Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

một số giải pháp nhằm tăng lợi nhuận của công ty tnhh mạng truyền thông adh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (318.77 KB, 43 trang )

Luận văn tốt nghiệp Khoa: Tài chính
LỜI NÓI ĐẦU
Từ khi Nhà nước thay đổi cơ chế quản lý kinh tế từ cơ chế bao cấp sang
cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng Xã hội chủ
nghĩa, tính chất hoạt động của các doanh nghiệp đã có nhiều thay đổi lớn.
Nếu như trước đây, các doanh nghiệp trong nền kinh tế tập trung quan liêu
bao cấp không phải lo thiếu vốn để kinh doanh, không phải chịu áp lực về lợi
nhuận cuối năm sẽ là con số nhỏ hơn không bởi vốn đã được Nhà nước cấp,
nếu có lỗ thì đã có Nhà nước chịu, và hoạt động sản xuất hoàn toàn theo chỉ
tiêu pháp lệnh của Nhà nước; thì trong nền kinh tế thị trường, các doanh
nghiệp không còn được an nhàn như trước bởi Nhà nước đã giao quyền tự chủ
tài chính và tự sản xuất về mỗi doanh nghiệp. Với cơ chế quản lý mới, mỗi
doanh nghiệp muốn tồn tại và đứng vững đều phải đạt mục tiêu về lợi nhuận,
đó là kinh doanh có lãi. Lợi nhuận từ đó đã trở thành mối quan tâm hàng đầu
của tất cả các doanh nghiệp.
Hòa cùng sự phát triển của toàn cầu, nền kinh tế nước ta cũng đã hội
nhập với kinh tế thế giới ngày càng sâu và rộng. Hội nhập quốc tế đã mang lại
cho các doanh nghiệp rất nhiều cơ hội làm ăn triển vọng. Tuy vậy, bên cạnh
những cơ hội cũng luôn là những thách thức, đặc biệt là thách thức của môi
trường cạnh tranh trở nên ngày càng gay gắt. Do đó, để tạo ra và củng cố lợi
nhuận, doanh nghiệp cần quan tâm đến rất nhiều vấn đề, từ những biến động
của nền kinh tế chung có ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp đến
những công tác quản lý, sản xuất, tiêu thụ.
Như vậy, việc nắm bắt những tri thức cơ bản liên quan đến lợi nhuận để
có thể đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhằm gia tăng được lợi nhuận cũng
như nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh là rất cần thiết đối với các doanh
nghiệp hiện nay.
SV: Nguyễn Thị Thu Hoà MSV: 09A10540N
1
Luận văn tốt nghiệp Khoa: Tài chính
Chính vì sự cần thiết ấy, cùng những kiến thức học tập và nghiên cứu tại


trường, sau thời gian thực tập tại công ty TNHH mạng truyền thông ADH, em
đã lựa chọn đề tài:
“Một số giải pháp nhằm tăng lợi nhuận của công ty TNHH mạng
truyền thông ADH”
Nội dung của luận văn, ngoài phần mở đầu và kết luận bao gồm 3
chương sau:
Chương 1: Những lý luận chung về lợi nhuận trong doanh nghiệp.
Chương 2: Tình hình thực hiện lợi nhuận tại Công ty TNHH mạng
truyền thông ADH.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng lợi nhuận của Công ty
TNHH mạng truyền thông ADH.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn thầy cô giáo, các cô chú, anh chị
phòng Tài chính- Kế toán đã chỉ dạy và góp ý cho em trong quá trình thực
hiện đề tài này.
Mặc dù em đã cố gắng hết sức, song do kiến thức còn hạn chế và thời
gian thực tập tại công ty có hạn, nên bài luận văn không tránh khỏi những sai
sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ các thầy cô, bạn bè và
những người quan tâm để bài luận văn của em được hoàn chỉnh hơn.
Hà Nội, tháng 03 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Thu Hòa
SV: Nguyễn Thị Thu Hoà MSV: 09A10540N
2
Luận văn tốt nghiệp Khoa: Tài chính
CHƯƠNG 1
NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ LỢI NHUẬN TRONG
DOANH NGHIỆP
1.1. Lợi nhuận của doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp đều có quyền tự chủ tài

chính, thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định pháp luật và đặt
lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu.
Quá trình HĐSXKD là việc thực hiện một hoặc một số công đoạn từ
khâu mua sắm nguyên vật liệu phục vụ cho tất cả quá trình sản xuất đến khi
sản phẩm tiêu thụ. Sau mỗi chu kì kinh doanh, doanh nghiệp thu được khoản
tiền từ việc tiêu thụ, kinh doanh sản phẩm, sau khi bù đắp các chi phí bỏ ra
cho việc tạo ra DT đó, phần còn lại chính là LN của doanh nghiệp.
Như vậy, LN là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp, là khoản tiền chênh lệch lớn hơn giữa DT và
CP mà doanh nghiệp đã bỏ ra để đạt được DT đó từ các hoạt động của
doanh nghiệp mang lại trong một thời kỳ nhất định.
Lợi nhuận được xác định theo công thức:
Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí được trừ để tạo ra DT đó
1.1.2. Ý nghĩa của lợi nhuận
Hoạt động kinh doanh của DN đạt được LN có ý nghĩa rất quan trọng:
Lợi nhuận giữ vị trí quan trọng trong HĐSXKD của doanh nghiệp. Nó
quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nếu một doanh nghiệp
bị thua lỗ liên tục, kéo dài thì doanh nghiệp sẽ sớm lâm vào tình trạng phá
sản. Chính vì thế, một trong những mục tiêu hàng đầu của DN là LN.
 Lợi nhuận là nguồn tài chính cơ bản để bổ sung vốn kinh doanh cho
DN, tạo điều kiện cho DN tái sản xuất mở rộng một cách vững chắc. Từ đó,
SV: Nguyễn Thị Thu Hoà MSV: 09A10540N
3
Luận văn tốt nghiệp Khoa: Tài chính
đảm bảo cho DN tăng trưởng một cách ổn định và bền vững trong tương lai.
 Lợi nhuận cũng là nguồn thu quan trọng của Ngân sách Nhà nước.
Đối với các doanh nghiệp làm ăn có lãi dưới hình thức thuế thu nhập DN,
Nhà nước thu một phần LN của các DN thuộc mọi thành phần kinh tế để đáp
ứng nhu cầu chi tiêu công, thực hiện tái sản xuất mở rộng trên quy mô toàn xã
hội.

