Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả ôn tập thi tốt nghiệp THPT môn Tiếng Anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.82 KB, 3 trang )

SỞ GIÁO DỤC – ðÀO TẠO ðỒNG THÁP
TRƯỜNG THPT TRƯỜNG XUÂN
GV: Lê Xuân Hồ

THỰC TRẠNG HỌC SINH LỚP 12 VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP MÔN TIẾNG ANH

I. THỰC TRẠNG HỌC SINH LỚP 12:
Bên cạnh một số lượng nhỏ học sinh lớp 12 có kiến thức và kĩ năng cơ bản tối thiểu cần
thiết ñể có thể ñáp ứng các yêu cầu rèn luyện của chương trình sách giáo khoa Tiếng Anh
12, phần nhiều các học sinh còn lại thuộc ñối tượng yếu, kém, khó có thể và hầu như
không thể ñáp ứng những yêu cầu này. Về góc ñộ chuẩn kiến thức-kĩ năng và yêu cầu
hiện tại của ñề thi tốt nghiệp THPT, có thể ñưa ra một số nhận xét chung như sau:

1.1 Về ngữ âm và từ vựng:

+ Ngữ âm:
Phần nhiều học sinh không ñọc ñược tiếng Anh, dù nhiều từ ngữ rất quen, mà chỉ nhìn
mặt chữ. Những học sinh thuộc ñối tượng này cảm thấy việc học từ vựng tiếng Anh là
một áp lực khủng khiếp, và tất nhiên vốn từ vựng (vocabulary build) của các em vô cùng
hạn chế.
Phần nhiều trong số học sinh còn lại, có thể do chủ quan hoặc khách quan, phát âm
không chuẩn các từ thậm chí rất ñơn giản thuộc nhóm từ vựng thiết yếu (active
vocabulary) ví dụ như chemistry phát âm sai là /t∫/, character /t∫/, machine /t∫/, women
/u/, because /au/ …

+ Từ vựng:
Phần nhiều học sinh có vốn từ vựng quá hạn chế. ðiều này ảnh hưởng trực tiếp ñến khả
năng hiểu và vận dụng ngôn ngữ của các em cũng như khả năng ghi nhớ các cấu trúc cơ
bản theo yêu cầu của chuẩn kiến thức và kĩ năng.


1.2 Các chức năng giao tiếp thông dụng:
Do từ vựng quá hạn chế nên kĩ năng nói cũng như chức năng giao tiếp ña số các em còn
rất yếu.

1.3 Các cấu trúc ngữ pháp, từ loại, giới từ, mạo từ…:
Trong quá trình học ở các lớp dưới, có thể các em chưa chú ý nhiều ñến những cấu trúc,
ñặc ñiểm ngữ pháp cơ bản ví dụ như một số cách thành lập danh từ kép thông dụng,
trạng từ hay tính từ ñi kèm với ñộng từ thường và TO BE/ linking verbs .v.v. Vì vậy kiến
thức ở nhiều ñiểm thuộc các phần này các em hầu như không có.

1.4 Kĩ năng viết:
ðây là kĩ năng tổng hợp. Các kiến thức và kĩ năng ñã nói ở trên nếu các em ñáp ứng tốt
thì các dạng bài tập thuộc kĩ năng này các em cũng sẽ làm tốt. Tuy nhiên, thực tế cho
thấy các em còn hạn chế rất nhiều.

II. GIẢI PHÁP ðỀ XUẤT:

2.1 Về mặt quản lý:
+ Cần có biện pháp quản lý chặt chẽ và phân nhóm học sinh ñầu vào của cấp học cũng
như học sinh lớp 12.
+ Tùy ñiều kiện của từng trường, cần tăng cường các lớp phụ ñạo trái buổi dưới hình thức
học khép kín theo thời khóa biểu của trường. Không có các lớp học phụ ñạo này ña số
học sinh, ñối với môn tiếng Anh, sẽ không có ñủ kiến thức cơ bản, tối thiểu ñể ñáp ứng
yêu cầu của ñề thi tốt nghiệp.

