Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

cau tao kien truc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.08 MB, 103 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HỒ CHÍ MINH

KHOA KIẾN TRÚC
BỘ MÔN CÔNG NGHIỆP & KỸ THUẬT KIẾN TRÚC



CẤU TẠO KIẾN TRÚC CĂN BẢN

TẬP MỘT
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ GIẢN LƯC






KTS. VÕ ĐÌNH DIỆP
KTS. GIANG NGỌC HUẤN





11 - 2004


2

LỜI TỰA :


Trong qúa trình thiết lập hồ sơ thiết kế công trình kiến trúc, sau khi đã
nghiên cứu nắm vững các dữ kiện đòa chất , thủy văn cùng yêu cầu
thiết kế. Hình thành đồng thời với ý đồ thiết kế kiến trúc, các giải pháp
về kỹ thuật trong đó có giải pháp cấu tạo kiến trúc.
Kinh qua từng bước gạn lọc và so sánh giữa cách giải bài toán kỹ thuật
từ giai đoạn sơ phác đến sơ bộ, các giải pháp về kiến trúc và kỹ thuật
sẽ được chọn để hình thành một ý đồ thiết kế rõ nét, đáp ứng nhu cầu
thiết kế hợp lý được đem áp dụng cho công trình.
Trong giai đoạn thiết lập hồ sơ kỹ thuật, trước khi triển khai chi tiết,
một lần nữa người thiết kế làm một việc có tính tổng hợp giữa các môn
kỹ thuật mà chủ yếu là bộ môn cấu tạo kiến trúc, để kiểm tra và hoàn
chỉnh đồng bộ ý đồ thiết kế đã chọn từ các giai đoạn trước.
Từ nhận thức về vai trò và nhu cầu về nội dung của bộ môn cấu tạo
kiến trúc trong qúa trình thiết lập hồ sơ thiết kế công trình kiến trúc .
Thiết kế cấu tạo kiến trúc được biên soạn với nội dung :
Phần một : Tinh giản và tóm lược nguyên lý thiết kế cấu tạo các bộ
phận của công trình kiến trúc, từ nền móng đến mái nhà nhằm mục
đích gợi ý ban đầu giúp người thiết kế đưa ra những giải pháp sơ bộ có
tính nguyên tắc và cơ bản , đáp ứng được yêu cầu chung nhất của thiết
kế.
Phần hai : Tuyển tập các hình vẽ minh họa cấu tạo kiến trúc, nguyên
lý và chi tiết cấu tạo điển hình cho từng phần của đề cương gồm các
chương :
Chương 1: Khái niệm chung.

3
Chương 2: Nền – móng .
Chương 3: Tường nhà.
Chương 4: Cửa đi – cửa sổ
Chương 5: Sàn nhà.

Chương 6: Cầu thang.
Chương 7: Mái nhà.
Hoài bảo của nhóm biên soạn là tiếp tay cho người thiết kế có một tư
liệu cơ bản để tiện tham khảo trong các bước thiết kế. Chắc chắn trong
nội dung biên soạn, với tài liệu tham khảo hạn chế nên không thể
tránh khỏi những sai sót, chúng tôi mong rằng về lâu dài, với sự góp ý
của các đồng nghiệp thường quan tâm, tài liệu sẽ được cập nhật bổ
sung và hoàn chỉnh để từng bước trở thành “Cẩm nang thiết kế Cấu tạo
Kiến Trúc ”.
Nhóm biên soạn .

KTS. VÕ ĐÌNH DIỆP
KTS. GIANG NGỌC HUẤN












4

Cấu tạo Kiến Trúc cơ bản.

Dẫn nhập : Cấu tạo Kiến Trúc học.


Cơ sở của nghệ thuật tạo hình, kỹ thuật, mỹ thuật và không gian kiến
trúc.
Môn học cùng với kết cấu công trình nghiên cứu về kỹ thuật xây dựng
từ cơ sở tư duy nghệ thuật và bằng vào các chủng loại vật liệu xây
dựng với chất liệu khác nhau: gỗ, đất, đá, kim loại, bê tông, bê tông
cốt thép, chất dẽo, thủy tinh … cho phép tạo dựng thành vật thể hiện
thực với các bộ phận thành phần để trở thành sản phẩm, tác phẩm kiến
trúc hoàn hảo về thích dụng và mỹ quan, thích nghi với thời tiết, khí
hậu đòa phương, thích ứng và phù hợp tại vò trí đòa điểm đất xây dựng.
Đồng thời bảo đảm bền vững, ổn đònh và duy trì được chất để tồn tại,
không bò biến dạng, phá hủy do tác động của tự nhiên và con người
trong suốt qúa trình sử dụng theo thời gian của tuổi thọ công trình.











5


CHƯƠNG I : KHÁI NIỆM CHUNG.