 Lợi nhuận còn là nguồn lực tài chính chủ yếu để cải thiện đời sống
vật chất và tinh thần của người lao động trong doanh nghiệp, thể hiện thông
qua quỹ khen thưởng phúc lợi được trích lập từ lợi nhuận sau thuế.
 Lợi nhuận là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh hiệu quả của
toàn bộ HĐSXKD. Việc tăng doanh thu tiêu thụ hoặc giảm CPSX, hạ giá
thành SP sẽ làm cho LN tăng lên một cách trực tiếp khi các điều kiện khác
không đổi. Do đó, LN là một chỉ tiêu đánh giá chất lượng HĐSXKD của DN.
1.1.3. Nội dung của lợi nhuận
Lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm:
• Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh
• Lợi nhuận khác
 Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh là khoản tiền chênh lệch
lớn hơn giữa doanh thu từ HĐSXKD và chi phí được trừ từ HĐSXKD. Đây là
bộ phận lợi nhuận cơ bản nhất, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong lợi nhuận của
doanh nghiệp.
SV: Nguyễn Thị Thu Hoà MSV: 09A10540N
Lợi nhuận
thuần từ hoạt
động sản xuất
kinh doanh.
=
Doanh
thu
thuần
-
Trị giá
vốn hàng
bán
+
Doanh

thu hoạt
động tài
chính
-
Chi phí
tài
chính
-
Chi phí
bán
hàng
-
Chi phí
quản lý
doanh
nghiệp
4
Luận văn tốt nghiệp Khoa: Tài chính
Trong đó:
Doanh thu thuần =
Tổng doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch
vụ
-
Các khoản giảm trừ
doanh thu
Doanh thu bán hàng là toàn bộ số tiền thu được do hoạt động của doanh
nghiệp mang lại trong một thời kỳ nhất định.
Các khoản giảm trừ DT bao gồm chiết khấu thương mại, giảm giá hàng
bán, hàng bán bị trả lại và thuế gián thu (thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu).

Giá vốn hàng bán (GVHB) là toàn bộ các CP mà DN đã bỏ ra để tạo ra sản
phẩm, hàng hóa bán ra trong kỳ, bao gồm CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC.
Chi phí bán hàng (CPBH) là tổng số chi phí ở khâu tiêu thụ sản phẩm như
tiền lương, tiền công của nhân viên bán hàng, chi phí vật chất và nhân công liên
quan đến việc vận chuyển, đóng gói, bảo quản, tiếp thị, dịch vụ mua ngoài…ở
khâu tiêu thụ sản phẩm.
Chi phí quản lý doanh nghiệp (CPQLDN) là tổng chi phí ở bộ phận quản
lý chung của doanh nghiệp như tiền lương của nhân viên quản lý, vật tư tiêu
dùng cho công tác quản lý, các khoản dự phòng rủi ro, công tác phí…
Doanh thu hoạt động tài chính là những khoản thu từ việc đầu tư tài chính
và kinh doanh vốn, bao gồm các khoản thu từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn, lãi
do bán ngoại tệ, lãi được chia từ việc đầu tư vốn ra ngoài công ty…
Chi phí hoạt động tài chính là các khoản chi phí liên quan đến các hoạt
động về vốn, các hoạt động đầu tư tài chính và các nghiệp vụ mang tính chất
TC của DN, bao gồm khoản chiết khấu thanh toán cho khách hàng, lãi tiền vay,
lỗ do thanh lý các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn, lỗ do bán ngoại tệ…
 Lợi nhuận khác là lợi nhuận thu được từ các hoạt động khác ngoài hoạt
động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp.
Lợi nhuận khác = Thu nhập khác - Chi phí hoạt
SV: Nguyễn Thị Thu Hoà MSV: 09A10540N
5
Luận văn tốt nghiệp Khoa: Tài chính
động khác
Trong đó:
Thu nhập khác là các khoản thu nhập được tạo ra từ các hoạt động không
thường xuyên ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu. Thu nhập khác bao gồm
một số khoản như thu nhập từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định, khoản thu
về tiền phạt từ khách hàng do vi phạm hợp đồng kinh tế với DN,…
Chi phí khác là các khoản chi phí của các hoạt động ngoài các HĐSXKD
tạo ra doanh thu của doanh nghiệp như chi phí thanh lý, nhượng bán tài sản cố

định, tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế,…
Tổng lợi nhuận từ các hoạt động trên là lợi nhuận trước thuế của DN.
Lợi nhuận trước
thuế thu nhập
doanh nghiệp
=
Lợi nhuận thuần
từ hoạt động sản
xuất kinh doanh
+
Lợi nhuận
hoạt động
khác
Sau khi hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước, khoản doanh nghiệp thực sự
thu về là lợi nhuận sau thuế.
Lợi nhuận sau
thuế thu nhập
doanh nghiệp
=
Lợi nhuận trước
thuế thu nhập
doanh nghiệp
-
Thuế thu nhập
doanh nghiệp
1.2. Tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp
1.2.1 Sự cần thiết của việc sử dụng tỷ suất lợi nhuận
Lợi nhuận có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp nhưng nếu chỉ
nhìn vào chỉ tiêu lợi nhuận để đánh giá hiệu quả hoạt động của một doanh
nghiệp thì chưa đủ. Chúng ta không thể coi lợi nhuận là chỉ tiêu duy nhất để

đánh giá chất lượng của HĐKD và cũng không thể dùng lợi nhuận để so sánh
chất lượng HĐKD của các doanh nghiệp khác nhau, bởi vì :
- Thứ nhất, lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp, nó chịu ảnh hưởng
bởi nhiều nhân tố, có những nhân tố thuộc về chủ quan, có những nhân tố
khách quan và có sự bù trừ lẫn nhau.
SV: Nguyễn Thị Thu Hoà MSV: 09A10540N
6
Luận văn tốt nghiệp Khoa: Tài chính
- Thứ hai, các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau sẽ
có điều kiện HĐ, thị trường khác nhau, dẫn đến LN thu được cũng khác nhau.
- Thứ ba, các doanh nghiệp cùng loại vẫn có thể có quy mô sản xuất khác
nhau nên sẽ tạo ra mức lợi nhuận là khác nhau.
Chính vì vậy, để có đánh giá chính xác chất lượng hoạt động của DN
giữa các kỳ hoặc giữa các DN, không chỉ dừng lại ở việc xem xét các chỉ tiêu
LN tuyệt đối mà cần kết hợp với việc xem xét các chỉ tiêu tương đối là TSLN.
1.2.2. Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận
TSLN của doanh nghiệp là chỉ tiêu tương đối đánh giá hiệu quả HĐKD
của DN, được sử dụng để đánh giá hiệu quả HĐKD giữa các kỳ của một DN
hoặc giữa các DN với nhau. Mức TSLN càng cao chứng tỏ DN hoạt động
càng có hiệu quả. Có nhiều cách xác định TSLN, mỗi cách đều hàm chứa nội
dung kinh tế riêng để đánh giá hiệu quả HĐKD của doanh nghiệp trên các
giác độ khác nhau. Sau đây là một số chỉ tiêu TSLN thường được sử dụng :
1.2.2.1. Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh (ROI)
a) Tỷ suất lợi nhuận trước thuế và trước lãi vay
Chỉ tiêu này phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận trước thuế và lãi vay
với vốn kinh doanh bình quân trong kỳ.
Công thức xác định :
Tỷ suất LN trước
thuế và lãi vay
(ROI)

