Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

giáo án tích hợp môn công nghệ 8: ĐIỆN NĂNG TRONG SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.91 KB, 17 trang )

PHỤ LỤC : DỰ ÁN DẠY HỌC
1. Tên dự án dạy học:
ĐIỆN NĂNG TRONG SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI
2. Mục tiêu dạy học:
* Kiến thức:
- Ngày nay, do sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, các nghành
công nghiệp sử dụng điện tăng mạnh. Cùng với sự biến đổi khí hậu diễn biến
phức tạp nên việc sử dụng điện ngày càng tăng mà nguồn năng lượng để sản
xuất ra điện đang dần cạn kiệt dẫn tới tình trạng thiếu điện do đó việc đầu tư
phát triển nguồn năng lượng để sản xuất điện luôn được chú trọng, đồng thời
cũng có những biện pháp tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện để đáp ứng đủ
nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của con người .
- Biết được quá trình sản xuất điện của nhà máy nhiệt điện, nhà máy thủy
điện, nhà máy điện nguyên tử, quá trình truyền tải và phân phối điện năng
trong thực tế.
- Hiểu được vai trò và tầm quan trọng của điện năng trong sản xuất và đời sống.
* Kỹ năng:
- Có kỹ năng lựa chọn và sử dụng đồ dùng điện vừa tiết kiệm điện vừa đảm
bảo an toàn.
- Học sinh có năng lực vận dụng kiến thức của các bộ môn như: Địa lí, Hóa
học, Lịch sử, Vật lí, Giáo dục công dân.
* Thái độ:
- Học sinh có ý thức sử dụng tiết kiệm điện trong gia đình. Việc sử dụng hợp lý
và tiết kiệm điện là giữ gìn, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi
trường sống.
1
- Say mê với công việc và yêu thích môn học.
* Bài học đạt được trong dự án này là:
Bài 33- Tiết 32: Vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống
3. Đối tượng dạy học của dự án:
- Đối tượng học sinh


+ Số lượng: 74 học sinh
+ Khối lớp 8: 3 lớp.
- Đặc điểm cần thiết của học sinh đã theo học theo dự án:
+ Ở lứa tuổi học sinh lớp 8 các em đã được nghe, nhìn, quan sát, tiếp xúc với
các hoạt động sản xuất, sử dụng đồ dùng điện, biết sử dụng tiết kiệm điện
trong thực tế và qua học các bộ môn khoa học: Địa lý, Vật lí, Hóa học, Giáo
dục công dân, Lịch sử.
+ Đặc biệt là qua học về dự án: học sinh càng hiểu rõ hơn về nguyên nhân
và hậu quả của việc không tiết kiệm điện từ đó có ý thức sử dụng tiết kiệm
điện bảo vệ môi trường sống của mình và tuyên truyền, vận động mọi người
cùng thực hiện.
4. Ý nghĩa của dự án:
- Giúp học sinh hiểu rõ về quá trình sản xuất, truyền tải điện và vai trò của
điện năng trong sản xuất và đời sống. Vì điện năng là nguồn đồng lực, nguồn
năng lượng chủ yếu cho các máy, thiết bị Nhờ có điện mà quá trình sản xuất
được tự động hoá nâng cao năng xuất lao động và cuộc sống của con người có
đầy đủ tiện nghi, văn minh hiện đại hơn. Góp phần thúc đẩy khoa học kỹ thuật
phát triển kéo theo sự biến đổi trong quá trình sáng tạo của cải của con người.
5. Thiết bị dạy học, học liệu:
2
- Tranh ảnh, tư liệu,… mô tả về quá trình sản xuất điện năng, vai trò của điện năng
trong sản xuất và đời sống, sử dụng tiết kiệm điện, các yếu tố và hậu quả ô nhiễm môi
trường ở các bộ môn: Hóa học, Vật lý, Địa lý, Lịch sử, Giáo dục công dân,…
- Qua ứng dụng công nghệ thông tin học sinh quan sát được nhiều hình ảnh
thực tế về nguồn năng lượng để sản xuất điện năng, quá trình sản xuất điện
năng, vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống.
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học:
Tiết: 33- Bài 32.
VAI TRÒ CỦA ĐIỆN NĂNG TRONG SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Giúp học sinh:
1. Kiến thức
- Biết được quá trình sản xuất điện của nhà máy nhiệt điện, thủy điện và nhà
máy điện nguyên tử.
- Biết được quá trình truyền tải và phân phối điện năng trong thực tế.
- Hiểu được vai trò và tầm quan trọng của điện năng trong sản xuất và đời sống.
2.Kỹ năng:
- Sử dụng tiết kiệm điện năng trong sản xuất và đời sống.
- Vận dụng các kiến thức ở các bộ môn để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.
3. Thái độ
- Sử dụng điện tiết kiệm hợp lý là giữ gìn, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên,
bảo vệ môi trường sống.
- Say mê với công việc và yêu thích môn học.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
3
GV: - Tranh vẽ quy trình sản xuất điện của các nhà máy điện, đường dây
truyền tải điện cao áp, hạ áp,
- Tranh ảnh về ô nhiễm môi trường do sản xuất điện gây ra.
- Đồ dùng tiêu thụ điện năng ( bóng đèn, quạt điện, bếp điện ).
- Sách điện dân dụng, tài liệu kỹ thuật điện, sách GV- SKG vật lý lớp 7- 9
HS: Sgk, vở ghi, tranh ảnh liên quan đến sản xuất và sử dụng điện.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
* Ổn định tổ chức:
* Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
1. Giới thiệu bài học:
GV đưa ra hình ảnh một số đồ dùng sử dụng điện và đặt câu hỏi:
?Em hãy cho biết các đồ dùng này hoạt động được cần phải có điều kiện nào?
Học sinh trả lời: Cần phải có điện năng.
GV nhận xét sau đó dẫn dắt HS vào bài:
Vậy điện năng được tạo ra như thế nào và có vai trò gì trong sản xuất và

