng cường/ tự thiết kế kế
hoạch bài học theo mẫu của tài liệu BD.
-
Thực hành trước lớp bài giảng.
Lưu ý : + Đảm bảo các bài thuộc cả 3 chủ đề của môn học)
+Thể hiện phương pháp và cách tiến hành linh
hoạt, sáng tạo tuy nhiên vẫn đi đúng nội dung bài giảng
(ví dụ: bài tập tình huống, đóng vai, thảo luận, kể
chuyện, )
IV. KẾT LUẬN
-
Các bước chỉ là “ vỏ” bên ngoài, cần cụ thể “ ruột” bên trong.
-
Với bất cứ một bài học nào cũng cần có mục tiêu. MT cần cụ thể hóa
bằng các động từ để đo, đếm được( biết, hiểu, vận dụng, nêu,…)
-
Khẳng định GDKNS không gọi là tích hợp, lồng ghép ->gọi là tăng
cường KNS, giúp HS tích cực hóa hoạt động học tập tích cực của HS.
-
Cần đưa GDKNS vào từng hoạt động. Biết tổ chức các hoạt động đó
như thế nào? Đưa KNS như thế nào cho hợp lí với từng hoạt động?
-
Để khuyến khích HS tham gia vào các hoạt động trên lớp tích cực, đòi
hỏi GV-HS phải chuẩn bị đầy đủ đồ dùng dạy- học. Sử dụng đồ dùng đó
để tìm tòi, khám phá tri thức, không dùng để giới thiệu.
-
Phần tiến trình bài dạy chỉ khác nhau về tên gọi:
1. Khám phá( Khởi động- GTB)
2. Kết nối( Bài mới)
3. Thực hành- Luyện tập(Thực hành)
4. Vận dụng(Củng cố-dặn dò)