Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính quý III tại doanh nghiệp tư nhân thương mại và dịch vụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (743.12 KB, 34 trang )

PHẦN 1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Ở bất kỳ thời đại nào thuế luôn là một công cụ thể hiện quyền lực của nhà
nước, thuế còn là nguồn tài chính để phục vụ nhu cầu chi tiêu của xã hội, thuế nói
lên được tình hình phát triển của một xã hội.
Ở nước ta trước cải cách chế độ thu ngân sách Nhà nước, Luật thuế chỉ áp
dụng đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc thành phần kinh tế tập thể và cá
thể. Để thực hiện chế độ thu ngân sách phù hợp với cơ chế thị trường, phát huy vai
trò của các hình thức thu ngân sách Nhà nước, cuộc cải cách chế độ thu ngân sách
Nhà nước được thực hiện trên cơ sở Nghị quyết Quốc hội khóa VIII kỳ họp thứ IV
năm 1989. Kết quả của cuộc cải cách này đưa đến việc áp dụng thống nhất chế độ thu
thuế đối với tất cả các thành phần kinh tế, không phân biệt hình thức sở hữu, hình thức
kinh doanh. Từ đây thuế thực sự trở thành nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước
và thuế chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn thu ngân sách Nhà nước.
Trong đó, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp là hai loại thuế
mà bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải nộp.
Thuế giá trị gia tăng là một trong các loại thuế có tầm quan trọng trong nền
kinh tế. Trong hầu như tất cả các loại hàng hóa dịch vụ của mọi lĩnh vực, ngành
nghề của nền kinh tế quốc dân, thuế giá trị gia tăng đều chiếm một phần trong tổng
giá trị của nó. Thuế giá trị gia tăng giúp hệ thống chính sách thuế, sắc thuế tương
đồng với Luật thuế Nhà nước và phù hợp với thông lệ quốc tế. Điều đó giúp các
doanh nghiệp mở rộng quan hệ hợp tác, phù hợp với lộ trình hội nhập kinh tế quốc
tế, thực hiện bảo hộ hợp lý, có chọn lọc, có thời hạn, có điều kiện, tăng sức cạnh
tranh của nền kinh tế thúc đẩy sản xuất phát triển và đảm bảo lợi ích quốc gia.
Thuế thu nhập doanh nghiệp là nguồn thu quan trọng của ngân sách Nhà nước
và cũng là một công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng tái phân phối
thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội.
Phạm vi áp dụng của thuế thu nhập doanh nghiệp rất rộng, gồm cá nhân, nhóm
kinh doanh, hộ cá thể và các tổ chức kinh tế có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng
hoá, dịch vụ có phát sinh lợi nhuận. Nền kinh tế thị trường nước ta ngày càng phát


triển và ổn định, tăng trưởng kinh tế được giữ vững ngày càng cao, các chủ thể hoạt
động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngày càng mang lại nhiều lợi nhuận thì khả năng
huy động nguồn tài chính cho ngân sách Nhà nước thông qua thuế thu nhập doanh
nghiệp ngày càng dồi dào.
Thuế thu nhập doanh nghiệp là công cụ quan trọng để góp phần khuyến khích,
thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển theo chiều hướng kế hoạch, chiến lược,
phát triển toàn diện của Nhà nước.
Nói chung, thuế là công cụ quan trọng nhất để phân phối lại tổng sản phẩm xã
hội và thu nhập quốc dân theo đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Hiện
nay nguồn thu nước ngoài đã giảm nhiều, kinh tế đối ngoại chuyển thành có vay có
trả. Trước tiên, thuế là một công cụ quan trọng để góp phần ổn định trật tự xã hội,
chuẩn bị điều kiện và tiền đề cho việc phát triển lâu dài. Với cơ cấu kinh tế nhiều
thành phần, hệ thống pháp luật thuế mới được áp dụng thống nhất giữa các thành
phần kinh tế. Thuế đã điều chỉnh được hầu hết các hoạt động sản xuất, kinh doanh,
các nguồn thu nhập, mọi tiêu dùng xã hội. Ðây là nguồn thu chính của ngân sách
Nhà nước.
Nhận rõ được tầm quan trọng của thuế nên trong thời gian học với sự giảng
dạy của cô Phạm Thị Hồng Quyên, em đã tìm hiểu và tiến hành làm đề tài: “Kê khai
thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính quý III tại Doanh nghiệp tư nhân thương mại
và dịch vụ”.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
Quy trình hoạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính theo quý.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
 Đối tượng nghiên cứu:
- Thuế TNDN tại Công ty.
- Trình tự hạch toán, ghi chép, kê khai, quyết toán và nộp thuế tại Doanh
nghiệp tư nhân thương mại dịch vụ Thành Huế.
 Phạm vi nghiên cứu:
- Về mặt không gian: Doanh nghiệp tư nhân và thương mại dịch vụ Thành Huế.
- Về mặt thời gian: Nghiên cứu về tình hình tài sản và nguồn vốn trong ba

năm 2010-2012 và nghiên cứu thực trạng thuế TNDN trong quý III/2013.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Thu thập số liệu, các phương pháp chứng từ kế toán, phương pháp tổng hợp cân
đối kế toán được sử dụng để phân tích về công tác kê khai quyết toán thuế.
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DNTN THƯƠNG MẠI
VÀ DỊCH VỤ THÀNH HUẾ

1.1. Khái quát về hoạt động của công ty
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngày 10/04/2004, Công ty được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Bình cấp
giấy phép thành lập, với số vốn đăng ký ban đầu là 300 triệu đồng và hoạt động
trong lĩnh vực mua bán mặt hàng điện thoại, thẻ card, phụ kiện điện thoại các loại.
Nói chung từ ngày thành lập đến giữ tháng 6 năm 2006, trong 2 năm này Công ty
hoạt động với quy mô nhỏ, doanh số và lợi nhuận không đáng kể. Văn phòng Công
ty đặt tại tầng 2, cửa hàng trưng bày và bán các sản phẩm điện thoại nằm ở tầng 1,
với tổng số lao động làm việc không quá 5 người, chủ yếu là nhân viên bán hàng.
Đầu năm 2006, sau khi tham khảo thị trường, nhận thấy mặt hàng điện thoại
đã bảo hòa, trên địa bàn ngày càng có nhiều doanh nghiệp buôn bán điện thoại ra
đời với quy mô lớn hơn, rất khó cạnh tranh. Bên cạnh đó Công ty nhận thấy việc
làm ảnh là nhu cầu tất yếu để mỗi doanh nghiệp có tiếng nói trên thương trường và
khẳng định vị thế của mình.
Hiện nay, DNTN Thương mại và dịch vụ Thành Huế là một trong những Công
ty làm ảnh hàng đầu tại Thành phố Đồng Hới và có uy tín cũng như tiếng tăm ở khu
vực miền Trung, Công ty luôn áp dụng các kỹ thuật và công nghệ hiện đại, phục vụ
cho cả ngàn người tham dự. Có thể nói khi bước vào lĩnh vực này, Công ty đã có
những bước đi đúng đắn, đáp ứng mọi nhu cầu đến với khách hàng.
1.1.2. Chức năng và lĩnh vực kinh doanh
DNTN Thương mại và dịch vụ là doanh nghiệp vốn do một thành viên là cá
nhân, thực hiện chế độ hạch toán độc lập, hoàn toàn tự chủ về tài chính. Công ty

