Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần sun

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.43 KB, 35 trang )

Luận văn tốt nghiệp GVHD:Th.s Phạm Hồng Đức
MỤC LỤC
SV: Nguyễn Thị Phương Liên MSV: 09A07667N
Luận văn tốt nghiệp GVHD:Th.s Phạm Hồng Đức
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
SV: Nguyễn Thị Phương Liên MSV: 09A07667N
Luận văn tốt nghiệp GVHD:Th.s Phạm Hồng Đức
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, bên cạnh nhiều doanh nghiệp nhạy
bén, biết khai thác lợi thế của đất nước, thì vẫn còn nhiều doanh nghiệp chỉ sản
xuất cầm chừng, làm ăn kém hiệu quả. Nguyên nhân quan trọng làm cho các
doanh nghiệp không đủ điều kiện để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là
do doanh nghiệp đó chưa sử dụng nguồn vốnói chung và vốn lưu động nói
riêng.Chính vì thế,để đạt được lợi nhuận tối đa các doanh nghiệp đã không
ngừng nâng cao sản xuất kinh doanh, trong đó việc sử dung vốn và quản lý vốn
có hiệu quả là một vấn đề quan trọng
Xuất phát từ thực tế trên, đồng thời được sự hướng dẫn của Th.s Phạm
Hồng Đức ,em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Vốn lưu động và hiệu quả sử
dụng Vốn lưu động tại công ty Cổ phần Sun”.
Em nhận thấy việc nghiên cứu đề tài về vốn lưu động nhằm tìm ra các
giải pháp tài chính đồng bộ,tối ưu cho sự phát triển mạnh mẽ của doanh nghiệp
nói chung và công ty Cổ phần Sun nói riêng góp phần nâng cao hiệu quả kinh
doanh cho doanh nghiệp. . Trên cơ sơ kết hợp giữa lý luận và thực tế, luận văn
được chia làm 3 chương chính:
CHƯƠNG 1: Tổng quan về vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu
động trong các doanh nghiệp
CHƯƠNG 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh và hiệu quả sử dụng
vốn lưu động tại công ty cổ phần Sun
CHƯƠNG 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
lưu động tại công ty cổ phần Sun
SV: Nguyễn Thị Phương Liên MSV: 09A07667N


Luận văn tốt nghiệp GVHD:Th.s Phạm Hồng Đức
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VỐN LƯU ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
1.1 Vốn lưu động của doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của vốn lưu động
1.1.1.1 Khái niệm chung về vốn lưu động
Trong nền kinh tế thị trường, một doanh nghiệp muốn tiến hành sản xuất
kinh doanh bao giờ cũng cần kết hợp 3 yếu tố : Đối tượng lao động, tư liệu lao
động và sức lao động. Để đáp ứng các yếu tố trên đòi hỏi doanh nghiệp phải có
lượng vốn tiền tệ nhất định. Trong đó các đối tượng lao động như nguyên vật
liệu, nhiên liệu, vật tư dự trữ, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm khi tham gia
vào quá trình sản xuất luôn thay đổi hình thái vật chất ban đầu , giá trị của nó
được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm và được bù đắp khi
doanh nghiệp bán được sản phẩm và thu tiền về.
Vốn lưu động là một yếu tố quan trọng gắn liền với toàn bộ quá trình
sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.Vốn lưu động của doanh nghiệp là
số vốn mà doanh nghiệp đã sử dụng để mua sắm, hình thành nên tài sản lưu
động(TSLĐ) phục vụ cho quá trình kinh doanh ở một thời điểm nhất định.
Tài sản lưu động trong doanh nghiệp là những tài sản có thời gian sử dụng
tương đối ngắn. Trên bảng cân đối kế toán, tài sản lưu động thể hiện ở các khoản
mục như tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản nợ phải thu, hàng
tồn kho và các tài sản lưu động khác. Biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động
trong doanh nghiệp ở một thời điểm nhất định gọi là vốn lưu động.
1.1.1.2 Đặc điểm của vốn lưu động
Do là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động nên đặc điểm vận động của
vốn lưu động luôn chịu sự chi phối bởi những đặc điểm của tài sản lưu động. Cụ
thể là:
- Vốn lưu động chuyển hóa hình thái liên tục, từ hình thái này qua hình thái khác.
SV: Nguyễn Thị Phương Liên MSV: 09A07667N

1
Luận văn tốt nghiệp GVHD:Th.s Phạm Hồng Đức
- Vốn lưu động tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh.
- Vốn lưu động chuyển dịch toàn bộ giá trị một lần vào giá trị sản phẩm
qua một chu kỳ sản xuất kinh doanh.
- Tại một thời điểm, vốn lưu động tồn tại trên tất cả các khâu của quá trình
sản xuất kinh doanh.
Vốn lưu động chu chuyển liên tục và lặp lại theo chu kỳ tạo thành một vòng
tuần hoàn vốn lưu động. Vốn lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn khi trở về
hình thái ban đầu hay nói cách khác là kết thúc một chu kỳ sản xuất kinh doanh
1.1.2 Phân loại vốn lưu động
Vốn lưu động được quay vòng nhanh, dự trữ đủ vật tư để sản xuất, sản
phẩm được tiêu thụ để tiếp tục sản xuất như vậy doanh nghiệp mới quản lý và
sử dụng vốn lưu động có hiệu quả. Để các hoạt động trên được tổ chức một cách
khoa học, có lợi cho việc quản lý và sử dụng vốn thì cần phải phân loại vốn lưu
động. Có một số cách phân loại vốn lưu động chủ yếu sau đây:
•Căn cứ vào hình thái biểu hiện của vốn
- Theo cách phân loại này VLĐ có thể chia thành 2 loại:
+ Vốn bằng tiền và các khoản phải thu :Bao gồm các khoản vốn tiền như :
tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, vốn cho thanh toán để đảm bảo đáp ứng nhu cầu tài
chính cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như các khoản phải thu,
khoản tạm ứng.
+ Vốn về hàng tồn kho : Trong doanh nghiệp sản xuất vốn vật tư hàng hóa
bao gồm : vốn về vật tư dự trữ , vốn sản phẩm dở dang, vốn thành phẩm. Các
loại này được gọi chung là vốn về hàng tồn kho.
Trong doanh nghiệp thương mại, vốn về hàng tồn kho chủ yếu là giá trị các
loại hàng hóa dự trữ.
Việc phân loại vốn lưu động theo cách này tạo điều kiện thuận lợi cho việc
xem xét đánh giá mức tồn kho dự trữ vật tư một cách hợp lý và khả năng thanh
toán của doanh nghiệp. Ngoài ra khi biết được kết cấu của vốn lưu động theo

