Tải bản đầy đủ (.ppt) (18 trang)

báo cáo tài chính quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (393.02 KB, 18 trang )

TÌM HIỂU VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH
QUỐC TẾ
Nội dung chương 2
Nội dung chương 2

2.1. Mục đích và ý nghĩa của Báo cáo tài chính

2.2. Sự hài hòa và hội tụ của Báo cáo tài chính quốc tế

2.3. Tính tất yếu và trở ngại của việc hài hòa và hội tụ
của Báo cáo tài chính quốc tế

2.4. Các tổ chức quốc tế và khu vực hình thành trong
việc hài hòa BCTC trên thế giới
2.1. Mục đích và ý nghĩa của Báo cáo tài chính
2.1. Mục đích và ý nghĩa của Báo cáo tài chính

Khái niệm
Báo cáo tài chính (BCTC) là phương pháp tổng hợp số liệu từ
các sổ kế toán theo các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh có
hệ thống tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản của doanh
nghiệp, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh,
tình hình lưu chuyển các dòng tiền và tình hình vận động sử
dụng vốn của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định.
báo cáo tài chính vừa là phương pháp kế toán, vừa là
hình thức thể hiện và chuyển tải thông tin kế toán tài chính
đến những người sử dụng để ra các quyết định kinh tế.

Mục đích
+ Tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình
hình tài sản, nguồn vốn, công nợ, tình hình và kết quả hoạt


động kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán.
+ Cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc
đánh giá tình hình và kết quả hoạt động của doanh nghiệp,
đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp trong kỳ hoạt
động đã qua và những dự đoán trong tương lai.

Ý nghĩa
- Với nhà quản lý doanh nghiệp: phân tích đánh giá và đề ra được các
giải pháp, quyết định quản lý kịp thời, phù hợp cho sự phát triển của
doanh nghiệp trong tương lai.

- Với các cơ quan nhà nước như tài chính, ngân hàng kiểm toán,
thuế : kiểm tra giám sát, hướng dẫn, tư vấn cho doanh nghiệp thực
hiện các chính sách, chế độ kinh tế tài chính của doanh nghiệp.

- Với các nhà đầu tư, các nhà cho vay: nhận biết khả năng về tài chính,
tình hình sử dụng các loại tài sản, nguồn vốn, khả năng sinh lời, hiệu
quả hoạt động sản xuất kinh doanh, mức độ rủi ro để họ cân nhắc,
lựa chọn và đưa ra quyết định phù hợp.

- Với nhà cung cấp: nhận biết khả năng thanh toán, phương thức thanh
toán, để từ đó họ ra quyết định tiếp tục bán hàng cho doanh nghiệp,
hoặc cần áp dụng phương thức thanh toán như thế nào cho hợp lý.

- Với khách hàng: thông tin về khả năng, năng lực sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm, mức độ uy tín của doanh nghiệp, chính sách đãi ngộ khách
hàng để họ có quyết định đúng đắn trong việc mua hàng của doanh
nghiệp.

- Với cổ đông, công nhân viên: thông tin về khả năng cũng như chính

sách chi trả cổ tức, tiền lương, bảo hiểm xã hội, và các vấn đề khác liên
quan đến lợi ích của họ thể hiện trên báo cáo tài chính.
2.1. Mục đích và ý nghĩa của Báo cáo tài chính
2.1. Mục đích và ý nghĩa của Báo cáo tài chính
2.2. Sự hài hòa và hội tụ của Báo cáo tài chính quốc tế
2.2. Sự hài hòa và hội tụ của Báo cáo tài chính quốc tế

Khái niệm về hài hòa kế toán (xem 1.3.4 chương 1)

