Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Sưu TẦM LÀM BÁO TƯỜNG 20/11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (877.74 KB, 64 trang )

ĐỀ “TRI ÂN NGƯỜI KHAI SÁNG”






Lời ngỏ

Lại sắp đến ngày lễ của thầy cô, ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11. Cũng như mọi năm,
đường phố sẽ nghẽn tắc và hoa sẽ theo chân các bạn học trò chảy về các ngõ phố, các
ngôi nhà và ở những nơi nào đó có nhịp đập trái tim của thầy giáo, cô giáo.
Tập thể lớp 7/3 xin trân trọng giới thiệu với các thầy giáo, cô giáo cùng các bạn học sinh
“Báo tường Tri ân người lái đò” chào mừng ngày 20 –11 với các bài thơ, văn ….của các
bạn học sinh lớp 73 sáng tác, sưu tầm về nghĩa tình thầy trò, về tấm lòng của nhân dân
với người thầy, về công việc thầm lặng, vất vả, khó nhọc của nghề dạy học.
Cuộc sống đi qua mang đến bao đổi thay dâu bể nhưng những giá trị tốt đẹp thì
vẫn không vì vậy mà mất đi, cho dù có lúc thăng lúc trầm
Nhân ngày 20 – 11 Ngày Nhà Giáo Việt nam. Tập thể thầy trò lớp 7/3 nói chung, mỗi
học trò chúng ta riêng. đều thương yêu gửi lời chúc sức khoẻ, hạnh phúc đến thầy, cô -
những người đã giúp chúng ta được làm người có học.
Tâm hồn chúng em như đất hoang háo hức
Thầy cô gieo mầm kiến thức từng mùa
Hoa sẽ nở thành cách đồng rực rỡ
Ngát hương thơm từ thủa hoa - học – trò.
Xã luận
“ Học thầy, học bạn, vô vạn phong lưu’’
(Tục ngữ dân tộc Thái – Việt Nam)
Từ năm 1982 trở về trước, ngày 20-11 ở Việt Nam được gọi là


ngày. Quốc tế hiến chương các nhà giáo. Năm 1957 Hội nghị
FISE (Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục) họp tại Vacxava
(Ba Lan) gồm 57 nước tham gia trong đó có công đoàn giáo dục
Việt Nam. Hội nghị đã quyết định lấy ngày 20-11 là ngày Quốc tế
hiến chương các nhà giáo. Thực hiện nghị quyết đó, ngày 20-11-
1958 ngày Quốc tế hiến chương các nhà giáo lần đầu tiên tổ chức
tại Việt Nam. Suốt gần 48 năm , ngày 20-11 trở thành ngày
truyền thống tốt đẹp của ngành giáo dục và nhân dân ta.
ở Việt Nam từ xưa đến nay, nghề dạy học luôn được nhân dân
quý trọng yêu mến. Những thành tựu mà nghành giáo dục đào
tạo đã đạt được đến ngày nay chính là nhờ bao thế hệ các thầy
giáo, cô giáo, đã tận tình tâm huyết với nghề, tạo nên những
phẩm chất truyền thống tốt đẹp của Nhà giáo Việt Nam.
Nhà giáo Việt Nam luôn gắn bó và liên hệ mật thiết với nhân
dân, luôn được nhân dân yêu thương, kính trọng, đùm bọc. Nhà
giáo Việt Nam luôn có cuộc sống giản dị trong sáng mẫu mực,
không màng danh lợi, không chuộng hư vinh. Giàu lòng nhân ái,
vị tha tận tuỵ với nghề nghiệp đào tạo thế hệ trẻ của đất nước.
Các nhà giáo xưa đã bao người nêu cao tấm gương tiết tháo, giàu
sang không mềm lòng đổi trắng thay đen, uy vũ không khuất
phục, suốt đời sống chết với nghề dạy học. Ngày nay các nhà giáo
rất tự hào với danh hiệu “kỹ sư tâm hồn luôn giữ mình là tấm
gương cho học sinh noi theo’’.
Dạy học là một nghề rất khó. Chỉ có yêu người, yêu nghề thôi
chưa đủ. Các nhà giáo từ xưa đến nay đều có nhiều tìm tòi, sáng
tạo, nghiên cứu, cải tiến phương pháp giáo dục và giảng dạy góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục, làm cho giáo dục phục vụ đắc
lực và kịp thời sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
1
2

3
4
5
6
7
8
9
10
Mô đen sống “ Hại điện ’’
Mày râu:
1. Thà một phút quay bài rồi bị bắt
Còn hơn ngồi cắn bút suốt giờ thi
ô chữ .
Dòng 1. Viên màu trắng dùng viết bảng.
Dòng 2. Tập giấy ghi sẵn ngày tháng
trong năm.
Dòng 3. Đồ mặc có hai ống.
Dòng 4. Ngược với khổng lồ.
Dòng 5. Đồ vật học sinh thường dùng.
Dòng 6. Thứ trên cây, thường để tặng
nhau, hoặc trang trí.
Dòng 7. Sau thứ Ba.
Dòng 8. Nơi thợ làm việc
Dòng 9. Ngược với Trắng.
Dòng 10. Đồ vật đi cùng với bàn.
• Bạn hãy tìm mật mã ô hàng dọc có
10 chữ cái.
(Giải đáp ở trang 11)
Đố vui.
Câu 1. Sinh quả rồi mới sinh cây

Đẵn cây lấy quả, quả đây vẫn còn.
Câu 2. Thứ gì bạn vẫn thấy dùng
Mới toanh, cũ kỹ đều cùng như nhau.
Câu 3. Cần thì vứt, không cần thì lấy.