đời sống, bài hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu.
GV và HS ghi tên bài:
2. Bài mới
PHẦN III: KỸ THUẬT ĐIỆN
Tiết 33- Bài 32
VAI TRÒ CỦA ĐIỆN NĂNG TRONG SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm điện
năng là gì? quá trình sản xuất và truyền
tải điện năng.
4
Mục tiêu:
-Biết được quá trình sản xuất điện của nhà
máy nhiệt điện, thủy điện và nhà máy điện
nguyên tử.
- Biết được quá trình truyền tải và phân
phối điện năng trong thực tế.
GV đưa ra hình ảnh Pin, ắc quy, máy phát
điện công suất nhỏ và nêu câu hỏi:
? Pin , ắc quy , máy phát điện biến đổi như
thế nào thành điện năng
Nếu HS không trả lời được thì GV giải
thích ở môn Hóa học lớp 8 các em đã được
học khi cho các chất hóa học tác dụng với
nhau thì sẽ có phản ứng vậy. Hóa năng là
năng lượng được hình thành từ các phản
ứng hoá học đó.
GV hỏi: Vậy điện năng là gì?
Yêu cầu HS ghi khái niệm điện năng .
Theo em hiểu thì công của dòng điện là gì?

Nếu HS không trả lời được GV giải thích :
Ở môn Vật lý lớp 9 sau này các em được
học thì Công của dòng điện là năng lượng
của dòng điện chuyển hóa trong một đơn vị
I. Điện năng
1. Điện năng là gì?
Học sinh quan sát tranh và trả lời câu
hỏi:
Pin, ắc quy biến đổi hoá năng thành
điện năng.
Máy phát điện biến đổi cơ năng thành
điện năng.
Học sinh trả lời: Năng lượng của dòng
điện ( Công của dòng điện ) được gọi
là điện năng.
HS trả lời
HS chú ý nghe GV giải thích .
5
thời gian
GV hỏi: Em hãy cho biết có những phương
pháp sản xuất điện năng nào?
GV nhận xét bổ xung thêm : còn có năng
lượng sóng biển, hiện nay rác thải, rơm dạ
cũng là nguồn năng lượng để sản xuất ra
điện năng
Vậy quá trình sản xuất điện của nhà máy
nhiệt điện như thế nào chúng ta tìm hiểu:
GV đưa ra hình ảnh nhà máy nhiệt điện
GV hỏi: Hãy nêu tên các bộ phận được
đánh số?