hình thái biểu hiện để định hướng điều chỉnh hợp lý có hiệu quả.
SV: Nguyễn Thị Phương Liên MSV: 09A07667N
2
Luận văn tốt nghiệp GVHD:Th.s Phạm Hồng Đức
•Căn cứ vào vai trò của vốn lưu động đối với quá trình sản xuất kinh
doanh
- Theo cách phân loại này vốn lưu động được chia làm 3 loại:
+ Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: là những khoản vốn bao gồm
nguyên, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật đóng gói,
công cụ dụng cụ nhỏ. Vốn trong khâu này chủ yếu được dự trữ chuẩn bị giúp
cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục.
+ Vốn lưu động trong khâu sản xuất: là những khoản vốn trong sản phẩm
đang chế tạo và chi phí trả trước ngắn hạn.
+ Vốn lưu động trong khâu lưu thông: là những khoản vốn trong thành
phẩm, hay bằng tiền, vốn trong thanh toán, các khoản vốn đầu tư ngắn hạn về
chứng khoán hoặc cho vay ngắn hạn
Việc phân loại vốn lưu động theo phương pháp này cho phép biết được kết
cấu nguồn vốn lưu động theo vai trò. Từ đó giúp cho việc đánh giá tình hình
phân bổ vốn lưu động trong cỏc khõu của quá trình luân chuyển vốn, thấy được
vai trò của từng thành phần vốn đối với quá trình kinh doanh. Trên cơ sở đó, đề
ra các biện pháp tổ chức quản lý thích hợp nhằm tạo ra một kết cấu vốn lưu
động hợp lý, tăng được tốc độ luân chuyển vốn lưu động.
•Căn cứ theo quan hệ sở hữu vốn
- Căn cứ theo quan hệ sở hữu vốn thì VLĐ được chia thành hai loại :
+ Vốn chủ sở hữu : là số VLĐ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, doanh
nghiệp có đầy đủ các quyền chiếm hữu, chi phối và định đoạt. Tùy theo loại
hình kinh doanh của doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau mà
vốn chủ sở hữu có nội dung cụ thể như: vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước, vốn
do chủ doanh nghiệp bỏ ra , vốn góp cổ phần
+ Nợ phải trả : là các khoản VLĐ được hình thành từ vốn vay các ngân

hàng thương mại hoặc các tổ chức tài chính khác mà khách hàng chưa thanh
toán.
Cách phân loại này cho thấy kết cấu VLĐ của doanh nghiệp được hình
SV: Nguyễn Thị Phương Liên MSV: 09A07667N
3
Luận văn tốt nghiệp GVHD:Th.s Phạm Hồng Đức
thành bằng vốn của bản thân doanh nghiệp hay từ các khoản nợ. Từ đó ra các
quyết định huy động vốn bằng nguồn nào cho hợp lý, hiệu quả nhất, đảm bảo
tính tự chủ của doanh nghiệp.
1.2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp
1.2.1. Khái niệm về hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Trong điều kiện hiện nay, để tồn tại và phát triển hoạt động SXKD của
mình, các doanh nghiệp phải đạt được hiệu quả, điều này phụ thuộc rất lớn vào
việc tổ chức quản lý và sử dụng nguồn vốn nói chung và VLĐ nói riêng.
“Hiệu quả sử dụng VLĐ là một phạm trù kinh tế phản ánh quá trình sử
dụng các tài sản lưu động, nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp sao cho
đảm bảo mang lại kết quả XSKD là cao nhất với chi phí sử dụng vốn là thấp
nhất.”
Để đem lại hiệu quả cao trong SXKD đòi hỏi các doanh nghiệp phải sử
dụng có hiệu quả các yếu tố của quá trình SXKD trong đó có VLĐ.Hiệu quả sử
dụng VLĐ được thể hiện là những đại lượng phản ánh mối quan hệ so sánh giữa
các chỉ tiêu kết quả kinh doanh với chỉ tiêu VLĐ của doanh nghiệp.
-Nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ là điều kiện cơ bản để có được một
nguồn VLĐ mạnh, có thể đảm bảo cho quá trình SXKD được tiến hành bình
thường, mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư cải tiến công nghệ, kỹ thuật trong kinh
doanh và quản lý kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị
trường.
-Phân tích hiệu quả sử dụng VLĐ nhằm mục đích nhận thức và đánh giá
tình hình biến động tăng giảm của các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng VLĐ, qua đó
tìm hiểu, phân tích những nguyên nhân làm tăng, giảm. Từ đó đưa ra các biện

pháp quản lý, sử dụng VLĐ thích hợp cho doanh nghiệp, đem lại hiệu quả cao
trong SXKD.
1.2.2. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động được thể hiện ở kết quả sản xuất kinh
doanh tối đa mà doanh nghiệp đạt được trong kỳ với lượng vốn lưu động tối
SV: Nguyễn Thị Phương Liên MSV: 09A07667N
4
Luận văn tốt nghiệp GVHD:Th.s Phạm Hồng Đức
thiểu về quy mô và thời gian sử dụng vốn. Việc sử dụng hợp lý, có hiệu quả
VLĐ được đánh giá thông qua các chỉ tiêu sau:
1.2.2.1 Các tiêu chí chủ yếu
 Tỷ suất sinh lời của vốn lưu động
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động cụ thể tạo ra bao nhiêu đồng
lợi nhuận ròng ( hoặc lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp). Tỷ suất sinh
lời của vốn lưu động càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao
và ngược lại.
Tỷ suất sinh lời của VLĐ =
Lợi nhuận ròng (hoặc sau thuế thu nhập)
VLĐ bình quân trong kỳ
 Thời gian một vòng quay của vốn lưu động
Phản ánh số ngày bình quân cần thiết mà VLĐ quay được một vòng, số ngày
mỗi vòng quay càng ngắn thì hiệu quả sử dụng VLĐ càng tốt
Thời gian một vòng quay của VLĐ =
360 ngày
Số vòng quay VLĐ
 Số vòng quay vốn lưu động
Chỉ tiêu này cho biết VLĐ quay được bao nhieu vòng trong kỳ, nếu vòng quay
tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tăng
Số vòng quay VLĐ =
Doanh thu thuần

VLĐ bình quân
 Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động
Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp muốn có một đồng doanh thu thuần thì
cần phải có bao nhiêu đồng vốn lưu động. Chỉ tiêu càng thấp chứng tỏ hiệu quả
sử dụng vốn lưu động càng cao
Hệ số đảm nhiệm VLĐ =
VLĐ bình quân
Doanh thu thuần
 Số vòng quay hàng tồn kho
Đây là chỉ số phản ánh trình độ quản lý VLĐ của doanh nghiệp, phản ánh tốc
độ luân chuyển hàng hóa, vật tư dẫn đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp
nhanh hay chậm. Việc ứ đọng vốn vật tư, hàng hóa làm cho doanh nghiệp không
SV: Nguyễn Thị Phương Liên MSV: 09A07667N
5
Luận văn tốt nghiệp GVHD:Th.s Phạm Hồng Đức
thù hồi được vốn kịp thời thì công việc thanh toán gặp nhiều khó khăn
Số vòng quay HTK =
Doanh thu thần
Giá trị HTK bình quân
 Vòng quay các khoản phải thu
Phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh
nghiệp. Vòng quay càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản nợ càng nhanh.
Đó là biểu hiện tốt đối với tình hình quản lí và sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Số vòng quay các khoản phải thu =
Doanh thu thuần
Số dư bình quân các khoản phải thu
 Kì thu tiền trung bình (số ngày của một vòng quay khoản phải
thu)
Phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu. Vòng quay các
khoản phải thu càng lớn thì kỳ thu tiền trung bình càng nhỏ và ngược lại.