A. KHÁI NIỆM CHUNG :

I. Mục đích yêu cầu :
1. Yêu cầu thiết kế :
Nghiên cứu để thực hiện các bộ phận của công trình kiến trúc bằng vật
liệu thích hợp nhằm mục đích:
1.1 Bảo đảm sự làm việc bình thường của công trình trong qúa
trình sử dụng.
a. Chống chòu ảnh hưởng và tác hại của tự nhiên và con người.
b. Thỏa mãn yêu cầu sử dụng khác nhau của con người.
1.2 Bảo đảm cường độ của từng bộ phận và toàn bộ công trình,
yêu cầu phù hợp nguyên lý chòu lực, kết cấu bền vững.
1.3 Bảo đảm thời gian xây dựng công trình ngắn nhất, với giá
thành hợp lý, yêu cầu sử dụng vật liệu xây dựng thích hợp, cấu
tạo đơn giản, thi công thuận lợi.
2. Phương châm :
Thiết kế cấu tạo và thiết kế kiến trúc có tương quan hữu cơ, cần vận
dụng đồng bộ nhằm đảm bảo cân đối giữa hai vế của phương châm
ngành xây dựng là :
Bền vững – Kinh tế và Thích dụng – Mỹ quan, cho toàn bộ công trình.
II. Các yếu tố ảnh hưởng đến giải pháp cấu tạo kiến trúc :
1. Ảnh hưởng của tự nhiên :
1.1 Khí hậu thời tiết : Yêu cầu cấu tạo cách nhiệt, giữ nhiệt, tán
xạ nhiệt, thông thoáng, che chắn, chống thấm, chống ẩm, thoát

6
nước nhanh, chống dột, chống mục …
1.2 Nước ngầm : Yêu cầu cấu tạo chống xâm thực, chống thấm,
chống ẩm, chống trượt.
1.3 Côn trùng : Yêu cầu cấu tạo phòng chống mối, mọt …
1.4 Động đất : Yêu cầu cấu tạo chống chấn động, chống lún.
2. Ảnh hưởng của con người :

2.1 Trọng lượng : Do bản thân con người sử dụng và các vật
dụng,
yêu cầu cấu tạo chòu lực.
2.2 Chấn động : Hình thành dần dần trong qúa trình sử dụng.
2.3 Yêu cầu cấu tạo cách ẩm, cách ly chấn động.
2.4 Hỏa hoạn : Yêu cầu cấu tạo ngăn ngừa phát cháy, phòng
cháy, chữa cháy, thoát hiểm.
2.5 Tiếng ồn : Yêu cầu cấu tạo cách âm, cách ly chấn động,
chống ồn.
III. Các bộ phận chính của công trình :
Bao gồm các kết cấu chòu lực, kết cấu bao che, bộ phận giao thông và
các bộ phận hoàn thiện. Các cấu kiện và bộ phận này được đặt theo
phương thẳng đứng, nằm ngang, nằm nghiêng.
1. Móng : Là kết cấu chòu lực, yêu cầu ổn đònh, bền vững, chống xâm
thực, chống thấm, chống rung, chống trượt và cách ly chấn động.
2. Cột, Tường : Là kết cấu chòu lực, bao che, ngăn cách, yêu cầu
cường độ và độ ổn đònh cao, mỹ quan, chống chòu các tác hại của tự
nhiên và con người.
3. Dầm, Sàn, Nền : Là kết cấu chòu lực, yêu cầu cường độ và độ ổn
đònh cao, mỹ quan, cách âm, chống thấm, chống ẩm, chòu mài mòn,
phòng chống cháy.

7
4. Mái : Là kết cấu chòu lực, bao che, yêu cầu cường độ và độ ổn đònh
cao, chống dột, chống thấm, thoát nước nhanh, cách nhiệt, giữ
nhiệt, cách ẩm.
5. Cửa đi, Cửa sổ : Là bộ phận bao che, ngăn cách, yêu cầu thông
thoát, ngăn cách, sử dụng thuận tiện, bền vững, cách âm, cách nhiệt,
thông thoáng, chống cháy, thẩm mỹ.
6. Cầu thang : Là bộ phận chòu lực và giao thông theo phương thẳng

đứng, yêu cầu bền vững, phòng chống cháy, đi lại thoải mái, an toàn,
chống rung, mỹ quan.
7. Các bộ phận hoàn thiện :
7.1 Ban công – Lôggia : Yêu cầu chống thấm, thẩm mỹ, an toàn.
7.2 Ô văng – Mái hắc : Yêu cầu ổn đònh, bền vững, che chắn
theo
phương hướng và phương vò công trình.
7.3 Máng nước – Máng xối : Yêu cầu ổn đònh, bền vững, chống
thấm, chống dột, thu, thoát nước nhanh.
7.4 Lan can, tay vòn : yêu cầu ổn đònh, chống run, an toàn, thẩm
mỹ.
7.4 Hệ thống kỷ thuật : cấp điện, cấp thoát nước, điều hoà thông
thoáng khí, Yêu cầu thuận lợi sử dụng và dễ bảo trì, sửa chữa.