GV nhận xét kết luận và nêu câu hỏi tiếp
Hãy cho biết chức năng của các bộ phận
trên?
GV cho HS tìm hiểu nguyên tắc hoạt động
của nhà máy nhiệt điện và trả lời câu hỏi:
Em hãy cho biết đẻ sản xuất ra điện năng
thì nguyên liệu đầu vào của nhà máy nhiệt
HS chú ý
2. Sản xuất điện năng
HS trả lời: Có nhiều phương pháp sản
xuất điện năng như: Thủy năng, nhiệt
năng, năng lượng nguyên tử, năng
lượng gió, năng lượng mặt trời
HS chú ý nghe
a. Nhà máy nhiệt điện
HS quan sát
HS trả lời: 1. Lò hơi
2. Tua bin hơi
3. Máy phát điện
HS trả lời:
- Lò hơi để tích tụ hơi nước
6
điện là gi?
GV hỏi tiếp: Ở lớp 8 các em đã được học
môn Hóa học vậy hãy kể tên một số chất
hóa học dùng làm khí đốt mà em biết?.
GV nhận xét và bổ xung ngoài ra còn khí
Mê tan sau này các em sẽ được học tới.
GV: Môn Vật lý lớp 6 Bài 28, 29 các em đã
được học thì nước bay hơi nhiều nhất là ở

nhiệt độ nào? Vì sao ở nhiệt độ đó nước lại
bay hơi mạnh nhất?
GV nhận xét kết luận.
GV: Cánh quạt của tua bin quay là nhờ
đâu?
? Em hãy nêu quá trình sản xuất điện của
nhà máy nhiệt điện
GV nhắc lại quá trình sản xuất điện của nhà
máy nhiệt điện và yêu cầu HS ghi vở.
- Cánh quạt tua bin quay, làm trục quay
- Máy phát điện quay và tạo ra điện năng
HS trả lời: nguyên liệu đầu vào của
nhà máy nhiệt điện là than, khí đốt
Hs trả lời: Khí ôxi, khí ga,…
Hs trả lời: Nước bay hơi mạnh nhất là
ở 100
o
C. Vì nhiệt độ này nước bắt đầu
sôi, trong quá trình sôi nhiệt độ của
nước không tăng mà chỉ chuyển hóa
dần thành hơi.
HS trả lời: Hơi nước có nhiệt độ cao và
áp suất mạnh nó tạo nên một lực đẩy lớn
làm quay các bánh xe của tua bin hơi.
HS trả lời: Người ta đốt than hoặc khí
đốt trong các lò hơi. Nhiệt năng của than
đun nóng nước, nước biến thành hơi. Hơi
7
? Hãy lập sơ đồ tóm tắt quy trình sản xuất
điện của nhà máy nhiệt điện


GV: Nhận xét kết luận .
GV: Em hãy kể tên các nhà máy thủy điện
và cho biết nguyên liệu chủ yếu để sản xuất
điện năng cuả nhà máy thủy điện là gì?
Gv nhận xét và bổ xung thêm một vài nhà
máy sản xuất điện khác.
GV đưa ra hình ảnh của một số nhà máy
thủy điện và hỏi : Em hãy cho biết để xây
dựng các nhà máy thủy điện người ta phải
xây dựng ở những vị trí như thế nào?
GV đưa ra ở môn Địa Lý lớp 8 Bài đặc
điểm địa hình Việt Nam có nói diện tích đồi
núi nước ta chiếm 3/4 diện tích đất liền;
nước ở nhiệt độ cao và áp suất lớn có sức
đẩy rất mạnh làm quay bánh xe của tua
bin hơi, tua bin hơi làm quay máy phát
điện và tạo ra điện năng.
HS lên vẽ sơ đồ

b. Nhà máy thủy điện:
Học sinh trả lời: Nhà máy thủy điện
Thác Bà, Sơn La, Hòa Bình, Uông Bí,
Trị An, Tuyên Quang, Đắc Lắc,
Nguyên liệu chủ yếu để sản xuất điện
năng cuả nhà máy thủy điện là: Năng
lượng của dòng nước.
HS chú ý nghe
HS quan sát và trả lời: Người ta thường
xây dựng ở những vùng đồi núi và gần