Kì thu tiền trung bình =
360
Số vòng quay các khoản phải thu
1.2.2.2 Các tiêu chí khác
 Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn hiện thời
Hệ số này phản ánh mối quan hệ giữa tài sản lưu động và các khoản nợ ngắn
hạn. Nó thể hiện khả năng đáp ứng nợ của doanh nghiệp, nếu chỉ tiêu này lớn
hơn 1 thì khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp là tốt
Hệ số khả năng thanh toán nợ
ngắn hạn hiện thời
=
Tổng tài sản lưu động
Nợ ngắn hạn
 Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn nhanh
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn nhanh phản ánh khả năng chuyển đổi
tài sản ngắn hạn thành tiền sau khi trừ đi yếu tố hàng tồn kho để trả các khoản
nợ ngắn hạn tới hạn trả.
Hệ số khả năng thanh thanh toán
nợ ngắn hạn nhanh
=
Tổng tài sản lưu động – Giá trị HTK
Nợ ngắn hạn
 Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn tức thời
Hệ số này phản ánh khả năng sử dụng các khoản tiền và tương đương tiền để
trả nợ ngắn hạn trong doanh nghiệp
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn
hạn tức thời
=
Tiền và các khoản tương đương tiền
Nợ ngắn hạn

SV: Nguyễn Thị Phương Liên MSV: 09A07667N
6
Luận văn tốt nghiệp GVHD:Th.s Phạm Hồng Đức
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động của
Doanh nghiệp
•Các nhân tố khách quan:
+Tình trạng nền kinh tế:Mỗi nền kinh tế đang phát triển thì có nhiều cơ hội
để doanh nghiệp đầu tư và mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh ,tăng nhu cầu về
vốn nói chung à VLĐ nói riêng .Ngược lại một nền kinh tế đang suy thoái ,DN
có thể đối mặt với nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh dẫn đến
phải thu hẹp qui mô ,từ đó giảm nhu cầu về vốn.
+ Lãi suất thị trường: Lãi suất thị trường tác động tới chi phí sử dụng vốn
và cơ hội huy động vốn của Doanh nghiệp ,mặt khác nó còn tác động gián tiếp
đến tình hình sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp
+Lạm phát:Khi nền kinh tế có lạm phát cao thì việc tiêu thụ sản phẩm Dn
gặp phải khó khăn .Lạm phát tăng cao sẽ làm tăng nhu cầu về VLĐ của DN
,mặt khác DN cần có các biện pháp tích cực do trượt giá nhanh của đồng tiền.
•Các nhân tố chủ quan:
+ Việc xác định nhu cầu vốn lưu động :Nhu cầu VLĐ xác định không
chính xác sẽ dẫn đến thừa hoặc thiếu vốn ,ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất
kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn
+ Chính sách huy động vốn của DN :Nếu DN lựa chọn được hình thức huy
động vốn thích hợp sẽ giúp DN đáp ứng được nhu cầu về VLĐ một cách kịp
thời ,đồng thời tiết kiệm chi phí sử dụng vốn
+ Lựa chọn vật tư cung cấp :Nếu DN lựa chọn tốt nguồn vật tư cung cấp thì
sẽ đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành liên tục ,không bị gián đoạn
,tiết kiệm chi phí
+ Do trình độ tổ chức và quản lý sử dụng vốn:Dưới áp lực cạnh tranh của
nền kinh tế thị trường ,trình độ và khả năng quản lý giữ vai trò quan trọng ,quyết
định đến sự tồn tại và phát triển của DN

1.2.4. Vai trò của vốn lưu động trong các doanh nghiệp
- Để tiến hành sản xuất, ngoài tài sản cố định như máy móc, nhà xưởng…
doanh nghiệp phải bỏ ra một lượng tiền nhất định để mua sắm hàng hóa, nguyên
vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất. Như vậy vốn lưu động là điều kiện đầu
SV: Nguyễn Thị Phương Liên MSV: 09A07667N
7
Luận văn tốt nghiệp GVHD:Th.s Phạm Hồng Đức
tiên để doanh nghiệp đi vào hoạt động hay vốn lưu động là điều kiện tiên quyết
của quá trình sản xuất kinh doanh. Ngoài ra vốn lưu động còn đảm bảo cho quá
trình tái sản xuất của doanh nghiệp được tiến hành thường xuyên, liên tục. Vốn
lưu động còn là công cụ phản ánh quá trình mua sắm, dự trữ, sản xuất của doanh
nghiệp.
- Vốn lưu động còn có khả năng quyết định đến quy mô hoạt động của
doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường doanh nghiệp hoàn toàn tự chủ trong
việc sử dụng vốn nên khi muốn mở rộng quy mô của doanh nghiệp phải huy
động một lượng vốn nhất định để đầu tư ít nhất là đủ để dự trữ vật tư hàng hóa.
Vốn lưu động còn giúp cho doanh nghiệp chớp được thời cơ kinh doanh và tạo
lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
- Vốn lưu động còn là bộ phận chủ yếu cấu thành nên giá thành sản phẩm
do đặc điểm luân chuyển toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm. Giá trị của hàng
hóa bán ra được tính toán trên cơ sở bù đắp được giá thành sản phẩm cộng thêm
một phần lợi nhuận. Do đó, vốn lưu động đóng vai trò quyết định trong việc tình
giá cả hàng hóa bán ra.
SV: Nguyễn Thị Phương Liên MSV: 09A07667N
8
Luận văn tốt nghiệp GVHD:Th.s Phạm Hồng Đức
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SUN
2.1 Thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần Sun

