Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Kế hoạch một đổi mới môn toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.71 KB, 2 trang )


1

SỞ GD VÀ ĐT CAO BẰNG
TRƯỜNG THPT THÔNG NÔNG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Thông Nông, ngày 03 tháng 10 năm 2011

ĐĂNG KÍ NỘI DUNG ĐỔI MỚI
Năm học 2011 – 2012

Kính gửi: BGH trường Trường THPT Thông Nông
Họ và tên: Nguyễn Thanh Tuấn
Chức vụ: Giáo viên
Thực hiện kế hoạch đổi mới của trường Trường THPT Thông Nông, tôi xin đăng kí
nội dung đổi mới thực hiện nhiệm vụ năm học 2011 – 2012:
I. NỘI DUNG: “ Hướng dẫn học sinh giải bài tập hình học không gian”
II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Biện pháp cũ:
Khi giải quyết một bài toán hình học không gian 11 tôi thấy hầu hết các giáo
viên thường làm như sau:
- Nhắc lại các kiến thức liên quan đến yêu cầu bài toán.
- Nhắc lại phương pháp để giải quyết vấn đề mà bài toán yêu cầu.
- Vẽ hình ( những hình quen thuộc thì gọi học sinh vẽ)
- Bằng kinh nghiệm của mình lần lượt tìm các yếu tố cần thiết để giải quyết
vấn đề.
Làm như vậy học sinh sẽ luôn đặt câu hỏi: “Tại sao lại làm như vậy”, “ Sao
biết làm như thế” . Câu hỏi này chỉ được trả lời khi ta giải xong bài toán. Dần


dần ta đã lập cho học sinh giải toán một cách máy móc, không tuy duy, không
biết phân tích đề toán, không biết trình bày bài giải, dẫn đến học yếu hình học
không gian.
2. Biện pháp mới:
Khi giải một bài toán hình học không gian ta thực hiện các bước sau:
 Bước 1: Vẽ hình.
Vẽ được hình tốt sẽ giúp ta hình dung và nắm được nội dung đề toán. Để vẽ
được hình tốt:
- Tập cho học sinh vẽ các hình cơ bản nhiều lần
- Hưỡng dẫn các quy tắc cơ bản khi vẽ.
Ở đây ta có thể kết hợp với phần mềm Geometry Sketspad để thiết kế mô
hình hình học động. Giúp học sinh quan sát hình vẽ từ đó rút ra được hình vẽ
nào là tốt nhất.

2

 Bước 2: Nắm vững phương pháp giải các bài toán cơ bản mà giáo viên đã
hướng dẫn. Để làm tốt bước này yêu cầu học sinh học thuộc định nghĩa, tính
chất các quan hệ song song, quan hệ vuông góc…( yêu cầu học sinh tổng kết
lại vào cuốn sổ tay hoặc dùng bản đồ tư duy để ghi nhớ)
 Bước 3: Dựa theo phương pháp, phân tích ngược bài toán ( xuất phát từ vấn
đề mà bài toán yêu cầu, phân tích sự liên quan của nó với giải thiết đã cho)
và ghi thành sơ đồ.
 Bước 4: Dừa theo sơ đồ đã phân tích và dùng các liên từ trình bày bài giải
ngược lại.
III. THỜI GIAN THỰC HIỆN
Bắt đầu từ chương II , chương III SGK Hình học 11
IV. CAM KẾT
Thưc hiện đúng theo kế hoạch đã đề ra



Tổ chuyên môn duyệt:
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………

Người xây dựng kế hoạch




Nguyễn Thanh Tuấn


Ban giám hiệu duyệt:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………

×