Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

tai lieu huong dan tao trang VIOLET

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.39 MB, 42 trang )

CÔNG TY CỔ PHẦN TIN HỌC BẠCH KIM


TÀI LIỆU TẬP HUẤN

XÂY DỰNG
VÀ QUẢN TRỊ
THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ
TRÊN NỀN VIOLET.VN








(Lưu hành nội bộ)

1
CHỦ ĐỀ 1. SỬ DỤNG THƯ VIỆN TRỰC TUYẾN VIOLET
Mục tiêu:
- Mỗi học viên sẽ trở thành viên của Thư viện Violet.
- Học viên biết cách xem, tìm kiếm, tải tư liệu, giáo án, bài giảng.
- Tham gia đóng góp bài giảng và ý kiến cho Thư viện.
Bài 1. Đăng ký thành viên và đăng nhập vào thư viện
Để có thể tham gia vào các hoạt động của Thư viện như tải bài về,
đưa bài lên, gửi ý kiến, bạn phải đăng ký làm thành viên và đăng
nhập vào Thư viện.
Bước 1: (Truy cập vào thư viện)
Chạy trình duyệt Internet Explorer.


Gõ đường link violet.vn vào ô địa
chỉ của trình duyệt, rồi nhấn Enter.
Lưu ý: Có thể dùng trình duyệt Mozilla Firefox thay thế cho
Internet Explorer để được hiệu quả cao hơn. Tải bộ cài đặt Firefox
tại , mục Các công cụ tiện ích.
Bước 2: (Đăng ký thành viên)
Nhấn vào ĐK thành viên tại ô ĐĂNG NHẬP.
Cửa sổ đăng ký thành viên hiện ra. Điền đầy đủ
và chính xác các thông tin cá nhân của mình.

Sau khi điền xong, nhấn nút Đăng ký

2
Lưu ý:
- Nếu bạn chưa có email thì có thể bỏ trống và không cần xác
nhận ở bước 3, tuy nhiên mỗi lần đăng nhập sẽ xuất hiện một
thông báo và nếu lỡ quên mật khẩu thì khó có thể lấy lại được.
- Nếu đăng ký không thành công thì sẽ có thông báo lỗi ở ngay
trên trang này, bạn hãy đọc kỹ và làm theo hướng dẫn đó.
- Nếu xuất hiện thông báo Chúc mừng quý vị đã là thành viên
của thư viện là quá trình đăng ký đã thành công.
Bước 3: (Xác nhận địa chỉ email)
Mở hòm thư điện tử,
kiểm tra email được gửi
từ Thu vien tu lieu với
chủ đề Xac nhan thong
tin dang ky… và làm
theo hướng dẫn bên trong
thư để xác nhận địa chỉ
email khi đăng ký là

chính xác.
Bước 4: (Đăng nhập vào thư viện)
Truy cập vào thư viện Violet, gõ Tên truy nhập
và Mật khẩu vào hai ô tương ứng tại khung
ĐĂNG NHẬP và nhấn nút Đăng nhập
Lưu ý:
- Nếu dùng máy tính ở trường hoặc nơi công cộng, bạn nên bỏ
đánh dấu ở ô Ghi nhớ, để người sau vào dùng máy tính không
dùng tên của bạn để tải về hoặc đưa lên được.
- Nếu bạn gõ sai tên truy nhập hay mật khẩu thì trang web sẽ
thông báo lỗi và hướng dẫn bạn khắc phục.
- Nếu đăng nhập thành công thì phía trên bên phải trang web sẽ
có chữ “Xin chào <tên bạn>”

3
Bài 2. Truy cập tài nguyên trên thư viện
Trên Thư viện Violet có hàng triệu mục tài nguyên, vì vậy để tìm
được tài liệu mình cần, bạn phải dùng một trong các cách dưới đây:
1. Truy cập theo cây thư mục
Bước 1: Truy cập vào thư viện Violet, chọn thư
viện chứa loại tài nguyên cần tìm (gồm Thư viện
Tư liệu, Bài giảng, Giáo án, Đề thi, ) trong
phần DANH SÁCH THƯ VIỆN.
Bước 2: Chọn trong ô THƯ MỤC phần chuyên
môn đã được phân chia theo chương trình SGK.
Bước 3: Duyệt qua các trang để tìm kiếm tài liệu
mình cần.

