Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

KẾ HOẠCH MỘT VIỆC LÀM ĐỔI MỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (314.21 KB, 8 trang )

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
“ Mỗi cán bộ giáo viên thực hiện một việc làm đổi mới”
Năm học: 2011 – 2012
Tên việc làm: Rèn học sinh tập trung khởi động trong giờ Thể dục.
Người thực hiện: Trần Việt Dũng
Chuyên ngành: Giáo dục Thể Chất.
Nhiemj vụ được phân công: Giảng dạy môn: Thể dục 6.7.8.9 ( Phân hiệu 1)
I/ Những căn cứ để xây dựng kế hoạch:
- Hướng dẫn số 291/HD-PGD ngày 26 tháng 9 năm 2011 của Phòng
GD&ĐT trạm Tấu v/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học
2011- 2012;
- Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2011 – 2012 của trường THCS
Lý Tự Trọng.
II. Đánh giá thực trạng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
1. Thuận lợi:
- Đa số học sinh ngoan, có thái độ học tập tích cực,
- Nhà trường luôn quan tâm đến công tác giáo dục thể chất, tạo điều kiện
để giáo viên hoàn thành nhiệm vụ.
- Trường có 2 giáo viên cùng chuyên môn nên có điều kiện trao đổi, học
hỏi kinh nghiệm trong công tác.
2. Khó khăn:
- Sân chơi, bãi tập của nhà trường chưa đáp ứng được yêu cầu của môn
học ( chưa được kiên cố hóa, diện tích hẹp, bãi tập dung chung trong sân
chơi)
- Học sinh đa số là con hộ nghèo nên chưa có điều kiện đầu tư về trang
phục, đồ dùng tối thiểu cho môn Thể dục.
- Một số học sinh nhận thức chưa đúng về vai trò của khởi động trong
môn thể dục nên tiếp nhận một cách hời hợt, không tập trung làm ảnh
hưởng đến chất lượng tiết học cũng như thành tích ca nhân.
III/ Mục đích, yêu cầu và phương pháp rèn học sinh tập trung khởi
động.


1. Mục đích.
Trước hết cần hiểu:
- Khởi động là một hình thức dùng các bài tập ( tay không ,
đi, chạy chậm … ) để kích thích cơ thể từ trạng thái nghỉ ngơi sang trạng
thái hoạt động , đồng thời nâng dần cường độ hoạt động để cơ thể thích
ứng với khối lượng, cường độ tập luyện .
Khởi động trong giờ thể dục nhằm:
- Nâng cao quá trình trao đổi chất , nâng cao nhiệt độ cơ thể để hạn
chế tính ỳ của cơ bắp ( do các sợi cơ được liên kết bởi chất dẻo nên nó
cần phải được hâm nóng lên để cho cơ được dẻo và linh hoạt ). Năng lực
hoạt động của cơ thể có mối quan hệ với nhiệt độ cơ thể , biểu hiện qua
thành tích , có liên quan đến nhiệt độ cơ thể
-Nâng cao được khả năng và chức năng tuần hoàn , hô hấp ( tăng lưu
lượng / phút của tim , tăng lượng thông khí phổi tối đa –> bảo đảm quá
trình cung cấp oxy và năng lựõng cho cơ thể )
- Điều tiết hoạt động của cơ quan thần kinh , kích thích các phản xạ có
điều kiện của kỹ năng động tác , nó chuẩn bị cho quá trình thực hiện kỹ
năng động tác chính xác hơn .
- Điều tiết được trạng thái trướcvà sau khi tập luyện .
- Khởi động tốt giúp cho HS tránh được chấn thương trong tập luyện .
2. Yêu cầu trong khởi động

Bắt đầu với 5- 7 phút chạy nhẹ nhàng (bài tập này giúp hầu hết các nhóm
cơ vận động cũng như làm nóng người).

Thời gian thích hợp nhất để HS ép cơ chính là sau khi đã khởi động làm
nóng người. Nhiệt độ các cơ khi đó được tăng lên và cơ sẽ dễ vận động hơn
với các mạch máu đang dễ dàng lưu thông trong từng búi cơ. Việc khởi động
phải được thực hiện từ từ, lần lượt từng cơ, từng khớp.
Một bài khởi động tuyệt vời là cả một quá trình với mỗi cá nhân, chỉ có