còn có chức năng mua bán máy ảnh trong và ngoài tỉnh.
1.1.3. Tổ chức quản lý
1.1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
Cơ cấu bộ máy của Công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng.
Việc tổ chức như vậy là xuất phát từ yêu cầu cơ bản của việc tổ chức sản xuất theo
hệ thống dây chuyền liên tục nhằm đảm bảo tính cân đối nhịp nhàng giữa các phòng
ban chức năng quản lý điều hành trong Công ty. Với hình thức này bộ máy quản lý
trở nên gọn nhẹ, năng động, hiệu quả phù hợp với yêu cầu quản lý và nhiệm vụ sản
xuất kinh doanh của Công ty cũng như không tách rời với nguyên tắc, chính sách
chế độ Nhà nước quy định.













Sơ đồ 1.1: Tổ chức bộ máy quản lý
1.1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban
- Giám đốc: Là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Giám đốc chịu
trách nhiệm cao nhất, có quyền điều hành phó giám đốc, các bộ phận SXKD trong
doanh nghiệp và ra quyết định cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh theo kế hoạch,
chịu trách nhiệm với hội đồng thành viên về kết quả sản xuất kinh doanh. Quản lý điều
hành chung của Công ty tuân thủ theo chế độ một thủ truởng theo Điều lệ Công ty quy

định. Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính pháp lý của tất cả các
hoạt động liên quan đến sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Phó giám đốc: Là người giúp việc, là trợ lý cho giám đốc về mọi hoạt động
của Công ty, đồng thời là người được giám đốc uỷ quyền giải quyết công việc, chỉ
đạo các bộ phận trong doanh nghiệp thực hiện mội nhiệm vụ được giao và chịu
trách nhiệm một số lĩnh vực trong phạm vi quyền hạn của mình.
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng Tổ chức
Hành chính
Phòng
Kinh doanh
Phòng Kế toán
Tài vụ
Chi nhánh
Xưởng SX
- Phòng kế toán tài vụ: Là bộ phận chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc, phó
giám đốc, tham mưu cho ban giám đốc về lĩnh vực hoạt động tài chính và thuế. Là
bộ phận tiếp nhận, phân loại, xử lý, ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và
cung cấp các số liệu, báo cáo cần thiết cho các bộ phận liên quan, cho ban giám đốc
theo quy chế quản lý của Công ty và các cơ quan quản lý Nhà nước theo quy định
của pháp luật; là bộ phận tham mưu cho ban Giám đốc thực hiện tốt chủ truơng của
HĐTV và các đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước về tài chính phù hợp
những quy định của pháp luật. Phối hợp với các phòng ban liên quan để thực hiện
nhiệm vụ được giám đốc và phó giám đốc giao.
- Phòng tổ chức hành chính: Là bộ phận chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám
đốc, phó giám đốc, tham mưu cho Giám đốc về công tác nhân sự, sắp xếp cán bộ và
cơ cấu tổ chức, phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Công. Tư vấn cho
giám đốc ký kết các điều khoản của hợp đồng lao động; giải quyết các tranh chấp
lao động, tai nạn lao động và trực tiếp giải quyết các chế độ lao động cho người lao

động như nghỉ chế độ, thưởng, phạt, ốm đau sinh đẻ … theo đúng quy định của bộ
luật Lao động. Phối hợp với các phòng ban liên quan để thực hiện nhiệm vụ được
giám đốc và phó giám đốc giao.
- Phòng kinh doanh: Là bộ phận chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc, phó
giám đốc, phối hợp với các phòng ban liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giám
đốc và phó giám đốc giao. Tìm kiếm thị trường đầu vào và đầu ra cho Công ty.
Tham mưu cho ban Giám đốc về công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của
công ty và tổ chức thực hiện kế hoạch đó, về lĩnh vực kinh doanh, và mở rộng phạm
vi mua bán kể cả các mặt hàng sản xuất chính và mặt hàng phụ, tính toán và trực
tiếp chỉ đạo chặt chẻ giá mua nguyên liệu, cung cấp kịp thời cho lãnh đạo mọi số
liệu liên quan đến tình hình thu mua nguyên liệu để phục vụ cho công tác quản lý.
- Xưởng sản xuất: Là bộ phận trực tiếp quản lý lao động tại phân xưởng và
thực hiện các đơn đặt hàng theo mệnh lệnh của Ban giám đốc và yêu cầu của phòng
kinh doanh. Phân xưởng sản xuất có nó có nhiệm vụ giám sát chặt chẻ việc tiêu hao
vật tư theo định mức, định mức lao động theo từng hợp đồng. Đây cũng là nơi cất
giữ các dụng cụ phục vụ công tác tổ chức sự kiện nên cần phải được sắp xếp và theo
dõi một cách hết sức khoa học và ngăn nắp, tạo điều kiện tốt cho việc nhập – xuất
và kiểm kê hàng ngày, định kỳ.
- Chi nhánh: Là bộ phận tham mưu cho ban Giám đốc Công ty tìm kiếm thị
trường đầu vào và đầu ra với chi phí thấp nhất và đạt hiệu quả kinh tế cao nhất; giúp
cho ban giám đốc tiếp xúc với những khách hàng lớn, tiềm năng; tiếp cận với những
phương tiện, thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác quảng cáo và tổ chức sự kiện … Bộ
phận này chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ giám đốc và phó giám đốc.
1.2. Khái quát về tổ chức công tác kế toán
1.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán
1.2.1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán ở Công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng.