2. Sử dụng chức năng Tìm kiếm
Bước 1: Truy cập vào thư viện Violet

Bước 2: Nhập nội dung cần tìm kiếm vào ô Tìm kiếm và nhấn Tìm
Bước 3: Chọn duyệt các trang kết quả để tìm tài liệu mình cần


4
Bài 3. Xem và tải tài nguyên về máy tính
Một điểm mạnh của Thư viện Violet so với các trang web khác là
tất cả những tài nguyên ở đây có thể xem trực tuyến mà chưa cần
phải tải về (download). Sau khi xem xong và đánh giá được mức độ
cần thiết thì lúc đó người dùng mới quyết định có tải về hay không.
Bước 1: Tìm kiếm tài liệu cần xem, rồi nhấn vào ảnh đại diện hay
tiêu đề của tài liệu
Bước 2: Xem trực tuyến
- Đối với tư liệu Flash hay bài giảng Violet: Thao tác trực tiếp để
xem nội dung của tư liệu tương tự như xem file độc lập.
- Đối với tư liệu Nhạc hay Phim: Nhấn nút Play để nghe và xem.
- Đối với bài giảng Powerpoint, Cabri, Sketchpad: Nhấn nút Next
để xem ảnh các slide.
- Đối với các giáo án, đề thi Word, PDF: Sử dụng thanh trượt để
xem hết nội dung.

Lưu ý: Tại trang chi tiết của tài nguyên, bạn có thể xem được một
số thông tin khác của tài nguyên như nguồn gốc, người gửi, số lượt
xem, số lượt tải, dung lượng tài nguyên,…
Đồng thời, bạn có thể truy cập nhanh đến các tài nguyên Cùng tác
giả hay Cùng chủ đề.

5
Bước 3: Sau khi xem xong, nếu thấy tài nguyên này cần thiết thì bạn
có thể tải về bằng cách nhấn vào biểu tượng hoặc dòng chữ

Nhấn vào đây để tải về.

Bước 4: Nếu tài nguyên là dạng bài giảng
hoặc giáo án thì sẽ xuất hiện bảng chú ý
như hình bên, khi đó ta nhấn vài chữ
Click vào đây để tải bài giảng.
Bước 5: Trên cửa sổ File
Download, nhấn nút Save,
chọn thư mục trên máy tính
và nhấn nút Save. Bạn nên
chọn lưu tư liệu trên màn
hình nền (Desktop) để dễ
tìm lại sau khi tải về.
Lưu ý: Bước 4 có thể sẽ
khác đôi chút nếu bạn dùng
các trình duyệt khác.

Bài 4. Gửi ý kiến đóng góp
Thư viện Violet không chỉ là một kho tài liệu lớn, mà còn nơi để
các giáo viên có thể giao lưu, chia sẻ các kiến thức chuyên môn,
kinh nghiệm giảng dạy, v.v Với mỗi giáo án, bài giảng, được
đưa lên, các giáo viên khác có thể gửi ý kiến nhận xét, góp ý hoặc
tranh luận để tác giả ngày càng hoàn thiện sản phẩm của mình hơn.

6
Bước 1: Đăng nhập vào thư viện Violet
Bước 2: Tìm kiếm và mở xem tư liệu / giáo án / bài giảng cần gửi
ý kiến.
Bước 3: Tại khung phía dưới của trang xem tài liệu, viết ý kiến,
nhận xét, sau đó nhấn vào nút Gửi ý kiến.


Lưu ý: Nếu chưa đăng nhập thì khi nhấn vào Gửi ý kiến, trang web
sẽ yêu cầu bạn đăng nhập lại.