Hiểu nhầm
Buổi tiết Toán - giờ chữa bài tập, Hoà quay xuống hỏi
Văn:
- Văn ơi, cậu làm bài 5 câu b chưa?
- Tớ chưa. – Văn trả lời.
Hoà quay lên, sau một phút lại quay xuống:
- Giải đi mày.
- Tớ không buồn
- !!!
2.Thà một phút “tỉnh tò’’ rồi ù té
Còn hơn buồn …cô bé …mối tơ vương
Tóc dài:
1.Thà bị xếp họ hàng nhà gặm nhấm
Hơn để mồm im tiếng suốt buổi a?
2.Thà ăn hết chỗ này rồi vào lớp
Còn hơn ngồi ôm ấp gói ô mai.
Chuyện bốn phương
1. Thí sinh thi Đại học đạt điểm 10 nhiều nhất: Chị Phạm Thu Trang (Hà Nội) thi
vào khoa Hoá .Đại học Khoa HọcTự Nhiên thuộc Đại Học Quốc Gia Hà Nội (khối
A) và Đại học Y khoa Hà Nội (khối B) đã đạt 6 điểm 10 tuyệt đối. Trước đó chị
từng đoạt giải nhì toàn quốc môn Toán bậc tiểu học, giải ba Thành phố Hà Nội
môn Toán bậc Trung học phổ thông.
2. Người tốt nghiệp Đại học nước ngoàI lớn tuổi nhất: Cụ bà
Lê Thi Tư, 70 tuổi Việt kiều ở Califorlia (Mỹ) mới tốt nghiệp
Đại học Santaana, khoa kinh doanh, sau 8 năm theo học trong

đIều kiện khó khăn do cụ bị mất một chân, phải ngồi xe lăn.
Định cư tại Mỹ năm 1992, cụ cho biết sẽ còn tiếp tục học lên
cao nữa.
Khung cửa mở
“Sự cố” học trò
AT - Ngày ấy, có được cây viết máy Hero của Trung Quốc là niềm mơ ước
lớn lao của bất cứ đứa học trò nào. Cả khối lớp 7 trường tôi chỉ vài đứa
con nhà khá giả là có được diễm phúc ấy.
Thế mà vào ngày sinh nhật của tôi, tôi lại được ba mẹ tặng một cây viết Hero.
Khỏi phải nói về niềm vui sướng và kiêu hãnh của tôi khi mang cây viết đến lớp
khoe với bạn bè. Nhưng khoảng một tuần sau thì một sự cố đã xảy đến với nó
Tôi nhớ hôm ấy, giờ ra chơi vào, tôi rụng rời cả chân tay khi cây viết Hero của
tôi đã không cánh mà bay. Cả lớp lập tức xôn xao, đứa bò xuống gầm bàn, đứa
lục hộc bàn, ngăn cặp, đứa rũ tung sách vở của tôi xem cây viết có lẫn vào
không. Tôi cũng máy móc làm theo đám bạn, mặc dù nhớ chắc chắn trước khi
ra khỏi lớp đã cẩn thận cất cây viết vào hộp. Đúng lúc đó thì cô giáo chủ nhiệm
dạy văn bước vào lớp
Sau khi nghe các tổ báo cáo tình hình xong, cô bảo tôi đứng lên kể chi tiết sự
việc cho cô nghe. Thằng Khôi nhanh nhẩu: "Cô cho xét cặp hết lớp mình là ra
liền đó cô!". Cô dường như không nghe thấy lời nó, hỏi: "Ra chơi hôm nay ai ở
lại canh lớp?".
Mai đứng lên: "Thưa cô, em định ở lại canh lớp với Thảo, nhưng bạn ấy nói em
cứ ra ngoài sân chơi đi, để mình bạn ở lại canh lớp được rồi". Xung quanh tôi,
đám bạn đang dồn mắt về phía Thảo, chỉ chờ cô ra lệnh là sẽ lục tung chiếc cặp
của Thảo ngay lập tức. Mà cô thì nổi tiếng là cô giáo nghiêm khắc nhất trường
Mặt Thảo hết đỏ bừng lên rồi tái mét đi. Cô nhìn Thảo một chút rồi dịu dàng nói:
"Thôi các em, cô còn bận họp, thứ hai cô sẽ giải quyết tiếp Đừng vội nghi ngờ
bạn" Sáng thứ hai, trong giờ chủ nhiệm, cả lớp chăm chú nhìn cô chờ một
"phán quyết". Tôi liếc sang Thảo, tay nó run run bám chặt lấy mép bàn. Nhưng
thật bất ngờ, cô rút ra một cây viết rồi nói: "Hôm thứ bảy cô họp xong thì bác lao