Sơ đồ 1.2: Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty
1.2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng phần hành kế toán
- Kế toán trưởng: Điều hành toàn bộ công tác kế toán của Công ty, tổ chức bộ
máy kế toán. Tham mưu với ban giám đốc về công tác quản lý sao cho tiết kiệm
được chi phí nhất trong sản xuất cũng như trong kinh doanh. Chịu sự chỉ đạo trực
tiếp của giám đốc. Báo cáo thường xuyên tình hình tài chính của công ty cho ban
giám đốc, chịu trách nhiệm về số liệu của báo cáo quyết toán. Tham mưu cho lãnh
đạo về việc quản lý tài chính, thuế … và chịu trách nhiện trước lãnh đạo và các cơ
quan quản lý Nhà nước về tính hợp pháp của các báo cáo cũng như số liệu kế toán
liên quan.
- Kế toán tổng hợp: Chịu trách nhiệm theo dõi TSCĐ hữu hình, CCDC đã xuất
dùng cần theo dõi để tiếp tục phân bổ, theo dõi và thanh toán lương, các khoản trích
KẾ TOÁN TRƯỞNG
Kế toán tổng
hợp
tiền lương
Kế toán kho
nguyên vật
liệu, CCDC,
hàng hoá,
thành phẩm
Kế toán tiền
mặt, tiền gửi
ngân hàng,
công nợ

Thủ
quỹ
Kế toán
xưởng
sản xuất
theo lương; đồng thời là người giúp việc cho kế toán trưởng trong công việc điều
nhành phòng kế toán. Cuối kỳ hạch toán tập hợp và kiểm tra các số liệu ở từng bộ
phận kế toán. Căn cứ vào các số liệu đó để ghi sổ Cái, lập bảng cân đối số phát sinh,
lập báo cáo quyết toán.
- Kế toán kho (nguyên vật liệu, CCDC, sản phẩm, hàng hoá): Theo dõi tình
hình hiện có, sự biến động (nhập, xuất kho vật liệu, hàng hoá, thành phẩm …) của
từng loại vật tư, hàng hoá để kịp thời tham mưu cho lãnh đạo dự trử vật tư, hàng
hoá phục vụ tốt cho SXKD.
- Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, công nợ: Kế toán phần hành này có
nhiệm vụ theo dõi chặt chẽ lượng tiền tồn quỹ (tiền mặt, TGNH), công nợ phải thu
– phải trả nhằm mục đích tham mưu cho lãnh đạo dự trử lượng tiền cần thiết để mua
sắm vật tư, hàng hoá phục vụ SXKD. Theo dõi chi tiết thật chặt chẽ từng đối tượng
công nợ nhằm đốc thúc việc thu hồi công nợ đảm bảo rút nhanh vòng quay vốn.
- Kế toán xưởng sản xuất: Theo dõi hằng ngày việc xuất thành phẩm, nguyên -
vật liệu. Vào thẻ kho theo từng mặt hàng. Thường xuyên đối chiếu với kế toán kho.
Cuối kỳ kiểm kê làm báo cáo xuất nhập tồn thành phẩm và nguyên - vật liệu. Theo
dõi công lao động tại xưởng, tính ra số công tương ứng với định mức giao khoán
sản phẩm, theo dõi định mưc vật tư, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm cho từng sản phẩm, từng đơn đặt hàng.
- Thủ quỹ: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình thu, chi, mở sổ quỹ, cập nhật số
liệu về tình hình thu – chi và tồn quỹ tiền mặt. Quản lý tốt quỹ tiền mặt không để
xẩy ra thất thoát quỹ tiền mặt. Chỉ thu – chi quỹ tiền mặt khi có phiếu thu – phiếu
chi với đầy đủ các chữ ký của tất cả những người có trách nhiệm.
1.2.1.3 Chế độ kế toán và hình thức kế toán
* Chế độ kế toán.

+ Công ty áp dụng Luật kế toán Việt Nam, Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, chế
độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC
ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
+ Hệ thống tài khoản sử dụng theo chế độ kế toán được ban hành và công bố
theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14 tháng 09 năm 2006.
+ Tuyên bố về việc tuân thủ Chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán Việt Nam :
Báo cáo tài chính được lập và trình bày phù hợp với chế độ kế toán Việt Nam và
tuân thủ các chuẩn mực kế toán, các thông tư hướng dẫn, các quy định hiện hành
của Nhà nước về chế độ kế toán Việt Nam.
* Hình thức kế toán.
Hình thức sổ kế toán áp dụng tại Công ty là hình thức “Chứng từ ghi sổ” .
a. Sơ đồ hình thức kế toán “Chứng từ ghi sổ
















Ghi chú: Ghi hàng ngày :
Ghi cuối tháng :

Đối chiếu kiểm tra :
Sơ đồ 1.2: Hình thức chứng từ ghi sổ
Trình tự ghi sổ theo hình thức Chứng từ ghi sổ khi được áp dụng vào phần
mềm Misa cũng bao gồm đầy đủ hệ thống sổ sách ở trong hình thức kế toán trên và
được minh họa theo sơ đồ sau:
Chứng từ gốc
Sổ đăng kí
chứng từ ghi sổ
Chứng từ ghi sổ
Sổ kế toán chi
tiết
Báo cáo tài
chính
Bảng cân đối số
phát sinh
Sổ cái
Bảng tổng hợp
chi tiết







Ghi chú: Ghi hàng ngày :
Ghi cuối tháng :
Đối chiếu kiểm tra :
Sơ đồ 1.4: Sơ đồ kế toán bằng phần mềm
 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy tính:

Hàng ngày , căn cứ vào các chứng từ gốc, kế toán tiến hành nhập liệu bằng
cách xác định các tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có và nhập dữ liệu theo bảng,
biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. Từ đó các thông tin sẽ được tự động
nhập vào các sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp.
Cuối tháng (hoặc bất cứ thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao
tác khóa sổ và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp và số liệu
chi tiết luôn được thực hiện tự động và luôn đảm bảo tính chính xác, trung thực theo
thông tin đã được nhập trong kỳ. Cuối tháng, cuối năm, sổ kế toán tổng hợp và sổ
kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục theo quy
định.
1.2.1.4. Các chính sách kế toán áp dụng
+ Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: HTK được tính theo giá gốc.
+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: phương pháp kê khai thường xuyên.
+ Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ hữu hình: TSCĐ ghi nhận theo giá gốc. Trong
quá trình sử dụng, tài sản cố định được ghi nhân theo nguyên giá, hao mòn lũy kế
và giá trị còn lại.
+ Phương pháp khấu hao TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình: Khấu hao được
trích theo phương pháp đường thẳng. Thời gian khấu hao được tính dựa trên Quyết
định số 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Chứng từ kế
toán
Báo cáo tài chính
Báo cáo thuế
Sổ kế toán:
- Sổ chi tiết
- Sổ tổng hợp
Báo Cáo Quyết Toán Thuế GVHD: Phạm Thị Hồng Quyên
SVTH: Tôn Nữ Quỳnh Thi - Lớp: K46A LTKT Trang 16

1.2.1.5 Tài sản và nguồn vốn

* Tình hình tài sản của Công ty qua 3 năm (2010 – 2012)
Đơn vị tính: Đồng
Bảng 1.1: Tình hình tài sản của Công ty qua 3 năm 2010 - 2012
Chỉ tiêu
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
So sánh
2011/2010
So sánh
2012/2011

Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị (+/-)
%
Giá trị (+/-)
%
A/ Tài sản ngắn hạn
2.289.366.720
77,86
4.570.655.780
84,53
5.058.688.265
84.09
2.281.289.060

99,65
488.032.485
10,67
I. Tiền và các khoản
tương đương tiền
150.313.432
5,11
582.559.345
10,77
812.654.234
16.06
432.245.913
287,56
230.094.889
39,50
II. Đầu tư tài chính
ngăn hạn