nguồn nước.
Hs chú ý nghe
8
Đố
t than
hoặc khí
đốt
Điện
năng
chính vì thế nên rất thuận lợi cho việc phát
triển các nhà máy thủy điện.
Theo số liệu thống kê hiện nay trên cả nước
có 260 công trình thủy điện đang được sử
dụng và 211 công trình đang được xây
dựng.
GV đưa ra hình ảnh quy trình sản xuất điện
của nhà máy thủy điện và yêu cầu học sinh:
Nêu quy trình sản xuất điện?.
? Hãy tóm tắt quy trình sản xuất điện của
nhà máy thủy điện
GV: Nhận xét kết luận và yêu cầu HS ghi
bài.
GV cho học sinh xem ảnh một số nhà máy
điện nguyên tử và nêu : Ở Việt Nam có nhà
máy điện nguyêt tử chưa?
HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
-Để có nhà máy thủy điện người ta
xây dựng các đập nước và đường ống
dẫn nước. Năng lượng của dòng nước
( gọi là thủy năng) làm quay các bánh

xe của tua bin nước. Tua bin nước
quay làm cho quay máy phát điện quay
theo và tạo ra điện năng.
Học sinh trả lời
Học sinh tóm tắt quy trình sản xuất
điện năng ở nhà máy thuỷ điện.
………

c. Nhà máy điện nguyên tử
HS quan sát và trả lời: ở Việt nam
9
Điện
năng
Thuỷ năng
của
dòng nước
GV nhận xét và giải thích Ở Việt Nam chưa
có nhà máy điện nguyên tử nhưng đang có
dự án xây dựng nhà máy điện nguyên tử ở
Tỉnh Ninh Thuận trong những năm tới.
GV: Tại sao lại gọi là nhà máy điện
nguyên tử?
GV giải thích các chất phóng xạ chính là
các chất hóa học mà các em được học ở
môn Hóa học như urani, franxi
GV yêu cầu học sinh quan sát tranh, tìm
hiểu thông tin sách giáo khoa: Tóm tắt quy
trình sản xuất điện năng của nhà máy điện
nguyên tử?.
GV nhận xét kết luận

? Ngoài các nhà máy sản xuất điện trên còn
có nhà máy sản xuất điện nào nữa mà em biết
GV giới thiệu: ngoài các dạng năng lượng
trên hiện nay còn có các nguồn năng lượng
khác như rác thải, vỏ trấu cũng được
dùng để sản xuất ra điện năng. Ở nước ta
tại TpHCM hiện có nhà máy điện Gò Cát
sản xuất điện từ rác thải. Với công suất 750
kw và đi vào hoạt động từ tháng 7/2005 đến
chưa có nhà máy điện nguyên tử
HS chú ý nghe
HS trả lời: Vì dùng năng lượng nguyên
tử của các chất phóng xạ để đun nóng
nước
HS quan sát tranh và vẽ sơ đồ vào vở

HS trả lời: nhà máy sản xuất điện dùng
năng lượng gió, năng lượng mặt trời,
năng lượng sóng biển
HS chú ý nghe
10
Năng lượng
nguyên tử
của các chất
phóng xạ
urani…
Điện
năng
nay, nhà máy đã cung cấp 6.444.000 kw
điện, tạo nguồn thu khoảng 4,2 tỷ đồng

? Chức năng của các nhà máy điện là gì
? Em hãy cho biết nhà máy thủy điện đầu
tiên của Việt Nam sản xuất ra điện là nhà
máy nào, được xây dựng ở đâu?
GV mở rộng ở môn Lịch Sử nói đến sự ra
đời đầu tiên của nhà máy Thủy điện là thủy
điện Thác Bà Tỉnh Yên Bái được đưa vào
hoạt động năm 1971.Với công suất ban đầu
là 108MW, sản lượng bình quân hàng năm
đạt 400 triệu KWh.
GV: Để đưa điện đến nơi tiêu thụ người ta
làm thế nào?
Để đưa điện đến các khu dân cư, lớp học
người ta dùng dây dẫn như thế nào?
HS trả lời: Chức năng của các nhà máy
điện là để biến đổi các dạng năng lượng
thành điện năng như năng lượng của
dòng nước, than, khí đốt, gió, mặt trời
HS trả lời: thủy điện Thác Bà Tỉnh
Yên là nhà máy sản xuất ra điện đầu
tiên của Việt Nam.
HS chú ý
3.Truyền tải điện năng.
HS: Trả lời và ghi bài
- Điện năng được sản xuất ra truyền
theo các đường dây dẫn điện đến các
nơi tiêu thụ điện.
- Từ nhà máy điện đến các khu công
nghiệp người ta dùng đường dây
truyền tải điện áp cao (cao áp) 500