công có đưa cho cô cây viết này, bảo rằng nhặt được khi quét lớp mình. Có
phải cây viết của em đây không Huê?".Tôi nhìn vào tay cô: nắp vàng, thân
xanh, chữ Hero lấp lánh Đúng là cây viết của tôi rồi! Tôi vui sướng nói: "Thưa
cô, đúng rồi. Em cảm ơn cô”. Cô đi rồi tôi còn nghe trong lớp bàn tán: "Tội
nghiệp, vậy mà cứ nghi cho Thảo ". Hôm ấy ra về, lớp tôi lại ríu rít bên nhau.
Đám con gái luôn miệng trò chuyện với Thảo, như để bù lại sự lạnh nhạt hôm
trước. Bất giác tôi thấy lòng mình vui vui và nhẹ nhõm kỳ lạ.Nhưng có một điều
mà sau đó tôi biết, và cả Thảo cũng biết, là cây viết mà cô đưa cho tôi hôm đó
chỉ giống hệt chứ không phải là cây viết của tôi. Ngay từ khi viết những dòng
đầu tiên tôi đã nhận ra điều đó. Càng ngẫm nghĩ, tôi càng thấm thía. Những bài
giảng văn của cô như thấm dần vào cuộc sống của chúng tôi.Sau năm đó, tôi
theo gia đình chuyển đi nơi khác. Bao năm xa cách, không ngờ tôi và Thảo lại
có dịp ngồi bên nhau. Nhắc lại chuyện xưa, Thảo mỉm cười: "Thế mà cho đến
nay mình chưa nói được lời nào cảm ơn cô về chuyện ấy. Huê có thể tưởng
tượng được không, mình đã định nghỉ học vì xấu hổ bởi hành động dại dột ấy".
"Còn mình, mình cũng biết ơn cô đã dạy mình một bài học về cách ứng xử
trong cuộc sống". Ôi, sao mà chưa bao giờ như lúc này, tôi nhớ cô giáo của tôi
đến thế!
NGUYỄN HUY
THẦY
Cơn gió vô tình thổi mạnh sáng nay
Con bỗng thấy tóc thầy bạc trắng
Cứ tự nhủ rằng đó là bụi phấn
Mà sao lòng xao xuyến mãi không nguôi
Bao năm rồi ? Đã bao năm rồi hở ? Thầy ơi
Lớp học trò ra đi, còn thầy ở lại
Mái chèo đó là những viên phấn trắng
Và thầy là người đưa đò cần mẫn
Cho chúng con định hướng tương lai
Thời gian ơi xin dừng lại đừng trôi

Cho chúng con khoanh tay cúi đầu lần nữa
Gọi tiếng thầy với tất cả tin yêu
LỜI CỦA THẦY
Rồi các em một ngày sẽ lớn
Sẽ bay xa đến tận cùng trời
Có bao giờ nhớ lại các em ơi
Mái trường xưa một thời em đã sống
Nơi đã đưa em lên tầm cao ước vọng
Vị ngọt đầu đời bóng mát ca dao
Thủa học về cái nắng xôn xao
Lòng thơm nguyên như mùi mực mới
Dẫu biết rằng những tháng ngày sắp tới
Thầy trò mình cũng có lúc chia xa
Sao lòng thầy canh cánh nỗi thiết tha
Muốn gởi các em thêm đôi điều nhắn nhủ
Một lời khuyên biết thế nào cho đủ
Các em mang theo mỗi bước hành trình
Các em lúc nào cũng nhớ đừng quên:
Sống cho xứng với lương tâm phẩm giá
Rồi các em mỗi người đi mỗi ngã
Chim tung trời bay bỗng cánh thanh niên
Ở nơi đâu: rừng sâu, biên giới khắp ba miền
Ở nơi đâu có thầy luôn thương nhớ
Khi thầy về nghỉ hưu
Cây phượng già treo mùa hạ trên cao
Nơi bục giảng giọng thầy sao chợt thấp:
"Các con ráng… năm nay hè cuối cấp…"
Chút nghẹn ngào… bụi phấn vỡ lao xao.
Ngày hôm qua hay tự tháng năm nào
Con nao nức bước vào trường trung học

Thương cây lúa hóa thân từ hạt thóc
Thầy ươm mùa vàng, đất vọng đồng dao.
Mai thầy về, sân trường cũ nằm đau?
Hay nỗi nhớ lấp vùi theo cát bụi?
Dẫu cay đắng, dẫu trăm nghìn đau tủi
Nhọc nhằn nào thầy gửi lại ngày sau?
Mai thầy về, mùa gọi nắng lên cao
Vai áo bạc như màu trang vở cũ
Con muốn gọi sao lòng đau nghẹn ứ
Đã bao lần con ngỗ nghịch thầy ơi!
Không đề
Cầm bút lên định viết một bài thơ
Chợt nhớ ra nay là ngày nhà giáo
Chợt xấu hổ cho những lần cao ngạo
Thì ra con cũng giống bấy nhiêu người.
Cầm bút lên điều đầu tiên con nghĩ
Đâu là cha, là mẹ, là thầy…
Chỉ là những cảm xúc vu vơ, tầm thường, nhỏ nhặt…
Biết bao giờ con lớn được,
Thầy ơi !
Con viết về thầy, lại “phấn trắng”,”bảng đen”
Lại “kính mến”, lại “hy sinh thầm lặng”…
Những con chữ đều đều xếp thẳng
Sao lại quặn lên những giả dối đến gai người .
Đã rất chiều bến xe vắng quạnh hiu
Chuyến xe cuối cùng bắt đầu lăn bánh
Cửa sổ xe ù ù gió mạnh
Con đường trôi về phía chẳng là nhà…
Mơ màng nghe tiếng cũ ê a
Thầy gần lại thành bóng hình rất thực