=
Lợi nhuận trước
thuế và lãi vay
Vốn kinh doanh
bình quân (*)
x 100
(*)Vốn kinh doanh bình quân = (Vốn kinh doanh đầu kỳ + Vốn kinh
doanh cuối kì)/2.
Ý nghĩa của chỉ tiêu: Phản ánh mối quan hệ giữa vốn kinh doanh sử
dụng với lợi nhuận của đồng vốn tạo ra, không tính đến ảnh hưởng của yếu tố
thuế TNDN và chi phí trả lãi tiền vay.
SV: Nguyễn Thị Thu Hoà MSV: 09A10540N
7
Luận văn tốt nghiệp Khoa: Tài chính
b) Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh
Chỉ tiêu này phản ảnh mối quan hệ giữa lợi nhuận trước thuế và vốn kinh
doanh bình quân trong kỳ.
Công thức xác định:
Tỷ suất LN vốn
kinh doanh
=
Lợi nhuận trước
thuế
Vốn kinh doanh
bình quân (*)
x 100
(*)Vốn kinh doanh bình quân = (Vốn kinh doanh đầu kỳ + Vốn kinh
doanh cuối kì)/2.
Ý nghĩa của chỉ tiêu: Phản ánh cứ 100 đồng vốn kinh doanh trong kỳ có
khả năng tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế có tính đến ảnh hưởng

của nguồn gốc vốn kinh doanh.
c) Tỷ suất lợi nhuận ròng của vốn kinh doanh (ROA)
Chỉ tiêu này phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và vốn kinh
doanh bình quân trong kỳ.
Công thức xác định:
Tỷ suất LN ròng
của vốn KD
(ROA)
=
Lợi nhuận sau
thuế
Vốn kinh doanh
bình quân
x 100
Ý nghĩa của chỉ tiêu: Phản ánh cứ 100 đồng vốn kinh doanh có khả năng
tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế có tính đến ảnh hưởng của nguồn gốc
vốn kinh doanh và thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.
1.2.2.2. Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu ( ROE)
Chỉ tiêu này phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và vốn chủ
sở hữu bình quân sử dụng trong kỳ.
Công thức xác định:
SV: Nguyễn Thị Thu Hoà MSV: 09A10540N
8
Luận văn tốt nghiệp Khoa: Tài chính
Tỷ suất lợi nhuận
vốn chủ sở hữu
(ROE)
=
Lợi nhuận sau
thuế

Vốn chủ sở hữu
bình quân
x 100
Ý nghĩa của chỉ tiêu: Phản ánh 100 đồng vốn chủ sở hữu bình quân sử
dụng trong kỳ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế TNDN.
1.2.2.3. Tỷ suất lợi nhuận doanh thu (ROS)
Chỉ tiêu này phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế với doanh thu
thuần tiêu thụ sản phẩm đạt được trong kỳ.
Công thức xác định:
Tỷ suất lợi nhuận
của doanh thu
(ROS)
=
Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu thuần
x 100
Ý nghĩa của chỉ tiêu: Cho biết doanh nghiệp trong 100 đồng doanh thu
thuần doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
Như vậy, việc kết hợp phân tích chặt chẽ giữa chỉ tiêu tương đối và chỉ
tiêu tuyệt đối sẽ giúp cho việc đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp
một cách đầy đủ và chính xác hơn.
1.3. Sự cần thiết của việc tăng lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường
Trong giai đoạn hiện nay, doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị
trường chịu tác động của rất nhiều yếu tố như quy luật cung cầu, quy luật
cạnh tranh, quy luật giá cả,…Do vậy, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát
triển được thì việc hoạt động tạo ra lợi nhuận là điều rất cần thiết và từ đó,
tăng lợi nhuận trở thành yêu cầu thiết yếu đối với doanh nghiệp.
Đối với Nhà nước:
Nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước được thể hiện qua số thuế
mà doanh nghiệp nộp vào ngân sách. Đây chính là nguồn thu chủ yếu của Nhà

SV: Nguyễn Thị Thu Hoà MSV: 09A10540N
9
Luận văn tốt nghiệp Khoa: Tài chính
nước và là nguồn tài chính để Nhà nước mở rộng hoạt động đầu tư, xây dựng
cơ sở hạ tầng, giúp cho nền kinh tế phát triển. Do vậy, Nhà nước luôn quan
tâm hoàn thiện chính sách thuế hợp lý để kích thích doanh nghiệp phát triển.
Đối với doanh nghiệp:
Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải kinh doanh có hiệu quả, thu
được LN. Trên cơ sở LN thu được, các DN mới có vốn để tái sản xuất và tái sản
xuất mở rộng; để DN có nguồn vốn chủ động dùng để phát triển KD, nắm bắt kịp
thời các cơ hội đầu tư, bù đắp thua lỗ, khen thưởng, khuyến khích lợi ích vật chất
và tinh thần cho người lao động, khẳng định vị trí của DN trên thương trường.
Đối với người lao động:
Yếu tố con người luôn là yếu tố cần thiết, quan trọng và có ý nghĩa quyết
định đối với sự thành bại của doanh nghiệp. Các loại qũy của DN như quỹ
khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm,…được trích
từ LN, chính là cơ sở để từng bước đáp ứng nhu cầu đời sống vật chất, tinh
thần cho người lao động. Người lao động làm việc hết mình sẽ góp phần làm
tăng LN của DN, góp phần tạo nên sự phát triển ổn định cho các DN.
Đối với nhà đầu tư :
Các nhà đầu tư khi quyết định đầu tư vào một doanh nghiệp luôn quan
tâm đến triển vọng phát triển của doanh nghiệp đó. Họ dựa vào chỉ tiêu LN và
TSLN để đánh giá. Một doanh nghiệp hấp dẫn và có sức hút đối với các nhà
đầu tư, luôn là một DN tạo ra nhiều LN và có sự tăng trưởng LN bền vững.
1.4. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến lợi nhuận
Các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp có những nhân tố
thuộc về bên trong, có những nhân tố bên ngoài không thuộc tầm kiểm soát
của doanh nghiệp. Tất cả những nhân tố đó có thể tác động có lợi hoặc bất lợi
cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ta có thể xem xét các nhân tố
ảnh hưởng theo nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan.