KV, 200KV.
11
Hoạt động 2. Tìm hiểu vai trò điện năng
trong sản xuất và đời sống .
Mục tiêu:- Hiểu được vai trò và tầm quan
trọng của điện năng trong sản xuất và đời
sống.
GV đưa ra một số hình ảnh về đồ dùng
điện- Máy điện.
GV: kẻ bảng sách giáo khoa trang 114
Hướng dẫn học sinh nêu các ví dụ về sử
dụng điện năng trong các ngành công
nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải,
- Đến các khu dân cư, lớp học thì dùng
đường dây truyền tải điện áp thấp (hạ
áp) 220V - 380V
II. Vai trò điện năng .
HS quan sát
HS lấy ví dụ
- Công nghiệp: Máy cơ khí (Máy tiện,
máy phay, máy bào, máy hàn,…)
Nông nghiệp: Máy bơm, máy xát gạo,
lò ấp trứng …
- Giao thông vận tải : Đèn tín hiệu,
đèn báo, xe máy- xe đạp điện …
- Ytế , giáo dục: Máy siêu âm, trang
thiết bị nghe nhìn trong dạy học( Máy
chiếu, đài, máy vi tính…)
- Văn hoá, thể thao: Máy tập thể dục,
rạp chiếu bóng …

- Thông tin: Internet, điện thoại,
12
GV bổ xung và rút ra kết luận và nêu câu
hỏi: Em hãy cho biết điện năng có vai trò
gì trong sản suất và đời sống?
? Vì sao nói điện năng là nguồn động lực,
nguồn năng lượng chủ yếu.
GV nhận xét và phân tích.
Như các em đã biết đồ dùng trong gia đình
chiếm tới 70% trở lên là đồ dùng sử dụng
điện vì vậy điện năng là nguồn năng lượng
chính trong cuộc sống sinh hoạt của chúng
ta. Bên cạnh đó các loại máy móc hiện nay
đều là các thiết bị hiện đại sử dụng chủ yếu
bằng nguồn năng lượng điện.
Các loại máy cơ khí, máy công nghiệp, máy
sử dụng trong y học, các loại máy nghe
nhìn, Nếu mất điện thì hầu hết các loại
máy này đều phải dừng làm việc vì vậy
điện năng là nguồn động lực, nguồn năng
lượng chủ yếu cho các máy, thiết bị trong
sản xuất và đời sống.
- Trong gia đình: Trong gia đình: Đèn
điện, quạt, tủ lạnh, nồi cơm,…
HS ghi bài
HS trả lời
* Điện năng có vai trò rất quan trọng
trong sản xuất và đời sống:
- Là nguồn động lực, nguồn năng
lượng chủ yếu cho các máy, thiết bị …

trong sản xuất và đời sống.
HS trả lời.
Hs chú ý nghe và lấy ví dụ về đồ dùng
điện, các loại máy sử dụng điện trong
sản xuất.; máy hàn, máy cưa, máy
may, máy bơm, lò vi sóng, điều hòa
nhiệt độ
13
GV nêu câu hỏi: Điện năng có thể chuyển
đổi sang các dạng năng lượng nào mà em
biết? Cho ví dụ?
GV nhận xét kết luận cho HS xem hình ảnh
đồ dùng điện .
GV đưa ra một số hình ảnh và phân tích:
Như chúng ta đã biết trong nền kinh tế tri
thức hiện nay các quy trình sản xuất đều
được tự động hóa, nhờ có điện mà có thể
vận hành các công việc hoàn chỉnh để thay
thế con người không chỉ những công việc
nhẹ nhàng mà cả những công việc nặng
nhọc, phức tạp để thúc đẩy sự phát triển
kinh tế, hỗ trợ hiệu quả cho quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế, nâng cao đời sống của
con người và góp phần đẩy nhanh tốc độ
công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
- Dễ dàng chuyển đổi sang các dạng
năng lượng khác nên dễ sử dụng, thuận
lợi.
HS trả lời: Điện năng có thể chuyển
đổi sang các dạng năng lượng như: Cơ