Có những điều vô cùng giản dị
Sao mãi giờ con mới nhận ra.
2. Người lái đò
-Thảo Nguyên
Một đời người - một dòng sông
Mấy ai làm kẻ đứng trông bến bờ,
"Muốn qua sông phải lụy đò"
Đường đời muôn bước cậy nhờ người đưa
Tháng năm dầu dãi nắng mưa,
Con đò trí thức thầy đưa bao người.
Qua sông gửi lại nụ cười
Tình yêu xin tặng người thầy kính thương.
Con đò mộc - mái đầu sương
Mãi theo ta khắp muôn phương vạn ngày,
Khúc sông ấy vẫn còn đây
Thầy đưa tiếp những đò đầy qua sông
3. Khi thầy về nghỉ hưu
Cây phượng già treo mùa hạ trên cao
Nơi bục giảng giọng thầy sao chợt thấp:
"Các con ráng… năm nay hè cuối cấp…"
Chút nghẹn ngào… bụi phấn vỡ lao xao.
Ngày hôm qua hay tự tháng năm nào
Con nao nức bước vào trường trung học
Thương cây lúa hóa thân từ hạt thóc
Thầy ươm mùa vàng, đất vọng đồng dao.
Mai thầy về, sân trường cũ nằm đau?
Hay nỗi nhớ lấp vùi theo cát bụi?
Dẫu cay đắng, dẫu trăm nghìn đau tủi
Nhọc nhằn nào thầy gửi lại ngày sau?
Mai thầy về, mùa gọi nắng lên cao

Vai áo bạc như màu trang vở cũ
Con muốn gọi sao lòng đau nghẹn ứ
Đã bao lần con ngỗ nghịch thầy ơi!
__________________
Thầy Cô
Thầy chính là những vì sao thắp sáng
Là đèn đường soi rạng lối em đi
Còn Cô là người mẹ hiền phú quí
Mà trời dành để dậy dỗ chúng em
Mỗi năm chỉ có một lần
Hai mươi, mười một, ngày dành Thầy - Cô
Học trò bao nét điểm tô
Khăn tơ, áo lụa, kéo vô chúc mừng
Trời thu nắng đẹp tưng bừng
Đứa thì hoa huệ, đứa thì cúc xinh
Tung tăng biểu lộ ân tình
Bao ngày mệt nhọc Thầy - Cô dỗ dành
Bây giờ vài phút mỏng manh
Chúng em họp lại, kính Cô, kính Thầy
Ngày vui nhà giáo sum vầy
Mong thầy - cô khỏe, trồng người tiếp sau
(Sưu tầm)
Yêu rồi cũng nhớ yêu thêm
Tình yêu chẳng có bậc thềm cuối đâu!
Thầy không ru đủ nghìn câu
Biết con chữ cũng đứng sau cuộc đời
Tuổi thơ em có một thời
Ước mơ thì rộng như trời, ngàn năm
Như ru ánh lửa trong hồn
Cái hoa trong lá, cái mầm trong cây

Thầy ru hết cả mê say
Mong cho trọn ước mơ đầy của em.
Mẹ ru em ngủ tròn đêm
Thầy ru khi mặt trời lên mỗi ngày
Trong em hạt chữ xếp dày
Đừng quên mẹ vẫn lo gầy hạt cơm
Từ trong vòm mát ngôi trường
Xin lời ru được dẫn đường em đi
(Con đường thầy ngỡ đôi khi
Tuổi thơ lăn một vòng bi tới rồi!)
Hẳn là thầy cũng già thôi
Hóa thân vào mỗi cuộc đời các em
Thì dù phấn trắng bảng đen
Hành trang ấy đủ thầy đem theo mình

Lời Ru Của Thầy
Mỗi nghề có một lời ru
Dở hay thầy cũng chọn ru khúc này
Lời ru của gió màu mây
Con sông của mẹ đường cày của cha
Bắt đầu cái tuổi lên ba
Thầy ru điệp khúc quê nhà cho em
Yêu rồi cũng nhớ yêu thêm
Tình yêu chẳng có bậc thềm cuối đâu!
Thầy không ru đủ nghìn câu
Biết con chữ cũng đứng sau cuộc đời
Tuổi thơ em có một thời
Ước mơ thì rộng như trời, ngàn năm
Như ru ánh lửa trong hồn
Cái hoa trong lá, cái mầm trong cây