Ở tầm quốc gia
+ Larson (1993) đã xác định nếu có một sự khác biệt về tỷ
lệ tăng trưởng kinh tế giữa các nuớc châu Phi có vận dung
chuẩn mực IASB với những nước không có vận dụng chuẩn
mực, kết quả cho thấy nếu vận dụng IAS vào điều kiện của
từng nước, nó đóng góp tốt hơn vào sự tăng trưởng kinh tế của
nước đó.
+ Woolley (1998) khi thực hiện một nghiên cứu tương tự ở
các nước châu Á đã đi đến kết luận rằng không có sự khác biệt
đáng kể về tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của các nước có vận dụng
hay không vận dung IAS.
+ Daniel Zeghal, Karim Mhedhbi (2006) đã thực hiện một
nghiên cứu về 64 nước đang phát triển trong việc vận dụng
IAS. Kết quả cho thấy: các quốc gia đang phát triển có trình độ
học vấn cao, có thị trường vốn và thuộc khối văn hóa theo mô
hình Anglo-American là những nước có những động lực lớn
nhất để vận dụng IAS.

Ở tầm các công ty
Động lực để các tập đoàn, công ty đa quốc gia vận dụng các IAS
chính là việc các công ty yết giá ở thị trường chứng khoán nước

ngoài, mà thị trường Hoa kỳ là một điển hình.
Ngoài ra, các công ty được kiểm toán bởi các hãng kiểm toán lớn
(Big 5) cũng là động lực để các tập đoàn tuân thủ theo IAS.
Các công ty của Thụy sĩ và Trung Quốc là những điển hình của
việc tuân theo IAS để được xem xét là có những cải cách để hòa
nhập với cộng đồng đầu tư quốc tế.
việc vận dụng IAS có những tác động tích cực đến tăng
trưởng kinh tế, và IAS thuận lợi cho các nước theo mô hình Anglo-
Saxon.
Ở góc độ các công ty, việc vận dụng IAS mang tính chất tự nguyện
vì những lợi ích của họ trong quá trình hội nhập quốc tế.
Vẫn còn nhiều rào cản ảnh hưởng đến việc đi đến một sự
thống nhất kế toán trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng tăng vào
những năm 90 của thế kỷ 20.
chuyển sang xu hướng hội tụ kế toán.
2.2. Sự hài hòa và hội tụ của Báo cáo tài chính quốc tế
2.2. Sự hài hòa và hội tụ của Báo cáo tài chính quốc tế



Theo quan điểm của IASB, sự hội tụ của chuẩn mực kế toán quốc tế
và chuẩn mực kế toán quốc gia là quá trình loại bỏ dần dần sự khác
biệt giữa chúng thông qua các nỗ lực hợp tác của IASB, các ban soạn
thảo chuẩn mực kế toán quốc gia, và cốt lõi là các nhóm tìm kiếm giải
pháp tốt nhất cho các vấn đề kế toán và báo cáo.
khái niệm hài hòa hóa và hội tụ liên kết chặt chẽ.

Mục tiêu của hài hòa là loại bỏ sự khác biệt giữa các hệ thống chuẩn
mực kế toán hiện tại, trong khi đó hội tụ có thể dẫn đến sự hình thành
một phương pháp kế toán mới mà nó chưa hề được tồn tại trong bất

kỳ tiêu chuẩn hiện hành.
quá trình hội tụ không nhất thiết là chuẩn mực quốc tế sẽ thay thế
chuẩn mực kế toán quốc gia, ngược lại chuẩn mực kế toán quốc gia
và các chuẩn kế toán quốc tế có thể cùng tồn tại.
Hội tụ chuẩn mực kế toán là quá trình dẫn đếp việc vận dụng hệ
thống chuẩn mực trình bày BCTC quốc tế (Wong, 2004).
+ Ở Châu Âu: năm 2002 Liên minh châu Âu đã qui định tất cả
các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán có tổ chức phải sử
dụng IFRS để lập BCTC hợp nhất từ năm 2005. Tuy nhiên, các nước
thành viên có thể mở rộng đối tượng áp dụng IFRS, và không nhất
thiết phải là lập BCTC hợp nhất
+ Ở các khu vực khác trên thế giới: Úc và hơn 100 quốc gia khác
trên thế giới đã qui định áp dụng IFRS
2.2. Sự hài hòa và hội tụ của Báo cáo tài chính quốc tế
2.2. Sự hài hòa và hội tụ của Báo cáo tài chính quốc tế
2.3. Tính tất yếu và trở ngại của việc hài hòa và hội tụ
2.3. Tính tất yếu và trở ngại của việc hài hòa và hội tụ
của Báo cáo tài chính quốc tế
của Báo cáo tài chính quốc tế
Lợi ích của việc hài hòa và hội tụ chuẩn mực về trình bày BCTC
quốc tế thể hiện rõ đối với các đối tượng sử dụng thông tin tài
chính của doanh nghiệp.