III. Các khoản phải thu
ngắn hạn
581.338.180

19,77
2.766.474.490
51,16
4.462.892.125
53.04
2.185.136.310
375,88
1.696.417.635
61,32
1. Phải thu của khách hàng
581.338.180
9,77
2.609.709.490
48,26
4.257.329.869
50.65
2.028.371.310
348,91
1.647.620.379
63,13
2. Các khoản phải thu khác


156.765.000
2,90
205,562,256
4.24
156.765.000

48.797.256

31,12
IV. Hàng tồn kho
1.454.268.248
49,46
829.173.589
15,34
756.682.652
12.38
-625.094.659
-42,98
-72.490.937
-8,74
V. Tài sản ngắn hạn khác
103.446.860
3,52
392.448.356
7,26
658.264.253
9.08
289.001.496
279,37
265.815.897
67,73
1. Thuế và các khoản phải
thu nhà nước
14.129.851
0,48
21.218.267
0,39
25.562.587

0.42
7.088.416
50,17
4.344.320
20,47
2. Tài sản ngắn hạn khác
89.317.009
3,04
371.230.089
6,87
536.456.782
7.25
281.913.080
315,63
165.226.693
44,51
B/Tài sản dài hạn
650.909.277
22,14
836.495.436
15,47
956.426.523
18.07
185.586.159
28,51
119.931.087
14,34
I. Tài sản cố định hữu hình
650.909.277
22,14

836.495.436
15,47
956.426.523
18.07
185.586.159
28,51
119.931.087
14,34
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
2.940.275.997
100
5.407.151.216
100,
6.015.114.788
100,00
2.466.875.219
83,90
607.963.572
11,24
Báo Cáo Quyết Toán Thuế GVHD: Phạm Thị Hồng Quyên
SVTH: Tôn Nữ Quỳnh Thi - Lớp: K46A LTKT Trang 17

Chỉ tiêu tài sản phản ánh tổng giá trị tài sản hiện có của Công ty. Nhìn chung
tổng tài sản của Công ty qua các năm có sự gia tăng. Năm 2010, tổng giá trị tài sản
là 2.940 triệu, năm 2011 tăng lên 5.407 triệu, so với năm 2010 tăng hơn 2.466 triệu
tương ứng tăng 83,90%, đây là sự tăng đáng kể. Năm 2012 tăng lên 6.015 triệu so
với năm 2011 tăng hơn 608 triệu. Nhìn vào biến động trên ta có thể thấy được quy
mô về vốn của Công ty ngày càng tăng lên, quy mô sản xuất kinh doanh của Công
ty ngày càng được mở rộng. Ta đi sâu phân tích các chỉ tiêu sau :
- Tài sản ngắn hạn (TSNH): Nhìn vào bảng 1.2, ta thấy TSNH luôn chiếm tỷ

trọng lớn trong tổng tài sản của Công ty: Năm 2010, TSNH là 2.289 triệu chiếm
77,86% tổng tài sản, năm 2011 tăng lên 4.570 triệu chiếm 84,53%. Như vậy, TSNH
năm 2011 so với năm 2010 tăng 2.281 triệu tương ứng tăng 99,65%. Năm 2012
tăng lên 5.058 triệu chiếm 84.09% so với năm 2011 tăng lên 488 triệu tương ứng
tăng 10,67%. Đây là tỷ lệ tăng tương đối cao, do các chỉ tiêu như tiền, các khoản
phải thu ngắn hạn…. có sự tăng đồng đều, trong đó TSNH khác cũng tăng nhưng
không đáng kể, nhưng nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc tăng này là do các khoản
phải thu chiếm tỷ trọng cao.
+ Vốn bằng tiền (VBT): VBT tại Công ty năm 2011 là 582 triệu, so với năm
2010 tăng 432 triệu tương ứng tăng 287,56%. Năm 2012 là 812 triệu so với năm
2011 tăng 230 triệu tăng tương ứng 39,50%. Tình hình VBT của Công ty qua 3 năm
có sự gia tăng mạnh, điều này có thể giúp Công ty có khả năng thanh toán tốt hơn,
nhưng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của Công ty
+ Các khoản phải thu ngắn hạn: Các khoản phải thu là loại tài sản chiếm tỷ
trọng lớn. Năm 2010, khoản phải thu là 581 triệu chiếm 19,77% tổng tài sản, sang
năm 2011 thì khoản phải thu là 2.766 triệu chiếm 51,16%, tăng 2.185 triệu so với
năm 2010 tương ứng tăng 375,88%. Năm 2012 thì khoản phải thu là 4.462 triệu
chiếm 53.04%, tăng 1.696 triệu so với năm 2011 tương ứng tăng 61.32%. Điều này
thể hiện lượng khách hàng của Công ty có sự gia tăng lớn, sản phẩm bán ra ngày
càng nhiều. Nhưng khoản phải thu tăng không phải là điều hoàn toàn tốt, Công ty
cần phải xem xét lại và có chính sách thu hồi nợ tốt hơn, tránh tình trạng bị chiếm
dụng vốn.
Báo Cáo Quyết Toán Thuế GVHD: Phạm Thị Hồng Quyên
SVTH: Tôn Nữ Quỳnh Thi - Lớp: K46A LTKT Trang 18

+ Hàng tồn kho (HTK): HTK đạt 1.454 triệu tương đương 49,46%, chiếm tỷ
trọng lớn trong năm 2010 sẽ gây khó khăn cho công ty, làm cho lượng vốn bị ứ
đọng, dẫn đến lãng phí vốn cho hoạt động kinh doanh, ảnh hưởng tới hiệu quả sử
dụng vốn. Năm 2011 HTK đạt 829 triệu tương đương 15,33%, so với năm 2010
giảm 625 triệu tương đương giảm 42,98%. Năm 2012 HTK đạt 756 triệu tương

đương 12,38%, so với năm 2011 giảm 72 triệu tương đương giảm 8,74%.
+ Tài sản ngắn hạn khác (TSNH khác): TSNH khác năm 2010 đạt 103 triệu,
năm 2011 là 392 triệu, năm 2012 là 658 triệu, nói chung TSNH khác cả hai năm đều
chiếm tỷ trọng rất nhỏ mà trong đó chủ yếu là chi phí trả trước đang chờ phân bổ.
- Tài sản dài hạn (TSDH): TSDH của Công ty là tài sản cố định hữu hình
phục vụ cho việc SXKD mặt hàng quảng cáo và tổ chức sự kiện, chủ yếu là một
số thiết bị văn phòng, nhà xưởng sản xuất. Năm 2010 đạt 650 triệu tương
đương 22,14%, năm 2011 đạt 836 triệu tương đương 15,47%, năm 2012 đạt
956 triệu tương đương 18.07%.