Bài 5. Đưa tư liệu ảnh, phim, flash, mp3 lên Thư viện
Một bài giảng hấp dẫn thì phải sử dụng nhiều tư liệu minh họa, đặc
biệt là các tư liệu multi-media (âm thanh, hình ảnh, phim, flash…).
Violet cung cấp Thư viện tư liệu là nơi để mọi người có thể chia sẻ
các tư liệu của mình sưu tầm được hoặc tự làm ra.
1. Đưa tư liệu ảnh, phim
Bước 1: Đăng nhập vào thư viện Violet, chọn Thư viện tư liệu
Bước 2: Chọn thư mục cần đưa tư liệu lên, chú ý nên chọn thư mục
ở cấp sâu nhất, ví dụ Hóa học 12, chứ không phải Hóa học. Sau đó
nhấn vào chữ Đưa tư liệu lên


7
Bước 3: Nhập đầy đủ
thông tin vào bảng
“Đưa tư liệu từ máy
tính lên thư viện” và
nhấn nút Lưu lại
Lưu ý: Quá trình gửi
tư liệu lâu hay nhanh
còn tùy thuộc vào tốc
độ đường truyền mạng
và dung lượng file mà
bạn gửi lên. Ví dụ với
file dữ liệu khoảng 5MB và đường truyền bình thường thì sau khi
nhấn Lưu lại sẽ phải chờ khoảng 5 phút mới đưa lên được.

Bạn nên nhập thông tin mô tả đầy đủ để người khác có thể dễ dàng
tìm ra bằng chức năng Tìm kiếm.
2. Tạo ảnh đại diện (thumbnail) cho tư liệu phim, flash
Ta có thể đưa các đoạn video, flash và file âm thanh mp3 lên Thư
viện hoàn toàn tương tự như việc đưa ảnh. Đối với video hoặc flash,
trang web sẽ mặc định lấy hình ảnh đầu tiên là ảnh đại diện, nên có
thể chưa phải là hình ảnh tiêu biểu. Vì vậy ngay sau khi đưa phim
hoặc flash, ta nên tạo ảnh đại diện (thumbnail) mới như sau:
Bước 1: Mở đoạn phim và
nhấn nút “Chỉnh sửa tư
liệu” - nút biểu tượng thứ 2
ở phía trên bên phải tư liệu
Bước 2: Trang chỉnh sửa
hiện ra, nhấn nút tạm dừng
để đoạn phim dừng ở vị trí
cần lấy ảnh đại diện và
nhấn nút Tạo thumbnail.


8
Bài 6. Đưa bài giảng, giáo án, đề thi, lên web
Một bài giảng, giáo án có thể gồm một hoặc nhiều file. Ví dụ nếu
soạn bằng Word hoặc Powerpoint đơn thuần thì chỉ cần lưu ra một
file duy nhất (.doc, .ppt). Còn nếu bài soạn bằng Violet, hoặc bài
Powerpoint có chèn phim, v.v… thì nó sẽ bao gồm nhiều file.
1. Đưa bài giảng dạng một file
Bước 1: Đăng nhập vào Thư viện Violet, chọn loại thư viện (thư
mục gốc) tương ứng với loại tài liệu mà bạn cần đưa lên:
- PowerPoint, Violet, Sketchpad, Cabri, … chọn thư mục Bài giảng
- Word, PDF: chọn thư mục Giáo án hoặc Đề thi tùy theo nội dung

Bước 2: Chọn thư mục cần đưa bài giảng lên, chú ý nên chọn thư
mục ở cấp sâu nhất, ví dụ Vật lý 6 chứ không phải Vật lý. Sau đó
nhấn vào chữ Đưa bài giảng lên.
Bước 3: Khai báo các thông tin bài giảng và nhấn nút Lưu lại

Lưu ý: Khi xuất hiện thông báo Bài giảng của quý vị đã upload
thành công…, thì bạn có thể tiếp tục đưa các bài giảng, giáo án, đề
thi khác lên Thư viện. Khoảng 10 phút sau khi đưa lên thành công
thì bài giảng, giáo án, mới xuất hiện trên Thư viện được.
2. Đưa một bài giảng gồm nhiều file
Bước 1: Copy tất cả các file tài nguyên liên quan vào một thư mục,
click phải chuột vào thư mục đó, chọn Send To → Compressed
(Zipped) Folder để tạo ra một file nén (có phần mở rộng là .zip).