Đối với nhà đầu tư: có thể có được các báo cáo có thể so sánh
được và đáng tin cậy.

Đối với các công ty đa quốc gia: tiết kiệm chi phí, tạo điều kiện
thuận lợi quản lý và kiểm soát các công ty con ở nước ngoài, cung
cấp thông tin và đánh giá chính xác hơn hoat động của doanh
nghiệp, dễ dàng thâm nhập vào các thị trường vốn quốc tế.


Đối với các nhà làm chính sách: tiết kiệm chi phí và nguồn lực
trong việc giám sát sự tuân thủ các luật lệ.

Đối với thị trường chứng khoán: các nhà phân tích có thể mở rộng
hoạt động trên phạm vi địa lý rộng hơn, thông tin kế toán sử dụng
để phân tích nhiều hơn từ đó sẽ cải thiện kỹ thuật phân tích.

Đối với các nước đang phát triển: dễ dàng thu hút vốn đầu tư nước
ngoài, tạo điều kiện ban hành các chuẩn mực kế toán quốc gia, tuân
thủ IFRS là một lựa chọn ít tốn kém để đạt được sự hài hòa với
chuẩn mực kế toán quốc tế.
Sự cần thiết của việc hài hòa chuẩn mực kế toán Việt nam với chuẩn mực trình
bày BCTC quốc tế:

Thứ nhất: Hài hòa với IFRS là tiền đề để tiếp tục khẳng định sự hội nhập về
kinh tế Việt nam với kinh tế thế giới.

Thứ hai: là cơ sở để các nhà đầu tư nước ngoài có điều kiện thuận lợi hơn khi
đánh giá hoạt động của các doanh nghiệp, nhất là các công ty đang yết giá trên
thị trường chứng khoán có cơ hội thu hút vốn để đổi mới công nghệ và
mở rộng thị trường của mình.

Thứ ba: tạo điều kiện cho các công ty tham gia vào hoạt động xuất khẩu trên
thị trường quốc tế công bố thông tin minh bạch hơn hoạt động của mình, nhất
là khi nhiều nguồn tin về những bảo hộ của chính phủ đối với các DN nước ta
trong các vụ tranh tụng pháp lý về bán phá giá.
giảm thiểu sự bất cân xứng về thông tin, và mang lại những lợi ích nhiều
hơn cho cộng đồng kinh doanh trong và ngoài nước.


Thứ tư: đối với các tập đoàn kinh tế lớn ở Việt nam, là cơ hội để các đơn vị
này có thể yết giá trên thị trường thế giới hoặc tiếp cận các nguồn vốn quốc tế
mà giảm thiểu chi phí kế toán cho việc chuyển đổi BCTC.

Thứ năm: đối với các công ty kiểm toán quốc tế đang hoạt động tại Việt nam
theo lộ trình mở cửa thị trường dịch vụ khi gia nhập WTO giảm thiểu
chi phí chuyển đổi trong hoạt động kiểm toán của mình tác động đến các
công ty kiểm toán trong nước cũng phải học tập chuẩn mực quốc tế để có thể
cạnh tranh và tham gia ngược lại vào thị trường kiểm toán ở các nước trong
khu vực và trên thế giới.