1.4.1. Các nhân tố khách quan
SV: Nguyễn Thị Thu Hoà MSV: 09A10540N
10
Luận văn tốt nghiệp Khoa: Tài chính
a. Thị trường và sự cạnh tranh :
Vấn đề mà các doanh nghiệp luôn quan tâm là thị trường, thị trường ảnh
hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp thương mại, dựa vào thị
trường các chủ doanh nghiệp xem xét để đi đến quyết định nên dừng lại hay
mở rộng hơn nữa quy mô kinh doanh. Sự biến động của cung - cầu trên thị
trường ảnh hưởng đến khối lượng hàng hóa bán ra của DN. Nếu cung lớn hơn
cầu chứng tỏ nhu cầu về mặt hàng kinh doanh đã được đáp ứng tương đối đầy
đủ, người tiêu dùng không còn ham tiêu thụ mặt hàng đó, dù DN có biện pháp
khuyến khích mua hàng nhưng lúc này việc tăng khối lượng hàng hóa bán ra
là rất khó khăn và dẫn đến LN của DN sẽ giảm. Ngược lại nếu cung nhỏ hơn
cầu, chứng tỏ mặt hàng KD của DN chưa đáp ứng hết nhu cầu của người tiêu
dùng trên thị trường. Nếu nhạy bén trong kinh doanh thì đây là lúc DN dễ
dàng đẩy mạnh hoạt động bán ra tăng DT và LN cho doanh nghiệp.
Khi nhắc đến thị trường ta không thể bỏ qua yếu tố cạnh tranh. Trong
nền kinh tế thị trường cạnh tranh là một yếu tố khách quan được xảy ra giữa
các nhà kinh doanh cùng bán một loại mặt hàng, những loại hàng hóa có thể
thay thế lẫn nhau làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
b. Chính sách kinh tế của Nhà nước :
Nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường được thể
hiện qua việc điều tiết hoạt động kinh tế vĩ mô. Nhà nước định hướng, khuyến
khích hay hạn chế hoạt động của các tổ chức kinh tế nói chung và doanh
nghiệp nói riêng bằng các chính sách, luật lệ và các công cụ tài chính. Trong
đó thuế là một công cụ giúp cho Nhà nước thực hiện tốt việc điều tiết vĩ mô
của mình. Thuế và các chính sách kinh tế khác của nhà nước ảnh hưởng rất
lớn đến vấn đề đầu tư, tiêu dùng xã hội và giá cả hàng hóa, dịch vụ trên thị
trường. Như vậy chính sách kinh tế của nhà nước tác động đến các mặt hoạt

động của doanh nghiệp và ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
1.4.2. Các nhân tố chủ quan
SV: Nguyễn Thị Thu Hoà MSV: 09A10540N
11
Luận văn tốt nghiệp Khoa: Tài chính
a. Giá bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ
Giá cả là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu bán hàng. Thông
thường khi tăng giá bán sản phẩm thì khối lượng hàng hóa tiêu thụ lại có xu
hướng giảm và ngược lại, khi giảm giá hàng bán thì khối lượng hàng hóa bán
ra lại có xu hướng tăng lên. Vì vậy trong nhiều trường hợp tăng giá sản phẩm
không phải là một biện pháp thích hợp để tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm.
Nếu việc tăng giá bán không hợp lý sẽ làm cho việc tiêu thụ sản phẩm gặp
khó khăn, gây nên tình trạng ứ đọng sản phẩm, và doanh thu sẽ bị giảm
xuống. Nhà quản lý kinh doanh cần tính toán cẩn thận khi đưa ra quyết định
về giá bán. Khi xác định giá bán cần thỏa mãn hai yêu cầu sau :
- Giá bán phải được thị trường chấp nhận.
- Giá bán phải bù đắp được giá thành toàn bộ và đem lại lợi nhuận cho DN.
b. Kết cấu mặt hàng tiêu thụ
Trong nền kinh tế thị trường, thị hiếu người tiêu dùng ngày càng đa dạng
và phong phú. Nếu doanh nghiệp có thể tăng tỷ trọng mặt hàng có khả năng
tiêu thụ cao, khả năng tạo mức sinh lời cao thì lợi nhuận của DN sẽ tăng. Như
vậy, thay đổi kết cấu mặt hàng tiêu thụ sẽ ảnh hưởng tới doanh thu và lợi
nhuận của DN. Một DN có thể thay đổi kết cấu mặt hàng để tăng doanh thu
nhưng phải luôn đảm bảo thực hiện đầy đủ những đơn đặt hàng theo yêu cầu
của khách, hạn chế việc chạy theo LN mà ảnh hưởng đến uy tín của DN.
c. Khối lượng, chất lượng hàng hóa bán ra
Nếu các nhân tố khác không thay đổi thì khối lượng hàng hóa bán ra
tăng lên sẽ làm cho doanh thu tăng kéo theo lợi nhuận cũng tăng lên. Để tiêu
thụ được hàng hóa DN phải lựa chọn được mặt hàng KD, khối lượng sản
phẩm sao cho không những phù hợp với khả năng tài chính, nhân lực, công

nghệ kỹ thuật của DN mà còn phải phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.
Chất lượng sản phẩm được biểu hiện ở phẩm cấp, kiểu dáng, mẫu mã
chất lượng sản phẩm có ảnh hưởng tới giá cả hàng hóa dịch vụ đó, do đó ảnh
SV: Nguyễn Thị Thu Hoà MSV: 09A10540N
12
Luận văn tốt nghiệp Khoa: Tài chính
hưởng trực tiếp tới doanh thu tiêu thụ sản phẩm. Chất lượng sản phẩm thể
hiện trình độ tay nghề và khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật của người lao
động, và đồng thời là một trong những yếu tố cơ bản tạo ra lợi thế trong cạnh
tranh giúp sản phẩm tiêu thụ dễ dàng tăng doanh thu và lợi nhuận, là điều
kiện cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
d. Nhân tố con người
Con người luôn đóng vai trò trung tâm và có ảnh hưởng trực tiếp đến
hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Trình độ quản lý, trình độ chuyên
môn cũng như sự nhanh nhạy nắm bắt được xu thế, cơ hội kinh tế của người
lãnh đạo trong cơ chế thị trường ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, trình độ kỹ thuật, năng lực chuyên môn và ý
thức trách nhiệm trong lao động của cán bộ công nhân viên cũng đóng góp
một vai trò rất quan trọng quyết định sự thành công của mỗi doanh nghiệp.
e. Vốn kinh doanh
Vốn là một yếu tố không thể thiếu trong bất kỳ một doanh nghiệp nào,
vốn là tiền đề vật chất cho hoạt động KD. Tuy nhiên, việc sử dụng vốn trong
hoạt động sản xuất KD không phải là một hoạt động đơn thuần về mặt thu chi
tài chính mà thực chất là một công nghệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Vốn trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm hai bộ phận :
Vốn lưu động : là biểu hiện bằng tiền của các loại vật tư, thành phẩm,
tiền vốn, sử dụng tốt vốn lưu động tức là nâng cao hiệu quả sử dụng của
chúng, tăng tốc độ luận chuyển vốn. Tốc độ luân chuyển vốn nhanh hay chậm
nói lên tình hình tổ chức các mặt công tác của doanh nghiệp.
Vốn cố định : là một bộ phận quan trọng của vốn đầu tư nói riêng, của