9

Bước 2: Sau khi nén xong, có thể đưa file nén này lên thư viện hoàn
toàn giống như đưa bài giảng dạng một file (xem lại phần 1).
Lưu ý:
- Các tài liệu Word hoặc Powerpoint phiên bản không mới hơn
2003 và không được đặt mật khẩu.
- Tên các file và thư mục trước khi nén không được đặt có dấu
tiếng Việt.

Bài 7. Chỉnh sửa tài nguyên đã đưa lên
1. Thay đổi các thông tin tài nguyên
Bước 1: Đăng nhập vào thư viện Violet, tìm kiếm và chọn xem tài
nguyên cần chỉnh sửa thông tin
Bước 2: Tại trang xem tài nguyên nhấn nút “Chỉnh sửa”, nhập
lại các Tiêu đề, Nguồn, Mô tả (nếu cần). Sau đó nhấn nút Lưu lại



10
2. Thay đổi nội dung tài nguyên
Bước 1: Đăng nhập vào thư viện Violet, tìm kiếm và chọn xem tài
nguyên cần thay đổi nội dung
Bước 2: Tải tài nguyên về máy tính và chỉnh sửa nội dung của tài
nguyên đó bằng các phần mềm trên máy tính.
Bước 3: Tại trang chi tiết của tài nguyên nhấn nút “Chỉnh sửa”,
nhấn Browse để chọn lại tài nguyên đã được chỉnh sửa trên máy
tính và nhấn nút Lưu lại.
3. Thay đổi thư mục cho tài nguyên
Bước 1: Đăng nhập vào thư viện Violet, tìm kiếm và chọn xem tài
nguyên cần chuyển thư mục
Bước 2: Tại trang chi tiết của tài nguyên nhấn nút “Chỉnh sửa”,
nhấn Chọn thư mục khác, chọn thư mục cần chuyển tới, nhấn nút
Chọn thư mục. Cuối cùng nhấn nút Lưu lại


Bài 8. Một số chức năng tiện ích khác
1. Lấy lại mật khẩu đã quên
Nếu chẳng may quên mật khẩu hoặc tên truy nhập, bạn có thể lấy lại
các thông tin này cho mình như sau:
Bước 1: Truy cập thư viện Violet, chọn Quên mật khẩu ở khung
ĐĂNG NHẬP
Bước 2: Nhập địa chỉ email đã dùng để đăng ký thành viên, sau đó
nhấn nút Lấy lại thông tin.

11
Bước 3: Kiểm tra hòm thư, mở và làm theo hướng dẫn trong email

được gửi từ Thu vien tu lieu với tiêu đề là Thong tin thanh vien tu
Thu vien Bai giang dien tu
Lưu ý: Nếu khi đăng ký, bạn dùng email của người khác thì hãy
nhờ người đó kiểm tra email, làm theo hướng dẫn trong email và
thông báo mật khẩu mới cho bạn.
2. Quản lý tài nguyên đã đưa lên hoặc tải về
a) Các tài nguyên mình đưa lên hoặc tải về
Bước 1: Đăng nhập vào thư viện Violet, chọn menu Trang cá nhân
→ Danh sách đưa lên hay Danh sách tải về
Bước 2: Chọn loại tài nguyên (Bài giảng, Tư liệu, Bài viết) và duyệt
các trang kết quả để tìm tài nguyên


b) Các tài nguyên do thành viên khác đưa lên hoặc tải về
Bước 1: Truy cập một bài giảng / giáo án / tư liệu của người đó.
Click vào tên người gửi để hiện trang thông tin thành viên.
Bước 2: Tại trang này, có thể chọn xem danh sách tại mục Đã đưa
lên hay Đã tải về.
Bước 3: Chọn duyệt các trang để tìm kiếm tài nguyên cần xem và
chọn xem các tài nguyên của thành viên.