Báo Cáo Quyết Toán Thuế GVHD: Phạm Thị Hồng Quyên
SVTH: Tôn Nữ Quỳnh Thi - Lớp: K46A LTKT Trang 19

Tình hình nguồn vốn của Công ty qua 3 năm (2010 – 2012)
Bảng 1.2: Tình hình nguồn vốn của Công ty qua 3 năm 2010 – 2012
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
So sánh 2011/2010
So sánh 2012/2011
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị

(+/-)
%
Giá trị
(+/-)
%
A/Nợ phải trả
1.549.422.239
52,70
3.953.019.272
73,11
4.265.348.754
70,91
2.403.597.033
155,13
312.329.482
7,90
I. Nợ ngắn hạn
120.597.239
4,10
2.617.194.272
48,40
3.456.248.342
57,46
2.496.597.033
2.070,19
879.054.070
32,06
1. Vay ngắn hạn



1.746.123.605
32,29
2.356.248.352
39,17
1.746.123.605

610.124.747
34,94
2. Phải trả cho người bán


586.780.933
10,85
865.325.624
13,38
586.780.933

269.544.691
45,94
3. Người mua trả tiền trước
6.805.500
0,23
70.684.000
1,31
80.654.874
1,34
63.878.500
938,63
9.970.874
14,10

4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà
nước
94.073.399
3,20
187.279.459
3,46
206.356.482
3,43
93.206.060
99,07
19.077.023
10,18
5. Các khoản phải trả ngắn hạn khác
19.718.340
0,67
26.326.275
0,49
28.245.325
0,14
6.607.935
33,51
1.919.050
7,29
II. Nợ dài hạn
1.428.825.000
48,60
1.335.825.000
24,71
1.562.354.246
13,45

-93.000.000
-6.51
226.529.246
16,96
1. Vay và nợ dài hạn
363.000.000
12,35
270.000.000
5,00
254.698.124
2,19
-93.000.000
-25,62
-15.301.876
-5,67
2. Phải trả, phải nộp dài hạn khác
1.065.825.000
36,25
1.065.825.000
19,71
1.307.665.122
11,26
0
0,00
241.840.122
22,69
B/ Vốn chủ sở hữu
139.053.758
4,73
1.454.131.944

26,89
1.749.766.034
29,09
1.315.078.186
945,73
295.634.091
20,33
I. Vốn chủ sở hữu
1.390.853.758
47,30
1.454.131.944
26,89
1.749.766.034
29,09
63.278.186
4,55
295.634.091
20,33
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu
1.362.600.000
46,34
1.362.600.000
25,20
1.562.600.000
14,49
0
0
200.000.000
14,68
2. Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu

5.590.399
0,19
5.590.399
0,10
5.590.399
0,11
0
0
0
0
3. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
22.663.359
0,77
85.941.545
1,59
181.575.635
14,49
63.278.186
279,21
95.634.090
111,28
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
2.940.275.997
100,00
5.407.151.216
100,00
6.015.114.788
100
2.466.875.219
83,90

607.963.572
11,24

Báo Cáo Quyết Toán Thuế GVHD: Phạm Thị Hồng Quyên
SVTH: Tôn Nữ Quỳnh Thi - Lớp: K46A LTKT Trang 20

Bảng 1.2, cho thấy nguồn vốn của công ty qua 3 năm có sự gia tăng đáng kể.
Năm 2011 nguồn vốn của Công ty là 5.407 triệu, tăng hơn 2.466 triệu tương ứng
83,90% so với năm 2010. Năm 2012 nguồn vốn của công ty là 6.015 triệu, tăng hơn
607 triệu tương ứng 11,24% so với năm 2011. Với sự tăng lên của nguồn vốn sẽ tạo
điều kiện thuận lợi hơn cho việc kinh doanh của Công ty, Công ty có khả năng mở
rộng quy mô sản xuất kinh doanh của mình. Cụ thể từng nguồn vốn tài trợ cho tài
sản của công ty được phân tích như sau:
- Nợ phải trả: Qua 3 năm (2010-2013) ta thấy nợ phải trả chiếm tỷ trọng rất
lớn trong tổng nguồn vốn, luôn ở mức từ 50%-73%, trong đó phần lớn là nợ ngắn
hạn. Nợ phải trả năm 2010 là 1.549 triệu chiếm 52,70% tổng nguồn vốn, một tỷ
trọng vừa phải. Năm 2011 là 3.953 triệu chiếm 73,11%, tăng 2.403 triệu so với năm
2010 tương ứng tăng 155,13%. Năm 2012 nợ phải trả là 4.265 triệu chiếm 70.91%
tăng 312 triệu tương ứng 7.90% so với năm 2011. Đây là tỷ lệ hợp lý, Công ty đưa
ra chủ trương tăng doanh thu tập trung vào công tác tổ chức sự kiện, khách hàng
của Công ty chủ yếu là các doanh nghiệp lớn và các chủ đầu tư đang triển khai các
dự án theo kế hoạch do đó doanh thu thực hiện sau khi ra hóa đơn GTGT, một thời
gian sau khách hàng mới làm thủ tục thanh toán, do khách hàng nợ tiền hàng buộc
lòng Công ty phải dùng nợ vay để trang trải chi phí đầu vào.
+ Nợ ngắn hạn: Nợ ngắn hạn của Công ty năm 2010 là 120 triệu, chiếm tỷ
trọng 4,10% tổng nguồn vốn, sang năm 2011 là 2.617 triệu tương ứng 48,40%, tăng
2.496 triệu, tương ứng tăng 2.070,19% so với năm 2010. Năm 2012 là 3.456 triệu
tương ứng 57.46% tăng 879 triệu tương ứng tăng 32.06% so với năm 2011. Nguyên
nhân của sự tăng trưởng này là do các khoản vay và nợ phải trả cho người bán
chiếm tỷ trọng rất lớn.

+ Nợ dài hạn: Nợ dài hạn ở bảng 1.3 cho ta thấy, năm 2010 đạt 1.428 triệu,
chiếm tỷ trọng 48,59%, năm 2011 có sụt giảm 1 ít đạt 1.335 triệu nhưng chiếm tỷ
trọng nhỏ hơn nhiều 24,71%, là do những năm trước đây Công ty vay dài hạn ngân
hàng để mua sắm phương tiền vận tải, nợ gốc trả dần qua các năm nên số dư nợ
giảm tương ứng. Nợ dài hạn lớn là do các khoản phải trả dài hạn khác quyết định,
thực chất đây là 1 khoản vay mượn của các thành viên sáng lập để bổ sung thêm
vốn kinh doanh, do chưa xác định được thời gian trả nên kế toán đưa vào phải trả
dài hạn khác. Sang năm 2012 nợ dài hạn tăng lên 1.562 triệu tương ứng 13.45%
tăng 226 triệu tương đương tăng 16.96% so với năm 2011.
Báo Cáo Quyết Toán Thuế GVHD: Phạm Thị Hồng Quyên
SVTH: Tôn Nữ Quỳnh Thi - Lớp: K46A LTKT Trang 21