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Tên công ty :Công ty cổ phần Sun
Trụ sở chính của công ty: Số 22, 2/35 Alley, đường Ngọc Hồi, phường
Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội, Việt Nam
Phòng giao dịch: Tầng 9, Tòa nhà Cotana,lô CC5A,Bán đảo Linh Đàm,
phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội,Việt Nam
website:
email :
Điện thoại:+84915191701,+84436417715
Mã số thuế :010478789
Trải qua 10 năm phát triển ,công ty gặt hái được khá nhiều thành công trên
thị trường trong nước và ngoài nước,tiền thân là Công nghiệp hóa chất được
thành lập năm 2000, , sau quá trình tìm thị trường mở rộng quy mô kinh doanh
và phát triển công ty đã phát triển và chuyển tên thành công ty cổ phần SUN vào
năm 2010 có tên tiếng anh là Sun joint stock company viết tắt là sun.,sjc.
Công ty cổ phần Sun được thành lập dựa trên luật doanh nghiệp có tư cách
pháp nhân,có quyền và nghĩa vụ dân sự theo luật định ,tự chịu trách nhiệm về
toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình trong tổng số vốn do công ty quản lý có
con dấu riêng,có tài sản và các quỹ tập trung gửi tại Ngân hàng theo qui định
của Nhà nước
Với số vốn ban đầu gần 3 tỷ đồng ,trải qua hơn 10 năm xây dựng và phát
triển đến nay công ty đã dần đứng vững trên thị trường,tự trang trải chi phí và
kinh doanh có lãi. Trong những năm đầu 2000 chỉ là doanh thu chỉ là những
đơn hàng kinh doanh nhỏ lẻ, lợi nhuận thu về chưa cao, nhờ phương châm luôn
hết lòng với khách hàng và có những phương án sáng tạo , qua nhiều năm kinh
SV: Nguyễn Thị Phương Liên MSV: 09A07667N
9
Luận văn tốt nghiệp GVHD:Th.s Phạm Hồng Đức
doanh những người đi đầu của công ty đã vững chắc dần về kinh nghiệm, số
khách hàng cũng được gia tăng theo đó.

Sau hơn 10 năm hoạt động công ty cổ phần Sun đã có vị trí vững chắc trên
thị trường. Trong quá trình hoạt động, công ty không chỉ áp dụng phương pháp
bán hàng truyền thống là bán hàng trực tiếp mà đã ứng dụng trang thương mại
điên tử bằng cách tham gia vào trang web:alibaba.com phương pháp này đã
mang lại hiệu quả lớn trong quá trình kinh doanh của công ty. Khách hàng của
công ty được mở rộng ra các nước trên thế giới như Nam Mỹ, Đông Âu, Bắc
Mỹ, Đông Nam Á và Tây Âu… Và đây là những khẳng đinh của ban giám đốc
công ty với khách hàng”Chuyên nghiệp. Đáng tin cậy. Đáng tin cậy. Trung
thực. Tính toàn vẹn của công ty chúng tôi là một tài sản quan trọng và chúng tôi
cam kết duy trì nó trên toàn thế giới. Chúng tôi đặt tiêu chuẩn cao, và chúng tôi
tuân theo những khi chúng ta thực hành kinh doanh một cách công bằng và đạo
đức. Chúng tôi chia sẻ mong đợi của chúng tôi với nhau và cố gắng duy trì một
nơi làm việc được xây dựng trên sự tin tưởng lẫn nhau, các giá trị và thiện chí.
2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của công ty cổ phần Sun
•Lĩnh vực kinh doanh: Xuất nhập khẩu khoáng sản,xơ sợi , sợi
polyester,hóa chất ,đá tự nhiên
•Loại hình kinh doanh:sợi may măc,và các loại hóa chất
•Hình thức kinh doanh:ngoài bán trực tiếp ,còn ứng dụng trang thương
mại điện tử(alibaba.com) tiếp nhận các nhà nhập khẩu trên thế giới
•Khách hàng:Nam Mỹ,Đông Âu,Bắc Mỹ,Đông Nam Á,và Tây Âu
•Danh mục sản phẩm:Hóa chất tinh khiết,hóa chất công nghiệp,máy móc
thiết bị,dịch vụ
2.1.3 Tổ chức bộ máy của công ty
Công ty cổ phần Sun là một doanh nghiệp có qui mô vừa và nhỏ , ban đầu
với số lượng công nhân viên tham gia làm việc là 18 người. Sau nhiều năm hoạt
động thị trường, quy mô của công ty cũng được cải tiến rất nhiều với số lượng
công nhân viên tăng lên 30 nhân viên. Trong đó các nhân viên ở trong công ty
đều rất trẻ từ 24-40tuổi , năng động và rất nhiệt huyết trong công việc và co
trách nhiệm cao với công việc mà công ty giao phó. Bộ máy quản lý và tổ chức
SV: Nguyễn Thị Phương Liên MSV: 09A07667N

10
Luận văn tốt nghiệp GVHD:Th.s Phạm Hồng Đức
hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Sun được bố trí theo cơ cấu trực
tuyến chức năng.Căn cứ vào đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý DN được
tổ chức thành 5 đơn vị phòng ban.
Công ty cổ phần Sun có bộ máy quản lý gọn nhẹ. Đứng đầu là hội đồng
quản trị với chức năng nhiệm vụ, quyền hạn sau:
*Hội đồng quản trị: Gồm 3 người trong đó đứng đầu là chủ tịch Hội đồng
quản trị (kiêm giám đốc).
+ Chịu trách nhiệm trước Nhà nước, trước Công ty về quản lý và sử dụng
đúng mục đích có hiệu quả toàn bộ vốn và tài sản được giao cho Công ty.
+ Điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh để thực hiện tốt nhiệm
vụ Công ty giao, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước và quy định
của Công ty
+ Trình báo cáo quyết toán hàng năm lên đại hội cổ đông.
+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh, cán bộ quản lý trong công ty.
*Tổng giám đốc( kiêm giám đốc): Giám đốc do HĐQT bổ nhiệm, bãi
nhiệm. Trợ giúp giám đốc có phó giám đốc và kế toán trưởng. Giám đốc có
thẩm quyền cao nhất trong công ty điều hành mọi hoạt động mọi hoạt động của
công ty theo pháp luật và điêu lệ công ty.
+ Tổ chức thực hiện các quyết của HĐQT
+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh quản lý trong công ty trừ các
chức danh do HĐQT quyết định.
SV: Nguyễn Thị Phương Liên MSV: 09A07667N
11
Luận văn tốt nghiệp GVHD:Th.s Phạm Hồng Đức
Sơ đồ 2.1: Bộ máy quản lý của công ty cổ phần Sun
Trưởng ban kiểm soát nội bộ :Là do đại hội đồng ,cổ đông bầu ra có nhiệm
vụ giám sát các hoạt động tuân theo Nghị Quyết Đại Hội cổ đông
•Phó tổng giám đốc: Gồm 2 người là người chịu trách nhiệm trước Giám