Thầy ru hết cả mê say
Mong cho trọn ước mơ đầy của em.
Mẹ ru em ngủ tròn đêm
Thầy ru khi mặt trời lên mỗi ngày
Trong em hạt chữ xếp dày
Đừng quên mẹ vẫn lo gầy hạt cơm
Từ trong vòm mát ngôi trường
Xin lời ru được dẫn đường em đi
(Con đường thầy ngỡ đôi khi
Tuổi thơ lăn một vòng bi tới rồi!)
Hẳn là thầy cũng già thôi
Hóa thân vào mỗi cuộc đời các em
Thì dù phấn trắng bảng đen
Hành trang ấy đủ thầy đem theo mình
Trời Sao
Bầu trời ngàn sao lấp lánh
Lung linh ước vọng học trò
Mái trường long lanh mắt sáng
Ngời ngời ước vọng thầy cô
Trường ơi, là dòng sông mát
Giọt trong kiến thức loài người
Cho em tắm trong sự thật
Lớn dần nhân nghĩa - tinh khôi.
Trường ơi, mái nhà em đấy
Tuổi thơ gởi mãi nơi này
Bảng đen nở dòng chữ trắng
Tay thầy vẫy ước mơ bay.
Thầy chưa từng dang tay đánh
Búp hoa còn giấu trong cành
Tuổi thơ cần nhiều cá tính

Cho đời đủ sắc tươi xanh
Cô ơi dang đôi tay rộng
Ôm em siết chặt vào lòng
Để đôi mắt em ngấn lệ
Long lanh hạt ngọc tình thương
Cô ơi ngọt ngào giọng nói
Bây giờ đời thiếu tiếng ru
Tình thương chảy trên trang giấy
Vào đời rửa sạch nỗi đau
Thầy cô cùng nhau thắp sáng
Niềm tin trong mắt học trò
Ngàn sao giữa trời ước vọng
Sáng ngời ánh mắt nên thơ.
Một thời em đi qua
Con đường dài mùa thu
Nắng trải trên đất cỏ
Mặt trời vàng lấp ló
Một thời em đi qua
Kỉ niệm đã cách xa
Thời gian không trở lại
Có tiếng cô vọng mãi
Trên bục giảng thân thương
Bài học tình quê hương
Thấm nhuần trong trang sách
Nỗi buồn người li khách
Phút lên đường đi xa
Nỗi đau của người cha
Trở về trong chiến đấu
Chiếc lược ngà con mơ
Suốt một thời thơ dại

Bước đường hành quân mỏi
Có người lính dừng cahân
Gục đầu bên súng mũ
Khúc Sông Mã gầm lên
Em chưa kịp đặt tên
Bài thơ xưa dang dở
Vẫn còn trong nỗi nhớ
Một thời em đi qua.
“Ng
ày
đầu
tiên
đi
học
mẹ
dắt
tay
từn
g

ớc
….”
ngâ
n
nga
the
o
lời
bài
hát,

tôi
chợ
t
nhớ
đến
nhữ
ng
ngà
y
đầu
tiên
cắp
sác
h
đến
trư
ờng
của
mìn
h.
Tạo
trang in
Ảnh minh
họa. Nguồn:
blog.yume.vn
Ngày đầu tiên đi học của tôi không giống như lời bài hát cho
lắm. Ngày đầu tiên là ba đưa tôi đến trường nhập học, ba dẫn
tôi vào lớp nhờ cô giáo “kiềm cặp” dùm. Ngày đầu tiên đến lớp
sao mà rụt rè đến thế, nước mắt giàn giụa chỉ nắm chặt tay ba
không chịu rời.

Nhìn con Thi, con Diệu, thằng Tứ mấy đứa cùng xóm thường
ngày vẫn chơi trốn tìm với tôi mặt đứa nào đứa nấy cũng ngơ
ngác không kém gì tôi. Tôi mạnh dạn hơn khi ba đặt bàn tay
rắn chắc lên đôi vai bé nhỏ của tôi. Từ bé, ba đã dạy tôi rất
nhiều điều trong cuộc sống. Ba là người thầy đầu tiên trong đời
tôi. Ba dạy tôi cách làm vườn. Ba dạy tôi soi ếch mỗi khi trời
mưa. Ba là người dạy cho tôi làm người phải lấy chữ tín làm
đầu. Sống ở đời phải biết thương người, dạy tôi cách quan tâm
chăm sóc những người thân yêu của mình. Tôi học được từ ba
những điều thực tế hơn rất nhiều so với sách vở. Ba luôn là
người động viên tôi trong những lúc tôi gặp khó khăn. Ba là
người dạy tôi đứng lên khi vấp ngã. Ba là người thầy mà tôi mãi
mãi không quên từ những bài học đầu đời.
Nhà nghèo, lại có 8 anh chị em nên ba mẹ tôi làm việc rất vất
vả để nuôi anh chị em tôi khôn lớn. Ba tôi từng là một lực điền,
sức làm gấp 3 lần thanh niên. Gia đình là động lực của ba,
mong lo cho con được học hành đến nơi là niềm mong ước của
ba tôi. Giờ anh chị tôi đã có gia đình, sự nghiệp tương đối ổn
định, trong nhà chỉ còn mình tôi đi học nên ba đặt rất nhiều kỳ
vọng vào tôi.
Tôi tuy là con gái nhưng tính hơi giống con trai một tý. Tôi
không thùy mị, dịu dàng như các chị của mình, tôi luôn nghĩ
những gì con trai làm được mình cũng làm được vì “nam nữ
bình đẳng” mà. Có thể nói tôi là một “trợ thủ đắc lực” của ba
tôi trong việc làm vườn thay vì các anh trai tôi. Cũng từ công
việc làm vườn tưởng chừng như đơn giản ấy ba đã dạy tôi biết
rằng phải yêu quý những gì trên mảnh đất của mình, biết trân
trọng thành quả lao động do chính mình tạo ra.
Ngày thi đại học, tôi hỏi ý kiến ba mẹ muốn tôi thi vào ngành
gì ba nói: “Con hãy thi ngành mà con thích, ba mẹ tôn trọng ý