vốn sản xuất nói chung. Quy mô của vốn cố định là yếu tố ảnh hưởng quyết
định đến trình độ trang thiết bị kỹ thuật của sản xuất kinh doanh.
Như vậy, vốn là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả
kinh doanh và lợi nhuận của doanh nghiệp.
CHƯƠNG 2
SV: Nguyễn Thị Thu Hoà MSV: 09A10540N
13
Luận văn tốt nghiệp Khoa: Tài chính
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY
TNHH MẠNG TRUYỀN THÔNG ADH
2.1. Tổng quan về công ty TNHH mạng truyền thông ADH
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Nắm bắt được sự phát triển của ngành CNTT và các thiết bị công nghệ
cao, một số cán bộ của Công ty TNHH Thương mại Hoàng Thành đã quyết
định tách ra thành lập công ty riêng: Công ty TNHH Mạng truyền thông ADH
được thành lập theo quyết định số: 01020334 Phòng đăng ký kinh doanh - Sở
kế hoạch đầu tư - UBND Thành phố Hà Nội cấp ngày 15 tháng 05 năm 2007.
Tên công ty: Công ty TNHH Mạng truyền thông ADH
Tên giao dịch quốc tế: ADH COMMUNICATION NETWORK
COMPANY LIMITED.
Tên viết tắt: ADH NETWORK CO.LTD
Trụ sở công ty: Số 5, Ngõ 605 Nguyễn Văn Linh, Sài Đồng, Long Biên, Hà Nội.
Cơ sở 2: 38 Trần Đại Nghĩa - Hai Bà Trưng - Hà Nội.
Điện thoại: 04 62764619/62764621 Fax: 04 62764620
Email: : Website : www.adh.vn
Sau 5 năm hoạt động tại thị trường công nghệ thông tin Việt Nam, ADH đã
lớn mạnh trở thành một trong những Công ty hàng đầu và có uy tín tại thị trường
này. Hiện nay, công ty có nhiều kinh nghiệm và đội ngũ chuyên gia giỏi trong lĩnh
vực tư vấn, cung cấp các giải pháp công nghệ thông tin cho nhiều lĩnh vực khác
nhau như: viễn thông, quản lý các hệ thống bán lẻ, quản trị doanh nghiệp và các giải

pháp về thương mại điện tử
Là đối tác chiến lược của SAP, nhà cung cấp giải pháp quản trị doanh nghiệp
ERP hàng đầu thế giới hiện nay. ADH đang liên tục phát triển và mở rộng quy mô
kinh doanh.
2.1.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
SV: Nguyễn Thị Thu Hoà MSV: 09A10540N
14
Luận văn tốt nghiệp Khoa: Tài chính
2.1.2.1. Ngành nghế kinh doanh và sản phẩm chủ yếu của công ty
Theo giấy phép kinh doanh số 0303000304, Công ty TNHH mạng truyền
thông ADH được phép kinh doanh các ngành nghề chủ yếu sau:
 Cung cấp dịch vụ thiết lập, khai thác, lưu trữ, xử lý dữ liệu
 Phát triển thương mại điện tử
 Dịch vụ quảng cáo ( trừ in quảng cáo)
 Đào tạo công nghệ thông tin ( chỉ hoạt động sau khi được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền cho phép)
2.1.2.2. Tổ chức nhân sự và bộ máy quản lý
o Hiện nay, công ty có 57 cán bộ công nhân viên, trong đó có 12 cán bộ quản
lý. Hầu hết đội ngũ cán bộ đều có trình độ đại học. Tình hình lao động của toàn
công ty được tổng hợp trong bảng sau:
Bảng 1.1: Tình hình lao động của toàn công ty
Chỉ tiêu Đại học Cao đẳng Trung cấp LĐPT Tổng
- Cơ sở chính 24 7 7 2 40
- Cơ sở 2 11 4 2 - 17
Tổng 35 11 9 2 57
SV: Nguyễn Thị Thu Hoà MSV: 09A10540N
15
Lun vn tt nghip Khoa: Ti chớnh
o C cu t chc ca Cụng ty TNHH mng truyn thụng ADH:
Giám đốc

Phó GĐ Tài chính
Phòng
hành
chính
Phòng
Tài chính
kế toán
Phòng
kinh
doanh
Phòng
dịch vụ
bảo hành
Phòng
kỹ thuật
Cửa hàng 53
Lý Nam Đế
Chi nhánh 38
Trần Đại Nghĩa
Văn phòng đại diện
Hải Phòng
Văn phòng đại diện
TPHCM
S 1.1 : S b mỏy qun lý ca Cụng ty ADH
* Chc nng nhim v c bn ca tng phũng ban, nh mỏy
- Giỏm c Cụng ty: l ngi trc tip lónh o iu hnh mi hot
ng ca Cụng ty.
- Phú giỏm c ti chớnh: theo dừi v tỡnh hỡnh ti chớnh, v tớnh xỏc
thc v hp phỏp trong cỏc hot ng ti chớnh ca cụng ty.
- Phũng kinh doanh : ch yu l tr giỳp Giỏm c v hot ng kinh

doanh nh: t chc b mỏy kinh doanh, nghiờn cu th trng, tham mu cho
Giỏm c cỏc chin lc kinh doanh hp lý cho Cụng ty.
- Phũng ti chớnh- k toỏn : lp k hoch ti chớnh hng nm, kim tra
vic chp hnh ch ti chớnh trong cụng ty. Tin hnh lm quyt toỏn, lp
bỏo cỏo theo nh k gi lờn cp trờn.
SV: Nguyn Th Thu Ho MSV: 09A10540N
16
Luận văn tốt nghiệp Khoa: Tài chính
- Phòng hành chính: trợ giúp Giám đốc về các lĩnh vực hành chính, tổ
chức, hiện thực hoá các chính sách tuyển dụng nhân sự cho công ty.
- Phòng kỹ thuật: có chức năng lắp ráp, cài đặt, sửa chữa, bảo trì các
thiết bị hệ thống máy theo các hợp đồng kinh tế của công ty.
- Phòng dịch vụ bảo hành: có nhiệm vụ quan tâm chăm sóc khách hàng
sau bán hàng, đề ra các chính sách bảo hành, nhận và chuyển phòng kỹ thuật
các máy thiết bị cần bảo trì của khách hàng.
- Cửa hàng Lý Nam Đế, cửa hàng Trần Đại Nghĩa, văn phòng đại
diện tại Hải Phòng, văn phòng đại diện tại TP HCM : đều là nơi giao dịch
nhằm tìm kiếm, khai thác và mở rộng lĩnh vực hoạt động của công ty.
2.2. Tình hình thực hiện lợi nhuận của Công ty TNHH mạng truyền
thông ADH
2.2.1. Tình hình Tài sản và Nguồn vốn của công ty ADH
Trong kinh doanh, vốn là điều kiện cần có và hết sức quan trọng để duy
trì và phát triển của bất kỳ doanh nghiệp nào. Vì vậy chỉ khi nào doanh
nghiệp giải quyết được vấn đề vốn thì mới đảm bảo được sự ổn định và phát
triển hoạt động sản xuất kinh doanh lâu dài.
Trước khi đi vào phân tích tình hình lợi nhuận của công ty ta có bảng số
liệu về kết cấu tài sản và nguồn vốn trong ba năm gần đây của công ty ADH :
SV: Nguyễn Thị Thu Hoà MSV: 09A10540N
17
Luận văn tốt nghiệp Khoa: Tài chính