B. KHÁI NIỆM VỀ KẾT CẤU CHỊU LỰC :
I. Yêu cầu chung :
1. Yêu cầu về kết cấu chòu lực :
1.1 Hợp lý về phương diện chòu lực : Chọn vật liệu và hình thức
kết cấu.
1.2 Dễ dàng thi công : Phù hợp với trình độ, điều kiện và phương
tiện thi công.
PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN LỰC TRONG HỆ KẾT CẤU

8
1.3 Đảm bảo chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.
2. Yêu cầu về phương diện kiến trúc :
2.1 Yêu cầu sử dụng không gian.
2.2 Yêu cầu bố cục mặt bằng, công năng.
2.3 Nghệ thuật sử lý mặt đứng, tạo hình, hợp khối.
3. Yêu cầu về phương diện cấu tạo :

3.1 Đảm bảo được các khả năng theo yêu cầu cho các bộ phận
của công trình.
a. Khả năng giữ nhiệt, cách nhiệt, chống cháy.
b. Khả năng cách ẩm, cách ly chấn động, chống lún, nứt.
c. Khả năng chống thấm, chống dột, chống ẩm, chống ăn mòn,
chống mục, chống mối mọt xâm thực.
3.2 Kiểu cách cấu tạo đơn giản với vật liệu xây dựng thích hợp.
3.3 Bộ phận và cấu kiện sử dụng đa năng, đa dạng, tạo hình, hợp
khối phong phú.
3.4 Trọng lượng cấu kiện phù hợp với điều kiện thi công và chòu
tải của nền móng.
II. Phân loại kết cấu chòu lực :
1. Kết cấu tường chòu lực :
1.1 Tường ngang chòu lực : áp dụng cho công trình nhỏ, thấp
tầng,
với bước gian < 4m.
a. Ưu điểm : Kết cấu đơn giản, độ cứng ngang nhà lớn, cách
âm tốt, cửa mở ra bên ngoài rộng do đó thông thoáng chiếu
sáng tốt, cấu tạo loggia thuận tiện.
b. Nhược điểm : Tốn vật liệu, choán diện tích xây dựng,
không
gian có kích thước hạn chế do đó bố trí kém linh hoạt, móng

9
chòu tải lớn.
1.2 Tường dọc chòu lực : áp dụng cho công trình có hành lang
giữa, bố trí tường ngang để tăng tính ổn đònh, đảm bảo độ cứng
ngang cho công trình.
a. Ưu điểm : Tiết kiệm vật liệu và diện tích, bố trí mặt bằng
dễ

linh hoạt.
b. Nhược điểm : Cách âm kém, cửa mở ra không gian bên
ngoài hạn chế do đó thông thoáng chiếu sáng hạn chế.
1.3 Tường ngang và dọc chòu lực : áp dụng cho công trình hành
lang bên, sàn chòu lực theo hai phương.
2. Kết cấu khung chòu lực :
2.1 Khung không hoàn toàn ( khung khuyết ): p dụng cho nhà
gian tương đối rộng hoặc các gian có khoảng rộng khác nhau.
a. Ưu điểm : Sử dụng tường ngoài chòu lực, mặt bằng công
trình linh hoạt.
b. Nhược điểm : Sử dụng nhiều vật liệu BTCT, liên kết phức
tạp giữa tường và dầm của hệ khung, trên nền đất yếu tường
và cột lún không đều tạo nên sự mất ổn đònh.
2.2 Khung hoàn toàn ( khung trọn ): Kết cấu chòu lực của công
trình là hệ khung bao gồm cột và dầm, vật liệu làm khung : gỗ,
thép, BTCT. p dụng cho công trình nhiều tầng, có yêu cầu ổn
đònh cao, bố trí không gian linh hoạt.
2.3 Khái quát về việc bố trí lưới cột và dầm của hệ khung : Chọn
bố trí lưới cột và dầm của hệ khung phụ thuộc vào các yếu tố :
a. công năng của công trình : yêu cầu sử dụng của công trình,
độ lớn của các không gian bên trong công trình, vò trí và sự
liên thông giữa các không gian trong công trình.
KẾT CẤU TƯỜNG CHỊU LỰC
KẾT CẤU KHUNG CHỊU LỰC

10
b. vật liệu sử dụng để tạo nên hệ khung chòu lực.
c. yêu cầu thẩm mỹ của không gian kiến trúc.
3. Kết cấu chòu lực hiện đại :
Là hình thức kết cấu chòu lực đáp ứng được yêu cầu sử dụng