kiến của con”. Tôi thầm cảm ơn ba mẹ đã không ép buộc tôi thi
ngành này ngành nọ như cha mẹ của các bạn mình. Tôi vốn ước
mơ thành một nhà báo nhưng tôi biết ba tôi rất tâm huyết với
từng mảnh đất cái cây trong vườn nên tôi quyết định học
ngành Trồng trọt mong sau này có thể giúp ba cải tiến nhiều
hơn nữa kỹ thuật trồng vườn cũng như làm lúa. Các anh chị đã
phản đối rất kịch liệt khi tôi nói mình định thi vào ngành Trồng
trọt nhưng ba đã ủng hộ tôi vì ba tôn trọng quyết định của tôi
và ba hiểu tôi định làm gì.
William Ross Wallace từng nói: “Bàn tay đẩy nôi con trẻ là bàn
tay ngự trị thế gian”. Bàn tay ba đã ngự trị thế gian và ngự trị
cả trái tim con. Ba là người con tôn thờ suốt cuộc đời này. Con
sẽ cố gắng bằng tất cả sức lực của mình con sẽ làm đúng lời
con hứa với ba bốn năm trước khi con bước vào giảng đường
đại học. Làm người phải lấy chữ tín làm đầu mà
: Lá thu
Con mắt hiền
Như lá thu bay.
Những đốt tay gầy,
Nắn nót từng dòng sữa trắng
Mái tóc ấy
Cứ bạc đi thầm lặng.
Thầy vẫn mớm cho con
Từng ngụm tâm hồn.
Cánh cò già
Che không hết hoàng hôn,
Để ánh mắt
Cứ buồn
Xa vun vút.
Con rời khỏi lớp trường

Nghe từng bước chân
Vang lên
Côi cút.
Lặng lẽ thời gian
Đi về phía chân trời.
Chợt
Hôm nay con nghe
Học trò gọi
Thầy ơi!
Những tiếng lá thu khô
Trở mình trăn trở.
Có tiếng òa
Giòn tan lặng vỡ
Nức nở buồn
Rạng rỡ
Trái tim non.
MS 03-TH
MS 04-TH: Câu chuyện mười năm
Gửi tặng thầy Tiểu, GV văn lớp 9, THCS An Châu
Có một lần thầy đứng trên bục giảng
Viết đề bài "câu chuyện mười năm sau"
Bọn chúng em ồn ào, than " không tưởng"
Biết viết gì toàn những thứ xa xôi
Thấm thoát đã qua bốn mùa khai giảng
Giờ đây, em đã vững bước giảng đường
Chợt nhìn lại phát hiện nhiều thay đổi
Trên con đường tri thức lắm gian nan
Vẫn ngây ngô tưởng rằng mãi đùa giỡn
Bạn bè giờ mỗi đứa rẽ một phương
Đâu còn nữa những buổi chiều chán nản

Chờ trống trường vang dội ùa xông ra
Chẳng còn nhớ những lời thầy đã dạy
Gương mặt thầy phai nhạt theo thời gian
Lục tìm kiếm bài văn "mười năm nữa"
Cười thật nhiều, nước mặt lặng lẽ rơi
Thật xấu hổ lâu rồi chưa quay lại
Ngôi trường xưa, lớp học in bóng thầy
Chợt thấm thía đề văn thầy buộc viết
" Cảm ơn, thầy", biết gửi gắm về đâu?
MS 04-TH
MS 05-TH: Ai có biết
Ai có biết
Đời bao nhiêu nhịp
Chập chùng và cách trở
Ai có biết
Đời một cuộc viễn du
Cần lắm những chuyến đò xuôi ngược
Ai có biết
Bóng người trên bục giảng
Mái tóc người điểm trắng sương mai
Sóng lượn lờ trên từng trang giáo án
Ngọn đèn dầu thắp những ước mơ
Ai có biết
Những ngày mưa lạnh buốt
Có dáng người lặng lẽ dưới tàn cây
Người vẫn thế
Một đời lẩn khuất
Vẫn miệt mài trên từng chuyến đò ngang
Vẫn lặng thầm nối những thương yêu
Ai thấu hiểu