Bảng 1.2: Kết cấu tài sản và nguồn vốn của công ty
ĐVT : triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
(
±
)
Tỷ lệ
(%)
Số tiền (
±
)
Tỷ lệ
(%)
Tổng tài
sản
4.665 100 6.057 100 7.523 100 1.392 29,83 1.466 24,20
I. TSNH 3.615 77,50 4.985 82,31 6.452 85,76 1.370 37,89 1.467 29,42

- Tiền 868,50 24,02 1.303,06 26,15 2.097,77 32,51 434,56 50,04 794,71 60,99
- Các khoản
phải thu
2.605 72,06 3.165,42 63,49 3.545,93 54,96 560,42 21,51 380,51 12,02
- Hàng tồn
kho
0 0 479,13 9,61 788,92 12,23 479,13 - 309,79 64,66
- TSNH
khác
141,50 3,92 37,39 0,75 19,38 0,30 -104,11 -73,57 -18,01 -48,17
II. TSDH 1.050 22,50 1.072 17,69 1.071 14,24 22 2,09 -1 -0,09
- TSCĐ
hữu hình
50,58 4,82 29,02 2,71 27,64 2,58 -21,56 -42,6 -1,38 -4,75
- TSDH
khác
999,42 95,18 1.042,98 97,29 1.043,36 97,42 43,56 4,36 0,38 0,04
Tổng
nguồn vốn
4.665 100 6.057 100 7.523 100 1.392 29,83 1.466 24,20
I. Nợ phải
trả
61,50 1,32 1.581 26,10 2.545 33,83 1.519,5 2.471,15 964 60,97
II. Vốn chủ
sở hữu
4.603,5 98,68 4.476 73,90 4.978 66,17 -127,5 -2,77 502 11,23
(Nguồn : Báo cáo tài chính của công ty ADH năm 2010-2012)
Nhận thấy vốn kinh doanh cuối năm 2010 là 4.665 trđ, cuối năm 2011 là
6.057 trđ, tăng 1.392 trđ với tỷ lệ tăng 29,83% và tiếp tục tăng lên vào năm
2012 là 7.523 trđ. Điều này cho thấy quy mô vốn đã được mở rộng đáng kể.

Trong đó quy mô vốn tăng chủ yếu là do TSNH năm 2011 tăng 1.370 trđ
tương ứng tỷ lệ tăng 37,89% và tăng 29,42% vào năm 2012 . Với đặc điểm
kinh tế kỹ thuật là doanh nghiệp thương mại, tăng tỷ trọng vốn lưu động và
cao hơn tỷ trọng vốn cố định đã làm cho cơ cấu vốn của công ty là hoàn toàn
hợp lý.
SV: Nguyễn Thị Thu Hoà MSV: 09A10540N
18
Luận văn tốt nghiệp Khoa: Tài chính
Năm 2012 các khoản phải thu tăng so với 2 năm 2010 và 2011. So với
năm 2010 là 940,93 trđ, còn tăng so với 2011 là 380,51 trđ. Điều này cũng dễ
hiểu bởi năm 2012 doanh nghiệp tiến hành đẩy mạnh công tác tiêu thụ hàng
hóa, tăng doanh thu. Tuy nhiên, các khoản phải thu tăng là biểu hiện vốn của
doanh nghiệp bị chiếm dụng nhiều thể hiện công tác thu hồi nợ của doanh
nghiệp đang gặp khó khăn. Như vậy, trong năm qua, vốn của công ty bị khách
hàng chiếm dụng tăng thêm khá nhiều. Có tình trạng này là do chính sách tín
dụng thương mại đối với khách hàng mà công ty thực hiện.
Nhìn chung, tổng tài sản của công ty đã tăng lên trong đó chủ yếu là do
sự tăng khoản phải thu ngắn hạn và vốn bằng tiền. Như vậy việc quản lý, cơ
cấu tài sản như thế là chưa phù hợp. Đây là điều đáng quan tâm khi thực hiện
việc đánh giá tổng hợp tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.
Tương ứng với sự tăng của tổng tài sản, tổng nguồn vốn của công ty
trong năm cũng tăng. Trong tổng nguồn vốn thì vốn chủ sở hữu chiếm tỷ
trọng lớn, năm 2010 là 98,68%, giảm nhẹ 2,77% nguyên nhân là do trong
năm 2011 doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn để đầu tư sửa chữa một số máy
móc. Tuy nhiên, năm 2012 cũng đã tăng 502 trđ ứng với tỷ lệ tăng là 11,23%.
Do đó, ta có thể thấy cơ cấu vốn nghiêng về vốn chủ sở hữu, chứng tỏ tình
hình tài chính của công ty thực sự vững chắc. Với cơ cấu vốn như trên thì
mức độ an toàn tài chính cao, mức độ rủi ro thấp.
Đối với nợ phải trả, năm 2011 tăng 1.519,5 trđ so với năm 2010, tỷ lệ
tăng là 2.471,15%. Năm 2012 tăng 60,97% so với năm 2011. Như vậy, có thể

thấy sự phụ thuộc của công ty vào vốn vay ngày càng tăng, do đó dấu hiệu rủi
ro bắt đầu xuất hiện. Vì vậy, trong thời gian tới công ty cần có biện pháp trả
các khoản nợ phải trả để tránh những rủi ro. Với cơ cấu vốn như hiện tại và
nợ phải trả không ngừng tăng lên cho ta thấy tình hình diễn biến nguồn vốn
của công ty đang xấu đi.
SV: Nguyễn Thị Thu Hoà MSV: 09A10540N
19
Luận văn tốt nghiệp Khoa: Tài chính
2.2.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Trước sự biến động của nền kinh tế, công ty cũng đã có những sự thay
đổi trong hoạt động kinh doanh như đa dạng hóa các loại sản phẩm, mở rộng
thị trường Thông qua bảng phân tích số 2.2 của công ty ta có thể khái quát
về tình hình hoạt động của công ty.
Bảng 2.2: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty
ĐVT: triệu đồng
(Nguồn : Báo cáo tài chính của công ty ADH năm 2010-2012)
Qua số liệu ở bảng 2.2 có thể thấy trong cả ba năm 2010, 2011 và 2012
doanh thu và lợi nhuận của công ty tăng không đều. Cụ thể như sau :
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2011 so với 2010
tăng 3.129,12 trđ, tương ứng tốc độ tăng là 350,69%. Nhưng đến năm 2012 lại
giảm so với năm 2011 là 22,74%. Tuy nhiên nếu chỉ nhìn vào sự biến động của
doanh thu thuần bán hàng & CCDV thì chưa thể đánh giá một cách chính xác
SV: Nguyễn Thị Thu Hoà MSV: 09A10540N
Chỉ tiêu
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012