không gian lớn của công trình kiến trúc như nhà thi đấu TDTT,
sân vận động, nhà triển lãm…
3.1 Sườn lưới không gian : Được phỏng theo cấu trúc xương động
vật mà nguyên tắc cấu tạo là những thanh kim loại chế tạo sẵn
ghép lại và liên kết, trong không gian theo ba chiều thông qua
các mắt hội tụ theo kiểu boulon.
3.2 Vòm cầu ( vòm trắc đòa ): Nguyên tắc cấu tạo là liên kết
những thanh kim loại được tạo hình cùng cỡ để lắp ráp thành kết
cấu vòm cầu trong không gian theo ba chiều thông qua các mắt
hội tụ.
3.3 Vỏ mỏng : Vật liệu BTCT phỏng theo cấu trúc vỏ trứng, vỏ
sò, sọ động vật, phí tổn vật liệu giảm 25%-30% so với kết cấu
phẳng. Vỏ mỏng có các hình thức: vỏ trụ, vỏ xếp, vỏ bát úp ( vỏ
coupole ), vỏ thoải.
3.3 Kết cấu dây căng : Kết cấu chòu lực là hệ thống dây căng
bằng thép chòu kéo và gối tựa chòu nén làm bằng BTCT bao
có thể sử dụng vật liệu BTCT, BT nhẹ, Ciment lưới thép, thép
tấm, nhôm hoặc vật liệu tổng hợp. Kết cấu mái có tải trọng bản
thân nhẹ 25-30 kg/m².

C. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ THIẾT KẾ :
I. Trình tự :
1. Thu thập dữ liệu thiết kế : Điều tra, thám sát, tham quan thực đòa,
đòa chất thủy văn - đòa hình và các văn kiện liên quan.

11
2. Nhiệm vụ thiết kế : Luận chứng kinh tế kỷ thuật , dự án khả thi.
3. Giai đoạn sơ phác : Nghiên cứu phác hoạ ý đồthiết kế.
1.1 Phân khu công năng, tổ chức dây chuyền.
1.2 Tạo hình, hợp khối kiến trúc.

1.3 Sơ đồ kết cấu và cấu tạo kiến trúc công trình.
4. Giai đoạn thiết kế sơ bộ : Hoàn thiện ý đồ thiết kế kiến trúc và hoàn
chỉnh ý đồ thiết kế cấu tạo.
5. Giai đoạn thiết kế kỷ thuật : Kết cấu công trình, chi tiết cấu tạo kiến
trúc, trang thiết bò điện động lực, chiếu sáng, trang thiết bò cấp thoát
nước, tổ chức thông thoáng, sưởi, bố trí trang thiết bò tiện nghi và
chuyên dùng đặc dụng.
II. Phân cấp công trình : xem TCXD-VN.
III. Quy cách thể hiện bản vẽ cấu tạo kiến trúc :
1. Quy cách trình bày bản vẽ, ghi chú kích thước, cao độ, đònh vò tim
trục cột, tường. Mô tả cấu tạo, thuyết minh kỹ thuật.
2. Hệ thống Modul thống nhất ( TCVN-VN ).
3. Quy cách lập mặt bằng cắm mốc, đóng cọc, đònh vò trí, cao độ công
trình trên đất xây dựng.










CAC HÌNH THỨC KẾT CẤU CHỊU LỰC HIỆN ĐẠI

12









CHƯƠNG II : CẤU TẠO NỀN MÓNG CÔNG TRÌNH.

A. KHÁI NIỆM CHUNG :
Gía thành xây dựng nền móng thường chiếm khoảng 20-30% gía thành
xây dựng toàn bộ công trình trong một số trường hợp chỉ số này còn có
thể là 50%.
I. Mô tả :
1. Nền móng : Đất nền là lớp đất nằm dưới móng, chòu toàn bộ tải
trọng của công trình.
2. Móng : Là toàn bộ cấu tạo ở phần thấp nhất của công trình nằm
ngầm dưới mặt đất, thông qua móng toàn bộ tải trọng của công trình
được truyền đều xuống nền đất chòu tải.
3. Các bộ phận của móng : Tường móng, gờø móng, gối móng, đáy
móng, lớp đệm, chiều sâu chôn móng H.
3.1 Tường móng : Tác dụng truyền lực từ trên xuống móng,
chống
lực đạp của nền nhà, tường dầy hơn tường bao che bên trên.
3.2 Gờ móng : Tạo điều kiện thi công phần xây dựng bên trên
chính xác theo vò trí thiết kế.

13
3.3 Gối móng : Phần chòu lực chính có tiết diện chữ nhật, hình
tháp hay dật bậc. Vì cường độ của nền đất thường nhỏ hơn nhiều
so với tải trọng công trình, nên đáy móng phải mở rộng hơn so
với