12
CHỦ ĐỀ 2. TẠO TRANG WEB RIÊNG
Mục tiêu:
- Học viên tạo được blog cá nhân hoặc website cho đơn vị.
- Đưa được các tư liệu, bài giảng, giáo án, đề thi lên trang web.
- Đưa và quản lý bài viết trên trang web.
- Quản trị và chỉnh sửa trang web theo ý mình.
Bài 1. Nhờ xác thực thành viên

Để tạo trang web riêng, trước hết, bạn phải đăng ký làm thành viên
và đăng nhập vào Thư viện (xem Chủ đề 2-Bài 1). Sau đó, điền đầy
đủ các thông tin cá nhân chi tiết và nhờ 2 người khác (hoặc Ban
quản trị Thư viện) xác thực rằng các thông tin đó là chính xác. Cách
làm như sau:
Bước 1: Vào menu Trang cá nhân  Thông tin của tôi, và click
vào chữ nhấn vào đây (để chỉnh sửa thông tin) ở phía dưới.
Bước 2: Trang thông tin thành viên hiện ra, bạn phải khai báo đầy
đủ các thông tin cá nhân của mình một cách chính xác.


13

Sau khi điền xong nhấn nút Lưu lại và nhờ xác thực
Bước 3: Tìm hoặc chọn người mà quen biết với bạn để nhờ xác thực
thông tin, sau đó nhấn vào chữ Nhờ xác thực ở phía bên phải.

Lưu ý: Sau khi nhờ xong, để được nhanh chóng bạn nên gửi email,
gọi điện hoặc nhắn tin cho người đó để họ vào mạng và xác thực
cho bạn theo hướng dẫn của bài tiếp theo đây.

Bài 2. Xác thực cho thành viên khác
Người được nhờ xác thực phải thực hiện các thao tác sau đây:
Bước 1: Đăng nhập vào Thư viện Violet
Bước 2: Vào menu Trang cá nhân  Thông tin của tôi. Danh sách
những người nhờ bạn xác thực sẽ xuất hiện ở bên dưới.
Bước 3: Nhấn Xem xét tại người nào bạn cần xác thực.

14


Bước 4: Bảng thông tin thành viên hiện ra. Nếu đảm bảo chắc chắn
các thông tin đó chính xác, bạn nhấn vào Xác thực cho người này.

Lưu ý: Nếu không biết chắc, hãy nhấn Từ chối xác thực (người kia
sẽ không biết là bạn đã từ chối).

Bài 3. Tạo một trang web riêng
Sau khi được xác thực, thành viên có thể tự tạo trang web riêng cho
mình hoặc cho đơn vị như sau:
Bước 1: Đăng nhập vào trang thư viện Violet

15
Bước 2: Chọn menu Trang cá nhân  Tạo trang web cá nhân
Bước 3: Chọn “Mẫu thư viện” phù hợp và nhấn nút Tạo trang riêng

Bước 4: Nếu trang riêng được tạo, sẽ có 1 thông báo và hướng dẫn
bạn chuyển sang trang riêng, bạn phải ghi nhớ đường liên kết (địa
chỉ trang web) để lần sau có thể truy cập vào lại.
Lưu ý: Với giáo viên thì có thể tạo lập được web cho cá nhân hoặc
web cho trường. Đối với trang web của trường, bạn cần xin phép
ban giám hiệu trước khi tạo lập.