So sánh
2011/2010
So sánh
2012/2011
Số tiền Số tiền Số tiền
Số tiền
(
±
)
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
(
±
)
Tỷ lệ
(%)
1. Doanh thu thuần về bán hàng
& CCDV
892,25 4.021,37 3.106,80 3.129,12 350,69 -914,57 -22,74
2.Giá vốn hàng bán
514,14 1.671,23 1.774,11 1.157,09 225,05 102,88 6,15
3. Lãi gộp (3=1-2)
378,11 2.350,14 1.332,69 1.972,03 521,55 -1017,45 -43,29
4. Doanh thu hoạt động tài chính
1,17 2,30 2,63 1,13 96,58 0,33 14,35
5. Chi phí hoạt động tài chính
0,48 72,17 4,09 71,69 14.935 -68,08 1.664
6. Chi phí bán hàng
0 312,91 44,88 312,91 - -268,03 -85,66

7. Chi phí quản lý doanh nghiệp
335,59 365,37 753,22 29,78 8,87 387,85 106,15
8. Lợi nhuần thuần từ hoạt động
kinh doanh (8= 3+4 – 5-6-7)
43,21 1.601,99 533,13 1.558,78 3.607,5 -1068,86 -66,72
9. Lợi nhuận khác
0,135 0,22 0,18 0,085 62,96 -0,04 -18,18
10. Tổng LNTT (10=8+9)
43,35 1.602,21 533,31 1.558,86 3.595,9 -1.068,9 -66,71
11. Thuế TNDN (11= 10 x 25%)
10,84 400,55 133,33 389,71 3.595,11 -267,17 -66,7
12. Lợi nhuận sau thuế (12= 10-
11)
32,51 1.201,66 399,98 1.169,15 3.596,28 -801,68 -66,71
20
Luận văn tốt nghiệp Khoa: Tài chính
tình hình biến động ấy đã tốt hay chưa, vì mức lợi nhuận mà công ty thu được
cuối cùng là tổng lợi nhuận của tất cả các hoạt động trong đó còn có cả lợi
nhuận từ các hoạt động khác.
Doanh thu hoạt động tài chính năm 2011 là 2,30 trđ, ứng với tỷ lệ tăng
96,58% và tăng 14,35% ở năm 2012. Chi phí hoạt động tài chính tăng mạnh với tỷ
lệ là 14.935%. Nhận thấy tốc độ tăng của chi phí tăng nhanh hơn tốc độ tăng của
doanh thu chứng tỏ việc sử dụng vốn và quay vòng vốn của công ty chưa tốt, điều
này sẽ dẫn đến làm giảm lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh.
Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 29,78 trđ năm 2011 và tăng 387,85 trđ
năm 2012 là do công ty mới mở thêm chi nhánh mới nên việc tăng là tất yếu.
Qua theo dõi kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2010-
2012 ta thấy lợi nhuận có tăng lên nhưng tăng không đều trong các năm dẫn
đến hiệu quả kinh tế mang lại thấp. Như vậy, trong khâu quản lý hoạt động
kinh doanh của công ty còn bộc lộ nhiều hạn chế, vì thế đòi hỏi công ty phải

xem xét và thay đổi cơ cấu có biện pháp khắc phục để đảm bảo an toàn về tài
chính giúp công ty phát triển vững chắc và tăng lợi nhuận trong tương lai.
2.2.3. Phân tích tình hình lợi nhuận trong mối quan hệ với doanh thu, chi
phí và vốn
Khi xem xét kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ người ta thường xem
xét lợi nhuận trong mối quan hệ với ba chỉ tiêu quan trọng là vốn kinh doanh,
chi phí kinh doanh và doanh thu.
Trước khi xem xét các chỉ tiêu trên, dưới đây là bảng phân tích một số
chỉ tiêu sau :
- Doanh thu của doanh nghiệp trong ba năm 2010-2012 :
SV: Nguyễn Thị Thu Hoà MSV: 09A10540N
21
Luận văn tốt nghiệp Khoa: Tài chính
Bảng 3.2 : Tình hình doanh thu hoạt động kinh doanh của công ty
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
1. DT bán hàng & CCDV 892,25 4.021,37 3.106,80 3.129,12 350,69 -914,57 -22,74
2. DT thuần về bán hàng &
CCDV
892,25 4.021,37 3.106,80 3.129,12 350,69 -914,57 -22,74
3. LN gộp về bán hàng &
CCDV
378,11 2.350,14 1.332,69 1.972,03 521,55 -1.017,45 -43,29
4. Tổng LNTT 43,35 1.602,21 533,31 1.558,86 3.595,9 -1068,9 -66,71