phần công trình tiếp xúc với móng.
3.4 Lớp đệm : Tác dụng làm phẳng mặt phẳng hố móng để áp
suất dưới đáy móng phân bố đều xuống nền đất chòu tải. Vật liệu
được dùng là bê tông đá 40 x 60, hoặc cát dày 15cm.
3.5 Độ sâu chôn móng H : Tính từ mặt đất tự nhiên đến đáy
móng.
II. Yêu cầu thiết kế :
1. Nền móng :
1.1 Sự ổn đònh và cường độ của móng, kết cấu chòu lực của toàn
bộ công trình và nền, cần phải giải quyết đồng bộ như một thể
thống nhất.
1.2 Thăm dò cấu trúc đòa chất để có đủ dữ kiện về sự phân lớp,
chiều dày của từng lớp, đặc điểm của từng lớp.
1.3 Nghiên cứu điều kiện thủy văn, chủ yếu về : mức dao động
theo mùa của nước ngầm, các thành phần của hoá chất có trong
nước ngầm.
1.4 Sức chòu nén căn bản : ( Trọng lượng của công trình + gia
trọng ) x hệ số an toàn ( kg ) / Diện tích của toàn bộ đáy móng
( cm² ) ≤sức chòu tải thực của nền đất ( kg/cm² ).
2. Móng :
2.1 Đảm bảo đủ cường độ và ổn đònh để chòu tải ( bằng sức chòu
nén căn bản ) đáy móng phải thẳng góc với hướng truyền tải từ
trên xuống.
2.2 Chiều sâu chôn móng và loại móng do đòa chất nơi xây dựng
CẤU TẠO ĐỊA CHẤT
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH

14
mà quyết đònh để chọn giải pháp hợp lý với chiều sâu chôn móng
nhỏ nhất đồng thời đảm bảo các yêu cầu về cường độ, ổn đònh

cho
công trình, thông thường H > 60 cm,
2.3 Vò trí đáy móng đối với mực nước ngầm, hình dáng và vật
liệu
thực hiện móng tùy thuộc tính chất đất nền.
2.4 Gỉai pháp kết cấu móng đảm bảo chất lượng công trình và
phù
hợp với yêu cầu kinh tế kỹ thuật ( thi công nhanh, bền vững và
giá thành hạ ).


III. Phân loại :
1. Nền móng :
1.1 Đất tự nhiên : loại đất nền có khả năng chòu lực.
1.2 Đất nền nhân tạo : đất tự nhiên không có khả năng chòu lực,
cần xử lý, gia cố để đạt cường độ theo yêu cầu. Các phương pháp
gia cố nền đất yếu :
a. Phương pháp nén chặt đất : đầm nện, hạ mực nước ngầm.
b. Phương pháp thay bằng lớp đất khác : cát, sỏi.
c. Phương pháp keo kết : phụt vữa Cimăng.
d. Phương pháp đóng, ép cọc : cọc chống, cọc ma sát với vật
liệu gỗ, tre, BTCT, cát.
2. Móng :
2.1 Theo vật liệu :
a. Móng cứng : Móng được tạo nên bằng vật liệu chòu nén đơn
thuần như gạch, đá, bê tông. Sử dụng nơi mạch nước ngầm ở

15
sâu.
b. Móng mềm : Móng được tạo nên bằng vật liệu chòu nén và

chòu uốn như BTCT.
2.2 Theo hình thể :
a. Móng chiếc : Chòu tải trọng tập trung, thông thường được bố
trí tại mỗi chân cột, gối móng có hình thức khối lập phương,
tháp cụt, dật cấp. Vật liệu : gạch, đá, bê tông, BTCT.
b. Móng băng : Bố trí chạy dài phía dưới chân tường ( tường
chòu lực ) hoặc tạo thảnh dãy dài liên tục liên kết các chân
cột.
Vật liệu : gạch, đá, bê tông, BTCT.
c. Móng bè : Khi sức chòu tải của nền qúa yếu so với tải trọng
công trình và bề rộng của các đáy móng chiếc hoặc móng
băng
gần nhau, hoặc khi có hiện tượng chồng áp suất. Diện tích đáy
móng bằng diện tích xây dựng. Vật liệu : BTCT.
2.3 Đặc tính chòu tải :
a. Chòu tải trọng tónh : tónh tải, hoạt tải.
b. Chòu tải trọng động : hoạt tải , móng máy.
2.4 Phương cách cấu tạo :
a. Móng toàn khối.
b. Móng lắp ghép.
2.5 Phương pháp thi công :
a. Móng nông : chiều sâu chôn móng H < 5m.
b. Móng sâu : Không cần đào hoặc chỉ đào một phần hố
móng,
dùng giải pháp cấu tạo để chuyển tải trọng công trình xuống
đến nền đất có khả năng chòu tải, áp dụng trong trường hợp tải

16
trọng công trình tương đối lớn mà lớp đất nền chòu tải lại ở
sâu.