2.2 Về mặt chuyên môn:
ða số các quyển sách Bài tập trắc nghiệm tiếng Anh phổ biến trên thị trường sách hiện
nay ñều ra các bài tập (Practice tests) ở dạng tổng hợp, nhiều ñiểm kiến thức và kĩ năng
hội tụ trong một bài tập. Các sách này ña số không thích hợp làm giáo trình cho giai ñoạn
rèn luyện học sinh yếu kém. Hình thức tốt nhất là cho các em rèn luyện là ở dạng chuyên

ñề nhằm giúp các em dễ dàng lĩnh hội và khắc sâu kiến thức hơn. Như vậy, chủ trương
xây dựng một giáo trình ở dạng sách bài tập (workbook) theo chuyên ñề là hết sức thiết
thực.
Sau ñây là một số ý kiến ñóng góp về nội dung rèn luyện:

+ Ngữ âm:
ðối tượng chủ yếu là học sinh yếu kém nên các em cần ñược nhắc lại cách ñọc của một
số nguyên âm và phụ âm cơ bản, một số qui tắc bổ trợ hữu ích cho việc ñánh dấu nhấn.
Các bài tập trước tiên nên tập trung vào các từ thông dụng, phổ biến nhất mà các em hay
mắc lỗi khi phát âm. Các từ ít gặp hơn nên ra ở các bài tập sau.

+ Từ vựng:
Học sinh cần ñược trao dồi và kiểm tra từ vựng hằng ngày thông qua nội dung ñọc hiểu,
bài nói, viết… ðối với học sinh yếu kém khả năng học ghi nhớ từ vựng là rất giới hạn. Vì
vậy, nên có các bài tập kiểm tra các từ vựng và từ loại thuộc nhóm active vocabulary.

+ Các chức năng giao tiếp thông dụng:
Các ñoạn ñối thoại (exchanges) nên bám sát vào các tình huống có xuất hiện trong
chương trình lớp 12 trước hết ví dụ như lời cảm ơn, hỏi về công việc, phỏng vấn, làm
quen, hỏi về tính tình… Ngoài ra một số tình huống giao tiếp thông dụng cũng cần ñược
nhấn mạnh ví dụ như hỏi ñường, khoảng cách… Bài tập về các chức năng giao tiếp này
càng phong phú càng tốt, tuy nhiên, ñối với học sinh yếu kém thì phạm vi chủ ñề và tình
huống cũng nên có sự hạn chế nhằm bảo ñảm tính khắc sâu kiến thức cho các em.

+ Từ loại, giới từ, cấu trúc và các kĩ năng khác:
Các dạng bài tập nên xây dựng theo hướng từ ñơn giản ñến phức tạp hơn, từ phổ biến ñến
ít phổ biến. Ví dụ, bài tập rèn luyện về giới từ nên ưu tiên cho “successful in” hay
“interested in” so với “result in”.
Ngoài ra, ñể ñạt kết quả tốt nhất trong khả năng, ñiều kiện cho phép, nên có sự kiểm tra
học sinh thường xuyên về lý thuyết cũng như bài tập.


III. KẾT LUẬN:
ðối với học sinh lớp 12, các em vừa phải rèn luyện các kĩ năng theo yêu cầu của chương
trình Tiếng Anh 12 vừa phải tập trung ôn tập kiến thức, kĩ năng tổng quát chuẩn bị cho kì
thi tốt nghiệp nên áp lực thật sự không nhỏ. ðặc biệt, ñối với phần ñông các em năng lực
ngôn ngữ nói chung còn quá hạn chế so với yêu cầu của nội dung chương trình nên áp lực
càng nặng nề hơn. Vì vậy, bản thân các GV tiếng Anh cần nghiên cứu kĩ yêu cầu của kì
thi tốt nghiệp và ra sức cố gắng biên soạn tài liệu giảng dạy thật gần và sát với cấu trúc ñề
thi ñể các em có ñiều kiện ôn luyện thường xuyên hơn. ðối với những ñối tượng HS quá
yếu, chúng ta cần có nhìn nhận và ñánh giá khách quan, chấp nhận khả năng của các em
ở một mức ñộ nhất ñịnh.
Về phía nhà trường, Ban giám hiệu có vai trò rất quan trọng trong việc tạo ñiều kiện ñể
các em có một môi trường ôn tập tốt nhất. Việc sắp xếp các lớp học phụ ñạo trái buổi,
theo dõi, giám sát quá trình tập của học sinh giúp học sinh học tập có nề nếp ổn ñịnh giúp
làm tăng hiệu ôn tập cho các em.


×