(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty ADH năm 2010-2012)
Doanh thu thuần bán hàng của công ty có xu hướng biến động không
đều qua các năm. Năm 2011, DT thuần đạt 4.021,37 trđ, tăng 3.129,12 trđ so
với năm 2010, với tỷ lệ tăng 350,69%. Có sự tăng lớn cả về số tiền lẫn tốc độ
tăng là do đầu quý II năm 2011, Văn phòng đại diện TP HCM bắt đầu đi vào
hoạt động. Nhận thấy lợi nhuận gộp tăng 521,55% ; tăng nhanh hơn tốc độ
tăng của DT. Đây là một thành tích đáng khích lệ của công ty, thể hiện nỗ lực
của công ty trong việc tìm biện pháp tăng doanh thu tìm kiếm lợi nhuận.
Năm 2012, doanh thu thuần giảm 914,57 trđ với tỷ lệ giảm 22,74% ;
dẫn đến lợi nhuận gộp giảm mạnh 1.017,45 trđ ứng với giảm 43,29%. Như
vậy, kết quả hoạt động kinh doanh là không tốt, lợi nhuận thu được không
cao. Có nhiều nguyên nhân làm cho hiệu quả kinh doanh không tốt như vậy là
do chất lượng hàng hóa, dịch vụ của DN đã có những biểu hiện giảm sút cho
nên công ty cần có các biện pháp thiết thực khắc phục tình trạng này.
- Tình hình thực hiện chi phí kinh doanh của công ty năm 2010-2012:
SV: Nguyễn Thị Thu Hoà MSV: 09A10540N
22
Luận văn tốt nghiệp Khoa: Tài chính
Đối với bất cứ doanh nghiệp nào, để tăng lợi nhuận thì biện pháp hữu hiệu
không thể thiếu là thực hiện giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Chi phí sản
xuất kinh doanh có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận thu được của doanh
nghiệp, trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, chi phí này tăng lên sẽ
làm lợi nhuận giảm và ngược lại. Do vậy quản lý chi phí và hạ giá thành luôn là
vấn đề thu hút sự quan tâm của tất cả các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất
KD. Giảm được chi phí hạ giá thành sản phẩm đồng nghĩa với giảm chi phí cá
biệt của DN và tăng lợi nhuận. Sau đây ta sẽ đi phân tích tình hình thực hiện
CP của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ADH qua bảng số liệu sau:
Bảng 4.2: Bảng phân tích chi tiết chi phí kinh doanh
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
1. Chi phí tài chính 0,48 72,17 4,09 71,69 14.935 -68,08 1.664
2. Chi phí bán hàng - 312,91 44,88 312,91 - -268,03 -85,66
3. Chi phí quản lý DN 335,59 365,37 753,22 29,78 8,87 387,85 106,15
4. Giá vốn hàng bán 514,14 1.671,23 1.774,11 1.157,09 225,05 102,88 6,15
5. Tổng chi phí 850,21 2.421,68 2.576,30 1.571,47 184,83 154,62 6,38
6. Tổng doanh thu 892,25 4.021,37 3.106,80 3.129,12 350,69 -914,57 -22,74
(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty ADH năm 2010-2012)
Từ bảng 4.2, ta có CPBH tăng so với năm 2010, nhưng lại giảm mạnh
268,03 trđ tương ứng với tỷ giảm là 85,66% so với năm 2012. Hưởng ứng
theo chủ trương tiết kiệm, phòng kinh doanh bên cạnh những khoản chi phí
phải thực hiện để giúp cho công tác bán hàng tốt hơn thì cũng đã rất cố gắng,
nhanh nhạy trong việc điều chỉnh giá bán cũng như khéo léo trong giao tiếp,
nắm bắt cơ hội để lượng hàng tiêu thụ lớn, doanh số cao mà chi phí bỏ ra là ít
nhất. Chính nhờ sự nỗ lực ấy của đội ngũ nhân viên phòng kinh doanh mà chi
phí bán hàng đã được tiết kiệm hơn.
SV: Nguyễn Thị Thu Hoà MSV: 09A10540N
23
Luận văn tốt nghiệp Khoa: Tài chính
CPQLDN tăng mạnh với tỷ lệ là 106,15% vào năm 2012 là do công ty
mới mở thêm chi nhánh mới nên việc tăng là tất yếu. Tuy nhiên thì công ty
cũng cần thắt chặt chi tiêu chung như giảm bớt những cuộc họp, tiệc tùng
không cần thiết, để giảm tuyệt đối các khoản chi phí.
GVHB hay chính là giá thành sản xuất sản phẩm tiêu thụ trong kỳ của

công ty là một bộ phận chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí mà công ty
bỏ ra trong kỳ kinh doanh hay giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ trong
kỳ. Nhận thấy GVHB của công ty năm 2010 là 514,14 trđ. Đến năm 2011,
GVHB là 1.671,23 trđ, tăng 1.157,09 trđ so với năm 2010, với tốc độ tăng
225,05%. Doanh thu cũng tăng 3.129,12 trđ với tốc độ tăng nhanh hơn so với
GVHB 350,69%. Chính vì vậy, sự biến động khá tương đồng của GVHB và
doanh thu cho thấy GVHB tăng là do công tác tiêu thụ được thực hiện tốt. Có
thể đánh giá rằng, việc quản lý giá vốn của công ty trong năm qua là tương
đối hiệu quả.
Từ những phân tích ở trên và thực tế giá vốn bao gồm nhiều khoản mục
chi phí khác nhau : CPNVLTT, CPNCTT và CPSXC, nên để đánh giá việc sử
dụng chi phí sản xuất của công ty như thế nào, đạt được những thành tích
cũng như còn những khiếm khuyết gì, ta sẽ đi phân tích từng loại khoản mục
chi phí tạo nên giá vốn hàng bán.
Bảng 5.2: Bảng phân tích các khoản mục CP trong GVHB
ĐVT: triệu đồng
SV: Nguyễn Thị Thu Hoà MSV: 09A10540N
24
Luận văn tốt nghiệp Khoa: Tài chính
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011
Số tiền (
±
)
Tỷ lệ (%)
Số tiền(
±
)
Tỷ lệ (%)
- CPNVLTT 34,43 114,12 86,21 79,69 231,45 -27,91 -24,45
- CPNCTT 414,99 1.026,45 1.054,88 611,46 147,34 28,43 2,77

- CPSXC 64,72 530,66 633,02 465,94 719,93 102,36 19,29
Tổng giá vốn
514,14 1.671,23 1.774,11 1.157,09 225,05 102,88 6,15
(Nguồn : Báo cáo tài chính của công ty ADH năm 2010-2012)
 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Qua bảng phân tích ta thấy : CPNVLTT là bộ phận chi phí chủ yếu cấu
thành nên giá trị sản phẩm. Khoản mục chi phí này trong giá thành sản xuất
đơn vị tăng 231,45% từ năm 2010 sang năm 2011, tuy nhiên đã giảm 27,91
trđ ứng với 24,45% vào năm 2012. Do công ty đã biết tận dụng lợi thế của
khoa học công nghệ để tiết kiệm định mức tiêu hao nguyên vật liệu cũng như
giảm bớt chi phí nhiên liệu, là yếu tố tác động làm giảm chi phí sản xuất, hạ
giá thành sản phẩm.
 Chi phí nhân công trực tiếp
Là DN hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ nên chi phí phải trả cho
nhân công lao động là khá cao. Nhận thấy CPNCTT tăng dần qua các năm,
năm 2011 tăng 147,34% và tăng 2,77% vào năm 2012. Năm 2011, công ty đã
đầu tư máy móc thiết bị phù hợp cho việc áp dụng công nghệ hiện đại, đòi hỏi
số lượng nhân công điều khiển, quản lý các máy móc tăng là điều tất yếu. Tuy
nhiên, công ty cũng cần điều động những công nhân lành nghề và có kinh
nghiệm để quản lý tốt hơn.
 Chi phí sản xuất chung
SV: Nguyễn Thị Thu Hoà MSV: 09A10540N
25

×