- Vốn chủ sở hữu (VCSH): Vốn chủ sở hữu của Công ty năm 2010 đạt 1.390
triệu chiếm tỷ trọng 47,30%, năm 2011 đạt 1.454 triệu chiếm tỷ trọng 26.89%, tăng 63
triệu tương đương tỷ lệ tăng 4,55%. Năm 2012 vốn chủ sỡ hữu công ty đạt 1.749 triệu
chiếm tỷ trọng 29.09% tăng 295 triệu tương ứng tăng 20.33% so với năm 2011.
Nhìn chung, mặc dù Nguồn VCSH có tăng lên qua các năm nhưng nó vẫn
chiếm một tỷ trọng không lớn trong tổng nguồn vốn, trong khi đó nợ phải trả vẫn tăng
dần qua các năm và chiếm tỷ trọng rất lớn. Do đó, Công ty cần xem xét điều chỉnh cơ
cấu nợ phải trả và Nguồn VCSH trong tổng nguồn vốn sao cho hợp lý để nâng cao
khả năng tự chủ về mặt tài chính của Công ty trong tương lai.
Tình hình kết quả kinh doanh của Công ty qua 3 năm (2010 – 2012)
Bảng 1.3: Kết quả kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2010 - 2012
Chỉ tiêu
2010
2011
2012
2011/2010
(%)
2012/2011

(%)
+Tổng doanh thu
1.280.571.741
3.166.450.547
7.934.679.425
116,1
114,4
+Tổng chi phí
1.256.214.194
3.061.225.674
7.684.763.247
115,9
107,9
+Lợi nhuận hđsxkd
24.357.547
105.224.873
249.916.178
120,7
239,4
+Lợi nhuận khác
5.860.265
9.363.854
-7.815.331.
179,6
-855,2
+Lợi nhuận trước thuế
30.217.812
114.588.727
242.100.847
122,8

181,2
+Thuế thu nhập
7.554.453
28.647.181
60.525.212
122,8
181,2
Qua số liệu ở bảng trên, ta thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
hiện nay có hiệu quả thể hiện qua lợi nhuận của Công ty qua các năm đều tăng.
Mức lợi nhuận giữa các năm có sự biến động. Năm 2010 mức lãi ròng của Công
ty là 22.663.359 đồng, sang năm 2011 mức lãi ròng của Công ty là 85.941.545
tăng hơn so với năm 2010 là 22,8%.Đến năm 2012 mức lãi của Công ty tăng đột
biến đến 81,2% so với năm 2011. Sở dĩ mức lãi tăng đột biến là do Công ty đã
nhập một số máy móc hiện đại khiến năng suất tăng đột biến và sản xuất ra sản
phẩm có chất lượng.
Lợi nhuận khác của Công ty hai năm đầu là dương, đến năm thứ 3 là âm. Tóm
lại Công ty đã có những bước đi mới tạo điều kiện để phát triển trong những năm
tiếp theo. Chính sự đổi mới để phù hợp với nền kinh tế thị trường đã giúp cho Công
ty ngày càng vững mạnh hơn.


Báo Cáo Quyết Toán Thuế GVHD: Phạm Thị Hồng Quyên
SVTH: Tôn Nữ Quỳnh Thi - Lớp: K46A LTKT Trang 22

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THUẾ THU NHẬP
DOANH NGHIỆP TẠM TÍNH TẠI DOANH NGHIỆP
TƯ NHÂN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ THÀNH HUẾ.

2.1 Cơ sở lí luận thuế, quá trình kê khai quyết toán thuế TNDN và hệ thống tài
khoản liên quan đến thuế tại doanh nghiệp

2.1.1 Người nộp thuế
Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế
• Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
• Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau
đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở
thường trú tại Việt Nam;
• Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã;
• Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
• Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.
2.1.2 Thu nhập chịu thuế
 Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác quy định tại khoản 2 Điều này.
 Thu nhập khác bao gồm thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng
bất động sản; thu nhập từ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản; thu nhập từ chuyển
nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản; thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại
tệ; hoàn nhập các khoản dự phòng; thu khoản nợ khó đòi đã xóa nay đòi được; thu
khoản nợ phải trả không xác định được chủ; khoản thu nhập từ kinh doanh của
những năm trước bị bỏ sót và các khoản thu nhập khác, kể cả thu nhập nhận được từ
hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam.
2.1.3. Kỳ tính thuế
 Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định theo năm dương lịch
hoặc năm tài chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
 Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo từng lần phát sinh thu nhập áp
dụng đối với doanh nghiệp nước ngoài được quy định tại điểm c và điểm d khoản 2
Điều 2 của Luật này.
Báo Cáo Quyết Toán Thuế GVHD: Phạm Thị Hồng Quyên
SVTH: Tôn Nữ Quỳnh Thi - Lớp: K46A LTKT Trang 23

2.1.4. Căn cứ tính thuế

Căn cứ tính thuế là thu nhập tính thuế và thuế suất.
2.1.5. Xác định thu nhập tính thuế
 Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ
thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước.
 Thu nhập chịu thuế bằng doanh thu trừ các khoản chi được trừ của hoạt
động sản xuất, kinh doanh cộng thu nhập khác, kể cả thu nhập nhận được ở ngoài
Việt Nam.
 Thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản phải xác định riêng để
kê khai nộp thuế.
2.1.6. Thuế suất
 Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%, trừ trường hợp quy định tại
khoản 2 Điều này và Điều 13 của Luật này.
 Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò,
khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác từ 32% đến 50% phù hợp với từng dự án,
từng cơ sở kinh doanh.
2.1.7. Phương pháp tính thuế
Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế được tính bằng thu
nhập tính thuế nhân với thuế suất; trường hợp doanh nghiệp đã nộp thuế thu nhập ở
ngoài Việt Nam thì được trừ số thuế thu nhập đã nộp nhưng tối đa không quá số
thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quy định của Luật này.
2.1.8. Hạch toán Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
Hàng quý, xác định số thuế tạm nộp vào NSNN, kế toán ghi:
Nợ TK 8211- Chi phí thuế TNDN hiện hành: số tạm tính
Có TK 3334- Thuế TNDN: số tạm tính
Khi thực nộp số thuế này:
Nợ TK 3334 – Thuế TNDN
Có TK 111, 112…
Trường hợp phát hiện sai sót không trọng yếu của khoản thuế TNDN các
năm trước, Doanh nghiệp được hạch toán điều chỉnh số thuế tăng hoặc giảm của
các năm trước này vào chi phí thuế TNDN hiện hành năm phát hiện sai sót:

Báo Cáo Quyết Toán Thuế GVHD: Phạm Thị Hồng Quyên
SVTH: Tôn Nữ Quỳnh Thi - Lớp: K46A LTKT Trang 24