Đốc về việc được phân công và có quyền thay mặt chủ tịch hội đồng quản trị
điều hành mọi hoạt động của Công ty khi vắng mặt
•Phòng hành chính nhân sự: Đảm bảo cho các bộ phận,cá nhân trong
công ty thực hiện đúng chức năng ,nhiệm vụ đạt hiệu quả trong công việc,công
tác lưu trữ,cấp phát tài liệu ,công tác đối ngoại.
•Phòng chứng từ: Gồm 3người có chức năng theo dõi quản lý các lô hàng
,làm các chứng từ như vận đơn đường biển ,hợp đồng vận chuyển,và liên lạc
với khách hàng và nhà cung cấp
SV: Nguyễn Thị Phương Liên MSV: 09A07667N
12
Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc
Trưởng ban kiểm
soát nội bộ
Phó tổng giám đốc
kinh doanh
Phó tổng giám
đốc tài chính
Phòng hành chính
–nhân sự
Phòng
kinh
doanh

dự
Phòng
án &
phát
triển
Phòng

chứng
từ
Phòng
kế toán
Luận văn tốt nghiệp GVHD:Th.s Phạm Hồng Đức
•Phòng kế toán :Gồm 4 người đều có trình độ đại học . Phụ trách về tài
chính của công ty. Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng chịu trách nhiệm trước
giám đốc công ty, cấp trên và pháp luất về sự đúng đắn của công tác hạch toán
kế toán, công tác quản lý tài chính của DN cũng như thực hiện nhiệm vụ theo
quy định về công tác kế toán, thống kê, pháp luật về kế toán trưởng và các quy
định khác trong điều lệ của công ty.
•Phòng kinh doanh: Gồm 2 người có nhiệm vụ tìm kiêm các nguồn hàng,
đối tác… Xây dựng kế hoạch, phương án kinh doanh hàng tháng, quý, năm.
Định mức dự trù hàng hoá đồng thời tìm các đối tác mới để mở rộng thị trường
tiêu thu sản phẩm.
•Phòng Dự án và phát triển: Có chức năng đề xuất các phương án nâng
cao hiệu quả và phát triển các măt hàng mới
2.2. Thực trạng sử dụng vốn tại Công ty cổ phần Sun
2.2.1 Tình hình kết quả hoạt động của công ty cổ phần Sun
Bảng 1:Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2010-2012(dạng rút gọn)
Đơn vị: triệu đồng
Stt Chỉ tiêu Mã
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
So sánh
2011/2010

So sánh
2012/2011
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
Số
tiền
(
±
)
Tỷ
lệ
(%)
Số
tiền
(
±
)
Tỷ
lệ
(%)
1
Doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ
01 1.174 12.113 118.866 10.939 932 106.753 881
2
Các khoản giảm trừ
doanh thu
02 0 1.077 2.058 1.077 981 91`
3
Doanh thu thuần về
bán hàng và cung cấp

dịch vụ (10 = 01 - 02)
10 1.174 11.036 116.808 9.862 840 105.772 958
4 Giá vốn hàng bán 11 1.104 11.308 108.986 10.204 924 97.678 864
5
Lợi nhuận gộp về bán
hàng và cung cấp dịch
vụ (20 = 10 - 11)
20 70 -272 7.822 -342 -488 8.094 2.975
6
Doanh thu hoạt động tài
chính
21 55 132 234 77 140 102 77
7 Chi phí tài chính 22 23 202 665 179 778 463 229
8
- Trong đó: Chi phí
lãi vay
23 225 317 225 92 41
9
Chi phí quản lý doanh
nghiệp
24 225 1.092
3.957
867 385 2.865 262
10 Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh
30 -123 -1.434 3.434 -1.311 -1.066 4.868 339
SV: Nguyễn Thị Phương Liên MSV: 09A07667N
13
Luận văn tốt nghiệp GVHD:Th.s Phạm Hồng Đức
(30 = 20 + 21 - 22 –

24)
11 Thu nhập khác 31
1.498
0 1.498 -1.498
12 Chi phí khác 32 0 0 0 0 -
13
Lợi nhuận khác (40 =
31 - 32)
40 1.498 0 1498 -1.498 -
14
Tổng lợi nhuận kế
toán trước thuế
(50 = 30 + 40)
50 -123 64 3.434 187 152 3.370 5.265
15 Chi phí thuế TNDN 51 0 709 0 709 -
16
Lợi nhuận sau thuế
thu nhập doanh
nghiệp
(60 = 50 – 51)
60 -123 64 2.725 187 152 2.661 4.158
(Nguồn:Từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh công ty cổ phần Sun
2010-2012)
Nhìn vào kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2010-2012 ta thấy kết
quả kinh doanh của công ty biến động không đều thông qua lợi nhuận trước
thuế .Năm 2011 tăng hơn năm 2010 là 187 triệu đồng,tương ứng tỷ lệ tăng
152%. Đến năm 2012, lợi nhuận tăng 3.370 triệu đồng ,tương ứng tỷ lệ tăng
5.265% .Lợi nhuận trước thuế bị ảnh hưởng bởi các nhân tố sau:
Doanh thu BH&CCDV có sự gia tăng qua 3 năm . Doanh thu năm 2010 là
1.174 triệu đồng, đến năm 2011, doanh thu tăng thêm 10.939 triệu đồng tương

ứng với mức tăng 932%. Đến năm 2012, doanh thu của công ty đạt 118.866
triệu đồng, tăng 106.753 triệu đồng so với năm 2011 tương ứng với mức tăng
881%. Nguyên nhân năm 2010 công ty mới thành lập ,doanh thu đạt được còn
thấp .Năm 2011 công ty mở rộng qui mô hoạt động kinh doanh trên thị trường
trong nước và thị trường ngoài nước .Đặc biệt trong năm 2012 Công ty có
nhiều khởi sắc doanh thu tăng lên đáng kể, do Công ty đưa ra thị trường sản
phẩm mới là mặt hàng sơ sợi .Đây là một loại hàng hóa có giá thành cao,công
ty trở thành đại lý cấp 1 về nguồn cung cấp sơ sơị,gía bán ra thị trường trung
bình 1500$/1tấn. Nhưng đi kèm với việc tăng doanh thu là giá vốn hàng bán
cũng tăng theo.
Yếu tố giá vốn là nhân tố ngược chiều ảnh hưởng đến lợi nhuận của công
SV: Nguyễn Thị Phương Liên MSV: 09A07667N
14
Luận văn tốt nghiệp GVHD:Th.s Phạm Hồng Đức
ty.Có thể thấy tốc độ tăng giá vốn trong 2 năm 2011,2012 là khá lớn .Năm 2011
tăng hơn so với năm 2010 là 10.204 triêu đồng,tương ứng tỷ lệ tăng 924%. Năm
2012 giá vốn hàng bán vẫn tăng mạnh tăng 97.678 triệu đồng so với năm 2011
tương ứng tỷ lệ tăng 864%.
Nếu chỉ nhìn vào sự biến động của DTT bán hàng & CCDV thì chưa thể
đánh giá một cách chính xác tình hình biến động ấy đã tốt hay chưa, vì mức lợi
nhuận công ty thu được cuối cùng là tổng lợi nhuận của tất cả các hoạt động
trong đó còn có cả lợi nhuận từ hoạt động tài chính & lợi nhuận khác. Hoạt
động tài chính không phải là hoạt động chính của công ty nhưng lợi nhuận từ
hoạt động này đã góp một phần không nhỏ vào lợi nhuận trước thuế. Doanh thu
tài chính năm 2010 đạt 55 triệu đồng . Năm 2011 doanh thu tài chính tăng lên 77
triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 140 %.Chỉ tiêu này tiếp tục tăng lên 102 trđ
năm 2012 tương ứng tỷ lệ tăng 77%. Năm 2010,công ty mới đi vào hoạt động
nên doanh thu từ hoạt động này còn thấp .Năm 2011 ,công ty nhận làm công ty
đại diện ủy thác cho các hoạt động xuất nhập khẩu,vì thế công ty có thêm khoản
thu nhập từ chênh lệch tỷ giá giữa dolla Mỹ và tiền Việt Nam đồng