Nỗi lòng người dạy "trẻ"
Trăn trở, băn khoăn với những mảnh đời
Đường đời gồ ghề lắm thác
Biết làm sao và biết làm sao ?
Trái tim người thầy
Giố
ng
như
bao
học
trò
khá
c,
tôi
cũn
g
đư
ợc
rất
nhi
ều
thầ
y

dạy
dỗ
từ

m
lớp

một
cho
đến
lớp

ời
hai

sau
đó
nữa

nhữ
ng
thầ
y

trên
giả
ng
đư
ờng
Đại
Học
Tạo
trang in
.
Nh
ưng
nếu


ai
đó
hỏi
ngư
ời
thầ
y,

nào
làm
tôi
nhớ
nhấ
t thì
tôi
sẽ
khô
ng
ngầ
n
ngạ
i
hay
đắn
đo
suy
ngh
ĩ


trả
lời
rằn
g
đó

thầ
y
Hiề
n.

tôi
sẽ
nói
thê
m
rằn
g
thầ
y
khô
ng
chỉ

ngư
ời
thầ
y
đán
g

nhớ
,
đán
g
kín
h

còn

ngư
ời

rất
nhi
ều
ảnh

ởng
đến
con
ngư
ời
tôi.
Ảnh minh
họa. Nguồn:
chutluulai.net
(TG)
Thầy Hiền là thầy dạy môn Sử và là chủ nhiệm của lớp tôi năm
lớp mười. Kể ra thì lúc ấy ấn tượng về thầy đối với tôi chẳng là
gì cả. Một thầy giáo mới ra trường có cái tên Hiền, tính tình thì

cũng “hiền” nốt, nhưng đặc biệt là thầy có một dáng đi cực
xấu, dáng khập khiểng rất buồn cười. Còn tôi là chị Hai của
xóm nhà lá cuối lớp, là “con chim đầu đàn” của lớp 10A2 được
mọi thầy cô giáo trong trường biết đến vào mỗi buổi chào cờ
đầu tuần vì những tội danh: đi trễ nhiều lần, không thuộc bài,
ăn trong giờ học thỉnh thoảng còn đánh bạn học.
Tôi thật không thể hiểu vì sao lúc đó nhà trường lại sắp cho
thầy chủ nhiệm lớp tôi (nhưng sau này nó lại mang một ý
nghĩa lớn trong đời tôi). Tôi chắc rằng lúc ấy tất cả bọn bạn
của tôi đều có chung một ý nghĩ: “Sẽ có nhiều trò hay đây.
Thật tội cho thầy giáo mới!”. Và đó cũng chính là ý nghĩ của
tôi.
Những ngày đầu thầy làm quen với lớp thì tôi chẳng có thái độ
gì khác lạ cả, vì tôi muốn thăm dò tính tình của thầy, và cũng
vì tôi chưa biết nhiều về thầy nên chưa nghĩ ra được trò gì hay
“áp dụng” cho thầy. Nhưng thầy thì khác, tôi thấy thầy có vẻ
chú ý đặc biệt đến tôi. Có lẽ thầy đã nắm được một ít tin tức về
lớp 10A2, một ít về “lý lịch” của tôi.
Và rồi, sau những ngày hiền ngoan, tôi lại là tôi. Màn trò mở
đầu của tôi cực hay với hàng tá những hình trái tim đủ màu có
ghi hàng chữ “I LOVE YOU, EM YÊU ANH” được tôi chuẩn bị rất
công phu và phát cho tất cả các bạn nữ trong lớp. Còn với các
bạn nam thì tôi chuẩn bị cho họ cả một bọc giấy vón cục. Hồi
hộp chờ đợi, tôi nói bọn bạn: “Tụi mầy đứa nào muốn cười thì
cười bây giờ đi, lát nữa diễn mà đứa nào cười là chết với tao
đó!”. Và hình ảnh thầy Hiền mặt đỏ ngầu vì mắc cỡ, vì tức khí
khập khiễng bước ra khỏi lớp hiện ra trong đầu cả bọn, thế
là Tôi và các bạn đang hả hê trong “chiến thắng tưởng tượng”
thì đột nhiên thầy xuất hiện cắt ngang dòng suy nghĩ của
chúng tôi.