năng, nhiệt năng, quang năng
Điện năng sang cơ năng như: quạt
điện, máy giặt, máy bơm nước
Điện năng sang nhiệt năng như: bàn
là điện, máy sấy, lò ấp trứng,
Điện năng sang quang năng như: đèn
điện.
- Nhờ có điện mà quá trình sản xuất
được tự động hoá nâng cao năng xuất
lao động và cuộc sống của con người
có đầy đủ tiện nghi, văn minh hiện đại
hơn. Góp phần thúc đẩy khoa học kỹ
thuật phát triển.
14
GV: Vậy sử dụng điện như thế nào để
không lãng phí điện và tránh được ô nhiễm
môi trường?
GV nhận xét và đưa ra một số hình ảnh :
Bếp điện với bếp than, tàu điện với ôtô, nhà
máy thủy điện với nhà máy nhiệt điện.
Yêu cầu HS so sánh các hình ảnh và nhận
xét những hình ảnh nào thân thiện với môi
trường hình ảnh nào gây ô nhiễm môi
trường.
? Vậy bằng các kiến thức đã học ở môn
Giáo dục công dân lớp 7 em hãy nêu một
số biện pháp bảo vệ môi trường.
GV nêu thêm một số vấn đề ô nhiễm môi
trường do sản xuất điện gây ra không chỉ
gây ô nhiếm môi trường mà còn thiệt hại

đến tính mạng và tài sản của người dân,
HS nêu một số phương pháp sử dụng
tiết kiệm điện để tránh ô nhiễm môi
trường.
HS trả lời: bếp than, ôtô, nhà máy
nhiệt điện gây ô nhiễm môi trường.
Hs trả lời: Bảo vệ môi trường là giữ
cho môi trường trong lành, sạch đẹp
bảo đảm cân bằng sinh thái, cải thiện
môi trường, ngăn chặn và khắc phục
hậu quả xấu do con người và thiên
nhiên gây ra; khai thác, sử dụng hợp
lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên
nhiên Bảo vệ tốt môi trường thì con
người mới có thể tạo ra một cuộc sống
tốt đẹp, bền vững, lâu dài.
HS chú ý nghe
3. Củng cố .
15
GV: Yêu cầu một vài học sinh đọc phần ghi nhớ trong SGK .
GV: Yêu cầu và gợi ý học sinh trả lời câu hỏi của bài học.
1. Chức năng của nhà máy điện là gì?
2. Điện năng có vai trò gì trong SX và ĐS ?
3. Ở gia đình em đã thực hiện tiết kiệm điện chưa? Thực hiện như thế nào?
4. Hoạt động tiếp nối:
- Về nhà học bài và làm bài thu hoạch theo câu hỏi sau: .
Câu 1: Nêu các phương pháp sản xuất điện năng và tình hình sản xuất điện năng
của nước ta hiện nay?
Câu 2: Nhu cầu tiêu thụ điện năng ở địa phương em như thế nào? Nếu một ngày
nào đó ở địa phương em bị mất điện thì cuộc sống sinh hoạt trong gia đình em

bị ảnh hưởng như thế nào. Em đã làm gì để khắc phục tình trạng đó?
- Đọc và xem trước bài 33: An toàn điện
- Sưu tầm tranh ảnh về một số biện pháp an toàn điện.
7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
- Đánh giá kết quả tại lớp bằng hình thức trắc nghiệm khách quan:
100% học sinh trả lời đúng.
- Cho học sinh về nhà viết bài thu hoạch sau khi học dự án:
Kết quả kiểm tra khảo sát
STT Lớp
Tổng số
h/s
Xếp loại Ghi chú
Giỏi Khá Tbình TB trở lên
1 8A 29 15 13 1 29
2 8B 23 9 12 2 23
3 8C 22 8 11 3 22
Tổng số 74 32 36 6 74
8. Các sản phẩm của học sinh.
16
- Bài viết thu hoạch:
+ Hiểu rõ điện năng có vai trò quan trọng như thế nào trong sản xuất và đời sống .
+ Học sinh đã biết vận dụng vào thực tế trong trường học, lớp học, gia đình
+ Học sinh biết tuyên truyền vận động mọi người sử dụng tiết kiệm điện.
Từ đó mọi người nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc sản suất và sử dụng điện.

17

×