Tuy nhiên lợi nhuận sau thuế mới là mục tiêu cuối cùng mà Công ty hướng
tới.Ta thấy lợi nhuận sau thuế của công ty tăng qua 3 năm.Năm 2011 lợi nhuận
tăng lên 187 triệu đồng ,tương ứng tỷ lệ tăng 152%.Năm 2012 lợi nhuận của
công ty tăng 2.661 triệu đồng, tương ứng 4.158 %.
2.2.2 Tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty Sun
SV: Nguyễn Thị Phương Liên MSV: 09A07667N
15
Luận văn tốt nghiệp GVHD:Th.s Phạm Hồng Đức
2.2.2.1 Kết cấu vốn lưu động
Bảng 2: Kết cấu vốn lưu động trong công ty Sun năm 2010-2012
ĐVT:triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
So sánh
2011/2010
So sánh
2012/2011
Số
tiền
%
Số
tiền
%
Số
tiền

%
Số
tiền
(±)
Tỷ
lệ
(%)
Số
tiền
(±)
Tỷ
lệ
(%)
I. Tiền và các
khoản tương
đương tiền
321 16 3.305 28 4.650 23
2.98
4
929
4.64
7
41
1. Tiền mặt tại quỹ 286 89 3.064 93 4.058 87
2.77
8
971 994 32
2. Tiền gửi ngân
hàng
35 11 241 7 592 13 206 588 351 146

II. Đầu tư tài chính
ngắn hạn
- - 675 6 - - - - - -
III. Các khoản phải
thu ngắn hạn
1.16
1
58 4.589 38
13.47
2
67
3.42
8
295
8.88
3
194
1. Phải thu của
khách hàng
1.161 100 923 20 7.367 55 -238 -20
6.44
4
698
2. Trả trước
cho người bán
- 3.016 66 568 4
3.01
6
100
-

2448
-81
3. Các khoản
phải thu khác
- 650 14 5.537 41 650 100
4.88
7
752
IV. Hàng tồn kho 313 15 1.600 13 35 0,17
1.28
7
411
-
1565
-98
V. Tài sản lưu động
khác
222 11 1.804 15 1.912 9
1.58
2
713 108 6
1.Thuế và các khoản
phải thu nhà nước
22 10 - - 73 4 - - - -
2.Tài sản ngắn hạn
khác
150 67 328 18 - - 178 119 - -
3.Chi phí trả trước
ngắn hạn
- - - - 230 12 - - - -

4.Thuế GTGT
đượckhấu trừ
51 23 1.476 82 1.609 84
1.42
5
2.794 133
9
Tổng cộng
2.01
7
100
11.97
3
100 20.069 100 9.956 494 8.096 68
(Nguồn: Từ báo cáo tài chính công ty cổ phần Sun 2010-2012)
Trước khi xem xét tình hình vốn lưu động ,ta cần phải nghiên cứu cơ cấu
vốn của DN biến động qua các năm .Từ đó thấy được sự biến động và mức độ
SV: Nguyễn Thị Phương Liên MSV: 09A07667N
16
Luận văn tốt nghiệp GVHD:Th.s Phạm Hồng Đức
hợp lý của việc phân bổ vốn. Vào thời điểm 31/12/2010, tổng số vốn lưu động
của công ty là 2017 triệu đồng, đến 31/12/2011 tổng số vốn lưu động của công
ty tăng 9.956 triệu đồng tương ứng với mức tăng 494%. Nhưng đến 31/12/2012
tổng số vốn lưu động tăng 8.096 triệu đồng tương ứng với mức tăng 68%
Năm 2010 tổng số vốn bằng tiền là 321 triệu đồng ,tăng 2.984 triệu đồng
năm 2011 tương ứng tỷ lệ tăng 929%.Chỉ tiêu này tiếp tục tăng lên 4.647triệu
đồng năm 2012 tương ứng tỷ lệ tăng 41%
Các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn lưu động
(trên 50%).Năm 2010 các khoản phải thu ngắn hạn là 1.161 triệu đồng ,tăng
3.428 triệu đồng năm 2011 tương ứng tỷ lệ tăng 295%,chủ yếu là do tăng các

khoản trả trước cho người bán (tăng 3.016 triệu đồng),bên cạnh đó các khoản
phải thu khác cũng tăng 650 triệu đồng năm 2011. Chỉ tiêu này tiếp tục tăng
thêm 8.883 triệu đồng năm 2012 tương ứng tỷ lệ tăng 194% (chiếm tỷ trọng
67% trong tổng vốn lưu động ).Do doanh thu của công ty tăng nhanh cùng với
nhu cầu của khách hàng ,công ty đã tăng nguyên vật liệu nhằm đảm bảo nguồn
cung cấp nguyên vật liệu, hóa chất đầy đủ, kịp thời đáp ứng được nhu cầu kinh
doanh của công ty . Tuy nhiên là công ty mới thành lập và để nhanh chóng
chiếm thị phần công ty đã thực hiện chính sách bán hàng chịu và bị chiếm dụng
vốn là điều không thể tránh khỏi bởi đó là cơ hội cho công ty tiêu thụ sản phẩm
Nhưng nợ phải thu quá lớn sẽ làm thiếu hụt vốn của công ty dẫn đến tình trạng
mất vốn.
Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng không cao trong tổng vốn lưu động cụ thể
năm 2010 chiếm tỷ trọng 15% trong tổng vốn lưu động,năm 2011 chiểm tỷ
trọng 13% và năm 2012 chiếm tỷ trọng 0,17% trong tổng vốn lưu động ,Năm
2010 giá trị hàng tồn kho là 313 triệu đồng, tăng 1.287 triệu đồng năm 2011
tương ứng tỷ lệ tăng 411%.Sang đến năm 2012 chỉ tiêu này giảm đáng kể 1.565
triệu đồng tương ứng tỷ lệ giảm 98%.
SV: Nguyễn Thị Phương Liên MSV: 09A07667N
17
Luận văn tốt nghiệp GVHD:Th.s Phạm Hồng Đức
2.3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
2.3.1. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Bảng 3:Bảng chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Chỉ tiêu
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012