Tất cả đều đã sẵn sàng. Thầy đang viết tựa bài mới lên bảng
thì “bốc, độp”, một, hai, rồi vô số những cục giấy lớn nhỏ bay
lên trúng vào đầu, vào tai, vào vai thầy. Lúc ấy thầy xoay
người lại định tìm hung thủ thì một, hai, ba tất cả những bạn
nữ đều giơ hình trái tim lên ngang mặt và đồng thanh “I LOVE
YOU, EM YÊU ANH”. Thế là tất cả đều xảy ra đúng như kế
hoạch của tôi, nhưng nó đã không thành công như tôi nghĩ.
Thầy nhận ra đó là một trong những trò đùa quái quỷ mà tôi
chính là kẻ chủ mưu nên thầy chỉ cười và bảo: “Các em cứ học
đi, rồi có tâm sự hay chuyện gì muốn nói với thầy thì sau giờ
học chúng ta sẽ nói với nhau”. Rồi sau nụ cười ấy là cái nhìn
nghiêm nghị, thầy vẫn tiếp tục dạy bài mới. Vậy là công cóc!
Cái mặt đỏ ngầu vì tức lúc ấy không phải là của thầy nữa mà nó
đã chuyển sang tôi!
Nhưng vốn tính quậy phá, tôi quyết tâm phải phá thầy cho kỳ
được. Một tuần sau,thầy gọi tôi lên trả bài và tôi khó nhọc lê
cái chân đau “giả” (tôi nhái theo chân thầy) lên tới bục giảng
chỉ để nói với thầy đúng một câu: “Thưa thầy, hôm nay em
không thuộc bài!”, rồi lại trở về chỗ ngồi vẫn với cái bộ dạng
ấy. Cả lớp tôi lúc ấy rộ cả lên, đứa thì giả vờ nhiệt tình hỏi
thăm, đứa thì ôm bụng mà cười, đứa thì vỗ tay vỗ bàn, đủ
cả còn tôi thì mang bộ mặt đáng thương nhưng rất đắc thắng:
“Phen này thầy phải ra khỏi lớp rồi thầy ơi!”.
Nhưng lại một lần nữa thầy tôi giữ được vẻ tỉnh bưng, thầy nói:
“Thầy không xét Ngọc đau chân thật hay giả, vì chuyện đó cả
thầy, cả lớp, cả Ngọc đều rõ. Thầy cũng không xét Ngọc làm
vậy là có ý gì. Nhưng thầy có vài điều thầy muốn nói với các
em, thật ra các em còn rất nhỏ để có thể nhận thức được ý
nghĩa của những sự việc xảy ra trong cuộc sống, hay những
bất hạnh trong cuộc đời chúng ta. Chắc lần đầu tiên gặp thầy

các em thấy thầy vừa đáng thương vừa buồn cười, đúng
không? Nhưng vì thầy bị dị tật bẩm sinh nên trong suốt gần hai
mươi lăm năm qua thầy đã quen với những điều người ta nghĩ,
người ta nói về mình. Giờ đây thầy cảm thấy đó lại chính là
niềm tự hào của thầy. Thầy đã vượt qua bản thân, vượt lên số
phận để có thể thực hiện mơ ước của mình” Chợt thầy dừng
lại ra vẻ suy nghĩ, nhưng cũng rất nhanh thầy nói tiếp: “Thầy
không rõ nguyên nhân nào lớp chúng ta lại là lớp cá biệt của
khối, của trường, nhưng thầy hứa sẽ giúp các em tìm ra
nguyên nhân, rồi chúng ta cùng giải quyết nguyên nhân đó để
các em học tốt hơn”.
Sau khi nghe thầy dạy cho một bài “kỹ năng sống”, cả lớp tôi
im bặt. Không khí lớp trở nên nặng nề và thầy cũng không thể
dạy bài mới trong không khí ấy. Không hiểu sao trong lòng tôi
lúc ấy chỉ nghĩ được: “Để rồi xem”, và một bộ óc rỗng tuếch.
Những trò hay bỗng bay đâu mất. Có lẽ đó là lần đầu tiên tôi
cảm nhận được “tình thầy trò” chân thành nên thật khó mà
diễn tả
Sự việc khiến tôi thay đổi thái độ, giúp tôi thay đổi cả cuộc đời
mình lại xảy ra vào một ngày tôi rất buồn. Tôi thẫn thờ bước
vào lớp, bỏ lại sau lưng cái bi kịch gia đình nghèo khổ, bạo lực.
Gục mặt xuống bàn tôi ngỡ như mình được ngủ rất say thế
nhưng khi tỉnh lại thì
- Sao tôi lại ở đây ?
- Em không nhớ gì cả sao ? Có lẽ vì đói và mệt quá nên em đã
ngất đi trong giờ học.

- Mẹ em đi lấy cốc trà đường cho em rồi, tí nữa sẽ trở lên.
Bà rất lo cho em. Sau này có gì khó khăn hay gặp chuyện gì
khó xử em cứ tìm thầy, nếu giúp được gì thầy sẽ giúp em. Em

đừng ngại! – thầy nhìn tôi lo lắng.
Tôi thấy thật sự xấu hổ với những gì thầy đã dành cho tôi.
Nó trở nên quý giá biết bao khi tôi lại chính là đứa hay chọc
phá thầy
Vậy nên tôi đã dùng chính nỗ lực của mình để đền đáp thầy.
Tôi đã hoàn thành lớp mười với tấm bằng khen loại khá. Thầy
Hiền của tôi đã cười hài lòng. Rồi ngày tôi nhận giấy báo nhập
học chuyên ngành sư phạm, thầy chính là người tôi thông báo
đầu tiên. Thầy xoa đầu tôi và bảo: “Cố lên nhe em! Cuộc sống
hẳn còn rất nhiều khó khăn, nhất là khi em xa gia đình nhưng
chuyện gì cũng mang ý nghĩa của riêng nó. Em hãy nghĩ như
vậy và cố lên!”.
Thầy tôi đã nói rất đúng “chuyện gì cũng có ý nghĩa riêng của
nó”. Chính thầy, chính cuộc đời thầy, và chính tấm lòng cao cả
của thầy đã giúp tôi tìm thấy ý nghĩa của cuộc đời mình. Và có
một chuyện mà mãi sau này tôi mới được biết: ngày đó thầy đã
giúp tôi không chỉ chuyện học hành, mà còn cả chuyện gia đình

×