Bài 4. Đưa tài nguyên lên Thư viện riêng
1. Đưa tư liệu, bài giảng, giáo án từ máy tính lên trang riêng
Xem lại hướng dẫn ở Chủ đề 1 - Bài 5 và Bài 6, vì cách đưa tài liệu
từ máy tính lên trang riêng hoàn toàn giống với việc đưa lên trang
chính Violet.vn.
2. Đưa các tài liệu đã gửi lên Thư viện chính vào trang riêng
Nếu trước khi tạo trang riêng của mình, bạn đã tham gia gửi bài
giảng (tư liệu, giáo án, ) lên Thư viện Violet hoặc trang riêng của

người khác, thì bạn có thể đưa lại bài giảng đó vào trang riêng của
mình mà không cần phải upload lại. Cách làm như sau:
Bước 1: Chọn Thư mục và nhấn Đưa bài giảng lên

16
Bước 2: Chọn thẻ “Chọn từ bài giảng của tôi”

Bước 3: Khi xuất hiện các bài giảng mà bạn đã đưa lên, click chuột
vào dòng chữ Đưa vào trang riêng ở dưới mỗi bài giảng để đưa nó
vào trang riêng của bạn.

3. Đưa bài giảng từ thư viện khác vào trang riêng
Trang riêng cũng là nơi bạn có thể sưu tầm, chọn lọc các bài giảng
tốt của các giáo viên khác trên thư viện Violet, hoặc trên trang riêng
họ. Để đưa các bài giảng này lên trang của mình, bạn cũng không
phải download về và upload lại, mà chỉ cần làm như sau:
Bước 1: Mở trang xem chi tiết của bài giảng cần đưa vào trang
riêng, chép (copy) đường liên kết (đường link) của bài giảng này

Bước 2: Đăng nhập vào trang riêng

17
Bước 3: Chọn thư mục cần đưa bài giảng vào và nhấn vào chữ Đưa
bài giảng lên
Bước 4: Chọn bảng “Liên kết từ thư viện khác”
Bước 5: Dán (paste) đường liên kết (đường link) vừa copy vào ô
trống và nhấn nút Lưu lại

Lưu ý:
- Nếu đưa bài giảng “Chọn từ bài giảng của tôi” hay “Liên kết từ

thư viện khác” vào trang riêng thành công thì thư viện sẽ tự
động hiển thị thư mục chứa bài giảng vừa đưa vào.
- Các thao tác trên còn có thể áp dụng cho các loại tài nguyên
khác như Tư liệu, Giáo án hay Đề thi. Tuy nhiên, ở Bước 3, bạn
cần chọn các thư mục đúng với loại tài nguyên cần đưa lên.

Bài 5. Đưa tin tức, bài viết lên trang riêng
Bạn có thể sử dụng trang thư viện riêng như một blog cá nhân hoặc
một website chính thức của đơn vị. Vì vậy, bạn phải thường xuyên
viết bài, để cập nhật tin tức, đưa các bài viết chuyên môn, chia sẻ
kinh nghiệm, tạo diễn đàn trao đổi, v.v Cách tạo bài viết như sau:
1. Tạo một bài viết mới
Bước 1: Đăng nhập vào trang riêng
Bước 2: Chọn thư mục cần gửi bài viết và nhấn Tạo bài viết mới.

18
Bước 3: Nhập Tiêu đề và Nội dung bài viết
Bước 4: Dùng các nút công cụ để định dạng nội dung bài viết hợp
lý, sau đó nhấn nút Lưu lại.

Lưu ý: Việc nhập nội dung cho bài viết bạn có thể nhập bằng cách
tự gõ nội dung hoặc có thể chép (copy) từ các file văn bản khác.
Tuy nhiên, bạn nên chép qua Notepad để xóa bỏ các định dạng văn
bản trước, sau đó mới chép lại vào phần nội dung và định dạng lại.
2. Chèn ảnh minh họa cho bài viết
Bước 1: Tại trang Tạo bài viết mới (hoặc Chỉnh sửa bài viết) đặt
con trỏ tại vị trí cần chèn ảnh, nhấn nút “Upload và chèn ảnh”

Bước 2: Nhấn nút “Upload ảnh”, nhấn tiếp Browse để chọn file
ảnh cần chèn, chọn kích thước ảnh cần chèn vào bài viết và chọn

vào nút “Click vào đây để upload ảnh”