2.3. Tính tất yếu và trở ngại của việc hài hòa và hội tụ
2.3. Tính tất yếu và trở ngại của việc hài hòa và hội tụ
của Báo cáo tài chính quốc tế
của Báo cáo tài chính quốc tế
Việc hài hòa và hội tụ chuẩn mực trình bày BCTC quốc tế
còn vướng phải những trở ngại sau:

Mức độ khác biệt hiện tại về thực hành kế toán giữa các quốc
gia

Không có những tổ chức kế toán chuyên nghiệp đủ mạnh ở
một vài nước

Sự khác biệt về hệ thống kinh tế và chính trị

Tính chủ nghĩa dân tộc

IAS (International Accounting Standard) chỉ mang tính hướng

dẫn. (Mỹ vẫn coi trọng FASB Standard hơn là IASB
Standard: vì sự lớn mạnh về kinh tế của quốc gia này)

Chi phí về thay đổi trên phạm vi toàn cầu lớn.
2.3. Tính tất yếu và trở ngại của việc hài hòa và hội tụ
2.3. Tính tất yếu và trở ngại của việc hài hòa và hội tụ
của Báo cáo tài chính quốc tế
của Báo cáo tài chính quốc tế
2.4. Các tổ chức quốc tế và khu vực hình thành trong
2.4. Các tổ chức quốc tế và khu vực hình thành trong
việc hài hòa BCTC trên thế giới
việc hài hòa BCTC trên thế giới

Hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế đã trải qua nhiều giai
đoạn, mà ban đầu là hình thành các chuẩn mực kế toán quốc
tế (IAS), năm 1973.

Các chuẩn mực đều có hiệu chỉnh hàng năm để đáp ứng
những thay đổi khi vận dụng thực tế.

Năm 2005, hệ thống này được thay thế bằng chuẩn mực trình
bày báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) và được nhiều nước và
khối kinh tế áp dụng, đặc biệt là các công ty cổ phần yết giá
trên thị trường vốn quốc tế.

Năm 2010, IFRS có tất cả 38 chuẩn mực, trong đó có 9 chuẩn
mực Trình bày báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) và 29 chuẩn
mực kế toán quốc tế (IAS).

Những chuẩn mực có tên IAS là những chuẩn mực kế toán kế

thừa trong giai đoạn trước đây và có điều chỉnh theo từng thời
kỳ nhưng vẫn áp dụng trong Bộ chuẩn mực trình bày BCTC
quốc tế. Những chuẩn mực có tên IFRS là những chuẩn mực
hoàn toàn mới, hoặc thay thế hoàn toàn cho một IAS không
còn hiệu lực nữa.

Hệ thống chuẩn mực trình bày BCTC quốc tế được xem là điển
hình của hệ thống các nguyên tắc trình bày BCTC, hướng đến thị
trường vốn. IFRS không phải do tổ chức chính phủ ban hành mà do
các tổ chức nghề nghiệp soạn thảo.
2.4. Các tổ chức quốc tế và khu vực hình thành trong
2.4. Các tổ chức quốc tế và khu vực hình thành trong
việc hài hòa BCTC trên thế giới
việc hài hòa BCTC trên thế giới

Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) là tổ chức có thẩm quyền
lớn nhất trong việc soạn thảo chuẩn mực trình bày BCTC quốc tế,
có liên hệ với nhóm thiết lập chuẩn mực, nhóm giải thích chuẩn
mưc và nhóm tư vấn chuẩn mực.

Ủy ban giải thích Báo cáo tài chính quốc tế (IFRIC): gồm các
chuyên gia ở các hãng kiểm toán, người soạn thảo chuẩn mực và cả
người sử dụng, có chức năng giải đáp các vấn đề kỹ thuật khi vận
dụng IFRS vào trong thực tế. Gần đây, ủy ban này có đề xuất
những điều chỉnh chuẩn mực đối với IASB để đáp ứng các khó
khăn vận dụng trong thực tế, hoặc các nhu cầu đảm bảo tính nhất
quán khi sử dụng.

Hội đồng tư vấn chuẩn mực (SAC) hàng năm họp mặt với IASB ba
lần. Hội đồng này được xem như là kênh truyền thông giữa IASB

và người sử dụng chuẩn mực để trao đổi, thảo luận lộ trình của
IASB. SAC gồm khoảng 50 thành viên là các nhà phân tích, giám
đốc điều hành, kiểm toán viên, người xây dựng chuẩn mực và
người thiết lập pháp lý của các sở giao dịch chứng khoán. Những
người xây dựng chuẩn mực đều là đại diện của tổ chức nghề
nghiệp đến từ các nước, như: Úc, Canada, Pháp, Đức, Anh, Mỹ và
Nhật bản.
2.4. Các tổ chức quốc tế và khu vực hình thành trong
2.4. Các tổ chức quốc tế và khu vực hình thành trong
việc hài hòa BCTC trên thế giới
việc hài hòa BCTC trên thế giới