+ Nếu thuế TNDN hiện hành của các năm trước phải nộp bổ sung, kế toán ghi:
Nợ TK 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành: Phần sai sót nộp bổ sung
Có TK 3334 – Thuế TNDN: Phần sai sót nộp bổ sung
Khi thực nộp số thuế này:
Nợ TK 3334 – Thuế TNDN
Có TK 111, 112…
+ Nếu thuế TNDN hiện hành của các năm trước được ghi giảm, kế toán ghi:
Nợ TK 3334 – Thuế TNDN hiện hành: Phần chênh lệch giảm
Có TK 8221 – Chi phí thuế TNDN hiện hành: Phần chênh lệch giảm
Cuối năm tài chính
- So sánh số đã tạm nộp với số thuế TNDN quyết toán phải nộp trong năm, kế
toán ghi:
+ Nếu số thuế TNDN tạm nộp lớn hơn số quyết toán năm phải nộp
Nợ TK 8211- Chi phí thuế TNDN hiện hành: Phần nộp bổ sung
Có TK 3334 – Thuế TNDN: Phần nộp bổ sung
Khi thực nộp số thuế này:
Nợ TK 3334 – Thuế TNDN
Có TK 111, 112…
+ Nếu số thuế TNDN tạm nộp nhỏ hơn số quyết toán năm phải nộp
Nợ TK 3334- Thuế TNDN: Chênh lệch giảm
Có TK 8211- Chi phí thuế TNDN hiện hành: Chênh lệch giảm
- So sánh tổng số phát sinh bên Nợ TK 8211 và tổng số phát sinh bên Có TK
8211 để kết chuyển chi phí thuế thu nhập Doanh nghiệp hiện hành xác định kết quả
kinh doanh trong kỳ, kế toán ghi:
+ Nếu TK 8211 có tổng số phát sinh bên bên Nợ lớn hơn tổng số phát sinh bên Có
Nợ TK 911 –Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành

+ Nếu TK 8211 có tổng số phát sinh bên bên Nợ nhỏ hơn tổng số phát sinh
bên Có
Nợ TK 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành
Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Báo Cáo Quyết Toán Thuế GVHD: Phạm Thị Hồng Quyên
SVTH: Tôn Nữ Quỳnh Thi - Lớp: K46A LTKT Trang 25

2.2. Thực trạng về quá trình kê khai quyết toán thuế tại công ty
2.2.1 Quá trình kê khai “Thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính”
Tất cả các tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (gọi chung
là doanh nghiệp) có thu nhập chịu thuế phát sinh đều phải nộp thuế thu nhập doanh
nghiệp vào ngân sách nhà nước.
Sau khi lập tờ khai thuế giá trị gia tăng và báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn,
kế toán sẽ lập “Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính”. Do công ty nộp thuế
khai theo tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu nên kế toán sẽ sử dụng theo mẫu
01B/TNDN.
- Chỉ tiêu (21) - Doanh thu thực tế phát sinh trong kỳ là tổng doanh thu thực tế
phát sinh chưa có thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ bán ra 3 tháng trong quý II tính
thuế, bao gồm: doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động
tài chính và thu nhập khác.
- Chỉ tiêu (22) - Doanh thu thực tế theo thuế suất chung là tổng doanh thu thực
tế phát sinh trong kỳ tính thuế của các hoạt động chịu thuế suất thuế TNDN chung
(25%). Trong quý II, doanh thu của tính thuế TNDN của doanh nghiệp là
684.751.130 đồng.
- Chỉ tiêu (24) - Tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu là tỷ lệ thu nhập chịu
thuế trên doanh thu của năm trước liền kề với năm kê khai thuế TNDN tạm nộp
theo quý. Tại DNTN Thành Huế, tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu của quý III
năm 2013 là 3%. Công thức tính như sau:
Tỷ lệ TNCT trên
doanh thu

=
Tổng thu nhập chịu thuế TNDN
x
100%
Tổng doanh thu
- Chỉ tiêu (25) - Thuế suất chung là mức thuế suất phổ thông áp dụng đối
với các hoạt động không được hưởng thuế suất ưu đãi, trong năm 2013 mức thuế
suất là (25%).
- Chỉ tiêu (28) - Thuế TNDN tính theo thuế suất chung được xác định bằng
doanh thu thực tế phát sinh của các hoạt động chịu thuế TNDN theo mức thuế suất
chung nhân với (x) tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu nhân với (x) thuế suất
chung, số liệu lấy từ chỉ tiêu: (22) x (24) x (25).
Báo Cáo Quyết Toán Thuế GVHD: Phạm Thị Hồng Quyên
SVTH: Tôn Nữ Quỳnh Thi - Lớp: K46A LTKT Trang 26

- Chỉ tiêu (30) - Thuế TNDN dự kiến miễn giảm là số tiền mà Nhà nước hỗ trợ
cho mỗi doanh nghiệp. Việc miễn giảm thuế TNDN, trước mắt sẽ làm giảm thu
ngân sách, nhưng sẽ góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo thuận lợi để
doanh nghiệp chủ động trong sản xuất kinh doanh”. Trong năm 2011 theo Nghị
quyết 08/2011/QH13 của Quốc hội về việc giảm 30% thuế TNDN đối với DNTN
thì sau khi tính thuế TNDN phát sinh trong kỳ, kế toán đã trừ đi số tiền đồng tính
trên 30% của thuế TNDN phát sinh trong kỳ.
Chỉ tiêu (30) = Chỉ tiêu (27) x 30%
- Chỉ tiêu (31) - Thuế TNDN phải nộp trong kỳ bằng thuế TNDN phát sinh
trong kỳ trừ đi (-) thuế TNDN dự kiến miễn - giảm, cụ thể:
Chỉ tiêu (31) = Chỉ tiêu (27) - Chỉ tiêu (30).
Quy trình kê khai và nộp thuế TNDN tại DNTN Thương mại và dịch vụ Thành
Huế như sau:
Trong bài này chỉ kê khai thuế TNDN tạm tính quý III năm 2013, các quý còn
lại sẽ được kê khai tương tự. Cụ thể số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính của

quý III năm 2013 cụ thể là:
Căn cứ vào những sổ cái chi phí và doanh thu trong quý II năm 2013:














Báo Cáo Quyết Toán Thuế GVHD: Phạm Thị Hồng Quyên
SVTH: Tôn Nữ Quỳnh Thi - Lớp: K46A LTKT Trang 27

DNTN DỊCH VỤ VÀ THƯƠNG MẠI THÀNH HUẾ

DĐ/C: 09 Lý Thường Kiệt- Đồng Hới- Quảng Bình

SỔ CÁI



Tài khoản : Gía vốn hàng bán
TK: 632




Quý II/2013

Ngày
tháng
Số Phiếu
Diễn giải
Tài
khoản
đối
ứng
Số tiền
Thu
Chi
Bên Nợ
Bên Có
30/04

XK07
Gía vốn hàng xuất
bán
156
32,856,696

30/04

XK06
Gía vốn ảnh xuất
bán + bì ảnh

154
26,456,833




Kết chuyển
XĐKQKD
911

59,313,529
31/05

XK07
Gía vốn hàng xuất
bán
156
39,889,803

31/05

XK07
Gía vốn ảnh xuất
bán + bì ảnh
154
39,130,950





Kết chuyển
XĐKQKD


79,020,753
30/06

XK08
Gía vốn hàng xuất
bán
156
30,132,075

30/06

XK01
Gía vốn ảnh xuất
bán + bì ảnh
154
45,850,050




Kết chuyển
XĐKQKD


75,982,125




Cộng

214.316.407
214.316.407

Báo Cáo Quyết Toán Thuế GVHD: Phạm Thị Hồng Quyên
SVTH: Tôn Nữ Quỳnh Thi - Lớp: K46A LTKT Trang 28