c. Móng dưới nước.
2.6 Tình trạng ngậm nước của nền đất chòu tải.
a. Nền đất khô.
b. Nền đất ẩm.
c. Nền đất ngập.
IV. p dụng :
Chọn giải pháp thiết kế móng được căn cứ vào các yếu tố diện tích, tải
trọng của công trình kiến trúc và đặc điểm đòa chất của nền đất chòu
tải.
1. Nền đất chặt có tính nén, lún nhỏ :
1.1 Thiết kế móng chiếc, móng băng khi tải trọng công trình
nhỏvà trung bình.
1.2 Thiết kế móng bè khi tải trọng công trình lớn.
2. Nền đất yếu ( rời ) :
2.1 Thiết kế móng băng khi tải trọng công trình nhỏ( CT ít tầng ).
2.2 Thiết kế móng băng trên cọc cát hoặc lớp đệm cát, sỏi khi tải
trọng công trình trung bình.
2.3 Thiết kế móng bè hoặc móng trên cọc, trên giếng chìm khi
tải
trọng công trình lớn.
3. Dưới nền đất chặt có lớp đất yếu :
3.1 Thiết kế móng băng khi lớp trên có chiều dày lớn.
3.2 Thiết kế móng trên cọc, giếng chìm, đệm cát, sỏi . Khi lớp
trên có chiều dày nhỏ và lớp dưới có chiều dày lớn.
B. CẤU TẠO CÁC LOẠI MÓNG :
I. Cấu tạo móng nông :

17
1.Móng chòu tường :
1.1 Móng băng chòu tường : Sử dụng vật liệu chòu nén tốt như :

gạch, đá, bê tông áp dụng cho công trình nhỏ vừa < 4 tầng và sức
chòu tải của nền đất > 1,5 kg/cm².
a. Móng mương : Tiết diện hình chữ nhật, với chiều sâu chôn
móng H ≥ 60 cm, chiều cao gối móng h ≤ 35 cm .
b. Móng chân vạt : Tiết diện hình thang, với chiều cao gối
móng h > 35 cm, gờ móng 5 – 10 cm, tiết kiệm vật liệu ở phần
ngoài góc chuyền lực α .
c. Móng giật bậc ( móng hầm ) : Tiết diện hình giật bậc, kích
thước giật bậc với chiều ngang từ 15-30 cm, chiều cao từ
40-50 cm tùy theo vật liệu cấu tạo móng.
1.2 Móng chiếc chòu tường : p dụng khi nền đất chòu tải tốt,
khoảng cách giữa hai móng 2,5-4 m . gạch xây cuốn vòm,
1.3 Móng trên nền đất dốc : Cấu tạo đáy móng giật cấp hoặc
móng phân đoạn giật bậc.
2. Móng chòu cột
2.1 Móng chiếc chòu cột : Vật liệu đá, bê tông, BTCT. Đáy móng
vuông tốt hơn chữ nhật vì độ lún của đất nền dưới móng nhỏ hơn.
Dầm móng được đặt nối giữa hai móng để đở tường bên trên, cần
kết hợp việc chống thấm cho tường và chòu lực đạp của nền nhà.
2.2 Móng băng chòu cột : Móng kiểu dầm với sườn trên, vật liệu
BTCT ( móng mềm ).
Khả năng chống chấn động, giảm thiểu tác hại của sự cố lún
không đều của đất nền. Tăng cường khối nách tại vò trí giao nhau
giữa cột và dầm móng, gối móng.
2.3 Móng trên đất nền dốc : α ≤ ∞ triền dốc tự nhiên của loại
đất,

18
với đá : α= 30 độ, với đất α=60 độ.
II. Cấu tạo móng sâu :

1. Móng trên giếng chìm hay trụ chiếc :
1.1 Mô tả : Giếng hay trụ hình tròn, vuông, chữ nhật có khoảng
rộng bên trong ít nhất đủ để một người thao tác d > 90 cm. giếng
được trám đầy bằng BTCT, nối các giếng bằng dầm BTCT, kết
hợp chòu tường bên trên.
1.2 p dụng : Khi tải trọng công trình lớn, lớp đất có khả năng
chòu tải ở sâu.
2. Móng trên cừ, cọc :
Ưu điểm : giảm thiểu khối lượng đào hố móng, tiết kiệm vật liệu, cơ
giới hóa thi công.
Vật liệu : gỗ, thép, cát, BTCT.
2.1 Cọc đóng, cọc ép : được chế tạo trước.
Tiết diện : Vuông, chữ nhật, tròn, bác giác.
Trắc diện : Hình ống, hình tháp.
Bộ phận bảo vệ đầu cọc, mũi cọc, nối cọc và nguyên tắc nâng
dựng, khoảng cách giữa các cọc ≥ 3⎠ của cọc .
Đối với cọc gỗ: đầu cọc phải nằm dưới mực nươc ngầm thấp nhất
trong năm ≥ 10 cm.
III. Cấu tạo các móng đặc biệt :
1. Móng bè : Sử dụng trong trường hợp nền đất yếu, công trình có
nhiều tầng, tải trọng công trình lớn, nhạy lún không đều hoặc do yêu
cầu cấu tạo của công trình, ví dụ như công trình có thiết kế tầng hầm,
bể chứa nước, hồ bơi. Vật liệu sử dụng BTCT.
1.1 Bản phẳng : chiều dày bản e= 1/6 l với khoảng cách cột
l < 9m và tải trọng 1.000 tấn / cột.
1.2 Bản vòm ngược : áp dụng khi có yêu cầu về độ chòu uốn lớn,