Sự hài hòa chuẩn mực kế toán của các nước châu Âu
Quá trình hài hòa các nguyên tắc kế toán trong phạm vi EU có thể kể đến hai
Hiến chương: Hiến chương thứ 4 (năm 1978) và Hiến chương thứ 7 (năm 1983).
Hiến chương thứ 4 ban hành vào tháng 7 năm 1978 là một bộ sâu rộng các
nguyên tắc kế toán trong phạm vi Châu Âu mà cả công ty đại chúng và công ty
tư đều phải tuân thủ. Những nội dung chính Hiến chương thứ 4 (Per Thorell và
Geoffrey Whittington, 1994) là:
+ Các nguyên tắc thiết kế mẫu biểu của BCĐKT và Báo cáo lãi lỗ: phản
ánh cách thức của mô hình kế toán của Pháp và Đức trong việc mô tả chi tiết
biểu mẫu, nhưng có những lựa chọn để đáp ứng nhu cầu của qui định và thực
hành của nhiều nước khác nhau.
+ Các yêu cầu về công bố thông tin trong các thành viên của EU: trong
đó có những lựa chọn là những mâu thuẫn giữa các nước chưa được giải quyết.
+ Các nguyên tắc về định giá: về cơ bản dựa trên chi phí lịch sử nhưng
cũng có những nguyên tắc lựa chọn cho phép sử dụng giá thay thế. Trên thực tế,
một số quốc gia như Hà lan, Ireland hay Anh khuyến khích sử dụng giá thay thế
khi hiến chương ban hành.
+ Cách nhìn về trung thực và hợp lý chiếm ưu thế so với những điều

khoản cụ thể mà ở đó có những tình huống làm sáng tỏ. Những tình huống này
là ngoại lệ và có thể định nghĩa lại bởi các nước thành viên ở hệ thống kế toán
quốc gia đó.
2.4. Các tổ chức quốc tế và khu vực hình thành trong
2.4. Các tổ chức quốc tế và khu vực hình thành trong
việc hài hòa BCTC trên thế giới
việc hài hòa BCTC trên thế giới

Hiến chương thứ 4 chỉ liên quan đến kế toán của từng công ty
riêng lẽ hơn là kế toán của nhóm công ty (công ty đa quốc
gia) nên những nội dung của hiến chương chưa đủ để giải
quyết những vướng mắc của các công ty đa quốc gia.
Hiến chương thứ 7 ban hành vào tháng 6 năm 1983
nhấn mạnh vào vấn đề báo cáo tài chính hợp nhất.
+ khái niệm công ty mẹ - công ty con
+ các nguyên tắc về quyền kiểm soát pháp lý xác định
nghĩa vụ hợp nhất: đa số về quyền biểu quyết, quyền bổ
nhiệm đa số trong HĐQT, quyền thực hiện ảnh hưởng
đáng kể đối với công ty TNHH, kiểm soát đa số quyền
biểu quyền, theo thỏa ước với các cổ đông khác.
+ Các phương pháp lựa chọn cho việc hợp nhất BCTC.
2.4. Các tổ chức quốc tế và khu vực hình thành trong
2.4. Các tổ chức quốc tế và khu vực hình thành trong
việc hài hòa BCTC trên thế giới
việc hài hòa BCTC trên thế giới
Ba khía cạnh thể hiện sự hài hòa kế toán đáng được chú ý về sự phát
triển trong tương lai trong phạm vi EU:

Thứ nhất: là các lựa chọn kế toán.
Cả hiến chương thứ 4 và thứ 7 đều bao gồm nhiều lựa chọn cần thiết

để đáp ứng nhu cầu của mỗi nước thành viên tại thời điểm đó. Nếu
mục tiêu hài hòa thực tiễn kế toán là thực sự, các lựa chọn thực thi
theo những cách khác nhau ở mỗi nước là điều không mong đợi trong
dài hạn. Vì vậy, cần thiết phải loại bỏ những lựa chọn này ra khỏi các
hiến chương trong tương lai mặc du cơ chế hiện tại của EC là vẫn duy
trì những lựa chọn đó (Van Hulle, 1992).