So sánh
2011/2010
So sánh
2012/2011
Chênh
lệch
(±)
Tỷ
lệ
(%)
Chênh
lệch
(±)
Tỷ
lệ
(%)
1.Doanh thu thuần (triệu đồng) 1.174 12.113 118.866 10.939 106.753
2.Lợi nhuận sau thuế (triệu đồng) -123 64 2.725 187 152 2661 4158
3.Vốn lưu động (triệu đồng) 2.017 11.973 20.069 9956 494 8.096 68
4.Vốn lưu động bình quân (triệu
đồng)
6.995 16.021 - - 9026 129
5.Tài sản ngắn hạn (triệu đồng) 2.017 11.973 20.069 9957 494 9026 129
6.Nợ ngắn hạn (triệu đồng) 878 11.891 9.171 6750 769 -2720 -23
7. Tiền và các khoản tương đương
tiền(triệu đồng)
321 3.305 4.650 2984 929 1345 41
8. Hàng tồn kho (triệu đồng) 313 1.600 35 1287 411 -1565 -98
9.Hàng tồn kho bình quân (triệu
đồng)

956 818 956 -138 -14
10.Các khoản phải thu (triệu đồng) 1.161 4.589 13.472 3428 295 8883 193
11.Vòng quay VLĐ (1/4) 1,7 7,4 1,7 - 5,7 335
12. Kỳ luân chuyển VLĐ (360/11) 211 48 211 - -163 -77
13.Tỷ suất sinh lời của VLĐ (2/4) 0,009 0,17 0,009 - 0,161 1.789
14 Hệ số đảm nhiệm VLĐ (4/1) 0,6 0,13 0,6 - -0,47 -78
15.Số vòng quay hàng tồn kho(1/9) 12,7 145,3 12,7 - 132,6 1044
16.Thời gian một vòng quay HTK
(360/15)
28 2 28 - -26 -64
17.Khả năng thanh toán hiện thời
(5/6)
2,3 1 2,2 -1,3 -56 1,2 120
18.Khả năng thanh toán nhanh((5-
8)/6)
1,9 0,9 2,2 -1 -53 1,3 144
19.Khả năng thanh toán tức thời (7/6) 0,4 0,3 0,5 -0,1 -25 0,2 67
(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty CP VLXD Kim Trung năm 2010 – 2012)
Từ bảng số liệu trên ta thấy: Số vòng quay vốn lưu động có sự tăng giảm
trong vòng 3 năm. Vòng quay vốn lưu động của năm 2011 là 1,7 vòng đến năm
2012 là 7,4 vòng, tăng lên 5,7 vòng tương ứng tỷ lệ tăng là 335 %. Chỉ tiêu này
SV: Nguyễn Thị Phương Liên MSV: 09A07667N
18
Luận văn tốt nghiệp GVHD:Th.s Phạm Hồng Đức
cho biết năm 2012 một đồng vốn lưu động bình quân tạo ra được 7,4 đồng
doanh thu thuần. Sự thay đổi này chịu ảnh hưởng của hai nhân tố là doanh thu
thuần và vốn lưu động bình quân. Doanh thu thuần năm 2012 tăng 106,753 triệu
đồng so với năm 2011. .Bên cạnh đó vốn lưu động bình quân cũng tăng lên
8.096 triệu đồng. Tuy nhiên tôc độ tăng của vốn lưu động bình quân nhỏ hơn rất
nhiều tốc độ tăng của doanh thu vì thế số vòng quay vốn lưu động năm 2012

tăng lên là 5,7 vòng. Chứng tỏ doanh nghiệp đã có nhiều biện pháp để đẩy mạnh
tốc độ luân chuyển của vốn lưu động nhằm tăng lợi nhuận.Vì số vòng quay vốn
lưu động tăng lên trong năm 2012 nên thời gian hoàn thành một vòng quay vốn
lưu động sẽ giảm xuống. Năm 2012 thời gian để vốn lưu động quay được một
vòng chỉ còn 48 ngày, giảm 163 ngày so với năm 2011. Thời gian cần thiết để
vốn lưu động quay được một vòng càng giảm chứng tỏ vốn lưu động luân
chuyển được nhiều hơn.
Tỷ suất sinh lời vốn lưu động của năm 2012 tăng hơn so với năm 2011, cụ
thể là tăng 0,161 đồng tương ứng với mức tăng 1.789 %, điều này thể hiện rằng
so với năm 2011 thì một đồng vốn lưu động năm 2012 của công ty làm ra nhiều
đồng lợi nhuận hơn.
Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động năm 2012 giảm xuống 0.47 so với
năm 2011. Điều này cho biết để tạo ra một đồng doanh thu thuần năm 2011 cần
tới 0.6 đồng vốn lưu động bình quân thì đến năm 2012 chỉ cần 0.13 đồng vốn
lưu động bình quân đã tạo ra được một đồng doanh thu thuần. Hệ số này đã
giảm 0.47 trong năm 2012.
Số vòng quay hàng tồn kho năm 2012 tăng hơn năm 2011 là 133 vòng.
Điều này cho biết năm 2011 cứ một đồng hàng tồn kho bình quân tạo ra được
12,7 đồng doanh thu thuần và tăng lên133 đồng doanh thu thuần vào năm 2012.
Với sự biến động mạnh như vậy có thể thấy hàng tồn kho của doanh nghiệp
trong 1 năm cũng đã có sự vận động đáng kể, thể hiện qua chỉ tiêu hàng tồn kho
bình quân năm 2012 giảm 1565 triệu đồng so với năm 2011. Doanh nghiệp cần
chú ý tăng thêm tốc độ vận động của hàng tồn kho để tăng doanh thu và mục
đích cuối cùng là tăng lợi nhuận .Tương ứng với sự tăng lên về số vòng quay
SV: Nguyễn Thị Phương Liên MSV: 09A07667N
19
Luận văn tốt nghiệp GVHD:Th.s Phạm Hồng Đức
hàng tông kho là thời gian một vòng quay hàng tồn kho năm 2012 giảm xuống
còn 2 ngày,trong khi số ngày quay vòng HTK năm 2011 là 28 ngày.
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời : phản ánh khả năng chuyển đổi tài