19
độ võng của vòm f= 1/7 l – 1/10 l.
1.3 Bản có sườn : chiều dày của bản e= 1/8 l – 1/10 l với khoảng

cách giữa hai cột l > 9m. có hai hình thức bản sườn.
a. Sườn nằm dưới bản, sườn có tiết diện hình thang , tăng khả
năng chống trượt.
b. Sườn nằm trên bản.
1.4 Kiểu bản hộp : Độ cứng lớn, trọng lượng nhẹ, tuy nhiên sử
dụng nhiều sắt thép, thi công phức tạp.
2. Móng chòu tải trọng động : Móng chòu chấn động.
2.1 Chấn động từ bên trong công trình :
a. Dùng khoảng trống cách ly.
b. Dùng vật liệu cách âm cách ly chấn động : cao su, cát.
2.2 Chấn động từ bên ngoài công trình :
a. Bao móng bằng một khoảng trống.
b. Bao móng bằng vật liệu cách âm, cách ly chấn động.
3. Móng tại vò trí khe biến dạng :
3.1 Tại khe lún :
Trường hợp cấu tạo khe lún tại móng.
a. Công trình có sai biệt về chiều cao >10 m và chiều dài.
b. Gỉai pháp móng khác nhau và nền đất chòu tải không đồng
đều.
c. Giữa công trình cũ và công trình mới.
Phân móng thành hai phần riêng biệt với khoảng rộng 2-3cm.
3.2 Tại khe co dãn : Nhằm ngăn chặn hiện tượng nứt xảy ra làm
hư hỏng các bộ phận bên trên của công trình bởi hiện tượng co
dãn do tác động của nhiệt độ BXMT. Tùy theo từng vùng mà
chiều dài công trình L được giới hạn 20m < L< 60m . Móng tại vò
trí khe co dãn làm liền nhau, cột, tường, sàn tách biệt với khoảng

20
rộng 2-3cm.
4. Móng dưới nước : Gỉai pháp móng cho công trình trên nước là thực

hiện móng sâu, tuy nhiên khi có yêu cầu cấu tạo và thực hiện
móngtrực tiếp lên đất nền chòu tải cao ở dưới đáy nước thì có thể thi
công theo 3 phương pháp :
4.1 Đập tạm : Bao quanh vò trí xây móng bằng đất sét + cọc gỗ,
thép, BTCT.
4.2 Xây chìm : p dụng trường hợp nước đứng yên và không qúa
sâu.
4.3 Giếng chìm hơi ép : Khi tình hình đòa chất thủy văn phức tạp,
giải pháp móng chìm xử lý thành giếng chìm hơi ép gồm ba bộ
phận : Buồng giếng, thân giếng và buồng hơi ép.
Nhược điểm : nguy hiểm cho công nhân khi thao tác và giá thành
cao.
IV. Biện pháp bảo vệ móng :
1. Mục đích : Chống hiện tượng xâm thực, bảo vệ móng khô ráo, ổn
đònh cho kết cấu bên trên.
2. Bảo vệ khối móng :
2.1 Dùng loại xi măng chống xâm thực.
2.2 Dùng biện pháp cách nước cho móng.
2.3 Tháo khô vùng xây dựng bằng hệ thống ống thoát.
3. Cách ẩm tường móng :
3.1 Vật liệu cách ẩm :
a. Vữa xi măng cát, bê tông đá nhỏ ( vữa chống thấm, bê tông
chống thấm ).
b. Phụ gia chống thấm .
c. Vải chống thấm .
3.2 Vò trí cách ẩm :

21
a. Trường hợp nền rỗng .
b. Trường hợp nền đặc : một lớp ở đỉnh móng, môt lớp ở dưới

lớp kết cấu chòu nền .
4. Chống thấm tầng hầm :
4.1 Đặc điểm kết cấu tầng hầm .
4.2 Nguyên tắc thiết kế chống thấm .
a. Yêu cầu xử lý vật liệu kết cấu tầng hầm phải chặc sít, đảm
bảo công trình lún đều, thi công đúng thiết kế kỷ thuật.
b. Sử dụng vật liệu chống thấm, bố trí hợp lý vò trí các lớp cấu
tạo chống thấm tùy theo đặc điểm công trình.
4.3 Gỉai pháp cấu tạo :
a.Thoát nước, hạ mực nước ngầm trong khu vực và dưới mặt
bằng tầng hầm.
b. Bố trí lớp chống thấm ở mặt ngoài sàn và tường tầng hầm,
áp dụng cho công trình có diện tích khuôn viên xung quanh
thuận lợi cho việc thi công.
c. Kết cấu tầng hầm ( sàn, tường ) có khả năng chống thấm,
bằng giải pháp pha trộn phụ gia chống thấm vào vật liệu xây
dựng, áp dụng cho tầng hầm có diện tích nhỏ.
d. Lớp chống thấm bố trí ở mặt trong của kết cấu tầng hầm,
áp
dụng trong trường hợp xử lý công trình cũ.
e. Gỉai pháp hổn hợp : Có thể xử lý chống thấm cho tầng hầm
bằng việc kết hợp các giải pháp trên tùy thuộc vào đặc điểm
chiều cao mạch nước ngầm trong khu vực, đặc điểm của công
trình, cũng như điều kiện thi công.
V. Thiết kế mặt bằng móng, dầm móng :
VI. Đề cương ôn tập :

22





















CHƯƠNG III : CẤU TẠO TƯỜNG CÔNG TRÌNH.