thể có được qua tập luyện, thử nghiệm và kinh nghiệm. Với các cách khởi
động đa dạng khác nhau, tùy theo nội dung môn học khác nhau với các mức
độ khác nhau sẽ giúp học sinh có thành tích cao trong học tập cũng như an
toàn trong giờ thể dục.
3/ Phương pháp hướng dẫn học sinh tập trung khởi động trong giờ thể dục.
Với chuyên ngành được đào tạo là Giáo viên môn GDTC, tôi được nhà
trường phân công giảng dạy môn thể dục từ năm bắt đầu về trường. Sau nhiều
năm giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy học sinh còn rất ngại thực hiện các
động tác khởi động( nhất là học sinh nữ) vì vậy chưa dám thể hiện hết khả
năng của mình khiến kết quả học tập môn thể dục còn thấp.
Để học sinh học sinh học tập tích cực tôi xác định cần giúp học sinh tập
trung vào nội dung khởi động trong giờ học.
Muốn vậy, người giáo viên phải làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao
nhận thức về vai trò của khởi động trong rèn luyện Thể thao nói chung và học
tập môn Thể dục nói riêng.
Trong quá trình giảng dạy cần chú ý quan sát, chú ý điều chỉnh các đối
tượng học sinh để áp dụng các phương pháp dạy học cho phù hợp, hiệu quả.
Tạo sự thoải mái trong giờ học, thân thiện với HS để các em có cơ hội bày
tổ, chia sẻ tâm sự của mình, tháo gỡ những vướng mắc mà học sinh đang gặp,
giúp các em tự tin trong giờ học ( Nhất là học sinh nữ)
Bên cạnh đó cũng cần có những biện pháp quyết liệt để điều chỉnh những
học sinh có thái độ học tập chưa tốt để ổn định tổ chức, nền nếp của lớp học.
- Để hướng dẫn học sinh tập trung khởi động tôi đã làm như sau:
Chia nội dung Khởi động làm 2 phần: Khởi động và hồi tĩnh
3.1. Khởi động
*/ Khởi động chung: Nhằm mục đích động viên kích động cơ thể , làm
cân bằng trạng thái chức năng của các cơ quan nội tạng với chức năng
của các cơ quan vận động , để phát huy tối đa năng lực hoạt động của cơ
thể .Làm cho cơ bắp từ từ nóng lên (bằng các động tác thể dục tay không
như : tay, lườn, bụng, vặn mình, chân, toàn thân, nhảy ,chạy nhẹ … );

làm cho các khớp được dẻo ra và linh hoạt hơn ( bằng cách xoay các
khớp : cổ tay , cổ chân , gối , hông , vai , khuỷ , và khớp cổ ) , tiếp theo
là các động tác căng các cơ …
*/ Khởi động chuyên môn :
Khởi động chuyên môn nhằm làm cho cơ thể sẵn sàng thích ứng
được với cường độ hoạt động chuyên môn và đặc điểm của các môn thể
thao khác nhau , gổm các động tác có biên độ , cường độ , mang tính
nhịp nhàng , nhịp điệu giống như các hoạt động trong tập luyện hoặc thi
đấu .
3.2. Hồi tĩnh
Khi tham gia tập luyện, cơ thể sẽ đi dần vào mệt mỏi do trong quá
trình vận động và cơ thể đã bị tiêu hao năng lượng trong quá trình học
tập.
Để cơ thể trở lại trạng thái bình thường, ngay sau buổi tập , GV phải
hướng dẫn học sinh tiến hành những bài tập thả lỏng để hồi phục
như : chạy chậm , đi bộ kết hợp với hít thở sâu , thực hiện các bài tập
căng cơ … Thời gian thả lỏng hồi phục phải tỷ lệ tương ứng với tính
chất của buổi tập (thời gian – khối lượng – cường độ khi tập luyện) .
Học sinh cần thả lỏng tích cực, để lấy lại trạng thái thăng bằng sau một
giờ học ngoài trời. Kích hoạt các cơ chế tản nhiệt trong cơ thể
IV. Kết luận
Khởi động là công đoạn vào đầu và cuối tiết dạy. Khởi động tốt sẽ làm
giảm nguy cơ chấn thương, đạt thành tích cao và giúp chuẩn bị tinh thần thật
tốt cho trước và sau giờ học. Khởi động sẽ làm tăng nhiệt độ tại các cơ bắp;
nhiệt độ toàn cơ bắp; nhiệt độ của máu, làm tăng hocrmon…. Khởi động là
thời gian tốt nhất để thông thoáng đầu óc, tăng sự tập trung, kiểm tra lại
những kĩ năng cá nhân cũng tinh thần tiếp thu kiến thu nội dung bài học. Vì
vậy, để một giờ Thể dục đạt hiệ quả, nhất thiết cả thầy và trò phải tập trung
khởi động tốt để nâng cao hiệu quả giờ học.
Sau đây là hình ảnh một số bài khởi động ép cơ, khớp cơ bản trong giờ Thể

dục mà tôi đã và đang hướng dẫn thực hiện:

Ép dọc.

Ép ngang.

Ép tay sau vai gáy.

Ép tay trước mặt.

Ép cổ tay.
Trên đây là kế hoạch thực hiện đổi mới việc làm “ Rèn học sinh tập trung
khởi động trong giờ Thể dục”

×