19

Bước 3: Sau khi upload xong, ảnh sẽ được đưa vào danh sách. Chọn
ảnh cần chèn vào bài viết trên Danh sách này, rồi nhấn nút Insert

Lưu ý: Để dễ quản lý, bạn có thể tạo nhiều thư mục để lưu ảnh khi
upload. Bạn cũng có thể lặp lại bước 2 nhiều lần để upload nhiều
ảnh rồi mới thực hiện bước 3 là chèn ảnh vào bài viết.
3. Căn lề ảnh minh họa cho bài viết
Bước 1: Chọn ảnh trên bài viết và chọn vào nút “Thêm/Sửa ảnh”
Bước 2: Tại cửa sổ Thêm/Sửa ảnh chọn thẻ Xuất hiện
Bước 3: Chọn một hình thức
Căn lề phù hợp, nhấn Cập nhật
Lưu ý: Khi bạn chọn bất cứ
một hình thức căn lề nào cho
ảnh, bạn có thể xem trước hiển
thị của hình thức đó tại khung
bên phải của cửa sổ.


20
Bài 6. Quản trị trang riêng
Sau khi đăng nhập, bạn sẽ thấy xuất hiện mục Quản trị ở phần menu
ngang, nghĩa là bạn có quyền quản trị trang web của mình như: thay
đổi giao diện, tạo các menu và thư mục, quản lý tài nguyên, v.v
Nếu là người khác đăng nhập thì sẽ không có mục Quản trị đó.
1. Quản trị giao diện trang riêng
a) Thiết lập thông tin, banner, hình nền cho trang riêng

Bước 1: Đăng nhập vào trang riêng, chọn menu Quản trị
Bước 2: Nhấn nút Browse tương ứng ở hai mục Banner và Hình
nền để chọn các hình ảnh tương ứng cho trang riêng
Lưu ý:
- Banner phải là file ảnh (.jpg, .gif) hoặc flash (.swf), có chiều
rộng là 770 pixels và chiều cao không nên không quá 250 pixels
- Có thể tạo các banner tĩnh hoặc động bằng các phần mềm như
Photoshop, SWF Text, Sothink SWF Easy,… (tải phần mềm và
xem hướng dẫn tại trang web bachkim.violet.vn, mục Chia sẻ
kinh nghiệm)

Bước 3: Có thể thay đổi các thông tin như Tiêu đề thư viện hoặc
Thông tin bản quyền.
Bước 4: Sau khi thay đổi các thông tin, đưa banner, hình nền xong,
nhấn nút Cập nhật. Nhấn vào Trang chủ để xem kết quả

21
b) Chọn một Mẫu cho trang web
Bước 1: Vào menu Quản trị → Giao diện, chọn một mẫu như trong
danh sách dưới đây, sau đó nhấn nút Cập nhật

Bước 2: Nhấn trở lại Trang chủ để xem kết quả thay đổi giao diện.
c) Sắp xếp các chức năng trên giao diện trang riêng
Bước 1: Vào menu Quản trị → Giao diện
Bước 2: Chọn vị trí của
cột chức năng (Bên trái
hay Bên phải),
Bước 3: Có thể thay đổi
thứ tự trên dưới các chức
năng trên cột chức năng. Có thể chọn Hiển thị hay Ẩn các chức

năng. Có thể thay đổi tiêu đề các khung chức năng bằng cách nhấn
vào Sửa tên tương ứng của các khung chức năng đó.
Bước 4: Nhấn trở lại Trang chủ để xem kết quả thay đổi giao diện.
2. Quản trị thư mục
Khi tạo trang riêng, hệ thống thư mục cũng được tạo sẵn tùy vào
mẫu trang web bạn chọn và các môn học bạn dạy. Ví dụ: bạn là giáo
viên Toán-Lý THCS thì hệ thống thư mục sẽ có Bài viết, Bài giảng,
Tư liệu, Giáo án, Trong Bài giảng sẽ có 2 thư mục con Toán học,
Vật lý. Trong Toán học lại có 4 thư mục con Toán 6→Toán 9, v.v
Tuy nhiên, bạn có thể thay đổi, thêm, bớt các thư mục theo ý mình.