DNTN DỊCH VỤ VÀ THƯƠNG MẠI THÀNH HUẾ

Đ/C: 09 Lý Thường Kiệt- Đồng Hới- Quảng Bình

SỔ CÁI



Tài khoản : Chi phí Quản lý doanh nghiệp



Quý: II/2013

Ngày
tháng
Số Phiếu
Diễn giải
Tài
khoản

đối
ứng
Số tiền
Thu
Chi
Bên Nợ
Bên Có
30/04


Trả lương CNV
334
35,700,000

30/04


BHXH,BHYT
T5/2012
338
8,476,560

30/04


Trả tiền điện
sáng,điện thoại
111
7,227,698


30/04


Khấu hao TSCĐ
T5/2012
214
12,119,953




Kết chuyển XĐKQ
911

63,524,211
31/05


Trả lương CNV
334
35,700,000

31/05


BHXH,BHYT
T5/2012
338
8,476,560


31/05


Trả tiền điện
sáng,điện thoại
111
5,310,534

31/05


Khấu hao TSCĐ
T5/2012
214
12,119,953




Kết chuyển XĐKQ
911

61,607,047
30/06


Trả lương CNV
334
35,700,000


30/06


BHXH,BHYT
T6/2013
338
8,476,560

30/06


Trả tiền điện
sáng,điện thoại
111
8,151,144

30/06


Khấu hao TSCĐ
T6/2013
214
11,071,037




Kết chuyển XĐKQ



63,398,741



Cộng phát sinh

188,529,999

188,529,999

Báo Cáo Quyết Toán Thuế GVHD: Phạm Thị Hồng Quyên
SVTH: Tôn Nữ Quỳnh Thi - Lớp: K46A LTKT Trang 29


DNTN DỊCH VỤ VÀ THƯƠNG MẠI THÀNH HUẾ
Đ/C: 09 Lý Thường Kiệt- Đồng Hới- Quảng Bình
SỔ CÁI



Tài khoản : Doanh thu bán hàng
TK: 511



Quý II/2013

Ngày
tháng
Số Phiếu

Diễn giải
Tài
khoản
đối ứng
Số tiền
Thu
Chi
Bên Nợ
Bên Có
10/04
PT10

Doanh thu bán
hàng-CCDV
111

39,574,545
17/04
PT11

Doanh thu bán
hàng-CCDV
111

57,615,455
23/04
PT12

Doanh thu bán
hàng-CCDV

111

72,634,000



Kết chuyển
XĐKQKD
911
169,824,000

10/05
PT14

Doanh thu bán
hàng-CCDV
111

30,149,092
21/05
PT15

Doanh thu bán
hàng-CCDV
111

36,313,636
31/05
PT16


Doanh thu bán
hàng-CCDV
111

42,595,453



Kết chuyển
XĐKQKD
911
109,058,181

11/06
PT17

Doanh thu bán
hàng-CCDV
111

22,512,725
21/06
PT18

Doanh thu bán
hàng-CCDV
111

46,391,817
30/06

PT19

Doanh thu bán
hàng-CCDV
111

61,390,456



Kết chuyển
XĐKQKD
911
130,294,998




Cộng phát sinh

409,177,179
409,177,179

Báo Cáo Quyết Toán Thuế GVHD: Phạm Thị Hồng Quyên
SVTH: Tôn Nữ Quỳnh Thi - Lớp: K46A LTKT Trang 30

Cuối quý II năm 2013 kế toán căn cứ vào doanh thu và chi phí kế toán kết
chuyển chi phí để xác định kết quả sản xuất kinh doanh, kết quả này được thể hiện
qua sổ cái tài sản kinh doanh 911:
DNTN Dịch vụ và Thương mại Thành Huế

DĐ/c: 09 Lý Thường Kiệt - Đồng Hới - Quảng Bình
Tên tài
khoản:


Xác định kết quả kinh
doanh
Tài khoản:
911





Quý II/2013

Đơn vị tính:
VNĐ
Ngày tháng
ghi sổ
Chứng từ
ghi sổ
Diễn giải
Số hiệu
TK đối
ứng
Số tiền
Số
hiệu
Ngày

tháng
Nợ

30/6


K/c Giá vốn
hàng bán
632
214,316,407

30/6


K/c CP QLDN
642
188,529,999

30/6


K/c CP thuế
TNDN
821
1,582,693

30/6


K/c doanh thu

511

409,177,179
30/6


K/c lợi nhuận
sau thuế TNDN
421
4,748,080




Cộng PS

409,177,179
409,177,179

Báo Cáo Quyết Toán Thuế GVHD: Phạm Thị Hồng Quyên
SVTH: Tôn Nữ Quỳnh Thi - Lớp: K46A LTKT Trang 31

Căn cứ vào sổ cái tài khoản sổ cái tài khoản xác định kinh doanh 911, nhận
thấy quý II công ty làm ăn có lãi kế toán tiến hành tính thuế thu nhập doanh nghiệp
tạm tính quý III năm 2013 được thể hiện trên sổ cái tài khoản thuế thu nhập doanh
nghiệp tạm tính như sau:
DNTN DỊCH VỤ VÀ THƯƠNG MẠI THÀNH HUẾ
DĐ/C: 09 Lý Thường Kiệt- Đồng Hới- Quảng Bình
SỔ CÁI




Tài khoản : Chi phí thuế thu nhập
TK: 821



Quý III/ 2013

Ngày
tháng
Số Phiếu
Diễn giải
Tài
khoản
đối ứng
Số tiền
Thu
Chi
Bên Nợ
Bên Có



Số dư đầu kỳ



20/07


PC09
Tạm nộp thuế
TNDN
QIII/2013
3334
1,582,693




K/C chi phí thuế
TNDN
911

1,582,693



Số dư cuối kỳ

1,582,693
1,582,693

Tờ khai thuế Thu nhập doanh nghiệp tạm tính quý III 2013 được lập dựa trên
hai tờ khai trên phần mềm hỗ trợ kê khai thuế 3.1.6, kế toán lên tờ khai thuế thu
nhập tạm tính theo mẫu số 01A/TNDN (Ban hành theo thông tư số 28/02/2011 của
Bộ Tài chính) được thể hiện trên góc phải tờ khai thuế và mã vạch thể hiện thông
tin. DN lập tờ khai Tạm tính số thuế TNDN phải nộp dựa trên doanh thu đã tập
trong quý và tỷ lệ Chi phí/ Doanh thu ước lượng của qúy trước, từ đó tính ra số thuế
tạm nộp trong quý.

×