Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tại sao tin nhắn SMS chỉ có 160 ký tự?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.94 KB, 2 trang )

Tại sao tin nhắn SMS chỉ có 160 ký tự?
Một mình trong căn phòng ở Bonn (Đức), Friedhelm Hillebrand gõ vu vơ vào máy đánh
chữ rồi đếm lượng chữ cái, số, dấu, khoảng cách và nhận thấy mỗi câu dù dài 1 hay 2 dòng
đều chứa chưa tới 160 ký tự.
Con số kỳ lạ này giúp nhà nghiên cứu khoa học Hillebrand thiết lập chuẩn cho một trong những
mô hình liên lạc số phổ biến nhất hiện nay: tin nhắn SMS (Short Message Service). "Nó đầy đủ
một cách hoàn hảo", ông nhớ lại chuyện diễn ra năm 1985 khi ông 45 tuổi.
Khi đó, Hillebrand và một nhóm nghiên cứu đang lên kế hoạch chuẩn hóa công nghệ cho phép
điện thoại di động truyền và hiển thị thông điệp dưới dạng văn bản (text message). Do hạn chế
về băng thông của mạng không dây, mỗi tin nhắn cần được rút gọn càng ngắn càng tốt.
Hillebrand cũng tranh luận với một người bạn rằng liệu 160 ký tự có đủ để truyền tải điều người
gửi muốn nói. "Bạn tôi nghĩ mô hình này chẳng thể phổ biến hay được số đông chấp nhận.
Nhưng tôi lạc quan hơn thế", Hillebrand nói.
Sự lạc quan của ông đã đem đến kết quả bất ngờ: Tin nhắn trở thành hình thức liên lạc qua điện
thoại di động được ưa chuộng trên toàn thế giới. Người Mỹ gửi SMS còn nhiều hơn gọi điện
(trung bình mỗi người gửi 357 tin nhắn/tháng so với 204 cuộc gọi trong quý II/2008). Twitter,
mạng xã hội ngày một mở rộng trên Internet, đã áp dụng thành công kiểu thông điệp ngắn và
được cả người nổi tiếng như tổng thống Mỹ Barack Obama yêu thích. Tin nhắn Twitter chỉ có
140 ký tự và 20 ký tự còn lại dành cho địa chỉ của người sử dụng.
Tuy nhiên, vào thời điểm đó, thuyết phục mọi người chấp nhận không hề dễ dàng. Không có lấy
một nghiên cứu thị trường và những gì Hillebrand làm chỉ dựa trên lý lẽ rằng bưu thiếp thường
chứa ít hơn 150 ký tự và các thông điệp được gửi qua máy điện báo (telex) cũng có độ dài tương
đương nội dung trong bưu thiếp.
Ngoài ra, độ dài không phải hạn chế duy nhất của tin nhắn. Việc nhập liệu cũng rất khó khăn vì
nhiều chữ cái được xếp trên cùng một phím số, khiến đôi khi người sử dụng phải bấm tới 3-4 lần
mới chọn được chữ mình cần. Ngày nay, sự ra đời của các phần mềm như T9, bàn phím Qwerty,
màn hình cảm ứng… giúp quá trình này bớt vất vả hơn.
Hai điểm yếu này vẫn đang tồn tại nhưng tin nhắn vẫn được ưa chuộng. "Không thể ngờ giới trẻ
thích dùng nó đến thế", Hillebrand nhận xét và cho biết ông cảm thấy thú vị khi những cặp đôi
chia tay nhau qua tin nhắn.
Với quyết định mang tính đột phá trong ngành di động, nhiều người tin Hillebrand sẽ giàu sụ.


Nhưng SMS không được đăng ký bản quyền và ông không nhận được bất cứ xu nào mỗi khi có
ai đó gửi tin nhắn, nhưng "điều đó cũng không sao cả", ông nói.
Theo VnExpress

×