A. KHÁI NIỆM CHUNG :
I. Mô tả tổng quát :
1. Chức năng :
1.1 Kết cấu bao che, ngăn chia.
1.2 Kết cấu chòu lực.

23
2. Bộ phận chủ yếu :
2.1 Bệ tường ( tường móng ).
2.2 Thân tường.

2.3 Đỉnh tường .
II. Phân biệt :
1. Theo hình thức :
1.1 Tường thẳng.
1.2 Mặt nghiêng.
2. Theo công năng :
2.1 Chòu lực : thẳng đứng, ngang.
2.2 Trám lấp.
2.3 Chắn đất.
2.4 Dẫn khói, thông hơi, đặt đường ống kỷ thuật.
2.5 Chống thấm.
2.6 Góư nhiệt, cách nhiệt.
2.7 Chặn lửa.
2.8 Cách âm, cách chấn động.
2.9 Thấu quang.
2.10 Chống phóng xạ.
3. Theo vò trí :
3.1 Tường ngoài : bao che, chòu lực.
3.2 Tường trong : ngăn chia, chòu lực.
3.3 Tường đầu hồi : bao che, chòu lực.
3.4 Tường tầng hầm : chòu lực, chống thấm.
4. Theo vật liệu xây dựng :
4.1 Tường đất.
4.2 Tường đá.
4.3 Tường gạch.

24
4.4 Tường bê tông, bê tông cốt thép.
4.5 Hỗn hợp.
4.6 Tường sáo.

5. Theo phương pháp thi công :
5.1 Tường xây.
5.2 Tường đúc toàn khối.
5.3 Tường lắp ghép.
6. Theo bề dày :
6.1 Vách < 150 mm : bao che, ngăn chia.
6.2 Tường > 150 mm : Chòu lực.
III. Yêu cầu thiết kế :
Tường chiếm 40-60% trọng lượng xây dựng toàn công trìng, chiếm 20-
40% giá thành xây lắp công trình.
1. Khả năng chòu lực :
1.1 Cường độ chòu lực tương quan với độ dày của tường .
a. Trọng lượng bản thân, trọng lượng của các bộ phận khác
truyền xuống như sàn, mái.
b. Lực đẩy ngang của gió, đất, nước,chấn động từ bên trong và
bên ngoài tác động.
1.2 Độ bền và độ cứng : tương quan với mác vật liệu, sức chòu tải
của nền đấtvà móng tường, chiều cao, dài, bề dày của tường, kỹ
thuật thi công, kiểu cách sắp xếp khối xâyvà mạch vữa đảm bảo
tính toàn khối.
1.3 Khả năng chòu lực được tăng cường bằnglanh tô, giằng tường,
trụ tường và tường ngăn ngang.
2. Khả năng cách nhiệt và giữ nhiệt :

25
Căn cứ vào yêu cầu sử dụng, quy luật thay đổi nhiệt độ, chọn
VLXD,bề dày, phương cách cấu tạo để không bò rạn nứt vì ảnh hưởng
của thời tiết, khí hậu.
3. Khả năng cách âm :
Căn cứ vào yêu cầu sử dụng, chọn giải pháp cấu tạo loại tường cách

âm với vật liệu và bề dày thích hợp, lưu ý kết hợp với khả năng cách
âm của cửa, sàn, nền, trần của công trình.
4. Khả năng chống ẩm, chống thấm :
Biện pháp che chở bảo vệ và chống thấm thích hợp từ móng tường,
thân tường, đỉng tường. Đặt biệt với tường ngoài, tường hầm, tường.
5. Khả năng phòng hỏa :
Tùy theo cấp độ chòu lủa của công trìnhvà yêu cầu sử dụng mà cấu tạo
tường chòu lửavới khoảng cách, vật liệu và bề dày thích hợp.
6. Khả năng đặt đường ống thiết bò :
Đảm bảo đủ độ rộng để đặt đường ống thao tác lắp đặt và bảo trì, sửa
chữa theo yêu cầu, đủ độ cứng để liên kết, đảm bảo mỹ quan.
7. Yêu cầu sử dụng vật liệu :
7.1 Hợp lý, nhẹ, đồng nhất, cường độ cao, vật liệu đòa phương.
7.2 Tiết kiệm, công nghiệp hoá, thi công đơn giản, giảm giá
thành.


B. TƯỜNG XÂY :
I. Tường gạch đất nung :
1. Kích thước cơ bản :
1.1 Bề dày :
a. Yêu cầu chòu lực :
- Tính chất và độ lớn của tải trọng.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×