Thứ hai là tồn tại các khoảng cách về kế toán.
Hiến chương không thành công để nhấn mạnh các vấn đề cụ thể trong
kế toán, như không có điều khoản về Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuê
tài sản, chuyển đổi ngoại tệ, trong khi ở thời điểm đó, IASC và một số
tổ chức ban hành chuẩn mực ở các nước khác đã đề cập.

Thứ ba là sự phát triển mới trong kế toán chưa đề cập đến.
Sự tồn tại các khoảng cách trên cho thấy các hiến chương chỉ phản
ánh những nỗ lực về hài hòa ở thời điểm soạn thảo, trong khi đó kế
toán và các vấn đề mới nổi lên từ thị trường tài chính năng động trong
những năm đầu thập niên 90 đã phát sinh nhanh chóng chưa được
nhìn nhận.
2.4. Các tổ chức quốc tế và khu vực hình thành trong
2.4. Các tổ chức quốc tế và khu vực hình thành trong
việc hài hòa BCTC trên thế giới
việc hài hòa BCTC trên thế giới
2.4.2.2. Sự hài hòa kế toán của các nước ASEAN

Thứ nhất: là việc thành lập liên đoàn kế toán Đông Nam Á (AFA).
AFA được thành lập tháng 3 năm 1977 dưới hình thức Hiệp hội các
hội nghề nghiệp Kế toán, Kiểm toán các nước Đông Nam Á.
AFA có 2 hạng thành viên: thành viên chính thức là các tổ chức nghề
nghiệp kế toán đại diện cho các nước thành viên ASEAN. Thành viên

liên kết là các tổ chức kế toán quốc tế có uy tín, có mối quan hệ bền
chặt với sự phát triển nghề nghiệp kế toán, kiểm toán của ASEAN,
như: Hội Kế toán công chứng Astralia (ACPA), Hiệp hội Kế toán
Vương quốc Anh (ACCA).
AFA hoạt động nhằm vào các mục tiêu: thúc đẩy sự phát triển nghề
nghiệp kế toán, kiểm toán trong khu vực; tăng cường sự phát triển ổn
định bền vững của nghề nghiệp kế toán, kiểm toán; xây dựng một
diễn đàn cho những người làm công tác Kế toán và kiểm toán khu
vực Đông Nam á, trao đổi thông tin và chia sẻ kinh nghiệm nghề
nghiệp.
2.4. Các tổ chức quốc tế và khu vực hình thành trong
2.4. Các tổ chức quốc tế và khu vực hình thành trong
việc hài hòa BCTC trên thế giới
việc hài hòa BCTC trên thế giới

Thứ hai là quá trình thiết lập chuẩn mực kế toán cho các nước
Asean (AAS – Asean Accounting Standards).
Nỗ lực đầu tiên là sự hình thành Uỷ Ban chuẩn mực và nguyên tắc
kế toán (CAPS) với nhiệm vụ phát triển các nguyên tắc và chuẩn
mực kế toán và kiểm toán có thể áp dụng trong điều kiện của
ASEAN.
Năm 1978 CAPS đã ban hành bản dự thảo Chuẩn mực kế toán
ASEAN (AAS) số 1- Những nguyên tắc kế toán cơ bản, bao gồm
các nội dung:
+ các nguyên tắc kế toán cơ bản, công bố thông tin
+ nguyên tắc của BCĐKT, báo cáo thu nhập
+ chuyển đổi ngoại tệ và thông tin so sánh
các chuẩn mực kế toán của Asean về sau không được ban
hành nữa khi các tổ chức nghề nghiệp các nước không tuyên bố
chính thức sử dụng (Saudagaran & Diga, 1997).

2.4. Các tổ chức quốc tế và khu vực hình thành trong
2.4. Các tổ chức quốc tế và khu vực hình thành trong
việc hài hòa BCTC trên thế giới
việc hài hòa BCTC trên thế giới

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×