sản lưu động thành tiền để trang trải các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.
Khả năng thanh toán hiện thời năm 2010 của công ty là rất tốt 2,3lần, chứng tỏ
trong năm 2010 tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp có đủ khả năng để chuyển
đổi thành tiền để trả nợ ngắn hạn . Hệ số này giảm trong năm 2011 là 1,3 lần
tương ứng tỷ lệ giảm 56% .Tuy nhiên đến năm 2012 hệ số này tăng lên 2.2 lần
tương ứng tỷ lệ tăng 120%.
Khả năng thanh toán nhanh : Là chỉ tiêu đánh giá chặt chẽ hơn khả năng
thanh toán của doanh nghiệp. Năm 2010 chỉ tiêu này đạt 1.9 lần. . Đến năm
2011 hàng tồn kho tăng lên một lượng lớn 1600 triệu đồng và nợ ngắn hạn cũng
tăng lên dẫn đến hệ số thanh toán nhanh giảm xuống còn 0.9 lần.Năm 2012 chỉ
tiêu này tăng lên 2.2 lần do lượng hàng tồn kho giảm đi đáng kể còn 35 trđ,cùng
với đó là nợ ngắn hạn giảm xuống.
Khả năng thanh toán tức thời:Là hệ số phản ánh khả năng thanh toán các
khoản nợ bằng số tiền hiện có của doanh nghiệp. Hệ số trong ba năm luôn ở
mức thấp. Năm 2010 hệ số này là 0.4 ,giảm xuống 0.3 trong năm 2011. Năm
2012 hệ số thanh toán tức thời đã tăng lên 0,5
Bảng 4: Bảng kết cấu vốn bằng tiền
Đơn vị: Triệu đồng
(Nguồn báo cáo tài chính ba năm: 2010,2011,2012 của công ty cổ phần Sun)
SV: Nguyễn Thị Phương Liên MSV: 09A07667N
20
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011
Số
tiền
Tỷ
trọng
Số
tiền
Tỷ
trọng

Số
tiền
Tỷ
trọng
Chên
h lệch
(±)
Tỷ
lệ
(%)
Chênh
lệch
(±)
Tỷ
lệ
(%)
1.Tiền mặt 286 89 3.064 93 4.058 87 2.778 971 994 32
2.Tiền gửi ngân
hàng
35 11 241 7 592 13 206 588 235 146
3.Tiền và tương
đương tiền
321 16 3.305 28 4650 23 2.984 930 1345 41
4.Vốnlưu
động
2.017 100 11.973 100 20.069 100 9.957 494 8096 68
Luận văn tốt nghiệp GVHD:Th.s Phạm Hồng Đức
Với Công ty kinh doanh mặt hàng xuất nhập khẩu thì vốn bằng tiền là yếu
tố quan trọng liên quan trực tiếp đến khả năng thanh toán của công ty .Trong 3
năm các khoản tiền và tương đương tiền chiếm tỷ trọng lần lượt trong vốn lưu

động :năm 2010 chiếm tỷ trọng 16%.năm 2011 chiếm tỷ trọng 28% ,năm 2012
chiếm tỷ trọng 23% .Chỉ tiêu này tăng 2984 trđ ,tương đương tỷ lệ tăng 930 %
vào năm 2011 và tăng 1345 triệu đồng vào năm 2012 tương đương tỷ lê tăng
41%
+ Tiền mặt chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu vốn bằng tiền lần lượt
trong ba năm như sau:Năm 2010 tiền mặt chiếm tỷ trọng 89% trong số tiền và
tương đương tiền của công ty .Năm 2011 chỉ tiêu này chiếm tỷ trọng 93% trong
tổng số tiền và tương đương tiền,năm 2012 chiếm tỷ trọng là 87 % Tiền mặt
tăng trong năm 2011 là 2.778trđ ,tương ứng tỷ lệ tăng 971% và tăng thêm 994
triệu đồng năm 2012 tương ứng tỷ lệ tăng 32%
+ Tiền gửi ngân hàng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong vốn bằng tiền (năm
2010 chiếm tỷ trọng 11%,năm 2011 là 7 %,năm 2012 là 13%). Chỉ tiêu tăng 206
triệu đồng trong năm 2011,tương ứng tỷ lệ tăng là 588 % Năm 2012 tiền gửi
ngân hàng tăng lên 235 triệu đồng, tỷ lệ tăng 146 %.
Tỷ lệ vốn bằng tiền cao giúp cho công ty có khả năng thanh toán nhanh,
tuy nhiên nó lại hạn chế việc tạo ra lợi nhuận. Vì trong điều kiện sản xuâtt kinh
doanh tốt thì việc đầu tư vốn vào kinh doanh sẽ cho ra nhiều lợi nhuận hơn tiền
gửi ngân hàng.Tuy nhiên việc thực hiện thanh toán qua ngân hàng có thể giúp
doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, phần nào giảm bớt được tác động tiêu
cực của lạm phát tới sự mất giá của đồng tiền

SV: Nguyễn Thị Phương Liên MSV: 09A07667N
21
Luận văn tốt nghiệp GVHD:Th.s Phạm Hồng Đức
Bảng 5: Phân loại hàng tồn kho
ĐVT:triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
So sánh
2011/2010

So sánh
2012/2011
Số
tiền
%
Số
tiền
%
Số
tiền
%
Chênh
lệch
(±)
Tỷ
lệ
(%)
Chênh
lệch
(±)
Tỷ
lệ
(%)
Hàng tồn kho 313 100 1600 100 35 100 1287 411 -1565 -98
1.Nguyên liệu, vật liệu 313 100 1600 100 35 100 1287 411 -1565 -98
Bột Barite 257 82 446 28 - - 189 74 - -
Bột CaCO3MSP3 56 18 146 9 - - 90 161 - -
Đá hạt to - - 435 27 - - 435 100 - -
Bột đá - - 573 36 - - 573 100 - -
StearicAcid401 - - - - 35 100 - - - -

Nguồn báo cáo tài chính ba năm: 2010,2011,2012 của công ty cổ phần Sun)
Hàng hoá tồn kho là các khoản vốn trong khâu dự trữ. Hàng hoá tồn kho
của công ty tăng mạnh từ 313 triệu đồng năm 2010 lên con số 1600 triệu đồng
năm 2011, tương ứng với mức tăng là 411% Nhưng sang đến năm 2012, hàng
hóa tồn kho lại giảm, giảm 1565 triệu đồng tương ứng tỷ lệ giảm 98%.Từ bảng
phân loại hàng tồn kho ,vốn trong khâu dự trữ tăng lên năm 2011 chủ yếu là do
nguyên vật liệu (chiếm tỷ trọng 100%),trong đó chủ yếu tăng mặt hàng bột
Barite( tăng 189 triệu đồng) và Bột CaCO3MSP3( tăng 90 triệu đồng ),và một
số hàng hóa tồn đọng do không tiêu thụ được là đá hạt to và bột đá.Tuy nhiên
sang đến năm 2012,vốn dự trữ trong kho giảm đáng kể,các mặt hàng truyền
thống của công ty đều được tiêu thu ra thị trường.
SV: Nguyễn Thị Phương Liên MSV: 09A07667N
22

×