22
a) Tạo thêm thư mục
Bước 1: Đăng nhập vào trang riêng, vào menu Quản trị→Thư mục
Bước 2: Chọn thư mục cha của thư mục cần tạo, chọn Tạo thư mục
con, chọn Kiểu thư mục (nếu là thư mục con của thư mục Gốc),
nhập Tên thư mục cần tạo.
Ví dụ: Tạo một thư mục tên là “Sáng kiến kinh nghiệm” là con của
Gốc (tương đương với các mục Bài giảng, Giáo án, ). Sau đó tạo
ba thư mục con SKKN 2007, SKKN 2008, SKKN 2009 trong đó.
Bước 3: Chọn phân quyền cho thư mục cần tạo. Chọn Đồng bộ thư
mục cần tạo với thư mục tương ứng của thư viện chính Violet. Cuối
cùng nhấn nút Tạo thư mục

Lưu ý:
- Bạn phải chọn Kiểu thư mục phù hợp với loại tài nguyên mà bạn
muốn gửi lên (ví dụ: muốn gửi ảnh, phim, flash thì chọn kiểu là Tư
liệu, gửi tài liệu Word, PDF, thì chọn loại giáo án).
- Nếu thư mục bạn cần tạo ra chưa có thư mục tương ứng nào trên
thư viện chính Violet thì bạn hãy đồng bộ thư mục đó với thư mục

Tư liệu khác.
c) Chỉnh sửa, xóa, sắp xếp thứ tự thư mục
Bước 1: Đăng nhập vào trang riêng, vào menu Quản trị→Thư mục
Bước 2: Chọn thư mục cần chỉnh sửa, chọn Sửa đổi thư mục

23

Bước 3: Gõ tên mới, chọn lại phân quyền hoặc đồng bộ lại thư mục.
Bước 4: Nếu là thư mục trong đó chứa các thư mục con, bạn có thể
chọn kiểu hiện thị là Liệt kê tài liệu hoặc Liệt kê thư mục con. Ví
dụ thư mục Bài giảng chứa các thư mục con Mầm non, Tiểu học,
Trung học cơ sở, thì các kiểu hiển thị sẽ có dạng như sau:
Kiểu Liệt kê tài liệu Kiểu Liệt kê thư mục con
Bước 5: Chọn Đưa lên, Đưa xuống để thay đổi vị trí trên dưới của
các thư mục.
Bước 6: Chọn Sang trái để đưa thư mục ra ngoài thư mục mẹ, hoặc
Sang phải để đưa thư mục vào làm con của thư mục liền trước. Chú

24
ý việc chuyển đổi Sang trái, Sang phải tốn rất nhiều thời gian nên
bạn phải cân nhắc thật kỹ trước khi thực hiện.
Bước 7: Có thể xóa các thư mục đã có bằng cách chọn vào thư mục
cần xóa và nhấn Xóa thư mục.
3. Quản trị menu
Có 2 loại menu: menu
ngang nằm phía trên
trang web và menu dọc
là một bảng nằm trên
cột chức năng của
trang web. Menu dùng

để truy cập nhanh đến
một thư mục nào đó hoặc liên kết đến một trang web khác.
a) Tạo menu từ menu chuẩn
Nếu chẳng may xóa mất các menu chuẩn, ví dụ Trang chủ, Trang cá
nhân, bạn có thể tạo lại như sau.
Bước 1: Đăng nhập vào trang riêng, vào menu Quản trị→Menu
(nếu lỡ xóa cả mục Quản trị vào
Bước 2: Chọn loại menu ngang (hoặc dọc), chọn Tạo menu con,
chọn Loại là Từ menu chuẩn.
Bước 3: Chọn menu Gốc, rồi chọn menu chuẩn cần lấy lại ở bên
phải, nhấn Chuyển sang, sau đó chọn nhấn vào đây ở phía dưới.

×